Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tổ chức công nghệ kho hàng tại công ty TNHH thời trang star

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 49 trang )

Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
LỜI NÓI ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Hàng hóa xã hội trước khi bước vào lĩnh vực tiêu dùng phải qua giai đoạn dự
trữ nói chung. Để dự trữ có hiệu quả thì mức độ dự trữ hàng hóa phải phù hợp và
đảm bảo thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, bảo đảm tính liên tục và kế
hoạch của lưu thông hàng hóa để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, cung cấp
thường xuyên đều đặn mạng lưới giao thương nghiệp bán lẻ.
Dự trữ tất yếu đòi hỏi phải bảo quản, phải có kho hàng hóa. Bất kỳ một sản
phẩm nào, tùy thuộc vào tính chất, hình thái của sản phẩm đều phải có yêu cầu bảo
quản thích hợp. Nếu không bảo quản, hàng hóa dự trữ sẽ bị hào mòn, hư hỏng, việc
dự trữ sẽ trở nên vô ích, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Dự trữ cần thiết trong kinh
doanh thương nghiệp đòi hỏi một quá trình nghiệp vụ phức tạp từ việc tiếp nhận
hàng để dự trữ đến việc chuẩn bị hàng để phát ra, cho nên phải có kho. Ở đây
không chỉ cần có những “ nhà cửa, đồ đựng, tư liệu sản xuất và lao động để bảo vệ
sản phẩm” mà còn phải cần có những thiết bị để tiếp nhận, vận động hàng hóa:
chỉnh lý, lựa chọn, bao gói, làm trọn bộ, làm hoàn chỉnh mặt hàng theo yêu cầu của
đối tượng nhận hàng. Chính vì vậy, kho hàng phải có một loạt chức năng cụ thể
hoàn chỉnh theo một sợi dây chuyền liên tục và có quan hệ gắn chặt nối tiếp nhau
làm tiền đề và điều kiện cho nhau, và biểu hiện trạng thái vận động của hàng hóa
dự trữ; những chức năng đó là: thu nhận hàng, bảo quản hàng dự trữ, giám sát chất
lượng hàng và phát hàng.
Tóm lại, kho hàng là nơi tiến hành dự trữ và bảo quản hàng hóa sau khi sản xuất
xong và chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường liên tục, có tổ chức và
kế hoạch. Đây là nơi tập kết của cải của xã hội do kết quả lao động của sản xuất xã
hội tạo nên. Nếu công nghệ kho được làm tốt, chất lượng hàng hóa sẽ được duy trì
ở trạng thái cao nhất để đến tay người tiêu dùng, ngược lại hàng hóa bị hư hỏng sẽ
gây lãng phí cho xã hội. Do đó có thể nói công nghệ nghiệp vụ kho là hoạt động rất
1
Nguyễn Hồng Niên


MSV: 11D10103N
quan trọng đối với quá trình tổ chức lưu thông phân phối hàng hoa trên thị trường
với nhà sản xuất.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH thời trang Star, em nhận thấy công
nghệ kho hàng của công ty được tiến hành rất tốt tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề
cần nghiên cứu thêm, vì vậy em xin phép chọn đề tài “Tổ chức công nghệ kho hàng
tại công ty TNHH thời trang Star” làm đề tài nghiên cứu.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ các khái niệm kho hàng và quy trình tổ chức, quản trị kho.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng và chức năng của kho hàng tại công ty TNHH
thời trang Star.
- Đề xuất một số phương án nhằm nâng cao công tác tổ chức công nghệ kho hàng tại
công ty TNHH thời trang Star.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Tình hình tổ chức, hoạt động trong kho hàng tại công ty TNHH thời
trang Star.
- Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề trong tổ chức công nghệ kho hiện đại tại công
ty TNHH thời trang Star.
IV. Phương pháp tư duy thực hiện.
- Phương pháp quan sát ngoại suy xu thế kết hợp với những kết quả nghiên cứu thực
tiễn tại công ty để đưa ra kết luận, đánh giá.
- Phương pháp phân tích, thống kê, cùng với các quan điểm marketing hiện đại, sưu
tầm hỗ trợ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ KHO HÀNG
I. Khái niệm về công nghệ và các nguyên tắc của công nghệ kho hàng.
1. Công nghệ là gì và các yếu tố của công nghệ.
Công nghệ là gì?
2
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N

Thuật ngữ công nghệ gần đây đã trở thành một cụm từ được nhiều người ở các
lĩnh vực khác nhau nhắc đến. Có thể nói công nghệ xuất hiện rất sớm, ngay từ khi
loài người xuất hiện đã có sử dụng tới công nghệ. Từ công nghệ xuất phát từ chữ
Hy Lạp “Techne” có nghĩa là một nghệ thuật hay một kỹ năng và “logia” có nghĩa
là một khoa học hay sự nghiên cứu. Ngày nay từ công nghệ -Technologia thường
được hiểu là một quá trình để tiến hành một công nghệ sản xuất, là thiết bị để thực
hiện một công việc. Công nghệ theo nghĩa rộng là tổng hợp những hiểu biết và
cách thức, phương pháp, phương tiện để hoàn thành một sản phẩm nào đó.
Cho đến nay đã tồn tại nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ như coi
công nghệ là máy móc tiêu dùng trong sản xuất; có những định nghĩa coi là kiến
thức dùng trong sản xuất là cốt lõi của một công nghệ; một số khác lại coi công
nghệ như là sự tác động tương hỗ giữa máy móc và con người.
Việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là một việc
vần thiết, bởi vì không thể quản lý công nghệ thành công khi mà chưa xác định rõ
công nghệ là cái gì.
Rất nhiều tổ chức uy tín đã đưa ra các khái niệm về công nghệ (tham khảo phụ
lục 1-trang 34), sau cùng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ
“Công nghệ là tất cả những cái dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra”.
Ngày nay theo quan niệm hiện đại: Công nghệ là tổng hợp các quá trình chức
năng cơ bản trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người.
- Trong sản xuất vật chất: công nghệ học bao gồm các quá trình chủ yếu.
- Trong quá trình vận tải: công nghệ học là các quá trình chuyên chở.
- Trong kinh doanh thương mại: công nghệ là các quá trình vận động hàng hóa.
Đồng thời với khoa học công nghệ, khái niệm quy trình công nghệ xuất hiện. Đó
chính là hệ thống các thao tác công nghệ và các khâu tác nghiệp có liên quan chặt
chẽ với nhau, trình tự kế tiếp nhau, tác động có mục đích đến đối tượng lao động
trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người. Quy trình công nghệ trong lĩnh
vực sản xuất và quy trình công nghệ trong lĩnh vực thương mại hợp thành quy trình
3
Nguyễn Hồng Niên

