Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.87 KB, 60 trang )

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
A .HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ TRỌNG TÂM
I. DẠNG BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ HÌNH TRÒN VÀ NHẬN XÉT
1. Đối với dạng biểu đồ một hình tròn.
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lương thực của các vùng nước ta năm 2005.
(Đơn vị: 1000 tấn)
Các vùng Sản lượng lương thực
ĐBS Hồng 6519,7
Đông Bắc 3199,7
Tây Bắc 945,7
Bắc Trung Bộ 3691,7
DHN.Trung Bộ 2451,3
Tây Nguyên 1680,4
Đông Nam Bộ 1646,7
ĐBS Cửu Long 19448,2
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu SLLT của các vùng nước ta năm 2005
b. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về SLLT giữa các vùng
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu:
Cơ cấu sản lượng lương thực giữa các vùng nước ta năm 2005.

Các vùng Tỉ lệ %
ĐBS Hồng 16,44
Đông Bắc 8,07
Tây Bắc 2,39
Bắc Trung Bộ 9,31
DHN.Trung Bộ 6,18
Tây Nguyên 4,24
Đông Nam Bộ 4,15


ĐBS Cửu Long 49,05
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lương thực của các vùng nước ta năm 2005.
1
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
b. Nhận xét:
- Sản lượng lương thực của các vùng ở nước ta không đều nhau.
- Cao nhất là ĐB sông Cửu Long đến ĐB sông Hồng, tỉ trọng tương ứng là (49,05%
và 16,44%).
- Thấp nhất: Tây Bắc (2,39%), đến Đ.Nam Bộ (4,15%), Tây Nguyên (4,24%).
c. Giải thích:
- SLLT khác nhau giữa các vùng là do các ĐKTN, KT - XH ở các vùng không giống
nhau.
- Đối với 2 vùng trọng điểm lúa (ĐB sông Cửu Long và ĐB sông Hồng):
+ Sản lượng lương thực cao nhất, vì đây là 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất, đất
đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước phong phú.
+ Dân đông, nguồn lao động dồi dào; Nông dân có kinh nghiệm thâm canh lúa; Thị
trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
+ Hệ thống thủy lợi phát triển.
+ Các điều kiện cơ giới hóa, phân bón, công tác dịch vụ cây trồng thuận lợi hơn các
vùng khác.
+ Nhà nước có chủ trương đầu tư và có các chương trình hợp tác đầu tư quốc tế nhằm
biến 2 đồng bằng này thành các vùng trọng điểm lương thực hàng hóa.
- Các vùng khác (ngược lại) sản lượng lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ. Chủ yếu là do hạn
chế về các ĐKTN (đất đai, nguồn nước ) và các ĐK KT-XH khác
2. Dạng biểu đồ có 2 hoặc 3 hình tròn bằng nhau.
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình sử dụng đất ở nước ta trong 2 năm 1993 và 2006.

1993 (%) 2006 (1000 ha)

Đất nông nghiệp 22,2 9412,2
Đất lâm nghiệp có rừng 30,0 14437,3
Đất CD & TC 5,6 2003,7
Đất chưa sử dụng 42,2 7268,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu SD đất của nước ta năm 1993 và 2006.
b. Phân tích cơ cấu sử dụng đất và nêu xu hướng chuyển biến trong việc sử dụng đất ở
nước ta.
2
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu sử dụng đất năm 1993 và 2006 (%)
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu SD đất trong 2 năm 1993 và 2006. Đơn vị %
b. Nhận xét và giải thích:
Từ 1993 – 2006, cơ cấu sử dụng đất của nước ta có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.
- Đất nông nghiệp (tăng 2059,3 ngàn ha - 6,22%). Do có chính sách khai hoang, mở rộng
diện tích, phát triển kinh tế trang trại, do quản lý qui hoạch tốt việc chuyển mục đích sử dụng
đất, đặc biệt là chuyển sang đất chuyên dùng và thổ cư
- Đất lâm nghiệp tăng nhanh hơn (tăng 4500,9 ngàn ha - 13,59%). Nguyên nhân là do
chúng ta có chính sách đóng cửa rừng, chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển
mô hình kinh tế vườn - đồi, vườn - rừng…
- Đất chuyên dùng và thổ cư tăng chậm (tăng 148,9 ngàn ha - 0,55%). Ng.nhân: do kiểm
soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong quá trình CNH và đô thị hoá. Mặt khác, công tác dân số -
kế hoạch hoá gia đình cũng thực hiện khá tốt.
- Đất chưa sử dụng giảm mạnh (6709,1 ngàn ha - 20,26%). Do tăng cường khai hoang,
trồng rừng
1993 2006
Đất nông nghiệp 22,20 28,42

Đất lâm nghiệp 30,00 43,59
Đất chuyên dùng và thổ cư 5,60 6,05
Đất chưa sử dụng 42,20 21,94
Tổng 100,0 100,0
3
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
3. Đối với dạng 2 - 3 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau.
Cho bảng bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế năm
1995, 2000 và 2005.
(Đơn vị tính: Tỉ đồng Việt
Nam)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu TSP trong nước phân theo ngành kinh tế của
nước ta các năm 1995, 2000 và 2005.
b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu TSP trong nước và giải thích nguyên nhân của sự
chuyển dịch đó.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.
- Bước 1. Xử lý số liệu.
Cơ cấu TSP trong nước phân theo ngành kinh tế năm 1999, 2000, 2005( %)
- Bước 2. Tính bán kính cho các vòng tròn: TSP năm 2000 lớn gấp 1,40 lần năm 1995.
Suy ra bán kính của hình tròn (2000) lớn gấp
40,1
=1,18 lần bán kính hình tròn năm 1995;
1995 2000 2005
Nông - Lâm -
Thủy sản
51319,0 63717,0 76888,0
CN - Xây dựng 58550,0 96913,0 157867,0

