Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sang kien kinh nghiem lop 5 (Huy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.9 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦU KÈ
Trường Tiểu học Ninh Thới B
  
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2010 – 2011
ĐỀ TÀI :
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ ĐỐI VỚI
HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện : Hồ Xuân Huy
Cầu Kè, tháng 03 năm 2011
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, ngành giáo dục Việt Nam thực hiện đổi mới mục tiêu giáo dục. Để
phù hợp với mục tiêu giáo dục, nội dung – hình thức – phương pháp giáo dục cũng
phải thay đổi theo nhằm đáp ứng nhu cầu sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước,
trong khu vực và trên thế giới.
Phương pháp giáo dục được thông qua nhiều hoạt động : hoạt động dạy - học
trong giờ chính khoá ( theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học ) và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục bằng hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh :
- Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để
các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có
cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.
- Làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh tiểu học như:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có
trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống, sự việc nảy sinh trong sinh hoạt tập
thể nhà trường, gia đình và công đồng.
- Có thái độ đúng đắn, tình cảm tích cực thể hiện sự hứng thú đối với hoạt động,
phấn khởi khi được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.
Ngoài ra, trong tiết học có tổ chức trò chơi này, học sinh còn được bổ trợ kiến
thức, trao đổi cách học.


I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm và hổ trợ của ban giám hiệu trường và các đồng nghiệp,
nhất là giáo viên cùng khối.
- Bản thân được bồi dưỡng chương trình thay sách.
- Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc thay sách đã được cấp trên cung cấp
khá đầy đủ.
- Phần đông các bậc cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em
mình.
2. Khó khăn:
- Đa số học sinh chưa ham thích học.
- Học sinh chỉ ghi nhớ nội dung học một cách thụ động, khá máy móc.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Nghiên cứu chương trình giáo dục:
1.1 Nội dung chương trình được cấu trúc thành 2 phần: phần bắt buộc và phần tự
chọn.
Chương trình của phần bắt buộc được xây dựng thành các chủ điểm giáo dục.
Mỗi chủ điểm gắn giáo dục gắn với một ngày kỷ niệm lịch sử trong tháng và với
nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm học. Đó là những mốc
Trang 1
thời gian có ý nghĩa lịch sử, mang tính giáo dục cao. Nội dung phần bắt buộc thể
hiện như sau:
Tháng 9 + 10 : Người học sinh ngoan
Tháng 11 : Nhớ ơn thầy, cô
Tháng 12 : Anh bộ đội Cụ Hồ
Tháng 1 + 2 : Mừng Đảng, mừng Xuân
Tháng 3 : Yêu quý mẹ và thầy cô
Tháng 4 + 5 : Nhớ ơn Bác Hồ, tiếp bước cha ông
1.2 Vị trí :

Đây là một hoạt động giáo dục bao gồm tất cả những hoạt động nối tiếp những
hoạt động giáo dục trong giờ học. Đây là một nhu cầu, một quyền lợi, một con
đường để phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ.
1.3 Vai trò :
- Củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi học sinh.
- Là một cái nền để mỗi học sinh tự so sánh bản thân mình với người khác, kích
thích trẻ vươn lên trong quá trình học.
- Phát huy tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của tập thể trẻ em nói chung và
của mỗi trẻ nói riêng. Từ đó hình thành ở học sinh những kinh nghiệm ứng xử xã hội
đẹp nhất.
1.4 Nhiệm vụ :
Có 3 nhiệm vụ cơ bản như sau :
- Nhiệm vụ củng cố, tăng cường về nhận thức.
- Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ.
- Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng.
Ba nhiệm vụ trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiệm vụ này bổ sung, làm
tiền đồ cho nhiệm vụ kia và ngược lại.
Điều đặc biệt quan trọng cần xác định là : việc phối hợp giữa các hình thức hoạt
động với nhau phải đi tới mục đích giáo dục chung, tức là chú ý tới hiệu quả của nó.
1.5 Các hình thức tổ chức :
Hoạt động giải trí bao gồm : thi trả lời câu đố vui, thi giải toán nhanh, thi hái hoa
. Hoạt động xã hội :
+ Phát động phong trào thi đua để quyên góp, giúp đỡ bạn nghèo, bạn có hoàn
cảnh khó khăn, tật nguyền.
+ Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh.
Hoạt động khoa học kỹ thuật :
+ Câu lạc bộ “ Em yêu khoa học ” …
+ Hội vui học tập : nhằm ổn định kiến thức, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết của
các em.
+ Sưu tầm và trình bày những bài toán vui, những bài văn hay để học sinh cùng

