Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Chăm sóc tinh thần cho phụ nữ sau đẻ . Những bất thường hay gặp và lập kế hoạch chăm sóc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.27 KB, 71 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN 18
Chủ đề : Chăm sóc tinh thần cho phụ nữ sau đẻ . Những bất thường hay gặp và lập
kế hoạch chăm sóc
Loạn thần ở phụ nữ sau đê
I . Đặt vấn đề
Sinh đẻ là thời kỳ xảy ra nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý xã hội trong đời sống
của người phụ nữ. Những yếu tố này luôn đặt các bà mẹ mới sinh con vào nguy cơ
dễ mắc các bệnh tâm thần mà người bệnh, gia đình, các thầy thuốc sản khoa, nhi
khoa và tâm thần cần nhận biết sớm để có những can thiệp kịp thời .Mang thai và
sinh con là một giai đoạn có tính chất đột biến. Giai đoạn này đòi hỏi người phụ nữ
có sự tổ chức lại và thích nghi cả về mặt cơ thể và tâm thần. Do đó các vấn đề về
cảm xúc và tâm thần thường xuất hiện ở giai đoạn này, trong đó có loạn thần sau
đẻ. Thực tế lâm sàng cho thấy, loạn thần sau sinh là một nhóm bệnh khá phổ biến
và đây cũng là một hình thái nặng nề nhất trong số các bệnh tâm thần sau sinh. Tỉ
lệ cao nhất gặp trong 2- 3 tuần sau đẻ.
Loạn thần sau khi sinh (postpartum depression) là hiện tượng trầm uất, buồn chán
thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh do họ không vượt qua được những thay đổi của
cơ thể và sinh hoạt. Loạn thần sau khi sinh cũng tương tự như trầm cảm hậu sinh
(baby blues) nhưng cảm giác buồn, trầm cảm kéo dài từ hơn 2 tuần trở lên và trầm
trọng hơn. Biểu hiện của bệnh thường kịch tính với sự khởi phát các triệu chứng
loạn thần ngay 48 đến 72 giờ đầu sau sinh. Đa số trường hợp có đầy đủ các triệu
chứng trong 2 đến 4 tuần đầu sau sinh.
II . Nội dung
1. Triệu chứng :
Sau khi sinh, nhiều phụ nữ không may bị loạn thần. Hầu hết trường hợp, ngay
chính bệnh nhân và người nhà đều không biết để được chữa trị kịp thời.
- hội chứng mất ngủ, dậy sớm vào buổi sáng .
- buồn chán và đau khổ.
- dễ bức xúc, cáu gắt với người thân, đặc biệt là chồng và mẹ chồng.
- thiếu năng lượng, kiệt sức kéo dài.
- tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng .


- mất hứng thú tình dục.
- không yêu con, không chăm sóc con, một số trường hợp còn có ý nghĩ làm hại
chính con mình rồi dẫn đến hối hận, khủng hoảng tinh thần.
- tách biệt khỏi bạn bè và gia đình.
- nghiêm trọng nhất là có ý nghĩ hoang tưởng và muốn chết.
- lú lẫn: Đánh dấu bởi dao động nặng nề về ý thức
- khí sắc dao động, từ mệt mỏi sang sững sờ, hưng phấn hoặc giai đoạn hỗn hợp, đi
kèm với sự lo âu dữ dội.
Đây là bệnh nội sinh, được xác định có liên quan đến stress, nhưng là bệnh từ trong
máu do thay đổi nội tiết tố chứ không phải bệnh tâm lý thông thường. Có những
trường hợp quá kỳ vọng vào đứa con, khi sinh ra bị thất vọng mà sinh bệnh. Nhưng
nhiều trường hợp đẻ con đúng ý, kinh tế gia đình tốt, được chiều chuộng mà vẫn
loạn thần. Hiện nay, chưa có thống kê xác định, nhưng qua thực tế quan sát, phụ nữ
thành phố có điều kiện kinh tế đầy đủ dễ mắc bệnh này hơn phụ nữ nông thôn. Tuy
nhiên, khi phụ nữ nông thôn mắc bệnh thì thường rất nặng.
Nhiều phụ nữ thừa nhận mình có vấn đề tâm lý sau sinh nhưng không đi khám vì
không nghĩ đó là bệnh. Chồng và người nhà nói chung thấy phụ nữ sau khi sinh
con bỗng hay cáu gắt lại nghĩ “thay máu, con nhỏ nên trái tính”. Chỉ đến khi người
phụ nữ đó có những hành động “quá quắt” như ném con không thương tiếc, hay tự
tử thì gia đình mới nghĩ có vấn đề bệnh lý và đưa đến viện. Số bệnh nhân bị loạn
thần sau sinh được điều trị tại bệnh viện không nhiều.Số liệu cho thấy :
- Tại bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, số bệnh nhân mỗi năm chỉ vài ba
trường hợp.
- Tại viện Sức khoẻ tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, TS Nguyễn Kim Việt, trưởng
phòng tổng hợp cho biết số bệnh nhân mắc bệnh này đến điều trị chỉ 5 - 6 trường
hợp/năm. Nhưng khi đã đến đây thường bệnh nặng, phải nằm viện.
2. Nguyên nhân :
Ở phụ nữ có nhiều đặc điểm riêng về vấn đề tâm sinh lý so với đàn ông, đặc biệt là
tâm lý hay lo lắng, dễ chịu tác động của ảnh hưởng xã hội, đời sống. Ngoài ra còn
có nhiều nguyên nhân về tập tục cũng để lại cho người phụ nữ nhiều thiệt thòi ảnh

hưởng tới tâm thần.Bất cứ hành vi xâm phạm nào như xâm phạm tình dục, bạo lực
gia đình đều dẫn đến tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Trong thời kỳ mang thai
và sinh đẻ, do có nhiều biến đổi về sinh lý, sinh hoá phức tạp rất dễ xuất hiện bệnh
lý biểu hiện tâm thần ở các mức độ khác nhau.
- thiếu vitamin B12
- viêm tuyến giáp
- Bệnh gangliosid GM2 ở người lớn
- Dùng thuốc như Metronidazole (thuốc kháng sinh thường dùng trong sản khoa và
phụ khoa) liều cao, thuốc đồng vận dopamine hoặc thuốc ảnh hưởng chế độ ăn (để
giảm cân nhanh sau đẻ).
- Nhiều bệnh nhân không có sang chấn tâm lý, tức là mọi chuyện đều bình thường,
vẫn mắc bệnh. Người bị loạn thần sau sinh thường có thần kinh yếu, hay được
chiều chuộng, ít va vấp trong cuộc sống.
* Những nguyên nhân thông thường do Cơ quan Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa
Kỳ đưa ra :
- Thiếu ngủ sau khi sinh dẫn đến mệt mỏi, stress và trầm cảm.
- Cảm thấy có quá nhiều áp lực do từ các việc mới phải làm cũng như những thay
đổi khác trong cuộc sống. Họ thậm chí có thể cảm thấy không chắc chắn về các kỹ
năng làm mẹ của mình.
- Do tự đặt ra những kì vọng không thực tế cho chính bản thân
- Có ít thời gian dành cho bản thân, chồng và cho các việc muốn làm.
3. Thông tin và số liệu thống kê được :
Bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM, cho
biết, sau khi sinh, sản phụ thường có hội chứng sa sút tinh thần thoáng qua với biểu
hiện buồn, mất hứng thú, không chăm sóc cho đứa con. Hội chứng này chỉ kéo dài
tối đa bảy ngày. Sau thời gian này, nếu các biểu hiện đó vẫn tiếp diễn, hoặc người
mẹ có hành vi bất thường (nói lảm nhảm, kích động, sợ con mình chết ) thì phải
nghĩ ngay đến chứng loạn thần sau sinh (thường xuất hiện từ ngày thứ 5 đến ngày
thứ 25 sau sinh).
Khi đó, nếu không lập tức cách ly người mẹ khỏi đứa con và đưa đến bác sĩ ngay,

người mẹ có thể sẽ giết con (nguy cơ này là 1-3 trường hợp/50.000 lần sinh). Sau
đó, bệnh của người mẹ sẽ càng nặng hơn do hối hận, khủng hoảng tâm lý (62% tìm
cách tự tử).
Tỷ lệ loạn thần sau sinh ở mức đủ nặng để nhập viện là 1-2 trường hợp/1.000 ca
sinh. Trên thực tế, tỷ lệ này cao hơn nhiều vì một số bà mẹ bị bệnh mà không điều
trị. Một nghiên cứu của Rhode và Marneros (Mỹ) cho thấy, tuổi khởi phát bệnh
trung bình là 26. Gần 78% ca bệnh xảy ra sau lần sinh thứ nhất; phụ nữ sinh con so
có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 35 lần so với người đã sinh nhiều lần. Theo dõi
những phụ nữ bị loạn thần sau sinh trong 26 năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy, 2/3
trường hợp có các cơn tái phát.
TS Ngô Thanh Hồi, giám đốc bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết đã
có vài hội nghị khoa học bàn về hạn chế chứng bệnh loạn thần sau sinh, nhưng
chưa có điều tra xã hội học nào để biết con số thực sự mắc bệnh. Năm 1818, Jean
Esquirol lần đầu tiên đưa ra các số liệu có tính chất thuyết phục qua 92 trường hợp
loạn thần sau sinh được nghiên cứu tại Salpetriere trong thời kỳ Chiến tranh của
Napoleon. Theo Sarah Romans & Lorraine Dennerstein, loạn thần sau sinh có liên
quan đến việc sinh con đầu lòng (2/3 trường hợp), tiền sử bản thân (hoặc gia đình)
bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc loạn thần sau sinh, mổ lấy thai, lao động vất
vả, con chết ngay lúc sinh và tình trạng mẹ góa nuôi con
4. Các yếu tố nguy cơ :
- Trong gia đình từng có người bị loạn thần sau sinh.
-Có biểu hiện trầm cảm , lo lắng thái quá cho đứa trẻ trong thời gian mang thai.
-Thiếu sự quan tâm , chăm sóc của người chồng (hoặc gia đình) khi mang thai và
sinh nở .
- Nếu người phụ nữ không tìm được cách chế ngự để chiến thắng nỗi sợ hãi và lo
lắng sau khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý đứa trẻ.
5. Phòng bệnh :
Để phòng bệnh, người phụ nữ nên chuẩn bị tâm lý sinh con và nuôi con ngay từ
thời kỳ mang thai. Người phụ nữ cần được cung cấp các kiến thức về sản khoa, về
cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Có như thế, sau khi sinh con, người phụ

