Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

THỰC tập tốt NGHIỆP phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH tư vấn và quản lý khách sạn tamtam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 75 trang )

1

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về hiệu quả kinh doanh
1.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là phạm trù có vai trò đặc biệt quan trọng trong khoa học kinh tế và
quản lý kinh tế, bởi lẽ mọi hoạt động kinh tế đều được đánh giá thông qua chỉ tiêu hiệu
quả. Hiệu quả là một kết quả thực tế do một công việc cụ thể nào đó mang lại, trên cơ
sở có sự so sánh với những hao phí bỏ ra để thực hiện chúng. Nói một cách khác hiệu
quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng những nguốn lực sẵn có của đơn
vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về hiệu quả kinh doanh:
 Adamsmith cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là kết quả trong hoạt
động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”.
[1]

m th hai cho rằng: “hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh giữa phần
tăng thêm của phần kết quả và phần trăm tăng thêm của chi phí”
[2]

m th ba cho rằng: “Hiệu quả kinh tế được đo bằng kết quả hiệu số giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó”
[3]

m th  Mác-Lênin cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là mức độ thoả mãn
yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản xã hội chủ nghĩa. Quỹ tiêu dùng với tư cách là chi
tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả kinh doanh”.
[4]



[ 1 ]
Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2005), Phân tích hong kinh doanh, NXB Thống kê, trang 5
[ 2 ]
Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2005), Phân tích hong kinh doanh, NXB Thống kê, trang 5
[ 3 ]
Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2005), Phân tích hong kinh doanh, NXB Thống kê, trang 6
[ 4]
Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2005), Phân tích hong kinh doanh, NXB Thống kê, trang 7
2

Nhưng từ các quan điểm trên cho thấy hiệu quả kinh doanh theo nghĩa rộng là
một phạm trù kinh tế tổng hợp phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh giữa kết quả
đầu ra và yếu tố sản xuất vào năm đó. Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát cho phép kết luận
hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh.
Với những quan điểm trên, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả kinh doanh như
sau:
Hiệu quả =



[5]
Trong đó đầu ra bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến giá trị sản xuất, doanh thu,
lợi nhuận…. Đầu vào thường bao gồm các yếu tố như vốn sở hữu, tài sản, các loại tài
sản, chi phí….
1.1.2. Bản chất của hiệu quả
[6]
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc,

nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận.
Từ khái niệm của hiệu quả kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết
quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Do
đó hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi
dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật giá trị mà là một phạm trù
tương đối, nó chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối là tỉ số giữa kết quả và hao
phí nguồn lực.

[ 5]
. Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Phân tích hong kinh doanh phn II, NXB Giáo dục,
trang 90
[6]
. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, trang
162
3

Vậy, hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán bởi
cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó
xác định một cách chính xác.
1.1.3. Vai trò của hiệu quả
[7]
Theo những nghiên cứu thì hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố
khác nhau, nó nói lên toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của hiệu quả được thể hiện trên các góc độ sau.
- Đối vối doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm
nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hóa giúp cho doanh nghiệp củng cố được vị
trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất mua

sắm thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt
động không hiệu quả, không bù dắp được những chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp đó
không phát triển, đứng vững và tất yếu dẫn đến phá sản.
Như vậy hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng, nó quyết
định sư sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó giúp doanh nghiệp
chiếm lĩnh thị trường và đạt được những thành tựu to lớn.
- Đối với kinh tế xã hội
Một nền kinh tế xã hội phát triển hay không luôn luôn đòi hỏi các thành phần
kinh tế trong đó làm ăn hiệu quả đạt được những kết quả tốt.
Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp
đó mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm cho xã hội, tạo ra việc làm, nâng
cao đời sống dân cư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì

[7]
. Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 24

4

phải đầu tư nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn,
tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó người dân có thể lựa
chọn những sản phẩm phù hợp và tốt nhất mang lại lợi ích cho mình và cho doanh
nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng doanh nghiệp có điều kiện tăng chất lượng
hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm dẫn đến hạ giá bán tạo ra mức tiêu thụ mạnh trong
người dân, điều đó không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho nền kinh tế
quốc dân, góp phần ổn định và tăng trưởng nền kinh tế.
Các nguồn thu từ ngân sách nhà nước chủ yếu là từ doanh nghiệp. Doanh
nghiệp phát triển sẽ tạo ra nguồn lực thúc đẩy đầu tư xã hội. Ví dụ khi doanh nghiệp
đóng thuế nhiều lên giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở

rộng quan hệ quốc tế kèm theo đó là văn hoá, trình độ dân trí được đẩy mạnh, thúc đẩy
nền kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, tạo tâm lý
tin tưởng vào doanh nghiệp nên càng nâng cao năng suất lao động. Điều này không
những tốt cho doanh nghiệp mà còn tạo lợi ích cho xã hội nhờ đó mà doanh nghiệp có
thể giải quyết được số lượng lao động thừa. Giúp cho xã hội giải quyết những khó khăn
trong quá trình hội nhập.
Việc doanh nghiệp đạt được hiệu quả KD có vai trò hết sức quan trọng với
chính doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển
của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Trong đó mỗi doanh nghiệp chỉ là một cá thể
nhưng nhiều cá thể vững vàng và phát triển cộng lại sẽ tạo ra nền kinh tế phát triển
vững vàng.
1.1.4. Phân loại hiệu quả kinh doanh
[8]

Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện dưới các
dạng khác nhau. Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể. Việc phân chia hiệu

[ 8 ]
Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học Quy
Nhơn, trang 142-143.
5

quả kinh doanh theo các tiêu chuẩn khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản
lý kinh doanh. Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để
từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Căn cứ vào các khía cạnh khác nhau của hiệu quả, HQKD bao gồm:
- : Là một pham trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) để đạt được mục tiêu đề ra là tối đa hóa lợi nhuận.
- : Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
các mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã

hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề,
cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, nâng cao mức sống cho các
tầng lớp nhân dân.
- : Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào
sản xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuân nhưng phải đảm bảo an ninh – chính trị,
trật tự xã hội trong và ngoài nước.
- : Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất
định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
-    : Phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực
trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải xem xét mức
tương quan giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi trường
và điều kiện làm việc của người lao động và khu vực dân cư.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải phấn đấu đạt
đồng thời các hiệu quả trên, song trên thực tế khó có thể đạt được đồng thời các mục
tiêu hiệu quả tổng hợp đó.
 Căn cứ theo nội dung tính toán HQKD được phân thành:
-   : Là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác
định dưới dạng hiệu số. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
6

Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi bỏ ra chi phí để thực hiện một công
việc việc cụ thể nào đó. Để biết được với những chi phí đã bỏ ra sẽ thu những lợi ích
cụ thể gì. Vì vậy trong công tác quản lý công nghiệp bất kỳ công việc gì cũng đòi hỏi
bỏ ra những chi phí lao động sống và lao động quá khứ, dù với một lượng lớn hay nhỏ
cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối.
- : được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu
quả tuyệt đối của các phương án khác nhau. Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là
để so sánh mức độ hiệu quả của các phương án. Từ đó cho phép ta lựa chọn một cách
làm bảo đảm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

 Căn cứ theo yếu tố sản xuất và phương thức tác động đến hiệu quả
người ta phân chia hiệu quả kinh doanh thành các loại như: hiệu quả lao động; hiệu quả
sử dụng TSCĐ; hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu; hiệu quả đầu tư; hiệu quả sản phẩm;
hiệu quả khoa học công nghệ; hiệu quả quản lý.
1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Phương pháp so sánh
[9]
 Khái niệm
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để đánh giá kết quả, xác định
vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Đây là phương pháp đơn giản
và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên
nó chỉ đi vào nghiên cứu những nội dung mang tính chất tổng thể không nêu rõ và sâu
sắc về bản chất vấn đề cần nghiên cứu.
 Điều kiện áp dụng

