Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9. MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.79 KB, 21 trang )

A. ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ SÓ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học,
Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Tự luận
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì 1
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
- Xác định khung ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Đã minh họa ở trên)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
1. Đọc hiểu
Thơ và Truyện hiện đại
Trình bày giá trị nội dung và
nghệ thuật một bài thơ đã học
(Đồng chí)
Hiểu giá trị nội dung và


nghệ thuật của đoạn trích
văn xuôi đã học (Làng)
Số câu Số câu :1 Số câu:1 Số câu:0 Số câu:0 Số câu:2
Số điểm Tỉ lệ % Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số điểm :0
Tỉ lệ: 0%
Số điểm :0
Tỉ lệ: 0%
1,5
điểm=15%
2. Tiếng Việt
- Các biện pháp tu từ
- Các kiểu câu
- Dấu câu
Nhớ định nghĩa về các kiểu câu
(câu đặc biệt)
Nhận ra các biện pháp tu từ, các
kiểu câu được sử dụng trong
văn bản
Hiểu tác dụng của dấu câu
trong văn bản
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:4
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1

Số điểm :0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:0
Số điểm :0
Tỉ lệ: 0%
Số câu:0
Số điểm :0
Tỉ lệ: 0%
Số câu:5
1,5
điểm=15%
3. Tập làm văn
- Ngôi kể
- Yếu tố miêu tả trong
đoạn văn tự sự
- Viết bài văn nghị luận
về 1 nhân vật văn học
Trình bày vai trò của yếu tố
miêu tả trong văn bản tự sự.
Nhận ra ngôi kể, yếu tố miêu tả
trong đoạn văn tự sự.
Hiểu tác dụng của việc chọn
ngôi kể trong đoạn văn.
Viết bài văn
nghị luận về
1 nhân vật
văn học (anh
thanh niên
trong văn bản
Lặng lẽ Sa Pa

của Nguyễn
Thành Long)
Số câu:3
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tỉ lệ: 2,5%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0%
Số câu: 1
Số điểm :6
Tỉ lệ: 60%
Số câu:5
7
điểm=70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:8
Số điểm:2,75
27,5%
Số câu:3
Số điểm:1,25
12,5%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0%
Số câu:1

Số điểm:6
60%
Số câu:12
Số điểm:10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(Không kể thời gian giao đề)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây ”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng
chiến, bỏ Cụ Hồ
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua
khoát ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình lại như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những
sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó lai dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy. Những hạng khố rách áo
ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi. Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách
để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ
ông chịu mất hết à?
Không thể được. Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào? Việc chọn ngôi kể đó có tác dụng gì với việc thể hiện nội dung? (0,5 điểm)
2. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? (0, 5 điểm)
3. Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?
“Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng ” Hãy ghi lại các từ
ngữ thể hiện biện pháp tu từ đó? (0,5 điểm)
4. Nêu tác dụng của dấu “ ” cuối câu văn trên? (0, 5 điểm)
5. Hãy chép lại câu đặc biệt có trong đoạn văn trên và cho biết thế nào là câu đặc biệt? (0,5 điểm)

6. Chép lại 1 câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn trích trên và cho biết yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự ? (0,5 điểm)
7. Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí”. (1 điểm)
8. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. (6.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1.
- Nhận ra ngôi kể trong đoạn văn: nhân vật ông Hai. (0,25 điểm)
- Hiểu tác dụng của việc chọn ngôi kể: tạo được cái nhìn nhiều chiều và giữ thái độ khách quan khi tái hiện diễn biến nội tâm nhân vật ông Hai
trong tình huống nghe tin làng mình theo Tây. (0,25 điểm)
Câu 2.
- Hiểu nét đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn văn trên là nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật (0,5 điểm)
Câu 3.
- Nhận ra biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn. (0,25 điểm)
- Chép đúng các từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: “Anh nào dám ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm cách để hại, cắt
phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng ”. (0,25 điểm)
Câu 4. Hiểu tác dụng của dấu “ ” cuối câu văn trên: thể hiện sự liệt kê chưa hết. (0,25 điểm)
Câu 5.
- Chép đúng câu đặc biệt: Không thể được. (0,25 điểm)
- Trình bày được định nghĩa về câu đặc biệt : là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ ; vị ngữ. (0,25 điểm)
Câu 6.
- Chép lại được 1 câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
Thí dụ: “Nước mắt ông lão giàn ra.”
hoặc “Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu xuống mà lủi đi.”
- Trình bày được vai trò của yêu tố miêu tả trong văn bản tự sự: làm rõ hơn sự vật, hiện tượng được nói đến trong văn bản. (0,25 điểm)
Câu 7 (1 điểm)
Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đồng chí
- Nội dung : Vẻ đẹp chân thực, giản dị và tình đồng chí thắm thiết giữa những người lính trong kháng chiến chống Pháp. (0,5 điểm)
- Nghệ thuật : chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị, cô đọng, giàu biểu cảm. (0,5 điểm)
Câu 8. (6,0 điểm)