nữ sẽ tự tin hơn và tránh rơi vào tâm lý hoảng loạn, hoang mang khi phải bắt đầu
vai trò làm mẹ.Vấn đề quan hệ mẹ con cũng rất quan trọng. Không nên cách ly trẻ
khỏi người mẹ. Ở các nước tiên tiến, trong đơn vị điều trị bệnh nhân loạn thần sau
đẻ cũng có cả bộ phận chăm sóc trẻ mới sinh hoặc trẻ nhỏ nhằm tạo điều kiện cho
người mẹ vừa được điều trị vừa được tiếp tục phát triển mối quan hệ mẹ con.
Ngoài ra, người thân trong gia đình cũng nên quan tâm, chăm sóc và phát hiện sớm
các triệu chứng bất thường để điều trị. Việc phát hiện và điều trị sớm loạn thần sau
đẻ có ý nghĩa rất quan trọng. Các thành viên trong gia đình, nhất là người chồng
cần quan tâm đến những thay đổi tâm lý của phụ nữ sau khi sinh, giúp họ tránh
khỏi những căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, bày tỏ và an ủi một
cách chân thành những băn khoăn, lo lắng; chia sẻ, giải quyết những bức xúc tâm lí
của người mẹ trẻ. Tạo bầu không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc trong thời kỳ nuôi
con ban đầu là điều kiện tiên quyết để phát triển tâm sinh lý trẻ sau này.
Chứng loạn thần sau sinh có thể khỏi trong một thời gian tương đối ngắn nếu bệnh
nhân sớm được khám và điều trị. Vì vậy, nếu sản phụ có dấu hiệu nghi là loạn
thần, người nhà cần phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa ngay.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi phụ nữ sau sinh có những thay đổi khác lạ như:
hay cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, đòi hỏi chồng và gia đình điều này điều nọ, khi được
đáp ứng rồi mà vẫn cáu gắt, không vừa ý mà kéo dài thành hệ thống thì cần nghĩ
đến khả năng mắc bệnh.
Ngoài ra, cần lưu ý các triệu chứng: giảm trí nhớ, hay mê sảng, rối loạn cảm xúc.
Các trường hợp nghi ngờ cần được đưa đi khám trước hết ở chuyên khoa sản để
các bác sĩ kiểm tra xem có bị sót nhau, tắc mạch ối, xuất huyết não, nhiễm trùng
hậu sản… bởi những vấn đề sản khoa có thể gây mê sảng và trục trặc về tâm lý.
Nếu không có vấn đề sản khoa, hoặc đã được giải quyết mà tinh thần vẫn bất
thường, cần đến bác sĩ tâm lý để điều trị.
* Cần lưu ý một số biểu hiện lâm sàng ở người mẹ như sau:
- Lo lắng thái quá về thai kỳ, khí sắc không ổn định, cảm xúc buồn khổ, trầm cảm,
than phiền nhiều về cơ thể, mệt mỏi.
- Đòi hỏi yêu sách đối với người thân.

- Đột ngột mê tín dị đoan.
- Thay đổi thói quen ăn uống hoặc ăn uống miễn cưỡng.
- Tránh sinh hoạt vợ chồng.
- Cường độ nôn mửa không bình thường, kéo dài dai dẳng.
- Thiếu sự quan tâm chăm sóc tình cảm cho người chồng hoặc gia đình
III . Kết luận
Sau khi sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có những thay đổi và xáo
trộn. Đa số bà mẹ sau khi sinh con trở nên trầm tính, dịu dàng hơn. Tuy nhiên,
những biến đổi theo xu hướng tiêu cực như dễ bị kích động, thường xuyên lo sợ,
hay cáu gắt, buồn bực, tủi thân… thậm chí bị trầm cảm cũng xảy ra ở không ít
trường hợp. Trong đó có luận thần sau đẻ. Bệnh ảnh hưởng quan trọng không
những đối với bản thân người bệnh mà còn đối với sự phát triển lâu dài của đứa trẻ
và cần có sự quan tâm đặc biệt. Dưới đây là một số ca lâm sàng mà chúng tôi đã
gặp và mong muốn được chia sẻ cùng các đồng nghiệp.
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
* Nhận định :- Tiền sử: bệnh tật, điều kiện sống, điều kiện lao động, thai nghén
(chế độ ăn, nghỉ, vệ sinh của sản phụ).
- Các tình trạng có liên quan đến cuộc đẻ (quá trình chuyển dạ).
- Sản phụ biết gì về chứng “loạn tâm thần”.
- Toàn trạng và tinh thần của sản phụ trước và sau khi sinh.
- Mối quan hệ và sự giao tiếp giữa sản phụ với con, chồng, gia đình, bạn bè.
- Mức độ, tính chất của bệnh .
- Những tác nhân và ảnh hưởng tác động làm xất hiện và thay đổi tâm sinh lí của
sản phụ.
* Chẩn đoán :
- Rối loạn tâm thần ở dạng nhẹ hay nặng .
- Nguyên nhân, liên quan đến cuộc đẻ ?
- Những vấn đề cần chăm sóc về tinh thần, sức khỏe .
* Lập kế hoạch :
- Tăng cường sức khỏe cho bà mẹ 1 cách nhanh chóng .

- Trang bị những kiến thức cơ bản và tinh thần tốt nhất để chuẩn bị làm mẹ cho sản
phụ (việc chăm sóc bản thân và dứa trẻ).
- Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ .
- Cùng gia đình theo dõi đẻ phát hiện sớm các rối loạn tâm sinh lí, nhằm điều chỉnh
sớm, có hiệu quả .
* Thực hiện kế hoạch :
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi sau đẻ.
- Khuyến khích bà mẹ tự chăm sóc trẻ, nói chuyện với trẻ.
- Phát hiện và đánh giá đúng mức độ, tính chất bệnh của bà mẹ và những tác nhân
ảnh hưởng.
- Đánh giá cách thức phản ứng của bà mẹ đối với những thay đỏi của cơ thể cũng
như tâm sinh lý.
- Tiếp cận từ từ, không vội vã. Khuyến khích bà mẹ diễn đạt bằng lời những cảm
nghĩ của mình và lắng nghe một cách tập trung và có phản hồi tích cực. Thiết lập
và duy trì môi trường quan hệ an toàn và riêng tư giữa người hộ sinh và bà mẹ. Sử
dụng các câu hỏi mở, giúp bà mẹ diễn đạt những cảm nghĩ, tránh giận dữ nóng vội.
- Thông báo với bác sĩ tình hình bệnh ở bà mẹ.
* Đánh giá :
- Các thay đổi tâm lý sau đẻ diễn ra bình thường, bà mẹ ổn định tâm lý nhanh
chóng.
- Mối quan hệ giữa bà mẹ và đứa trẻ mới ra đời ngày một gắn bó, bà mẹ biết cách
tự chăm sóc trẻ và bản thân .
- Mối quan hệ giữa bà mẹ và các thành viên khác trong gia đình gắn bó, các thành
viên trong gia đình cùng tham gia chăm sóc bà mẹ và đứa trẻ.
- Rối loạn tự nhận thức nhẹ do sự biến đổi tâm sinh lý liên quan đến cuộc đẻ giảm
và mất dần.
- Rối loạn tâm thần nặng dần được khống chế và ổn định.
IV . Tài liệu tham khảo
-Vitinfo.com
-Quanph.net

-Songkhoe.info
-webtretho
-Nmh2.gov.vn
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc đời mỗi người phụ nự chúng ta niêm hạnh phúc nhất là có một cuộc
sống hạnh phúc bên gia đình mình.Mong muốn sinh được một đứa con đáng yêu là
một niềm ao ước của rất nhiều bà mẹ. Và không có ai là không mong muốn như
vậy nhưng có rất nhiều bà mẹ không may mắn không có cơ hội làm mẹ ngay từ khi
sinh ra nhưng cũng có những bà mẹ trong khi sinh em bé thì em bé đã không thể
sống được. Vì những lý do đó mà hiện nay có rất nhiều bà mẹ sau khi sinh em bé
ra và bị mắc chứng bệnh ít nói, nhìn thấy con sợ hãi, không muonns tiếp xuc với ai
kể cả người thân trong gia đình bẹnh đó chính là bệnh trầm cảm sau sinh. Vậy trầm
cảm sau sinh là gì?
II.NỘI DUNG:
1.Trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm là một bệnh rất phổ biến. Cứ 100 người có đến 10 người bị bệnh
này và xác suất bị bệnh này trong đời người (lifetime prevalence) có thể đến 15%.
Hiện thời chưa có những thống kê bệnh trầm cảm ở người Việt Nam. Có nhiều
nghiên cứu cho thấy rằng cuộc sống gây căng thẳng tinh thần hay những biến cố
khủng hoảng trong cuộc sống là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm.Theo kinh
nghiệm lâm sàng của tác giả thì bệnh trầm cảm xảy ra ở người Việt Nam có xác
suất cao hơn người Mỹ bản xứ. Lý do là đa số người Việt Nam sống ở hải ngoại là
người tị nạn và họ đã trải qua rất nhiều biến cố khủng hoảng trong đời sống.
Những khủng hoảng đó là chiến tranh, tù cải tạo, vượt biển, nhiều khó khăn đáp
ứng với văn hoá nước ngoài và đời sống kinh tế không tốt đẹp.Ta có thể ước lượng
rằng xác suất của thế hệ thứ nhấtt, sinh trưởng tại Việt Nam và di tản định cư ở
ngoại quốc, bị trầm cảm có thể gấp 2 hay 3 lần người bản xứ. Đó là thế hệ đã trải
qua rất nhiều biến cố khủng hoảng như đã kể phần trên. Một số người vì mưu sinh
sống còn đã vượt qua được những triệu chứng trầm cảm lần đầu tiên. Nhưng vài
năm sau đó, hệ thống thần kinh bị suy nhược sẵn, chỉ có một biến cố nhẹ hơn trong

cuộc sống (thí dụ như xích mích vợ chồng hoặc con cái rời nhà sống riêng) cũng có
thể gây ra bịnh trầm cảm nặng.Thế hệ thứ 1.5, sinh tại Việt Nam di tản và định cư
theo cha mẹ ở nước ngoài lúc còn nhỏ, cũng có những căng thẳng riêng của họ. Đó
là những mâu thuẫn về nguồn gốc của mình. Họ không hẳn là người Việt cũng
không hẳn là người bản xứ hoàn toàn nên có nhiều khó khăn trong việc đáp ứng
kết hợp văn hoá bản xứ với văn hoá của gia đình. Nếu theo phong tục của bạn thì
về nhà phụ huynh không vừa lòng, còn theo phong tục gia đình thì khó đáp ứng
được với bạn bè cùng trang lứa.
a.Dấu hiệu của bệnh trầm cảm:
Người Á Châu ít chịu công nhận những triệu chứng của bệnh trầm cảm vì những lý
do văn hoá. Hiện thời có rất nhiều sự hiểu lầm về bệnh trầm cảm. Xã hội tin rằng
những người bị trầm cảm là những người lười biếng với ý chí bị suy kém. Người ta
còn tin rằng bệnh trầm cảm là một bệnh tưởng tượng vì bác sĩ gia đình không tìm
được nguyên do thể chất của những triệu chứng đau nhức của bệnh trầm cảm. Một
số khác nghĩ rằng bệnh nhân trầm cảm có “tánh xấu” vì họ hay bực bội cau có gây
gổ với mọi người.Bệnh trầm cảm không giống như bệnh cảm, ta ngủ một đêm sáng
thức dậy thấy mệt mỏi và nghẹt mũi. Bệnh trầm cảm xảy ra rất chậm cho nên đôi
lúc bệnh nhân không nhìn ra được những dấu hiệu của nó vì những triệu chứng
trầm cảm tăng từ từ. Đến lúc bệnh trầm cảm trở thành nặng, người bẹnh không đi
làm được hay không sinh hoạt gia đình bình thường thì mới tìm bác sĩ để trị
bệnh.Vì những lý do trên mà những bệnh nhân Á Châu khi khai những triệu chứng
trầm cảm, họ ít khi chịu khai những triệu chứng tâm lý mà liệt khai những triệu
chứng thể xác đánh lạc hướng chẩn đoán của bác sĩ gia đình. Theo cách chẩn đoán
của khoa tâm thần thì hai triệu chứng chính để chẩn đoán trầm cảm là: buồn chán
(depression) và mất sự thích thú trong đời sống (anhedonia). Ít thấy những bệnh
nhân Á Châu than phiền về những triệu chứng này. Nếu có than phiền về sự mất
thích thú thì họ hay ghép vào đó một nguyên nhân chính đáng như cơ thể bị đau
nhức kinh niên chẳng hạn. Vì thế một số đông bệnh nhân Á Châu không được chẩn
đoán và trị liệu đúng mức.Những triệu chứng trầm cảm thường được thấy ở những
bệnh nhân Á Châu là những cơn đau nhức bất thường, giấc ngủ bị thay đổi (mất

ngủ hay ngủ li bì), người hay mệt kinh niên, xáo trộn trong khẩu vị (ít ăn, xuống
cân), hay quên, không chăm chú được, người hay “tự ái” dễ bị bực bội (irritability).
Ngay cả triệu chứng bực bội cũng được che đậy qua những lý do như những căng
thẳng ở sở làm, con cái không vâng lời, người hôn phối không đối xử tốt với mình.
Chính vì thế mà khi mới nghe bệnh nhân kể lể, bác sĩ gia đình ít khi nghĩ đến bệnh
trầm cảm. Thật ra những căng thẳng trong cuộc sống ai cũng có nhưng những đối
với người bị trầm cảm căng thẳng được cảm nhận nhiều hơn bình thường.Những
nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khoảng 60% bệnh nhân trầm cảm bị đau nhức
trong người. Gần 1/3 (30%) bệnh nhân đau kinh niên bị bệnh trầm cảm. Ở nước
Mỹ, hàng năm có khoảng 400 triệu chuyến khám bác sĩ (clinic visits) thì gần phân
nửa là vì đau nhức. 90% những bệnh nhân có những triệu chứng tâm lý được chẩn
đoán đúng mức. Nhưng chỉ có 50% bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng thể xác chỉ
được bác sĩ gia đình chẩn đoán và nhận ra bệnh trầm cảm. Nếu những bệnh nhân
này có kèm theo những bệnh về thể xác thì xác suất nhận ra bệnh trầm cảm chỉ có
20% mà thôi (1).Theo cách chẩn đoán của khoa tâm thần thì chỉ cần 2 tuần lễ có
những triệu chứng trầm cảm kể trên thường xuyên ảnh hưởng đến cuộc sống gia
đình và xã hội là hội đủ điều kiện của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên trong thực tế,
bệnh nhân chờ đợi rất lâu, cả tháng đến cả năm trời mới chịu đi khám bác sĩ. Thời
gian chần chờ chữa trị lâu hơn ở bịnh nhân Á Châu vì họ rất sợ bị gán cho cái bịnh
tâm thần (mental illness). Khi chần chờ lâu thì hệ thống thần kinh bị suy thoái
nhiều gây rắc rối cho việc chữa trị. Ngoài ra khi bệnh trầm cảm trở nên nặng thì
bệnh nhân thường có những ý nghĩ chán đời, không muốn sống và thậm chí có ý
định tự tử.
b.Bệnh trầm cảm có cơ sở thần kinh học (neurology):
Những nghiên cứu chụp hình não mới nhất cho thấy rằng bệnh trầm cảm không
phải là một bệnh “tưởng tượng” vì nó gây ra rất nhiều biến đổi trong sự hoạt động
của não bộ. Những cơ cấu thần kinh (brain structures) và mạch thần kinh (neural
circuits) điều hoà những triệu chứng căng thẳng thể xác được dùng chung với bệnh
trầm cảm. Chính vì thế mà khi bị trầm cảm, bệnh nhân có nhiều triệu chứng thể
xác lẫn tâm lý. Cái khác biệt là bịnh nhân Á Châu lọc ra những triệu chứng tâm lý,

chỉ khai báo với bác sĩ những triệu chứng thể xác.Những nghiên cứu chụp hình não
bằng PET scan hay fMRI cho thấy rằng khi bị trầm cảm, hệ thống limbic hoạt động
quá độ từ đó sinh ra những triệu chứng căng thẳng tinh thần như cau có, lo âu
phiền não, mất ngủ Hệ thống cortex (cortical system) hoạt động yếu, sinh ra
những triệu chứng như thiếu sự chăm chú, mất khả năng suy xét, mất sự nhậy bén
lanh lẹ Khi bệnh trầm cảm được điều trị thì những cái mất quân bình kể trên
được đổi chiều và quân bình trở lại.Khi bị trầm cảm lâu ngày, sự căng thẳng
thường xuyên sẽ tạo ra những kích thích tố xấu (glucocorticoids) làm giảm những
chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh (Brain derived nerve growth factor-BDNF). Khi
glucocorticoids tăng và BDNF giảm thì sẽ làm hư hỏng một số tế bào thần kinh.
Nhóm tế bào thần kinh kết cấu hippocampus rất nhậy cảm với glucocorticoids. Khi
tế bào chết dần, cấu trúc này bị thoái hoá (atrophy). Hippocampus rất quan trọng
trong việc thành lập trí nhớ ngắn hạn. Vì thế khi bị stress hay trầm cảm lâu ngày
không trị liệu thì trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Khi lạm dụng xì ke ma tuý cũng có
tác động tương tự lên hippocampus.
c.Nguy cơ của bệnh trầm cảm không được điều trị đúng mức:
Có rất nhiều nguy cơ xảy ra khi bệnh trầm cảm không được điều trị đúng mức.
Nguy cơ ở cá nhân thì như đã kể ở phần trên là khi bị căng thẳng (stress) lâu ngày
thì sẽ làm hư hỏng nhiều phần của não bộ. Mới đầu ta chỉ thấy sự xáo trộn trong sự
phân phối hoạt động của các vùng trong não bộ, như vùng limbic hoạt động quá độ
còn vùng cortex hoạt động kém hơn. Khi để lâu sự mất quân bình này dẫn đến sự
xáo trộn về chất thần kinh giao nối (neurotransmitter imbalance) và sau đó dẫn đến
sự xáo trộn về nội tiết (endocrine imbalance). Khi nội tiết bị xáo trộn thì hiện nay
chưa có cách trị hữu hiệu vì khoa học chưa phát minh ra thuốc trị nội tiết mất quân
bình. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng xấu đến các bịnh thể xác khác một cách gián tiếp
và trực tiếp. Căng thẳng của chứng trầm cảm làm bệnh nhân cảm thấy đau nhức
nhiều hơn người không bị trầm cảm. Khi uống thuốc thì họ bị phản ứng phụ nhiều
hơn vì sự căng thẳng làm giảm sự chịu đựng của cơ thể họ, do đó mà các bịnh khác
không được trị đúng mức. Khi bị trầm cảm nặng, bịnh nhân bị chán chường nên bỏ
bê việc uống thuốc thường xuyên, không tập thể dục và ăn uống bất thường làm

các bệnh như tiểu dường hay cao máu nặng hơn. Ngoài ra trầm cảm cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn nhiễm (immune system), các bệnh tim mạch,
đường ruột, hô hấp làm triệu chứng của các bệnh này nặng hơn.Ở nam giới bệnh
trầm cảm không được chữa trị dễ dẫn đến lạm dụng rượu, hút thuốc và xì ke ma
túy. Sự nghiện ngập hút sách sẽ làm bệnh trầm cảm nặng hơn. Nó sẽ dẫn đến sự
sụp đổ gia đình rất nhanh. Những nghiên cứu cho thấy sự bạo hành gia đình tăng
lên với người bị trầm cảm. Nguy cơ tử vong khi tự tử rất cao ở nam giới bị trầm
cảm. Nguy cơ này cao hơn nữa nếu bệnh nhân trầm cảm hút sách và mất tự chủ.
Ngoài ra còn có nguy cơ làm hại sinh mạng kẻ khác khi trong lúc say rượu và tuyệt
vọng, bệnh nhân giết con cái hay hôn phối của mình.Về gia đình thì người bệnh
trầm cảm bỏ bê sinh hoạt gia đình, thích ở trong phòng một mình, hay gây gổ với
người thân, họ bị tự ái quá độ, tình cảm mất quân bình, dễ la lối khóc lóc vì thế mà
quan hệ gia đình rất căng thẳng. Một số người mất sự thích thú tình dục, không
thích chưng diện, không chăm sóc người phối ngẫu, làm quan hệ hôn nhân bị lung
lay. Nếu là phụ huynh thì sự chăm sóc con cái bị suy giảm, khiến người phối ngẫu
phải làm việc nhiều hơn, đó cũng là một nguyên nhân đưa đến sự xung đột trong
gia đình. Phụ huynh bị trầm cảm không dằn được cơn bực bội hay la mắng thậm
chí đánh đập con cái rồi sau đó họ bị mặc cảm tội lỗi dày vò. Nguy cơ ly dị ở
người bị trầm cảm cao hơn bình thường.Người bệnh trầm cảm không đáp ứng
được với những nhu cầu của công việc. Họ dễ bị căng thẳng khi bị đồng nghiệp
hay chủ sở phê bình. Họ làm việc chậm hơn người thường vì thiếu chăm chú và
hay quên. Họ hay mất ngủ và sáng vào sở uống cà phê thật nhiều. Lạm dụng cà phê
sẽ làm cơ thể căng thẳng hơn và sau đó họ sẽ lâm vào trường hợp mệt mỏi và hay
bị lo âu quá độ. Lâu ngày tinh thần sẽ sa sút càng nhiều và những căn bịnh thể xác
như nhức mỏi, nhức đầu sẽ càng ngày càng nhiều. Ðến mức độ nào đó họ sẽ mất
khả năng làm việc hữu hiệu và bị đuổi sở. Khi mất việc làm thì bệnh trầm cảm sẽ
qua giai đoạn nặng, có nguy cơ tự tử.Nói tóm lại những cảnh địa ngục trần gian sẽ
tránh được khi bệnh trầm cảm được chẩn đoán và điều trị đúng mức.
d.Cách phòng ngừa và trị liệu bệnh trầm cảm:
Bệnh trầm cảm không phải lúc nào cũng phải được trị bằng thuốc men. Ta có thể

thay đổi cuộc sống và lối suy suy nghĩ để tránh bệnh trầm cảm trở thành nặng. Một
số người khi thay đổi cách suy nghĩ và lối sống thì căng thẳng (stress) giảm đáng
kể, từ đó mà các triệu chứng trầm cảm bớt đi và có thể hết. Thí dụ như giảm công
việc lại, làm ít giờ hơn, có nhiều thời gian sinh hoạt với gia đình, dành nhiều thời
giờ đối thoại với người phối ngẫu để san bằng cái hố hiểu lầm. Nếu là sinh viên thì
giảm số giờ học (units) lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và ăn ngủ điều độ. Tránh lạm
dụng cà phê hay rượu chè. Tập thể dục thể thao cũng có khả năng làm giảm trầm
cảm. Tập thể thao thường xuyên sẽ làm tăng chất BDNF, giúp những tế bào thần
kinh sống lâu hơn.Tìm hiểu tôn giáo để học hỏi những cách sống cho tâm hồn thư
thản cũng là một cách phòng ngừa trầm cảm. Những nghiên cứu cho thấy tâm tĩnh
lặng (mindfulness) rất hữu hiệu trị lo âu và trầm cảm. Khi suy nghĩ lo âu nhiều quá
thì ta tạo căng thẳng cho hệ thống thần kinh. Khi hệ thần kinh làm việc quá độ thì
sẽ gây ra những triệu chứng lo ra và mất trí nhớ. Tâm tĩnh lặng tạo những thay đổi
tốt cho não bộ và được thể hiện qua sơ đồ điện não (EEG) và chụp hình PET scan.
Căng thẳng kinh niên sẽ gây ra bệnh trầm cảm. Tinh thần cạnh tranh, hơn thua tạo
ra rất nhiều căng thẳng và không thích hợp với bệnh trầm cảm. Nếu người có di
truyền trầm cảm, căng thẳng sẽ làm trầm cảm phát triển sớm hơn. Những pháp
môn tôn giáo như niệm Phật, cầu nguyện Chúa, hay thiền là những cách gián tiếp
hay trực tiếp dẫn đến tâm tĩnh lặng.Tâm lý học có những phương pháp tâm lý trị
liệu như tâm lý trị liệu nâng đỡ (supportive therapy), tâm lý trị liệu nhận thức và
hành động (cognitive behavioral therapy) để giúp người bị trầm cảm đi qua những
cơn khủng hoảng tinh thần và giúp họ hội nhập vào gia đình và xã hội. Tâm lý trị
liệu dùng tâm tĩnh lặng (mindful therapy) rất thành công ở những bịnh nhân bị ung
thư và trầm cảm đi đôi. Ở những bệnh trầm cảm nặng tâm lý trị liệu phối hợp với
thuốc men công hiệu hơn là trị thuốc men một mình.Nói về cách trị liệu bằng thuốc
thì hiện nay nhóm thuốc làm tăng Serotonin (Selective Serotonin Reuptake
Inhibitor- SSRI) rất phổ biến trong việc dùng trị liệu bệnh trầm cảm. Nhóm thuốc
này gồm có Fluoxetine (Prozac), Paroxetine (Paxil), Sertraline (Zoloft), Citalopram
(Celexa) và Escitalopram (Lexapro). Những loại thuốc trên có thể đều có công
dụng bằng nhau nhưng khác về phản ứng phụ. Bác sĩ tuỳ triệu chứng của bịnh nhân

mà chọn thuốc. Ngoài ra còn có nhóm thuốc ảnh hưởng Serotonin và
Norepinephrine (Serotonin-Norepinephrine reuptake inhibitor- SNRI). Nhóm thuốc
này gồm có Venlafaxine (Effexor) và Duloxetine (Cymbalta). Còn nhiều thuốc nữa
mà không tiện liệt kê ra hết. Càng ngày càng có nhiều loại thuốc mới ra nên việc trị
liệu bệnh trầm cảm tương đối hữu hiệu hơn lúc trước.Những điều cần quan tâm khi
trị bịnh trầm cảm bằng thuốc men.Những nghiên cứu thuốc trầm cảm ở trẻ em cho
thấy rằng loại thuốc này có thể tăng những ý muốn tự vận. Không có trường hợp
hoàn tất tự tử (suicide completion). Con số này rất nhỏ tuy nhiên Cơ Quan Thực
Và Dược Phẩm (FDA) vẫn ra thông báo để các bác sĩ đề phòng. Các nhà nghiên
cứu nghĩ rằng một số những đứa trẻ có ý muốn tự vận bị chẩn đoán lầm. Những em
này có thể bị bệnh tình cảm lưỡng cực (bipolar affective disorder), khi uống thuốc
trầm cảm, trong người thấy bứt rứt khó chịu hay bực bội nhiều hơn mà không tự
chủ được. Những giai đoạn bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân kỹ là giai đoạn khởi đầu
uống thuốc và giai đoạn điều chỉnh thuốc liều cao hơn. Nếu bệnh nhân uống thuốc
trầm cảm cảm thấy khó chịu, có những cơn vui quá độ (mania), cảm thấy năng lực
tăng thật nhiều mà không cần ăn và ngủ, thì nên dừng thuốc và thông báo bác sĩ
tức thời. Nói chung, thuốc trị trầm cảm rất an toàn.
2.Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh (tiếng Anh: postpartum depression) là một dạng của bệnh trầm
cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau khi đứa con sinh ra.
Các báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh biến thiên rất rộng, từ vài đến vài chục phần
trăm, nguyên nhân là do các tiêu chuẩn chẩn đoán không thống nhất ở các nước.
Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM tỉ lệ bệnh nhân có
dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%, còn theo báo cáo mới hơn tại Bệnh viện Từ Dũ
con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự. Một nghiên cứu khác cho
thấy, cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong
thời gian mang thai và sau khi sinh em bé, kết quả còn phát hiện thêm rằng hơn
một nửa số phụ nữ trầm cảm sau khi sinh cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước
khi có bầu và trong suốt thời gian mang thai. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể

chất của đứa trẻ, tuy vậy đáng mừng là bệnh này đáp ứng tốt với điều trị. Bệnh còn
có tên khác là Trầm cảm hậu sản, trầm cảm sau sanh. Ngoài ra ở những thời điểm
đặc biệt khác của cuộc đời, phái nữ cũng có nguy cơ cao như trầm cảm trong giai
đoạn tiền kinh nguyệt, rối loạn khí sắc liên quan đến thời kì mãn kinh.
Các triệu chứng có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong năm đầu sau
sinh bao gồm:
-Tâm sự của một phụ nữ bị ảnh hưởng của bệnh trầm cảm sau sinh
-Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé
-Sao nhãng trong việc chăm sóc con
-Cáu ghắt với người khác
-Dễ lo âu và hoảng sợ
-Buồn bã
-Cảm thấy có tội
-Không còn thích thú với những thứ, hoạt động mình ưu thích trước kia
-Giảm thiểu giao tiếp với người khác
-Rối loạn giấc ngủ (thường là mất ngủ)
-Ăn uống thất thường
-An ủi không đem lại kết quả
-Cảm thấy trống rỗng
-Cảm thấy yếu ớt hoặc không còn sức lực
-Không cảm thấy thoải mái trong quan hệ tình dục
-Giảm khả năng diễn đạt chính xác khi nói hoặc viết
-Tuyệt vọng
-Lòng tự trọng thấp
Những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan đến bạo lực đối với đứa
trẻ. Trong trường hợp bị nặng ý nghĩ và hành vi giết đứa trẻ ngay sau khi sanh có
thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác.Một số người có khả năng mắc
bệnh này cao hơn người khác điều đó có thể được dự đoán chính xác thông qua
một số đặc điểm ở người mẹ giúp phòng tránh từ xa, theo các nghiên cứu thì những
yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ:

-Bị trầm cảm trong thời kỳ mang thai
-Từng bị trầm cảm sau sinh trước kia
-Khó khăn kinh tế, nghề nghiệp không ổn định
-Sinh con so (con đầu lòng) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn sinh con rạ
-Đứa trẻ không có bố chính thức
-Sinh con trong tình trạng ly dị hoặc ly thân
-Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy[9]
-Đẻ khó, đẻ mổ
-Sinh con ở độ tuổi vị thành niên
-Không có người hỗ trợ chăm sóc
Người ta vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân của trầm cảm sau sinh, một số
giải thích được đưa ra là vào thời điểm sau sinh nội tiết tố của người mẹ bị rối loạn
thêm vào đó là những mệt mỏi trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh cùng những
rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Với đàn ông nguyên nhân chủ yếu là do sự thay
đổi đột ngột lối sống cùng sự suy giảm mối quan tâm của vợ, vì lúc này cô ấy phải
tập trung trong vai trò làm mẹ, người chồng có thể cảm thấy cô đơn.Nguyên tắc
điều trị giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm
và tâm lý trị liệu trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người
khác chủ yếu với chồng và con. Điều trị tâm lý được ưu tiên bởi vì khi dùng thuốc
người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ, tuy nhiên
dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại.
Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng
trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp cung
cấp những kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản, nhận thức tốt sẽ giúp phòng
tránh trầm cảm sau sinh.Trung y cho rằng, người phụ nữ dựa vào huyết và khí là
chính. Do kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, nuôi con bằng sữa mẹ… làm hao tổn rất
nhiều huyết dịch, khiến cơ thể người phụ nữ luôn ở trong tình trạng mất cân bằng
âm dương do “huyết thiếu khí thừa”, âm huyết không đủ dẫn tới khí dư thừa, hình
thành một loạt các hiện tượng tích tụ can khí, người bị nhẹ thì có thể tự chữa được,
người bị nặng thì cần phải nằm viện điều trị.Sản phụ sau sinh ngoài việc phải chịu

đựng những căng thẳng thần kinh, nỗi đau trên cơ thể, còn phải gánh thêm trách
nhiệm nuôi dưỡng một em bé, lại thêm nỗi lo về kinh tế, sức khỏe và mối quan hệ
ứng xử phức tạp giữa hai bên gia đình nội ngoại nữa, trọng trách làm vợ, làm mẹ,
làm con gái rồi lại làm con dâu… những vai trò cứ phải thay đổi nhanh chong
chóng. Trong một thời gian ngắn phải thay đổi quá nhiều vai trò, người có tố chất
tâm lý yếu đuối thì sẽ rất khó thích nghi ngay lập tức, nên nhiều khi có những việc
rất bình thường nhưng nếu cử chỉ ngôn từ của người xung quanh, thậm chí là thái
độ của chồng, mẹ chồng cũng có thể dẫn tới những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý
sản phụ, dẫn tới tổn thương tinh thần. Đương nhiên, những nguyên nhân tâm lý,
sinh lý, kinh tế, quan hệ xã hội có dẫn tới bệnh trầm cảm hay không còn ảnh hưởng
bởi nhân tố di truyền và mức độ trưởng thành nhân cách của từng người. Quan tâm
đến những thay đổi tâm lý của sản phụ giúp họ tránh khỏi những căng thẳng không
những có tác dụng nhiều đến sức khỏe của sản phụ, mà còn tốt cho cả sức khỏe của
em bé nữa. Chứng trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện sớm và được xử lý thỏa
đáng sẽ nhanh chóng biến mất. Điều quan trọng nhất là hãy dành cho sản phụ sự
quan tâm an ủi chân thành về tâm lý. Nếu không coi trọng điều này, thờ ơ lãnh
đạm với sản phụ, hoặc thậm chí trách móc, ngược đãi, thì đúng là đổ thêm dầu vào
lửa, càng khiến tình trạng u uất nặng thêm, sẽ dẫn tới trầm cảm sau sinh hoặc sinh
bệnh tâm thần sau sinh. Đề phòng chứng trầm cảm sau sinh, điều bắt buộc đầu tiên
là nâng cao tố chất tâm lý của phụ nữ, để họ hiểu được quá trình sinh lý mang thai,
sinh nở, sau sinh của phụ nữ là rất bình thường. Khi người phụ nữ mang thai, hãy
giúp họ có được những kiến thức liên quan đến vấn đề mang thai và tư vấn tiền
sản, thường xuyên chia sẻ, giúp họ giải quyết những bức xúc về tâm lý. Tâm trạng
vui vẻ trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết, bởi những sản
phụ có tâm trạng buồn bã trong thời kỳ mang thai, sẽ có xu hướng mắc chứng trầm
cảm sau sinh nhiều hơn. Trầm cảm sau sinh cần được chẩn đoán và điều trị
sớm:Bệnh lý trầm cảm ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển
tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức… ở trẻ, vì một đứa bé 3 tháng tuổi đã có thể
cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm của người mẹ. Ảnh hưởng này sẽ
không dễ phát hiện nếu không có sự quan tâm của những người xung quanh.Điều

đáng ngại nhất là trường hợp trầm cảm sau sinh kèm hoang tưởng (ví dụ người mẹ
nghĩ rằng con mình bị ma quỷ nhập vào, con mình chắc chắn sẽ có số phận bi
thảm…), hoặc ảo thanh mệnh lệnh (bệnh nhân nghe một giọng nói bắt mình phải
làm một điều gì đó), dẫn đến hậu quả là bệnh nhân sẽ làm hại con.Ngoài ra, người
mẹ thường ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm vì một số nguyên nhân như:
- Thiếu hiểu biết về loại bệnh này.
- Xấu hổ, sợ người chung quanh phê phán vì đã có ý nghĩ không muốn chăm sóc
con hoặc muốn làm hại đứa bé.
- Sợ rằng nếu mình khai bệnh ra, cán bộ y tế sẽ “nhốt vào bệnh viện tâm thần hoặc
sẽ có người đến bắt con mình đi”.
Nguyên tắc điều trị:Điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống như điều trị các trường
hợp trầm cảm khác, gồm phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp (điều
trị bằng cách nói chuyện). Bệnh nhân cần được tham vấn bác sĩ chuyên khoa để
chọn lựa loại thuốc chống trầm cảm và xác định liều thuốc thích hợp, vì đa số
thuốc trị trầm cảm có thể xuất hiện trong sữa mẹ.
III. KẾT LUẬN:
Sau khi sinh mỗi bà mẹ đều có một tình trạng sức khỏe, tâm lý khác nhau có người
thì vui vẻ đón nhận thành viên mới trong gia dình nhưng lại có người cảm thấy
buồn bực mệt mỏi . Đó là dấu hiệu dẫn đến đầu tiên của bệnh trầm cảm sau sinh.
Vậy chúng ta phải làm gì để giúp các bà mẹ vượt qua chứng bệnh này ? mỗi bà mẹ
sau khi sinh cần có sự quan tâm, chia sẻ. Vậy mỗi người trong gia đình cần phải có
sư quan tâm hơn nữa, không chỉ có vậy mà các bà mẹ cần phải có nghị lực và hiểu
biết về chứng bệnh này để vượt qua
IV:LẬP KẾ HOẠNH CHÂM SÓC:
*Nhận định :- Tiền sử: bệnh tật, điều kiện sống, điều kiện lao động, thai nghén
(chế độ ăn, nghỉ, vệ sinh của sản phụ).
- Các tình trạng có liên quan đến cuộc đẻ (quá trình chuyển dạ).
- Sản phụ biết gì về chứng “loạn tâm thần”.
- Toàn trạng và tinh thần của sản phụ trước và sau khi sinh.
- Mối quan hệ và sự giao tiếp giữa sản phụ với con, chồng, gia đình, bạn bè.

- Mức độ, tính chất của bệnh .
- Những tác nhân và ảnh hưởng tác động làm xất hiện và thay đổi tâm sinh lí của
sản phụ.
* Chẩn đoán :
- Rối loạn tâm thần ở dạng nhẹ hay nặng .
- Nguyên nhân, liên quan đến cuộc đẻ ?
- Những vấn đề cần chăm sóc về tinh thần, sức khỏe .
* Lập kế hoạch :
- Tăng cường sức khỏe cho bà mẹ 1 cách nhanh chóng .
- Trang bị những kiến thức cơ bản và tinh thần tốt nhất để chuẩn bị làm mẹ cho sản
phụ (việc chăm sóc bản thân và dứa trẻ).
- Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ .
- Cùng gia đình theo dõi đẻ phát hiện sớm các rối loạn tâm sinh lí, nhằm điều chỉnh
sớm, có hiệu quả .
* Thực hiện kế hoạch :
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi sau đẻ.
- Khuyến khích bà mẹ tự chăm sóc trẻ, nói chuyện với trẻ.
- Phát hiện và đánh giá đúng mức độ, tính chất bệnh của bà mẹ và những tác nhân
ảnh hưởng.
- Đánh giá cách thức phản ứng của bà mẹ đối với những thay đỏi của cơ thể cũng
như tâm sinh lý.
- Tiếp cận từ từ, không vội vã. Khuyến khích bà mẹ diễn đạt bằng lời những cảm
nghĩ của mình và lắng nghe một cách tập trung và có phản hồi tích cực. Thiết lập
và duy trì môi trường quan hệ an toàn và riêng tư giữa người hộ sinh và bà mẹ. Sử
dụng các câu hỏi mở, giúp bà mẹ diễn đạt những cảm nghĩ, tránh giận dữ nóng vội.
- Thông báo với bác sĩ tình hình bệnh ở bà mẹ.
* Đánh giá :
- Các thay đổi tâm lý sau đẻ diễn ra bình thường, bà mẹ ổn định tâm lý nhanh
chóng.
- Mối quan hệ giữa bà mẹ và đứa trẻ mới ra đời ngày một gắn bó, bà mẹ biết cách

tự chăm sóc trẻ và bản thân .
- Mối quan hệ giữa bà mẹ và các thành viên khác trong gia đình gắn bó, các thành
viên trong gia đình cùng tham gia chăm sóc bà mẹ và đứa trẻ.
- Rối loạn tự nhận thức nhẹ do sự biến đổi tâm sinh lý liên quan đến cuộc đẻ giảm
và mất dần.
- Rối loạn tâm thần nặng dần được khống chế và ổn định.
Bài tiểu luận môn 18
Chăm sóc tinh thần cho phụ nữ sau khi đẻ
TRẦM CẢM SAU ĐẺ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm mẹ là một thiên chức của người phụ nữ.Sau 9 tháng 10 ngày cưu mang, ấp ủ,
trông chờ và mong ngóng thiên thần bé nhỏ của mình , niêm hạnh phúc lớn nhất
của người mẹ chính là nhin thấy con mình chào đời mạnh khỏe. Thế nhưng có
những người lại cảm thấy bối rối, nặng nề và trầm uất sau khi sinh con, họ cam
thấy tội lỗi vì nghĩ rằng: đáng lẽ ra mình phải vui sướng như bao người phụ nữ mới
sinh con khác. Vậy mà họ lại cảm thấy kiệt sức và có những suy nghĩ khủng khiếp.
Có bà mẹ thì trong tâm trạng buồn phiền ,lo lắng con yếu ,hoặc đẻ không như
mong muốn,gia đình, người thân không quan tâm, rồi những sự thay đổi của bản
thân sau khi sinh…hoặc do những nguyên nhân tâm thần có từ trước .Những yếu tố
đó đều ảnh hưởng đến quá trình sau đẻ của bà mẹ.những ngày sau khi sinh các bà
mẹ bỗng buồn ,vui bất chợt,khóc lóc,tủi thân,lo âu,chán ăn,khó ngủ….Đó là khi bà
mẹ ấy đã bị liệt vào danh sách những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh.Trầm cảm là một
rối loạn tâm thần gồm nhiều triệu chứng,nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã và
người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra xung
quanh hoặc đối với bản than mình.Ngoài ra sản phụ còn có thể bị sút cân hay tăng
cân do thay đổi cảm giác ngon miệng ;mất ngủ hay ngủ quá nhiều ;bồn chồn;dễ tức
giận,thấy bản than vô giá trị.Trầm cảm sau sinh tuy không phải là một bệnh
nghiêm trọng nhưng nếu không có phương pháp điều trị sớm và tích cực sẽ ảnh
hưởng rất xấu tới sức khoẻ cả tinh thần và thể chất của người mẹ.Theo nhiều
nghiên cứu,có tới 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh và nguy cơ tái phát của hội

