Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-những vấn đề lý luận về CNH-HĐH và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.4 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………….2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu …… 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận (những vấn đề lý luận về CNH-HĐH và CNH-
HĐH nông nghiệp nông thôn)
1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3
2.Tính tất yếu khách quan 3
3. Tác dụng của CNH-HĐH đối với nước ta. …………………………….4
4. Quan điểm của Đảng về CNH-HĐH…… …………………………… 5
5. Sự cần thiết CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn………………………6
6. Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn………………………….8
Chương II: Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện
Mường Tè những năm gần đây………………………………………………….9
I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Mường Tè …………………………………………………………………………9
1. Điều kiện tự nhiên 9
2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………………11
3. Nhận định chung về những tiềm năng quan trọng để công nghiệp hóa -
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mường Tè……………… 12
II. Thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Mường Tè trong thời gian qua……………………………………………… 15
Chương III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn ở huyện Mường Tè…………………………………….18
C. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ…… 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26



1
A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương
lớn của Đảng và nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt vấn đề
về chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện
đại. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải “Đặc biệt coi trọng Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Trong những năm gần đây nhờ có
đổi mới nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy
nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn
đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy việc đẩy
nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu cấp thiết.
Phát triển nông nhiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,
phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh
cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ
cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác xã nông nghiệp,
vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ sản xuất lớn. Thực
hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ khu vực nông thôn. Phát triển các hiệp hội nông dân và các tổ chức
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động
thiết thực, có hiệu quả. (văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI)
Mường Tè là vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
khá đặc biệt, có truyền thồng văn hóa lịch sử lâu đời. Trong suốt quá trình xây
dựng và phát triển, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ
quốc và những năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện
Mường Tè đã đoàn kết thống nhất, dũng cảm kiên cường, nỗ lực phấn đấu vượt
qua mọi thử thách đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Hiện nay, huyện Mường Tè được xác định là một trọng điểm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu. Tìm hiểu về Công nghiệp hóa -
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Mường Tè là một vấn đề hết sức ý nghĩa.
Mường Tè là huyện có nhiều tiềm năng, đất rộng, người dân cần cù, chịu thương,
chịu khó, tinh thần ham học hỏi cao có nhiều thuận lợi trong đẩy mạnh sự nghiệp
CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng của
huyện? Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận đề cập một số vấn đề có liên quan đến
“Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở huyện Mường Tè”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
Nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận về CNH-HĐH nông nghiệp
nông thôn, làm rõ thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở địa bàn huyện Mường Tè trong những năm qua, chỉ ra những mặt đã đạt
được, những điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện Mường Tè.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn huyện Mường Tè,
những nhân tố ảnh hưởng đến CNH-HĐH, điều tra thực trạng những nội dung trên
ở huyện Mường Tè nhằm đưa ra những giải pháp đẩy mạnh CNH-HĐH huyện nhà.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu vấn đề “Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở địa bàn huyện Mường Tè”.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử và các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Về phương pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phương pháp thống
kê và phân tích, so sánh và tổng hợp một cách có hệ thống, phương pháp nghiên
cứu chuyên khảo, phương pháp kế thừa và một số phương pháp nghiệp vụ khác
nhằm phân tích và làm rõ hơn những vấn đề được nêu.

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang
sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện phương
pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa
học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
2.Tính tất yếu khách quan
Tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm hiện thực
là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nó không chỉ là một khách quan về kinh tế mà còn
phải thực hiện từ đầu, từ không có đến có từ gốc tới ngọn thông qua quá trình công
nghiệp hóa.
2.1.Cơ sở vật chất của một phương thức sản xuất.
3
Mỗi một phương thức sản xuất bao giờ cũng tồn tại và phát triển dựa trên
cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ các yếu tố vật
chất của lực lượng sản xuất tương ứng trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định, dựa
vào lực lượng lao động tiến hành sản xuất của cải vật chất.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nhệ
tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tạo lập cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi có tính bắt
buộc đối với tất cả các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; nó không chỉ là khách
quan về kinh tế mà nó còn phải thực hiện từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông
qua quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2.2.CNH-HĐH là tất yếu để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.
Như ta đã biết tất cả các nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đều
phải tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nước ta xây
dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản thì sự nghiệp xây dựng cơ sở vật

chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội dược thực hiện bằng con đường công nghiệp
hóa - hiện đại hóa. Có thể hiểu một cách ngắn gọn công nghiệp hóa là quá trình
biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại. Như
vậy giữa công nghiệp hoá và viêc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội có quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại không phải là một: công nghiệp hóa
là con đường để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đối với
những nước kém phát triển như nước ta. Nhưng công nghiệp hóa chỉ mang tính
giai đoạn, khi nền công nghiệp hiện đại chưa được xác lập, còn việc xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội vẫn được tiếp tục mãi.
3. Tác dụng của CNH-HĐH đối với nước ta.
Tận dụng thành quả của các nước đi trước tiến thẳng vào công nghệ tiên
tiến, rút ngắn thời gian trở thành nền kinh tế hiện đại.
Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động,
tăng chế ngự của con người với tự nhiên, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế,
chuyển thành nền kinh tế văn minh công nghiệp và hiện đại nâng mức sống của con
người.
+ Phát triển lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc xây dựng và phát
triển quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.
+ Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho củng cố và tăng trưởng vai trò kinh tế
của Nhà nước; nâng cao năng lực tích luỹ, tạo công ăn việc làm, khuyến khích sự
phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân.
4
+Tạo lực lượng vật chất kỹ thuật cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc
phòng.
+Tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, tích cực tham gia và hợp tác quốc tế.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa có vị trí, tầm quạn trọng và các tác dụng
như trên nên qua tất cả các kỳ đại hội Đảng ta luôn xác định: “công nghiệp hoá
hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở
nước ta” Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác

định mục tiêu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa là: “xây dựng nuớc ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ phát triển của lực lượng sản xuất, đờì sốngvật chất và tinh thần
cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh”.
4. Quan điểm hiện nay của Đảng ta về CNH-HĐH
Tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Cộng sản Việt Nam đã
thông qua đường lối tiến hành “công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa” theo hướng “ưu
tiên phát triển công ngiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông
nghiệp và cộng nghiệp nhẹ nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cao cho Chủ
nghĩa xã hội” đã được Đảng ta xá định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Đại hội VII, VIII, IX Đảng ta đã khẳng định:
Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
gắn với phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Giữ vững độc lập tự chủ mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
Phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng
trưởng kinh tế gắn công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, kết
hợp truyền thống và hiện đại.
Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án triển
và lựa chọn đầu tư cho công nghệ.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế
5

biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các
thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ
thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị
trường. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX số 15-NQ/TW)
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các
ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông
nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn,
bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù
hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 15-NQ/TW)
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là : Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối
ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. (Văn kiệnĐại hội XI của Đảng)
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn
sau. (Văn kiệnĐại hội XI của Đảng)
Cũng có thể nói, công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình xây dựng một xã
hội văn minh, cải biến căn bản các ngành kinh tế, các hoạt động xã hội theo phong

cách của nền công nghiệp hiện đại, tạo ra sự tăng trưởng bền vững , không ngừng
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Nó không chỉ thể hiện
ra ở chỉ số khoa học - kĩ thuật - công nghệ hay kinh tế-kĩ thuật, mà quan trọng hơn
là đảm bảo cho xã hội phát triển như một chỉnh thể toàn vẹn (kinh tế - xã hội, vật
chất - tinh thần ), trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, vì tiến bộ xã hội
và phát triển con ngưới toàn diện.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hộ chủ nghĩa,
gắn với phát triển kinh tế tri thức coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền
kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa .
6
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành
phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát
triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu
chuẩn và mục tiêu cơ bản.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải kết hợp chặt chẽ toàn diện phát triển
kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn: tạo vốn cho công
nghiệp hóa; con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước tăng
năng suất lao động xã hội, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học hợp lý hóa sản
xuất đồng thời thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.
Tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục hoàn
thiện các cơ chế chính sách, để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước
ngoài.
Đào tạo nhân lực: phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo coi giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu, tiếp tục nâng cao năng lực về quy hoạch và kế hoạch đào
tạo bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực.
Tiếp tục đổi mới và mở rộng các hình thức đào tạo: đồng thời phải bố trí sử
dụng tốt nguồn nhân lực được đào tạo để họ được phát huy đầy đủ khả năng sở

trường và nhiệt tình lao động sáng tạo.
Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ: xây dựng cơ sở khoa học công
nghệ cho việc hoạch định và triển khai đường lối chủ trương CNH-HĐH đạt hiệu
quả cao với tốc độ nhanh.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học công nghệ để đánh giá chính xác
nguồn tài nguyên quốc gia, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu mới
về khoa học thế giới đổi mới sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa
trên thị trường. Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển khoa học tiên tiến.
Mở rộng kinh tế đối ngoại: trong xu hướng quốc tế hóa ngày càng sâu sắc
việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra nhiều khả năng và điều kiện để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa .
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng sự quản lý của nhà nước.
Đại hội lần thứ XII tỉnh ủy Lai Châu lại tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đẩy
mạnh sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ,
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đoàn kết
các dân tộc, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội,
nâng cao dân trí, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh
7
thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững
chắc chủ quyền biên giới, mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi
tình trạng kém phát triển”. (Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần
thứ XII)
Đại hội lần thứ XVIII huyện ủy Mường Tè khẳng định: “Tiếp tục nâng cao
năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác
tiềm năng, lợi thế của huyện, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Giữ vững ổn định về chính trị, xã hội, đảm
bảo quốc phòng - an ninh, đưa huyện Mường Tè cơ bản thoát ra khỏi huyện đặc
biệt khó khăn.
5. Sự cần thiết CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn
5.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phảo dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm
như: lương thực, thực phẩm…để thỏa mãn nhu cầu của con người.
Nông thôn là một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.
5.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn.
Trong những năm qua tuy nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng qua nhưng nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn đang
đứng trước những thách thức gay gắt.
Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và
khai thác chưa có hiệu quả.
Nông nghiệp nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình
độ lạc hậu, năng suất thấp.
Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa
theo cơ chế mới.
Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp, mà còn là nơi tiêu thụ rộng lớn sản phẩm công nghiệp.
Đời sông người dân nông thôn nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó
khăn, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng tăng lên.
Để khắc phục những tình trạng trên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương
khóa IX (3-2002), Đảng ta đã nêu chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
6. Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
8
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phá thế độc canh, đa
dạng hóa sản xuất, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn đáp ứng nhu cầu
nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp và
nông thôn. Đẩy mạnh cơ giới hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, nông
thôn; khuyến khích và phát triển kinh tế trang trại.
Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nông
nghiệp, nông thôn.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn (điện, đường,
trường, trạm…). Đây là những điều kiện hết sức cần thiết cho đẩy mạnh, công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Mường Tè
1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Mường Tè là một huyện vùng cao Biên giới của tỉnh Lai Châu, diện tích tự
nhiên 368.582,50 ha, dân số 49.726 người. Huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc
Việt Nam, cách trung tâm tỉnh lị Lai Châu hơn 180 km về phía Tây Bắc (theo
đường bộ tỉnh lộ 127, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D).
Nằm trong toạ độ địa lý: từ 19054’ đến 22047’ vĩ độ Bắc và từ 102009’ đến
103006’ kinh độ Đông. Về địa giới hành chính, Mường Tè: phía Bắc giáp Trung
Quốc; phía Nam giáp huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Tây giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Tổ quốc, giáp tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc với 143,5 km đường biên giới. Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an
ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.
Sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, do
vậy Mường Tè có vị trí quan trọng trong việc đấu tranh chống lại âm mưu chia rẽ
dân tộc của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh chính trị và ổn định xã hội.
Là huyện miền núi cao, khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng
của sông Đà - con sông có giá trị rất lớn về thuỷ điện và cấp nước cho vùng đồng

9
bằng Bắc bộ.
* Địa hình, địa mạo
Do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo nên địa hình huyện Mường
Tè rất phức tạp, mức độ bị chia cắt sâu và ngang bởi các dãy núi cao chạy dài theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi
trung bình. Độ cao trung bình từ 900 - 1500m so với mặt nước biển, cao nhất là
đỉnh Phu Xi Lung (3.076m), thấp nhất là 200m. Độ dốc trung bình 25% - 30%, có
nơi độ dốc trên 45%, với các kiểu địa hình chính như sau:
Địa hình núi cao và núi trung bình (>700m): diện tích 265.827,5 ha, chiếm
72,12% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình 1.500m, độ dốc lớn trên 25%.
Địa hình núi thấp (<700m): diện tích 100.721,9 ha, chiếm 27,33% so với tổng
diện tích tự nhiên, phân bố tập trung về phía Nam và phía Tây Nam của huyện.
Địa hình thung lũng hẹp: diện tích 2.033,10 ha, chiếm 0,55% diện tích tự
nhiên, phân bố dọc theo các suối nhỏ. Phần lớn địa hình bằng, độ dốc từ 30%- 45%
hiện đang được khai thác để trồng lúa nước và hoa màu.
* Khí hậu
Mường Tè mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu ảnh
hưởng của bão. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít
và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm của trạm
khí tượng - thủy văn huyện Mường Tè và các trạm lân cận cho thấy:
- Chế độ mưa:
Là vùng có lượng mưa lớn của tỉnh Lai Châu, hàng năm mùa mưa bắt đầu từ
tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, trùng với kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam.
Vùng núi cao lượng mưa có thể lên tới trên 3000mm/năm; vùng núi trung bình có thể
biến động trong khoảng 2000 - 2500mm/năm; vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 -
1800mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít
(316,4mm), trong thời gian này thường có nhiều sương mù và xuất hiện sương muối ở
một số nơi vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2.
Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, trong đó riêng lượng mưa trung

bình trong tháng 7 là 2.214,6mm, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm, những tháng mùa
mưa độ ẩm tương đối đạt 85%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%, riêng tháng 02
khô hạn, độ ẩm không khí dưới 50%.
- Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ ở huyện Mường Tè có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng, vùng núi
cao có nhiệt độ bình quân 15
0
c, vùng núi trung bình có nhiệt độ bình quân đạt 20
0
c,
ở vùng thấp < 700m (thung lũng và máng trũng) nhiệt độ bình quân cao hơn 23
0
c .
10
Nhiệt độ bình quân năm là 22,4
0
c, tháng giêng có nhiệt độ 15
0
c - 17
0
c, tháng
7 có nhiệt độ bình quân 26
0
c; nhiệt độ cao tuyệt đối là 39
0
c; nhiệt độ thấp nhất là
10
0
c.

Bình quân số giờ nắng chiếu sáng/ năm là 1.881 giờ. Tháng 4 là tháng có số
giờ nắng cao nhất (200giờ/tháng); thấp nhất là tháng 6 có 126 giờ/tháng.
Tổng tích ôn cả năm trung bình là 8168
0
c.
- Chế độ gió:
Do cấu trúc địa hình trong khu vực phức tạp đã tạo ra 03 loại gió chính như
sau: gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7 và thường gây ra hiệu
ứng phơn Tây Nam rất khô và nóng; gió mùa Đông Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến
tháng 10, gây ra mưa lớn, nhất là các sườn đón gió. Từ tháng 11 đến tháng 3, có gió
mùa Đông Bắc, nhưng khi thổi vào khu vực Mường Tè đã bị biến tính mạnh, tốc độ
gió đã giảm và gây nên kiểu thời tiết khô lạnh.
* Thủy văn
Là vùng thượng lưu của sông Đà, Mường Tè có mật độ sông, suối khá dày
đặc (khoảng 0,6km/km2), nhưng do địa hình chia cắt mạnh, lòng suối hẹp, độ dốc
lớn, thuỷ chế rất phức tạp. Mùa khô sông thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt và
gây xói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước vào các hoạt động sản xuất bị hạn chế,
thường xuyên gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Trong huyện có 01 sông chính
là sông Đà và 04 suối lớn là: suối Nậm Ma, suối Nậm Củm, suối Nậm Sì Lường và
suối Nậm Nhé.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số huyện là 50.357 người (năm 2011), bao gồm các dân tộc: Thái,
Mông, Xá, Hà Nhì, Si La, Cống, Dao, La Hủ, Kinh, Tày, Mường, Hoa, Mảng, Khơ
Mú.
Tổng số người trong độ tuổi lao động: Năm 2008 là: 28.229 người; năm
2009 là: 28.589 người; năm 2010 là: 28.873 người.
Trong đó số người trong độ tuổi lao động là nữ: Năm 2008 là: 16.289 người;
năm 2009 là: 16.423 người; năm 2010 là: 16.670 người.
Người lao động làm việc trên địa bàn huyện đa số làm việc trong lĩnh vực
nông, lâm nghiệp (chiếm 92,40%), lao động phi nông nghiệp chiếm 7,6%. Đối với

lao động nông, lâm nghiệp thường thiếu việc làm, số lao động kỹ thuật đang làm
việc trong khu vực Nhà nước còn rất thấp, chiếm 3,39% dân số toàn huyện.
Huyện Mường Tè có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Bum
Nưa, Bum Tở, Hua Bum, Kan Hồ, Ka Lăng, Mù Cả, Mường Mô, Nậm Pặn, Nậm
Khao, Nậm Hàng, Nậm Manh, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Tà Tổng, Thu Lũm và thị trấn
Mường Tè (huyện lỵ).
11
Là huyện có địa bàn rộng, điều kiện địa lý phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt bởi
sông, suối, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất vào mùa mưa lũ. Trình độ
dân trí không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, cơ cấu nông – lâm
nghiệp đóng vai trò chủ đạo chiếm trên 60%, còn lại là nông nghiệp và dịch vụ. Do
điều kiện đất canh tác sản xuất nông nghiệp không đảm bảo nên hàng năm Nhà
nước thường xuyên cứu đói cho dân tộc La Hủ, Cống, Mảng, Si La, Khơ Mú theo
chươngng trình 5 dân tộc ĐBKK của Chính Phủ.
Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư xong vẫn chưa đảm bảo theo tiêu chí
để huyện thoát nghèo, đặc biệt là giao thông liên huyện - xã còn rất khó khăn. Các
tệ nạn xã hội như nghiện hút, tàng trữ ma tuý trên địa bàn còn phức tạp; thời tiết
khí hậu xảy ra bất thường, gây không ít khó khăn cho sản xuất và phát triển kinh tế
- xã hội - an ninh - quốc phòng. Đây là những trở ngại lớn cho phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn huyện Mường Tè.
Đường bộ có liên tỉnh lộ Lai Châu (Mường Lay) - Mường Tè chạy qua, nối
thị trấn Mường Tè với thị xã Lai Châu cũ nay là thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên,
qua huyện Sìn Hồ.
3. Nhận định chung về những tiềm năng quan trọng để công nghiệp hóa
- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện huyện Mường Tè
Là khu vực đầu nguồn xung yếu và cực kỳ quan trọng của Sông Đà, con
sông có giá trị lớn về thuỷ điện và cung cấp nước cho vùng đồng bằng Bắc bộ, nên
Mường Tè có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế của đất nước.
Bên cạnh việc trồng rừng và khai thác gỗ, lâm sản, đất đai ở Mường Tè
còn thích hợp trồng các loại cây ngũ cốc như lúa, ngô, lạc hoặc cây công nghiệp

ngắn ngày như bông và chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Giao thông ở Mường Tè còn khó
khăn dù có đường liên tỉnh Lai Châu - Mường Tè chạy qua.
Với diện tích đất canh tác tập trung tại các xã vùng thấp, huyện thực hiện
chủ trương đa dạng hóa sản xuất nhằm tăng thu nhập trên mỗi diện tích đất canh tác
như mô hình: nuôi trồng xen canh cá và lúa ở xã Bum Nưa; trồng luân canh rau
màu trên chân ruộng hai vụ lúa ở thị trấn và các xã: Nậm Hàng, Mường Mô. Cùng
với việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ về giống sản xuất như Chương
trình 30a của Chính phủ, bà con nông dân đã đưa vào gieo trồng, thay thế dần các
giống lúa địa phương năng suất thấp bằng các giống lúa lai: nhị ưu 838, khang dân,
nghi hương, IR64
Hiện nay, toàn huyện gieo cấy 2.570ha lúa vụ mùa, 985ha lúa vụ đông
xuân, cơ cấu giống lúa lai chiếm trên 70% tổng diện tích gieo trồng với năng suất
trung bình đạt từ 42 - 47tạ/ha (tăng 5tạ/ha so với năm 2010).
Là huyện có phần lớn diện tích tự nhiên là đồi núi rừng, ở các xã vùng cao,
huyện chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi đại gia
12
súc theo hướng trang trại. Đồng bào tận dụng cỏ tự nhiên để đầu tư, chăn nuôi đại
gia súc, hé mở hướng đi đúng đắn trong xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu cho
hàng trăm hộ gia đình.
- Sản xuất nông nghiệp:
Tổng sản lượng lương thực năm 2010 là 22.000 tấn, lương thực bình quân
đầu người 378,5 kg/người; cơ cấu cây trồng chủ yếu là: lúa nước, lúa nương, ngô,
lạc, đậu tương, sắn, khoai, vừng, bông…; về vật nuôi, chủ yếu là: trâu, bò, ngựa,
dê, gà, vịt, ngan, cá, tôm… Các ngành nghề của địa phương chủ yếu tập trung vào
nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp như đan lát, dệt, mộc, rèn. Quy mô
sản xuất thường nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp là chủ yếu, trình độ sản xuất của người dân
còn thấp kém; hệ thống cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, thủy
sản còn thiếu thốn, công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, kinh phí hỗ trợ
cho các mô hình và cơ sở kỹ thuật hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu.
- Sản xuất lâm nghiệp:

