Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn xã hội học đại cương BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.01 KB, 17 trang )

Nhóm 6 Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC
MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
BÁO CÁO MÔN HỌC
BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
GVHD: NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Danh sách: Nhóm 6
Họ và tên MSSV Lớp
Nguyễn Hoàng Minh 12114155 DH12QR
Lê Công Tạo 12113247 DH12NH C
Phan Thị Thanh Hằng 12162050 DH12GI
Trần Văn Thiện 11333113 CD11CQ
Lê Thị Trinh 13155284 DH13KN
TP. Hồ Chí Minh, 13/10/2014
Phụ lục
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự vươn lên không ngừng của nền kinh tế , khoa học kỹ thuật,
công nghệ thông tin…giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Điều đó làm cho
cuộc sống của con người cũng ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng không phải xã
hội lúc nào cũng ẩn chứa những điều tốt đẹp , mà còn chứa đựng trong nó vô
số những “bất cập xã hội”- những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
con người. “ Bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội” là một trong những
vấn đề như vậy.
2. Bất bình đẳng xã hội
Bất bình đẳng là vấn đề trung tâm của xã hội học. Hiện tượng này không chỉ
là vấn đề nóng của xã hội, mà trên hết nó tác động to lớn đến cuộc sống con người.
Nó gây ra sự phân hóa giàu nghèo sâu xắc, cản trở sự phát triển của một bộ phận
không nhỏ trong xã hội, trở thành tiền đề và cơ sở gây nên tệ nạn xã hội…
Nhóm 6 Trang 2
Bất bình đẳng có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng xã hội. Hay nói


cách khác bất bình đẳng là nguyên nhân, phân tầng xã hội là kết quả. Xuất phát từ sự
không công bằng về lợi ích và cơ hội của các cá nhân trong xã hội, những cá nhân
có cùng lợi ích và cơ hội sẽ có xu hướng tập trung lại thành một nhóm. Do đó, xuất
hiện nhiều nhóm khác nhau trong xã hội. Vô hình chung đã hình thành nên sự phân
tầng xã hội.
2.1. Khái niệm
Bất bình đẳng là sự không công bằng, không ngang nhau về các cơ hội hoặc
các lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm xã hội hoặc trong
nhiều nhóm xã hội.
Ví dụ: Trong lớp mẫu giáo những đứa con nhà giàu thường giáo viên có sự
quan tâm đặc biệt hơn đối với đứa con nhà bình thường.
Bất bình đẳng gồm có 2 loại:
Nhóm 6 Trang 3
 Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: Đó là sự khác biệt giữa các cá nhân
về các đặc điểm sẳn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất
sẳn có….
Ví dụ: Người đàn ông thì thường có sức mạnh hơn phụ nữ. Ngược lại
phụ nữ thì có khả năng giao tiếp tốt hơn đàn ông.
 Bất bình đẳng mang tính xã hội: Đó là sự phân công lao động => Có
sự khác nhau về lợi ích giữa các các nhân.
Ví dụ: Trong công ty, lương giám đốc sẽ cao hơn nhân viên => cơ sở
vật chất của giám đốc sẽ đầy đủ hơn nhân viên.
Nhóm 6 Trang 4
2.2. Cơ sở hình thành bất bình đẳng
Có ba cơ sở chính hình thành nên bất bình đẳng:
 Do sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những
thuận lợi vật chất, của cải, tài sản, thu nhập, lợi ích chăm sóc sức khỏe hay an
ninh.
Nhóm 6 Trang 5


