TIẾT 120
I. Kiến thức cần nhớ
1.Yếu tố Tự sự- Miêu tả rất cần thiết trong bài văn nghị
luận. Nó giúp việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ
ràng, cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục hơn.
2. Yêu cầu khi đưa các yếu tố Tự sự- Miêu tả vào bài văn
nghị luận:
-
Xác định vừa đủ các yếu tố sao cho không thừa, không
thiếu.
-
Các yếu tố Tự sự- Miêu tả chỉ dùng với mục đích làm rõ
luận điểm, luận cứ và không phá vỡ mạch lạc nghị luận
của bài văn.
II. Luyện tập .
1.Định hướng làm bài
- Thể loại: Nghị luận giải thích
- Vấn đề cần nghị luận: Chạy đua theo mốt không phải là
người học sinh có văn hóa.
2. Xác định luận điểm:
- Sử dụng luận điểm a,b,c,e.
- Luận điểm (d) có thể sửa thành: “ Nhà trường đang phát
động phong trào ủng hộ, giúp đỡ các bạn có hoàn
cảnh khó khăn và đồng bào vùng bị thiên tai.”
-Bổ sung LĐ: Giải thích về trang phục, mốt
3. Sắp xếp các luận điểm
A. Mở bài:
-
Vai trò của trang phục- biểu hiện của văn hóa-> nêu vấn đề
Hoặc:- Tình hình thực tế tại trường(lớp) -> nêu vấn đề
B. Thân bài
1. Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của con người nói
chung, của học sinh trong nhà trường nói riêng.
2. Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiến
nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời
đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hóa.
3. Nhưng chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần
phải xem xét, bàn bạc kỹ.
4. Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hóa.
5. Chạy theo mốt có nhiều tác hại: vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học
tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thỏa mãn, dễ mắc khuyết điểm, coi
thường bạn bè,người khác vì không theo kịp mốt thời đại.
6. Học sinh có văn hóa không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi mà trong trang
phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp
với điểu kiện và truyền thống dân tộc.
7. Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng quyết không
đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng.
C. Kết bài
-Tự nhận xét về trang phục của bản thân và nêu hướng phấn đấu
-Lời khuyên các bạn chạy theo mốt hãy nghĩ lại.
4. Vận dụng yếu tố Tự sự- Miêu tả.
a. Đoạn văn 1:
Yếu tố Tự sự Yếu tố Miêu tả Luận điểm
-Có bạn trút bỏ chiếc áo
sơ mi để thay áo phông
-Có bạn đòi mua chiếc
quần bò để diện
-Có bạn quên cả việc
học,suốt ngày chơi trò
chơi điện tử.
-Hôm qua, tôi chút nữa
không nhận ra một bạn
của lớp mình
-trắng, lòe loẹt, trước
ngực loằng ngoằng dãy
chữ nước ngoài và sau
lưng là hình ảnh của bộ
phim đang ăn khách.
-đắt tiền, thủng gối, xẻ
gấu,
-dán mắt vào màn hình
ti vi, đắm đuối.
- Mái tóc nhuộm một
đường đỏ hoe, bên trên
đôi giày to, cao quá khổ
là chiếc quần đen ngắn
ngủn, bó chặt thân
mình, quần trắng ống
rộng lùng thùng.
Sự ăn mặc của các
bạn sao lại thay đổi
nhiều đến thế!
b. Đoạn văn 2:
Yếu tố Tự sự Yếu tố Miêu tả Luận điểm
-Lớp kịch: Ông Giuôc-
đanh
-Ông trưởng giả đặt
may lễ phục. Ông
tưởng hễ mặc lễ phục
của người quý tộc là
trở thành quý tộc.
-Ông tự biến mình
thành trò cười
-Ông còn bị tên phó
may và đám thợ phụ
trêu đùa, ăn bớt vải và
kiếm tiền.
-Hãnh diện ngẩng cao
đầu.
- Hăm hở đặt may
-
-Cứ bo bo giữ kiểu
quần áo trưởng giả thì
đời nào được gọi là
ông lớn
-
-Bộ quần áo may hoa
ngược va ngắn cũn
cỡn
-
-Bị lột cả quần cộc và
áo ngắn mặc khi tập
kiếm.
-Hình như các bạn
vẫn cho rằng ăn
mặc như thế mới
tỏ ra là người “văn
minh”, “sành điệu”.
- Sự văn minh
sành điệu có phải
là được làm nên
nhờ vào việc chạy
theo mốt này, mốt
nọ đâu.
5. Bài tập 5(SGK- T 126)
Viết đoạn văn trình bày một luận điểm trong dàn bài.