BÀI TẬP NHÓM MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ
Đề bài:
1. Hãy chọn một chính sách mà anh chị quan tâm
2. Liệt kê hết các bên liên quan chủ yếu có liên quan đến chính sách đó, sau đó sắp
xếp phân nhóm theo vai trò của họ dối với chính sách.
3. Phân tích tìm hiểu các thông tin chi tiết của mỗi nhóm đối tượng liên quan như đặc
tính của nhóm, các vấn đề, nhu cầu, điểm mạnh điểm yếu của họ…
4. Chọn đối tượng mục tiêu dự kiến cho chính sách mà nhóm sẽ xây dựng.
I. TÊN CHÍNH SÁCH ĐƯỢC QUAN TÂM
Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh, quyết định số 2263/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh, ban hành ngày 30 tháng 8
năm 2013.
1. Cơ sở lý luận của chính sách
• Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2013.
Căn cứ quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ xây dựng hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Căn cứ thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn
việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với
cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.
Căn cứ ý kiến thống nhất của Ban Cán sự đảng Uỷ Ban nhân dân Tỉnh tại cuộc họp
giao ban ngày 23/8/2013 và xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1718/TTr-
SXD ngày 15/8/2013 về việc “V/v Trình phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với
cách mạng về nhà ở và mẫu thiết kế nhà ở điển hình trên địa bàn tỉnh”.
• Căn cứ thực tiễn:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh QN, vẫn còn nhiều đối tương chính sách, hộ gia đình
người có công với cách mạng nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà ở đã
xuống cấp nhưng không có khả năng tự sửa chữa hoặc làm nhà mới.
Về số lượng nhà ở, Theo báo cáo của UBND các địa phương thuộc tỉnh, hiện nay
trên địa bàn toàn tỉnh QN có khoảng gần 100 nghìn người có công với cách mạng,
trong đó có 5.099 hộ gia đình có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở thuộc đối
tượng được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết Đinh số 22/2013/QĐ – TTg ngày 26/4/2013.
Trong đó, có 2.598 hộ cần xây mới và 2.501 hộ cần sửa chữa.
Về chất lượng nhà ở, các hộ gia đình người có công với cách mạng đã được Nhà
nước hỗ trợ cải thiện về nhà ở theo các chính sách trước đây, cơ bản đảm bảo chất
lượng, an toàn và vững chắc, tuy nhiên một số chính sách đã thực hiên được hơn 10
năm, nhiều hộ gia đình người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh thuộc diện hộ
nghèo, già cả, neo đơn… chất lượng nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm
bảo về diện tích sử dụng và “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng); các
hộ gia đình người có công với cách mạng này không có khả năng tự sửa chữa, xây
mới nhà ở rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội để cải thiện nhà ở.
Thực hiện quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ Tướng Chính
phủ nhằm trực tiếp hỗ trợ cho các hộ gia đình chính sách xóa nhà tranh tre mái lá,
chống dột, chống sập, ổn định cuộc sống và an sinh xã hội. Do vậy, việc xây dựng đề
án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh QN là thật sự cần
thiết.
2. Quan điểm, mục tiêu của chính sách
• Quan điểm:
Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở là một chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa đối với người có công lao đóng
góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; hỗ trợ
người có công với cách mạng cải thiện về nhà ở còn được huy động từ nguồn đóng
góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí huy động khác.
• Mục tiêu:
Đến hết năm 2014, tỉnh Quảng Ninh hoàn thành hỗ trợ 5.099 (=100%) số hộ gia
đình người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở được xây mới và sửa chữa nhà
ở. Với tiến độ cụ thể:
Năm 2013, hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở cho 4.530 hộ gia đình người có công
với cách mạng (bằng số liệu năm 2012), trong đó, 2.274 hộ xây dựng mới nhà ở,
2.256 hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Năm 2014, hoàn thành việc hỗ trợ về nhà ở cho 569 hộ gia đình người có công với
cách mạng, trong đó có 324 hộ xây mới nhà ở, 245 hộ sửa chữa, cải tạo nhà ở.
II. PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Nhóm đối tượng của chính sách – Bên hưởng lợi
Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều
kiện sau:
• Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền
công nhận, bao gồm:
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945;
3. Thân nhân liệt sỹ;
4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
6. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
7. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
8. Bệnh binh;
9. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
10. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
11. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
vụ quốc tế;
12. Người có công giúp đỡ cách mạng.
• Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo
các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
1. Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
2. Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Đặc điểm
chung
(điều kiện
hỗ trợ)
Vai trò Điểm yếu/vấn
đề đặt ra với
họ
Điểm mạnh Mục tiêu
đặt ra với
họ
Giải pháp
tạo động lực
đối với họ
Hộ gia đình
có người có
công với
cách mạng
đã được cơ
quan có
thẩm quyền
công nhận
(gồm 12 đối
tượng cụ
thể như
trên).
Hộ đang ở
nhà tạm
hoặc nhà ở
bị hư hỏng
nặng (kể cả
các hộ đã
được hỗ trợ
theo các
chính sách
khác trước
đây).
