ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
--------------------------------------------------
TIỂU LUẬN MÔN DÂN TỘC HỌC
MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CHỢ
VÙNG CAO THUỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1
1. MỞ ĐẦU
Ở miền núi, dân cư thường phân bố rất thưa thớt, cách xa
nhau, đường sá cách trở. Những vùng này tập trung chủ yếu
các dân tộc miền núi ít người, kinh tế thương mại, văn hóa
thường kém phát triển hơn miền xuôi. Vì vậy, nhu cầu mua
bán, giao lưu, nhu cầu văn hóa của nhân dân chủ yếu tập trung
ở các phiên chợ, với những nét đặc sắc mà chỉ riêng chợ vùng
cao mới có. Ở những phiên chợ này, “cái bản sắc nguyên thủy,
cái tâm hồn đích thực của một cái chợ vẫn còn tồn tại”.
Vì vậy, nhiều phiên chợ vùng cao như chợ Đồng Văn,
Khâu Vai, Sa Pa, Bắc Hà, Mường Hum… đều là những cái tên
nổi tiếng mà ai cũng biết. Những phiên chợ này hiện nay đã
trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, trở thành những sản
phẩm văn hóa phi vật thể vô giá. Trong phạm vi của bài tiểu
luận, tôi xin phép được giới thiệu sơ lược qua một số phiên
chợ tiêu biểu, chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc.
Các vùng miền núi cao này lại là các vùng có rất nhiều
dân tộc thiểu số khác nhau và ở đó người dân vẫn còn thích
mặc các trang phục cổ truyền đa dạng, đầy màu sắc, vẫn còn
nói rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và vẫn còn giữ được các lối
sống, tập quán thuần phác, vì thế đã tạo nên một bức tranh rực
rỡ, thanh bình, hồn nhiên. Những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc
2
mà chỉ các phiên chợ vùng cao với có đã tạo sức hút lớn, tạo
ra làn sóng du lịch mới lạ cho du khách trong ngoài nước.
Người dân tộc vùng cao vốn quen khép kín với vũng
xoay tự cung tự cấp, rau cỏ thỡ trồng ngoài nương, lương thực
thỡ chẳng cú gỡ ngoài ngụ khoai và sắn, giao lưu văn hóa
cũng chỉ gói gọn trong bản làng, cuộc sống gần như biệt lập
với bên ngoài. Chỉ có nhờ những phiên chợ, họ mới có cơ hội
giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa, mở rộng ra với thế giới
bên ngoài. Vỡ vậy, chợ vẫn luụn hiện hữu và luôn đóng vai trũ
quan trọng trong cuộc sống của người vùng cao.
2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TIÊU BIỂU CỦA CHỢ
VÙNG CAO
2.1. Phiên chợ vùng cao là ngày hội, là nét văn hóa
truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc miền núi.
Mỗi phiờn chợ là một ngày hội của người dân trong
vùng, người dân từ trên núi, trên bản kéo về họp chợ phiên
như một hỡnh thức giao lưu văn hóa, mua sắm, mở mang kiến
thức. Chợ là nơi để ăn uống, tỏ tình hứa hẹn, đánh bài cá cược,
chọi gà, chọi chim, hát múa, khèn sáo giao duyên và chọn
người yêu dấu. Mỗi cuộc đi chợ là một cuộc vui, vui ngay từ
khi hò hẹn, gọi nhau, chờ đợi để lên đường. Chợ không đơn
thuần là nơi trao đổi hàng hóa, mà chợ cũn là nột văn hóa độc
đáo của các dân tộc vùng cao nước ta.
3
2.2. Phiên chợ vùng cao là nơi giao lưu gặp gỡ của
người dân nhiều dân tộc khác nhau.
Vào các phiên chợ chính, người ta có thể thấy có mặt ở
đây người của tất cả các dân tộc khác nhau trong vùng và bản
nào cũng có người ra chợ, kể cả các bản làng xa xôi nhất.
2.3. Người dân vùng cao thường không đi chợ một
mình.
Có khi cả gia đình cùng đi chợ. Thanh niên nam nữ thổi
khèn, thổi sáo rủ nhau đi chợ. Rất ít khi người dân đi chợ một
mình.