tham khảo…
Hoạt động công ích :
Trang 2
+ Lao động làm sạch, đẹp trường lớp…
+ Lao động tổng vệ sinh ở địa phương…
Hoạt động đánh giá thi đua, sơ kết nhận xét tuần, sơ kết thi đua một tháng và
phát động thi đua tháng tiếp theo.
2. Nội dung và các biện pháp chính :
Minh hoạ một số cuộc thi - khối 5
2.1 Mục đích, yêu cầu :
Học sinh củng cố kiến thức các phân môn :
+ Kể chuyện, Đạo đức : Thông qua hành vi ứng xử, tình huống câu chuyện…
+ Toán, Tiếng việt : Nắm vững, khắc sâu kỷ năng đã học.
+ Khoa học, Lịch sử & Địa lý : hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt
Nam.
+ Mĩ thuật, Âm nhạc : Học sinh trau dồi, phát huy năng khiếu của mình.
+ Ngoài ra, còn củng cố sự hiểu biết về truyền thống Đội, những gương tuổi trẻ
hiếu học, những nhân vật lịch sử của đội….
2.2 Chuẩn bị hoạt động :
a) Phương pháp hoạt động :
- 2 bức tranh và nội dung chuyện kể đạo đức (phóng to) – Vòng 1
- Ô chữ và nội dung các ô chữ (kẻ to trên giấy A0) – Vòng 2
- Giấy vẽ (khổ to), màu, cọ (mỗi nhóm 1 bộ) – Vòng 3
- Nội dung câu hỏi cho học sinh, ngôi sao Hy vọng – Vòng 4
- Vật thật cho trò chơi, vải khăn bịt mắt
- Bảng điểm, tặng phẩm.
b) Về tổ chức :
- Ban tổ chức: Ban giám hiệu, tổng phụ trách Đội, 2 giáo viên (1 giáo viên dạy
mỹ thuật), nhân viên thiết bị - thư viện.
- Ban giám hiệu thông báo cho giáo viên khái quát nội dung, hình thức, thời gian

tiến hành hoạt động.
- Cử ban giám khảo
- Cử người dẫn chương trình
- Phân công trang trí
- Chuẩn bị phần thưởng
- 6 học sinh (chia làm 2 đội)
- Dự kiến thời gian tổ chức
2.3 Tiến hành hoạt động :
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Giới thiệu Ban giám khảo
- Giới thiệu học sinh tham gia của 2 đội.
Người dẫn chương trình phổ biến về nội dung thi và quy tắc thực hiện .
2.4 kết thúc hoạt động :
Công bố điểm số của từng đội
Trang 3
Mời đại biểu phát thưởng cho học sinh
DIỄN BIẾN CUỘC THI
VÒNG 1 : KHỞI ĐỘNG
“ TAI NGHE - MẮT THẤY ”
Mỗi đội sẽ được nghe đội trưởng đọc một đoạn của một câu chuyện kết hợp xem
tranh minh hoạ có một số hình ảnh thay từ ngữ, thật diễn cảm.
Sau đó giáo viên cất tranh.Học sinh mỗi đội phải trả lời 4 câu hỏi của Ban tổ
chức, mỗi câu trả lời đúng đạt 5 điểm và thảo luận trong thời gian 30 giây dự đoán
điều gì sẽ xảy ra tiếp theo của câu chuyện, lúc này Ban tổ chức mở phần cuối câu
chuyện ra. Nếu dự đoán đúng thì đội đó được 20 điểm, nếu dự đoán sai sẽ không có
điểm.
Giám khảo công bố điểm vòng 1 và phát thưởng.
VÒNG 2 : VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
TRÒ CHƠI : “ Ô CHỮ KỲ DIỆU ”
Tất cả có 10 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc liên quan kiến thức về Đội

Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (trong đó ô số 3 có thêm 50 điểm thưởng)
Lần lượt từng người trong 2 đội sẽ chọn bất kỳ ô chữ hàng ngang nhưng không
được theo thứ tự. nghe giám khảo đọc câu hỏi, mỗi câu suy nghĩ trong 5 giây rồi
bấm chuông giành quyền trả lời.
Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Ở mỗi câu, nếu đội nào không trả lởi được
thì đội kia có quyền trả lời lấy điểm. Trường hợp không đội nào trả lời được thì ban
giám khảo sẽ giải đáp ở cuối vòng thi.
Đội giải được ô chữ hàng dọc được 20 điểm.
Lưu ý : Đội nào giải đáp ô chữ hàng dọc trước khi các ô chữ hàng ngang được
lật ra mà trả lời sai sẽ bị trừ 10 điểm.
Giám khảo công bố số điểm của mỗi đội – phát thưởng.
VÒNG 3 : TĂNG TỐC
THI NĂNG KHIẾU : “ ĐÔI TAY KHÉO LÉO ”
Có 3 bảng vẽ, bảng của giáo viên dạy mỹ thuật ở giữa, bảng của 2 đội ở 2 bên.
Mỗi đội sẽ theo dõi giáo viên vẽ chủ đề : “ Dâng hoa tặng mẹ và cô giáo ” nhân ngày
Quốc tế Phụ nữ 8/3. sau đó cả 3 thành viên trong mỗi đội cùng bắt đầu vẽ theo mẫu
(tối đa trong thời gian 3 phút)
Điểm thi vòng này là 20 điểm, đội nào vẽ nét, vẽ màu đẹp được thưởng 10 điểm.
Giám khảo công bố số điểm của mỗi đội – phát thưởng.
Trang 4
VÒNG 4 : VỀ ĐÍCH
TRÒ CHƠI : “ AI NHANH, AI ĐÚNG ”
Người hướng dẫn chương trình đặt câu hỏi, học sinh lắng nghe kết hợp xem trnh
và bấm chuông trước để trả lời (nội dung từng câu hỏi mang một mảng kiến thức
khác nhau)
Lưu ý : học sinh có quyền đặt ngôi sao Hy vọng (50 điểm). Mỗi câu trả lời đúng
được cộng 10 điểm, mỗi câu trả lời sai trừ 10 điểm.
Nếu học sinh không đặt ngôi sao Hy vọng thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được công
10 điểm, nếu trả lời sai sẽ không tính điểm
Giám khảo công bố số điểm của mỗi đội – phát thưởng.