MSV: 11D10103N
công nghệ tổng thể. Do đó chúng có cùng bản chất và đều nhằm thỏa mãn tối đa
nhu cầu tiêu dùng của mọi thành viên trong xã hội (nhu cầu thị trường).
Các yếu tố của công nghệ.
Khái niệm và các đặc tính công nghệ chỉ rõ công nghệ bao gồm cả phần cứng và
phần mềm, thấy rõ vai trò của công nghệ ngày nay được coi là chìa khóa để phát
triển kinh tế, là nguồn hy vọng cơ bản để cải thiện mức sống con người.
Công nghệ gồm bốn yếu tố cơ bản, tác động đồng bộ, qua lại lẫn nhau để tạo ra
bất kỳ sự biến đổi mà con người mong muốn. Đó là:
- Thành phần thiết bị (Techno ware) – Gọi tắt là thành phần T
- Thành phần con người (Human ware) – Gọi tắt là thành phần H
- Thành phần thông tin (Inform ware) – Gọi tắt là thành phần I
- Thành phần tổ chức (Orgar ware) – Gọi tắt là thành phần O

Mối liên hệ giữa 4 thành phần của một công nghệ
Bốn thành phần trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thành phần con
người là trung tâm. Bốn thành phần này luôn đồng bộ trong bất kỳ công nghệ nào.
(xem thêm phụ lục 2 – trang 35, 36)
2. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức của công nghệ kho hàng.
Khái niệm công nghệ kho hàng.
Công nghệ kho là tất cả những công tác về mặt tổ chức và kỹ thuật được tiến
hành đối với hàng hóa trong kho để phục vụ cho việc mua bán hàng hóa.
Tất cả các công tác đó gắn liền với chức năng cơ bản của tất cả mọi loại kho:
bảo vệ hàng hóa về số lượng và phẩm chất và chuẩn bị hàng hóa để chuyển đến
4
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
lĩnh vực tiêu dùng nhằm mục tiêu chung: tăng nhanh tốc độc chu chuyển hàng hóa,
hạ thấp chi phí lưu thông đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ trong thương
nghiệp.

Nguyên tắc tổ chức công nghệ kho hàng.
Tổ chức công nghệ kho phải đảm bải sự vận động hàng hóa qua kho nhanh chóng
và tiết kiệm, giữ gìn được số lượng và phẩm chất của hàng hóa trong quá trình vận
động và bảo quản ở kho – phải tăng năng suất lao động trong kho, đồng thời phải
chú trọng quản lý, vì chỉ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật mà không quản lý và
sử dụng tốt những cơ sở vật chất kỹ thuật thì sẽ đi đến lãng phí nghiêm trọng.
Chính vì vậy, các nghiệp vụ kho phải tiến hành theo những nguyên tắc sau.
- Mỗi nghiệp vụ kho phải được hoàn thành với chất lượng tốt nhất, trong một thời
gian ngắn nhất, chi phí sức người và sức của ít nhất, tận dụng năng lực của trang
thiết bị kho để không ngừng hạ thấp tổng mức chi phí của kho.
- Không ngừng hoàn thiện các loại trang bị kỹ thuật cho những nghiệp vụ kho, dần
từng bước thay thế lao động thủ công bằng những thiết bị, dụng cụ cải tiến, nửa cơ
giới và cơ giới.
- Bảo đảm tính liên tục, cân đối và thống nhất cho các nghiệp vụ kho.
- Giảm dần hao hụt tự nhiên của hàng hóa đồng thời loại trừ hao hụt vượt quá định
mức.
3. Phân loại kho hàng hóa.
Kho hàng hóa trong thương nghiệp có nhiều loại. Mỗi loại có đặc điểm và công
dụng riêng.
- Phân theo nghiệp vụ chính của kho, kho hàng hóa gồm có: kho thu nhận, kho dự
trữ, kho cung ứng (phân phối), kho trung chuyển. (Đặc điểm từng loại kho – xem
phụ lục 3 trang 37)
- Phân theo mặt hàng chứa trong kho, kho hàng hóa bao gồm: kho tổng hợp, kho hỗn
hợp và kho chuyên nghiệp.
- Phân loại theo điều kiện thiết kế, thiết bị, kho hàng hóa gồm có: kho thông thường
và kho đặc biệt.
5
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
- Phân loại theo đặc điểm kiến trúc (loại hình xây dựng), kho gồm có: kho kín, kho

nửa kín (chỉ có mái che, không có tường), kho lộ thiên.
- Theo hình thức sử dụng, kho gồm có: Kho dùng riêng, kho hợp tác (liên sử dụng),
kho dùng chung. (đặc điểm từng loại kho – xem phụ lục 4 trang 38)
I. Công nghệ tiếp nhận kho hàng hóa.
1. Khái niệm và yêu cầu tiếp nhận.
Tiếp nhận là khâu mở đầu quan trọng có tác dụng trực tiếp về mặt kỹ thuật
nghiệp vụ đối với các khâu nghiệp vụ tiếp theo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị đối với
sản xuất và đời sống. Tiếp nhận không phải là một nghiệp vụ đơn giản và đơn
thuần, mà nó có tính chất khoa học, kỹ thuật và cách mạng.
Yêu cầu của việc tiếp nhận: Xác định trách nhiệm vật chất cụ thể giữa đơn vị
cung ứng và người nhận hàng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giữa 2 đơn vị mua
bán và vận chuyển, kiểm tra việc giữ gìn toàn vẹn số lượng và phẩm chất hàng hóa.
2. Tiếp nhận theo số lượng và tiếp nhận chất lượng, làm chứng từ tiếp nhận.
Tiếp nhận theo số lượng.
Chế độ và kỹ thuật tiếp nhận số lượng tùy thuộc vào hàng có bao bì hay không
có bao bì, nhận hàng tại kho người cung cấp, kho người nhận hay từ phương tiện
vận tải đường sắt, đường thủy… mà có sự khác nhau nhất định.
Các phương pháp tiếp nhận hàng theo số lượng là đếm, cân, đo số lượng hàng
hóa thực nhập. Vận dụng từng phương pháp ấy phải căn cứ vào tính chất và số
lượng từng loại hàng, căn cứ vào địa điểm nhận hàng, tình trạng bao bì và những
quy định cụ thể trong từng hợp đồng, trong điều lệ tiếp nhận đã được Nhà nước ban
hành.
Trong quá trình tiếp nhận, hàng thừa hay thiếu, bao bì hưu hỏng hay có hiện
tượng khác thường, không an toàn…, đều phải lập biên bản theo thủ tục quy định.
Tiếp nhận chất lượng.
6
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
Chất lượng của một sản phẩm là một hệ thống những đặc trưng nội tại của sản
phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được, hoặc so sánh được,