Biết làm bài văn nghị luận văn học về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát,
thuyết phục.
Cụ thể :
- Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng là nhân vật chính trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong giây lát qua cuộc gặp gỡ thú vị với các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và người lái xe nhưng đã để lại một kí
hoạ chân dung gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thanh niên đang cần mẫn làm việc hết mình cho đất nước trong một hoàn cảnh
đặc biệt - 1 mình trên vùng núi cao Sa Pa lặng lẽ, vắng vẻ. (0,5 điểm)
- Trình bày được những suy nghĩ, đánh giá cá nhân về nhân vật anh thanh niên và công việc của anh:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao với công việc tưởng chừng như giản đơn, lặng lẽ nhưng lại vô cùng quan trọng đối
với đất nước: đo gió, đo mưa, đo chấn động địa chất… phục vụ dự báo thời tiết hàng ngày. (1 điểm)
+ Những phẩm chất đáng quý giúp anh vượt qua cuộc sống cô độc: Yêu nghề, có trách nhiệm và ý thức được công việc của mình; Biết tổ chức
sắp xếp cuộc sống chủ động và khoa học: nhà cửa ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, đọc sách và tự học; Qúy trọng tình cảm của mọi người, biết quan
tâm đến người khác, thích giao tiếp; Khiêm tốn, thành thực nhận thấy những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
- Biết liên hệ về trách nhiệm và những đóng góp của cá nhân đối với đất nước. (0,5 điểm)
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả: 1 điểm.
ĐỀ KẾT HỢP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐỀ HỌC KÌ
ĐỀ SỐ 1
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 9 kì 2
Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung Văn học,
Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách
quan và tự luận.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cách tổ chức kỉểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm 15 phút, sau đó làm phần tự luận trong 75 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì 2
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
- Xác định khung ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Tên Chủ đề
(nội dung,chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cộng
TN
TL TN TL
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn học
- Truyện hiện đại
- Thơ hiện đại
Nhớ tác giả của văn bản
Nhớ nội dung các chi tiết
của văn bản
Hiểu giá trị nội
dung và nghệ thuật
của đoạn trích
Hiểu giá trị của
biện pháp tu từ
trong văn bản
văn học.
Số câu

Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 0, 5
Số câu 3
Số điểm 0,75
Số câu 1
Số điểm 1
Số câu 6
2,25 điểm
22,5%
Chủ đề 2 Tiếng Việt
- phân loại câu
Nhận ra phép thế, lời dẫn
trực tiếp, gián tiếp và kiểu
- phép thế
- lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
câu được sử dụng trong
trong đoạn trích
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 0,75
Số câu 3
0,75 điểm
7,5%
Chủ đề 3
Tập làm văn
- Phương thức biểu đạt
- ngôi kể
- nhân vật

- Tạo lập bài văn nghị luận xã
hội
Nhận ra phương thức biểu
đạt, ngôi kể, nhân vật
trong đoạn trích
Viết bài nghị
luận về một vấn
đề xã hội/quan
niệm sống (về
câu ”Tốt gỗ hơn
tốt nước sơn”
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu4
Số điểm 1,0
Số câu 1
Số điểm 6,0
Số câu 5
7 điểm
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 9
Số điểm 2,25
22,5%
Số câu 4
Số điểm 1,75
17,5%
Số câu 1