Nhiệm vụ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng luôn được các ngành, các cấp
quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thực hiện tốt chủ
trương, chính sách phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội, làm cho người
dân sống bằng nghề rừng, thực sự gắn bó với rừng.
Theo chủ trương đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong
những năm qua chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi
tái sinh tự nhiên rừng, cụ thể:
+ Công tác quản lý bảo vệ rừng:
Kết quả thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng tính đến năm 2010 là 77.934,0
ha, chiếm 50,6% tổng diện tích rừng hiện có. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ
rừng còn bộc lộ một số tồn tại sau:
Công tác khoán, quản lý, bảo vệ rừng thực tế mới chỉ hạn chế sự chặt phá
của chính người dân địa phương, nhưng tình trạng dân di cư tự do đến chặt phá
rừng trên địa bàn huyện và ngay trên đất lâm nghiệp đã được giao cho hộ gia đình
cũng chưa ngăn chặn được triệt để.
Lực lượng kiểm lâm trong huyện còn quá mỏng so với diện tích rừng hiện có
(165.055,92 ha). Nhận thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng còn
nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra do tư lợi cá nhân và sơ
xuất trong sản xuất của người dân.
+ Công tác khoanh nuôi, phục hồi rừng:
Tính đến năm 2010, diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh và trồng mới
là 25.968,81 ha. Sau thời gian 4 - 6 năm, độ che phủ của rừng tăng 0,3% - 0,4%,
mật độ cây tái sinh đạt từ 2.000 đến 3.500 cây/ha, cây có chiều cao hơn 2m. Tuy
13
nhiên, công tác khoanh nuôi, phục hồi rừng vẫn còn một số tồn tại như nguồn vốn
đầu tư cho 1 ha khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh tự nhiên còn thấp và một số cơ chế,
chính sách, nhất là quyền lợi của người dân được hưởng các sản phẩm trung gian từ
rừng chưa được quy định thống nhất.
+ Công tác trồng rừng:
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng nhiều chương

trình, như dự án, như Chương trình 327, Chương trình 661, Chương trình 06/CP về
trồng cây phân tán, đã được nhân dân các dân tộc hưởng ứng. Diện tích rừng trồng
tập trung là 746,4 ha, chiếm 0,5% diện tích đất có rừng, với các loài cây như: Keo,
Trẩu Tuy nhiên, diện tích trồng rừng chưa đạt so với kế hoạch đề ra, do nguồn
vốn và công tác thiết kế chậm, rừng kinh tế chưa được quan tâm đầu tư, công tác
dịch vụ, kỹ thuật, giống, cây con chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và kế
hoạch phát triển công tác trồng rừng hàng năm.
+ Tình hình khai thác lâm sản:
Việc khai thác lâm sản trên địa bàn huyện Mường Tè hiện nay chủ yếu tập
trung vào khai thác lâm sản gỗ và mang tính chất tận dụng. Năm 2010, đã khai thác
215m
3
gỗ các loại và 450 tấn tre, nứa cung cấp cho nhà máy giấy Lai Châu. Ngoài
ra, còn khai thác một số lâm sản ngoài gỗ như: bông chít (20 tấn), cánh kiến đỏ (8
tấn), máu chó (20 tấn), măng khô (81 tấn), hạt trẩu (54 tấn), vỏ nhớt (20 tấn), quả
đỏ (10 tấn) và cung cấp 25 tấn song, mây cho làng nghề truyền thống xã Bum Nưa.
Nhìn chung, về lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua chuyển
biến còn chậm, nhiều hộ gia đình được giao rừng chưa làm tốt trách nhiệm, chưa có sự
thống nhất đồng bộ nên vẫn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép. Để đẩy nhanh tốc
độ phát triển vốn rừng và tăng mức thu lợi nhuận từ rừng cần có chính sách đầu tư
đồng bộ, tránh đầu tư manh mún, dàn trải; quản lý chặt chẽ việc khai thác nguyên liệu
cho nhà máy giấy Lai Châu; tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng về phòng,
chống cháy rừng và nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò, tác dụng của rừng đối
với đời sống, môi trường cảnh quan.
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Trong những năm qua, huyện Mường Tè đã tập trung ưu tiên phát triển một
số ngành công nghiệp có ưu thế như: công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, đặc sản, sản xuất hàng tiêu
dùng và các ngành nghề truyền thống, nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, làm động lực
thúc đẩy cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Vì những điều kiện về địa lý, địa hình nên công tác sản xuất chủ yếu chỉ phục
vụ cho địa bàn trong huyện. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất gạch
chỉ, sản xuất đá xây dựng, sản xuất tấm lợp Prôximăng đang được đẩy mạnh. Ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, đã xây dựng được làng
14
nghề truyền thống mây, tre đan. Ngành công nghiệp thuỷ điện đã được quan tâm đầu
tư. Đến năm 2008, huyện Mường Tè đã xây dựng được 05 nhà máy thuỷ điện vừa và
nhỏ, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân.
- Thương mại, dịch vụ, du lịch:
Công tác phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch của huyện những năm qua
còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thương mại, dịch vụ đã được đa dạng
hoá hơn, đã xây dựng được chợ mới tại trung tâm huyện, xây dựng chợ phiên Pắc Ma,
từng bước đưa những sản phẩm phục vụ nhu cầu của nhân dân xuống đến các bản xa
qua cơ quan thương mại và những hộ buôn bán nhỏ lẻ. Nhờ vậy, nhân dân các vùng
trong huyện đã có điều kiện trao đổi các sản phẩm sản xuất được và học tập các kinh
nghiệm sản xuất thực tế giữa các vùng. Du lịch tại địa phương hầu như chưa có gì, chủ
yếu vẫn chỉ tập trung ở quanh thị trấn huyện.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng:
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Mường Tè chủ yếu là vận tải bộ.
Mặc dù đã được đầu tư nhưng hệ thống giao thông của Mường Tè so với mặt bằng
chung của tỉnh thì chất lượng còn rất thấp do đặc thù núi cao, hiểm trở. Đặc biệt,
hiện nay một số bản chưa có đường dân sinh đến bản (đi theo đường mòn). Các
tuyến đường hiện có tuy đã được nâng cấp, song chưa nhiều, số km đường bộ có
chất lượng kém chiếm tỷ trọng lớn, chưa đúng cấp kỹ thuật, đa số đi lại trong mùa
khô, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh.
Nguồn kinh phí cho duy tu, bảo dưỡng lại hạn hẹp, thường xuyên bị sạt lở,
hư hỏng do mưa lũ. Hệ thống cầu cống được xây dựng ở nhiều giai đoạn khác
nhau, nên sức chịu tải cũng khác nhau và nhiều cầu có tải trọng nhỏ không còn phù
hợp với thực tế vận tải hiện nay.
Nhu cầu đi lại của người dân, khai thác vận chuyển hàng hóa, dịch vụ chưa

