Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triễn của đất nước, đời sống
nhân dân ta ngày càng được cải thiện. Nghành chăn nuôi nói chung và ngành
chăn nuôi lợn nói riêng càng khẳng định được vai trò to lớn của mình. Để đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng, ngành chăn nuôi lợn của nước ta đã có sự gia tăng
mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng. Rất nhiều trại nuôi lợn kiểu công
nghiệp đã hình thành, nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, chuồng trại và
công tác quản lý đã được áp dụng thành công. Bên cạnh đó, hình thức chăn nuôi
hộ gia đình cũng không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu nhất định.
Chăn nuôi lợn ngày càng có những bước tiến vượt bậc, chuyển từ chăn nuôi quy
mô nhỏ sang quy mô lớn với tiến độ cơ khí hóa, tự động hóa cao. Cung cấp thực
phẩm với sản lượng cao và chất lượng tốt cho người tiêu dùng, là nguồn cung
cấp phân bón lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm phụ như da, mỡ… cho
ngành công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, người chăn nuôi lợn còn đứng trước nhiều khó khăn. Nguyên nhân
do giá thức ăn tăng cao, bệnh tật ngày một nhiều đặc biệt sự xuất hiện nhiều bệnh
ghép khó chữa. Nhiều năm qua, bệnh tiêu chảy thường gặp ở lợn, gây thiệt hại đáng
kể về kinh tế và làm giảm năng suất chăn nuôi. Bệnh tiêu chảy không những xảy ra
ở lợn con theo mẹ mà còn thấy khá phổ biến ở lợn từ sau cai sữa. Bệnh tiêu chảy do
rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Virus, vi khuẩn, độc tố, thức ăn, thời tiết, vệ sinh,
chăm sóc, nuôi dưỡng… mức độ lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị dẫn đến
tồn dư kháng sinh cao, mức độ kháng thuốc ở mức báo động của các loài vi khuẩn.
Nguy hiểm hơn là sự tồn dư kháng sinh trong thịt và các sản phẩm khác đe dọa sức
khỏe của con người, chi phí trên một kg tăng trọng cao, chất lượng thịt thấp…
chính vì vậy việc thử nghiệm và sử dụng các chất không phải là kháng sinh hóa
dược ít độc hơn và giúp tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt, giảm mắc bệnh là vấn
đề được nhiều người quan tâm.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Hiện nay, có nhiều sản phẩm sinh học được nhiều nước, nhiều hãng sản xuất
trên thế giới cho ra đời, có tác dụng kích thích vật nuôi sinh trưởng tốt vừa tác
dụng kích thích sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật, giảm
chi phí chăn nuôi và tránh tồn dư kháng sinh trong thực phẩm. Ức chế sự sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật đường ruột gây thối rữa, có tác dụng phòng
ngừa và làm giảm một số bệnh về đường ruột cho gia súc, gia cầm, giảm thiểu
chất độc trong chăn nuôi.
Trong đó có giải pháp sử dụng Probiotics cho lợn con sau cai sữa được quan
tâm nghiên cứu. Để đánh giá vai trò và tác dụng của hỗn hợp vi khuẩn
Probiotics đến quá trình sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu Ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn Probiotics trong
khẩu phần ăn đến sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy lợn con giai đoạn 21
– 56 ngày tuổi tại trại lợn nái gia công CP xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La”.
* Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Probiotic đến phòng chống bệnh tiêu chảy và
sinh trưởng của lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến 56 ngày tuổi.
* Mục đích của đề tài:
- Bản thân bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp vi khuẩn Probiotics trong khẩu phần
ăn đến sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy lợn con.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bổ sung hỗn hợp vi khuẩn probiotics
trong khẩu phần thức ăn.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn con
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý sinh hóa phức tạp, duy trì từ khi phôi
thai được hình thành đến khi thành thục về tính.
Dương Mạnh Hùng (2007) [7] đã khái quát: sinh trưởng là quá trình tích
lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính
di truyền từ thế hệ trước. “Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và
sự phân chia của các tế bào trong cơ thể”.
Cùng với quá trình sinh trưởng các tổ chức cơ thể luôn hoàn thiện chức
năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Phát dục là một quá trình thay đổi về
chất lượng tức là sự thay đổi, tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng
của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, nhờ vậy vật nuôi hoàn thiện được các
chức năng của cơ thể sống.
Lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng, phát dục nhanh.
Theo TS Trần Văn Phùng và cs (2004) [13] cho biết: Tốc độ sinh trưởng của lợn
không đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu sau giảm. So
với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần,
lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng
gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 -
14 lần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa
mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu lợn con thấp. Do lợn có
tốc độ sinh trưởng phát triển rất nhanh nên khả năng tích lũy các chất dinh
dưỡng rất mạnh. Lợn con ở 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 - 14g
protein/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành tích lũy được 0,3 -
0,4 g protein.
Qua kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy lợn là loài gia súc có khả năng
sinh trưởng phát triển nhanh, nhưng để khai thác hết khả năng sản xuất thịt của
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
chúng thì người chăn nuôi phải nắm vững đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để
tác động đúng lúc và thu được hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Cùng với sự tăng lên của khối lượng cơ thể có sự phát triển các cơ quan
trong cơ thể, trong đó có cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và hoàn
thiện dần về chức năng. Có sự phát triển theo tuổi một cách rõ rệt nhưng vẫn
chưa hoàn thiện. Khi còn trong bào thai cơ quan tiêu hóa của lợn đã hình thành
đầy đủ nhưng mang dung tích còn bé. Trong thời gian bú sữa cơ quan tiêu hóa
phát triển và phát dục nhanh. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc
mới sinh, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần lúc sơ
sinh. Mặc dù vậy ở lợn con các cơ quan chưa thành thục về chức năng, đặc biệt
là hệ thần kinh do đó lợn con phản ứng rất chậm chạp đối với các yếu tố tác
động lên chúng, do chưa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng rất
dễ bị mắc bệnh và dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Dịch vị lợn có chứa men pepsin và chymosin. Pepsin có hoạt tính phân
giải mạnh, chymosin làm ngưng kết sữa nhanh loại men này có ở lợn trưởng
thành và lợn con. Trong dạ dày lợn được cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và
dạ dày kép. Chính vì vậy lợn được liệt vào loại động vật ăn tạp.
Quá trình tiêu hóa tinh bột nhờ men Amilaza của nước bọt và men có
trong thức ăn thực vật. Dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật để tạo ra axit
béo nhưng với số lượng không đáng kể.
Khi nghiên cứu về sự phân tiết của hệ thống men tiêu hóa, chúng ta thấy chức
năng men tiêu hóa của lợn con mới sinh chưa có hàm lượng cao, chức năng tiêu hóa
của lợn con được hoàn thiện dần (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [13].
2.1.2.1.Đặc điểm sinh lý tiêu hoá dạ dày lợn con
Đặc điểm cơ quan tiêu hoá lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về
cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Dung tích dạ dày lợn con lúc
10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 60
ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Đối với lợn con, sự tiết dịch có những đặc điểm khác biệt so với lợn lớn.
Theo Trương Lăng (2004) [9] lợn con 20 ngày tuổi có phản xạ tiết dịch còn
chưa rõ, ban đêm lợn mẹ tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con. Khi
cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày và đêm gần bằng nhau, độ acid của dịch vị lợn
con thấp nên hoạt hoá pepsin kém, khả năng diệt khuẩn kém. Hàm lượng acid
biến đổi theo lứa tuổi của lợn con, acid HCl tự do xuất hiện ở 25-30 ngày tuổi và
diệt khuẩn rõ nhất ở 40- 50 ngày tuổi. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006)
[20] cho biết chức năng tiêu hoá của lợn con sơ sinh chưa hoàn thiện. Trong giai
đoạn theo mẹ, chức năng của bộ máy tiêu hoá lợn con được hoàn thiện dần thể
hiện sự thay đổi hoạt tính các enzyme trong dịch vị.
Men pepsin là men chủ yếu của dịch vị khi mới tiết ở dạng không hoạt
động gọi là men pepsinogen. Dưới tác dụng của HCl nó trở thành pepsin hoạt
động, có tác dụng phân giải protein của thức ăn thành Albumin và pepton (trong
điều kiện lâu dài nó có thể phân giải proteinoit đến axit amin để cơ thể hấp thu).
Pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit (pH = 1,5 - 2,5). Trong khoảng 25
ngày đầu đẻ ra, men pepsin trong dạ dày chưa có khả năng tiêu hóa protein của
thức ăn do vậy cần tập ăn sớm cho lợn con.
- Men pepsin: lợn con dưới 1 tháng tuổi, men pepsin trong dạ dày lợn con
chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày lợn con
không có HCl tự do, lượng acid tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với dịch
nhầy, gây ra hiện tượng thiếu acid hay còn gọi là “Hypoclohydric”. Sau 3 tuần
tuổi, lượng HCl tự do trong dịch vị mới tăng dần. Đây là một đặc điểm quan
trọng trong tiêu hoá dạ dày ở lợn con. Khi có HCl tự do sẽ kích hoạt để men
pepsinogen chuyển thành dạng pepsin hoạt động và men này mới có khả năng
tiêu hoá đầy đủ. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính sát trùng, vi sinh
vật xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây bệnh về đường tiêu
hoá ở lợn con đặc biệt là bệnh lợn con phân trắng.
Có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl tự do sớm hơn
bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm vào
lúc 5- 7 ngày tuổi thì HCl tự do có thể được tiết ra từ ngày tuổi thứ 14. Còn
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
trong dạ dày của loài ăn tạp, pepsin chỉ hoạt động tốt trong môi trường pH = 2,5
- 3 với nồng độ HCl tự do từ 0,1- 0,5%.
- Men catepsin: Là men tiêu hoá protein trong sữa có tác dụng giống men
pepsin, thuỷ phân protein và các mạch peptit thành amino acid, hoạt động thích
hợp trong khoảng pH= 4- 5. Vì thích hợp với pH cao nên catepsin hoạt động
mạnh ở động vật non bú sữa khi mà HCl tự do hình thành chưa nhiều. Ở động
vật trưởng thành catepsin hầu như không hoạt động, khi vật nuôi chết catepsin
hoạt động phân giải protein dạ dày.
- Men chymosin (hay rennin) có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu và sau
giảm dần. Men này có tác dụng làm ngưng đặc sữa, hoạt động tốt ở pH= 4- 5.
Dưới tác dụng của chymosin và Ca
++
, protein trong sữa là caseinogen ở dạng hoà
tan chuyển thành caseinatcalci (dạng đông vón), có thể lưu lâu trong dạ dày tạo
điều kiện cho pepsin hoạt động, phần nhũ thanh (dịch trong còn lại) của sữa
được chuyển xuống ruột non để tiêu hoá.
Men Amilaza và Maltaza: Có trong nước bọt và dịch tụy của lợn con từ
lúc mới đẻ ra nhưng hoạt lực còn kém, chỉ tiêu hóa được 50% lượng tinh bột ăn
vào.
Men Saccharaza: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi men này hoạt tính còn
thấp, nếu cho ăn đường Saccharaza trong thời gian này rất dễ bị ỉa chảy.
Men Tripsin: Khi lợn con mới đẻ ra men tripsin của dịch tụy rất cao để bù
đắp lại cho khả năng tiêu hóa protein của men pepsin dạ dày. Men này giúp
phân giải protein một cách triệt để ở ruột non.
Men Lipaza và Chymosin: Hai men này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần
đầu và sau đó hoạt tính giảm giần.
Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh
dưỡng trong sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Trong khâu nuôi
dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hóa
thức ăn của lợn con.
2.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hoá ruột
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Theo Trương Lăng, (2004) [9] thì dung tích ruột non ở lợn con sơ sinh là
100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già
ở lợn sơ sinh dung tích 40 - 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 khoảng 2,1 lít,
tháng thứ 4 là 7 lít, tháng thứ 7 là 11 - 12 lít.
Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tuỵ, tuyến tuỵ tiết ra dịch tuỵ theo ống dẫn tuỵ
Wirsung đổ vào tá tràng (chức năng ngoại tiết). Dịch tuỵ có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sự tiêu hoá: Dịch tuỵ có tác dụng phân giải từ 60- 80% protein,
gluxit và lipit của thức ăn. Trong dịch tuỵ có chứa các enzyme phân giải protein,
phân giải bột đường và enzyme phân giải mỡ. Hoạt tính của các enzyme thay
đổi từ sơ sinh đến trưởng thành.
* Nhóm enzyme phân giải protein
- Men trypsine: Là enzyme chính của dịch tuỵ được tiết ra dưới dạng
tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hoá trở
thành dạng trypsin hoạt động sau đó là quá trình hoạt hoá trypsinogen.
Là men tiêu hoá protein của thức ăn, ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết đã
có men trypsine, thai càng lớn hoạt tính của men trypsine càng cao. Khi lợn con
mới đẻ ra, hoạt tính của men trypsine dịch tuỵ rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu
hoá kém của men pepsin dạ dày.
Trypsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng tương tự như pepsin nhưng
hoạt lực mạnh và triệt để hơn. Ngoài ra trypsin còn phân giải protein thành
polipeptid và amino acid.
- Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
Chimotripsinogen sau đó được trypsin hoạt hoá chuyển thành Chimotripsin hoạt
động, pH tối ưu = 8, tác dụng tương tự trypsin.
- Alastase phân giải alastin (gân, bạc nhạc) thành peptid và amino acid.
- Carboxipolipeptidase tác dụng phân giải peptid ở đầu có nhóm COO
-
tự
do và tách amino acid ra khỏi phân tử peptid.
