Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 57 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
TIỂU LUẬN
GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG TIỆN
VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BỘ
VÀ PHƯƠNG PHÁP XUẤT NHẬP
GVHD : TH.S NGUYỄN HỮU SƠN
SVTH: DANH SÁCH KÈM THEO
LỚP: DHHD5
KHOÁ: 2009 - 2013
QCVN 09: 2012/BCT
2
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6, năm 2013
DANH SÁCH SINH VIÊN
STT HỌ TÊN MSSV
1 NGUYỄN THỊ BÌNH
09155571
2 PHẠM HANH
09186751
3 LÊ THỊ HỒNG 09207111
4 NGUYỄN THỊ HỒNG 09227001
5 TRẦN CÔNG TÍNH 09090741
6 PHẠM VĂN HƯNG
2
QCVN 09: 2012/BCT
3
MỤC LỤC
3
QCVN 09: 2012/BCT
4


Các sản phẩm xăng dầu, nhiên liệu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống ngày này
với nhu cầu ngày càng lớn. Vì vậy nhu cầu vận chuyển ngày càng cao, nhưng để có thể phân
phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng trên cả nước thì xe bồn là một pháp pháp tối ưu.
Không giới hạn về tuyến vận chuyển, địa hình nên nó có thể vận chuyển tới những vùng sâu
vùng xa nhất đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Tuy nhiện vận chuyển bằng xe bồn còn có nhiều hạn chế như mức an toàn không cao, thời
gian vận chuyển keo dài dần tới hào hụt lớn. khó khăn khi cần vận chuyển với số lượng lớn
và chi phí vận chuyển cao.
Xuất nhập cũng là một công đoạn quan trọng trước khi phân phối sản phẩm tới tay người
tiêu dùng. Để có thể đảm bảo an toàn trong quá trình xuất nhật đồng thời giảm thiểu tối đa
những tổn thất trong quá trình xuất nhập là một bài toàn khó khăn cho những nhà kinh
doanh các sản phẩm dầu khí. Những ngày nay cùng với công nghệ hiện đại, ta đã có thể tiến
hành quá trình xuất nhập nhanh hơn, an toàn hơn với mức hao hút ít hơn mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn
4
5
CHƯƠNG 1: CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ
1.1. Phương pháp vận chuyển khí hóa lỏng (LPG, LNG, CNG…) bằng
đường bộ.
Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ được tồn trữ và vận chuyển ở trạng thái
lỏng, với điều kiện áp suất cao tối đa lên đến 17 at, nhiệt độ thấp. Để đảm bảo
tính an toàn khi vận chuyển thì cần có các loại xe chuyên dụng với hệ thống bồn
( tank) chứa được thiết kế chịu áp cao.
Đối với phương pháp vận chuyển bằng đường bộ chủ yếu là các loại xe
bồn: bồn đặt cố định trên khung gầm, xe romooc kéo ( container ). Bồn có hai
dạng dữ nhiệt và cách nhiệt.
1.1.1. Đặc điểm các loại xe bồn.
Xe bồn khí hóa lỏng có áp suất làm việc lớn hơn hoặc bằng 0.1mpa, nhiệt
độ thiết kế của khí hóa lỏng không lớn hơn 50
0

c, bồn xe được làm bằng thép.
Với những thiết bị an toàn: thiết bị tự nổ khi nhiệt độ và áp suất cao, thiệt bị ngắt
khẩn cấp, thiết bị dẫn tĩnh điện, van an toàn, đồng hồ áp lực, nhiệt độ kế, thiết bị
đo mức khí hóa lỏng.
LNG được vận chuyển trong xe bồn cách nhiệt và chịu áp lực. Xe bồn
chịu áp và bồn chở bằng đường sắt cho vận chuyển LNG có bồn chứa bên trong
làm bằng thép không gỉ, lớp ở giữa chứa chất cách nhiệt và lớp bên ngoài làm
bằng thép carbon. Không gian hình khuyên là chân không chứa đầy vật liệu cách
nhiệt để duy trì nhiệt độ thấp cho LNG.
6
Hình 1.1. Xe bồn chở LNG
1.1.2. Cấu tạo của xe bồn chứa khí
Hình 1.2. Cấu tạo của xe bồn chứa khí
Hiện nay có nhiều loại xe bồn với dung tích chứa đa dạng cũng như tải trọng lớn
với các thông số đặc trưng như sau:
7
Bảng 1.1. các thông số đặc trưng của xe bồn chứa khí
Model Áp suất thiết kế
Tải trọng Nhiệt độ thiết kế
Tốc độ Chất liệu bồn
Bánh xe, trục Dung tích bồn
Động cơ
Công suất Ăn mòn cho phép
Loại động cơ Áp suất thủy lực
Tiêu chuẩn khí thải Độ dày bồn
Áp suất thử độ rò rĩ Khối lượng dung môi
1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bồn xe
Trên mỗi xe bồn vận chuyển khí đều phải có:
- 2 van an toàn áp ( 1 sử dụng và 1 dự phòng ), trong quá trình vận hành
nếu áp suất trong bồn chứa tăng lên vượt quá mức cài đặt thì van tự động

xả ra đuốc đốt.
- Trên mỗi bồn chứa có lắp thiết bi định mức thiết kế kiểu báo tín hiệu trực
tiếp, để vận hành chính xác trong quá trình xuất-nhập.
- Tại mỗi đường xuất của bồn chứa cũng lắp đặt van sdv, khi có tín hiệu
báo mức thấp trong bồn chứa thì van sẽ đóng lại. Mục đích lắp van này
nhằm bảo vệ bồn chứa không bị hút chân không và làm hư máy bơm bồn
chứa.
- Trên mỗi bồn chứa đều phải lắp đặt thiết bị đo nhiệt độ, áp suất.
1.2. Phương pháp vận chuyển xăng bằng đường bộ.
8
1.2.1. Các loại xe bồn vận chuyển xăng tại thị trường Việt Nam
• Theo hãng xe có các loại sau:
- DONGFENG
- HYUNDAI
- FAW
- HOWO
- ISUZU
- KIA…
• Theo trọng tải xe:
- Loại nhỏ: 4 khối, 8 khối
- Loại trung bình: 10 khối, 12 khối, 15 khối
- Loại lớn: 18 khối, 20 khối, 22 khối, 25 khối và 26 khối
Hình 1.3. Xe bồn chở xăng dầu.
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp các loại xe bồn, xe
téc vận chuyển các sản phẩm dầu khí nói chung và xăng nói riêng cụ thể như:
- CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XĂNG DẦU PETROLEUM
MECHANICAL JSC
- CÔNG TY CỔ PHẦN XNK ÔTÔ VÀ XE CHUYÊN DỤNG VIỆT NAM
- CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN Ô TÔ TRƯỜNG THÀNH
- CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI Ô TÔ LONG BIÊN

- CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU HC VIỆT
NAM
- CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT
- CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI Ô TÔ LONG BIÊN
9
1.2.2. Cấu tạo, thông số kỹ thuật và các phụ kiện của xe bồn chở xăng
• Cấu tạo
Hình 1.4. Cấu tạo xe bồn vận chuyển xăng
10
Bảng 1.2. Thông số kỹ thuật của xe bồn
Nhãn hiệu
HYUNDAI do Hàn Quốc sản xuất mới 100%, nhập khẩu nguyên
chiếc.
Kích thước
Tổng thể DxRxC (mm) 7.850 x 2.495 x 2.910
Chiều dài cơ sở (mm) 5.850
Chiều rộng cơ sở trước/sau (mm) 2.040/1.850
Khoảng sáng gầm xe (mm) 285
Trọng lượng
Tổng trọng lượng (kg) 17.100
Tự trọng (kg) 6.300
Tải trọng (kg) 10.800
Số chỗ ngồi (người) 3
Động cơ
Model
D6AB-D, 6 xi lanh thẳng
hàng
Tiu chuẩn khí thải Euro II
Dung tích xi lanh (cc) 11.149 cc
Công suất tối đa (PS/v/ph) 290ps/2000rpm