Là đối tượng
thụ hưởng
của chính
sách, được
hưởng các hỗ
trợ về nhà ở
của nhà
nước, tham
gia phối hợp
cùng các cơ
quan chính
quyền địa
phương trong
việc thi thực
chính sách,
thể hiện rõ
hiệu lực, hiệu
quả của các
chính sách
quan tâm của
chính quyền
địa phương,
nhà nước
trong nhiều
năm qua.
Là đối tượng
chịu nhiều mất
mát, tổn
thương trong
chiến tranh,
hoạt động kinh
tế gặp nhiều
khó khăn, thiệt
thòi, do sức
khỏe, tuổi già,
thiếu vắng
người chăm
sóc họ cần và
đáng được
hưởng sự quan
tâm hỗ trợ của
Nhà nước.
Họ đang ở nhà
tạm hoặc nhà ở
bị hư hỏng
nặng, cuộc
sống sinh hoạt
gặp nhiều khó
khăn, thiếu
thốn.
Chủ yếu là
đối tượng
có tinh thần
trách nhiệm,
có lòng
nhiệt thành
với đường
lối của
Đảng; nhiệt
tình ủng hộ
và nghiêm
túc chấp
hành chính
sách do nhà
nước ban
hành.
Cần được
hỗ trợ thêm
tài chính,
vật chất để
cải thiện
cuộc sống,
cơ sở hạ
tầng, đảm
bảo cho họ
yên tâm
phát triển
kinh tế.
Chính quyền
cần thực hiện
các chính
sách thiết
thực động
viên về cả vật
chất và tinh
thần,thể hiện
lòng biết ơn,
ghi công lao
công hiến của
họ và người
thân, đông
thời củng cố
nâng cao lòng
tin và trung
thành của họ.
2. Nhóm các cơ quan thực hiện
Sở xây dựng: là cơ quan thường trực của Tỉnh để triển khai xây dựng thực hiện
chính sách hỗ trợ cho người có công với cách mạng về nhà ở theo Đề án này. Phối
hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương Binh và Xã hội
phân bổ nguồn kinh phí quản lý thực hiện.
- Sở Lao động Thương Binh và Xã hội: chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thẩm
định danh sách các hộ có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở do địa phương
phê duyệt và tổng hợp kết quả rà soát.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì phối hợp với các Sở cân đối bố trí nguồn vốn
ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định và bố trí kinh phí để thực hiện.
- Sở Tài chính: báo cáo Bộ Tài chính để bố trí kinh phí ngân sách từ Trung ương,
cấp phát, thanh toán, qyết toán nguồn vốn hỗ trợ về nhà ở.
- Kho bạc Nhà nước: thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn đảm bảo số tiền hỗ
trợ theo đúng danh sách phê duyệt của UBND cấp huyện và mức hỗ trợ theo quy
định.
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: phối hợp với
UBND các địa phương và có phương án hỗ trợ về nhân lực, vật chất giúp người có
công với cách mạng xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh và các tổ chức
chính trị xã hội: phối hợp tổ chức các cuộc vận động, cộng đồng gây quỹ để hỗ trọ về
nhà ở cho các đối tượng; kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các nhân
theo chức năng trong quá trình thực hiện.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện):
- UBND các xã, phường, trị trấn ( UBND cấp xã).
Chủ thể
chính
sách
Điểm mạnh Điểm yếu
Mục tiêu Giải pháp tạo
động lực
1.Sở xây
dựng
- Là cơ quan ban
hành văn bản chỉ
đạo, đã tổ chức các
cuộc đối thoại với
DN đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nhà ở.
- nhận được 17 ý
kiến góp ý từ các
sở, ngành, địa
phương để tổng
hợp, giải trình để
chỉnh sửa, hoàn
thiện
- có được sự phối
hợp chặt chẽ của cá
địa phương trong
công tác rà soát,
kiểm tra.
- chưa xây dựng
cơ chế chính sách
tham mưu cho Ban
Chỉ Đạo để có thể
khai thác tốt các
hình thực đầu tư
trên địa bàn tỉnh
-các văn bản chỉ
đạo chưa mang tính
cụ thể sát với thực
tế.
Hướng dẫn chỉ
đạo tốt bằng văn
bản
Trong chỉ đạo
cần xây dựng kế
hoạch cụ thể chi
tiết và hướng
dân tiêu chí tiêu
chuẩn xác định
đối tượng.
2.Sở Lao
động
Thương
binh và Xã
hội
-tiến hành thành
lập các đoàn kiểm
tra tiến hành rà soát
tại các địa phương
-việc rà soát các hộ
là đối tượng của
chính sách chưa tỉ
mỉ và cẩn thận.
Thực hiện việc
kiểm tra rà soát
các đối tượng hỗ
trợ, đảm báo đúng
đối tượng, đúng
cơ chế chính
sách; đồng thời
hướng dẫn việc
triển khai thực
hiện đề án tại các
địa phương.