Vd: Trẻ em sinh ra ở các gia đình nghèo không có cơ hội ngang bằng với trẻ
em trong các gia đình giàu để hưởng nền giáo dục có chất lượng. Vì vậy,
những trẻ em thuộc gia đình nghèo sẻ kiếm được ích thu nhập hơn khi chúng
trưởng thành. Trong khi đó, trẻ em sinh ra trong gia đình giàu, có điều kiện
học sẽ có thu nhập cao hơn.
 Do sự khác nhau về địa vị xã hội: Bất bình đẳng về địa vị xã hội là do những
thành viên của các nhóm trong xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa
vị ở đây có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được
nhóm xã hội khác thừa nhận.
 Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị: Bất bình đẳng trong ảnh hưởng
chính trị được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất và địa vị
Nhóm 6 Trang 6
cao bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những
cơ hội trong cuộc sống.
 Ngoài những cơ sở dẫn đến bất bình đẳng trên thì còn có nhiều nguyên
nhân khác như: Sự khác nhau về văn hóa, về giáo dục, định kiến trong
xã hội như trọng nam khinh nữ…
2.3. Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội
- Có người cho rằng bất bình đẳng luôn có bởi sự khác biệt nhân cách giữa các
cá nhân ( Từ “Nhân cách” bao quát môt phạm vi rộng rãi gồm cả tâm lý, cá
tính, thái độ cư xử ở đời, khả năng kiềm chế tâm, phong thái biểu lộ ra
ngoài nơi cử chỉ )
Ví dụ như bạn quản lý một nhóm bán hàng và hầu hết các thành
viên trong nhóm đều ăn mặc đúng kiểu cách, nói năng đúng mực (như
bạn) với khách hàng, tuy nhiên một thành viên trong nhóm lại thích ăn
mặc khác lạ và hay tán gẫu với khách hàng thì bạn cũng đừng coi anh ta là
người “không hòa hợp với nhóm”. Bạn hãy đánh giá anh ta dựa vào kết
quả công việc của anh ta. Nếu như anh ta đạt được mục tiêu của mình và
được khách hàng quý mến thì bạn hãy tôn trọng sự khác biệt của anh ấy.
- Marx nghiên cứu các học thuyết kinh tế và coi đó là nền tảng của cơ cấu giai

cấp. Ông cho mối quan hệ giai cấp là chìa khóa của mọi vấn đềt rong cuộc
sống xã hội. Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội bắt nguồn từ kết
cấu gia cấp. Marx cho rằng khi xã hội còn có sự phân chia giai cấp thì không
thể không có sự bất bình đẳng xã hội. Cho nên hầu hết nhân loại chúng ta
hiện nay đang sống trong xã hội có sự phân tầng.
Nhóm 6 Trang 7
- M. Weber lại cho rằng quyền lực kinh tế là kết quả nắm giữ quyền lực đưa
vào các nền tảng khác. Địa vị xã hội và uy tính xã hội có thể xuất phát từ
quyền lực kinh tế, xong đó không phải là tất yếu duy nhất .
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất như
cơ sở kinh tế của giai cấp. Nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội là
khác biệt về khả năng thị trường, có nghĩa là khả năng chíêm lĩnh thị trường của cá
nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ thuật nghề nghiệp.
2.4. Thực trạng bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam
Mặc dù nhìn tổng thể Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,
song nếu xem xét kỹ hơn ở cấp địa phương thì vẫn còn tình trạng bất bình đẳng. Việt
Nam có khoảng 26 triệu trẻ em, chiếm hơn 30% dân số, và các em chưa được hưởng
lợi một cách bình đẳng từ những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được. Khoảng cách
Nhóm 6 Trang 8
giàu nghèo, chênh lệch giữa nam và nữ cũng như giữa người Kinh và nhiều dân tộc
thiểu số thể hiện tương đối rõ ràng.
Ở Việt Nam có sự chênh lệch lớn về kinh tế, bất bình đẳng giới và sự phát
triển không đồng đều giữa các khu vực nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh với các
khu vực thành thị sung túc. Các vấn đề khó khăn mà Việt Nam gặp phải là khả năng
tiếp cận đầy đủ với nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường, tiếp cận với các dịch
vụ y tế và giáo dục, đặc biệt là giáo dục trung học. Các dân tộc thiểu số vẫn thuộc
nhóm người nghèo nhất và được hưởng lợi ít nhất từ sự tăng trưởng kinh tế của đất
nước.
Ngay cả khi tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã giảm từ 58% vào năm 1993
xuống còn 14,5% vào năm 2008, tỷ lệ người dân tộc thiểu số và người dân nông