Momen tối đa (kgm/v/ph) 110/1.200
Dung tích thùng nhiên liệu (lít) 200
Vận tốc tối đa (km/h) 120
Vượt dốc tối đa (tanq) 0,341
Bán kính quay vòng nhỏ nhất (m) 7.5
Các trang thiết
bị khác
Công thức bánh xe 4 x 2
Hệ thống treo
Nhíp trước và sau: lá nhíp
hợp kim bán nguyệt và ống
giảm chấn thủy lực tác dụng 2
chiều
Hệ thống phanh Dạng tang trống mạch kép
11
thủy lực, điều khiển bằng khí
nén
Lốp xe (trước/sau) 11.00 x 20 – 16PR
Hộp số
Số sàn, điều khiển bằng tay, 6
số tiến, 1 số lùi
Bình điện 24V – 150AH
Các trang bị
tiêu chuẩn
- Gương chiều hậu to
- Bộ tản nhiệt nhớt
- Tay lái trợ lực
- Khóa trung tâm
- Tấm che nắng
- Đèn sương mù

- Hệ thống điều hòa
- Radio/Cassette
Bảo hành 02 năm hoặc 100.000km tùy điều kiện nào đến trước
Xitec
- Kích thước bao ngoài xi téc (mm): 6.300 x 2.200 x 1.150
- Dung tích: 12m
3
• Các phụ kiện dùng cho xe bồn.
Bảng 1.3. Các thiết bị dùng cho xe bồn
Van hơi liên thông
Van chyển đổi API
Van bi mặt bích vuông
Bơm cánh quạt
Van đáy
Van đáy 90
12
Van đáy 4
Đầu nối giảm Chắn bụi bằng nhựa Nắp che bụi bằng nhựa/
nhôm
Đầu nối ống mềm
13
Van piston Van trụ trượt Nắp đậy cổ bồn
14
1.2.3. Các thiết bị phụ trợ trên xe bồn chở dầu diesel
1. Van hô hấp (respirations nhỏ) К5852;
2. nắp bồn loại 1, loại 2
3. Thiết bị hô hấp UD 2-80
4. Van hô hấp
5. khớp nối của cấp độ tràn
6. Các cảm biến quang học hoặc nhiệt;

7. Van đáy;
8. Các van chặn;
9. Van xả ;
10. Bộ chuyển đổi API Du80;
11. Các pneumoswitch;
12. Khối loại thiết lập kiểm soát;
13. Nhanh chóng kết nối ngắt kết nối: Du 50, 80, 100 P-H;
14. Nhanh chóng kết nối ngắt kết nối: ống đầu áp;
15. Nhanh chóng kết nối ngắt kết nối: Du 50, 80, 100 O-H;
Kết nối đầu tiên
15
1.3. Phương pháp vận chuyển nhựa đường bằng đường bộ
Nhựa đường ở điều kiện bình thường thì bị sánh đặc, không có tính lưu
chuyển và rất dễ bị đóng rắn xuống bồn chứa. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình
xuất nhập nhựa đường thuận lợi thì xe vận chuyển nhựa đường phải có hệ thống
gia nhiệt cho bồn chứa để cho nhựa đường ở trạng thái lỏng.
Hình 1.5. Xe bồn chở nhựa đường
Hiện nay trên thị trường rất nhiệu loại xe vận chuyển nhựa đường được
thiết kế với hệ thống đặc biệt với hệ thống gia nhiệt cũng như vật liệu làm bồn
để duy trì được nhiệt độ trong bồn chứa.
16
Hình 1.6. Xe bồn chứa nhựa đường sử dụng hệ thống gia nhiệt bằng điện
Đây là hệ thống gia nhiệt trực tiếp bằng điện. Với các ống gia nhiệt siêu
dẫn gia nhiệt trực tiếp, nhiệt mất đi rất nhỏ. Nguyên kiện gia nhiệt của ống nhiệt
(siêu dẫn) là một loại truyền nhiệt cao, cản trở nhiệt dường như bằng 0. Với các
hệ thống điều khiển tự động hóa để dễ dàng điều khiển và khống chế nhiệt độ.
Xe romooc kéo với hệ thống bồn chứa sử dụng hệ thống gia nhiệt bằng
dầu nóng.
Hình 1.7. Bồn chứa nhựa đường sử dụng hệ thống gia nhiệt bằng dầu nóng