Số điểm 6
60%
Số câu 14
Số điểm 10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT
(Không kể thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm, mỗi câu 0,25 điểm)
• Đọc đoạn trích sau trả lời các câu hỏi từ 1 đến 12 bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C hoặc D ) trước câu trả lời
đúng:
"Người lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè, ở Lào
Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:
- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí.
Bác và cô lên ngay nhé.
Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. - Người lái xe lại nói.
Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn." Ông rất ngạc nhiên trước khi
bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ "ồ" lên một tiếng! Sau gần hai ngày qua ngót bốn trăm cây số
đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ,
hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh
con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy."
(Lặng lẽ Sa pa - Ngữ văn 9, tập 1, trang 175)
1. Văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả nào?
A. Nguyễn Quang Sáng
B. Kim Lân
C. Nguyễn Thành Long
D. Nguyễn Minh Châu

2. Đoạn văn trên giới thiệu với người đọc những nhân vật nào?
A. Anh thanh niên, người lái xe, ông hoạ sĩ
B. Anh thanh niên, cô gái, người lái xe
C. Anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái
D. Anh thanh niên, người lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
4. Câu văn " Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến." diễn tả hành động của ai?
A. Cô gái
B. Người lái xe
C. Ông hoạ sĩ
D. Anh thanh niên
5. Câu văn " Nói xong chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến." thuộc loại câu gì?
A. Câu ghép chính phụ
B. Câu ghép đẳng lập
C. Câu rút gọn
D. Câu đặc biệt
6. Câu văn "Sau gần hai ngày qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng
nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè " diễn tả suy nghĩ của ai?
A. Người lái xe
B. Cô gái
C. Ông hoạ sĩ
D. Ông hoạ sĩ và cô gái
7. Vườn hoa cô gái và ông hoạ sĩ đang đứng ở đâu?
A. Thị trấn Sa Pa
B. Trên dãy núi Sa Pa
C. Thị xã Lào Cai

D. Đỉnh núi Yên Sơn
8. Vì sao cô gái lại "ồ" lên một tiếng ?
A. Không ngờ ngôi nhà của anh thanh niên quá gọn gàng
B. Ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên hái hoa
C. Bất ngờ thấy một vườn hoa đẹp trên núi cao
D. Sung sướng khi anh thanh niên tặng hoa mình
9. Trong câu văn Hoạ sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn." phần gạch chân
là gì?
A. Lời dẫn trực tiếp
B. Lời dẫn gián tiếp
C. ý dẫn trực tiếp
D. ý dẫn gián tiếp
10. Từ khách trong đoạn văn sau "Tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. " là
từ thế cho những từ ngữ nào?
A. Anh thanh niên
B. Một hoạ sĩ lão thành
C. Cô kĩ sư nông nghiệp
D. Một hoạ sĩ lão thành, cô kĩ sư nông nghiệp
11. Từ Và trong câu văn " Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp." là từ có vai trò gì?
A. Làm khởi ngữ đầu câu
B. Làm từ kết nối câu văn với câu trước nó
C. Làm trạng ngữ đầu câu
D. Làm thành phần phụ chỉ xuất xứ của câu
12. Người kể trong đoạn trích là ai?
A. Tác giả
B. Người lái xe
C. Ông hoạ sĩ
D. Anh thanh niên
Phần tự luận (7 điểm)
13. (1 điểm)

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ:.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
14. (6 điểm)
Suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 9 HỌC KÌ 2
Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
§¸p
¸n
c d a d c b d c c d b a
Phần tự luận (7 điểm)
13. (1 điểm)
- Nhận ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: nhân hóa (đi qua, thấy) ẩn dụ (mặt trời trong lăng) (0,5 điểm)
- Nêu được tác dụng của phép tu từ:mặt trời tự nhiên hàng ngày đi qua trên lăng, chứng kiến sự tỏa sáng của Bác, cảm nhận tầm vóc lớn
lao, sự nghiệp vĩ đại, công lao to lớn, nhiệt huyết cách mạng và sự bất tử của Bác (0,5 điểm)
14. (6 điểm)
HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng về bài nghị luận xã hội và những hiểu biết về thực tế đời sống để tạo lập bài văn nghị luận về một
vấn đề xã hội. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác. diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu và nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: tốt gỗ hơn tốt nước sơn (0,5 điểm)
- Giải thích nghĩa đen (chọn đồ gỗ), nghĩa bóng (đánh giá sự việc, con người) của câu tục ngữ. (1 điểm)
- Phân tích quan niệm của nhân dân qua câu tục ngữ: coi trọng nội dung bên trong hơn hình thức bên ngoài. (1 điểm)
- Làm sáng tỏ ý nghĩa câu tục ngữ bằng dẫn chứng hợp lí, sinh động. (1 điểm)
- Mở rộng vấn đề: nội dung là quan trọng, nhưng hình thức cũng cần được quan tâm để có được vẻ đẹp toàn diện. (1 điểm)
- Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với con người trong điều kiện xã hội hiện đại (1 điểm)
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học (0,5 điểm)

Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt: 1 điểm.
CÂU HỎI BÀI TẬP NGỮ VĂN 9
PHẦN A: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 23
1) Trắc nghiệm.
1. Hai bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” và “ Viếng lăng Bác ” được sáng tác trong giai đoạn nào ?
A : 1930 – 1945 C : 1955 - 1975 B : 1946 - 1954 D : 1976 - 1980
2.Dòng nào nêu đúng cảm xúc của nhà thơ trong bài thơ“Mùa xuân nho nhỏ”?
A. Là tiếng lòng thiết tha yêu cuộc đời, ước nguyện chân thành được cống hiến cho mùa xuân của đất nước.
B. Là tiếng lòng thiết tha trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên.
C. Là tiếng lòng được sống,được hoà nhập vào mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
D. Là tiếng lòng trước những đổi thay của đất nước khi mùa xuân đến.
3. Điều tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện trong hình ảnh
“ Mùa xuân nho nhỏ ” là gì ?
A. Mùa xuân thường gọi lên những niềm khát khao và hy vọng
B. Phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mỗi người dâng cho đất nước lặng lẽ,tự nguyện.
C. Tâm niệm tha thiết được gắn bó trọn đời với đất nước và cách mạng.
D. Sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân.
4. Biện pháp nghệ thuật nào được nhà thơ Thanh Hải sử dụng thành công trong khổ thơ sau ?
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
A. Điệp ngữ, nhân hoá.
B. Điệp ngữ, hoán dụ.
C. Điệp ngữ, ẩn dụ.
D. Điệp ngữ, nói quá.

5. Cảm xúc chủ đạo của tác giả được biểu hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác là gì ?
A. Niềm xúc động, lòng thành kính, biết ơn, tự hào và nỗi tiếc thương Bác
B. Tình cảm trang nghiêm, niềm xúc động lần đầu được đến viếng Bác.
C. Cảm xúc suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót, tiếc thương đến viếng Bác.
D. Lòng thành kính biết ơn, tâm trạng lưu luyến không muốn phải xa Bác.
6. Câu thơ nào diễn tả rõ nhất niềm xúc động của nhà thơ Viễn Phương khi đến “ Viếng lăng Bác ” ?
A. Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt nam.
B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
C. Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.
D. Mà sao nghe nhói ở trong tim.
7. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “ Viếng lăng Bác ” là gì ?
A. Hình ảnh thơ sáng tạo kết hợp với hình ảnh tả thực; giọng thơ trang trọng
B. Ngôn ngữ thơ giầu cảm xúc, bình dị, giọng thơ trang trọng.
C. Giọng thơ trang trọng; ngôn ngữ giầu cảm xúc; nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi cảm.
D. Hình ảnh thơ sáng tạo, có ý nghĩa khái quát, tượng trưng và giàu giá trị biểu cảm.
8. Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) là gì ?
A. Là kể lại diễn biến sự việc và nhận xét đánh giá của mình về thành công, hạn chế của tác phẩm.
B. Là trình bày, những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm.
C. Là trình bày, những nhân xét đánh giá của mình về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm.
D. Là trình bày những cảm xúc của mình về thành công nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
9. Nội dung nào không sử dụng các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) ?
A. Tìm hiểu đề, tìm ý.
B. Lập dàn ý, viết bài. C. Các phần của bài có sự liên kết hợp lý.
D. Đọc lại bài, kiểm tra sửa lỗi.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“ Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai thật bất ngờ, đột ngột khiến cho ông bàng hoàng, choáng váng. Ông Hai không thể tin và
cũng không muốn tin điều đó là sự thật bởi trong ông đã có một niềm tin tuyệt đối vào tinh thần của làng mình. Thế nhưng tiếng nói của những
người tản cư cứ vang lên trong đầu ông như một sự thật khủng khiếp không thể phủ nhận. Niềm tin tưởng không gì có thể laychuyển giờ đây đã
sụp đổ, khiến cho ông sững sờ. Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được ”
( Trích 100 bài làm văn hay lớp 9 – Nhà xuất bản Thanh niên )