thôn thoát nghèo còn rất thấp. Năm 2008 có gần 50% người dân tộc thiểu số sống
trong cảnh đói nghèo trong khi tỷ lệ đó ở người dân tộc Kinh và người dân tộc Hoa
chỉ ở mức chưa đầy 10%.
Tỉ lệ cán bộ,công chức nữ của nước ta còn rất thấp so với nam giới,hiện tỉ lệ
nữ giới trong quốc hội việt nam trong quốc hội việt nam nhiệm kì 12 này chiếm
25,8% với 127 đại biểu.
Bảng 1:Tỉ lệ phụ nữ tham gia hội dồng các cấp (%)
Các cấp Khóa 1994-2004 Khóa 2004-2011
Nữ Nam Nữ nam
Tỉnh/thành phố 22.33 76.67 23.8 76.2
Quận/huyện 20.12 79.88 23.3 76.8
Xã/phường 16.56 83.44 20.1 79.9
Nguồn: Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Việt Nam năm 2004
Bảng 2: Tỷ lệ nữ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp (%)
Nhóm 6 Trang 9
Nhiệm kì 1999-2004 Nhiệm kì 2004-2011
Chức danh Cấp tỉnh Cấp
huyện
Cấp

Cấp tỉnh Cấp
huyện
Cấp

Chủ tịch 1.64 5.46 3.46 1.56 3.92 4.09
Phó chủ tịch 8.19 11.42 5.57 26.56 19.64 10.61
Nguồn: Báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoạch tuyển dụng
3. Phân tầng xã hội
3.1. Khái niệm
Tầng xã hội là tổng thể mọi cá nhân trong cùng một hoàn cảnh xã hội. Họ

giống nhau hoặc bằng nhau về tài sản hay thu nhập, về trình độ học vấn hay văn
hóa, về địa vị vai trò hay uy tín xã hội, về khả năng thăng tiến trong bật thang xã
hội.
Trên cơ sở khái niệm tầng xã hội ta có khái niệm phân tầng xã hội:
Vậy: Phân tầng xã hội là sự phân chia nhỏ xã hội, là sự phân chia xã hội
thành các tầng xã hội khác nhau về địa vị kinh tế, địa vị nghề nghiệp, học vấn, kiểu
dáng nhà ở, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử, thị hiếu nghệ thuật.
Từ khái niệm trên ta có thể hiểu phân tầng xã hội theo 3 đặc trưng:
1. Phân tầng xã hội là sự phân hóa, sắp xếp các cá nhân thành những tầng
lớp, thang bậc khác nhau trong cơ cấu xã hội, là sự phân chia xã hội
Nhóm 6 Trang 10
thành những tầng lớp người ở tầng lớp cao, tầng trung bình và tầng
đáy của xã hội.
2. Phân tầng xã hội luôn gắn liền với bất bình đẳng xã hội và sự phân
công lao động xã hội.
- Mọi người sinh ra không ai ngang bằng nhau về nhiều mặt (thể chất,
trí tuệ, cơ hội, xuất thân…) mà chúng là bất bình đẳng xã hội. Sự khác
biệt này là khách quan không ai có thể tự lựa chọn cho mình. Chính sự
khác biệt này theo thời gian sẽ tạo cho mỗi người khả năng khác nhau
để chiếm giữ vị trí khác nhau trong xã hội.
- Cùng với bất bình đẳng xã hội thì phân công lao động xã hội góp phần
quan trọng tạo ra sự phân tầng xã hội. Trong xã hội có rất ít vị thế ở vị
trí cao, có ưu thế về quyền lực, lợi ích kinh tế, uy tín xã hội, nhưng
không phải ai cũng giành được, mà chỉ giành cho những người có
năng lực, cơ may. Như vậy, họ đã tham gia vào tầng trên của xã hội có
địa vị, quyền lực cao hơn người khác.
3. Phân tầng xã hội thường được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác, nhưng không phải là bất biến mà có thể có sự thay đổi nhất định,
đó là sự di chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác trong cơ cấu xã
hội hoặc trong cùng tầng xã hội nào đó.