17
Hình 1.8. Cấu tạo và các phụ kiện của xe bồn chở nhựa
Tính năng đặc biệt:
mỗi ngăn có một lỗ cho người chui qua nằm ở trên cùng của mỗi ngăn. Một
thang được thiết kế bên ngoài của bồn. Mỗi ngăn cũng có một lỗ thông hơi kết
hợp và ống tràn. Một van ở dưới cùng của mỗi ngăn dùng để tháo hoàn toàn khi
asphalts bị polymer hóa. Vách ngăncủa bồn là hai lớp, cách nhiệt và có thể được
đặt để phân chia bồn. Cùng với sự kết hợp của các ống gia nhiệt bằng dầu nóng
18
và hệ thống điều khiển bao gồm đồng hồ đo đa cấp, đồng hồ đo định lượng, báo
động mức ac cao-thấp, bình ngưng hơi, van khí vận hành.
1.4. Vận chuyển khí bằng đường sắt
Xe bồn vận chuyển LNG hoặc LPG bằng đường sắt không nên quá tải, vì
bồn được đặt đứng trong một khoảng thời gian và được tiếp xúc với nhiệt độ
môi trường cao, có thể gây ra quá áp và thông gió. Phải trang bị cáp nối đất và
để trung hòa và khử tĩnh điện. Cáp sẽ được kết nối trước khi bắt đầu hoạt động
và không bị ngắt kết nối cho đến khi hoạt động đầy đủ và tất cả các van được
đóng lại. Xe vận chuyển bằng đường sắt thường được bảo vệ bằng cách phun
nước chữa cháy, hệ thống phun sương và bình chữa cháy.
Hình 1.9. Vận chuyển khí bằng đường sắt
Xe bồn áp lực thường có một khoang duy nhất, và xe bồn không áp lực có
một khoang hoặc nhiều khoang. Không phụ thuộc vào số lượng các khoang trên
một chiếc xe bồn, mỗi khoang phải được xử lý riêng, với tải riêng của mình, xếp
dỡ và các thiết bị an toàn, cứu trợ. Khoang được ngăn cách bởi bức tường đơn
hoặc đôi. Khi khoang thử áp lực, không gian giữa các bức tường cũng nên được
kiểm tra chất lỏng hoặc hơi nước.
1.5. An toàn đối với vận chuyển khí.
− Có áp suất làm việc lớn hơn 0,1 Mpa, nhiệt độ thiết kế của khí hóa lỏng không
lớn hơn 50
0