3. Lựa chọn phương pháp :
Trong tiến hành, các phương pháp có thể lựa chọn như:
- Phương pháp giao nhiệm vụ.
- Phương pháp thi đua.
- Phương pháp khen thưởng
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp học theo nhóm.
- Phương pháp động não.
- Phương pháp thực hành và các trò chơi học tập.
Việc lựa chọn , vận dụng, phối hợp phương pháp một cách hợp lý, linh hoạt sẽ
nâng cao hiệu quả giáo dục vì không có phương pháp nào là vạn năng cả. Ưu điểm
của phương pháp này sẽ khắc phục nhược điểm của phương pháp kia. Điều đó rất có
ý nghĩa đối với học sinh, chẳng những đáp ứng được nhu cầu của các em mà còn là
phương pháp giáo dục có hiệu quả về nhiều mặt như: giúp học sinh thư giãn, phát
triển năng khiếu, tư duy, ham học hỏi….
4. Khen thưởng :
Học sinh tiểu học rất thích được khen thưởng, động viên. Hiểu được tâm lý trẻ,
người giáo viên sẽ giúp trẻ tham gia một cách tích cực hơn.
Phần thưởng là các quyển sách, truyện thiếu nhi, đĩa học Toán, đĩa học Tiếng
Việt, hoa điểm mươì hay đơn giản là những tràng vỗ tay….
Hầu hết học sinh nào cũng muốn tham gia trước tập thể một cách tự giác, hăng
say. Các em rụt rè, nhút nhát nay đã mạnh dạn hơn.
5. Kết quả đạt được :
Kết quả khảo sát qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm:
Tổng số học sinh lớp Loại Trước khi tổ chức Sau khi tổ chức
22 Không thích học 30% - 50% 0
Bình thường 5% - 10 % 4% -8%
Ham thích học 15% - 30% 80% - 96%
Trang 5
B. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Từ kết quả trên, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm khi thiết kế vả tổ chức buổi
học có trò chơi, cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cần thấy rõ vị trí, vai trò và những đặc trưng cơ bản của buổi học.
- Phải chuẩn bị chu đáo nội dung cũng như hình thức tổ chức.
- Hình thức tổ chức luôn luôn đổi mới, hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tự
giác, phát triển trí tuệ và sáng tạo.
- Không khí lớp học thật sự thoải mái, nhẹ nhàng, vui tươi theo tinh thần : “Học
mà chơi, chơi mà học”.
- Cần rèn luyện cho chính mình khả năng quan sát, óc phán đoán, tổ chức và
thấu hiểu tâm lý trẻ.
- Hướng dẩn học sinh biết cách : đọc sách, nêu thắc mắc, quan sát, tìm tòi, phát
hiện ra những kiến thức mới phù hợp với lứa tuổi các em.
- Tuyên dương những thành quả : đúng người, đúng việc, đúng thời điểm để tạo
cho học sinh có niềm tin vào kết quả học tập cuả mình.
- Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục vào quá trình tổ chức giáo
dục; cần đảm bảo tính vừa sức, thời gian hoàn thành và trọng tâm là phải đạt được
một kết quả nhất định.
Người thực hiện
Xác nhận của Hội đồng khoa học trường


Hồ Xuân Huy





Trang 6
PHềNG GIO DC V O TO CU Kẩ
TRệễỉNG TIEU HOẽC AN PH TN B


SNG KIN KINH NGHIM

ẹe Taứi :
VUI HC T NHIấN X HI LP 3

Ngi thc hin : Phan Th Kim Chi
Cu Kố, thỏng 03 nm 2011

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Tình hình chung
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. Biện pháp thực hiện
1. Nghiên cứu chương trình
2. Minh hoạ 1 tiết dạy
Bài : 17 – 18 ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
“CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ”
3. Lựa chọn phương pháp
4. Khen thưởng
III. Kết quả đạt được
IV. Bài học kinh nghiệm
V. Kết luận
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn tự nhiên xã hội giúp các em hiểu biết thêm về thế giơí tự nhiên và
xã hội xung quanh chúng ta. Làm sao để học sinh thích tìm hiểu và nhớ những
điều mới lạ một cách thiết thực và hiệu quả ?
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo hình

thức dạy học. Đến nay hầu hết các em đã biết vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống một cách phù hợp và ngày càng hăng say học tập hơn. Chính vì thế,
tôi chọn đề tài “VUI HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI”
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, hổ trợ của Ban giám hiệu trường.
- Bản thân được bồi dưỡng chương trình thay sách.
- Được đồng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ.
- Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp
đổi mới khá đầy đủ.
- Phần đông phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành của con mình.
2. Khó khăn:
- Học sinh dễ nhớ nhưng cũng mau quên.
- Một vài học sinh chưa ham thích học.
- Một số học sinh ghi nhớ máy móc.
Để khắc phục khó khăn này, tôi đã suy nghĩ ra cách dạy sinh động hơn
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu chương trình:
Nội dung chương trình liên quan đến 3 chủ đề:
 Con người và sức khoẻ
 Xã hội
 Tự nhiên
Sau khi học xong chương trình này, các em sẽ :
- Biết tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết và thần kinh. Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan
hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
- Biết mối quan hệ trong họ hàng bên nội, bên ngoại. Biết cách phòng tránh
cháy khi ờ nhà. Biết đươccách phòng tránh cháy khi ờ nhà. Biết được những hoạt
động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn cho chính mình khi ở trường.Biết tên