Vd:Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, con cái do nô lệ sinh ra cũng là nô
lệ cho chủ nô.
Vd: Trong xã hội hiện đại, với nền sản xuất đại công nghiệp thì sự
phân tầng xã hooijmang tính chất cơ động hơn, các thành viên trong
xã hội có thể dịch chuyển từ tầng này sang tầng khác một cách dể
dàng nếu họ biết làm ăn và có cơ may xã hội.
3.2. Các dạng phân tầng
 Phân tầng xã hội theo địa vị chính trị
 Phân tầng xã hội theo địa vị kinh tế
 Phân tầng xã hội theo địa vị xã hội
Nhóm 6 Trang 11
 Phân tầng xã hội theo trình độ học vấn
3.3. Nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội
 Trước hết là sự xuất hiện của chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu xuất, từ đó
hình thành các giai cấp và xung đột giai cấp làm xuất hiện và đẫy nhanh quá
trình phân tầng xã hội.
 Quá trình phân công lao động xã hội đưa đến sự phân tầng xã hội một cách tự
nhiên. Còn bản thân sự phân công lao động xã hội không phải là bất bình
đẳng xã hội.
3.4. Các lý thuyết về sự phân tầng xã hội
3.4.1. Chủ nghĩa chức năng cấu trúc-Structural Functionalism
Lý thuyết này cho rằng phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội là hiện
tượng phổ biến, tất yếu, không tránh được của xã hội bởi chúng thực hiện được một
số chức năng cần thiết và tích cực nào đó của xã hội.
Nhờ có phân tầng xã hội mới đảm bảo được những địa vị quan trọng cho những
người tài năng nhất đảm nhiệm một cách có ý thức. Lý thuyết này cho rằng trong
một xã hội có một số địa vị quan trọng hơn những địa vị khác, do vậy xã hội phải
thiết chế hoá sự bất bình đẳng về uy tín, quyền lực và thu nhập của mọi người.
Xét về mặt chức năng trong xã hội có những địa vị then chốt chỉ những người có kỹ
năng đặc biệt mới đảm nhận được. Muốn thế người ta phải trải qua quá trình học

tập, rèn luyện, hy sinh và cả những chi phí tốn kém về mặt tiền bạc, thời gian, công
sức. Do đó, họ phải nhận được những lợi ích xứng đáng, gắn với địa vị khi họ được
đảm nhận. Vì vậy xã hội phải có sự phân phối lợi ích bất bình đẳng, phù hợp với
những thang bậc địa vị khác nhau.
Nhóm 6 Trang 12
3.4.2. Lý thuyết xung đột xã hội và chủ nghĩa Marx (Sosial-Conflict Theory and
Marxism)
Thuyết xung đột xã hội bắt nguồn từ thuyết xung đột của nhà triết học nổi
tiếng đồng thời là một nhà xã hội học người Đức Karl Marx (1818-1883). Sau ông,
các học giả khác như Gluckman, Gumblovicz,… đã phát triển thuyết này theo
hướng sâu hơn.
Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được trong
mối quan hệ giữa con người với con người. đồng thời thuyết cũng cho rằng xung đột
và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội.
Thuyết này chủ yếu dung để giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội,
giữa người giàu và người nghèo, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau.
Giai cấp, quyền lực chính trị và địa vị chính trị là những yếu tố được đề cập
trong thuyết xung đột. Đối với thuyết này, tất cả các thể chế chính trị, luật pháp và
truyền thống trong xã hội được tạo ra để hổ trợ và bảo vệ người có quyền lực, hoặc
nhóm người mà được xem như là người có địa vị cao hơn trong xã hội.
3.4.3. Lý thuyết phụ thuộc của sự phân tầng trên phạm vi toàn thế giới
Lý thuyết đề xuất một quan điểm rộng lớn, cho rằng các nước giàu của thế
giới cần có một nhóm các quốc gia ngheo hơn để đảm bảo duy trì sự giàu có.
3.5. Thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam
Nhìn chung, các cuộc khảo sát về thực trạng phân tầng xã hội ở Việt nam
hiện nay cho thấy đang tồn tại phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống, gắn với
nó là sự phân hóa giàu nghèo. Quá trình phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đang
diễn ra sâu rộng theo vị trí địa kinh tế, theo thành thị - nông thôn và các vùng miền
cũng như trong từng giai tầng xã hội.
Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 của Tổng cục