những thông số này lấy ngay trong sản phẩm, hoặc trong giá trị sử dụng của nó.
Tiếp nhận phải theo những thông số đó, những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản
phẩm theo đúng hợp đồng ký kết cũng như chỉ tiêu chất lượng của bao bì.
Có 2 phương pháp kiểm tra chất lượng:
- Phương pháp cảm quan: tức là dùng 5 giác quan để xác định phẩm chất của hàng
hóa.
- Phương pháp thí nghiệm: chính là phương pháp phân tích hóa học, vật lý, vi sinh
vật, sinh vật học.
(xem thêm phụ lục 5 trang 39)
Chứng từ tiếp nhận.
Khi đã hoàn thành việc tiếp nhận số lượng và chất lượng, tất cả hàng hóa nhập
kho phải ghi vào “sổ hàng nhập”, (có thể theo mẫu phụ lục 6 trang 40)
Mỗi lần nhập hàng vào kho phải xem chứng từ; nếu thấy chứng từ giao hàng
hợp lệ và phù hợp với hàng hóa nhập kho, người nhận ký tên vào chứng từ giao
hàng và vận đơn, rồi hoàn lại cho người giao hàng. Nếu chứng từ không hợp lệ,
hàng hóa và chứng từ không phù hợp và không đúng như trong hợp đồng thì cần
lập biên bản theo đúng thủ tục, gửi biên bản đó đến các cơ quan, tổ chức và xí
nghiệp hữu quan trong thời hạn quy định.
II. Công nghệ bảo quản hàng hóa dự trữ.
Bảo quản hàng hóa là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất ở
kho. Nó là một trong những nhiệm vụ kinh tế, chính trị quan trọng, đồng thời là
một những nhiệm vụ khoa học kỹ thuật rất phức tạp trong công tác thương nghiệp.
Công nghệ bảo quản bao gồm 3 khâu cơ bản là: phân bố và chất xếp hàng hóa;
chăm sóc và giữ gìn hàng hóa ở kho; quản lý định mức hao hụt hàng hóa.
7
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
1. Phân bố và sắp xếp hàng hóa trong kho.
Phân bố là sự quy hoạch vị trí của hàng hóa bảo quản, còn chất xếp là phương
pháp để hàng tại nơi quy định, thích hợp với đặc điểm tính chất của các loại kho

hàng hóa và bao bì.
Nguyên tắc của phân bố và chất xếp phải: theo khu và theo loại, cách ly hàng
hóa kỵ nhau và bố trí lân cận đối với hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng; trật tự
và vệ sinh, (dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm kê hàng hóa) đồng thời bảo đảm mỹ quan cho
kho hàng.
Yêu cầu chung phải đạt được trong phân bố và chất xếp là: bảo đảm sự thuận
tiện cho nghiệp vụ xuất - nhập, bảo quản, kiểm kê; bảo đảm an toàn cho người,
hàng hóa và phương tiện; bảo đảm tiết kiệm sức lao động, tiền vốn, không ngừng
nâng cao năng suất lao động, tận dụng sức chứa của kho, công suất của thiết bị…
Sau khi hàng hóa được phân bố vào các khu vực để hàng thích hợp thì tiến hành
chất xếp hàng hóa. Tùy theo đặc điểm hàng hóa, boa bì mà áp dụng các phương
pháp xếp khác nhau, như:
- Phương pháp đổ đống: đối với hàng hạt rời, không có bao bì
- Xếp trên giá, tủ: đối với hàng đã mở bao, hàng lẻ, xuất còn thừa, hàng cần bảo quản
trên giá, tủ chuyên dùng.
- Xếp thành chồng theo nhiều kiểu thích hợp: đối với hàng bảo quản nguyên bao,
kiện, hòm.
2. Chăm sóc, giữ gìn hàng hóa.
Hàng hóa sau khi được chất xếp trong các khu vực kho, nhà kho, phải được
chăm sóc giữ gìn cẩn thận. Muốn chăm sóc giữ gìn tốt hàng hóa, phải áp dụng một
hệ thống công tác bao gồm: quản lý nhiệt độ và độ ẩm; vệ sinh sát trùng; phòng
cháy chữa cháy; phòng gian bảo mật; kiểm tra hàng hóa ở kho.
Quản lý nhiệt độ, độ ẩm : là một khâu rất cơ bản. Nó là hệ thống các biện pháp
khác nhau nhằm duy trì cũng như tạo ra nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với yêu cầu bảo
quản hàng hóa ở kho. Những phương pháp căn bản để quản lý nhiệt độ, độ ẩm
8
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
là:Thông gió, dùng chất hút ẩm, phương pháp sấy, phương pháp bịt kín. (xem thêm
phụ lục 7 trang 41, 42)

Vệ sinh sát trùng : có liên quan đến quản lý nhiệt độ, độ ẩm và là một mặt quan
trọng của việc chăm sóc và giữ gìn hàng hóa. Nó là một hệ thống các biện pháp để
tiêu diệt sinh vật, vi sinh vật và loại trừ các tạp chất làm hư hao tổn thất đối với
hàng hóa và kho. Việc vệ sinh sát trùng phải căn cứ vào tính chất của từng loại
hàng, tập tính sinh hoạt của từng loại sinh vật để có phương pháp và biện pháp tiến
hành thích hợp. (Nội dung công tác vệ sinh, sát trùng xem thêm phụ lục 8 trang 43)
Phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật: Phòng cháy chữa cháy là một
công tác khoa học có ý nghĩa kinh tế, chính trị thiết thực. Khi thiết kế xây dựng
kho, phải quán triệt yêu cầu của phòng cháy, chữa cháy, lựa chọn địa điểm xây
dựng kho, lựa chọn nguyên vật liệu và bố trí cơ cấu bên trong kho phải bảo đảm
cứu chữa hàng hóa khi có cháy. Mỗi kho phải chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ cứu chữa
để kịp thời dập tắt ngay nguồn lửa.
Phòng bảo mật: Ngoài những biện pháp kể trên, để giữ gìn và chăm sóc hàng
hóa, phòng gian bảo mật hàng hóa ở kho cũng là một khâu công tác quan trọng cần
phải đặc biệt chú ý trong quản lý hàng hóa. Nó thể hiện nhiệm vụ bảo vệ kinh tế,
đồng thời là cuộc đấu tranh chính trị - chống kẻ địch, kẻ gian phá hoại tiềm lực của
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, tiềm lực quốc phòng và trực tiếp đối với
xí nghiệp thương nghiệp là tiềm lực của kinh doanh, tiềm lực của sự đấu tranh cải
tạo và quản lý thị trường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cần có nội quy, chế độ, lực lượng
cán bộ công nhân… bảo mật phòng gian.
Giám sát và kiểm tra hàng hóa: Là một khâu nghiệp vụ cần thiết của người
làm công tác kho để chăm sóc và giữ gìn hàng hóa. Cán bộ kho phải giám sát mọi
hoạt động nghiệp vụ kho, giám sát kho, nhà kho và khu vực kho; kiểm tra sự thực
hiện các chế độ, quy phạm, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ kho; kiểm tra số lượng và
9
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
chất lượng hàng dự trữ - bảo quản, kiểm tra tình trạng kho tang. Giám sát và kiểm
tra phải được tiến hành thường xuyên và định kì.
Quản lý định mức hao hụt hàng hóa: là việc sử dụng những biện pháp kỹ