phát triển cũng làm hạn chế đến phát triển giao thông.
- Hệ thống giao thông:
Tổng số km các tuyến đường hiện có: 882km. Trong đó: đường từ trung tâm
huyện đến trung tâm các xã: 242 km; đường tuần tra biên giới: 111km; đường nội
thị: 8 km; đường tỉnh lộ 127: 91km; đường dân sinh: 430km.
- Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt:
Tổng số có trên 130 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ cấp nước
sinh hoạt cho khoảng 75% dân số của huyện, chủ yếu là nước tự nhiên, chưa qua
xử lý. Do thiên tai và thời gian sử dụng đã lâu nên nhiều công trình hiện đã xuống
cấp nghiêm trọng.
II. Thực trạng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Mường Tè trong thời gian qua
15
1. Thủy lợi
Hiện toàn huyện có trên 150 công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ tưới cho
trên 2.380 ha ruộng một vụ, 1.010 ha ruộng 2 vụ. Nhìn chung, các công trình đã
xuống cấp do thiên tai, mặt khác thời gian sử dụng đã quá niên hạn nhưng chưa
được nâng cấp, tu sửa, hiệu ích tưới tiêu thấp.
2. Áp dụng khoa học công nghệ
Là một huyện vùng cao biên giới, kinh tế – xã hội còn ở mức chậm phát triển,
đời sống của 1 bộ phận người dân còn khó khăn, tuy nhiên được sự quan tâm chỉ
đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo huyện, sự chỉ đạo sát sao của Sở KH&CN
tỉnh, 6 tháng đầu năm 2011, hoạt động KHH&CN huyện Mường Tè đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận, thông qua những mô hình hỗ trợ áp dụng tiến bộ
KHKT vào sản xuất đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dân: nâng cao được nhận
thức của người dân trong việc tự giác áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh tế
có bước phát triển đáng kể, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, sản lượng
lương thực bình quân theo đầu người năm sau cao hơn năm trước.
Kết quả hoạt động KH&CN huyện Mường Tè 6 tháng đầu năm được phản ánh
qua các mặt sau:

Hoạt động của Hội đồng KH&CN huyện: đã tiến hành xét, nghiệm thu 164
sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, trong đó có 2 sáng kiến
được chọn để đăng ký thi đua cấp Tỉnh, 162 đề tài được xét, đánh giá nghiệm thu
đăng ký thi đua cấp huyện.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Hội đồng KH&CN huyện đã chỉ đạo các phòng,
ban chuyên môn như phòng NN&PTNT, trạm khuyến nông, khuyến lâm, trạm vật
tư thực vật, trạm thú y huyện tuyển chọn các giống: lúa nước, lúa nương, ngô, lạc,
đậu tương, sắn khoai, dưa hấu, các giống cây ăn quả, các giống vật nuôi, thủy
sản…đồng thời triển khai, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật cho nhân dân về chăn
nuôi, trồng trọt…đã mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất sản lượng tăng từ 10-
15% so với giống cũ; mạnh dạn đưa mô hình thí điểm tại các xã, thị trấn trên địa
bàn như: mô hình trồng cây ăn quả, thâm canh lúa nước…đặc biệt dự án hỗ trợ
trồng cây thảo quả ở các xã vùng sâu vùng xa đã đem lại hiệu quả kinh tế cho
người dân, dự án trồng 500ha tại xã Nậm Hàng đã được triển khai 1 cách hiệu quả.
Hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ: Các doanh nghiệp đóng trên địa
bàn đã quan tâm nhiều tới hoạt động chuyển giao và đổi mới công nghệ. Nhiều
trang thiết bị, máy móc đã được các doanh nghiệp sử dụng, quy trình công nghệ
được đổi mới góp phần tích cực trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Công nghệ ở các lĩnh vực như: môi trường, khai thác, sản xuất vật liệu xây
dựng, xây dựng cầu, đường, xây dựng thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn.
16
Kết quả hoạt động KH&CN của huyện còn nhỏ bé nhưng với 1 huyện còn khó
khăn về mọi mặt như Mường Tè thì những kết quả trên đã thể hiện sự cố gắng, nỗ
lực rất lớn của các cấp lãnh đạo và cán bộ làm công tác KH&CN trên địa bàn.
Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục triển khai tốt hoạt động của Hội đồng theo quy
chế đã ban hành và kế hoạch giao. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao
trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,
công nghiệp chế biến, khai thác vật liệu xây dựng… lựa chọn ưu tiên công nghệ
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương có hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm…

Từng bước triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm
nghiệp, đưa giống mới vào sản xuất, phát triển các mô hình chăn nuôi, mô hình sản
xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y
tế, giáo dục, quản lý kinh tế, lập dữ liệu, quản lý nhân sự, giao ban trực tuyến giữa
huyện với tỉnh.
3. Cơ giới hóa
Trong những năm qua cùng với sự phát triển khoa học công nghệ nhân dân
huyện Mường Tè đã từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống, giải phóng lao động chân tay cụ
thể ứng dụng như sau :
Tổng số máy làm đất đa năng trong toàn huyện : 05 máy đang ứng dụng vào
sản xuất trong huyện từ năm 2010, máy cày 73 chiếc, máy xát 975 chiếc.
4. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và
a. Công nghiệp
Hoạt động ngành công nghiệp và tiểu thủ công chủ yếu tập trung vào các
ngành như: thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - lâm sản, còn
các ngành cơ khí và chế biến hàng nông - lâm sản với quy mô nhỏ, phân tán, trong
phạm vi hộ và nhóm hộ gia đình, phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính. Chưa hình thành
sản phẩm chủ lực theo tài nguyên và lợi thế của địa phương;
Nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do các ngành thiếu quy hoạch đầu tư cho
việc phát triển mở rộng, chưa có sự tổ chức chặt chẽ trong sản xuất, đội ngũ khoa
học kỹ thuật và công nhân lành nghề còn thiếu, đồng thời lại chịu tác động của cơ
chế kinh tế thị trường. Điều này đã gây trở ngại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá;
- Công nghiệp năng lượng điện: Hiện tại một số bản, cụm dân cư chưa có
điện lưới quốc gia, nguồn điện chính cung cấp cho người dân chủ yếu là thuỷ điện
và nguồn dự phòng Diesel. Với tổng số điện phát ra năm 2010 là 3.260.000 KWh
so với năm 2007 là 822.364 KW. Nhìn chung nguồn điện chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện, điện lưới quốc gia mới
17