[ 9 ]
Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 7-13
7

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng
phải đồng nhất. Trong thực tế thường thì điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ
tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về mặt thời gian và không gian.
V mt thi gian: là các chỉ tiêu kinh tế được tính trong cùng một khoảng thời
gian hạch toán, phải thống nhất trên ba mặt sau:
- Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế, một lĩnh vực phản ánh chỉ tiêu.
- Phải cùng một đơn vị đo lường chỉ tiêu.
- Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.
V mt không gian: các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện

kinh doanh tương tự nhau.
 Phương pháp thực hiện
So sánh s tuyi: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc (kỳ kế hoạch, kỳ trước, số trung bình ngành, ) của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả
so sánh xác định được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển, của các chỉ
tiêu kinh tế.
So sánh s i: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh xác định được tỷ lệ hoàn thành, tốc
độ tăng trưởng, sự thay đổi kết cấu, của các chỉ tiêu kinh tế.
1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
[10]
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt
được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng
đến các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu bằng cách cố định các nhân tố khác
trong mỗi lần thay thế.

[ 10 ]
Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 13-16.
8

1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
[11]
.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghệp, hình thành rất nhiều
mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như:
quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản; giữa thu, chi
và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng vật tư; giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng
trong kỳ với số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm trong kỳ của các đối tượng… Điều đó
đã dẫn đến sự cân bằng về mức biến động (chênh lệch) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc

của chúng. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.
Cần lưu ý rằng, khác với phương pháp loại trừ là phương pháp đòi hỏi mối quan hệ
giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích phải là “mối quan hệ chặt”
(mối quan hệ tích số hoặc thương số), trong phương pháp liên hệ cân đối, mối quan hệ
giữa các nhân tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ tổng số hoặc hiệu số). Trong mối quan
hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng
thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi sự biến đổi của
từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối
tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần phải đặt nhân tố đó
trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp loại trừ. Chính vì vậy,
trong phương pháp liên hệ cân đối, việc quy định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cần thiết.
1.2.4. Phương pháp phân tổ
[12]

Phân tổ là phân chia tổng thể thành nhiều bộ phận cấu thành để nhận xét, đánh giá.
 Tác dụng

[ 11]
. Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 17-18.
[12]
. Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 17-18.
9

Cho biết mức độ đạt được của tổng thể và các bộ phận.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể.
 Nội dung

Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: các chỉ tiêu được phân chia
theo các bộ phận cấu thành nhằm đánh giá chính xác và cụ thể kết quả đạt được, từ đó
xác định nguyên nhân và trọng điểm của công tác quản lý.
Chi tiết theo thời gian: đánh giá chính xác và đúng kết quả kinh doanh trong
từng khoảng thời gian nhất định, từ đó đưa ra giải pháp có hiệu quả trong từng thời kỳ
nhất định.
Chi tiết theo địa điểm: đánh giá chính xác và đúng kết quả kinh doanh của từng
bộ phận trên phạm vi và địa điểm khác nhau nhằm khai thác mặt mạnh và khắc phục
những mặt yếu.
1.2.5. Phương pháp đồ thị thống kê
[13]

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông
tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê
sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc
điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận
thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và
nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê
một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người
đọc, giúp xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt.
Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồhình cột, biểu đồ
tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp
khúc và biểu đồ hình màng nhện.

[ 13]
. Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 20.
10

1.2.6. Các phương pháp toán học ứng dụng khác

 Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp rút gọn của phương pháp thay
thế liên hoàn. Vì vậy, về nguyên tắc trình tự sắp xếp các nhân tố trong phương trình
kinh tế cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn. Theo phương pháp này ảnh
hưởng của từng nhân tố được xác định một cách trực tiếp thông qua mức chênh lệch và
giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của chính nhân tố này đến đối tượng phân tích.
[14]

 Phương pháp chỉ số: Đặc điểm của phương pháp chỉ số là biểu hiện về
lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể
trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với
các nhân tố khác. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả
định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp
chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến
động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.
[15]

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
1.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động
1.3.1.1. Sức sản xuất của lao động
Sức sản xuất của lao động hay hiệu suất sử dụng lao động: chỉ tiêu này phản
ánh sức sản xuất của lao động và được tính bằng công thức sau:
H

=



[16]