thuật kết hợp với việc đề cao trách nhiệm vật chất của cán bộ, nhân viên ở kho để
giảm mức thấp nhất hao hụt tự nhiên và loại trừ hao hụt vượt quá định mức.
- Công thức tính hao hụt hàng hóa: H = (G
1
+ G
2
)M% (đ)
Trong đó: H: hao hụt cần tính theo định mức (đ).
G
1
: Giá trị hàng xuất (tiêu thụ) giữa hai kỳ kiểm kê (đ).
G
2
: Giá trị hàng tồn kho ngày kiểm kê để tính toán.
M%: Định mức hoa hụt có liên quan đến thời gian bảo quản trung bình.
- Thời gian bảo quản trung bình: T=G / g (ngày)
Trong đó: T: thời gian bảo quản trung bình (ngày)
G: Dự trữ hàng hóa bình quân trong kỳ (đ)
g: Giá trị hàng tiêu thụ bình quân trong 1 ngày (đ)
III. Nghiệp vụ phát hàng.
1. Yêu cầu của nghiệp vụ phát hàng:
Là khâu kết thúc quá trình nghiệp vụ kho, thể hiện mục đích của dự trữ bảo
quản và toàn bộ chất lượng công tác kho, phát hàng phải đảm bảo các yêu cầu cơ
bản và chủ yếu là:
- Xác định rõ trách nhiệm vật chất giữa các khâu trong công tác kế hoạch, chuẩn bị
và xuất hàng.
- Bảo đảm phát hàng chính xác, nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng theo hợp
đồng, theo lệnh xuất kho.
2. Phát hàng và làm chứng từ:
Phát hàng và làm chứng từ là trình tự kết thúc của khâu nghiệp vụ bán hàng.

Phải đảm bảo xác định rõ ràng trách nhiệm giữa 2 bên giao – nhận theo chứng từ
hóa đơn thanh toán của xí nghiệp thương nghiệp bán buôn (đối với kho của tổ chức
thương nghiệp bán buôn) và theo lệnh xuất kho làm thành 4 bản – 1 bản thủ kho
10
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
giữ, 1 bản kế toán giữ và 2 bản giao cho người nhận hàng (cửa hàng), đối với kho
của tổ chức thương nghiệp bán lẻ.
Đối với thủ kho hay kế toán và cửa hàng…, chứng từ này là văn bản pháp lý của
hoạt động kinh tế thay đổi quyền quản lý nghiệp vụ đối với hàng hóa, nên phải thực
hiện chế độ kế toán – ghi chép ban đầu kịp thời, chính xác. Ngay trong quá trình
đưa hàng ra chuẩn bị, thủ kho, chủ nhiệm kho cũng phải theo dõi và thực hiện việc
ghi chép hạch toán ban đầu cho tốt. Có như thế, việc phát hàng mới đảm bảo chính
xác.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ KHO
TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR.
I. Giới thiệu tổng quan hoạt động của công ty TNHH thời trang Star.
1. Giới thiệu công ty TNHH thời trang Star.
Singlun là Tập đoàn sản xuất hàng may mặc hàng đầu thế giới có trụ sở chính
tại Singapore, chuyên cung cấp hàng dệt kim và hàng thể thao vào thị trường Mỹ,
Châu Âu và Nhật Bản, với 13 chi nhánh đặt tại Singapore, Bangladesh, Sri Lanka,
Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Malaysia.
Công ty TNHH thời trang Star là một trong những của công ty hàng đầu của
SINGLUN Nhóm - SINGAPORE. Công ty chuyên sản xuất và cung cấp hàng dệt
kim và đồ thể thao cho thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Khách hàng của công
ty là những nhãn hiệu may mặc hàng đầu như The North Face, Reebok, Under
Armour, Oakley, Timberland, Lucy,….
Tên công ty: Công ty TNHH thời trang Star.
Tên giao dịch quốc tế: Star Fashion Company Limited .
11

Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
Tên viết tắt: Star Fashion CO.,LTD
Mã số thuế: 0500556370.
Ngày thành lập: 16/03/2007.
Ngày hoạt động: 01/02/2008.
Giấy phép kinh doanh: 01222000176.
Người đại diện: Mark Lee Kean Phi.
Địa chỉ: Lô CN-B4, Khu Công Nghiệp Phú Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84 4 6326 7395.
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn với số
vốn của mình.
Công ty TNHH thời trang Star có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có quyền
và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh trong số vốn của công ty, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp
luật.
Vốn đầu tư:
2007: Vốn đầu tư ban đầu của công ty là 3.68 triệu USD
2009: Công ty tăng vốn đầu tư lên 9.5 triệu USD, đầu tư mở rộng sản xuất.
Chức năng và nhiệm vụ.
Chức năng:
- Sản xuất các sản phẩm may mặc
- Thực hiện thương mại xuất nhập khẩu cho các sản phẩm may mặc và nguyên vật
liệu dùng cho sản xuất hàng may mặc
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu
trực tiếp.
- Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại của của Nhà nước.
- Tuân thủ các chính sách hoạt động, các chính sách thuế của Nhà nước.
- Khai thác và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

12
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
- Thực hiện công tác bảo hộ, vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ luật lao động.
Qua bảng trên, có thể nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng khá
đáng kể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng hơn 10 triệu USD, lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hơn 1 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng,
chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, cần tiếp tục duy trì. Chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí khác cũng đã giảm đáng kể. Giá vốn hàng hóa và dịch vụ
cung cấp tăng gần 10 triệu USD, điều này là do doanh nghiệp nhận được sự tín
nhiệm của các công ty đối tác, có được nhiều hợp đồng sản xuất có giá trị lớn. Tóm
lại, trong năm 2014 vừa qua, doanh nghiệp đã đầu tư kinh doanh có hiệu quả, cần
tiếp tục phát huy trong những năm tới.
II. Thực trạng công nghệ hàng hóa vào kho.
Giới thiệu kho hàng của công ty TNHH thời trang Star:
Kho có diện tích 2300m
2
, cao 5m, nằm ở tầng 1 phía sau công ty, đoạn đường
vào kho được đổ bể tông, thuận tiện cho xe tải ra vào, trước cửa kho có một sân
rộng, dùng làm nơi bốc dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển trước khi nhập vào kho.
Kho được chia làm 3 kho nhỏ liền kề, gồm:
- Kho vải: diện tích 940m
2
, dung tích kho: 4700m
3
- Kho phụ liệu: 450m
2
đã bao gồm một gác xép rộng 240m
2