- Dipeptidase phân giải đipepti thành 2 amino acid.
- Protaminase phân giải protamin thành peptid và amino acid.
- Nuclease phân giải acid nucleic thành mono nucleotid.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
* Nhóm men thuỷ phân glucid:
- Men Amylase và Mantase: Hai men này có trong nước bọt và trong dịch
tuỵ khi lợn con mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do đó khả năng
tiêu hoá tinh bột còn kém, chỉ tiêu hoá được 50% lượng tinh bột ăn vào. Đối với
tinh bột sống, lợn con tiêu hoá càng kém. Sau 3 tuần tuổi, enzyme amylase và
mantase có hoạt tính mạnh nên khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
Amylase hoạt động tối ưu trong pH = 7,1 . Nó cắt liên kết 1 - 4α glucozit của cả
tinh bột sống và chín cho ra maltose. Maltase phân giải đường maltose thành
glucose.
- Men Saccarase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi, men saccarase hoạt
tính còn thấp, nếu cho lợn con ăn đường saccarase thì rất dễ bị ỉa chảy.
- Men lipase: Hoạt động tối ưu ở pH= 6,8. Lipase cắt các liên kết este
giữa glycerol và acid béo,do đó phân giải glycerid đã được nhũ hoá bằng dịch
ruột để tạo ra mono glycerid, acid béo và glycerol.
- Men lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Men này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con sinh ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau đó hoạt tính của men này giảm dần.
Qua nghiên cứu về quá trình phân tiết của men amylase, maltase và
protease, chúng ta thấy sự phân tiết và hoạt động của các men này tăng dần theo
sự tăng lên của ngày tuổi, men lipase tăng dần đến khi cai sữa sau đó giảm dần.
Riêng men lactase tăng cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi sau đó giảm dần theo sự
tăng lên của ngày tuổi. Đây chính là điểm cần lưu ý khi bổ sung thức ăn cho lợn
con.
Như vậy, để tăng tỷ lệ tiêu hoá và giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con cũng như
để phù hợp với khả năng tiêu hoá của lợn thì trong sản xuất thức ăn cho lợn con
giai đoạn tập ăn và sau cai sữa chúng ta nên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu hoá
như: bột sữa, đường lactose thức ăn cần được rang chín và nghiền nhỏ đồng
thời bổ sung thêm một số acid vô cơ như acid lactic.
2.1.2.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá của lợn con
Hệ vi sinh vật đường tiêu hoá của lợn con có vai trò nâng cao khả năng sử
dụng thức ăn, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn. Sự phát triển
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
mạnh của vi khuẩn sinh acid và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh
học, đồng thời ức chế các vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể
(Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [4]).
Ở dạ dày và ruột của động vật mới sinh chưa có vi khuẩn, sau vài giờ thấy
một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày một số
loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó, Chúng có
thể bị biến đổi ít nhiều và căn bản vẫn sống cho đến khi con vật chết. Thành
phần và số lượng của hệ vi sinh vật thay đổi tuỳ theo loại thức ăn, nếu thức ăn
nhiều gluxit thì vi khuẩn tạo acid trong ruột rất phát triển.
Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “vi sinh vật tuỳ tiện” thay đổi tuỳ theo
loại thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi ngay được
với môi trường đường ruột và dạ dày trở thành loại định cư vĩnh viễn. Hệ vi sinh
vật bắt buộc gồm: steptococcus, lactic, lactobacterium, acid ophilum, trực khuẩn
lactic, E.coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường ruột. Trong đường ruột và
dạ dày là môi trường có độ ẩm, dinh dưỡng thuận tiện cho vi sinh vật phát triển,
tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì trong đường ruột và trong dạ
dày có những chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn
gây thối như dịch mật, dịch vị và tác động đối kháng của các vi khuẩn khác
nhau.
* Hệ vi sinh vật ở khoang miệng
Ở khoang miệng có sự cảm nhiễm vi sinh vật từ các nguồn trên. Trong
nước bọt và dịch bài tiết của niêm mạc có men kháng khuẩn lisozyme có tác
dụng tiêu diệt một số vi sinh vật.
* Hệ vi sinh vật ở dạ dày
Trong dạ dày có một lượng HCl rất lớn (0,2%). Acid trong dịch vị dạ dày có
tác dụng ức chế với nhiều loại vi sinh vật, do vậy phần lớn vi sinh vật từ thức ăn,
nước uống đưa vào đều bị tiêu diệt. Số lượng vi sinh vật ở dạ dày rất ít do tác dụng
diệt khuẩn của acid dạ dày gồm các vi khuẩn lên men (Saccharomyces minor,
vidiumlactic) trực khuẩn lactic (Lactobacillus beljerincke ). Ngoài ra còn có trực
khuẩn phó thương hàn đi qua dạ dày xuống ruột.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
* Hệ vi sinh vật của ruột non
Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài ruột nhưng lượng vi khuẩn lại rất ít.
Khi dịch vị dạ dày vào ruột non vẫn còn tác dụng sát khuẩn. Trong ruột non chủ
yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha bào, Aerobacter
aerogenes. Ở gia súc non có thêm Steptococcus lactic, trực khuẩn lactic
Lactobacterium bulgaricum, từ hồi tràng số lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên.
* Hệ vi sinh vật của ruột già
Số lượng vi sinh vật ở ruột già tăng hơn nhiều so với ruột non do tác dụng
khử trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt
độ lại thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào
entrococcus. Gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên. Trong ruột già của
động vật ngoài hệ vi sinh vật hoại sinh còn có hệ vi sinh vật gây bệnh nhưng
chưa biểu hiện bằng triệu chứng lâm sàng. Vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn
brucella, uốn ván (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980) [14].
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [4] trong hệ tiêu hoá của động vật, hệ vi
sinh vật luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hoá, khi đó phần lớn các vi
khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt động hữu ích
cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh
tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hoá, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo
mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và Salmonella
Nhiều thực nghiệm còn xác nhận rằng: Vi khuẩn đường ruột đã sinh ra các
chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như: Vi khuẩn phó
thương hàn, vi khuẩn thối rữa. Ở lợn con mới sinh, hệ vi sinh vật đường ruột
chưa phát triển, chưa đầy đủ số lượng vi khuẩn có lợi, cho nên chưa tạo được sự
cân bằng về hệ vi sinh vật đường tiêu hoá lợn con, tạo điều kiện cho các vi khuẩn
gây bệnh như E.coli phát triển mạnh nên lợn con bị rối loạn tiêu hoá.
YuYu (2005) [28], ở lợn con bú sữa, nhóm vi khuẩn Lactobacillus spp,
trong dạ dày và đường tiêu hoá phát triển mạnh. Vi khuẩn này sử dụng một số
đường lactose của sữa để sản sinh ra acid lactic làm giảm độ pH trong dạ dày, sự
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
tăng lượng acid này làm cho quá trình tiêu hoá tốt hơn và ngăn cản sự phát triển
của các vi khuẩn khác, một vài loại vi khuẩn trong đó bất lợi cho tiêu hoá của
lợn con.