[14]
Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 16-17.
[ 15 ]
Phạm Văn Dược, Lê Thị Minh Tuyết, Huỳnh Đức Lộng (2009), Phân tích hong kinh doanh, NXB Lao
động, trang 19.
[ 16 ]
Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
11

Tổng lao động =




[17]

Hiệu suất sử dụng lao động phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu. Về thực chất đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động.
1.3.1.2. Sức sinh lợi của lao động
 Sức sinh lời của lao động hay (sức sinh lời lao động T

): được tính bằng
công thức.
T

=




[18]

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng LN
1.3.2. Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong
muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất
định. Chi phí trong hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm để thực hiện mục
tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả sử
dụng chi phí thường xem xét các chỉ tiêu sau.
1.3.2.1. Sức sản xuất của chi phí
 Sức sản suất của tổng chi phí hay hiệu suất sử dụng chi phí (H
CP
)
H
CP
=



[19]

Phản ánh một đồng chi phí kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.

[ 17]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
[ 18]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học

Quy Nhơn, trang 152.
[19]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
12

 Sức sản xuất của chi phí tiền lương
Sức sản xuất của chi phí tiền lương =



[20]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, một đồng chi phí tiền lương tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
1.3.2.2. Sức sinh lợi của chi phí
 Sức sinh lợi của chi phí (T
CP
) hay còn gọi là khả năng sinh lời của chi
phí: cho biết trong kỳ, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu
đồng LNST Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức lợi nhuận đạt được trên chi phí càng
lớn và doanh nghiệp đã biết tiết kiệm chi phí.
T
CP
=



[21]


 Sức sinh lợi của chi phí tiền lương
Sức sinh lợi của chi phí tiền lương =



[22]

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, một đồng chi phí tiền lương bỏ ra thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.3.3.1. Sức sản xuất của vốn
 Sức sản suất của tổng vốn hay hiệu suất sử dụng tổng vốn: được thể hiện
bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tổng vốn của doanh nghiệp. Kết quả đạt
được của doanh nghiệp có thể biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu và thường dùng nhất là chỉ
tiêu “Doanh thu thuần”

[20]
.Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học Quy
Nhơn, trang 152.
[ 21 ]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
[ 22 ]
Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
13

Sức sản xuất của tổng vốn =



 
[23]
Tổng vốn bình quân =


[24]

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một
kỳ kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụngtổngvốn của
doanh nghiệp càng cao, khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội vàng cao. Điều
đó kéo theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
 Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu =


 
[25]

1.3.3.2. Sức sinh lợi của vốn
 Sức sinh lợi của tổng vốn hay tỷ suất lợi nhuận của tổng vốn (T
TV
): sức
sinh lời của tổng vốn phản ánh một đồng vốn KD sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Công thức tính như sau:
T
TV
=




[26]

Sức sinh lời của tổng vốn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng vốn càng
cao và ngược lại.
 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức

[ 23 ]
Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
[ 24]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
[ 25]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
[26]
. Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 152.
14

sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu, được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận
sau thuế và vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) =


 
[27]
1.3.4. Một số tỷ số tài chính khác
 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

[28]

H
TTHH
=



Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
từ tài sản ngắn hạn của công ty. Vì vậy, để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn hệ
số khả năng thanh toán hiện hành phải lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
càng cao thông thường khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo tốt nhưng đồng thời cũng
thể hiện khả năng linh hoạt về nguồn vốn của công ty bị hạn chế.
 Kỳ thu tiền bình quân
[29]

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được
thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để được các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân =



 Số vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)
[30]
Số VQHTK =



Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.


[27]
Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học Quy
Nhơn, trang 152.
[ 28 ]
Ngô Kim Phượng, Phân tích tài chính doanh nghip, NXB ĐHQG TP HCM, trang 219
[ 29 ]
Ngô Kim Phượng, Phân tích tài chính doanh nghip, NXB ĐHQG TP HCM, trang 222
[ 30 ]
Ngô Kim Phượng, Phân tích tài chính doanh nghip, NXB ĐHQG TP HCM, trang 228
15

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hó bình quân luân chuyển trong kỳ.
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh càng được
đánh giá cao.
 Hệ số nợ (H
N
)
[31]
:
Chỉ tiêu tài chính này cho biết trong một đồng vốn kinh doanh
có bao nhiêu đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài.
H
N
=