. Dung tích kho: 1770m
3
- Kho thành phẩm 770m
2
. Dung tích kho: 3850m
3
Phân loại:
- Theo nghiệp vụ chính: + Kho vải và kho phụ liệu: kho thu nhận
13
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
+ Kho thành phẩm: kho cung ứng.
- Theo điều kiện thiết kế: cả 3 kho của công ty đều thuộc dạng kho kín.
- Theo hình thức sử dụng: Kho dùng riêng, thuộc sở hữu của công ty TNHH thời
trang Star.
Các mặt hàng bảo quản ở kho: vải, phụ liệu, quần áo thành phẩm.
1. Công nghệ nhận hàng vào kho tại công ty TNHH thời trang Star.
1.1. Hàng nhập kho thường xuyên.
- Kho vải: các loại vải.
- Kho phụ liệu: chỉ, tem mác, khuy, dây dệt, oze, túi nylon, dây miến, thẻ bài…
- Kho thành phẩm: các thùng carton có chứa hàng may mặc đã hoàn thiện có dán
băng dính (có logo của công ty bên trên) và được đóng dấu, dán tem.
1.2. Quá trình nhận hàng vào kho
Thủ kho căn cứ vào phiếu báo nhập hàng để tổ chức tiếp nhận, tháo dỡ cuộn,
kiện từ phương tiện vận chuyển, sau đó tiến hành kiểm tra về chủng loại, chất
lượng, số lượng theo biên bản hàng nhập kho. Kết thúc quá trình kiểm tra, nếu hàng
hóa nhập kho đúng với phiếu báo nhập hàng, kho sẽ làm chứng từ nhập hàng vào
kho.
Quy trình tiếp nhận hàng:
- Tiếp nhận theo số lượng: Tùy thuộc vào loại hàng hóa nhập kho mà kho sử dụng

các phương pháp kiểm tra số lượng khách nhau như: cân, đo, đếm.
+ Vải: trước khi nhập kho vải phải được kiểm tra trọng lượng bằng cân, kiểm tra
khổ vải bằng thước sau đó được cho vào máy để kiểm tra độ dài vải.
+ Phụ liệu may mặc: Tất cả phụ liệu may mặc đều được công ty nhập từ các công
ty cung cấp hàng đầu, có uy tín do đó tất cả các mặt hàng này đều được đóng gói
theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, khi nhập hàng phụ liệu, để kiểm tra số lượng, kho
sẽ tiến hàng đếm số lượng bao gói trong các thùng carton, ngoài ra kho kiểm tra
khối lượng đối với các loại hàng như khuy, cúc, oze, túi nylon.
14
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
+ Hàng may mặc: tất cả các hàng may mặc thành phẩm đều được đóng gói, cho vào
thùng carton có dán tem theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn riêng của khách hàng
trước khi chuyển xuống kho. Vì vậy đối với loại hàng hóa này, kho sẽ kiểm tra số
lượng bằng cách đếm số lượng thùng hàng nhập vào kho.
- Tiếp nhận theo chất lượng: Mỗi loại hàng nhập vào kho đều có một tiêu chuẩn chất
lượng khác nhau, do đó kho cũng áp dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng
khác nhau đối với từng loại hàng, tuy nhiên chủ yếu là dùng phương pháp cảm
quan (dùng mắt và tay để xác định chất lượng hàng).
+ Vải: Sau khi kiểm tra khối lượng và kích thước khổ vải, vải được đưa vào máy đo
vải để kiểm tra độ dài vải và lỗi sợi, đồng thời sẽ có một nhân viên kho túc trực tại
máy để kiểm tra bề mặt vải, chất lượng màu sắc của vải.
+ Phụ liệu may mặc: Do ngành nghề kinh doanh của công ty là gia công may mặc
nên số lượng phụ liệu công ty cần dùng vô cùng lớn, để kiểm tra hết được tất cả các
loại phụ liệu này rất khó khăn, tuy nhiên cũng không thể vì thế mà có thể lơ là khâu
kiểm tra chất lượng hàng nhập. Nếu để xảy ra sai sót trong khâu này có thể ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của công ty, gây thiệt hại vô cùng lớn. Do
đó để thuận tiện trong khâu kiểm hàng, kho đề ra các tiêu chuẩn chất lượng chung
cho các loại hàng nhập theo từng yếu tố như: màu sắc, kích thước, hình dáng, trang
trí, nội dung in trên hàng, … để các nhân viên kiểm hàng dựa vào bảng tiêu chuẩn

của kho và biên bản nhập hàng để quyết định hàng có được nhập kho hay không.
+ Hàng may mặc thành phẩm: Do tính chất gia công nên tất cả các sản phẩm của
công ty sau khi hoàn thiện đều phải được các nhân viên QA (nhân viên kiểm tra
chất lượng) kiểm định đạt yêu cầu rồi mới đóng gói vào bao bì và thùng carton theo
yêu cầu của khách hàng dựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy đối với hàng may mặc
thành phẩm, để kiểm tra chất lượng, kho chỉ cần kiểm tra chất lượng bên ngoài của
thùng carton (thùng nguyên vẹn hay bị bóp méo, có dấu hiệu băng dính dán thùng
bị bóc ra hay không), kiểm tra tem mác dán trên thùng có chính xác hay không, trên
15
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
thùng đã có đóng dấu của công ty không, thông tin in trên thùng đã đúng theo biên
bản nhập hàng để quyết định hàng được nhập kho hay không.
- Làm chứng từ tiếp nhận: Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra chất lượng và số lượng
hàng nhập, nếu không phát hiện ra sai sót, kho sẽ tiến hành làm chứng từ nhập hàng
theo từng mã hàng với thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng hàng nhập, tên đơn
vị cung ứng thành 4 bản: 1 bản giao cho phòng kế hoạch, 1 bản giao cho nhân viên
quản lý đơn hàng, 1 bản giao cho đơn vị cung ứng, 1 bản giữ lại lưu kho.
2. Công nghệ bảo quản hàng hóa trong kho hàng.
II.1. Thiết bị kho hàng hóa.
- Thiết bị bảo quản hàng hóa.
+ Tủ hàng: chứa hàng hóa đã mở bao. Số lượng: 1 tủ rộng 0.8m, cao 2.5m, dài
1.5m; 1 tủ rộng 0.5m, cao 2m, dài 0.6m.
+ Bục kệ chứa hàng hóa: dùng để xếp hàng hóa chưa được kiểm lên để tránh ẩm
mốc
+ Giá sắt: chứa vải, phụ liệu, hàng may mặc thành phẩm. Số lượng:
• Kho vải: 8 giá dài 20m, rộng 1.8m, cao 4.5m
3 giá dài 12.5m, rộng 1.8m, cao 4.5m
1 giá dài 10m, rộng 1.8m, cao 4.5m.
1 giá dài 35m, rộng 1.8m, cao 4.5m.