1.1.2.4. Cấu tạo nhung mao ruột non và pH của đường tiêu hoá
* Cấu tạo nhung mao ruột non
Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [20]: Niêm mạc ruột non được bao
phủ bằng lớp nhung dày đặc gọi là nhung mao, mỗi mm
2
có tới 20- 40 nhung
mao. Mỗi một nhung mao là một chỗ lồi lên hình ngón tay, dài 0,5- 1mm được
bao phủ bằng lớp tế bào biểu mô trụ. Trong nhung mao có mạng lưới mao mạch
và mạch huyết. Mỗi nhung mao lại được bao phủ bằng các vi nhung mao làm
diện tích hấp thu của ruột non tăng lên hàng trăm lần. Trên toàn bộ ruột non có
nhiều tuyến ruột hình ống gọi là hõm Lieberkin tiết ra dịch ruột chứa men.
Riêng ở tá tràng có tuyến brunner là dạng trung gian của tuyến ở vùng hạ vị và
tuyến ruột, chất tiết là dịch nhầy.
Theo Phạm Thị Hiền Lương, Phan Đình Thắm (2008) [10]: Vỏ lông nhung
có 3 loại tế bào:
+ Tế bào biểu mô: hình trụ, nhân bầu dục, trên mỗi tế bào biểu mô có 4000
- 5000 vi nhung, trên vi nhung còn có lưới Glycocalic.
+ Tế bào panet: chức năng chưa rõ thúc đẩy hoạt động tiêu hoá, hấp thu
qua màng.
- Ruột lông nhung (lõi): là một hệ thống mạng lưới gồm có ống dưỡng
chấp, động và tĩnh mạch. Hoạt động của lông nhung giống như một cái bơm mà
sợi cơ là lực tạo ra sức ép, khi bề mặt lông nhung căng phồng (coi như ta đẩy
pittong vào), tất cả các chất dinh dưỡng được thấm qua lỗ nhỏ của vi nhung mao.
Khi bề mặt lông nhung co lại (khi kéo pittong ra) thì tất cả các chất dinh dưỡng được
dồn về ống dưỡng chấp, động mạch, tĩnh mạch. Khi các chất dinh dưỡng vào trong
mạng lưới tất cả các dịch hấp thu có tính chất là lipit qua ống dưỡng chấp, còn thức
ăn protit và đường theo hệ thống mạch quản.
Trong giai đoạn sinh trưởng, hệ thống nhung mao ruột non phát triển rất
mạnh. Tuy nhiên, lợn con sau cai sữa thường rất hay bị tổn thương nhung mao ở
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
thành ruột non do ảnh hưởng của thức ăn, khi đó sẽ làm giảm khả năng sản xuất
men tiêu hoá ở ruột non của lợn con, giảm khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.
Thức ăn không được hấp thụ sẽ chuyển xuống ruột già, làm tăng sự phát triển
của vi sinh vật có hại và làm tăng khả năng bùng phát vi khuẩn E.coli, làm lợn
con bị ỉa chảy.
* Điều kiện pH dạ dày và ruột non
Nhờ sự phân tiết HCl của tế bào vách tuyến tuỵ mà pH của môi trường dạ
dày lợn con giảm dần và đạt tới độ ổn định vào khoảng 2,5 - 3,0. Ở 21 - 35 ngày
sau khi đẻ, lúc này men pepsin có hoạt lực đầy đủ để tiêu hoá protein thức ăn.
Ở lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày, nếu được tập ăn sớm thì sau 2
tuần tuổi trở đi lượng HCl tự do tăng dần, đã tạo môi trường pH phù hợp để tiêu
hoá protein trong thức ăn bổ sung. Do vậy pH dạ dày lợn con phải cần thời gian
nhất định từ khi đẻ ra để đạt mức phù hợp với tiêu hoá protein. Trị số pH ruột
non nằm trong khoảng pH = 7 - 8 do các muối kiềm trong dịch tuỵ, dịch mật,
dịch ruột non tạo ra. Ở tá tràng, pH môi trường được quy định bởi pH của dịch
tuỵ (7,8 - 8,4) và dịch ruột (pH = 8,0 - 7,4) để tạo môi trường tá tràng có pH
nằm trong khoảng 7,5 - 8,0. Trị số pH của tá tràng dễ thay đổi khi tiếp nhận thức
ăn từ dạ dày xuống theo từng đợt. Với khối lượng thức ăn được trộn acid dịch vị
(pH acid) thì các muối kiềm trong dịch tuỵ và muối mật của dịch ruột sẽ trung
hoà acid trong thức ăn vì thế nguyên tắc pH chất chứa trong tá tràng phải giảm
đi.
Còn ở không tràng pH có độ kiềm cao (pH = 8,2 - 8,7). Trị số pH kiềm tính của
đoạn ruột là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại hoạt động. Vì thế
đứng trên quan điểm dinh dưỡng người ta tìm cách đưa vào đường ruột những
chất hay các vi khuẩn lên men acid như Lactobacillus để làm giảm bớt đi trị số
pH nếu có độ kiềm cao ở đường ruột non nhằm kìm hãm hoạt động của vi khuẩn
có hại.
2.1.3. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy ở lợn con
Tiêu chảy là thuật ngữ diễn tả một biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh
lý đặc thù của đường tiêu hóa. Là hội chứng do nhiều nguyên nhân như chăm
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
sóc, nuôi dưỡng, vi khuẩn, virut, ký sinh trùng Tỷ lệ nhiễm tiêu chảy phụ thuộc
rất lớn vào điều kiện chăn nuôi, hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của từng cá thể
(Võ Thành Thìn và cs, 2009) [22].
Tùy theo tính chất và đặc điểm của bệnh mà được gọi với nhiều tên khác
nhau.
Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia)
Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng.
Bệnh phân sữa (Milk - Scours)
Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn, bệnh xuất hiện
ở 3 giai đoạn chính.
Giai đoạn 1: Ở lợn con sơ sinh vài ngày tuổi.
Giai đoạn 2: Ở lợn con theo mẹ.
Giai đoạn 3: Ở lợn con sau cai sữa.
Ở nước ta hội chứng tiêu chảy sảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông
xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong
năm, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột (Lê Văn Tạo và cs,1996) [19].
* Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy:
Ảnh hưởng của môi trường:
Thời tiết không thuận lợi thay đổi bất thường có thể lợn con phản ứng
thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh còn chậm do vỏ đại não của lợn con
phát triển nhưng chưa hoàn thiện (Từ Quang Hiển và cs, 2001) [6].