Dịch vụ 85698,0 113036,0 158276,0
1995 2000 2005
Nông - Lâm -
Thủy sản
26,24 23,28 19,56
CN - Xây dựng 29,94 35,41 40,17
Dịch vụ 43,82 41,30 40,27
4
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
tương tự vậy, tổng sản phẩm năm 2005 lớn gấp 2,01 lần năm 1995, suy ra bán kính vòng tròn
năm 2005 lớn gấp
01,2
= 1,42 lần năm 1995
- Bước 3. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu GDP phân theo ngành năm 1995, 2000 và 2005
b. Nhận xét:
Từ 1995 – 2005:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của cả 3 khu vực là 2,01 lần. Tăng nhanh nhất là khu vực CN
- XD (2,70 lần) đến D.Vụ (1,85 lần) và sau cùng là N - L - N (1,50 lần)
- Về cơ cấu:
+ Giảm mạnh tỉ trọng của N - L - N từ 26,24% xuống còn 19,56% (giảm 6,68%).
+ Dịch vụ giảm chút ít từ 43,82% xuống còn 40,27% (giảm 3,55%).
+ Tăng tỉ trọng của ngành CN – XD từ 29,94% lên 40,27% (tăng 10,23%).
c. Giải thích:
- Sự chuyển dịch cơ cấu như trên là phù hợp với xu thế chung của thế giới và khu vực; là
do thành tựu của công cuộc đổi mới KT – XH cùng với các chính sách khuyến khích phát
triển sản xuất.
- Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều
nước trên thế giới, đã tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh quá trình CNH và
HĐH đất nước. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng GDP cao đã ảnh hưởng lớn đến việc

chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
II. DẠNG BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ CỘT VÀ NHẬN XÉT
1. Đối với dạng biểu đồ cột đơn của một đối tượng.
Cho bảng số liệu:
Tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976 – 2005. (Đơn vị: Triệu tấn).
Năm 1976 1980 1985 1990 1995 1999 2003 2005
Sản
lượng
11,8
0
11,60 15,90 19,20 24,96 31,39 34,57 35,79
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong thời kỳ trên.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân đưa đến những thành tựu trên.
5
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta từ 1976 – 2005
b. Nhận xét:
- Từ 1976 – 2005: Sản lượng lúa tăng nhanh từ 11,8 triệu tấn lên 35,79 triệu tấn (tăng
trên 3,0 lần).
- Tốc độ tăng lại khác nhau:
+ Từ 1976 - 1980: sản lượng lúa giảm (0,2 triệu tấn).
+ Từ 1985 - 2005: sản lượng lúa nước ta tăng nhanh và khá đều. Tốc độ tăng TB/năm
khoảng 1,0 triệu tấn.
c. Giải thích:
Nguyên nhân dẫn tới sản lượng lúa của nước ta tăng lên không ngừng, đó là do:
- Diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng.
- Công tác thủy lợi được quan tâm đúng mức.
- Đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng.

- Do thay đổi cơ cấu mùa vụ.
- Cơ chế khoán 10 cùng luật ruộng đất đã tạo ra sự chuyển biến nhanh trong sản xuất
nông nghiệp.
- Nhà nước tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa và thị trường có nhu cầu lớn.
2. Đối với dạng biểu đồ cột đơn diễn biến qua các thời kỳ.
Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội qua các thời kỳ. (Đơn vị: %)
Thời kỳ
1961
-
1965
1966
-
1970
1971
-
1975
1976
-
198
0
1981
-1985
1986
-
1990
1999
-2003
2005
6

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Tăng trưởng
GDP
9,6 0,7 7,3 1,4 7,3 4,8 7,5 8,4
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội trung bình của
nước ta qua các thời kỳ trên.
b. Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, hãy phân tích làm nổi bật thực trạng nền
kinh tế nước ta trong thời kỳ trên.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.
Tốc độ tăng trưởng TSP XH của nước ta thời kỳ từ 1961 – 2005
b. Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng TSPXH rất không đều qua các thời kỳ.
- Từ 1961- 1965: Chúng ta thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I. Miền Bắc tiến hành công
nghiệp hoá XHCN, được sự chi viện có hiệu quả, to lớn của các nước XHCN. Vì vậy tốc độ
tăng trưởng TSPXH đạt mức cao (9,6%).
- Từ 1966 - 1970: M.Bắc phải chống chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ (1964
Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc), sản xuất bị đình trệ. Vì vậy, PSPXH chỉ tăng 0,7%.
- Từ 1971 - 1975: miền Bắc vừa có chiến tranh vừa có hòa bình (01/01/1973 Mỹ ngừng
ném bom phá hoại) miền Bắc đã có điều kiện phục hồi nền kinh tế. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng
TSP XH khá cao (7,3%). Nhưng thời kỳ này tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào viện trợ
của nước ngoài; Nhập siêu rất lớn.
- Từ 1976 -1980: đây là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn nhất: nguồn viện trợ bị cắt
giảm đột ngột; nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, lại trải qua mấy chục năm phát triển theo 2
hướng khác nhau, chúng ta phải mất một số năm mới có thể thống nhất lại. Mặt khác, Mỹ
thực hiện chính sách cấm vận ráo riết chống Việt Nam. Vì vậy, tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng
1,4%.
- Từ 1981 – 1985: sức mạnh của đất nước thống nhất dần dần được phát huy; Mặt khác,
chúng ta đã tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài. Vì vậy, TSP xã hội tăng trưởng khá
(7,3%).