thống kê cho thấy, kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, cùng với sự tăng
trưởng kinh tế và những nỗ lực xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước, đời sống
nhân dân đã được cải thiện. Mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trên
Nhóm 6 Trang 13
phạm vi cả nước, tăng từ 295 nghìn đồng/tháng (năm 1999) lên 995 nghìn
đồng/tháng (năm 2008) (xem bảng 1).
Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người từ 1999-2008 (nghìn đồng)
TT Năm/ khu vực 1999 2002 2004 2006 2008
1 Cả nước 295 356 484 636 995
2 Thành thị 517 622 815 1058 1605
3 Nông thôn 225 275 378 506 762
Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, 2010.
Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy có sự chênh lệch thu nhập giữa thành
thị và nông thôn.
Phân tầng về thu nhập và mức sống cũng diễn ra sâu sắc theo các nhóm nghề
nghiệp, việc làm. Nhóm nhân lực có thu nhập được xếp vào loại “đỉnh”, “hot” là các
giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh…
đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên
doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bác
sỹ tại một số bệnh viện, phòng khám tư nhân…Nhóm này có thu nhập từ 1000
USD/tháng trở lên. Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang
làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, với khoản thu nhập
khoảng 1,2 - 1,4 triệu đồng/tháng. Thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ khoảng 900 nghìn đồng - 1,1 triệu
đồng/tháng.
Quá trình phân tầng về thu nhập cũng diễn ra mạnh mẽ ngay trong mỗi giai
cấp và tầng lớp. Trong giai cấp công nhân, những người có tay nghề cao làm trong
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, có mức thu nhập trung bình cao hơn 1,5 đến 2
lần so với các khu vực khác. Trong giai cấp nông dân, năm 2006, chi tiêu cho đời
Nhóm 6 Trang 14

sống bình quân đầu người/tháng khu vực nông thôn vùng Đông Nam Bộ là 740 ngàn
đồng, gấp 2,5 lần vùng có mức chi tiêu đời sống thấp nhất là Tây Bắc với 296,3
ngàn đồng. Nhiều nông dân trở nên tỉ phú, thành “ông chủ”, trong khi nhiều người
thất nghiệp, mất đất, phải đi làm thuê. Đối với đội ngũ trí thức cũng có tình hình
tương tự. Nhiều bác sỹ, kỹ sư, giảng viên đại học…thành đạt có mức sống cao, bên
cạnh đó cũng còn nhiều người sống rất chật vật.
Bên cạnh sự phân tầng về thu nhập là sự phân tầng và bất bình đẳng diễn ra
trên các mặt giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội… Chẳng hạn, tỉ lệ hoàn thành
giáo dục ở bậc tiểu học trên toàn quốc đạt gần 90%, nhưng ở vùng cao như Tây
nguyên chỉ đạt 43%, các tỉnh miền núi phía Bắc là 48%.
Tài liệu tham khảo:
/>hoi.html
/>1335322.html
/>40577/
/>
/> />Nhóm 6 Trang 15
Nhóm 6 Trang 16

×