Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Sự phát triển của các hình thái xã hội trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.25 KB, 17 trang )

Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự
nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu. Mục
đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức
luận… Một trong những quy luật cơ bản nhất của triết học đó là quy luật mâu
thuẫn. thông qua quy luật mâu thuẫn, giải quyết được sự đấu tranh và phát triển
của sự vật hiện tượng.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm chúng tôi xin trình bày: “ Quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập. Sự phát triển của các hình thái xã hội trong lịch
sử”.

Trang 1
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
MỤC LỤC
PHẦN 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH
CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật
mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy
luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là
hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và
việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn,sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt mâu thuẫn.
1.1 Các mặt đối lập:
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới đều có cấu trúc bao gồm: những
mặt, những yếu tố, thuộc tính khác nhau và đối lập nhau.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy
định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan
trong tự nhiên, xã hội và tư duy.



Trang 2
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo chủ
nghĩa Mác - Lênin thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng
những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay
trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu,
hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là
mặt đối lập.
1.2 Mâu thuẫn biện chứng
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái
ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách
quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư
duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận
thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải
là mâu thuẫn trong lôgic hình thức.
Những mâu thuẫn logic hình thức chỉ là mâu thuẫn tồn tại trong tư duy, nó xuất
hiện do sai lầm của tư duy. Mâu thuẫn logic hình thức là mâu thuẫn được tạo thành
từ hai phán đoán phủ định nhau về cùng một phẩm chất của sự vật tại cùng một
thời điểm.
1.3 Sự thống nhất:
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với
nhau, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi phải có
nhau của các mặt đối lập , sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia
làm tiền đề.
Sự thống nhất của các mặt đối lập của các mặt đối lập còn được gọi là sự đồng
nhất của các mặt đối lập, bởi vì các mặt đối lập bao giờ cũng là nhân tố giống
nhau.


Trang 3
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của
chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đọn phát triển,
khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
1.4 Sự đấu tranh:
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn “đấu tranh” với nhau. Đấu
tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định
lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong
phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập
và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
2 Nội dung quy luật:
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức
những mặt đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống
nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát
triển của sự vật.
Phép biện chứng duy vật đã đưa ra và sử dụng các khái niệm: mặt đối lập, mâu
thuẫn biện chứng, sự thống nhất của các mặt đối lập, đấu tranh của các mặt đối lập
để diễn đạt mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản
thân sự vật – tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự
vật.
2.1 Thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa:
• Thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa
Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc,
quy định lẫn nhau, đòi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau của các mặt đối lập, mặt
này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối lập;
là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.

Trang 4
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và
phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể
được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau
giữa các mặt đối lập,
Mối quan hệ: Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
thể hiện ở chổ trong một mâu thuẩn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
không tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai
mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh với nhau.
Không có sự thống nhất sẽ không có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh,
còn đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát
triển.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của
các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất
đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có thể cả hai chuyển
thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều
kiện nhất định.
2.2 Sự phát triển:
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện
tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao
hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển
của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự
vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó
có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh

Trang 5
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu
thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác
nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành. Ví dụ:
chế độ phong kiến vừa bị thủ tiêu bởi cuộc cách mạng tư sản thì cũng là lúc ra đời
của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Bản chất của tư bản là bóc lột giá trị thặng dư của
giai cấp vô sản, chứa đựng mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với vô sản.
Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với
nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
Ví dụ: Trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chử nghĩa, giai cấp tư sản
luôn muốn tăng không ngừng giá trị thặng dư của mình. Bằng cách đẩy mạnh việc
bóc lột giai cấp vô sản. Điều này làm cho mâu thuẫn càng trở nên gay gắt hơn.
Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập,
mâu thuẫn được giải quyết.
Đến một lúc nào đó, sự mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản đạt đến mức gay gắt thì
tất nhiên sẽ xảy ra cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn đó. Trong lịch sử, mâu
thuẫn này được giải quyết bằng cuộc cách mạng vô sản.
Engels đã đưa ra ví dụ:
“Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng
hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự
giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối lập của nó là
giai cấp vô sản”.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập
quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu
thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau
căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày

Trang 6
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều
kiện, chúng sẽ chuyễn hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống
nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời
thay thế.
Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu
tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách
rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự
thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã
được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới,
mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật
mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt
đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết
(các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển.
C.Mác viết: “ Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự
cùng tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp
giữa hai mặt ấy thành một phạm trù mới” V.I.Lênin nhấn mạnh: “ Sự phát triển là
một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2.3 Tính chất:
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong
một sự vật, một hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu
thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản
chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại

Trang 7
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự

nhiên, xã hội và tư duy.
Vì mân thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và
phức tạp. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác
nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác
nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi
mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng.
3. Phân loại mâu thuẫn:
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các
giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong
phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập,
bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật)
mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu
thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối
lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ sự vật đó với các sự vật khác.
Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét
trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan hệ khác
lại là mâu thuẫn bên trong. Để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên
trong hay mâu thuẫn bên ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem
xét.

Trang 8
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Ví dụ: Trong phạm vi nước ta mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là
mâu thuẫn bên trong; còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước ASEAN

khác lại là mâu thuẫn bên ngoài. Nếu trong phạm vi ASEAN thì mâu thuẫn giữa
các nước trong khối lại là mâu thuẫn bên trong.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động
và phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển
của sự vật. Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng
có tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách
rời việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là
điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Thực tiễn cách mạng nước ta cũng cho thấy: việc giải quyết những mâu thuẫn
trong nước ta không tách rời việc giải quyết mâu thuẫn giữa nước ta với các nước
khác.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát
triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự
vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi cơ bản về chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay
được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất. ví dụ: ?
Theo Hồ Chí Minh thì: Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết
tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu
thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân
tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là
mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết.

Trang 9
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu
và mâu thuẫn thứ yếu.

Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết
được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang
giai đoạn phát triển mới.Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu
thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một
giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết
từng bước mâu thuẫn cơ bản.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn
chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước
giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã
hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người,
có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ,
giữa vô sản với tư sản
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi
ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ,
tạm thời. mâu thuẫn giữa lao động trí óc với lao động chân tay, giữa thành thị với
nông thôn, v v
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc
xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng
phải bằng phương pháp đối kháng. Người nông dân chỉ có thể xóa bỏ sự bóc lột

Trang 10
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
của địa chủ khi tự mình đứng lên làm cuộc cách mạng vô sản, đòi quyền lợi cho
mình. Giai cấp vô sản muốn xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản thì phải kết hợp
với nhau lại làm cách mạng vô sản.

4. Ý nghĩa phương pháp luận:
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và
là khách quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật
bằng cách phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược
nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.
Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và
tìm cách giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn – phù hợp với từng loại mâu
thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải
tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều
kiện đã chín muồi.
Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của
sự vận động, phát triển do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu
thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được nguồn
gốc, bản chất, khuynh hướng của sự vận động phát triển.
Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú do đó trong việc nhận thức và giải quyết
mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng
loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp. Trong quá trình hoạt động
nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn
trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để
tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.

Trang 11
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
PHẦN 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI
XÃ HỘI TRONG LỊCH SỬ
Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để
chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sự nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và
với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản

xuất ấy.
Hình thái kinh tế- xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp,
trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng. Mỗi mặt hình thái kinh tế- xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại
lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất- kỹ thuật của mỗi xã hội hình thái kinh
tế xã hội. hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Suy
đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển
và thay thế lẫn nhau của các hình thái lẫn nhau của các hình thái kinh tê- xã hội.
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế- xã hội nối tiếp
nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động và phát triển khách quan của