Các giá đều được chia thành 3 tầng, mỗi tầng lại được chia thành các ngăn dài
2.5m, cao 1.5m.
• Kho phụ liệu: 20 giá dài 4.5m, rộng 0.6m, cao 2.5m
1 giá dài 10m, rộng 0.6m, cao 2.5m
6 giá dài 5.5m, rộng 1m, cao 2.5m
Các giá đều chia làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các ngăn dài 1.5m, cao
0.8m.
• Kho thành phẩm: 1 giá dài 52.5m, rộng 1m, cao 4.5m
2 giá dài 47.5m, rộng 1m, cao 4.5m
2 giá dài 30m, rộng 1m, cao 4.5m
2 giá dài 15m, rộng 1m, cao 4.5m
1 giá dài 45m, rộng 1m, cao 4.5m
16
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
1 giá dài 12.5m, rộng 1m, cao 4.5m
1 giá dài 10m, rộng 1m, cao 4.5m
1 giá dài 5m, rộng 1 m, cao 4.5m
Các giá đều chia làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các ngăn dài 2.5m, cao
1.5m.
Thiết bị đo lường:
+ Cân điện tử: dùng để kiểm tra khối lượng hàng nhập vào, có 2 loại cân điện tử to
(để kiểm tra các loại hàng có trọng lượng lớn) và nhỏ (để kiểm tra các loại hàng có
trọng lượng nhẹ như khuy, cúc…). Số lượng: 3 cân to để cân hàng có trọng lượng
lớn và 2 cân nhỏ để cân hàng có trọng lượng nhẹ.
+ Máy đo vải: dùng để kiểm tra chiều dài và lỗi sợi của vải, luôn có một nhân viên
túc trực khi sử dụng máy đo vải để tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt, màu sắc
trang trí song song với giai đoạn đo chiều dài vải theo mỗi vòng quay của máy. Số
lượng: 3 máy
+ Thước dây: dùng để kiểm tra khổ vải, chiều dài và chiều rộng của phụ liệu. Số

lượng: 47 thước dây.
- Thiết bị vận chuyển hàng hóa:
+ Xe đẩy hàng 4 bánh: dùng để di chuyển hàng hóa trong kho. Số lượng: 2 xe to và
4 xe nhỏ
+ Máy nâng hàng: dùng để di chuyển hàng hóa từ trên cao xuống thấp hoặc ngược
lại, di chuyển từ giá sắt này sang giá sắt khác, di chuyển hàng hóa mà không cần
tháo bục. Số lượng: 3 máy
+ Thang máy: Dùng để vận chuyển hàng đến phân xưởng sản xuất. Số lượng: 1
thang máy.
- Thiết bị phòng cháy, chữa cháy:
+ Bình chữa cháy, hệ thống phun nước: dùng để chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.
Số lượng: 25 bình chữa cháy.
17
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
+ Máy thông gió: dùng để thông gió, điều chỉnh nhiệt độ trong kho. Số lượng: 10
máy.
- Thiết bị vệ sinh, sát trùng:
+ Chổi, giẻ lau: dùng để quét dọn, lau chùi các thiết bị, dụng cụ trong kho.
+ Thùng rác: Dùng để chứa đựng các loại rác thải không sử dụng được nữa.
(Tham khảo hình ảnh các thiết bị trong kho tại phụ lục 9 trang 44->48)
II.2. Quản lý vệ sinh.
Mỗi ngày kho đều có nhân viên dọn vệ sinh 2 lần (vào lúc 12h trưa và 5h chiều).
Các nhân viên kho sẽ chịu trách nhiệm vệ sinh với các dụng cụ cá nhân như kéo,
thước dây, thước kẻ…, với các thiết bị dùng chung của kho như: cân điện tử, giá,
kệ hàng, máy đo vải, máy nâng hàng,… sẽ có nhân viên vệ sinh lau chùi 1
lần/ngày.
Hàng hóa được bao gói bằng nylon (đối với vải) hoặc thùng giấy (đối với phụ
liệu như: khóa, cúc, tem, mác… và hàng may mặc thành phẩm) trước khi xếp lên
giá để hàng. Bao bì hàng hóa luôn được kiểm tra, đảm bảo sạch sẽ trước khi sử

dụng để bao gói hàng hóa.
II.3. Quản lý nhiệt độ, độ ẩm.
Nhiệt độ trong kho được duy trì ở 23~25
0
C. Để quản lý nhiệt độ, độ ẩm kho
thường sử dụng phương pháp thông gió bằng cách luôn mở cửa kho và sử dụng
quạt thông gió.
Hàng hóa được đặt trên các giá để hàng cách sàn và tường kho 0.2m~0.25m,
tránh ẩm mốc, giữ cho hàng hóa luôn khô ráo.
II.4. Quản lý phòng cháy, chữa cháy.
Ở mỗi giá sắt để hàng, đều có đặt các bình chữa cháy bên hông giá, tạo điều
kiện thuận tiện cho nhân viên có thể dễ dàng lấy ra để chữa cháy khi có hỏa hoạn
xảy ra. Hệ thống phun nước bố trí trên trần kho, sẵn sàng phun nước xuống khi có
18
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
cháy. Ngoài ra, đường vào kho được đổ bê tông chắc chắn, rộng rãi, xe cứu hỏa có
thể dễ dàng vào tận trong kho khi xảy ra hỏa hoạn.
Các thiết bị chữa cháy trong kho được bảo dưỡng 6 tháng 1 lần (vào tháng 1 và
tháng 7 hằng năm).
II.5. Quản lý diện tích, dung tích kho.
Phương pháp chất xếp hàng trong kho:
- Vải: Vải sau khi hoàn tất quy trình nhập kho sẽ được cuộn tròn bọc trong túi nylon
(có dán tem chứa thông tin về loại vải), sau đó sẽ được xếp trên các giá sắt. Đối với
một số loại vải có số lượng ít (vải do khách hàng gửi về may mẫu) sẽ được đóng
gói trong thùng giấy (trên thùng có ghi rõ thông tin về vải, khách hàng), sau đó sẽ
được xếp trên giá sắt ở khu vực để hàng may mẫu.
- Phụ liệu: Tất cả các phụ liệu đều được đóng gói trong thùng giấy trước khi xếp lên
các giá để hàng.
- Hàng may mặc thành phẩm: nhân viên kho giữ nguyên bao gói hàng hóa như lúc

ban đầu, sau đó tiến hàng xếp hàng lên giá có phân loại từng khách hàng và mẫu
mã.
Phân bố các giá sắt trong kho: Các giá sắt sẽ được ghép lại thành các hàng đôi,
khoảng cách từ giá sắt đến tường là 0.25m, khoảng cách đường đi giữa các hàng
đôi là 2m (kho vải), 1m (kho phụ liệu), 1.5m (kho thành phẩm). (Tham khảo sơ đồ
kho vải, kho phụ liệu, kho thành phẩm) tại phụ lục 10, 11, 12, 13 trang 49->52)
Hệ số sử dụng diện tích kho = diện tích hàng chiếm chỗ/diện tích kho
- Kho vải: Diện tích hàng chiếm chỗ: 437.7m
2
Hệ số sử dụng diện tích kho vải là: 437.7/940= 0.46
- Kho phụ liệu: Diện tích hàng chiếm chỗ: 119.7m
2
Hệ số sử dụng diện tích kho phụ liệu là: 93.3/450= 0.27
- Kho thành phẩm: Diện tích hàng chiếm chỗ: 310m
2
Hệ số sử dụng diện tích kho thành phẩm là: 310/770= 0.40
 Sở dĩ hệ số sử dụng diện tích 3 kho thấp là do cách sắp xếp trong kho. Hiện tại, kho
để khoảng cách đường đi lại giữa các giá sắt rất lớn (2m, và 3m giữa các lối đi),
19
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
điều này rất thuận tiện cho giao thông trong kho, giúp các thiết bị dễ dàng đi lại, cơ
giới hóa lao động trong kho, tiết kiệm thời gian và chi phí công sức tuy nhiên, hệ số
sử dụng diện tích tối ưu là 0.8, do đó kho nên bố trí lại các sắp xếp để nâng cao hệ
số sử dụng diện tích kho, tránh lãng phí. Ngoài ra, ngoài chức năng, bảo quản chứa
đựng hàng hóa, diện tích kho còn được sử dụng để làm nơi làm việc cho các nhân
viên trong kho; điều này là không khoa học, cần phải di chuyển khu vực diện tích
làm việc của nhân viên kho ra ngoài để chuyên môn hóa chức năng của kho.
Hệ số sử dụng dung tích kho = dung tích hàng chiếm chỗ / dung tích kho
- Kho vải: Dung tích hàng chiếm chỗ: 1967.25m