10. Đoạn văn lập luận về nội dung gì ?
A. Tâm trạng và cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc
B. Niềm tin của ông Hai về làng Dầu bị sụp đổ.
C. Kể lại sự việc làng Dầu làm việt gian theo giặc
D. Ông Hai đối diện với sự thật về tin làng Dầu theo giặc.
11. Đoạn văn trên được trình bày theo trình tự lập luận nào ?
A. Diễn dịch C. Tổng phân hợp. B. Quy nạp . D. Song hành
2) Tự luận
1. Chữ “lộc” có nghĩa là gì ? Tại sao tác giả có thể viết “lộc giắt đầy quanh lưng” người cầm súng ? Theo em, nhờ đâu mà cách nói ấy làm cho ý
thơ thêm sinh động và thêm đẹp.
2. Hãy viết đoạn văn nghị luận , trình bày cảm nhận của em về khổ thơ 4 và 5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
3. Hãy giải nghĩa từ “trung hiếu”? Theo em “trung hiếu” trong câu thơ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này phải hiểu như thế nào ?
4. Phân tích hình ảnh con người mới trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” của Nguyễn Thành Long, các bạn đưa ra 3 ý :
a. Hình ảnh anh thanh niên cán bộ khí tượng. b. Hình ảnh ông kỹ sư vườn rau và nhà khoa học.
c. Hình ảnh bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái.
Hãy triển khai một trong 3 ý trên bằng đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp, có sử dụng dẫn trực tiếp và gián tiếp ( chú thích rõ)
5. a. Em hãy phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng để làm rõ nhận xét của nhân
vật ông Ba trong tác phẩm “ hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”.
b. Ghi lại tên hai văn bản và tên tác giả khác viết về đề tài kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương
trình ngữ văn 9.
6. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn kết truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Bài 24
1) Trắc nghiệm
1. Bài Sang thu của Hữu Thỉnh viết về chủ đề nào?
A. Cảnh sắc đất trời khi thu sang
B. Cảnh sắc miền núi khi thu sang
C. Cảnh sắc miền biển khi thu sang
D. Cảnh sắc thành phố khi thu sang
2. Nội dung chính của bài Sang thu là gì?
A. Tình yêu tha thiết đối với mùa thu đất Việt thân yêu

B. Tình yêu quê hương với những kỉ niệm thời thơ ấu
C. Niềm tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu của đất nước
D. Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của thiên nhiên lúc giao mùa
3. Dòng nào gồm những từ ngữ thể hiện rõ nhất cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa thu?
A. Phả vào, chùng chình, dềnh dàng, vội vã
B. Hương ổi, mây mùa hạ, hang cây đứng tuổi
C. Gió, sông, chim, mưa nắng, sấm
D. Bỗng, hình như, bao nhiêu, bất ngờ 4. Em cảm nhận về gió thu như thế nào qua các hình ảnh : gió se, sương chùng chình qua ngõ?
A. Gió mát và thổi nhè nhẹ
B. Gió nhẹ và se lạnh
C. Gió nhẹ và hiu hắt
D. Gió mạnh và rét buốt
5. Điểm giống nhau của nhà thơ Hữu Thỉnh và Y Phương là gì ?
A. Cùng là người dân tộc Tày
B. Cùng có thời gian phục vụ trong quân đội
C. Cùng sinh ra và lớn lên ở miền núi cao
D. Cùng vào binh chủng tăng thiết giáp
6. « Người đồng mình » trong bài thơ Nói với con được hiểu như thế nào ?
A. Những người cùng làng
B. Những người cùng chí hướng
C. Những người cùng quê hương
D. Những người cùng nhà
7. Những phẩm chất nào không phải là của « người đồng mình » trong bài thơ Nói với con ?
A. Sống vất vả, mạnh mẽ, bền bỉ
B. Yêu thương, gắn bó với quê hương
C. Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin
D. Thích đi lang thang tìm hiểu
8. Điều mà Y Phương muốn gửi gắm trong bài thơ Nói với con là gì?
A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ với con cái và ý nghĩa lời ru của mẹ
B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương- cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người

