Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích sự hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.55 KB, 12 trang )

Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân
tích sự hội nhập và phát triển của ngành bảo hiểm nước ta
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay, đòi hỏi
mỗi một khu vực ,mỗi một quốc gia... Phải có sự chuyển biến không ngừng
để hội nhập và phát triển , theo kịp với thời đại hiện nay . Không nằm ngoài
vòng xoáy của sự phát triển đó,nước ta là một nước có nền kinh tế còn kém
phát triển thì sự hội nhập và phát triển là một vấn đề đã và đang được quan
tâm hiện nay.
Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá trong mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế , mà lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng , đòi hỏi
mỗi quốc gia , chính phủ và mỗi ngành của nền kinh tế quốc dân phải có
những điều chỉnh thích hợp , theo hướng từng bước hoà nhập vào khuôn khổ
pháp lý , cơ cấu tổ chức , trình độ phát triển của thế giới và khu vực . Về
nguyên tắc , các nước phải xây dựng những chính sách kinh tế , chính sách
tài chính phù hợp và hợp lý cho phép thúc đẩy sự tự do hoá chu chuyển vốn
và hệ thống dịch vụ tài chính với vai trò trung gian , tài chính phải phát triển
đủ mạnh để tiếp nhận và chu chuyển các luồng vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư
phát triển .
Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung của Việt Nam , trong đó có hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm là một nhu cầu khách quan xuất phát
từ nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh sự phát
triển kinh tế toàn cầu hoá .
Với những hiểu biết còn hạn về nền kinh tế nước ta cũng như vốn
kiến thức có hạn về môn triết học ở đây em chỉ xin vận dụng Quy Luật
1
Thống Nhất Và Đấu Tranh Của Các Mặt Đối Lập để nêu ra mấy vấn đề
chính đó là : Những khó khăn , thách thức, những thành quả đã đạt được
trong quá trình hội nhập và phát triển của ngành Bảo Hiểm nước ta .
PHẦN 1 : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Mặt đối lập , mâu thuẫn :


Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm ,
những thuộc thính , những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau , tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên , xã hội và tư duy
Hai mặt đối lập cùng tồn tại , vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng
2. Mối quan hệ biện chứng giữa sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập:
_ Sự thống nhất của hai mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau , quy
định lẫn nhau , làm tiền đề cho nhau tồn tại và có thể chuyển hoá giữa hai
mặt đó
_ Sự đấu tranh của hai mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa hai mặt đó
3. Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn :
Sự cùng tồn tại của hai mặt đối lập trong sự vật , sự thống nhất
giữa hai mặt đó và cuộc đấu tranh giữa chúng tạo thành nguồn gốc và động
lực của sự phát triển của sự vật
2
PHẦN 2 : HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC BẢO
HIỂM KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
Sau những năm dài chìm trong chiến tranh và đói nghèo giờ đây nước
ta đang chuyển mình hoà nhập với xu thế phát triển chung của thế giới
.Từng ngày , từng giờ ở trên đất nước Việt Nam, chúng ta đã và đang chứng
kiến sự thay da đổi thịt của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế nước nhà .
Từ chỗ nền kinh tế yếu kém , tập trung quan liêu bao cấp , giờ đây chúng ta
đã có những chuyển đổi thích hợp để chuyển sang nền kinh tế thị trường .
Mười năm trở lại đây đã có rất nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam
mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhân dân ta .Sở dĩ có được những
thành quả như vậy là do chúng ta đã thực hiện chính sách hội nhập và phát
triển kinh tế cùng với phương châm “đa dạng hoá ,đa phương hoá quan hệ ”
và “là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình,