7
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
- Từ 1986 – 1990: bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn bộ nền KT-XH, giai đoạn
đầu do chưa thích ứng được với cơ chế thị trường, vì vậy TSP XH chỉ tăng 4,8%, nhưng giai
đoạn này nhập siêu đã giảm, bắt đầu có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
- Từ 1999 – 2003 và đến 2005: công cuộc đổi mới toàn bộ nền kinh tế đã phát huy tác
dụng rõ rệt, chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với việc tăng cường quan hệ hợp tác với
nước ngoài đã thu hút một nguồn lực lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế của đất
nước. Thời kỳ này, mặc dù nhập siêu của Việt Nam có xu hướng tăng, song khác hẳn về bản
chất so với các giai đoạn trước. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng TSP XH đạt ở mức cao
7,5% (1999 - 2003) và 8,4% (2005)
3. Dạng biểu đồ cột đơn - gộp nhóm của các đối tượng có cùng một đại lượng.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì từ 1975-2005 (Đơn vi: 1000 ha).
Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm
1975 210,1 172,8
1980 371,7 256,0
1985 600,7 470,3
1990 542,0 657,3
1995 716,7 902,3
1998 808,2 1202,3
2000 778,1 1451,3
2002 840,3 1505,3
2005 796,6 1599,2
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình biến động diện tích gieo trồng cây CN
hàng năm và cây CN lâu năm từ 1975 - 2005.
b. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên về sự mở rộng diện tích các loại cây trên.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp

hàng năm và lâu năm của nước ta từ 1975 - 2005.
8
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
b. Nhận xét:
Từ 1975 - 2005, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 6,25 lần, tốc độ tăng khác nhau:
- Cây công nghiệp lâu năm: diện tích tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm (tăng
9,25 lần), tăng mạnh từ năm 1980 khi chúng ta phát triển cây cao su lên Tây Nguyên và cây
cà phê ở Đông Nam Bộ, tăng đặc biệt nhanh là từ 1995 khi giá cà phê trên thế giới tăng cao.
- Cây công nghiệp hàng năm: diện tích tăng không mạnh (khoảng 4,0 lần), thậm chí có
thời kỳ lại giảm (1985 - 1990 giảm 58.700 ha), diện tích lại biến động qua các thời kỳ
c. Giải thích:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục là do chúng ta có tiềm năng lớn cả về TN,
KT-XH:
- Về ĐKTN:
+ Đất feralit diện tích rộng (trong đó có loại đất rất tốt như đất đỏ ba dan).
+ Khí hậu nhiệt đới - ẩm rất thích hợp cho cây ưa nhiệt (cà phê, cao su), khí hậu có sự
phân hóa Vì vậy cơ cây cây công nghiệp cũng đa dạng (các cây có nguồn gốc nhiệt đới,
cận nhiệt đới).
+ Nguồn nước phong phú, đặc biệt là nguồn nước ngầm.
- Về ĐK KT-XH:
+ Có nguồn LĐ dồi dào, chất lượng đang được nâng cao.
+ Có chính sách đầu tư của Nhà nước đối với các vùng chuyên canh và đối với từng
loại cây công nghiệp.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng (trong và ngoài nước).
- Riêng cây công nghiệp hàng năm, diện tích tăng chậm và không ổn định bởi vì:
+ Khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế, phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thường trồng
xen canh trên đất lúa.
+ Gần đây, chúng ta đã chuyển một số cây công nghiệp hàng năm như dâu tằm, mía
lên vùng núi và cao nguyên nên diện tích đang được mở rộng.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định cũng tác động mạnh đến sự phát triển cây

CN hàng năm.
4. Đối với dạng biểu đồ cột đơn - gộp nhóm theo các đại lượng khác nhau.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng một số loại cây công nghiệp
lâu năm và hàng năm của nước ta năm 1985, 1995, 2005.
Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn)
1985 1995 2005 1985 1995 2005
Cây công nghiệp 404,9 870, 1631, 701,5 1748, 3101,4
9
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
lâu năm 5 8 8
Cây công nghiệp
hàng năm
551,6
668,
9
800,7
6024,
0
1130
1,9
15883,
3
a. Vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng của cây công nghiệp lâu năm, và hàng
năm thời kì trên.
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về diện tích, sản lượng của các loại cây CN thời
kỳ trên
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.
Biểu đồ so sánh diện tích, sản lượng giữa cây công nghiệp