Khi cơ thể lợn con bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, thực
bào. Nếu dinh dưỡng không đảm bảo và vệ sinh gia súc không sạch sẽ thì khả
năng lợn bị nhiễm cường độc của vi khuẩn gây lên rất cao. Do vậy việc đảm bảo
độ ấm cho lợn khi trời lạnh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Môi trường chuồng trại hầu như là nguồn lây quan trọng nhất, chuồng trại
ẩm ướt, phân và nước tiểu không được quét dọn sạch sẽ là môi trường tốt để
mầm bệnh khu trú. Lợn con sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh từ trong chuồng đẻ và
mang mầm bệnh sang chuồng nuôi cai sữa. Quá trình sát trùng tẩy uế không đủ
cắt đứt chu kỳ lây bệnh (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2002) [2].
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
- Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng
Trong trường hợp phẩm chất thức ăn kém, khẩu phần không phù hợp và
thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ bị vi sinh vật trong đường ruột phân giải tạo
ra: Indol, H
2
S các chất độc này tác động trực tiếp đến hệ thống thụ cảm trên niêm
mạc ruột gây xung huyết tăng tính mẫn cảm và nhu động đường ruột dẫn đến tiêu
chảy. Thức ăn là một trong các yếu tố chính kích thích vi khuẩn đường ruột phát
triển mạnh dẫn đến tiêu chảy ở lợn như lợn ăn quá nhiều thức ăn ôi thiu, nấm mốc
hay trong thức ăn có tỷ lệ protein quá cao…
Trong rất nhiều trường hợp tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói
riêng, phát sinh do hàng loạt những thiếu sót trong quá trình chăm sóc nuôi
dưỡng như:
Nước uống bị bẩn, lợn con gặm mút lung tung trong đó có những chỗ bị
nhiễm E.coli.
Thay đổi khẩu phần ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men của lợn con
không kịp.
Thiếu vitamin nhóm B như B
1
, B
12
cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu
chảy.
Thiếu viatmin A, Cu, Selen… dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Lợn con thiếu sắt cũng dẫn đến thiếu máu, phân trắng lợn con.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tiêu chảy mà
chúng ta phải xem xét chẩn đoán chính xác để đề phòng và điều trị đúng thuốc
đúng bệnh (Nguyễn Hữu Vũ và cs,1999) [27].
- Do virus:
Bệnh do virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra. Bệnh sảy ra ở mọi lứa tuổi
của lợn và có tính chất lây lan cao. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là nôn mửa,
tiêu chảy mạnh, tỷ lệ chết cao đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi.
Bệnh tích chủ yếu là ruột non căng phồng, chứa đầy dịch, có nhiều bọt,
thành ruột mỏng và trong suốt do lông nhung bị teo.
- Bệnh dịch tả:
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Bệnh do Pestisvirus gây ra. Đây là bệnh có tính chất truyền nhiễm và lây
lan mạnh, xảy ra quanh năm trên tất cả các giống lợn và lứa tuổi. Nhưng nặng
hơn là các giống lợn choai, lợn lai, tỷ lệ chết cao (100%).
Bệnh có biểu hiện đặc trưng là nhiễm trùng huyết và xuất huyết. Bệnh
thường bị bội nhiễm với phó thương hàn và tụ huyết trùng. Triệu chứng điển
hình của bệnh là sốt cao, phân lúc đầu táo sau đó phân lỏng vọt cần câu, mùi
thối khắm.
Ngoài ra còn có một số virus khác như: Adenovirus, Rotavirus…
Nguyên nhân do ký sinh trùng đường tiêu hóa:
Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường tiêu hóa có thể gây tiêu chảy như:
Cầu trùng gồm 2 giống: Eimeria và Isospora; Giun đũa (Ascaris suum); Giun lươn
(Strongyloides); Giun tóc (Trichocephalus); Sán lá ruột lợn (Pascidoisbuski)…
Bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng xảy ra quanh năm nhưng thường xuất
hiện nhiều hơn vào các tháng khí hậu ẩm ướt, mưa phùn (nhiệt độ từ 18 – 35
0
C).
Lợn mắc ký sinh trùng làm giảm khả năng tích lũy sinh trưởng, làm con vật còi
cọc, không những thế chúng còn làm tổn thương các tổ chức hoạt động của cơ
thể làm giảm sức đề kháng của con vật tạo điều kiện để phát sinh bệnh khác.
- Do vi khuẩn
Trương Quang và cs (2007) [16] cho rằng: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli ở
lợn 1 - 60 ngày tuổi mắc bệnh tiêu chảy là 93,7%, lợn trên 60 ngày là 96,4%.
Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa chúng sẽ xâm
nhập vào ruột non, chúng phát triển rất nhanh trong tế bào biểu mô ruột, ở đó
chúng gây viêm, sưng phù các tế bào, ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng ở
ruột non làm cho lợn bị tiêu chảy. Ngoài ra chúng còn xâm nhập vào các hạch
lympho gây viêm, sưng phù các hạch, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào máu, tiết
độc tố làm cho cơ thể nhiễm độc và chết.
Theo kết quả của Trương Quang và cs (2007) [17] khi lợn bị tiêu chảy số
lượng của một số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp có biến động nghiêm trọng.
Tùy theo lứa tuổi E.coli tăng gấp 1,49 - 2,54 lần, Salmonella tăng gấp 1,25 - 1,8
lần, Staphylococus giảm 1,13 - 1,69 lần, Bacillus subtilis giảm 1,25 - 1,84 lần.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Các kết quả trên trùng với kết quả của Đoàn Thị Kim Dung (2004): E.coli
tăng gấp 2,13 - 2,46 lần, Salmonella tăng gấp 1,79 - 2,69 lần và theo Lưu Thị
Uyên (1999) [25]: E.coli tăng gấp 1,86 - 2,68 lần, Samonella tăng gấp 1,7 - 2,68
lần, Bacillus subtilis giảm 1,18 - 1,43 lần.
Chính những kết quả trên cho thấy trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn,
nhất là trong lợn con thì việc chăm sóc đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, chọn
kháng sinh thích hợp để tiêu diệt, ức chế những vi khuẩn có hại, bổ sung chất
điện giải, bù lại lượng nước đã mất do ỉa chảy và cho ăn các chế phẩm sinh học
để lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột là những biện pháp
không thể thiếu được cho hiệu quả điều trị cao (Trương Quang và cs 2007) [16].