 
 Hệ số vốn chủ sở hữu (H

CSH
)
[32]
: đo lường đóng góp của vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp, vì vậy còn gọi là hệ số tự tài trợ.
H
VCSH
=


 
Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh
doanh của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có,
tính độc lập cao. Do đó ít bị ràng buộc hay chịu sức ép của các khoản vay. Song tỷ suất
tự tài trợ quá cao thì cũng không phải tốt.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
[33]

Từ các phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chịu
tác động trực tiếp của cung, cầu và giá cả thị trường hay nói cách khác là chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các yếu tố đầu vào, đầu ra và giá cả thị trường. Đồng thời các yếu
tố này chịu sự tác động trực tiếp của quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và tình hình xã hội, kinh tế, chính trị của thị trường trong và ngoài nước.
1.4.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp
1.4.1.1. Nhân tố lao động

[ 31]
Ngô Kim Phượng, Phân tích tài chính doanh nghip, NXB ĐHQG TP HCM, trang 241
[ 32 ]
Ngô Kim Phượng, Phân tích tài chính doanh nghip, NXB ĐHQG TP HCM, trang 241

[ 33 ]
Nguyễn Thị Kim Ánh (2012), Bài ging Qun tr doanh nghip, Khoa TCNH & QTKD - Trường đại học
Quy Nhơn, trang 46 – 50.
16

Việc tổ chức quản lý lao động của doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao
động, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biết sử dụng lao động, biết động
viên quan tâm đến lợi ích, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên, khơi
dậy khả năng tiềm tàng của mỗi con người và trong tập thể làm họ gắn bó, cống hiến
sức lực trí tuệ cho doanh nghiệp.
1.4.1.2. Nhân tố khoa học công nghệ
Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, nhân tố quan trọng cho sự phát
triển của doanh nghiệp. Công nghệ tiên tiến sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng
suất, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng.
1.4.1.3. Trình độ quản trị doanh nghiệp
Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý sản xuất tốt có thể giúp doanh nghiệp tăng mức sản
xuất và đề ra phương thức sản xuất tối ưu làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm, điều đó cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh. Tổ chức sử dụng vốn
hợp lý, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu về vốn, để mua sắm vật tư sẽ tránh những
tổn thất cho sản xuất do thiếu vật tư, kỹ thuật, không bỏ lỡ cơ hội trong sản xuất kinh
doanh.
1.4.1.4. Nhân tố về vốn
Đây là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua chất
lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân
phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định quy mô của doanh nghiệp và quy mô
có cơ hội để khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

17

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài
1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng hoạt động sản xuất kinh doanh
và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (các đối
thủ chưa tham gia kinh doanh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những
đối thủ có đủ tiềm năng và sẵn sàng nhảy vào kinh doanh). Nếu đối thủ cạnh tranh
mạnh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì
doanh nghiệp lúc này chỉ có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách nâng
cao chất lượng hạn giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ tăng doanh thu
tăng vòng quay của vốn, để tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh về giá cả, chủng
loại, mẫu mã như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn, nó tạo ra động lực
phát triển cho DN.
1.4.2.2. Thị trường
Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của
doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Đối với
thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như máy móc thiết bị
cho nên tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm tính liên tục và hiệu quả của quá
trình sản xuất. Còn với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên
cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thị trường đầu ra nó sẽ quyết định
tốc độ tiêu thụ tạo ra vòng quay của vốn nhanh hay chậm từ đó tác động tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2.3. Nhân tố môi trường tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý,
phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh. Các nhân tố này tạo ra những điều kiện
thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tài
nguyên thiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm
18