lâu năm và hàng năm từ 1985-2005.
b. Nhận xét :
- Từ 1985 – 2005: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp đều tăng (tương ứng là 2,54
và 2,82 lần).
- Tốc độ tăng lại khác nhau: Cây công nghiệp lâu năm: diện tích tăng 4,03 lần, sản lượng
tăng 4,42 lần. Cây công nghiệp hàng năm (1,45 lần và 2,64 lần)
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng dần, đến 1995 vượt diện tích cây công nghiệp
hàng năm.
- Sản lượng cây công nghiệp hàng năm luôn luôn cao hơn cây công nghiệp lâu năm, mặc
dù từ năm 1995 diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn, nhưng do diện tích trồng
mới của cây công nghiệp lâu năm chưa cho sản phẩm.
c. Giải thích:
- Sự phát triển nhanh của sản xuất cây công nghiệp (đặc biệt là cây lâu năm) chủ yếu do
nhu cầu lơn của thị trường trong và ngoài nước.
- Mặt khác, một số cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế (mía, lạc, đậu tương )
đang phát triển mạnh lên miền núi ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã đưa sản lượng cây
công nghiệp hàng năm tăng nhanh.
5. Đối với dạng biểu đồ thanh ngang.
Cho bảng số liệu:
10
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng nước ta năm 2005. (Đơn vị: %)
Vùng Tỉ lệ thất nghiệp
Cả nước 5,31
Đông Bắc 5,12
Tây Bắc 4,91
Đồng bằng sông Hồng 5,61
Bắc Trung Bộ 4,98
Nam Trung Bộ 5,52
Tây Nguyên 4,23

Đông Nam Bộ 5,62
ĐB sông Cửu Long 4,87
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng nước ta năm
2005.
b. Rút ra nhận xét và nêu các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực thành
thị.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng nước ta năm 2005
b. Nhận xét:
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của cả nước là 5,31% (vẫn còn ở mức cao).
- Cao nhất là Đ.Nam Bộ (5,62%), ĐB Sông Hồng (5,61%), Nam Trung Bộ (5,52%). Điều
này phản ánh những khó khăn trong phát triển kinh tế ở khu vực đô thị nhất là CN và dịch
vụ.
- Những vùng còn lại, tỉ thất nghiệp thấp hơn mức TB của cả nước, thấp nhất là Tây
Nguyên (4,23%). Nguyên nhân chủ yếu là do cả CN & đô thị đều chưa phát triển.
c. Giải pháp
Để giải quyết việc làm ở khu vực đô thị cần phải:
11
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
- Phát triển các hoạt động CN, dịch vụ với qui mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật tinh
xảo và cần nhiều lao động.
- Đẩy mạnh hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động
6. Đối với dạng biểu đồ cột đơn - gộp nhóm của nhiều đối tượng trong một thời điểm.
Cho bảng số liệu:
Thu nhập bình quân/người/tháng của các nhóm phân theo thành thị, nông thôn và
theo vùng
nước ta năm 2004. (Đơn vị: 1000 đồng VN)
Trung bình
chung

Nhóm có TN thấp
nhất
(20% số hộ)
Nhóm có TN cao
nhất
(20% số hộ)
Cả nước 484,4 141,8 1182,3
Thành thị 815,4 236,9 1914,1
Nông thôn 378,1 131,2 835,0
Đồng bằng sông
Hồng 488,2 163,6 1139,5
Đông Bắc 379,9 124,1 872,2
Tây Bắc 265,7 95,0 611,5
Bắc Trung Bộ 317,1 114,5 684,2
Duyên hải Nam
Trung Bộ 414,9 141,2 917,7
Tây Nguyên 390,2 118,6 903,9
Đông Nam Bộ 833,0 233,1 2032,5
ĐBằng sông Cửu
Long 471,1 158,8 1071,0
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự phân hóa thu nhập BQ/người/tháng của cả nước, ĐB sông Hồng
và Đông Nam Bộ.
b. Từ bảng số liệu rút ra nhận xét về thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện sự phân hoá giàu, nghèo của cả nước, ĐBS.Hồng và ĐNBộ năm
2004
12
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
b. Nhận

xét:
TNBQ/người/tháng của nước ta rất chênh lệch giữa các vùng và giữa các nhóm:
- Nhóm trung bình:
+ Cả nước: TNBQ/ng/tháng là 484.400đ.
+ Giữa thành thị & nông thôn chênh lệch 2,16 lần.
+ Giữa vùng: cao nhất là Đông Nam Bộ và thấp nhất là Tây Bắc (3,14 lần).
+ Giữa Đông Nam Bộ & Đồng bằng sông Hồng (1,71 lần).
- Giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất:
+ Cả nước chênh lệch 8,34 lần; Thành thị (chênh lệch 8,10 lần).
+ Nông thôn (6,36 lần). Đ.Nam Bộ (8,72 lần), ĐBS.Hồng (6,97 lần).
+ Những vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch này cũng khá lớn như
Tây Bắc (6,44 lần), Tây Nguyên (7,62 lần), Đông Bắc (7,03 lần)
Kết luận: TNBQ/người/tháng ở nước ta vẫn còn thấp so với TG và một số nước trong
khu vực, hiện nay đang có xu hướng tăng lên cùng quá trình CNH và HĐH đất nước, đời
sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thì
sự phân hóa giàu, nghèo lại đang có xu hướng tăng (đặc biệt ở khu vực kinh tế phát triển). Vì
vậy, cần phải có sự điều tiết của Nhà nước.
III. DẠNG BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN VÀ NHẬN XÉT
1. Đối với dạng biểu đồ có 1 đường biểu diễn.
Cho bảng số liệu sau:
Dân số nước ta qua các thời kỳ từ năm 1921 – 2005 (Triệu người).