C.
− Bồn làm bằng thép chịu được áp suất cao có lắp thiết bị an toàn như thiết bị tự
nổ khi khi nhiệt độ và áp suất cao, thiết bị ngắt khẩn cấp, thiết bị dẫn tỉnh điện,
van an toàn, thiết bị đo áp lực, thiết bị đo mức khí hóa lỏng
19
− Kiểm tra an toàn các thiết bị phụ trợ của bồn chứa cũng như của xe đảm bảo các
thiết bị vận hành bình thường khi có sự cố xảy ra.
− Tất cả các người điều khiển xe phải có giấy phép lái xe phù hợp yêu cầu
(GTVT). Và được huấn luyện đặc biệt vận chuyển hàng nguy hiểm
− Đậu xe bồn để giao hàng phải có hướng thoát hiểm gần nhất
− Không được sữa chữa và bão trì bồn và hệ thống chịu áp lực khi trong bồn
còn chứa khí hóa lỏng
− Xe bồn phải được duy trì thường xuyên. Công tác bảo dưỡng, sữa chữa
phải được ghi vào hồ sơ kỹ thuật của xe bồn.
− Mỗi xe bồn phải được trang bị ít nhất 2 bình chữa cháy loại 9kg, 1 bình
bột hoặc co
2
− Người tham gia vận chuyển phải được đào tạo và cấp chứng chỉ về
chuyên môn và kỹ thuật an toàn phù hợp
20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XUẤT NHẬP CHO XE BỒN
2.1. Quy trình xuất nhập xăng dầu cho xe bồn.
Bước 1: Kiểm tra biên bản giao nhận, barem(nếu cần), siêu(niêm), hầm hàng, số
lượng, chủng loại, vị trí xe dừng.
Bước 2: Kiểm tra số lượng, chủng loại có đạt tới vạch(lưỡi gà), tùy theo thời tiết
và xe mà số lượng có thể đạt tới mức độ cho phép, quan sát xung quanh về độ an
toàn cháy nổ trước khi kết nối ống xã.
Bước 3: Kiểm tra ống xã, kết nối ống xã giữa từng hầm xe và bồn chứa trong
kho. kiểm tra bồn chứa về số lượng, chủng loại chuẩn bị nhập hàng, cho bơm
hàng xuống bồn chứa.

Bước 4: Kết thúc bơm hàng, kiểm tra lại đường ống, hầm xe, vét hầm xe bằng
nhiều cách có thể…
Bước 5: Kết thúc bơm hàng, kiểm tra bồn chứa, kí biên bản và lưu lại chai mẫu.
Theo lý thuyết và trong thực tế đã chứng mình, xăng dầu giãn nở theo nhiệt độ.
Trong quá trình vận chuyển tùy theo thời tiết mà khi xe bồn tới giao hàng mà
mức hàng trong bồn có thể thấp hay cao hơn vạch mức barem trên xe bồn(cái
này có thể thấy được bằng mắt).
Khi xe bồn tới bạn phải kiểm tra điều này ngay khi mở niêm chì nắp xe bồn
đồng thời kiểm tra các hầm cách ly giữa các bồn hàng với nhau.
Đo hạo mức hàng trong bồn nhà mình trước khi nhập hàng, giám sát chặt tài xế
trong lúc nhập hàng. Sau khi nhập hàng đo hạo lại hàng trong bồn nhà mình để
so sánh lượng hàng nhập và hàng ban đầu trong xe có chênh lệch nhiều ko.
Chấp nhận rằng là phải có hao hụt trong quá trình vận chuyển và giao nhận
nhưng không thể là một con số lớn hơn định mức được. Sau khi giao hàng xong
yêu cầu xe bồn chạy dồn số vài lần để chiết nốt lượng hàng còn sót trong xe.
2.2. Phương pháp xuất nhập xăng dầu
2.2.1. Tự chảy
Là một phương pháp xuất nhập dựa vào sự chênh lệch thế năng giữa hai
vị trí có độ chênh lệch về độ cao. Tức là đặt mặt của xăng dầu chảy ra thấp hơn
mặt thoáng chứa xăng dầu trong xe bồn thì xăng chảy ra ngoài. Phương pháp
này chỉ áp dụng ở nơi có vị trí cho phép. Bộ phận xả xăng dầu phần dưới của bể
được nối trực tiếp với ống dẫn, lúc đó xăng dầu sẻ tự chảy ra hết.
21
Hình 2.1. Sơ đồ khối hệ thống tự chảy
Ưu điểm:
 Không tốn chi phí xuất nhập.
 Dòng chảy ít bị xáo trộn, dẫn đến tĩnh điện giảm, ít bay hơi, ít hao
hụt, không tạo bọt khí.
Nhược điểm:
 Không đảm bảo được năng suất xuất nhập.