chứng này là 50%.Các rối loạn tâm thần thường xuất hiện khoảng vài ngày đến 6
tuần sau sinh với nhiều mức độ khác nhau. Ở dạng trầm cảm nhẹ,sau khi sinh
khoảng 3 đến 4 ngày người mẹ thường thấy mệt mỏi.Các hoạt động vô cùng khó
khăn và vụng về,lo lắng thái quá đối với sức khoẻ của con và với bản thân,khóc lóc
vô cớ….Nếu bị trầm cảm nặng,từ trạng thái lo lắng,người mẹ trở lên buồn rầu hay
cáu gắt vô cớ,có những cư xử kì quặc với đứa con mới đẻ và những đứa trẻ
khác.Nếu tình trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần người mẹ sẻơi váo trạng thái
rố loạn hành vi với các biểu hiện như luôn cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm
nghèo,buồn rầu hay khóc vô cớ,mất đi định hướng về không gian và thời
gian,không chủ động được bản thân,có những lời nói hay hành vi thô bạo,xúc
phạm tới mọi người xung quanh.Thậm chí nhiều người mẹ còn không quan tâm tới
con của mình bỏ mặc,hành hạ con,thậm trí giết hại hoặc tự sát.Sở dĩ,nguy cơ xảy ra
trầm cảm sau sinh cao như vậy là do bản thân người phụ nữ chưa có nhiều chuẩn bị
về tinh thần và hiểu biết nhất định về sinh sản.Cũng có thể là do nguyên nhân
khách quan từ phía gia đình,cơ quan….và đặc biệt là người chồng Nhưng quan
trọng hơn cả là do những biến đổi sinh lí trong cơ thể người mẹ.
NỘI DUNG
1. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là gì?
_Trước khi biết trầm cảm sau sinh là gì thì ta định nghĩa trầm cảm trước,trầm cảm
là trạng thái kéo dài hơn với những biểu hiện về tình cảm.Người phụ nữ trong tình
trạng tinh thần không ổn định ,hay sốt ruột,nôn nóng,dễ bị kích động,lo lắng bồn
chồn không yên,mất ngủ,tinh thần suy kiệt,hay khóc một mình ,mất khả năng tập
trung.Trầm cảm có những mức độ nặng nhẹ khác nhau,có người thì mệt mỏi,làm
việc kém hiêu quả,ít quan hệ với bên ngoài luôn thu hẹp mình,gầy mòn,ốm
yếu,thường có ý định tự tử.
_Trầm cảm sau sinh là:
Một dạng của trầm cảm thường rối loạn về tinh thần ,thường gặp ở những phụ nữ
sau sinh,trước sinh và sau sinh vì sự thay đổi đột ngột các hormon trong cơ thể
người phụ nữ và sự thay đổi này đã tác động nên các cơ quan điều hòa cảm

xúc.Theo kết quả điều tra của ông Hamilton một chuyên gia về tâm thần học nổi
tiếng thế giới cho thấy:
Số sản phụ sinh con trong vòng 1 tháng cần được đưa đến khoa tâm thần điều trị
cao gấp 18 lần phụ nữ trong thời kì mang thai.Sinh nở khiến cho hệ thống nội tiết
trong cơ thể phụ nữ thay đổi 1 cách nhanh chóng có một số yếu tố tăng nhanh
trong thời kì mang thai,rồi lại giảm mạnh trong thời kì sinh nở lượng hormon vỏ
tuyến thượng thận và hormon nữ cũng giảm mạnh đồng thời tăng tiết hormon
nam ,sự thay đổi về sinh lí một cách mạnh mẽ khiến sản phụ dễ bị rơi vào tình
trạng mất cân bằng sinh lí tạo cơ sở hình thành dạng bệnh lí có trở ngại về tâm
lí.Tuy không phải là một loại trầm cảm đặc biệt nhưng với một số phụ nữ thì hoàn
cảnh đặc biệt sau sinh ,phù hợp với chức năng làm mẹ có vai trò quan trọng trong
sự phát sinh bệnh.Rối loạn chức năng tuyến giáp sau sinh cũng có thể là 1 yếu tố
góp phần.Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bà me,đặc biệt
là sự phát triển trí tuệ,cảm xúc và thể chất của đứa trẻ,nhưng bệnh này có thể điều
trị được.
Ở 1 số nước phát triển thì tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm sau sinh thấp hơn là vì
đời sống của họ cao hơn vấn đề về tinh thần và về các mặt được đáp ứng đầy
đủ.Đối với nước ta thì do người mẹ phải suy nghĩ lo lắng về thai kì nên dẫn đến
trầm cảm sau sinh.Theo nhiều nghiên cứu tới 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh và
nguy cơ tái phát của hội chứng này là 50%các rối loạn tâm thần này thường xuất
hiện vài ngày đến 6 tuần sau sinh và kéo dài trong vài ngày thì chấm dứt,hiện
tượng này gọi là cơn buồn thoáng qua sau sinh và được xem là phản ứng bình
thường sau sinh.Người mẹ thường thấy mệt mỏi,làm các việc thì không chú tâm
vào công việc mình đang làm và luôn luôn lo lắng tới sức khỏe của con mình nên
thường khóc một mình và ít tiếp xúc với thế giới xung quanh đó là đối với trầm
cảm nhẹ còn đối với trầm cảm nặng thì mức độ thường nặng hơn đó là bà mẹ sẽ rơi
vào tình trạng rối loạn về ý thức ,mất chủ động luôn cư xử không đúng mực với
mọi người xung quanh với 1 số bà mẹ thì luôn có hành vi không tốt làm hại đến
con mình và có thể bỏ mặc con mình.
2. Các dạng chính của chứng trầm cảm:

-Chứng trầm cảm nhẹ
-Chứng trầm cảm nặng
-Chứng rối loạn kích ứng kèm theo tâm tính u sầu
-Chứng trầm cảm hậu sản
-Chứng rối loạn tính khí lưỡng cực
-Những chứng bệnh tâm thần sảy ra đồng thời
3.Nguyên nhân
Cho đến nay có nhiều giả thuyết nhưng chưa có giả thuyết nào giải thích được đầy
đủ tính chất của bệnh. Trong thực tế lâm sàng có thể chia trầm cảm làm ba nhóm:
a. Trầm cảm nội sinh:
Do sự thay đổi hoạt lực của các chất dẫn truyền thần kinh tại não mà ngày nay
người ta hướng nhiều đến giảm Serotonin ở thần kinh trung ương.
b. Trầm cảm ngoại sinh (còn gọi là trầm cảm tâm căn):
Xuất hiện sau các chấn thương tâm lý, thất tình, ly dị, thi trượt, mất việc làm, làm
ăn thua lỗ, người thân mất, con cái hư hỏng…
c. Trầm cảm thực tổn:
Do tình trạng bệnh lý cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên hoạt động
chức năng của não như các tổn thương tại não (u não, chấn thương sọ não), bệnh
nội tiết (suy chức năng tuyến giáp).
Do sinh khó,sau sinh ít được người thân chăm sóc,giúp đỡ trong việc chăm sóc bản
thân và em bé
Đã bị chứng trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh trước đó
Do tình trạng hôn nhân và điều kiện sống khi mang thai,sau đẻ:thai ngoài giá thú ,li
dị,thai tuổi vị thành niên,thất nghiệp………
Dù do nguyên nhân nào đi nữa thì hậu quả của trầm cảm cũng rất phức tạp và
nghiêm trọng như: Chán đời, nghiện rượu, nghiện ma túy, mất khả năng lao động,
tan vỡ cuộc sống gia đình, đặc biệt là tự sát. Theo thống kê ở Pháp, tỷ lệ chết do tự
sát vì trầm cảm lên đến 30-33% so với tổng số tự sát. Tự sát nằm trong số 10
nguyên nhân gây tử vong lớn nhất thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm

cảm rõ rệt. Ở Mỹ, trầm cảm đã tấn công 1/8 dân số và đã phải chi trả tới 45 triệu
đô la cho việc chữa trị căn bệnh này mỗi năm. Tỷ lệ hiện mắc trầm cảm là 2,3-
3,2% ở nam giới, 4,5-9,3% ở nữ giới. Nếu tính trong cả cuộc đời thì tỷ lệ mắc là 7-
12% ở nam và 20-25% ở phụ nữ
4. Triệu chứng
Viện bác sĩ gia đình Mỹ liệt kê trên HealthDay News những dấu hiệu trầm cảm sau
sinh:
-Cảm giác buồn và khóc dai dẳng
-Không muốn ăn
-Giảm cân hoặc tăng cân đáng kể
-Lo lắng,bồn chồn
-Không thấy niềm vui trong cuộc sống
-Cảm thấy kiệt sức và không có động lực để làm việc
-Mất ngủ, đau khổ
-Có rất ít sự quan tâm đến em bé mới sinh
-Không nhận con,chán con, đánh đập con
-Hoảng sợ trước những thay đổi của cơ thể
-Không quan tâm đến những việc xung quanh,không cảm thấy thích thú đối với
những hoạt động mà trước kia ưa thích như:nghe nhạc,xem phim,….
-Cảm thấy bi quan về tương lai
-Có ý nghĩ đến cái chết
*Các triệu chứng này thường xuất hiện vào 4 tuần sau sinh
5. Các yếu tố khác
Gần 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.Con số này vừa được bác sĩ Nguyễn Thị
Như Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM, báo cáo trong đề tài
"Tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ Việt Nam đến sinh tại Bệnh viện Hùng Vương".
Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sinh bao gồm: mổ lấy thai, không được sự hỗ
trợ của chồng hoặc người thân trong gia đình, tình trạng nghèo nàn, cuộc sống
căng thẳng, mẹ chết từ lúc nhỏ…
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến trầm cảm là: có thai ngoài