đưa vào vận hành, thường xảy ra sự cố gây mất điện và một số trạm thuỷ điện trên
địa bàn đã hư hỏng, xuống cấp không có khả năng khắc phục để đưa vào sử dụng;
- Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 cơ
sở chế biến nông sản, trong đó chủ yếu là cơ sở xay xát. Các cơ sở này đều mang
tính hộ gia đình và phục vụ tại chỗ;
Về chế biến lâm sản có 03 cơ sở, song cũng chỉ là chế biến thủ công có kết
hợp máy móc đơn giản, do vậy sản phẩm sản xuất ra như bàn ghế, giường tủ và đồ
mây tre đan chưa có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài huyện;
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dung: Mường Tè có nguồn nguyên liệu
tương đối dồi dào, thuận lợi cho phát triển sản xuất vật liệu xây dựng như mỏ đá
vôi (xã Mường Mô): mỏ sỏi, cát (xã Mường Tè); mỏ đá ốp lát (xã Mường Mô); mỏ
đá phiến hợp (xã Bum Nưa), mỏ sét cao lin (xã Kan Hồ); mỏ Pyrit (các xã Kan Hồ,
Mường Tè, Ka Lăng) Nhưng hiện nay ngành sản xuất vật liệu xây dựng của
huyện còn kém phát triển, chưa hình thành được những khu vực sản xuất kinh
doanh tập trung, việc sản xuất cũng chỉ là hộ hoặc nhóm hộ phục vụ cung cấp tại
chỗ, công nghệ sản xuất ở thấp, còn mang tính thủ công, bán cơ giới;
- Tiểu thủ công nghiệp: Toàn huyện mới có 01 hợp tác xã làng nghề (thuộc
xã Bum Nưa), còn lại chủ yếu là sản xuất tại các hộ gia đình. Các sản phẩm đặc
trưng cho vùng dân tộc miền núi như hàng dệt thổ cẩm, rèn nông cụ, sản xuất trang
phục, các sản phẩm từ da, thuộc da, sản phẩm từ song, mây, tre Mặc dù các sản
phẩm cũng khá đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã nhưng hầu hết chúng
sản xuất ra nhằm phục vụ cho nhu cầu gia đình hoặc trao đổi, mua bán trong phạm
vi làng, bản. Bình quân giá trị đạt sản lượng của huyện Mường Tè năm 2010 đạt
578,28 triệu đồng so với năm 2007 đạt 364,4 triệu đồng;
Do giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố không tập trung, mức sống
thấp, các ngành nghề truyền thống chưa có sự tổ chức chặt chẽ trong sản xuất, đội
ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề còn thiếu, chất lượng sản phẩm chưa cao,
các sản phẩm vật liệu xây dựng ít về số lượng và đơn điệu, phần lớn là những loại
vật liệu đặc trưng cho vùng núi. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b. Nông nghiệp
Từ năm 2005 - 2010 kinh tế huyện Mường Tè đã có sự chuyển biến. Tuy
nhiên theo phân tích về tình hình tăng trưởng kinh tế cho thấy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa có sự chuyển biến mạnh sang sản xuất hàng
hoá, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Trong những năm tới cùng với sự quan tâm của tỉnh và của Nhà nước,
Mường Tè cần tích cực hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật vào trong
đời sống sản xuất của nhân dân, nhằm tăng thu nhập cho người dân, giảm bớt đói
18
nghèo, góp phần nâng tổng GDP của huyện và toàn tỉnh Lai Châu lên cao hơn nữa.
- Sản xuất nông - Lâm nghiệp trong giai đoạn này tăng trưởng chậm, bình
quân 3,7%/. Trong đó cơ cấu kinh tế ngành, nông nghiệp chiếm khoảng 67,6%, lâm
nghiệp chiếm khoảng 31,6% và thuỷ sản chiếm 0,8%, Tổng giá trị sản phẩm ngành
nông - lâm nghiệp giai đoạn này bình quân khoảng 48 - 49 tỷ đồng. Nông nghiệp
giữ vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế của huyện Mường Tè, trong đó trồng
trọt chiếm 60,81% và dịch vụ chiếm 4,87%. Trong mấy năm gần đây, việc sản xuất
nông nghiệp của huyện đang phát triển theo chiều hướng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, thâm canh tăng vụ. Nhưng còn gặp nhều khó khăn do đất canh tác thiếu
nước, cơ cấu giống dựa vào sản xuất chủ yếu vẫn là giống địa phương, việc áp
dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế , dẫn đến năng xuất thấp, không ổn
định. Với diên tích sản xuất lương thực ít và chủ yếu là ruộng bậc thang đã tạo nên
bất lợi so với các huyên trong tỉnh. Hiện nay diện tích gieo trồng đang có xu hướng
tăng lúa ruộng giảm lúa nương và tăng diện tích trồng ngô; giống ngô mới đã tạo ra
hệ thống cây trồng mới trên đất 1 vụ, năng xuất đạt trên 11 tạ/ha gần gấp 2 lần so
với giống địa phương. Tồn tại trong sản xuất lương thực của huyện là việc đưa
giống mới vào sản xuất còn hạn chế, (hoặc giá giống quá cao so thu nhập nông dân)
chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực.
- Cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày: Năm 2007 - 2010 diện tích
trồng các cây thực phẩm như: rau, đậu các loại trên địa bàn huyện chậm phát triển
kết quả không đáng kể và năng suất tăng không ổn định. Phần lớn được trồng trên

diện tích ruộng một vụ.
Mường Tè có tiềm năng phát triển các loài cây công nghiệp ngắn ngày,
nhưng hiện nay diện tích còn hạn chế và năng suất vẫn còn thấp. So với năm 2007
thì năm 2010 diện tích trồng cây công nghiệp tăng chậm.
- Cây lâu năm: Thế mạnh của huyện Mường Tè là phát triển cây lâu năm,
nhưng hiện nay diện tích còn hạn chế, chưa hình thành những vùng có sản phẩm
chủ lực.
- Cây công nghiệp được quan tâm, đầu tư, phân vùng để phát triển: Đến nay
diện tích cây đậu tương 425 ha, đạt 121,4% Nghị quyết huyện uỷ, cây thảo quả
được tập trung trồng ở các xã biên giới với diện tích: 1.929,334 ha, diện tích đã cho
thu hoạch 915,56 ha, với năng xuất trên 20 tấn quả tươi/ha; cây cao su được sự
quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của tỉnh, huyện và nhân dân xã nậm Hàng cho đến
nay đã trồng được 588 ha, đạt 117,6% kế hoạch.
- Về phát triển chăn nuôi: Chăn nuôi được duy trì và phát triển, đã quy hoạch
được trên 100 bãi chăn thả, thực hiện được trên 100 mô hình chăn nuôi theo nhóm
hộ. Hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm có: 170.562 con, tăng 48. 518 con so với
cùng kỳ năm 2005: Trâu 11.455 con; bò 5.773 con; ngựa 494 con; dê 5.262 con.
19
lợn 21.554 con; đàn gia cầm, thuỷ cầm 126.024 con. Việc nuôi trồng thuỷ sản đã
được hình thành và bước đầu phát triển với diện tích nuôi trồng đạt: 75 ha.
Hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu vẫn theo hướng chăn nuôi hộ
gia đình, tập quán chăn thả tự nhiên còn phổ biến, chưa xây dựng lò mổ tập trung
nên công tác giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm không kiểm soát được.
Thực hiện tốt công tác kiểm soát, giết mổ và kiểm dịch gia súc; thường
xuyên kiểm tra các điểm tập trung dân cư, xuất, nhập gia súc, gia cầm nhằm hạn
chế dịch lây lan trên địa bàn các xã, thị trấn.
Trong những năm qua trên địa bàn huyện đã và đang phát triển nuôi trồng
thuỷ sản, tuy nhiên do hạn chế về vốn, khoa học kỹ thuật nên diện tích cũng như
sản lượng còn thấp. Năm 2010 toàn huyện có 75 ha so với năm 2007 là 29,0 ha.
Hạn chế chính trong việc phát triển chăn nuôi của vùng là việc lưu thông

giữa các xã trên địa bàn huyện, giữa huyện với các huyện khác gặp nhiều khó khăn,
trở ngại. Do đó sản phẩm làm ra không trở thành hàng hoá. Mặt khác sự hỗ trợ của
nhà nước với ngành chăn nuôi chưa nhiều, nhất là trong lĩnh vực cải tạo giống địa
phương, chuồng trại và công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm.
- Lâm nghiệp: Nhiệm vụ trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng luôn được các
ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện đã quán triệt và triển khai thực
hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội, làm
cho người dân sống bằng nghề rừng thực sự gắn bó với rừng.
Theo chủ trương đó hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong
những năm qua chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi
tái sinh tự nhiên rừng, cụ thể.
Phát triển và chăm sóc bảo vệ rừng: Đã tổ chức hợp đồng khoanh nuôi tái
sinh và bảo vệ rừng đến năm 2010 cho nhân dân chăm sóc và bảo vệ với tổng diện
tích toàn huyện đạt: 142.333,95 ha, độ che phủ rừng đạt 50%.
Hàng năm đã tuyên truyền Luật bảo vệ, phát triển rừng trên 16/16 xã, thị trấn
và duy trì các đội xung kích phòng cháy, chứa cháy ban hành chị thị, kế hoạch
phương án triển khai thực hiện phòng cháy, chứa cháy trong mùa khô.
Hiện tượng chặt, phá rừng ở các xã, bản làm nương rẫy đúng nơi quy định,
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp và đất
khác đã được UBND các cấp cho phép.
Việc khai thác gỗ, củi cho nhân dân và các doanh nghiệp, HTX đã đi vào
nề nếp, đảm bảo đúng thủ tục quy định của nhà nước.
c. Dịch vụ
Trong những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ ở nông thôn như: Bưu
chính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới thông tin liên lạc không ngừng được
20
mở rộng tới vùng cao, vùmg sâu, vùng xa. 100% các xã, thị trấn trong huyện đã có
điện thoại cố định và 16/16 xã, thị trấn có mạng điện thoại di động. Các hoạt động
dịch vụ vận tải, điện, nước sinh hoạt đang từng bước phát triển; giá trị thương mại,
dịch vụ trong 5 năm qua đạt 246,24 tỷ đồng, tóc độ tăng trưởng đạt 25%/năm;

- Các công ty cổ phần thương mại huyện đã cơ bản đáp ứng được các mặt
hàng thiết yếu cho nhân dân, đã bán ra được 285 tấn muối Iốt, 6.500 lít dầu hoả và
115 tấn gạo (năm 2010). Hàng năm các công ty cổ phần tích cực chủ động cung
ứng các mặt hàng thiết yếu tới các điểm bán hàng để dự trữ cho mùa mưa lũ, góp
phần tham gia vào công tác bình ổn giá cả trên thị trường. Hoạt động thương mại
ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển, các mặt hàng phục vụ phong phú, đa dạng và
đảm bảo phục vụ đến các vùng sâu, vùng xa.
- Bưu chính viễn thông cơ bản đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, điều hành của
huyện. Hiện tại có 14 trạm phát sóng di động Vinaphone; 14/16 xã, thị trấn có máy
điện thoại cố định, số thuê bao trên toàn huyện 4.105 thuê bao. Sản lượng phát
hành báo năm 2010 là 151.545 tờ, cuốn. Các điểm bưu điện văn hoá xã, bản được
duy trì hoạt động đảm bảo phục vụ nhu cầu đọc sách, báo cho nhân dân.Tuy nhiên
chất lượng sống điện thoại có nơi, có lúc còn bị mất tín hiệu; việc vận chuyển công
văn, thư, báo ở một số tuyến có lúc còn chậm.
- Cung cấp xăng, dầu chưa đáp ứng được nhu cầu tại địa phương; trong năm
2010 đã bán ra được 1.190 m
3
xăng, 4.047 m
3
dầu, 81,9 tấn gas; 57,5 tấn dầu nhờn.
- Thương mại quốc doanh được quan tâm, củng cố kiện toàn; thương mại tư
nhân phát triển nhanh, chủ động đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhân dân, mức lưu
chuyển hàng hoá tăng nhanh, từng bước được nâng cao chất lượng.
- Thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng các mặt
hàng thiết yếu thuộc diện chính sách hỗ trợ sản xuất, đời sống cho đồng bào miền núi,
vùng sâu, vùng xa góp phần làm ổn định giá cả thị trường trên địa bàn huyện.
- Nguồn hàng hoá cung cấp cho tiêu thụ tại địa phương chủ yếu vẫn từ tỉnh
hoặc các địa phương khác chuyển đến và một phần sản xuất nhỏ tự cung tự cấp tại
địa phương như: vật liệu xây dựng (gạch nung, cát, đá, sỏi xây dựng ), các loại
hoa quả (lê, đào, cam, dứa ), hàng thủ công mỹ nghệ (thổ cẩm, hàng thêu may,

hàng mây tre đan), sản phẩm dược liệu vùng cao ( Đỗ trọng, Xuyên Khung, Tam
thất đen, Thảo quả, mật ong ). Hàng hoá xuất khẩu và chuyển ra ngoài huyện rất
ít, chủ yếu là các sản phẩm lâm sản như mây tre đan, dược liệu, nguyên liệu cho
nhà máy giấy Lai Châu.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng cho các hoạt động dịch vụ - thương mại ở mức
thấp, chậm được đầu tư đổi mới. Các hoạt động thương mại còn ít, quy mô nhỏ,
chưa có sức cạnh tranh trên thị trường và phát huy vai trò là động lực kích thích sản
xuất phát triển. Thương nghiệp quốc doanh ngày một bị thu hẹp, chưa thích ứng
với cơ chế thị trường, chưa chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường nông
21
thôn, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả. Do vậy, việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm của
huyện gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều đó đã, đang làm chậm lại quá trình phát
triển sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trên địa bàn huyện.
Sản lượng điện phát ra 3.260.000 KWh, trong đó: thuỷ điện Nậm Sỳ Lường
260.000 KWh, máy phát Điezel 120.000 KWh, điện lưới quốc gia 2.880.000 kWh.
Nhìn chung, nguồn điện chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cán
bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, điện lưới Quốc gia mới đưa vào vận hành,
thường xảy ra sự cố và một số trạm thủy điện trên địa bàn đã hư hỏng, xuống cấp.
5. Áp dụng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của chính phủ.
Trong năm qua huyện Mường Tè đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo 19 tiêu chí mới,tới nay huyện
Mường Tè chưa có xã nào đạt chuẩn theo 19 tiêu chí của xây dựng nông thôn mới,
kế hoạch xây dựng 2 đơn vị xã: Mường Tè, Thu lũm. Do điều kiện dân cư và giao
thông, điện lưới, và các điều kiện kinh tế hộ gia đình chưa đảm bảo.
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP
NHẰM ĐẨY MẠNH CNH - HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở
MƯỜNG TÈ TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
Qua sự tổng hợp phân tích ở trên cho thấy, nhu cầu vốn đầu tư trong giai