- Do Ký sinh trùng:
Ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu hóa nói riêng là một
trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn cũng như các gia súc
khác. Ký sinh trùng gây ỉa chảy tồn tại ở trong phân, nước tiểu, thức ăn khi vào
cơ thể gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành phát triển thành ký sinh trùng
gây bệnh. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết ra độc tố
(nội ngoại độc tố). Ngoài ra trong quá trình di hành, sinh trưởng và phát triển
chúng gây tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa chảy. Các loại ký sinh
trùng gây viêm ruột ỉa chảy ở lợn:
Eimeria.spp: Cầu trùng
Ascaris: Giun đũa
Pasciotopisbusky: Sán lá
- Tiêu chảy ở lợn còn do người chăn nuôi lạm dụng thuốc kháng sinh làm
tăng cường tính kháng sinh của vi khuẩn.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (2004) [15] cho rằng: sai sót về chế độ
dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột về chế độ thức ăn, sự sai sót về sử dụng thuốc
điều trị, dùng kháng sinh điều trị quá dài hoặc bị một số bệnh đường tiêu hóa
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi gây ra hội chứng tiêu chảy hay còn
gọi là hội chứng loạn khuẩn.
* Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy:
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy biểu hiện rất rõ ràng và điển
hình.
Phân lúc đầu có thể táo bón sau đó lỏng tình trạng này kéo dài vài ngày
cho đến hàng tháng.
Nhìn chung lợn bị tiêu chảy sẽ mất nhiều nước, mất các chất điện giải, rối
loạn emzym gây suy nhược, gầy yếu lông dựng và xù.
Lợn biếng ăn có khi nôn mửa, thân nhiệt tăng nhẹ.
Tiêu chảy nặng kéo dài làm con vật kiệt quệ, lông dựng đứng, niêm mạc
miệng, niêm mạc mắt nhợt nhạt, đi lại siêu vẹo. Trường hợp cấp tính con vật có
thể chết do mất máu, mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến hạ huyết áp, trụy tim
mạch thường ở bệnh truyền nhiễm, viêm ruột cấp, dịch tả.
Lợn bị mắc bệnh tiêu chảy cũng có các triệu chứng điển hình do từng loại
nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy: Bệnh phó thương hàn phân màu vàng nhạt;
Bệnh dịch tả phân lỏng vọt cần câu có mùi thối khắm; Bệnh hồng lỵ phân có lẫn
máu tươi (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [4].
Theo Lê Văn Năm (1998) [11] cho biết phân lợn bị tiêu chảy do cầu trùng
có lẫn máu, thậm chí máu chiếm phần lớn của phân. Bệnh ỉa chảy phân trắng
con vật sốt, phân màu trắng chuyển sang màu vàng nhạt, mùi thối. Bệnh giun
sán phân táo xen lẫn phân lỏng, con vật còi cọc chậm lớn.
* Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông,
khử trùng tiêu độc.
Không vận chuyển nhập lợn từ nơi khác vào khi chưa được kiểm tra và điều
trị triệt để, phải có thời gian trống chuồng thích hợp trước khi nhập đàn mới.
Thức ăn nước uống phải sạch sẽ kết hợp với chăm sóc quản lý tốt để tạo
sức đề kháng tốt cho vật nuôi.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Khống chế côn trùng và loài gặm nhấm.
Lợn bệnh phải được cách ly.
Tẩy giun sán định kỳ bằng: Tayzu, Mebendazol, Levamisol…
Khi lợn con mới sinh ra phải được bú sữa đầu. Tập cho lợn ăn sớm, khi
cho lợn con ăn thức ăn đảm bảo số lượng và chất lượng.
Tiêm phòng vacxin dịch tả lợn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, tiêm
vacxin E.coli, Farvovirus cho lợn mẹ trước khi sinh.
Bổ sung sắt cho lợn con phòng bệnh phân trắng.
Bổ sung các chế phẩm sinh học như: ME, Orgacids, Bio để phòng và
chống bệnh tiêu chảy rất hiệu quả.
- Trị bệnh
Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên việc điều trị khá
phức tạp. Căn cứ vào từng nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng khác nhau mà ta
tiến hành điều trị một cách có hiệu quả nhất. Nguyên tắc chung trong điều trị
bệnh là loại trừ ngay nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy và phải đồng thời điều trị
triệu chứng.
+ Điều trị theo triệu chứng:
Tiêu chảy bao giờ cũng dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải ở con vật
như HCO
-
3
, K
+
, Na
+
, Cl
-
… Nếu hiện tượng mất nước quá nhiều gây nôn mửa,
tiêu chảy, ra mồ hôi nhiều, chảy máu làm cho con vật có thể chết. Vì vậy điều trị
phải bổ sung chất điện giải chống mất nước, có thể dùng:
Glucose 5%: 100 ml - 250 ml/con tiêm truyền tĩnh mạch.
Sử dụng Orezol cho uống.
Bổ sung Vitamin B, Vitamin C, Vitamin K để tăng cường sức đề kháng
cho con vật.
+ Điều trị nguyên nhân:
Khi mà ta xác định được nguyên nhân gây ra tiêu chảy ta có thể điều trị
theo các phương pháp sau:
Nếu do cầu trùng: dùng Hancoc.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Nếu do vi khuẩn: dùng kháng sinh phổ tác dụng rộng Norfloxacin, Coli -
Tialin…
Nếu do cầu trùng và vi khuẩn: có thể dùng Hancoc và kháng sinh
Oxytetracylin để điều trị.
Nếu do ký sinh trùng dùng: Hanmectin, Mebendazol.
Nếu do virut phải nâng sức đề kháng cho con vật bằng các thuốc trợ lực
và tiêm tối miễn dịch cho từng loại bệnh, phòng bội nhiễm kế phát bằng kháng
sinh Tetramycin, Ampicillin và Sulfamid điều trị tiêu chảy.
+ Điều trị cụ thể:
Điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn bằng các thuốc kháng sinh đặc hiệu với
vi khuẩn đường tiêu hóa và các thuốc điều trị kí sinh trùng kết hợp với thuốc trợ
sức, trợ lực, cân bằng điện giải chống nôn, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Dùng:
+ Viaquyl: 2 ml/10kg TT
+ Bcomplex: 5ml tiêm bắp thịt ngày 1 lần
+ Catosal: 2 ml/10kg TT
+ Duphafloxacin: 1ml/10kg TT
2.1.4. Những hiểu biết về vi khuẩn thường gặp trong bệnh tiêu chảy
* Vi khuẩn E.coli.
Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhóm Eschericheae, loài
Escherichia.
Trong các vi khuẩn đường ruột loài
Escherichia là loài phổ biến nhất. Loài này
xuất hiện và sinh sống trong động vật chỉ
vài giờ sau khi sinh và tồn tại cho đến khi
con vật chết, E.coli sống bình thường trong
đường ruột của người và động vật. Khi các
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú
y kém, sức chống đỡ bệnh tật của con vật yếu,
thì E. coli trở lên cường độc và có khả năng gây
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Hình 2.1: Vi khuẩn E. coli
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
bệnh E. coli có những đặc điểm chung sau đây: nhuộm màu gram âm, không
tạo thành nha bào, phần lớn là di động, thường tạo indol, không mọc trên môi
trường xitrat, không phân hủy ure,
không làm rữa genlatin.
- Đặc điểm hình thái.