C. Ca ngợi tình yêu của cha mẹ với con cái và lòng biết ơn của con cái với cha mẹ
D. Ca ngợi tình yêu đất nước và nhắc nhở giữ gìn bản sắc dân tộc
9. Nghĩa tường minh là gì? A. Là phần thông báo được nhận ra bằng cách suy đoán
B. Là phần thông báo được nói gián tiếp bằng ẩn dụ
C. Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
10. Hàm ý là gì ?
A. Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
B. Là phần suy đoán từ những thông báo trực tiếp
B. Là phần miêu tả vật và sự việc được nói đến trong câu
11. Thầy giáo vào lớp được 15 phút thì học sinh X mới xin phép vào lớp. Thầy nói với X :
- Bây giờ mấy giờ rồi ?
Câu của thầy có hàm ý gì ?
A. Hỏi X xem có mang đồng hồ đi không
B. Muốn X tính xem đi muộn bao nhiêu phút
C. Phê bình X đi học không đúng giờ
D. Muốn chứng tỏ đồng hồ của thầy chính xác
12. Lớp trưởng đang nói, nhưng mọi người sốt ruột tỏ ý muốn về. Lớp trưởng liếc đồng hồ của mình và tuyên bố :
- Bây giờ mới 11 giờ thôi
Câu nói đó có hàm ý gì ?
A. Đã muộn lắm rồi, có thể nghỉ B. Còn sớm lắm, tôi vẫn tiếp tục
C. Tôi sẽ ngừng nói bây giờ D. Tôi sẽ kết thúc cuộc họp
13. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì ?
A. Nêu tình cảm của mình với tác giả đoạn thơ, bài thơ
B. Trình bày những thông tin liên quan đến đoạn thơ, bài thơ
C. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ
D. kể lại trình tự diễn biến các sự việc trong đoạn thơ, bài thơ
14. Yêu cầu nào không bắt buộc khi viết bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
A. Học thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ B. Bố cục bài viết chặt chẽ
C. Lời văn gợi cảm, chân thành
D. Các ý liên kết mạch lạc

15. Điều gì không cần khi viết thân bài của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
A. Phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ
B. Giới thiệu chung về tác giả và đoạn thơ, bài thơ
C. Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ
D. Đánh giá những nét độc đáo của đoạn thơ, bài thơ
16. Viết bài văn nghị luận về đoạn thơ bài thơ cần sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Dùng phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự
B. Dùng phương thức thuyết minh kết hợp với biểu cảm
C. Dùng phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm
D. Dùng phương thức nghị luận có kết hợp với các phương thức khác
2) Tự luận
1. Sự biến đổi của thiên nhiên lúc cuối hạ sang thu được cảm nhận và thể hiện như thế nào ?
2. Suy nghĩ của em về hai câu thơ kết bài :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
3. Người cha nói với con những đức tính nào của người đồng mình và nhắc nhở con điều gì?
4. Nhà thơ đã thể hiện nội dung “Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương” như thế nào?
5. Tìm một ví dụ về câu có chứa hàm ý trong tác phẩm đã học hay đã đọc.
6. Đưa một tình huống và một câu nói thể hiện nghĩa tường minh.
7. Đưa một tình huống và câu nói thể hiện hàm ý.
8. Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn về khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh mà em thích.
9. Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn vè một đoạn thơ trong bài Nói với con của Y Phương.
PHẦN B: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Bài 23
1) Trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đáp án D A B C A D C B C A A

2) Tự luận
1. Nghĩa của từ “ Lộc ” : Chồi non ( hái lộc); (con) hươu; lương của quan thời phong kiến ( quan cao lộc hậu) ; vật phẩm được đấng thiêng liêng