một số cơ quan hành chính, cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông
tin kiên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại trong phạm vi mơi cư trú của
học sinh. Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp. Biết về cuộc sống trước kia
và hiện nay ờ địa phương. Biết cách giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật, chức năng của
thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người ; ích lợi
và tác hại của một số động vật đối với đời sống con người. Biết vai trò của Mặt Trời
đối với Trái Đất và đời sống con người ; vị trí và sự chuyển động của Trái Đất trong
hệ Mặt Trời ; sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất ; hình dạng và đặc
điểm bề mặt Trái Đất ; biết ngày, đêm, năm, tháng và các mùa. Để cung cấp một
cách sơ giản về kiến thức trên, tôi nghĩ mình cần phải tổ chức lại giờ dạy cho hợp
với trình độ nhận thức chung của lớp học. Sau đây là một tiết dạy minh họa mà tôi
đã tiến hành và đã đạt hiệu quả rất cao.
2. Minh họa tiết dạy:
Bài 17 – 18 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA : “CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE”
* Mục tiêu:
- Khắc sâu kiến thứcđã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu
và thần kinh : cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy,
rượu.
* Đồ dùng dạy học:
- 4 bức tranh vẽ 4 cơ quan trong cơ thể người (phóng to) và các bộ phận (rời)
- Ô chữ và nội dung các ô chữ.
- Bảng điểm, phần thưởng.
- Nội dung các phiếu hỏi cho từng cơ quan ở vòng 1.
* Các hoạt động dạy – học:
CUỘC THI : “TÌM HIỂU VỀ CƠ THỂ TRẺ EM”
A. Bước 1:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, lập thành 4 đội chơi (4 em/1 đội) tham
gia.Trong mỗi vòng chơi, các đội được phép thay người. Các đội phải luôn đảm

bảo đủ thành viên tham gia chơi. Đội nào không tuân theo luật này sẽ bị trừ 10
điểm.
- Giáo viên phổ biến về nội dung thi và quy tắc thực hiện :

Vòng 1: THỬ TÀI KIẾN THỨC (thi đua nhóm)
Bốn đội sẽ lên bốc phiếu hỏi về một trong 4 cơ quan được học. Sauk hi thảo
luận trong vòng 1 phút, đội phải trả lời. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 5 điểm.
Nếu trả lời sai thì không tính điểm.
Vòng 2: GIẢI Ô CHỮ
Ban giám khảo đọc câu hỏi, các đội sẽ chọn hàng ngang để giải đáp. Mỗi
hàng ngang giải đáp đúng được 5 điểm. Nếu không trả lời được thì đội khác được
giành quyền trả lời (tín hiệu là phất cờ).
Đội nào giải được ô chữ hàng dọc (trong mọi thời điểm), đội đó đạt 30 điểm.
Nếu đội nào trả lời sai sẽ bị tước quyền thi đấu ở vòng 2.
Vòng 3: NĂNG KHIẾU – VẼ TRANH CỔ ĐỘNG.
Mỗi đội cử đại diện bốc thăm chủ đề vẽ.
Mỗi đội có thời gian 10 phút để vẽ ; sau đó lên trình bày.
Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm.
@ Ban giám khảo gồm : Lớp trưởng, lớp phó học tập và một học sinh của lớp.
B. Bước 2:
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp chơi.
- Giáo viên nhận xét các đội chơi.
- Tổng kết cuộc thi, ban giám khảo công bố đội thắng cuộc.
- Giáo viên trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
C. Bước 3:
- GV cùng học sinh củng cố lại kiến thức bằng hệ thống các câu hỏi :
1. Chúng ta đã được học mấy cơ quan trong cơ thể ?
2. Em hãy nêu chức năng chính của các cơ quan đó.
3. Để bảo vệ cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh), em
nên làm gì và không nên làm gì ?