Trực khuẩn E.coli có dạng hình
gậy ngắn, kích thước 0,6µm 2 -3µm, 2
đầu tròn, khi trong cơ thể có hình cầu.
Trực khuẩn đứng riêng lẻ đôi khi xếp
thành chuỗi ngắn, xung quanh thân có
lông nên có thể di động được. Khi
nhuộm bắt màu Gram (-) không hình thành nha bào. Trong tổ chức và dịch thể
ngâm ra từ bệnh tích thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu sẫm ở 2 đầu. Tuy
nhiên cũng có khi gặp những biến chủng không di động và không có lông.
- Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [24] trực khuẩn E.coli hiếu khí và
yếm khí tùy tiện, mọc trên môi trường dinh dưỡng bình thường. Chúng có khả
năng sinh sản trong nước sinh lý, mọc ở nhiệt độ 15
0
C - 24
0
C, nhưng thích hợp
nhất là 37
0
C, độ pH thích hợp nhất là 7,4. Vi khuẩn E. Coli phát triển dễ dàng
trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Trong môi trường nước thịt: Khuẩn lạc phát triển tốt, môi trường rất đục,
có cặn lắng xuống đáy, màu tro nhạt. Canh trùng có mùi hôi thối.
Môi trường thạch thường: Ở 37
0
C sau 24 giờ hình thành nhứng khuẩn lạc
hình tròn ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, dường kính 2 - 3
mm. Để lâu khuẩn lạc phát triển rộng ra và có thể quan sát thấy cả những khuẩn
lạc dạng R và dạng M.
Trên môi trường Gelatin: E. Coli không làm tan chảy gelatin.
Môi trường AMBE: Chúng hình thành những khuẩn lạc màu tím đen.
Môi trường Wilson Bcur: E. coli bị kiềm chế.
Môi trường Istrali: E.coli hình thành khuẩn lạc màu vàng.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
ADN
Tế bào chất
Màng tế bào
Lông roi
Hình 2.2: Vi khuẩn E.coli
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Môi trường Endo: E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ mận có ánh kim.
- Đặc tính sinh hóa
Trực khuẩn E.coli lên men và sinh hơi đường Glucoza, Galactoza,
Mantoza, Arabinoza, lactoza, xyloza, ramnoza, mannitol, fructoza. Có thể lên
men hay không lên men: Saccaroza, rafinoza, salixin, esculin, dunxit, glyxerol.
Chủng Bacterium coli commune không lên men saccaroza, trái lại ba chủng khác
là B. Coli communior, B lactis và B. Cloacae lên men saccaroza.
Không nên men Dextrin, Amindin, Glycozen, Xenlobio.
E.coli làm đông sữa sau 24h - 37h ở 37
0
C.
Phản ứng Indol: Dương tính.
Phản ứng H
2
S: Âm tính.
Phản ứng M.R: Dương tính.
Phản ứng V.P: Âm tính
Hoàn nguyên nitrat thành nitrit.
- Sức đề kháng của mầm bệnh
Trực khuẩn E.coli không chịu được nhiệt độ cao, chúng bị tiêu diệt ở 60
0
C
trong vòng 15 - 30 phút, 100
0
C chết ngay. Các chất sát trùng thông thường như
Formon 1%, Crezin 5%, nước vôi 20% có thể tiêu diệt E.coli trong vòng từ 5
phút.
E.coli đề kháng với sự sấy khô, chúng có độ nhạy cảm cao với nhiều loại
kháng sinh.
Theo Lê Ngọc Anh, Phạm Khắc Hiếu (1997) [1] khi nghiên cứu về tính
mẫn cảm và tính kháng của E.coli với các loại kháng sinh hiện đang dùng ở
nước ta đã nhận xét những kháng sinh có tác dụng tốt với E.coli là Neomycin
còn Streptomycin có hoạt tính kháng sinh thấp đối với các chủng E.coli gây
bệnh ở nước ta nên hiệu quả điều trị bệnh sẽ rất thấp.
- Các chủng E.coli gây bệnh
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước
ngoài về việc định ra các chủng E.coli gây bệnh. Bệnh ỉa chảy của lợn con gây
ra chủ yếu do 4 type:
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
O
8
gồm có 2 serotype K87 (B), K88 (L)
O
138
gồm có 2 serotype K81, K88 (L)
O
147
gồm có 2 serotype K89 (B), K88 (L)
O
(1,117)
gồm có 2 serotype KH, K88 (L)
- Điều kiện xuất hiện bệnh E.coli
Bệnh do E.coli gây ra sẽ xuất hiện do một số yếu tố sau: Điều kiện môi
trường, chăm sóc không đầy đủ, thức ăn cho mẹ có chất lượng thấp, thời gian
cho bú sữa đầu không kịp thời gây tình trạng thiếu các Globulin miễn dịch ở con
non, cơ thể con non nhạy cảm với bất kỳ tác động nào bên ngoài.
- Đường nhiễm bệnh
Đường nhiễm bệnh chủ yếu do ăn
uống. Khi bị nhiễm bệnh E.coli phát triển
nhanh trong đường ruột. Chúng tự hủy
hoại và giải phóng ra các độc tố, độc tố
này xâm nhập vào dòng lympho, do đó
máu nhiễm độc và con vật sẽ chết.
* Vi khuẩn Salmonella.
- Nguồn bệnh của vi khuẩn
Giống Salmonella gồm trên 600 chủng vi khuẩn, chủng đại diện của giống
này là Salmonella cholerae suis, trực khuẩn phó thương hàn lợn, do Salmon và
Smith phân lập vào năm 1885 trên lợn mắc bệnh dịch tả. Lúc đó người ta cho
rằng đó là vi khuẩn gây bệnh dịch tả lợn, nhưng sau đó người ta phát hiện virut
dịch tả lợn thì vi khuẩn Salmonella cholerae suis chỉ là một vi khuẩn kế phát
trong bệnh dịch tả lợn.
- Đặc điểm hình thái và đặc tính nuôi cấy:
Salmonella là một vi khuẩn hình gậy, hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6µm
x 1 - 3µm. Không hình thành giáp mô và nha bào, phần lớn có từ 7 - 12 lông nên
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Hình 2.3: Vi khuẩn Salmonella
(Pilus: tiên mao, Plagellum: lông roi,
Plasma membaranse: màng plasma,
cell wall: thành tế bào, capsule: bao nang)
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
có khả năng di động được. Bắt màu Gram âm, dễ nhuộm với các thuốc nhuộm
thông thường.
Vi khuẩn Salmonella sống được ở điều kiện hiếu khí và yếm khí, nhiệt độ
thích hợp 37
0
C, pH = 7,2 - 7,6. Salmonella gây bệnh cho động vật sinh trưởng
tốt ở môi trường hiếu khí hơn ở môi trưởng yếm khí.
Trên môi trường nước thịt: Sau khi cấy 18 giờ canh trùng đục đều, nếu nuôi
cấy lâu ngày thì ở đáy ống có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng.