ban cho ( lộc trời, lộc thánh) ( theo Từ điển tiếng Việt )
- Tại sao viết “ Lộc giắt đầy trên lưng ” người cầm súng ?
+ Vì những cành lá non có màu xanh được tạo thành vòng lá nguỵ trang mang trên lưng người lính trong khi làm nhiệm vụ.
- Nhờ đâu mà cách viết ấy làm cho ý thơ thêm sinh động và thêm đẹp ?
+ Nhờ nghệ thuật liên tưởng, chuyển nghĩa : Tưởng như người chiến sỹ mang lộc mùa xuân trên lưng đến mọi miền đất nước . Bởi họ là người
bảo vệ thành quả cách mạng để mùa xuân mãi mãi trên đất nước ta.
2. Nội dung cần đạt các ý sau:
- Tâm niệm được hòa nhập cái “tôi” trong cái “ta” chung cùng mọi người: Điệp ngữ “ta” cùng với cấu tứ thơ lặp lại, tạo đối xứng chặt chẽ đã
khẳng định niềm mong ước sống có ích - đời sống cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng
nhiều cảm xúc.
- Tâm niệm được cống hiến: Hình ảnh ẩn dụ “một mùa xuân nho nhỏ” – một nét riêng, phần tinh túy, nhỏ bé khiêm tốn, lặng lẽ góp vào cuộc
đời chung mà vẫn không mất đi nét riêng của mỗi người. Điệp ngữ “Dù là” kết cấu câu thơ song hành, ước nguyện cống hiến suốt đời.
3. Nghĩa của từ “ trung hiếu ” :
Trung là trung thành. Xưa kia là trung với vua. Ngày nay là trung thành với đất nước. Hiếu là kính yêu và biết ơn cha mẹ. Nghĩa của trung hiếu
là : Hết lòng với tổ quốc và cha mẹ.
- Từ “ trung hiếu ” trong câu thơ đi liền với từ cây tre : là hình ảnh ẩn dụ ước muốn của chủ thể. Nhà thơ nói về mình, cũng là nói cho ước
nguyện của mỗi người. Đó là được hoá thân làm cây tre ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Bác. Và trung thành với đất nước với dân tộc, với sự
nghiệp mà Bác để lại cho mọi người.
4. Chọn ý (b): Hình ảnh ông kĩ sư vườn rau và nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét.
Nội dung:
- Hai nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên:
+ Ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa: ngày này sang ngày khác rình xem cách ong lấy phấn, nghiên cứu để củ su hào to hơn, ngọt hơn.
+ Nhà khoa học nghiên cứu bản đồ sét: 11 năm không xa cơ quan, không đi đâu mà tìm vợ, chỉ lo hoàn thành bản đồ sét sẽ phát hiện nhiều tài
nguyên trong lòng đất.
- Họ tiêu biểu cho thế hệ người lao động mới ở Sa Pa: Lặng lẽ, khiêm tốn làm việc say mê, khao khát cống hiến sự nghiệp chung của đất nước,
thật đáng cảm phục.
5. a) - Trong một trận càn lớn của Mỹ – ngụy, anh Sáu bị bắn vào ngực. Anh không đủ sức trăng trối, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa
cho bác Ba và bác Ba hứa “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu”. Lúc ấy, anh Sáu mới nhắm mắt từ giã cõi đời.
+ Giữ gìn lời hứa của người cha mà bé Thu đang mong chờ.
+ Gửi lược là trao tình yêu thương của người cha cho con.

+ Chiếc lược là vật ký thác thiêng liêng của anh Sáu về tình phụ tử mà bom đạn không tàn phá được.
- Lời của bác Ba “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”
+ Chính trong cuộc kháng chiến ác liệt, sự sống vẫn cứ tồn tại và phát triển.
+ Tình yêu thương con người, tình yêu con của người cha là tình cảm bất diệt, không bao giờ chết. Chiếc lược là cầu nối giữa các thế hệ.
b) - Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 6. Đoạn văn cần đạt được các ý sau:
- Khi nghe tin làng Dầu được cải chính, ông Hai đã đi khoe cái tin đó: “ Bác Thứ đâu rồi ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!
Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn ” Đặc biệt cách khoe và nội dung khoe thật cảm động cho thấy tình yêu nước đã bao trùm lên tình
cảm riêng. Kim Lân đã khám phá ra nét mới mẻ trong người nông dân sau cách mạng là: Tình yêu làng quê hoà quyện trong tình yêu đất nước,
yêu cách mạng.
- Thái độ của mụ chủ khi nghe tin làng Dầu được cải chính cũng hoàn toàn bất ngờ. Một người đàn bà hay chuyện, nhiều lời thế mà cũng
phân biệt trắng đen rõ ràng, ghét kẻ làm việt gian. Qua hai nhân vật, nhà văn Kim Lân đã khẳng định : Người nông dân thời kì đầu kháng chiến
có thể có hoàn cảnh, tính cách khác nhau nhưng đều một lòng một dạ với kháng chiến, với cách mạng.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Kim Lân khá sinh động và tinh tế, người nông dan có tính cách rõ ràng : Vừa mang cái chung của
người nông dân vừa có nét riêng của nhân vật.
Bài 24
1) Trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án A D A B B C D B C B C B C A B D