được các chi phí (nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển ) do đó tăng khả năng cạnh
tranh. Hơn nữa vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp khuyếch trương
sản phẩm, mở rộng thị trường. Ngược lại những nhân tố tự nhiên không thuận lợi sẽ
tạo ra khó khăn ban đầu cho doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tất
sẽ bị thuyên giảm.
1.4.2.4. Môi trường kinh tế - chính trị
Kinh tế: bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh
tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất cả các yếu tố
này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất KD của doanh nghiệp. Những biến động
của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để
đảm bảo thành công của hoạt động KD của mình trước biến động về kinh tế, các doanh
nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải
pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác
những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Chính trị - pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng
chính trị các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Khi quyết định đầu tư hoạt động doanh nghiệp thì sự ổn định về chính trị, nhất quán về
quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu
hiện nay, mối liên hệ giũa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện
quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế.
1.4.2.5. Nhân tố văn hoá xã hội
Nhân tố này ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hoá, xã hội nhằm nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn
hoá có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xoá đi một ngành kinh
doanh.
19

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TẠI CÔNG TY TNHH TƯ

VẤN VÀ QUẢN LÝ KHÁCH SẠN TAMTAM
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Tư Vấn và QLKS TAMTAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty QLKS TAMTAM
2.1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty TNHH Tư Vấn và QLKS TAMTAM
 Tên Gọi Công Ty : Công ty TNHH Tư Vấn và Quản Lý Khách Sạn TAM TAM
 Mã số thuế : 0401357896
 Địa chỉ : 12 Phước Mỹ 1- Phường Phước Mỹ- Quận Sơn Trà- TP Đà Nẵng
 Số điện thoại : 0511.3.940.349
 Fax : 0511.3.940.349
 Website : www.thietbikhachsan.asia
 Số TK Ngân Hàng : 40100000402747 tại ngân hàng Seabank Đà Nẵng
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tư Vấn và QLKS
TAMTAM
Công ty TNHH Tư Vấn và QLKS TAM TAM được thành lập lần đầu ngày 18
tháng 05 năm 2010 do Sở Kế Hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng theo giấy phép đăng ký
kinh doanh số 0401357896 đóng tại: số 12 Phước Mỹ 1- Phường Phước Mỹ- Quận Sơn
Trà- TP Đà Nẵng.
Ngày 18/05/2010 Giám Đốc Công ty quyết định thành lập Công ty TNHH Tư Vấn
và Quản Lý Khách Sạn TAM TAM nhằm phục vụ mọi nhu cầu về thiết bị, máy văn
phòng của các cơ quan, không những trong nội thành Đà Nẵng mà còn phát triển thị
trường của khu vực Miền Trung, khu vực Tây Nguyên và trên toàn quốc.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Tư Vấn và QLKS TAMTAM
2.1.2.1. Chức năng
20

- Là một doanh nghiệp thương mại nên đơn vị thực hiện việc luân chuyển hàng hóa
thông qua các hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường như:
 Kinh doanh thiết bị vật tư trong khách sạn, nhà hàng.
 Tư vấn dịch vụ
2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Là doanh nghiệp thương mại nên công ty có nhiệm vụ góp và sử dụng vốn có hiệu
quả, bảo toàn phát triển vốn và tài sản của công ty.
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình kinh doanh theo đúng ngành nghề trên cơ sở
nắm bắt thị trường và năng lực kinh doanh của công ty. Tổ chức thu mua hàng hoá ở
những nơi đảm bảo chất lượng và có thương hiệu trên thị trường.
- Nghiên cứu và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và phát triển các mặt hàng mới,
đảm bảo cả chất lượng và số lượng hàng hoá trong kho khi khách hàng có yêu cầu
mua, không ngừng mở rộng thị trường không những trong nội thành Đà Nẵng mà còn
phát triển thị trường của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và trên toàn quốc.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên, không ngừng đổi mới các chương
trình khuyến mãi và chế độ hậu mãi nhằm thu hút khách hàng, đồng thời chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nhà nước.
- Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và thực hiện đầy đủ các chế độ chính
sách theo đúng luật Lao động của nhà nước. Sắp xếp tổ chức bộ máy công ty hoạt động
có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên, quốc phòng
và an ninh.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê tài chính kế toán, báo cáo định kỳ, báo cáo bất
thường theo quy định của công ty, của Nhà nước và chịu trách nhiệm về báo cáo đó.
Phải công bố công khai báo cáo tài chính hằng năm và các thông tin khác để đánh giá
đúng đắn khách quan các mặt hoạt động của công ty theo quy định tài chính của công
ty và của Bộ Tài chính.
21

- Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Tư Vấn và Quản Lý Khách Sạn
TAMTAM
2.1.3.1. Số cấp quản lý của công ty TNHH Tư Vấn và QLKS TAMTAM
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Tư Vấn và Quản Lý

Khách Sạn TAMTAM

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung về toàn bộ hoạt động của công ty,
là người chịu trách nhiệm trước tập thể về các Nghị quyết của mình và việc làm của
CBCNV. Đồng thời, phối hợp với các phòng ban quản lý để xây dựng các kế hoạch sản
xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng Hành chính: Tổ chức điều hành nhân sự, đời sống bảo hiểm xã hội, quản
lý bảo vệ an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Cụ thể: Quản lý bổ sung và đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ
thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Xây dựng quy chế, quy định nhiệm
22

vụ các phòng ban, đơn vị trực thuộc công ty. Tổ chức quản lý cán bộ, lao động tiền
lương, thi đua khen thưởng, kỹ luật lao động, bảo vệ trật tự an toàn công ty.
- Phòng Kế toán: Xây dựng kiểm soát chỉ đạo hệ thống tài chính để kế toán của
công ty thực hiện theo đúng chế độ quy định của Nhà nước quản lý và sử dụng nguồn
vốn, vật tư tài sản của công ty một cách có hiệu quả và an toàn khi tham gia quá trình
sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Nghiên cứu nắm vững các chế độ tài chính, phương pháp
hoạch toán kế toán thống kê, chế độ kiểm toán tài chính, chính sách thuế, nghĩa vụ
ngân sách theo chế độ hiện hành.Thực hiện đầy đủ nội dung công tác kế toán, chứng
từ, và sổ kế toán, thu nhập, ghi chép, tính toán phản ánh, xử lý, tổng hợp thông tin báo
cáo kế toán, tính đầy đủ chính xác các khoản chi phí.
- Phòng Kinh doanh: Có trách nhiệm tìm kiếm và chăm sóc khách hàng qua tất cả
các phương tiện điện thoại, fax, mail, trực tiếp…. Nhận thông tin từ khách hàng và
chuyển yêu cầu khách hàng.
2.1.4. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty
Công ty TNHH Tư Vấn Và QLKS TAM TAM chuyên cung cấp và thiết kế các mặt
hàng dùng cho nhà hàng, khách sạn và cho các doanh nghiệp nào có nhu cầu cần công
ty cung cấp. Nhìn chung sản phẩm hàng hóa công ty rất đa dạng và phong phú về mẫu

mã, chủng loại. Các sản phẩm của công ty được đánh giá là có chất lượng tốt, giá cả
phải chăng. Nắm được thực trạng này công ty đang tiếp tục ra sức nổ lực và đẩy mạnh
đa dạng hóa các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
 Các mặt hàng kinh doanh:
- Các Loại dụng cụ dùng trong phòng: Giường gấp B(220x180), Giường phụ,
Nước hoa xịt phòng, Kệ để sách báo…
- Các loại vật dụng Lễ Tân: Biển hiệu Reception, Bàn cỡ lớn, Lọ hoa tròn để bàn,
Ghế xoay…
- Các loại dụng cụ Buffe: Dao nĩa muỗng 4 chiếc 1455, Máy hút bị khô và ướt,
máy hâm nóng cafe, Nồi Buffe, máy đun nước siêu tốc, Máy sấy tóc, Mấy bắp ran bơ

23

- Các loại hàng Amenities: Dao cạo râu, Bộ bàn chải & kem, Lược, Đũa, Bao
chụp tóc, Dầu gội, Nước hoa Rose
Các sản phẩm mà Công ty cung cấp không chỉ có chất lượng tốt, mẫu mã phong
phú, mà còn đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng. Với chiến lược maketting hiệu
quả của các nhân viên kinh doanh trong công ty, đã thu hút được phần lớn các khách
hàng lớn: Công ty cổ phần SUN DC, Công ty cổ phần khu du lịch Bắc Mỹ An, Công ty
cổ phần Kinderworld Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
2.1.5. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Tư Vấn và Quản Lý Khách Sạn
TAM TAM giai đoạn 2010 – 2014
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động KD của công ty TNHH Tư Vấn & QLKS TAM TAM
 tính: Tring
CHỈ TIÊU
Năm
2010
Năm
2011
Năm