Việc lực chọn
phải từ cộng
đồng dân cư và
cơ sở, tạo được
sự dồng thuận
của nhân dân,
tạo được sự phối
hợp chặt chẽ
giữa chính
quyền.
3.Sở Kế
hoạch và
Đầu tư
-Có sự phối hợp
của Sở tài Chính rà
soát lại nguồn lực
đầu tư của tỉnh để
chủ động nguồn
vốn thực hiện.
-công tác rà soát
chưa rộng và chi
tiết.
Rà soát chặt chẽ
các nguồn lực
thực hiện.
Cần năng động
sáng tạo trong
quá trình thực
hiện, phù hợp và
hiệu quả.
4.Sở tài
chính
-Có sự phối hợp
của Sở tài Chính rà
soát lại nguồn lực
đầu tư của tỉnh để
chủ động nguồn
vốn thực hiện.
-việc quyết toán và
phân bổ vốn chưa
được thực hiện kịp
thời
Sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực
Huy động sự
tham gia phối
hợp của các Sở
Ban ngành khác.
Chủ thể
của chính
sách
Điểm yếu Điểm mạnh Mục tiêu đặt ra
đối với họ
Giải pháp tạo
động lực đối
với họ
5.Kho bạc
nhà nước
-Việc giải ngân đôi
khi còn chậm chưa
kịp thời
-Thiếu sự hiểu biết
về chính sách
-Có nhiều kinh
nghiệm trong quản
lý ngân sách đảm
bảo đáp ứng đúng
số tiền hỗ trợ,
không bị thất thoát.
-hỗ trợ được doanh
nghiệp và người
dân vay với mức
lãi suất thấp.
-chủ động cân đối
giải ngân cấp kinh
phí
Thực hiện việc
kiểm tra thanh
toán vốn đảm bảo
số tiền hỗ trợ theo
đúng danh sách
phê duyệt của
UBND cấp huyện
và mức hỗ trợ
theo quy định
Tuyên truyền
cho họ biết đến
mục tiêu, ý
nghĩa của chính
sách
6.Bộ chỉ
huy quân
sự tỉnh,
Bộ chỉ
huy Bộ
Lực lượng đưa về
địa phương còn
thiếu về số lượng
làm chậm tiến độ
thi công xây dựng
Đội ngũ tham gia
nhiệt tình, có trách
nhiệm cao đối với
công việc
Đề xuất phương
án đưa lực lượng
về các địa phương
để phối hợp thực
hiện việc hỗ trợ
Gắn lợi ích với
trách nhiệm
công việc
đội biên
phòng
tỉnh
sửa chữa nhà ở hộ người có công
với cách mạng
xây dựng, sửa
chữa nhà ở
7.Ủy ban
Mặt trận
tổ quốc
tỉnh, Liên
đoàn lao
động tỉnh
và các tổ
chức
chính trị
xã hội
Chưa đa dạng các
công cụ truyền
thông
Có sự liên kết chặt
chẽ giữa các bộ
phận làm tăng hiệu
quả vận động cộng
đồng
Hướng đến đúng
những đối tượng có
khả năng tài trợ
Phối hợp tổ chức
các cuộc vận
động cộng đồng
ủng hộ gia đình
có công với cách
mạng
8.Ủy ban
nhân dân
các cấp
Việc rà soát xác
định các hộ gia
đình có công với
cách mạng còn
chưa đầy đủ
Việc bố trí nguồn
ngân sách ở nhiều
xã còn chưa phù
hợp
Xác nhận kịp thời
được hiện trạng
nhà ở
Việc hỗ trợ được
công bố công khai
về đối tượng, tiêu
chuẩn được hỗ trợ
Tổ chức hướng
dẫn thực hiện
chính sách.
3. Nhóm ủng hộ
Tổng nguồn kinh phí thực hiện đề án: 154.709,7 triệu đồng; bao gồm
- Ngân sách trung ương : 123.152,0 triệu đồng – tương đương khoảng 80% kinh
phí hỗ trợ.
- Ngân sách địa phương: 30.788,0 triệu đồng- 20% kinh phí hỗ trợ.
- Chi phí quản lý, triển khai: 769,0 triệu đồng. (giao cho sở tài chính chủ trì, phối
hợp với các sở ngành và địa phương đề xuất triển khai phân bổ chi phí quản lý
đề án).
Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, UBND cấp huyện, cấp xã có thể hỗ trợ thêm và
vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp cùng với sự giúp đỡ của gia đình, dòng họ để
việc xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng theo đúng quy định, ngân sách được sử dụng
đúng mục tiêu hỗ trợ.
-Nhóm ủng hộ bao gồm:
Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các quỹ từ thiện, các hiệp hội cộng
đồng, các cá nhân…
Vai trò: là các bên hưởng ứng sự kêu gọi từ phía chính quyền, người dân địa phương,
ủng hộ về cơ sở vật chất, tài chính… cho các đối tượng gặp khó khăn, động viên tinh
thần các hộ gia đình chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh.