Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Nghiên cứu dịch thuật văn học Phật giáo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.76 KB, 3 trang )

Nghiên cứu Dịch thuật Văn học Phật giáo Việt nam Trang chủ
Tâm Huế
· Trần kiêm Đoàn

Tâm Huế là tâm không
Mênh mông hồn vũ trụ
Gối hồi chuông Thiên Mụ
Nằm ngủ giữa bao la
Trụ Vũ

Khi những con ngựa chiến không còn sôi máu đỏ, khi vó câu dập dồn và tiếng hí hống hách giữa rừng binh lửa chỉ còn là một dư
vang của quá khứ, đó là lúc những con tuấn mã đã già. Người ta không nỡ bắt đi kéo xe hay làm thịt nên thả rông cho chúng lang
thang gặm cỏ với đám trâu bò hiền lành quen kéo cày, tải xe cho đến khi chấm dứt một kiếp đời thầm lặng. Trên đồng cỏ bình
yên, ngựa thồ và chiên mã có khác gì nhau. Có khác chăng là mỗi chiều về cất tiếng hí, âm vang của ngựa chiến vẫn còn chút âm
hưởng ngang tàng như còn tiếc thương thuở nghìn bờm gió lộng.
Cuộc binh đao giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh chấm dứt trên chiến trường và thanh bình đã đến với lê dân, chim muông, cây
cỏ. Nhưng một cuộc chiến mới âm thầm, không biên cương, không tuốt gươm trần và không vang rền vó ngựa lại bắt đầu khai
diễn ở chốn cung đình.
Văn thần để khô nghiên bút. Võ tướng tìm giá treo gươm. Những kiện tướng một thời áo bào thay chiếu, giờ quyết hơn thua
lấn lướt nhau, cố kiếm một chỗ quỳ gần vua để được ngài nhìn cho thấy rõ mặt ở sân chầu. Vua chỉ muốn ngắm giang sơn hoa
gấm và điện ngọc ngai vàng trước mắt. Vua Gia Long thường tỏ vẻ khó chịu trước những lời nhắc nhở đoạn đường quá khứ, nếm
mật nằm gai; vua muốn quên những tháng ngày bị quân Tây Sơn truy kích, cả tôi lẫn chúa phải chia chung mảnh ván qua sông,
phải đói khát lênh đênh từ Côn Sơn qua Phú Quốc. Vua chỉ muốn giữ ngai vàng vững chắc và chỉnh đốn giềng mối quốc gia theo
mô thức chính danh: Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử. Những cử chỉ thân mật, gần gũi, góp lời, bông đùa như thuở còn bôn
ba trên bước đường chinh chiến giờ bị coi là phạm thượng, khi quân. Như quan thượng thư bộ lễ đã đôi lần lên tiếng với quan Tổng
trấn Bắc Kỳ Nguyễn Văn Thành, cánh tay phải của vua trong mười năm chiến đấu, về thái độ thân mật của ông ta đã làm vua khó
chịu, giảm mất thiên uy trước quần thần.
Càng ngày, những văn võ thần một thời giúp Nguyễn Ánh làm nên sự nghiệp như Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành, Lê
Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Thái Nguyên, Lê Quang Định chia phe kết nhóm, thành những đối thủ của nhau giữa
chốn triều đình: Quan thì sợ bị vua thất sủng, vua thì sợ quan làm phản tiếm ngôi, cho nên nghi lễ của triều đình mỗi ngày một
nặng nề nghiêm nhặt. Quan chức thì tìm cách dò xét nhau để mật tấu, tâng công.


( Theo Thực Lục Chính Biên) .
Trong số những người hiếm hoi chọn lựa thái độ “công thành, thân thoái”, theo gót Phạm Lãi, Trương Lương thuở đó là một
vị hoàng thân nổi tiếng tài cao học rộng. Vị hoàng thân sống như một nhà ẩn sĩ tại phủ Ông Hoàng khiêm tốn phía Tây Bắc chùa
Linh Mụ, ít người được gặp mặt nhưng hầu như mọi người đều biết tiếng qua tin đồn. “Trí Hải” - là biệt hiệu mà người đời đặt cho
ông để chỉ trí óc ông rộng mênh mông như biển cả. Tin đồn rằng trong phủ của ông hoàng Trí Hải không có vàng bạc châu báu
mà chỉ chứa toàn sách vở bút nghiên. Sách ông đọc chất cao như núi và mực ông mài để chép sách làm thơ nhiều đến nỗi đen
đặc cả ngự hồ. Trí Hải đam mê sách vở đến độ có những gia nhân phục dịch tại phủ Ông Hoàng đã hơn 3 năm mà chưa hề được
tận mắt thấy chủ nhân lần nào.
Trí Hải là niềm hãnh diện chung của hoàng tộc. Vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế, thống nhất sơn hà nhưng giới sĩ phu

×