2.4. Người dân đi chợ với nhiều mục đích.
a. Mục đích mua và bán.
Đây luôn là hoạt động chủ yếu nhất và quan trọng nhất
của người đi chợ. Đối với người dân vùng cao, hoạt động mua
bán của họ ở các phiên chợ có một số điểm khác biệt:
- Mỗi người đi chợ là người bán và cũng đồng thời là
người mua.
- Lợi nhuận từ mua bỏn khụng phải là điều quan trọng
đối với người dân. Bán được nhiều thì mua nhiều, bán
được ít thì mua ít, chẳng bán được thì ăn uống cùng
người quen.
- Người dân có thể bán bất cứ thứ gỡ mà mỡnh cú: bú
củi, gựi măng hoặc con gà, con chó, …
4
- Người dân thường tiêu tiền vào việc ăn quà uống rượu
ngay ở chợ, hoặc mua mắm muối, kim chỉ, dầu đèn,
mua bánh trái làm quà cho người ở nhà.
b. Mục đích giao lưu, kết bạn, tìm hiểu, tỏ tình.
Đi chợ không chỉ đơn giản là đi bán và đi mua. Nhiều khi
đi bán và đi mua chỉ là cái cớ để người dân mặc những bộ
quần áo đẹp nhất để khẳng định vẻ đẹp của bản thân mình
hoặc của dân tộc mình. Người dân hỏi thăm nhau, nhờ đưa
quà cho người thân, nhờ hỏi thăm sức khỏe người thân. Rất
nhiều người đã làm quen, lên duyên với nhau qua các phiên
chợ.
Có những chợ vùng cao chỉ mang tính chất giao lưu, tỡnh
cảm như chợ tỡnh Sa Pa, chợ tỡnh Khõu Vai. Những chợ này
chỉ cú ý nghĩa giải quyết về mặt tỡnh cảm mà hầu như không
có ý nghĩa về mặt kinh tế.
c. Đi chợ để giải quyết những việc mà ngày thường chưa
làm được.
Người dân vùng cao đi chợ với rất nhiều mục đích khác
nhau như: lấy giống cho lợn, vá đôi giầy, rèn lại lưỡi cày đã
mẻ, cắt tóc cho con, xem quẻ bói về hôn nhân, gọi hồn người
nhà mới chết, cắt thuốc, mời người về thiến ngựa mới tậu, tìm
người để vay tiền lo việc cưới xin, mời bạn bè xa về dự lễ cất
mả, khoe chim hót hay…
5
2.5. Tiền đi chợ chủ yếu dùng để uống rượu.
Với người dân vùng cao, nhất là đối với nam giới, đi chợ
mà không uống rượu thì coi như không đi chợ. Ở những phiên
chợ vùng cao, một hỡnh ảnh dễ nhận thấy nhất tại cỏc phiờn
chợ vựng cao là cảnh 5, 6 người đàn ông, đàn bà tụm lại uống
rượu cười nói vui vẻ. Họ uống rượu thay nước, uống bằng bát
chứ không phải uống bằng chén. Người bán rượu đong bằng
bơ bằng ống mà không dùng chai, không đo lít. Họ có thể ngồi
cả ngày ngoài chợ nhâm nhi, hàn huyên với món thắng cố,
miềng miếng hay tiết canh lòng lợn, lòng trâu, lòng bò.
2.6. Các mặt hàng ở chợ vùng cao thường đắt hơn chợ
miền xuôi.
Hàng hóa lên đến đây là cả một chặng đường dài, cước
phí vận chuyển rất lớn, kéo theo giá cả tăng, vì vậy thương
nhân chỉ dám đi hàng rẻ tiền thỡ mới cú lói, mới đáp ứng nhu
cầu của người dân…
Một thực trạng thường hay xảy ra là chợ vùng cao tập
trung các mặt hàng thừa, hàng kém chất lượng, bị sai sót về
kiểu cách mẫu mó… Giá cả của tất cả cỏc mặt hàng đều đắt
hơn dưới miền xuôi gấp rưỡi, hoặc gấp đôi, ba lần.
3. MỘT SỐ PHIÊN CHỢ VÙNG CAO TIÊU BIỂU
(xếp theo a b c).
6