Năm
192
1
193
6
195
4
196

1
197
0
198
0
198
9
199
5
199
9
200
5
Số
dân
15,
6
19,
0
23,
8
32,
0
41,
9
53,
7
64,
0
73,

9
76,
3
83,
1
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng dân số của nước ta thời kỳ từ 1921 -
2005.
b. Rút ra nhận xét và nêu hậu quả của gia tăng dân số nhanh ở nước ta.
13
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số của nước ta từ 1921 – 2005
b. Nhận xét:
- Do dân số nước ta tăng rất nhanh làm cho qui mô dân số ngày càng lớn.
- Từ 1921 - 2005: dân số nước ta tăng 5,33 lần (tăng thêm 67,5 triệu người) tương đương với
số dân của quốc gia đông dân trên thế giới.
- Thời gian tăng dân số gấp đôi rút ngắn dần: từ 1921 - 1961 (40 năm) dân số nước ta tăng
gấp đôi; từ 1961 - 1989 (28 năm) dân số lại tăng gấp đôi.
c. Hậu quả của sự tăng dân số quá nhanh:
- Chất lượng cuộc sống giảm sút: GDP/người thấp, LT-TP, y tế, VH-GD khó nâng cao chất
lượng
- Tài nguyên - môi trường bị hủy hoại (nạn phá rừng, xói mòn đất đai, ô nhiễm nguồn nước,
không khí, không gian cư trú chật hẹp ).
- Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế (tích luỹ và tăng trưởng GDP )
2. Đối với dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn có cùng một đại lượng.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích trồng cà phê và cao su ở VN từ 1990 – 2005 (1.000 ha)
Năm 1990 1992 1995 1999 2000 2003 2005


phê
119,3 103,9 186,4 477,7 397,0 510,2 497,4
Cao
su
221,7 212,4 278,4 394,9 394,0 440,8 482,7
a. Vẽ trên cùng một biểu đồ hai đường biểu diễn thể hiện tình hình biến động diện tích
gieo trồng cây cà phê và cao su ở nước ta thời kỳ trên.
b. Nhận xét sự thay đổi diện tích trồng giữa cây cà phê và cao su.
Hướng dẫn giải
14
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
a.Vẽ biểu đồ.
Tình hình phát triển diện tích cây cà phê và cao su ở nước ta từ năm 1990 - 2005.
b. Nhận xét.
- Trong thời gian từ 1990 - 2005, diện tích của cây cà phê và cao su đều tăng.
- Tốc độ tăng khác nhau qua các thời kỳ:
+ Cây cà phê: diện tích tăng 4,17 lần (riêng năm 1992 diện tích giảm 15.400 ha so với
1990); từ 1995 diện tích bắt đầu tăng rất nhanh đến 2000 vượt diện tích của cây cao su.
+ Cây cao su: Diện tích tăng 2,18 lần, tăng không ổn định (năm 1992 giảm 9.300 ha so
với năm 1990, năm 2000 giảm 900 ha so với năm 1999); Bắt đầu tăng tăng nhanh từ sau năm
1995.
c. Giải thích.
Cà phê và cao su đều là cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, nhưng diện tích
cà phê tăng nhanh hơn bởi vì thời gian gieo trồng và cho thu hoạch nhanh hơn, giá trị kinh tế
cao, thị trường của cà phê được mở rộng hơn.
3. Đối với dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn không cùng đại lượng.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa cả năm từ 1981 - 2005.
Năm 1981 1990 1995 1999 2003 2005
Diện tích (triệu ha) 5,56 6,04 6,77 7,65 7,45 7,33

Sản lượng (triệu tấn) 12,4 19,23 24,96 31,39 34,57 35,83
a. Vẽ trên cùng một biểu đồ các đường biểu diễn về diện tích và sản lượng lúa thời kỳ trên.
b. Nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng về diện tích và sản lượng lúa trong thời kỳ trên.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.
Với bảng số liệu trên, ta có thể vẽ bằng 2 cách:
Biểu đồ biểu diễn diện tích và sản lượng lúa cả năm từ 1981 - 2005.
Cách 1. Lấy tỉ lệ 2 trục đứng bằng nhau Cách 2. Dùng 2 trục đứng có tỉ lệ khác nhau
15
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
b. Nhận xét.
- Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng lúa được thể hiện bằng năng suất lúa (tạ/ha):
Năm 1981 1990 1995 1999 2003 2005
Năng suất lúa (tạ/ha) 22,3 31,8 36,9 41,0 46,9 48,9
- Trong thời gian từ 1981 - 2005:
+ Diện tích tăng 1,32 lần; sản lượng tăng trên 2,89 lần và năng suất tăng 2,19 lần.
+ Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng đó là do khả năng mở
rộng diện tích và tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong nông nghiệp.
+ Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng suất cao.
+ Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của cả việc mở rộng diện tích và tăng năng suất,
quan trọng hơn cả là do do áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, đưa các giống mới
có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
và cơ cấu cây trồng…
4. Đối với dạng biểu đồ đường (dạng chỉ số phát triển).
Cho bảng số liệu:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2005.
Năm 1990 1993 1995 1997 1999 2002 2003 2005
Diện

tích
(ngàn
ha)
6042,8 5659,0 6766,0 7100,0 7654,0 7504,0 7452,0 7329,0
Sản
lượng
(ngàn
tấn)
19225,1 22837,
0
24964,0 27289,0 31394,0 34447,0 34569,0 35833,0
Năng
suất
(tạ/ha)
31,8 40,4 36,9 38,4 41,0 45,9 46,4 48,9
16
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản
lượng lúa cả năm trong thời kỳ 1990 – 2005.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu:
Tốc độ tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm (1990 = 100%).
Năm 1990 1993 1995 1997 1999 2002 2003 2005
Diện tích 100,0 93,6 111,9 117,5 126,6 124,2 123,3 121,3
Sản lượng 100,0 118,8 129,8 141,9 163,3 179,2 179,8 186,4
Năng suất 100,0 126,9 116,0 120,9 129,0 144,3 145,9 153,7
- Vẽ biểu đồ.
Biểu đồ thề hiện tốc độ tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta thời kỳ