3
Hệ số sử dụng dung tích kho vải: 1967.25 / 4700= 0.42
- Kho phụ liệu: Dung tích hàng chiếm chỗ: 299.1m
3
Hệ số sử dụng dung tích kho phụ liệu: 299.1 / 1700=0.17
- Kho thành phẩm: Dung tích hàng chiếm chỗ: 1395m
3
Hệ số sử dụng dung tích kho thành phẩm: 1395/ 3850 = 0.36
 Hệ số sử dụng dung tích kho rất thấp do phần lớn dung tích kho dành cho các nhân
viên làm việc trong kho và đường đi lại trong kho. Đặc biệt kho phụ liệu, dung tích
kho nhỏ là do chiều cao của các giá để hàng trong kho rất thấp (2.5m) trong khi
chiều cao của kho tại tầng 1 là 5m, do đó cần nâng cao các giá để hàng tại tầng 1
kho phụ liệu và bố trí thêm các thiết bị chứa hàng để nâng cao hệ số sử dụng dung
tích kho, đưa hệ số dung tích kho gần đạt tới hệ số tối ưu là 0.8.
II.6. Quản lý định mức hao hụt.
Hàng hóa trong kho thuộc loại hàng khô do đó hao hụt xảy ra thường do sai sót
của nhân viên, nếu xảy ra chênh lệch giữa hàng nhập – xuất – tồn trong kho, tùy
từng loại hàng mà công ty sẽ có cách xử lý riêng.
- Đối với vải: hao hụt xảy ra do nhân viên đo vải để cắt không chính xác. Thông
thường công ty luôn đặt dư số lượng cần dùng để đề phòng hao phí do đó nếu
20
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
chênh lệch dưới 1m vải/cuộn (đối với vải dùng cho hàng đại trà), công ty sẽ tự chi
trả, nếu chênh lệch với số lượng lớn hơn, các nhân quản lý và lô hàng đó sẽ phải
chịu trách nhiệm tài chính với công ty. Với vải may hàng mẫu số lượng ít, thông
thường vải này được chuyển nguyên kiện như khi khách hàng chuyển về lên xưởng
may mẫu nên nếu hao hụt xảy ra nhân viên kho sẽ phải tự chịu trách nhiệm với
công ty. Trong quá trình bảo quản nếu chất lượng vải bị biến đổi do vi sinh vật xâm
hại, bị bẩn không thể sử dụng được nữa nhân viên kho phải tự chịu toàn bộ trách

nhiệm.
- Đối với hàng phụ liệu: Tất cả các phụ liệu may mặc đều được bao gói trong các túi
nylon sau đó mới đóng thành thùng carton. Khi xuất hàng, kho sẽ xuất theo từng
gói nhỏ trong lô hàng nhận về hoặc xuất cả thùng lớn do đó nếu xảy ra hao hụt là
do kho đã không làm tròn nhiệm vụ bảo quản hàng hóa, làm rách bao bì để xảy ra
rơi vãi. Để đảm bảo đủ nguyên liệu sản xuất, số lượng phụ liệu công ty nhập về
luôn lớn hơn số lượng cần dùng thực tế, do đó nếu hàng hóa trong kho phụ liệu bị ít
hơn 30 chiếc so với số liệu trên chứng từ lưu kho, hao hụt sẽ được tính cho công ty,
nếu số lượng hàng thực tế trong kho thiếu nhiều hơn 30 chiếc, nhân viên trong kho
sẽ phải chịu trách nhiệm tài chính với công ty.
- Hàng may mặc thành phẩm: Tương tự hàng phụ liệu, các sản phẩm may mặc đều
được đóng thùng carton có niêm phong của công ty, khi xuất hàng, kho sẽ xuất cả
thùng hàng có dấu niêm phong đó. Nếu có hao hụt là do kho lơ là nhiệm vụ, để xảy
ra mất cắp, bị vi sinh vật xâm hại, gây hư hỏng hàng hóa do đó nhân viên quản lý
lô hàng đấy cũng phải chịu trách nhiệm tài chính với công ty.
II.7. Quản lý lao động.
Nhân viên kho được chia nhiệm vụ rõ ràng, mỗi người chịu trách nhiệm theo
dõi, thống kê xuất nhập loại hàng được phân công, báo cáo với thủ kho về các biến
động xảy ra trong loại hàng đấy.
3. Phân tích phát hàng.
21
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
Hàng hóa ở kho vải và kho phụ liệu được phát trực tiếp, sau khi có phiếu yêu
cầu xuất kho, kho sẽ làm thủ tục để phát hàng tới địa điểm theo yêu cầu. Đối với
kho thành phẩm, kho không phát hàng trực tiếp mà phát hàng theo hình thức gián
tiếp, khi có lệnh xuất hàng, kho sẽ tiến hàng bàn giao hàng hóa cho bộ phận
shipping (bộ phận vận chuyển hàng hóa) của công ty để chuyển hàng tới địa điểm
như khách hàng yêu cầu.
- Đối với kho vải và kho phụ liệu:

+ Vải và nguyên phụ liệu sau khi kiểm tra, phân loại phải ở trạng thái bao gói như
ban đầu. Khi được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch, dựa vào bảng màu (hướng
dẫn nguyên phụ liệu và vải) kho sẽ tiến hành chuẩn bị nguyên phụ liệu và vải cho
đơn hàng đó để đem giao cho phân xưởng may theo đúng số lượng, chủng loại đảm
bảo cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất.
+ Thủ kho của mỗi kho sẽ thống kê lại tình hình thừa thiếu phụ liệu và vải của các
mã hàng để kịp thời điều độ, giúp quá trình không bị gián đoạn. Đối với hàng thừa
sau khi sản xuất xong, kho sẽ tiến hành nhập lại số hàng đấy, lưu lại để theo dõi và
báo cáo cho các bộ phận liên quan.
+ Khi cấp hết phụ liệu và vải theo lệnh sản xuất, thư ký kho viết phiếu kho đối với
mỗi mã hàng nhất định thành 4 bản: 1 bản cho phòng kế hoạch, 1 bản cho nhân
viên quản lý đơn hàng đó, 1 bản cho xưởng sản xuất và 1 bản lưu kho.
- Đối với kho thành phẩm: Hàng hóa sau khi được sản xuất xong được đóng thùng
bìa cứng có dán tem theo yêu cầu của khách hàng và công ty được bảo quản trong
kho. Khi có lệnh xuất hàng từ phòng kế hoạch, thủ kho sẽ tiến hành chuẩn bị hàng
đúng chủng loại và số lượng để giao cho bộ phận shipping. Thủ kho sẽ thống kê lại
các mã hàng đã xuất với số loại và thời gian, địa điểm thành 5 bản: 1 bản giao cho
phòng kế hoạch, 1 bản giao cho nhân viên quản lý đơn hàng đó, 1 bản cho bộ phận
shipping, 1 bản cho khách hàng (hoặc đơn vị nhận hàng theo yêu cầu của khách
hàng) và 1 bản lưu kho.
4. Đánh giá tổng quát:
- Ưu điểm:
22
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
+ Kho có diện tích rộng rãi, giao thông thuận lợi cho việc di chuyển các mặt hàng
bảo quản trong kho.
+ Trang thiết bị trong kho khá hiện đại, phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ trong kho.
+ Đội ngũ nhân viên kho năng động, nhiệt tình trong công việc.
- Nhược điểm:

+ Hoạt động trong kho phụ liệu chủ yếu được tiến hành theo phương pháp thủ
công, chưa thực sự hiệu quả.
+ Chưa có khu vực kiểm hàng trước khi nhập do đó khi hàng về nhiều, kho chưa
kịp kiểm hết, hàng hóa để tràn lối đi lại, gây khó khăn cho việc di chuyển.
+ Công tác vệ sinh chưa được chú trọng đúng mức. Việc quét dọn chỉ là hình thức
cơ bản, giải quyết được vệ sinh bên ngoài, chưa đủ để đảm bảo hàng hóa tránh
được các vi sinh vật gây hại cho sản phẩm.
+ Công tác quản lý nhiệt độ chưa được đề cao, bình chữa cháy và hệ thống phun
nước mới chỉ là biện pháp chữa cháy, biện pháp phòng cháy chưa được quan tâm.
CHƯƠNG III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG
NGHỆ KHO HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR.
I. Xu hướng kinh tế - xã hội Việt Nam.
1. Hiện đại hóa
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật
chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
23
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp, hoàn thiện hệ thống luật pháp đảm bảo điều chỉnh một cách kín kẽ
nhất và đồng bộ các mối quan hệ trong xã hội, xóa bỏ các rào cản bất hợp lý,
khuyến khích đầu tư, kinh doanh, nhanh chóng đưa nước ta thành nước có nền kinh
tế thị trường hoàn chỉnh.
2. Nông thôn mới.
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân
hiểu rõ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công
tác đào tạo, từng bước chuẩn hóa cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các

cấp. Phát huy nội lực của cộng đồng dân cư là chủ yếu, nhà nước định hướng, hỗ
trợ và hướng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn
3. ASEAN.
Các nhà lãnh đạo định hướng ASEAN sẽ hình thành một cộng đồng, tạo ra một
khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong
đó có hàng hóa, dịch vụ đầu tư được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát
triển đồng đều, thị trường mở rộng, cơ hội đưa hàng hóa của mình đến tay người
tiêu dùng ở mỗi nước trong khu vực của mỗi doanh nghiệp là như nhau, điều đó
cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ có thêm thị trường mới đồng thời sự cạnh
tranh diễn ra theo chiều hướng khắc nghiệt hơn.
Việt Nam là một thành viên của tổ chức ASEAN, hứa hẹn tới năm 2018 sẽ hoàn
thành các mục tiêu được các nước chính thức công nhận là nước có nền kinh tế thị
trường, điều này mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp
 Kinh tế phát triển mọi mặt, đặc biệt khi nước ta chính thức được công nhận nước
có nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh sẽ diễn ra ngày một mạnh mẽ và khắc
nghiệt do sự xâm chiếm thị trường ngày một nhiều của các sản phẩm ngoài nước,
do đó các doanh nghiệp phải có những chính sách chiến lược đúng đắn nâng cao
24
Nguyễn Hồng Niên
MSV: 11D10103N
chất lượng sản phẩm và dịch vụ để giữ vững và mở rộng thị trường. Một trong các
chiến lược cần phải quan tâm hàng đầu đấy là phát triển công nghệ kho, đặc biệt
là đối với các công ty sản xuất khi kho là nơi quyết định chất lượng sản phẩm, ảnh
hưởng đến tốc độ dịch vụ sản phẩm từ sau khi hoàn thiện đến trước khi đến tay
người tiêu dùng. Sản phẩm làm hài lòng khách hàng hay không phụ thuộc phần lớn
ở công nghệ kho.
II. Những đề xuất phát triển công nghệ kho tại công ty TNHH thời trang Star.
1. Đề xuất tiếp nhận
Tiếp nhận theo chất lượng.

Để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, các nguyên vật liệu làm nên sản
phẩm đấy cũng cần phải đạt chất lượng cao, do đó khâu kiểm tra hàng hóa trước
khi nhập kho vải và kho phụ liệu là rất quan trọng. Việc kiểm tra chất lượng hàng
hóa ở 2 kho này chủ yếu bằng mắt, phụ thuộc vào các giác quan. Tuy nhiên do
cảm quan của mỗi nhân viên vẫn có sai lệch dẫn đến sai sót do đó cần phải có hệ
thống quy định chuẩn mực chất lượng cho mỗi loại hàng hóa nhập vào kho để làm
cơ sở cho các nhân viên quyết định chất lượng hàng hóa có nhập vào kho được hay
không.
Yếu tố con người và thiết bị, diện tích kho phục vụ tiếp nhận.
Nhân viên trong kho chủ yếu chưa qua đào tạo, nhận thức về công nghệ kho còn
có phần hạn chế, chưa đánh giá đúng được tầm quan trọng của kho vì vậy cần huấn
luyện, đào tạo nhân viên làm quen với công nghệ kho một cách khoa học, nắm
vững được tầm quan trọng của kho để đảm bảo tiến độ sản xuất.
2. Đề xuất về bảo quản.
Phân bố hàng hóa sắp xếp trong kho.
Cả 3 kho đều dùng chung một khu vực tiếp bốc dỡ hàng và đây cũng là khu vực
tiếp nhận hàng cho cả 3 kho, điều này gây khó khăn khi hàng hóa của 3 kho nhập
về cùng một thời điểm, ảnh hưởng đến việc bốc dỡ và di chuyển hàng hóa. Đặc biệt
25

×