ý muốn, phải tự chăm sóc con ban đêm, trở lại công việc hằng ngày sớm hơn 30
ngày, sinh con chậm hơn 10 ngày
Theo nghiên cứu này, trong thời kỳ hậu sản:
- 40,5% phụ nữ thường xuyên bị mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, đầy hơi.
- Hơn 25% gặp khó khăn trong việc cho con bú.
Bác sĩ Ngọc cho biết, nguy cơ tái phát của tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ là
50%.
6. Điều trị và phòng ngừa
Trầm cảm sau sinh tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu không có
phương pháp điều trị sớm và tích cực sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe cả tinh
thần và thể chất của người mẹ, của người cha, đặc biệt là của đứa trẻ. Trẻ nhỏ có
mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng tính cách khi trưởng thành như rụt rè,
nhút nhát trước đám đông, rối loạn ngôn ngữ, nhận thức chậm, hành động tiếp thu
yếu hơn các bạn cùng trang lứa.
Để tinh thần của người mẹ sau khi sinh được ổn định, vui vẻ, thoải mái, ngay từ
khi bắt đầu mang thai, sản phụ và người thân, đặc biệt là người chồng, cần có
những biện pháp tâm lý thật tốt. Với các bà mẹ trẻ, ngoài việc đọc sách báo và học
hỏi kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe bản thân khi mang thai, chăm sóc và nuôi
dạy em bé Còn cần phải học hỏi các phương pháp xử lý những rắc rối khi gia
đình có thêm thành viên mới. Mang thai, sinh nở và nuôi dạy con là một biến động
rất lớn, thậm chí là có thể thay đổi hoàn toàn so với cuộc sống thời son rỗi. Người
mẹ sẽ vất vả hơn, mệt mỏi hơn, lo lắng nhiều hơn; thời gian dành cho bản thân, cho
người thân, cho sự nghiệp không còn nhiều; kinh tế xáo trộn; quan hệ thay đổi
Xác định được điều đó sẽ giúp các bà mẹ vượt qua những năm tháng khó khăn đầu
tiên khi gia đình có thêm thành viên mới.
Ngay từ thời kỳ thai nghén, nếu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm,
bên cạnh việc nghỉ ngơi, thoải mái, làm việc nhẹ nhàng, thai phụ rất cần sự động
viên, nâng đỡ tinh thần của người thân và bạn bè. Nếu có các rối loạn tâm thần
nặng thì cần được đưa đến khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Sau khi sinh con vài ngày, người mẹ cần theo dõi các diễn biến tâm lý của chính

mình để kịp thời điều chỉnh. Với trầm cảm nhẹ, có thể can thiệp bằng những viên
thuốc ngủ giúp giải quyết những cơn mất ngủ trước mắt. Kèm theo đó là sự chủ
động từ phía các bà mẹ trẻ trong việc chia sẻ suy nghĩ và công việc với người thân
để giải tỏa gánh nặng. Trong trường hợp bệnh có liên quan đến nồng độ hormon
bác sĩ sẽ kê toa thuốc cân bằng lại lượng hormon. Điều quan trọng là bạn đừng cố
gắng chống lại hiện tượng mệt mỏi này mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn càng nhiều
càng tốt.
Bạn hãy tự nhủ rằng những cảm giác căng thẳng này rồi sẽ qua, hãy thư giãn để
thưởng thức mọi cung bậc tình cảm, bởi vì con bạn lớn rất nhanh. Cùng với sự
chuẩn bị tốt về tâm lý của sản phụ, những lời khuyên giải, động viên, nâng đỡ của
người thân sẽ giúp tinh thần của các bà mẹ bình thường trở lại. Chỉ có khoảng 15%
kéo dài trạng thái trầm cảm đến hàng năm, hoặc bị trầm cảm nặng có các rối loạn
hành vi. Những trường hợp này cần phải đưa đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần
để điều trị. Khi bệnh đã tạm ổn định, người mẹ cần được động viên, an ủi, nâng đỡ
về tinh thần để tránh mặc cảm.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC
1. Nhận định
- Ngoài các nhận định chung giống như các chường hợp đẻ thông thường khác
người hộ sinh cần chú ý nhận định các vấn đề sau:
+ Các thay đổi tâm lý sau đẻ.
+ Mối quan hệ giữa bà mẹ và đứa trẻ mới ra đời.
+ Mối quan hệ giữa bà mẹ và các thành viên trong gia đình.
+ Các rối loạn nhận thức nhẹ do sự biến đổi tâm, sinh lý liên quan đến quộc đẻ.
+ Các rối loạn tâm thần nặng cần can thiệp của chuyên khoa tâm thần.
2. Chẩn đoán chăm sóc:
- Trầm cảm liên quan đến cuộc đẻ.
Lập kế hoạch chăm sóc:
- Phục hồi sức khoẻ cho bà mẹ nhanh chóng.
- Giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ.
- Chuẩn bị cho người mẹ những kiến thức một cách tốt nhất cho việc chăm sóc bản

thân và đứa trẻ sau này.
- Phát hiện sớm các rối loạn tâm, sinh lý của bà mẹ nhằn điều chỉnh sớm, có hiệu
quả các rối loạn này.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cách tự theo dõi sau đẻ.
- Khuyến khích bà mẹ tự chăm sóc trẻ, nói chuyện với trẻ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Phát hiện và đánh giá đúng mức mức độ, tính chất của các rối loạn tâm, sinh lý
của bà mẹ, phát hiện và đánh giá những tác nhân ảnh hưởng.
- Đánh giá cách thức phản ứng của bà mẹ đối với những thay đổi của cơ thể cũng
như của tâm, sinh lý.
- Tiếp cận một cách từ từ không vội vã. Khuyến khích bà mẹ diễn đạt bằng lời
những cảm nghĩ của mình,lắng nghe một cách tập chung và có phản hồi tích cực.
Thiết lập và duy trì mối quan hệ riêng tư giữa hộ sinh và bà mẹ. Sử dụng các câu
hỏi mở giúp bà mẹ diễn đạt những cảm nghĩ của mình, tránh dận dữ nóng vội.
-Thông báo với bác sĩ các rối loạn tâm thần ở bà mẹ.
* Đánh giá:
- Các thay đổi tâm lý sau đẻ diễn ra bình thường, bà mẹ ổn định tâm lý nhanh.
- Mối quan hệ giữa bà mẹ với đứa trẻ mới ra đời ngày một gắn bó, bà mẹ biết cách
cho trẻ bú đúng và tự chăm sóc trẻ.
- Mối quan hệ giưa bà mẹ với các thành viên khác trong gia đình gắn bó, các thành
viên trong gia đình cùng tham gia chăm sóc đứa trẻ.
- Các rối loạn tự nhận thức nhẹ do biến đổi sinh lý do liên quan tới quộc đẻ giảm
và mất dần.
- Các rối loạn tâm thân dần được khống chế và mất dần.
KẾT LUẬN:
Tôi, bạn, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh
vì chúng ta là những người phụ nữ gánh trên vai mình trách nhiệm làm mẹ. Khi
được may mắn là một nữ hộ sinh tôi luôn mong muốn đem kiến thức của mình để
có nh ững điều tôt đẹp nhất đến với sản phụ của mình và đứa con của họ sau mỗi

cuộc đẻ. Và qua bài viết này chúng ta thấy trầm cảm tuy là một bệnh để lại những
hậu quả vô cùng nguy hiểm nhưng lại là một căn bệnh rất dễ điều trị nếu được sự
quan tâm của gia đình và xã hội. Vì vậy sao bạn không cùng tôi góp phần đẩy lùi
căn bệnh này.
Tài liệu tham khảo
-sach cham soc suc khoe ba me sau de
-vietbao.vn -suckhoedoisong.com.vn
-ykhoa.net
-yeutretho.com
-tailieu.vn
Họ và tên: Phí Thị Hương
-Trường: Cao đẳng Y Hà Nội
- Lớp: HS 29B
-Chủ Đề : Chăm Sóc Tinh Thần Cho Phụ Nữ Sau Đẻ
Trầm cảm sau đẻ:
I / Đặt vấn đề:
-Theo nghiên cứu công bố cuối tháng 3 năm 2009 của nhóm bác sĩ(BV Phụ sản
TW): Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh đang gia tăng nhiều ở nước ta. Có tới
hơn 20% phụ nữ mắc chứng bệnh mà không thấy có mối liên quan giữa độ tuổi,
nghề nghiệp bệnh lý với bệnh này.
Một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ đó là hạnh phúc được
làm mẹ. Thượng đế đã tạo ra phụ nữ cũng đồng nghĩa với việc Người đã ban cho
phụ nữ quyền được làm mẹ có thể mang thai 9 tháng 10 ngày mang năng đẻ đau
được nhìn những đứa con trào đời. Mỗi bà mẹ thường có tâm trạng khác nhau sau
cuộc đẻ: vui vẻ , phấn khởi nếu cuộc đẻ an toàn, con khoẻ mạnh,được gia đình
quan tâm,chăm sóc chu đáo.Ngược lại, có thể có những ba mẹ trong tâm trạng
buồn phiền lo lắng nếu cuộc đẻ khó khăn,con yếu hoặc cuộc đẻ không được như
mong muốn, gia đình người thân không quan tâm … Hoặc do những nguyên nhân
tâm thần có từ trước những yếu tố tâm lý đó đều ảnh hưởng đến quá trình diễn biến
sau đẻ của sản phụ. Sau cuộc đẻ sản phụ có thể có những rối loạn về tâm thần.

Nhiều người mẹ sau khi “ vượt cạn” thường rơi vào trạng thái thoát vui, thoát
buồn, hay lo âu, mệt mỏi, dễ xúc động, ăn không ngon, luôn có cảm giác bồn chồn,
mau nước mắt mà không rõ lý do. Y học gọi đó là chứng trầm cảm sau sinh. Chứng
bệnh này đang ngày càng “ tấn công” mạnh vào những phụ nữ hiện đại. Sau khi
sinh nở, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn. Tuy
nhiên, nhiều phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, do đó thường dễ rơi vào
các sang chấn tâm lý, thậm chí làm một số rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm
sau sinh chiếm đa số. Người mẹ rất dễ bị trầm cảm, không hứng thú chăm sóc con,
nặng hơn sẽ nói nhảm, dễ bị kích động…
-Sản phụ sau sinh thường có hội chứng mất ngủ sa sút tinh thần thoáng qua khiến
họ buồn và đau khổ.Có người lại dễ cáu bẳn hoặc bận tâm quá mức đến hình dáng
cơ thể, ám ảnh lo con chết…Theo thống kê, 77,9% phụ nữ sinh con đầu lòng có
nguy cơ bị loạn thần cao gấp 35 lần so với những người sinh con dạ, tuổi khởi phát
trung bình là 26,3.
II / Nội dung:
1.Trầm cảm là gì?
-Trầm cảm là một tình trạng bệnh lí mà người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn bã
chán nản, thấy cuộc sống vô nghĩa, không có hứng thú, không thiết sống, không có
hy vọng, họ mất tự tin, cảm thấy mình thấp kém và bất lực.
-Trầm cảm là bệnh khá phổ biến, nhiều khi bị bỏ sót, không được chuẩn đoán
ra.Trầm cảm xảy ra ở mọi người mọi lứa tuổi, phụ nữ hay bị trầm cảm hơn nam
giới. Ít nhất 10% những người đi khám bệnh ngoại trú bị trầm cảm, ngay cả một
nửa số người mang bệnh cơ thể cũng có những nét trầm cảm.
2.Trầm cảm sau khi sinh la như thế nào?
-Trung y cho rằng, người phụ nữ dựa vào khí và huyết la chính.Do kinh nguyệt
mang thai, sinh nở nuôi con bằng sữa mẹ…Làm hao tổn rất nhiều huyết dịch, khiến
cơ thể người phụ nữ luôn trong tình trạng mất cân bằng âm dương.
-Tinh thần của phụ nữ sau sinh rất dễ thay đổi, hiện tượng thường thấy là tâm trạng
không ổn định, hay sốt ruột, nôn nóng, dễ bị kích động, lo lắng không yên, mất
ngủ, tinh thần suy sụp, u uất, rất dễ rơi nước mắt, hiện tượng này thấy rất rõ

khoảng 3-4 ngày sau sinh, thường được gọi là trầm cảm sau sinh.Những năm gần
đây chứng bệnh này đã khiến giới Y học rất quan tâm.Trầm cảm sau sinh la một
dạng của bệnh trầm cảm ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và một số ít nam giới sau
khi đứa con sinh ra.Các báo cáo cho thấy tỉ lệ mắc bệnh biến thiên rất rộng, từ vài
đến vài chục phần trăm, nguyên nhân là do các tiêu chuẩn chuẩn đoán không thống
nhất ở các nước.Theo 1 nghiên cứu nhỏ tại bệnh viện Hùng Vương TP HCM tỉ lệ
bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh la 41%, con theo báo cáo mới hơn tại
bệnh viện Từ Dũ con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự.Một
nghiên cứu khác cho thấy cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1 phụ nữ mắc bệnh trầm
cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé, kết quả còn
phát hiện thêm rằng hơn một nửa số phụ nữ trầm cảm sau khi sinh cũng từng trải
qua cơn trầm cảm trươc khi có bầu và trong suốt thời gian mang thai.Trầm cảm sau
sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là ảnh hưởng đến trí
tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ,tuy vậy đáng mừng là bệnh này đáp ứng tốt
với điều trị.Bệnh còn có tên khác la: Trầm cảm hậu sản, Trầm cảm sau sinh.Ngoài
ra ở những thời điểm khác nhau của cuộc đời, phái nữ cũng có nguy cơ cao như
trầm cảm trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, rối loạn khí sắc liên quan đến thời kỳ
mãn kinh.
-Theo nhiều nghiên cứu có tới 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh va nguy cơ tái
phát của hội chứng này là 50%.Các rối loạn tâm thần thường xuất hiện khoảng vài
ngày đến 6 tuần sau sinh với nhiều mức độ khác nhau.Ở dạng trầm cảm nhẹ, sau
khi sinh khoảng 3-4 ngày người mẹ cảm thấy mệt mỏi, các hoạt động vô cùng khó
khăn và vụng về, lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con và của bản than, khóc
lóc vô cớ…
Nếu bị trầm cảm nặng từ trạng thái lo lắng người mẹ trở nên buồn rầu hay cáu gắt
vô cớ, có những xử sự kỳ quặc với đứa con mới đẻ và những đứa trẻ khác.Nếu tình
trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn
hành vi, với các biểu hiện như luôn cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo,
buồn rầu và hay khóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, không
chủ động được bản thân.Thậm chí nhiều người mẹ còn không quan tâm tới con

mình, bỏ mặc, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát.
-Chứng trầm cảm sau sinh là kết quả của giữa sự thay đổi tâm lý và hệ thống nội
tiết.Theo kết quả điều tra của ông Hamilton, một chuyên gia tâm thần học nổi tiếng
trên thế giới cho thấy: số sản phụ sinh con trong vòng 1 tháng cần đưa đến các
khoa tâm thần điều trị cao cấp gấp 18 lần số phụ nữ trong thời kỳ mang thai.Sinh
nở khiến cho hệ thống nội tiết trong cơ thể phụ nữ thay đổi 1 cách mạnh mẽ, tiền
liệt tuyến tố tăng nhanh trong thời kỳ mang thai rồi lại giảm mạnh khi sinh nở,
lượng hoocmon vỏ tuyến thượng thận và hoocmon nữ cũng giảm mạnh đồng thời
tăng tiết hoocmon năm, sự thay đổi về sinh lí 1 cách quá mạnh sẽ khiến sản phụ dễ
bị rơi vào tình trạng mất cân bằng sinh lí, tạo cơ sở hình thành dạng bênh lí có trở
ngại về tâm lí.
-Cần phân biệt giữa cơn buồn thoáng qua sau khi sinh – một phản ứng bình thường
của sản phụ sau khi sinh, với tình trạng trầm cảm sau sinh. Ở “cơn buồn thoáng
qua sau khi sinh” người mẹ thường thấy mệt mỏi lo lắng.Tình trạng này thường
xuất hiện sau sinh và kéo dài vài ba ngày thì chấm dứt.Nhưng nếu tình trạng trên
kéo dài hơn 10 ngày với các triệu chứng ngày càng nặng hơn như: luôn cảm thấy
buồn, không quan tâm đến sự việc xung quanh, ăn không ngon dẫn đến sụt cân,
khó ngủ luôn cảm thấy mệt mỏi, hay khóc không lý do, thấy bản thân vô giá trị
hoặc có một tội lỗi gì ghê gớm luôn bồn chồn, lo âu dễ tức giận, bi quan về tương
lai, không muốn chăm sóc con hay sợ mình sẽ làm hại đứa bé thì bệnh nhân bị rối
loạn trầm cảm sau sinh.
3.Triệu chứng:
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh:
-Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé.
-Sao nhãng trong việc chăm sóc con.
-Cáu gắt với người khác.
-Buồn bã dễ lo âu và hoảng sợ.
-Không còn thích thú với những thứ, hoạt động mình ưa thích trước kia.
-Ăn uống thất thường.
-Tuyệt vọng long tự trọng thấp cảm thấy yếu ớt hoặc không còn sức lực.

4.Nguyên nhân:
-Nguyên nhân gây bệnh là sau sinh người mẹ dung thuốc giảm cân và các loại
kháng sinh trong sản phụ khoa.Một số người có thể bị viêm tuyến giáp, thiếu
vitamin B12 theo cục y tế và dịch vụ con người Mỹ một số nguyên nhân có thể
giúp lý giải tình trạng trầm cảm sau đẻ gây tác động tới một số bà mẹ bao gồm: Bà
mẹ sau sinh có thể thiếu ngủ, dẫn tới mệt mỏi căng thẳng.
-Hiện nay nguyên nhân chính xác của chứng trầm cảm sau sinh vẫn chưa biết rõ
nhưng có giả thiết gợi ý rằng: sự thay đổi của vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi
có thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần sinh bệnh. Tuy nhiên những đối tượng
sau đây thường có nguy cơ mắc phải:
+) Đã từng bị trầm cảm hoặc chứng trầm cảm sau sinh trước đó
+) Cuộc sống hôn nhân không hòa thuận
+) Ít có người thân hay bạn thân để tâm sự
+) Sinh khó
+) Sau sinh, ít được người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé
-Có thể là: điều kiện sống khi mang thai và sau khi sinh khó khăn nhưng thất
nghiệp, mẹ bị nghiện hoặc vô gia cư.Theo một nghiên cứu mới đây nhất hơn 5%
sản phụ ở TP HCM mắc chứng bệnh trên, phần lớn ở mức độ vừa ( 41%) và nặng (
47%).Hơn 41% bệnh nhân có ý nghĩ hay hành vi tự tử.Nghiên cứu phát hiện các
yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh, bao gồm: có mối quan hệ vợ chồng
không tốt đẹp ( chiếm 60% trường hợp), có tiền căn lo âu hoặc mất ngủ hay phối
hợp cả hai ( 30%), có thói quen dung rượu hoặc thuốc lá ( 29%), không có ai để
tâm sự ( 22%), sinh khó ( 18%), gặp khó khăn khi cho con bú ( 17%), và tự chăm
sóc bản thân sau sinh (11%), sinh con không được khỏe mạnh ( 11%), không nhận
được sự giúp đỡ nào trong việc chăm sóc bé ban đêm ( 10%).
5.Phân loại bệnh:
-Ở thời kỳ hậu sản các rối loạn tâm thần ít gặp hơn và thường xuất hiện khoảng 6
tuần sau sinh, với nhiều mức độ khác nhau:
+) Trầm cảm nhẹ: sau khi sinh con khoảng 3-4 ngày người mẹ có thể hay khóc lóc
không có nguyên nhân rõ ràng, có thái độ lo lắng quá mức đối với đứa con mới

sinh ra hoặc đối với bản thân, cơ thể mệt mỏi. Các hoạt động của người mẹ trở nên
rất khó khăn ngay cả việc cho con bú cũng thực hiện rất vụng về vất vả.
+) Trầm cảm nặng: lúc đầu người mẹ cảm thấy lo lắng sau đó trở nên buồn rầu hay
cáu gắt vô cớ có những xử sự kỳ quặc với đứa con mới đẻ và những đứa trẻ khác.
6.Ảnh hưởng của bệnh:
-Nhiều nguy hiểm đe doa đứa trẻ trầm cảm sau sinh là một loại bệnh cần phải điều
trị sớm vì nếu người mẹ có kèm them hoang tưởng thì có thể bệnh nhân sẽ làm hại
con. Đó là những người mẹ nghĩ rằng con mình bị ma quỷ nhập, con mình chắc
chắn sẽ cả số phận bi thảm.Nếu trầm cảm sau sinh kèm theo ảo thanh mệnh lệnh,

×