Trên môi trường thạch thường: Hình thành những khuẩn lạc tròn, trong
sáng, ẩm ướt, nhẵn bóng, hơi lồi nên ở giữa. Một số chủng như Salmonella
typhymurium không hình thành khuẩn lạc có bờ chất dính.
Trên môi trường thạch thỉnh thoảng thấy khuẩn lạc dạng R, nhám và mờ.
Salmonella abortus equi lần đầu tiên cấy từ bệnh phẩm ở môi trường thạch hình
thành khuẩn lạc khô, hình hạt lỗ chỗ.
Vi khuẩn Salmonella không làm tan chảy Genlatin. Salmonella paratyphy
B sau khi cấy từ 8 - 10 ngày sinh ra nhiều chất dính, dần dần lắng xuống đáy
ống.
- Đặc tính sinh hóa
Trực khuẩn Salmonella phần lớn lên men sinh hơi đường Glucoza,
Mantoza, Levuloza, Galactoza… trừ một số salmonella sau chỉ lên men nhưng
không sinh ra hơi như: Salmonella abortus equi, Salmonella abotus bovis,
Salmonella typhi suis, Sal. gallinarum và Sal. Enteritidis dublin.
Salmonella pullorum không lên men đường maltoza và Salmonella
cholerae suis không lên men arabinoza.
Phần lớn các loài Salmonella không lên men saccaroza mà lactoza.
Đa số Salmonella không làm tan chảy genlatin, không thủy hóa ure,
không sản sinh Indol.
Sinh H
2
S: Dương tính, trừ salmonella paratyphy A, Salmonella equi,
Salmonella typhi suis không sản sinh H
2
S.
Phản ứng P.V: Âm tính
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Phản ứng M.R: Dương tính, trừ Salmonella cholerace suis, Salmonella
pullorum và Salmonella gallinarum cho phản ứng M.R âm tính.
Người ta thường dùng các môi trường đặc biệt để phân lập vi khuẩn
Salmonella như thạch E.M.B (Eosin methylen blue), môi trường kauffman, môi
trường S.S (Shigella - Salmonella).
- Sức đề kháng của Salmonella
Mầm bệnh có sức đề kháng cao đối với tác động của môi trường bên
ngoài, chúng giữ khả năng sống rất lâu khi bị phơi khô, theo bụi bặm sống được
50 ngày, trong phân sống được 4 năm, Salmonella chết trong canh trùng ở nhiệt
độ 60
0
C trong vòng 60 phút, 70
0
C trong vòng 25 phút, 75
0
C trong vòng 5 phút.
Vô hoạt chúng trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 80
0
C và 2 - 3h trong vòng 60
0
C.
Đặc biệt Salmonella chịu được nhiệt độ thấp, 10
0
C trong vòng 115 ngày, ở nhiệt
độ đong lạnh Salmonella tồn tại được 7 tháng.
- Đường nhiễm và khả năng truyền bệnh
Thực tế cho thấy đường nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa và
đường hô hấp. Lợn con có thể nhiễm bệnh do tiếp xúc với những con bệnh khác
hoặc trong ăn uống. Đặc biệt qua sữa và bú sữa, lợn con bị bệnh ăn phải các loài
gặm nhấm chết vì bệnh Salmonella, vì vậy lây nhiễm có thể qua đường tiêu hóa.
Tuy nhiên kết quả gây nhiễm còn phụ thuộc vào chủng vi khuẩn, liều lượng gây
nhiễm và sức chống đỡ của lợn bị gây nhiễm.
- Sinh bệnh
Mầm bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi nhanh chóng đi vào hệ
Lympho của ruột, từ đó chúng vào hệ tuần hoàn, vi khuẩn này tiết ra độc tố.
Chính loại độc tố này có tác dụng thúc đẩy quá trình xâm nhập của vi khuẩn
trong cơ thể, nếu vi khuẩn xâm nhập vào ruột và phát triển thành một lượng lớn
độc tố trở nên tăng cường với một lượng rất cao làm phá vỡ hàng rào bảo vệ của
cơ thể. Tuy nhiên cũng có lượng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ lympho
của ruột rồi từ đó chúng xâm nhập vào máu và gây lên tình trạng nhiễm trùng
huyết. Khi mầm bệnh vào máu, chúng tiết ra độc tố giai đoạn ủ bệnh lúc này sẽ
kết thúc và thể hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
2.1.5. Thành phần và tác dụng của hỗn hợp vi khuẩn Probiotics
* Định nghĩa Probiotics:
Từ “Probiotics” có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”.
Tuy nhiên, định nghĩa về probiotics đã phát triển nhiều theo thời gian. Lily và
Stillwell (1965) đã mô tả trước tiên Probiotics như hỗn hợp được tạo thành bởi
động vật nguyên sinh thúc đẩy sự phát triển của đối tượng khác. Định nghĩa này
được mở rộng hơn bởi Sperti vào đầu những năm bảy mươi bao gồm dịch chiết
tế bào thúc đẩy phát triển của vi sinh vật. Sau đó, Parker (1974) đã áp dụng khái
niệm này đối với phần thức ăn gia súc có một ảnh hưởng tốt đối với cơ thể vật
chủ bằng việc góp phần vào cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột gia súc. Vì vậy,
khái niệm “Probiotics” được ứng dụng để góp phần vào cân bằng hệ vi sinh vật
ruột.
Định nghĩa chung này được làm cho chính xác hơn bởi Fuller (1989), ông
định nghĩa Probiotics như “một chất bổ trợ thức ăn chứa vi sinh vật sống mà có ảnh
hưởng có lợi đến vật chủ bằng việc cải thiện cân bằng hệ vi sinh vật ruột của nó”.
Khái niệm này sau đó được phát triển xa hơn: “vi sinh vật sống (vi khuẩn lactic và
vi khuẩn khác, hoặc nấm men ở trạng thái khô hay bổ sung trong thực phẩm lên
men) ảnh hưởng có lợi đối với sức khỏe của vật chủ sau khi được tiêu hóa nhờ cải
thiện tính chất hệ vi sinh vật vốn có của
vật chủ”.
* Thành phần vi khuẩn
Probiotics
- Lactobacillus acidophilus có khả
năng sản xuất acid lactic và các chất diệt
khuẩn như lactocidin, ngăn cản sự xâm
nhập và ức chế sự tăng sinh của các vi
khuẩn gây bệnh, giúp cho cơ thể đề
kháng với nhiễm khuẩn đường ruột.
Lactobacillus acidophilus có khả năng sống 2 ngày trong dịch vị, 5 ngày
trong dịch mật tinh khiết, 8 ngày trong dịch tràng. Ngoài ra chúng còn có khả
Thào Ngọc Chính Lớp K52 ĐH Chăn Nuôi Thú Y
Hình 2.4: Lactobacillus acidophilus