22
2.2.2. Dùng bơm vận chuyển
Bơm chuyển nhiên liệu là hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô và
tinh để cung cấp cho xe bồn. Ngoài ra bơm chuyển nhiên liệu còn phải đảm bảo
một lưu lượng nhiên liệu cần thiết đủ để làm mát Tạo ra trong ống hút một độ
chân không nhất định, hệ thống hút xăng dầu phải làm việc ở áp suất âm.
Hình 2.2. Sơ đồ khối hệ thống sử dụng bơm hút
Ưu điểm:
 Chủ động được lưu lượng xuất nhập.
 Tốn chi phí xuất nhập.
Nhược điểm:
 Khả năng xáo động nhiều, gây tĩnh điện, bay hơi nhiều, gây hao
hụt.
 Dể sinh hiện tượng nút khi ngừng chảy. Tình trạng này lúc trời
nóng sẻ xảy ra nhiều hơn.
2.2.3. Nạp xăng dầu qua bể trung gian
23
Mục đích là xăng dầu từ bể trung gian tự chảy vào bể chứa vận chuyển
giảm sóng chuyển động trong bể.
Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống sử bể trung gian
Ưu điểm:
 Gây tĩnh điện và hao hụt ít.
Nhược điểm:
 Tốn chi phí xuất nhập và xây dựng.
2.3. Các thiết bị phụ trợ cho quá trình xuất nhập
2.3.1. Đường ống xuất nhập
Việc xuất nhập bằng đường ống là một trong những biện pháp xuất nhập
tối ưu và hiệu quả nhất. Đường ống phục vụ cho suốt quá trính xuất nhập phải
được phân biết bằng màu sắc.
Ưu điểm của đường ống:

 Chi phí vận hành thấp.
 Ít hao hụt.
 Đảm bảo an tòan lâu dài.
 Khả năng phân phối lâu dài.
Nhược điểm:
24
 Chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng lớn
Các yêu cầu khi lắp đặt đường ống
 Đường ống xuất nhập cần tháo sạch khi ngừng xuất nhập.
 Lựa chọn độ dốc sao cho phù hợp,nên hướng dộ dốc về phía trạm
bơm.
 Đối với đường ống đặt ngầm dưới đất khoảng 0,5m thì các thiết bị
phụ trợ cần bố trí vào hố để dễ dàng kiểm tra .Mặt bằng rãnh phải
bằng phẳng nhằm tránh ứng suất uốn ống.
 Các đường ống dẫn hơi nước và đường ống dẫn dầu nhẹ khi qua
cống ngầm phải tách riêng vào từng cống ngầm ngăn cách.
 Khi đường ống đặt gần đường giao thông thì phải tuân theo quy
định.
 Những chỗ nối ống cần phải có bộ phận bù giã nở dài của đường
ống.
 Không nên để nhiều đoạn gấp khúc vì dễ làm vỡ ống.
2.3.2. Thiết bị ống cổ hạc
Ống cổ hạc là thiết bị chuyên dùng để nạp và tháo xăng dầu ở phần trên
toa xitec. Nó có nhiều kiểu :
 Kiểu quay tròn: ống cổ hạc quay tròn rất tiện lợi khi thao tác
ở các kho không có cần trục bốc dở.
 Kiểu cần quay: phạm vi hoạt động loại này tương đối rộng,
nhất là khi có cần bốc dở, dể thao tác.
 Ống cổ hạc dùng tiếp nhận dầu nhờn có thêm bộ phận làm
nóng dầu trong toa xe bồn và đầu nối ống hơi.

 Kiểu ống cao su có giá treo: Loại này quay sang trái, sang
phải nâng lên hạ xuống được. Ống dễ cho vào bể bồn, có thể đổi độ cao
tránh hiện tượng nút khí.
25
Hình 2.4. Ống cổ hạc quay tròn
Hình 2.5. Ống cổ hạc kiểu cần quay
Hình 2.6. Ống cổ hạc loại ống cao su có giá treo
Ở những kho chứa nhiều loại xăng dầu, cần chia từng nhóm riêng (xăng,
dầu hỏa, diesel…) để chọn cổ hạc thích hợp.

×