đoạn này là khoảng gần 3 nghìn tỷ cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Tè,
để đảm bảo làm tốt các động tác sau:
Tranh thủ tối đa nguồng vốn các trương trình dự án đầu tư của Nhà nước, tổ
chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để huy động cho huyện. Đây
là giải pháp quan trọng cần huy động lực lượng các xã, các ngành tỉnh và huyện,
tranh thủ các ngành Trung ương và tổ chức quốc tế, đưa vào kế hoạch và giúp đỡ
các chương trình mục tiêu Quốc gia như các chương trình xoá đói giảm nghèo,
chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng biên giới, chương trình ổn
định dân cư các vùng ngập lụt thuỷ điện Sơn La và thuỷ điện Lai Châu, các xã đặc
biệt khó khăn; Chương trình 661; Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng và chương
trình chính sách phát triển miền núi; Chương trình xây dựng hệ thống rừng phòng
hộ sông Đà và bảo vệ môi trường sinh thái…vv.
Tăng cường phát triển sản xuất, đồng thời đẩy nhanh công tác huy động vốn
nhàn rỗi trong nhân dân thông qua tiền gửi tiết kiệm, mua trái phiếu kho bạc, công
trái…vv, Thực hiện chính sách tiết kiệm dể tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất
kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng.
22
Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết các tổ chức, tư nhân trong và ngoài
nước có hoạt động đến thúc đẩy chuyển dich cơ cấu kinh tế; phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện.
Nguồn vốn đóng góp của cộng đồng bằng nhiều hình thức cần được khuyến
khích đầu tư vào sản xuất để tăng chủ động an toàn đầu tư, đồng thời giảm mức vay
và đầu tư của Nhà nước.
Trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng đến việc sử dụng quỹ
đất để huy động vốn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân
làm Nhà nước hỗ trợ”,.
Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là vấn đề then chốt của phương
án đã quy hoạch để tăng cường việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đó cũng là khâu
rất quan trọng, đảm bảo cho quy hoạch phát triển thành công cả trong tầm ngắn hạn
và dài hạn.

Thành lập các quỹ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích xúc tiến, bù
đắp nếu xảy ra rủi ro đối với chương trình ưu tiên đầu tư, như các vùng chuyển đổi
cơ cấu, hoặc các vùng thực hiện áp dụng thử nghiệm, công nghệ mơi, giống mới.
2. Phát triển nguồn lực
Phát triển nguồn lực, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
huyện là một giải pháp rất quan trọng, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội,
vừa là chiến lược phát triển con người, nhằm nâng cao vị trí đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, thông qua đào tạo để sử dụng lao động đúng đắn, đủ về cơ cấu, cao
về chất lượng trình độ - năng lực, đảm bảo yêu cầu phát triển trong gia đoạn mới.
Cần có chuyển biến nhận thức và trách nhiện của cán bộ điều hành và cán bộ
trực tiếp làm kinh tế. Mở rộng hình thức đào tạo, dạy nghề, các trường trung học
chuyên nghiệp về kỹ thuật nông - lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ, quản lý kinh
tế, thu hút nhiều lao động trẻ tham gia học tập trở về địa phương công tác vv
Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân trong huyện, bằng các hình thức
thông tin đại chúng, hoạt động văn hoá thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác
phổ cập trung học vào bản hoàn thành trong gia đoạn gần nhất.
Huyện cần có sự đầu tư ưu đãi đặc biệt nhiều hơn cho lĩnh vực đào tạo cán
bộ, đào tạo thợ giỏi, có chính sách thu hút nhân tài tham gia đóng góp cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tạo bước chuyển biến rõ rệt về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực, tăng cường khả năng kiểm tra và thực
hiên chính sách xã hội với người lao động.
3. Gải pháp về thị trường
Thực hiện chính sách thị trường mền dẻo, đa phương hoá, đa dạng hoá, thực
23
hiện vấn đề coi trọng chiếm lĩnh thị trường tại chỗ băng cách nâng cao đáng kể chất
lượng sản phảm. tăng cường công tác tiếp thị và nghiên cứu thị trường, gắn thị
trường với sản xuất, lấy thị trường làm động lực cho sản xuất.
Trước hết phải đáp ứng đối với nhu cầu thị trường nội huyện như thóc, ngô
hạt, đậu tương, hao quả, thịt lợn, thịt bò, gia cầm và mở rộng sang các huyện và các

vùng lân cận.
Chú trọng đến các việc phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế, nhằm tạo điều kiện
cho các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận nhanh với thị trường
trong và ngoài nước.
4. Giải pháp khoa học công nghệ
Công cuộc phát triển thực sự dựa vào khoa học và cộng nghệ. Đây là công cụ
chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế - xã
hội. Vì vậy cần đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đổi mới công nghệ
trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ đến quản lý.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất như đầu tư
chiều sâu các cơ sở nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi trong nông – lâm nghiệp
nhằm thay đổi giống mới trong nông - lâm nghiệp, có năng xuất cao phù hợp với
điều kiện tự nhiên của huyện.
Mạnh công tác chuyến dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, tăng cường các biện
pháp canh tác lâu bền trên đất dốc, hạn chế sói mòn và rửa trôi đất, đưa lĩnh vực
nông – lâm nghiệp đạt năng xuất cao và phát triển bền vững.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, mở rộng dịch vụ khoa học kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ đến tận hộ gia đình.
Trong công nghệ chế biến nông - lâm sản, cần chú trọng công nghệ tiên tiến
quy mô vừa và nhỏ, khấu hao nhanh, dễ đổi mới thiết bị công nghệ, luôn đảm bảo
nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường.
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mường Tè là huyện có giàu tài nguyên, song không phải là tài nguyên vốn có
sẵn (thương mại, dịch vụ - du lịch, khoáng sản…) chỉ ở dạng tiềm năng. Thực tế tài
nguyên có thể khai thác ngay phục vụ phát triển kinh tế rất nghèo nàn. Trong khi
đó trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, y tế, giáo dục kém phát triển. Cơ
bản vẫn là huyện kinh tế nông - lâm nghiệp, cá thế mạnh phát huy còn hạn chế,
tiềm năng khai thác về lợi thế khí hậu, đất đai, về vị trí địa lý, kinh tế, về nguồn

nhân lực chưa được khai thác.
24
Qua thời gian khảo sát thực tế, thu thập các tài liệu, tổng hợp số liệu, đánh
giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè giai đoạn qua đã tìm
hiểu các điều kiện về tài nguyên sẵn có của huyện, nghiên cứu các văn kiện về định
hướng phát triển kinh tế - xã hội, đã xây dựng được các chỉ tiêu và định hướng phát
triển kinh tế - xã hội cho huyện Mường Tè trong giai đoạn 2010-2020. Qua nghiên
cứu đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ và đề xuất những việc cần đầu tư tập trung, tạo
động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đới sống
tinh thần cho nhân dân và đưa nền kinh tế Mường Tè dần hoà nhập được với công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôncủa tỉnh Lai Châu nói
riêng và toàn quốc nói chung.
2. Kiến nghị
Là huyện có nhiều tiềm năng nhưng còn nghèo, thiếu vốn đầu tư cho phát
triển là khó khăn rất lớn. Do vậy đề nghị Tỉnh, Nhà nước tăng cường đầu tư vốn,
nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển.
Các chính sách hỗ trợ phát triển nông - lâm nghiệp, hỗ trợ đợi sống mà
UBND tỉnh đã ban hành, hàng năm phải cân đối đủ nguồn vốn để huyện chủ động
thực hiện. Đồng thời bổ sung nguồn kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo cán bộ
xã và công tác khuyến nông, khuyến lâm.
Đề nghị bộ giáo dục và đào tạo và tỉnh giúp huyện đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cấp hệ thống giáo dục phổ thông và phát triển, khai thác hiệu quả trường dạy
nghề trên địa bàn huyện nhằm nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực.
25

×