độc lập và phát triển ” .Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn
160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng .Với việc gia
nhập ASEAN(7-1995) ,kí hiệp dịnh chung về hợp tác kinh tế với EU (7-
1995) ,tham gia APEC(11-1998) và chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm
phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO… Từ những yếu tố trên
đòi hỏi chúng ta phải có một ngành bảo hiểm linh hoạt , vững chắc và đáng
tin cậy để từ đó các công ty , các tổ chức quốc tế … Có thể yên tâm đầu tư ,
rót vốn vào nước ta . Sự cần thiết của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch
vụ bảo hiểm rất được quan tâm , chú trọng trong hội nhập dịch vụ tài chính
nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư , tranh thủ công nghệ của nước ngoài tạo
bước đột phá phát triển cho các doanh nghiệp trong nước . Bởi vì hoạt động
kinh doanh bảo hiểm là ngành dịch vụ tài chính mang tính quốc tế sâu sắc
.Điều đó xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo
3
nguyên tắc phân bổ rủi ro và trong điều kiện rủi ro luôn vận động , không
chỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể di chuyển đến một hoặc nhiều
nước khác , có liên quan đến quyền lợi của các tổ chức và cá nhân thuộc
nhiều quốc tịch . Sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt
Nam không thể tách rời và đứng ngoài xu thế hội nhập quốc tế .
Theo nội dung của quy luật mâu thuẫn , một trong những quy luật
quan trọng nhất của phép BCDV, cho thấy trong kết cấu của mọi sự vật ,
hiện tượng không phải bao giờ cũng bao gồm các nhân tố đồng nhất , thuần
nhất , thống nhất với nhau mà mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo nên
bởi một thể thống nhất bao gồm nhiều mặt khác nhau , trong đó có những
mặt đối lập nhau . Mâu thuẫn xuất hiện khi các mặt đối lập đó tác động , liên
hệ , giàng buộc, chi phối lẫn nhau , làm tiền đề , điêù kiện phát triển của
nhau . Đấu tranh giữa các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa chúng
làm cho sự vật mới ra đời , thay thế sự vật cũ đã nói lên sự vận động , phát
triển không ngừng của sự vật trong thế giới vật chất , chúng luôn luôn
chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác một cách vô tận , đương nhiên sự

hội nhập và phát triển kinh tế hay cụ thể là hội nhập và phát triển của ngành
Bảo Hiểm cũng phải tuân theo quy luật này . Hội nhập và phát triển ngành
Bảo Hiểm luôn mang lại những thuận lợi vô cùng to lớn đối với nền kinh tế
của một quốc gia ,nhưng bên cạnh đó hội nhập và phát triển ngành Bảo
Hiểm cũng đồng thời đem lại những mặt đối lập. Những khó khăn chủ yếu
của quá trình hội nhập và phát triển ngành Bảo Hiểm đó là nước ta bước
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm rất thấp cho đến nay
nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển .Sau khi hoàn thành sự
nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước ,nhân dân ta đã đạt được những
thành tựu trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh .Tuy vậy , nền kinh tế
4
nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp , kém phát triển mang nặng tính tự
cấp tự túc .Trang bị kĩ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội yếu kém , cơ cấu kinh
tế mất cân đối, cơ chế kinh tế tập chung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu
quả nặng nề .Nền kinh tế rất kém hiệu quả , năng suất lao động thấp , tích
luỹ trong nước không đáng kể , còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài , khủng
hoảng kinh tế kéo dài trong nhiều năm , sản xuất bấp bênh , thất nghiệp
tăng , tiền lương không đủ sống , trật tự xã hội không được đảm bảo , tham
nhũng và nhiều tệ nạn khác lan rộng , công bằng xã hội bị vi phạm , nếp
sống văn hoá tinh thần và đạo đức bị xói mòn lòng tin vào đảng và nhà
nước giảm sút … Đó chính là những mặt đối lập kìm hãm sự hội nhập của
ngành Bảo Hiểm , kìm hãm sự phát triển kinh tế , chúng có những thuộc
tính , những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau .Tồn tại
một cách khách quan trong tự nhiên , xã hội và tư duy , chúng cùng tồn tại ,
vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành một mâu thuẫn biện
chứng .Sự đấu tranh của hai mặt này là sự tác động qua lại theo xu hướng
bài trừ và phủ định lẫn nhau Chúng tạo thành nguồn gốc và động lực cho sự
phát triển của sự vật hay nói cụ thể hơn ở đây đó là sự phát triển của nền
kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành Bảo Hiểm nói riêng . Nếu
chúng ta biết hạn chế và loại trừ mặt đối lập đó thì chúng ta vừa có thể hội

nhập kinh tế trong lĩnh vực Bảo Hiểm , làm cho ngành Bảo Hiểm của nước
ta ngày càng giàu mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư từ
bên ngoài , tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhân dân vừa có thể giữ gìn
bản sắc văn hoá của dân tộc , từng bước phát triển đi lên theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ... Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta hạn chế và loại trừ
những mặt đối lập đó như thế nào ? Đó quả là một vấn đề khó khăn và là
một thách thức lớn của nước ta hiện nay : “ Các chính sách hội nhập cần
được tính toán cụ thể sao cho phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp
5

×