2012
Năm
2013
Năm
2014
Tổng Doanh thu
178,859
1.141,528
2.315,310
3.904,234
5.208,342
Tổng Chi phí
255,077
1.153,445
2.319,421
3.733,857
4.584,982
Tổng Lợi nhuận sau thuế
-76,218
-11,917
-4,111
164,315
486,211
(Ngun: Bn và QLKS TAM TAM)
Bảng 2.2: Bảng so sánh hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tư Vấn và
Quản Lý Khách Sạn TAM TAM
 tính: Tring
CHỈ TIÊU
2011/2010
2012/2011

2013/2012
2014/2013
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
(+/-)
(%)
Tổng DT
962,669
538,23
1.173,782
102,83
1.588,924
68,63
1.304,108
33,40
Tổng CP
898,368
352,19
1.165,976
101,09
1.414,436
60,98
851,125
22,79
Tổng LNST
64,301

-84,36
7,806
-65,50
168,426
-4.096,96
-164,315
280,51
(Ngun: Bn và QLKS TAM TAM)
24

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư Vấn và
Quản Lý Khách Sạn TAM TAM giai đoạn 2010 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng

(Ngun: Bn và QLKS TAM TAM)
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ khi doanh nghiệp đó hình thành,
xuyên suốt với sự tồn tại và từng mốc phát triển của doanh nghiệp đó. Để khái quát
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tư Vấn và Quản Lý Khách Sạn
TAM TAM trong 5 năm qua, ta xem xét sự biến động của chỉ tiêu doanh thu và lợi
nhuận được thể hiện qua bảng 2.1, bảng 2.2 và biểu đồ 2.1.
 Doanh thu
Từ bảng 2.1, 2.2 ta thấy tổng doanh thu của công ty trong 5 năm qua có xu hướng
tăng dần. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2010 là 178,859 triệu đồng; sang năm 2011 tăng
926,669 triệu đồng đạt mức 1.141,528 triệu đồng; năm 2012 tăng hơn năm 2011 là
-1000
0
1000
2000
3000
4000

5000
6000
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
25

1.173,782 triệu đồng, tương ứng tăng 102,83%; năm 2013 mức doanh thu mà công ty
đạt được là 3.904,234 triệu đồng, tăng 1.588,9 triệu đồng so với năm 2012; đến năm
2014 thì con số này là 5.208,342 triệu đồng, tăng 33,40% so với năm 2013. Trong tổng
doanh thu thì chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy, từ khi
thành lập (2010) cho đến nay thì công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty
tương đối tốt, nhưng tốc độ tăng doanh thu không đều.
Ngoài doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thì các khoản doanh
thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng có biến động nhưng không thường
xuyên và không đáng kể.
 Chi phí
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các khoản mục như giá
vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
Giai đoạn 2010 – 2014, ta thấy tổng chi phí có xu hướng tăng dần qua các năm.
Nếu như năm 2010, mức chi phí của công ty là 225,077 triệu đồng thì năm 2011 con số
này tăng 898,368 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 352,19%; chi phí của công ty
năm 2012 tăng 101,09% so với năm 2011; năm 2013 tăng 60,98% so với năm 2012,
năm 2014 tăng 22,79% so với năm 2013. Như vậy ta có thể thấy, tổng chi phí của công

ty tăng dần qua mỗi năm với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu và tốc độ
tăng giảm dần trong thời gian phân tích.
 Lợi nhuận
Trong thời gian đầu mới thành lập, kinh oanh gặp nhiều khó khăn. Do đó, lợi
nhuận của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 đều ở mức âm. Tuy nhiên mức lỗ đã
giảm dần sau mỗi năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng 84,36% so với
năm 2010, năm 2012 tăng 65,5% so với năm 2011, năm 2013 tăng 3208,31% so với
năm 2012, năm 2014 tăng 280,52% so với năm 2013. Về mặt lợi nhuận nguồn lợi

×