Trang 12
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
xã hội, Mác đã đi đến kết luận: “ Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội
là một quá trình lịch sử tự nhiên.”
Trong xã hội nguyên thủy, đời sống con người chủ yếu dự vào săn bắn và hái
lượm. Trước khi tìm ra lửa và chế tạo công cụ săn bắn, hầu như không có của cải
dư thừa; và họ sống theo kiểu bầy đàn. Khi con người tìm ra lửa và biết chế tạo vũ
khí thô sơ để săn bắn thì sản phẩm dư thừa xuất hiện. Một yêu cầu đặt ra là cần có
sự quản lý và phân chia của cải dư thừa đó. Những người có địa vị tìm cách vơ vét
của công về làm giàu cho riêng mình.
Khi xã hội tiến bộ hơn, sự phân hóa giữa người có của cải và người không có
của cải ngày càng rõ rang. Dần dần hình thành mâu thuẫn, người có tài sản và
không có tài sản. Để có thể tồn tại được, những người không có tài sản phải đi làm
thuê cho người có địa vị, tài sản trong xã hội. Xã hội hình thành hai giai cấp đối
kháng nhau về quyền lợi- giai cấp chủ nô và nô lệ.
Giai cấp chủ nô càng bóc lột nô lệ, họ càng giàu thêm; trong khi đó những
người nô lệ càng bị đàn áp hơn. Mâu thuẫn đến mức gây gắt, cần được giải quyết
bởi đấu tranh. Sự ra đời của nhà nước phong kiến được coi là sản phẩm của quá

trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn của hai giai cấp chủ nô và nô lê.
Nhà nước phong kiến ra đời xóa bỏ đi mâu thuẫn cơ bản của xã hội chiếm hữu
nô lệ. Tuy nhiên vì mục đích khác nhau giữa các giai cấp trong xã hội, mâu thuẫn
lại hình thành trong xã hội phong kiến. Vua, quan, địa chủ phong kiến- giai cấp
trước đó đã lãnh đạo nô lệ đấu tranh chống lại chủ nô- lại tiếp tục thực hiện mục
đích của mình. Họ ra sức bóc lột nhân dân, nông dân lao động. Vua, quan cậy
quyền thế đặt ra những thủ tục lạc hậu, những loại thuế nhằm vơ vét của dân, vùi
dập nhân cách giá trị của con người. Địa chủ phong kiến tìm cách tước đoạt ruông
đất, đẩy nông dân vào cảnh làm thuê cho chúng để thỏa sức bóc lột sức lao động.
Mâu thuẫn lại nảy sinh trong xã hội; và đến mức nào đó thì yêu cầu phải giải
quyết bằng đấu tranh.

Trang 13
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong xã hội phong kiến, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản cũng bị tầng lớp địa chủ,
quan lại đè ép. Cuộc cách mạng tư sản nỗ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn trong xã
hội phong kiến, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
Theo quy luật đấu tranh, khi mâu thuẫn bị đẩy đến mức cao trào thì sẽ xảy ra
đấu tranh. Mâu thuẫn được giải quyết cũng đồng nghĩa với việc sự vật hiện tượng
mới ra đời tiến bộ hơn phát triển hơn. Sự vật mới ra đời lại hình thành mâu thuẫn
mới và quy luật đấu tranh lại tiếp tục.Sự vật hiện tượng sau ra đời luôn tiến bộ hơn
sự vật hiện tượng trước, giúp cho quá trình phát triển luôn đi lên.
Cách mạng tư bản thành công và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là động lực to
lớn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khoa học kỹ thuật không ngừng phát
triển, trình độ sản xuất tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên cũng hình thành trong đó sự lớn lên của mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản với những người vô sản ( công nhân, nông dân). Những nhà tư bản luôn tìm
cách bóc lột giai cấp vô sản thông qua giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn lại được đẩy lên đỉnh điểm, buộc phải giải quyết bằng cách mạng vô
sản.

Không ai khác ngoài chính những người vô sản tự giải quyết số phận bằng cuộc
cách mạng vô sản. Khi sự vật không còn tồn tại mâu thuẫn thì khi đó mới hết đấu
tranh. Xã hội mà giai cấp vô sản lập nên –xã hội cộng sản- sẽ là xã hội cao nhất
của quy luật đấu tranh và phát triển. Ở đó, không còn sự phân biệt giai cấp, khi đó
sự đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp mới chấm dứt.
Xã hội loài người trải qua quá trình đấu tranh và tự đào thải để được phát triển lên
những hình thái mới tiến bộ hơn. Đó là một quy luật tất yêu của sự vật hiện tượng

Trang 14
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
KẾT LUẬN
Trong phạm vi đề tài cho phép, chúng tôi chỉ có thể trình bày những nội dung
cơ bản quy luật. Hy vọng đề tài cung cấp tài liệu cho các bạn một kiến thức nền để
có thể học tập và nghiên cứu sâu hơn.
Quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy cô và các bạn
đóng góp ý kiến để đề tài chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn

Trang 15
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin NXB giáo dục 2008
/> />
Trang 16

×