1990 - 2005
b. Nhận xét:
Từ 1990 - 2005, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng nhưng tốc độ tăng
khác nhau. Tăng nhanh nhất là sản lượng (1,86 lần) đến năng suất (1,54 lần) và diện tích
(1,21 lần).
c. Giải thích:
- Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất và sản lượng là do khả năng mở rộng
diện tích và tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp.
- Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp…, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng suất cao.
- Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích và tăng năng suất.
IV. DẠNG BÀI TẬP VẼ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP VÀ NHẬN XÉT
1. Đối với dạng biểu đồ kết hợp
17
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Cho bảng số liệu sau:
Số dự án ĐTNN ngoài được cấp GP qua các thời kì từ 1988 - 2005.
Thời kì Số dự án Tổng số vốn (triệu USD)
Tổng số 7279 62244,4
1988 - 1990 211 1602,2
1991 - 1995 1409 17663,0
1996 - 2000 1724 26259,0
2001 - 2005 3935 20720,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dự án được cấp giấy phép và tổng số vốn đầu tư
của nước ngoài vào Việt Nam thời kì trên.
b. Dựa vào bảng số liệu, hãy phân tích những chuyển biến trong hợp tác quốc tế về đầu
tư của Việt Nam thời kỳ từ 1988 - 2005
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.

Biểu đồ kết hợp thể hiện số dự án và số vốn ĐTNN vào Việt Nam qua các thời kì từ 1988
- 2005.
b. Nhận xét:
- Hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư của nước ta có chuyển biến theo hướng tích cực. Số
dự án đầu tư nước ngoài tăng nhanh cả về số dự án và qui mô các dự án.
- Tuy nhiên, tốc độ tăng của từng giai đoạn khác nhau:
- Từ 1988-1990: Năm 1987, chúng ta có luật đầu tư nước ngoài, các Công ty nước
ngoài bắt đầu đến thăm dò và chuẩn bị môi trường đầu tư. Vì vậy, thời kì này số dự án đầu tư
vào VN còn ít và qui mô của một dự án nhỏ (7,59 triệu USD/dự án).
- Từ 1991 - 1995: Hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư bắt đầu tăng mạnh hơn. Tuy
nhiên, trong thời gian này Mỹ còn thi hành chính sách cấm vận chống Việt Nam. Vì vậy, các
dự án đầu tư vẫn còn có qui mô nhỏ (12,54 triệu USD/dự án); đầu tư tập trung trong lĩnh vực
thu hồi vốn nhanh.
18
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
- Từ 1996 - 2000: sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, môi trường đầu tư
được cải thiện; số dự án đầu tư tăng nhanh; qui mô của từng dự án lớn hơn trước (15,23
USD/dự án); Cơ cấu đầu tư đã thay đổi đã đóng góp tích cực hơn vào quá trình CNH và HĐH
đất nước.
- Từ 2001 - 2005: số dự án đầu tư vào nước ta tăng, nhưng qui mô trung bình của 1 dự
án giảm (trung bình 5,27 triệu USD/dự án). Điều này có liên quan đến cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ ở Đông Nam Á các năm trước đó và một số yếu tố khác đã tạo nên sự do dự của
các nhà đầu tư…
2. Đối với dạng biểu đồ 1 cột chồng
Cho bảng số liệu sau:
Hiện trạng sử dụng đất của nước ta năm 2006. (ĐVT: 1.000 ha)
Tổng
DTích
Đất
N.Nghiệp

Đất lâm
nghiệp
Đất
ch.dùng
Đất ở
Đất chưa
SD
33121,2 9412,2 14437,3 1401,0 602,7 7268,0
a. Vẽ biểu đồ (cột chồng) thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2006.
b. Nhận xét về xu thế biến động của các loại đất nói trên.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.
- Xử lý số liệu:
Bảng cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 2006 (%).
Tổng
Đất
N.Nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
ch.dùng
Đất ở
Đất chưa
SD
100,0 28,42 43,59 4,23 1,82 21,94
- Biểu đồ:
Biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu vốn đất của nước ta năm 2006 (%)
b. Nhận xét:
Xu thế biến động của các loại đất nói trên sẽ xảy ra 2 trường hợp:
19

ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
* Trường hợp 1: Nếu SD không hợp lý, thì:
- Diện tích đất rừng sẽ bị thu hẹp lại.
- Diện tích rừng trồng mới sẽ không đủ bù đắp cho diện tích rừng bị tàn phá.
- Diện tích đất CD & TC sẽ tăng lên do nhu cầu của sự nghiệp CNH' và HĐH', diện
tích đất này lại lấy chủ yếu từ đất NN, làm cho diện tích đất NN giảm đi nhanh chóng (nhất là
ở ven các TP& KCN)
* Trường hợp 2: Nếu sử dụng hợp lý có kế hoạch kết hợp với bảo vệ môi trường, thì:
- Diện tích đất hoang hoá sẽ thu hẹp lại, do chúng ta tiến hành phủ xanh đất trống đồi
núi trọc.
- Như vậy, diện tích đất lâm nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.
- Trong quá trình CNH' và HĐH' đất nước, điều tất yếu sẽ đưa diện tích đất chuyên
dùng và thổ cư tăng lên nhanh, diện tích đất này lại lấy chủ yếu từ đất nông nghiệp, nhưng do
sử dụng hợp lí, có kế hoạch cho nên đất nông nghiệp sẽ giảm, nhưng giảm chậm.
3. Đối với dạng biểu đồ cột chồng liên tiếp (có 2 hoặc nhiều cột chồng):
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây năm 1995 và 2005
(Đơn vị: nghìn ha).
1995 2005
Tổng diện tích 7957,4 11645,9
Cây lương thực có hạt 6476,9 8383,4
Cây công nghiệp hàng
năm 542,0 861,5
Cây công nghiệp lâu
năm 657,3 1633,6
Cây ăn quả 281,2 767,4
a. Hãy vẽ biểu đồ (cột chồng) thể hiện qui mô, cơ cấu diện tích đất nông nghiệp năm 1995
và 2005.
b. Rút ra nhận xét.
Hướng dẫn giải

a. Chọn và vẽ biểu đồ:
- Có thể vẽ được bằng 2 cách:
+ Cách 1 vẽ theo đại lượng tuyệt đối.
+ Cách 2 vẽ theo đại lượng tương đối (%).
(Biểu đồ thích hợp và thông dụng nhất là cách 1)
- Lập bảng xử lý số liệu:
Bảng cơ cấu các loại đất phân theo nhóm cây năm 1995 và 2005 (%)
20
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
1995 2005 Tăng/Giảm (ha)
Tổng diện tích 100 100 + 3688.500
Cây lương thực có
hạt 81,39 71,99 + 1906.500
Cây công nghiệp
hàng năm 6,81 7,40 + 319.500
Cây công nghiệp lâu
năm 8,26 14,03 + 976.300
Cây ăn quả 3,53 6,59 + 486.200
- Tính qui mô cho 2 biểu đồ:
Cách tính:
+ Vận dụng công thức tính DT hình chữ nhật: S = (a x b). Cạnh (a) là chiều cao của biểu
đồ bằng nhau.
+ Cạnh (b) là chiều rộng của biểu đồ.
+ Tổng diện tích đất NN (2005) lớn gấp 1,46 lần tổng DTích 1995; Suy ra chiều rộng của
(cạnh b) của biểu đồ năm 2005 lớn gấp 1,46 lần chiều rộng của biểu đồ năm 1995
Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu diện tích các loại cây trồng trong 2 năm 1995 và 2005
Cách 1: Vẽ theo giá trị tuyệt đối Cách 2. Vẽ theo giá trị tương đối (%)
b. Nhận xét.
Từ 1995 - 2005: diện tích cây trồng phân theo nhóm cây của cả nước đều tăng, nhưng
mức độ tăng khác nhau, vì vậy mà tỉ trọng từng loại cây có thay đổi.

- Diện tích đất nông nghiệp của nước ta tăng gần 3,69 triệu ha (tăng 1,46 lần). Nguyên
nhân là do khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất nông nghiệp cả ở đồng bằng, TD -
MN và Tây Nguyên.
- Đất trồng cây lương thực có hạt chiếm ưu thế cả về giá trị tuyệt đối và tỉ trọng. Diện
tích tăng 1,91 triệu ha (1,29 lần); về tỉ trọng giảm từ 81,39% xuồng còn 71,99% (giảm
9,40%).
21
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
- Đất trồng cây công nghiệp hàng năm tăng không đáng kể (319.500 ha - 1,59 lần). Về
cơ cấu, cây CN hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ và tăng không đáng kể (1995 là 6,81% và 2005
là 7,40% - tăng 0,95%)
- Diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh 976.300 ha (tăng 2,49 lần). Do
diện tích tăng nhanh nên tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu cũng tăng nhanh từ
8,26% lên 14,03% (tăng 5,77%), tăng mạnh nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Diện tích đất trồng cây ăn quả tăng 486.200 ha. Tốc độ tăng nhanh nhất (2,73 lần),
nhưng do diện tích nhỏ nên tỉ trọng trong cơ cấu cũng chỉ chiếm vị trí khiêm tốn, tăng không
đáng kể (3,53% và 6,59% - tăng 3,06%)
VI. BIỂU ĐỒ MIỀN.
1. Đối với dạng biểu đồ miền chồng nối tiếp
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (tỉ đồng)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 16393,5 3701,0 572,0
1995 66793,8 16168,2 2545,6
1999 101648,0 23773,2 2995,0
2001 101403,1 25501,4 3273,1
2005 134754,5 45225,6 3362,3
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân
theo ngành của nước ta thời kì trên
b. Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ bảng số liệu