2) Tự luận
1. Sự biến đổi của thiên nhiên lúc giao mùa được cảm nhận qua các hình ảnh và hiện tượng :
- Hương ổi chín
- Sự chuyển động chùng chình của sương và se lạnh của gió thu
- Sự vận động dềnh dàng của dòng sông
- Sự vận động vội vã của loài chim
- Thay đổi của mây, mưa, nắng, tiếng sấm Cảm nhận của tác giả tinh tế, diễn tả gợi cảm, sâu sắc, đem đến những thú vị cho người đọc.
2. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo các hướng sau :
- Câu thơ tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã ít hơn và không dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn.
- Hình ảnh có tính ẩn dụ : cây đứng tuổi. Cũng như con người đứng tuổi đã từng trải hơn, chiêm nghiệm hơn nên vững vàng, chắc chắn hơn.

- Hình ảnh sấm cũng có ý nghĩa tượng trưng cho những vang động bất thường của cuộc đời. Nó không còn xa lạ và gây chấn động mạnh với
người từng trải.
- Câu thơ vừa nói về thiên nhiên, nhưng cũng nói về con người.
3. Người cha nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình :
- Có chí lớn ( Xa nuôi chí lớn)
- Có tình cảm sâu sắc ( Cao đo nỗi buồn)
- Thủy chung gắn bó với quê hương ( không chê đá,… không chê thung…)
- Sống mạnh mẽ, hồn nhiên ( Sống như sông như suối)
- Không ngại khó khăn, gian khổ ( lên thác xuống ghềnh, không lo cực nhọc)
- Tự hào về quê hương ( đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc giản dị ( thô sơ da thịt)
Nhà thơ mong muốn con hãy là người mang truyền thóng quê hương, không nhỏ bé, bình đẳng với tất cả bạn bè.
4. Nhà thơ đã thể hiện sự lớn lên của người con trong tình thương yêu của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương.
- Con bước tới giữa cha và mẹ, trong không gian gia đình rộn tiếng nói cười
- Con lớn lên trong ngôi nhà có vách ken câu hát
- Con được rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng
- Con lớn lên trong sự thương mến của người quê hương ( người đồng mình yêu lắm con ơi)
Tác giả thể hiện bằng cách nói của người dân tộc giàu hình ảnh, giàu điệp ngữ và nhân hóa sinh động.
5. Học sinh tự tìm ví dụ. 6. Tình huống và ví dụ về câu nói có nghĩa tường minh. Chẳng hạn :
Đang đi đường, bỗng xe đạp bị xịt lốp. A nhảy xuống dắt xe. Thấy vậy B hỏi :
- Xe cậu làm sao thế
A đáp :
- Bị xịt lốp rồi !
Câu của A là câu có nghĩa tường minh.
7. Học sinh có thể đưa các tình huống rất khác nhau, miễn là ví dụ có chứa hàm ý.
Chẳng hạn :
X hỏi Y :
- Mai cậu đi xem bóng đá với mình nhé ?
Y đáp :
- Tớ còn một đống bài tập chưa làm !

Câu ấy có hàm ý : Tớ phải làm bài tập, không thể đi xem với bạn được !
8. Dàn ý của đoạn văn
- Giới thiệu khổ thơ đầu trong bài Sang thu
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ
+ Sự nhận ra hương ổi đột ngột
+Cùng lúc với cảm nhận gió se (lạnh)
+Cảm thấy sương như dùng dằng, không muốn đi
- Cảm giác về mùa thu đã về
9. Học sinh chọn một khổ thơ, bàn về cái hay, cái đẹp về nội dung, hình thức của khổ thơ; đánh giá ý nghĩa của khổ thơ trong bài thơ.

×