- Học sinh nhận xét câu trả lời của bạn ; bổ sung.
- Giáo viên nhận xét chung ; tuyên dương.
* Nội dung chuẩn bị:
Vòng 1 : Nội dung 4 phiếu

Phiếu 1 : “CƠ QUAN HÔ HẤP”
1. Hãy lắp thêm bộ phận cần thiết để hoàn thành cơ quan hô hấp trên sơ đồ
(2 lá phổi)
11. Bộ phận lọc chất thải, có trong máu thành nước tiểu : ……
12. nhiệm vụ quan trọng của thận là ……
13. Khí thải ra ngoài cơ thể :…….
14. Bộ phận nào : “Đập thì sống, không đập thì chết” (co bóp đẩy máu vào
hai vòng tuần hoàn) : …….
15. Đây là cách sống cần thiết để được khỏe mạnh :……
16. bộ phận điều khiển các phản xạ của cơ thể
Vòng 3: Các chủ đề vẽ tranh
1. Không hút thuốc lá, uống rượu bia
2. Không sử dụng ma túy.
3. Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
4. Giữ vệ sinh môi trường.
5. Chủ đề tự chọn.
3. Lựa chọn phương pháp:
Trong quá trình dạy học nêu trên, tôi đã vận dụng các phương pháp sau :
Phương pháp quan sát ; Phương pháp hoạt động nhóm ; Trò chơi học
tập ; Phương pháp động não,….
Việc lựa chọn phương pháp, kết hợp nhiều phương pháp phải hợp lý, linh
hoạt sẽ nâng cao hiệu quả tiết dạy – học. Bởi vì không có phương pháp nào là vạn
năng cả.

4. Khen thưởng:

Học sinh bậc tiểu học rất thích được động viên, khen thưởng. Hiểu
được tâm lý trẻ, giáo viên sẽ giúp trẻ tham gia học tập một cách tích cực, tự nhiên
hơn. Phần thưởng dành cho trẻ thường là những tràng vỗ tay của các bạn, hoa
điểm mười và việc ghi tên lên Bảng Danh Dự hàng tuần. Hầu hết học sinh nào
cũng cố gắng tham gia phát biểu xây dựng bài, tham gia một cách tự giác, hăng
say (nhiều em rụt rè, nhút nhát nay đã dạn dĩ hơn).
5. Kết hợp với công tác chủ nhiệm lớp:
Qua quá trình nắm bắt được tâm sinh lý của từng học sinh, tôi đã theo dõi
và kịp thời đề ra biện pháp khắc phục, làm cho tiết dạy đạt hiệu quả cao hơn.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua nghiên cứu và thực hiện trong từng tiết dạy, đến nay học sinh rất ham
thích học môn này. Bằng việc kết hợp với kênh hình phong phú, màu sắc đẹp tôi
đã đem đến cho các em cách học dễ nhớ và nhớ rất lâu. Sau đó, các em biết vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống một cách thiết thực và đạt hiệu quả rất cao.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những kết quả đạt được, tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau :
Muoán dạy tốt môn tự nhiên và xã hội :
1.Giáo viên cần tạo một không khí học tập thật nhẹ nhàng, vui tươi; hướng
dẫn học sinh tránh lối học vẹt, loại bỏ cách áp đặt.
2.Giáo viên cần phải rèn luyện cho chính mình khả năng quan sát, óc phán
đoán, tổ chức và thấu hiểu tâm sinh lý trẻ.
3.Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm
hiểu vấn đề, phát hiện ra những kiến thức.
4.Giáo viên cũng phải cần tăng cường những hoạt động thực hành hơn là
giảng lý thuyết suông.
Tóm lại : người giáo viên cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn
khéo léo, mềm mỏng. Điều đó sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn, mạnh dạn hơn và
tham gia tích cực trong học tập.
V. KẾT LUẬN

Tôi mong rằng đề tài này sẽ góp phần giúp học sinh tiểu học nói chung và
học sinh trường nói riêng thêm hứng thú trong học tập môn Tự nhiên và xã hội.
Bản thân tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và của Ban giám hiệu trường để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, mang lại
hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội càng hiệu quả và thiết thực hơn.
Người viết đề tài
Xác nhận của Hội đồng khoa học trường
Tổng số học
sinh l ớp
( 22 HS)
Loại Học kỳ I Học kỳ II
Không thích học 27% - 45% 0
Bình thường
18% - 25% 9%
Ham thích học
9% - 27% 100%



Phan Thị Kim Chi

×