và biểu đồ đã vẽ
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
- Lập bảng:
Cơ cấu giá trị SXNN phân theo ngành của nước ta (%)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 79,32 17,91 2,77
1995 78,11 18,91 2,98
1999 79,16 18,51 2,33
2001 77,90 19,59 2,51
2005 73,50 24,67 1,83
- Biểu đồ:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005
22
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
b. Nhận xét:
- Từ 1990 – 2005: Giá trị SX của cả 3 ngành đều tăng. Tăng nhanh nhất là chăn nuôi
(12,22 lần) đến trồng trọt (8,22 lần) & D.Vụ (5,88 lần)
- Trong cơ cấu: Xu hướng chung là tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi từ 17,91% (1990)
tăng lên 24,67% (2005); giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt từ 79,32% (1990) còn 73,50%
(2005) và dịch vụ giảm từ 2,77% (1990) còn 1,83% (2005). Cơ cấu của các ngành có sự thay
đổi theo thời gian (?)
c. Giải thích:
- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn vì đây là ngành truyền thống, có nguồn nhân lực
phát triển, nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu
- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng trên phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước
hiện nay là đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông
nghiệp nước ta đang chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Giai đoạn sau
(2005) cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do lợi thế về chăn nuôi được phát huy và sự tác động
của thị trường…

2. Dạng biểu đồ chồng liên tiếp thể hiện tỉ lệ xuất nhập khẩu
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ xuất - nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1965 – 2002. ( %)
Năm Tỉ lệ xuất khẩu Năm Tỉ lệ xuất khẩu
1965 40,0 1990 87,0
1970 11,0 1992 101,0
1975 12,0 1995 71,0
1980 23,0 1998 82,0
1985 42,0 2000 92,6
1987 39,0 2002 84,7
a. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ lệ xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ trên
b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất nhập khẩu từ biểu đồ đã vẽ.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ.
23
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1965 – 2002
b. Nhận xét:
Nhìn chung thời kỳ từ 1965 - 2002: Tỉ lệ NK luôn luôn cao hơn XK. Điều này cho thấy
nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông nghiệp, kỹ thuật lạc hậu. Tuy nhiên, mức độ nhập
siêu lại phụ thuộc vào hoàn cảnh KT-XH của từng giai đoạn.
- Giai đoạn từ 1965 - 1970: xuất khẩu giảm từ 40% xuống còn 11%, như vậy nhập siêu
quá lớn. Nguyên nhân chính là do chiến tranh phá hoại của Mỹ làm cho nền kinh tế bị tổn
thất nặng nề.
- Giai đoạn từ 1970 - 1985: Nhập siêu đã giảm dần (năm 1970 xuất khẩu chí đạt 11% thì
đến năm 1985 xuất khẩu đã tăng lên 42%). Nguyên nhân: do chúng ta đã có đổi mới bước
đầu về chính sách vĩ mô trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
- Giai đoạn từ 1985 - 1987. Nhập siêu lại tăng, vì vậy xuất khẩu giảm từ 42% xuống còn
39%. Nguyên nhân chủ yếu do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
(cũ), thị trường khu vực I gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của Việt

Nam.
- Giai đoạn từ 1987 - 1992. Tỉ lệ xuất khẩu lại tăng vọt (riêng năm 1992, cán cân xuất
nhập khẩu đã trở nên cân đối (101%). Nguyên nhân là do thị trường được mở rộng, có chính
sách đổi mới trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Mặt khác, một số mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn đã đứng vững trên thị trường.
- Giai đoạn từ 1992 - 2002. Nhập siêu lại tiếp tục tăng lên. Song khác hẳn về bản chất so
với các giai đoạn trước. Đó là, chúng ta nhập thiết bị máy móc cùng các dự án đầu tư của
nước ngoài để thực hiện CNH' và HĐH' đất nước. Giai đoạn trước, do nền kinh tế đất nước
còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của nhân dân,
chúng ta nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng và LT-TP.
3. Đối với dạng biểu đồ chồng miền chồng từ gốc toạ độ (dạng đặc biệt).
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta thời kì từ 1960 – 1999.
( Đơn vị:
0
/
00
)
Năm Tỉ suất sinh Tỉ suất tử
24
ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ PHẦN BIỂU ĐỒ
1960 46,0 12,0
1965 37,8 6,7
1970 34,6 6,6
1976 39,5 7,5
1979 32,5 7,2
1985 28,4 6,9
1989 31,3 8,4
1992 30,4 6,0
1993 28,5 6,7

1995 23,9 3,9
1999 23,6 6,6
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất tỉ suất sinh, tỉ suất tử và GTDSTN ở nước ta thời
kỳ trên.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét & giải thích nguyên nhân dẫn tới nhịp điệu tăng nhanh
dân số ở nước ta.
Hướng dẫn giải
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và GTDSTN của nước ta từ 1960 – 1999
b. Nhận xét:
- Từ 1960 - 1999, nhịp độ tăng dân số của nước ta vẫn còn cao nhưng đang có xu
hướng giảm dần.
- Có thể chia làm 2 giai đoạn: Từ 1960 - 1976: GTDSTN cao, trung bình

3,0%. Từ
1979 - 1999: GTDSTN có giảm, nhưng vẫn còn cao, tốc độ tăng vẫn
±
2,0% năm, đến năm
1999 giảm còn 1,70%.
c. Giải thích:
Nguyên nhân của sự tăng nhanh dân số liên quan đến tỉ suất sinh và tử.
- Ở nước ta, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm rất nhanh và tuổi thọ TB tăng đã tác động tới
mức GTDSTN, trong khi đó tỉ suất sinh vẫn còn ở mức cao, tuy đã giảm.
- Những quan niệm phong kiến còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn (con đàn, cháu đống,
nối dõi ).
25

×