Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP-TÌM HIÊU ĐỘNG CƠ THAM DỰ HỘI THẢO CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.23 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
TÌM HIÊU ĐỘNG CƠ THAM DỰ HỘI THẢO
CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Vĩ 13110193
Nguyễn Văn Nhàn 13110113
TP HCM, ngày tháng năm 2014
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị
Mỹ Trang, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn đã tham gia giúp
đỡ, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là các bạn trong
lớp Phương pháp Nghiên cứu khoa học.
Sau khi nhận được đê tài, chúng em đã cố gắng tìm hiểu và bắt tay vòa
hoàn thành đề tài đúng thời hạn và đạt được những yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên,
do khả năng và thời gian có hạn nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được sự thông cảm và các ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để
em tiếp tục hoàn thiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!
TP.HCM, ngày 27 tháng 11 năm 2014
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài
Nguyễn Văn Nhàn
Nguyễn Hoàng Vĩ
2
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang


Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
LỜI NÓI ĐẦU
Bạn đang là sinh viên, bạn chuẩn bị bước vào con đường sinh viên. Và bạn
đang rất lo lắng khi hằng ngày, trên các phương tiện truyền thông vẫn rao lên
vấn đề tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên đang rất cao, sinh viên ra trường không có
việc làm dù cho là thủ khoa đầu ra. Vậy tại sao lại như vậy, các tổ chức giáo dục
nói gì về vấn đề này? Họ đã có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này.
Đó là một vấn đề nhức nhối của mọi sinh viên và của các tổ chức giáo dục,
đào tạo. Một vấn đề không thể phủ nhận là tỉ lệ sinh viên ra trường dù cho là
những trường đại học danh tiếng ở Việt Nam hiện nay cũng không tránh được
khung cảnh thất nghiệp. Chất lượng đầu ra của sinh viên không đáp ứng được
nhu cầu của nhà tuyển dụng, hầu hết các sinh viên hiện nay khi đi làm đều phải
trải qua các khóa đào tạo lại của các công ty, nhà tuyển dụng. Định hướng sai
nghề nghiệp, sở thích. Số lượng các buổi hội thảo tổ chức thì rất nhiều nhưng
chất lượng, mục đích và động cơ mà các bạn sinh viên hiện nay tham gia vào các
buổi hội thảo vẫn là một dấu chấm hỏi, đặc biệt là đối với các buổi hội thảo
chuyên ngành. Nó thực sự có hiệu quả hay không?
Và để làm rõ được vấn đề đó, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài: “Tìm
hiểu về động cơ tham gia các buổi hội thảo chuyên ngành của sinh viên”. Đây là
lần đầu tiên chúng em thực hiện và báo cáo một đề tài, chúng em đã học được
rất nhiều thứ và cũng không thể tránh khỏi những sai sót, xin cô và tất cả các
bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện kỹ năng và
kiến thức để nâng cao chất lượng của các đề tài tiếp theo.
3
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG 5
I. Lý do chọn đề tài 5
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
IV. Giả thuyết nghiên cứu 6
V. Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
I. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ tâm lý 7
1. Trong tâm lý học nước ngoài 7
2. Tâm lý học trong nước 10
3. Phân loại động cơ 12
4. Khái niệm hội thảo 13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 14
1. Khảo sát thực trạng 14
2. Nguyên nhân thực trạng
II. Những kết luận rút ra 19
1. Về mặt nguyên nhân 19
2. Về mặt động cơ 19
3. Về mặt giải pháp 19
PHẦN III: TỔNG KẾT VÀ RÚT RA KẾT LUẬN 20
1.1. Những vấn đề đã làm đươc 20
1.2. Những vấn đề chưa làm đươc 20
1.3. Hướng phát triển của đề tài 20
1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 20
1.4.1.Ý nghĩa lý luận 20
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn 20
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên

I. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề nóng bỏng của các trường đại học ở nước ta hiện
nay là việc sinh viên ra trường không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển
dụng. Và để có việc làm, các cử nhân, kỹ sư đại học phải trải qua các khóa đào
tạo lại của các công ty, tập đoàn hoặc phải chấp nhận làm những công việc trái
ngành. Và các cuộc hội thảo chuyên ngành bắt đầu được xây dựng như là một
biện pháp rất tích cực và hiệu quả để sinh viên có thể trang bị cho mình những
kiến thức cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của các nhà tuyển dụng cũng
như nắm bắt xu thế về ngành nghề của mình.
Không đứng ngoài xu thế đó, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng
đã cùng phối hợp với các tổ chức, các công ty và tập đoàn để tổ chức các buổi
hội thảo chuyên ngành giúp cho sinh viên của trường định hướng được con
đường mà mình đã chọn như thế nào. Một điều dễ dàng nhận thấy rằng số
lượng các buổi hội thảo chuyên ngành được tổ chức trong trường rất nhiều, từ
các chương trình của Đoàn - Hội của trường đến các chương trình của Đoàn -
Hội từng khoa, điều đó chứng tỏ một quyết tâm xây dựng một chuẩn đầu ra với
những sinh viên có định hướng, có thể đáp ứng được những tiêu chí, nhu cầu
để làm việc ngay mà không cần đào tạo lại của các nhà tuyển dụng.
Nhưng trái ngược lại với số lượng các buổi hội thảo dược tổ chức là số
lượng sinh viên tham gia rất ít, rất dè dặt. Đứng trước thực tế đó, nhóm chúng
em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu về động cơ của sinh viên khi tham gia
các hội thảo chuyên ngành” nhằm hiểu thêm về những suy nghĩ của sinh viên
về các hội thảo chuyên ngành, qua đó có thể có những biện pháp nhằm thay
đổi những suy nghĩ tiêu cực của sinh viên cũng như các chương trình hội thảo
để có được những lợi ích thiết thực nhất cho mỗi sinh viên của trường thêm tự
tin khi bước vào cánh cổng của các buổi tuyển dụng.
II. Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Nghiên Cứu:
5
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao ý thức, động cơ của sinh viên khi tham gia các buổi hội thảo
chuyên ngành.
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cơ sở và lợi ích của các buổi hội thảo chuyên ngành đối với
sinh viên.
- Xác định thực trạng về chất lượng các buổi hội thảo và động cơ, mục đích
của sinh viên khi tham gia các buổi hội thảo chuyên ngành.
- Từ những suy nghĩ, tâm tư của sinh viên khi tham gia các buổi hội thảo để
tìm ra nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ, động cơ trên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các buổi hội thảo và khơi dậy các
động cơ đúng đắn của sinh viên khi tham gia các buổi hội thảo chuyên
ngành.
III. Khách Thể Và Đối Tượng Nghiên Cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Động cơ của sinh viên khi tham gia các buổi hội
thảo chuyên ngành.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM.
IV. Giả Thuyết Nghiên Cứu:
- Đa số sinh viên tham dự hội thảo chuyên ngành là vì điểm rèn luyện, chưa
thực sự dành sự quan tâm đặc biệt tới hội thảo chuyên ngành.
V. Phương Pháp Nghiên Cứu:
- Khảo sát động cơ tham gia và ý kiến của các bạn sinh viên tại các buổi hội
thảo.
- Thu thập ý kiến của những ngươi tổ chức và tham gia các buổi hội thảo.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TÔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ tâm lý:
1. Trong tâm lý học nước ngoài:
Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tài rất lâu

trong lịch sử tâm lý học và có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.
6
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô
thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật.
- Theo thuyết hành vi: Với mô hình “kích thích – phản ứng”, coi kích thích là
nguồn gốc tạo ra phản ứng hay gọi là động cơ.
- Theo J.Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm
đáp ứng nhu cầu và định hướng hoạt động đó.
- Theo Lý thuyết động cơ tâm lý của McGuire:
Theo lý thuyết này, động cơ được chia làm hai loại: động cơ bên trong
không có tính xã hội - đó là nhu cầu của cá nhân liên quan đến bản thân và
động cơ bên ngoài mang tính xã hội - đó là nhu cầu của con người liên quan
trực tiếp trong mối tương tác xã hội.
- Yếu tố bên trong, động cơ hoặc nhu cầu không có tính xã hội: bao gồm
nhu cầu cân bằng bản thân, đánh giá và thiết lập các trật tự, nhu cầu quan sát,
tìm hiểu nguyên nhân của sự việc và vật thể, nhu cầu có sự độc lập tự kiểm
soát bản thân và cuối cùng, đó là nhu cầu tìm kiếm sự đa dạng và khác biệt,
mới lạ trong cuộc sống.
- Động cơ mang tính xã hội: bao gồm nhu cầu tự thể hiện bản thân, nhu
cầu nhận được sự quý trọng, nhu cầu khẳng định cái tôi, nhu cầu hành động
theo hướng hoặc phù hợp với một nhóm người khác để nhận được sự ủng hộ.
- Lý thuyết nhu cầu của Maslow:
Thứ nhất, đó là lý thuyết về cấp độ nhu cầu của Maslow -
đây là lý thuyết có tính vĩ mô được thiết lập nhằm tìm hiểu hầu hết hành vi
của con người trong các tình huống chung nhất.
7
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên

Thứ hai, đó là lý thuyết các động cơ tâm lý của McGuire, được sử dụng
cho việc nghiên cứu chi tiết động cơ của hành vi người tiêu dùng.
Lý thuyết này dựa trên bốn tiền đề chính sau:
- Tất cả mọi người đều có sự kế thừa gien di truyền và sự tương tác xã hội.
- Một số các động cơ mang tính cơ bản và chính yếu hơn các động cơ khác.
- Các động cơ cơ bản cần phải được thỏa mãn trước khi những động cơ khác
được thực hiện.
- Khi mà nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, các nhu cầu cao hơn sẽ được thực
hiện.
8
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
Nhu cầu cấp độ thấp phải được thỏa mãn trước khi chuyển sang thỏa mãn
nhu cầu cấp độ cao.
Lý thuyết cấp độ nhu cầu của Maslow là sự hướng dẫn tốt cho hành vi một
cách chung nhất. Tuy nhiên, nó không phải là nguyên tắc cứng nhắc. Đã có
một số dẫn chứng như việc một cá nhân có thể hy sinh cuộc sống của mình
cho bạn bè hoặc lý tưởng, hoặc tuyệt thực để tìm kiếm giá trị khẳng định bản
thân. Tuy nhiên, các hành vi này thường được nhìn nhận như một ngoại lệ
không được đề cập trong lý thuyết của Maslow.
Ví dụ: Một số người bị chứng biếng ăn vì đã cố gắng để thỏa mãn cho nhu
cầu cái tôi hơn là nhu cầu sinh học. Các sản phẩm như thuốc lá, xì g༠đã
được biết đến là có hại cho sức khỏa nhưng vẫn được người tiêu dùng sử dụng
vì họ muốn thỏa mãn nhu cầu xã hội, khẳng định cái tôi hơn là an toàn cho bản
thân.
Một điều quan trọng cần phải ghi nhớ đó là: có một số sản phẩm sẽ đem lại
cho người tiêu dùng sự thỏa mãn cao hơn nhu cầu của họ, cùng một hành vi
tiêu dùng có thể thỏa mãn các nhu cầu khác nhau.
Ví dụ: Việc tiêu dùng sản phẩm nước khoáng Evian sẽ thỏa mãn cả nhu cầu
về sinh học và nhu cầu thể hiện bản thân được tôn trọng.

Theo thuyết tâm lý hoạt động: những đối tượng nào phản ánh vào óc ta mà
có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa
mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động.
Động cơ theo nghĩa rộng nhất là cái thúc đẩy con người hoạt động làm thỏa
mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và xu hướng của tính tích cực
đó. Động cơ là nguyên nhân trực tiếp của hành vi. Theo từ điển Tiếng Việt,
9
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy con người ta suy nghĩ, hành
động.
Các nhà tâm lý học Xô Viết khẳng định: “Động cơ là sự phản ánh nhu cầu”.
Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác, tồn tại trong hiện
thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra và được chủ thể nhận biết thì sẽ thúc
đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Nói khác đi khi nhu cầu gặp đối tượng
có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan
có nhu cầu.
2. Trong tâm lý học trong nước:
Thái độ là một trong những mục đích hàng đầu của dạy học bên cạnh việc
cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.
Thái độ học tập là một trong những biểu hiện của động cơ học tập.
Sự hình thành động cơ học tập của học sinh chịu sự chi phối của nhiều nhân
tố trong đó có quan niệm, thái độ của gia đình đối với việc học tập của con
cái,thái độ, sự đánh giá của xã hội đối với việc học tập nói chung và thành tích
học tập nói riêng.
Từ những quan niệm cũng như thực tiễn về việc nghiên cứu thái độ, động
cơ học tập tại nước ta, đã có một số đề tài liên quan đến vấn đề này của học
sinh, sinh viên đã được nghiên cứu:
Tính tích cực nhận thức như là thái độ.
Những khó khăn chủ quan cũng như khách quan kìm hãm tính tích cực học

tập của sinh viên.
Thực trạng động cơ học tập, các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính tích cực
học tập của sinh viên.
10
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
Trong tạp chí dạy và học ngày nay (số 1-3, 7-8/ 2005), Trần Thiên Thu có
bài viết “Đi tìm nguyên nhân học sinh chán học”, bài viết có đề cập những
nguyên nhân khiến học sinh chán học, đó là chương trình quá nặng, các hoạt
động dồn nén không chỉ làm cho học sinh mệt mỏi mà còn làm chúng không
thể xử lý tốt, thậm chí không đủ thời gian để kịp làm bài hoặc tiêu hóa kiến
thức thu được, cha mẹ muốn con đạt điểm cao nhưng lại quên rằng chúng có
đủ khả năng, đủ sức hay không.
Năm 2009, nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục TP.HCM được thực hiện ở 4 thành phố lớn: TP.HCM, Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ, với 981 học sinh phổ thông, 322 sinh viên cao đẳng và 697
sinh viên đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ học tập
của học sinh, sinh viên không đúng đã dẫn đến hiện tượng quá tải, quá thiên về
lý thuyết như hiện nay.
Trong tạp chí giáo dục số 246 kỳ 2 tháng 9/2010, TS. Phan Thị Tố Oanh và
Trần Thị Ngọc Anh có nghiên cứu về thái độ học tập môn giáo dục công dân
của học sinh trường THPT tại Phan Thiết (Bình Thuận), qua khảo sát có hai
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh là phương
pháp giảng dạy của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh. Từ đó đưa
ra giải pháp: học sinh cần được hướng dẫn về phương pháp học tập, giáo dục ý
thức cho học sinh tự vươn lên
Nhìn chung ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu thái độ, động cơ học tập
của học sinh, sinh viên còn chưa được triển khai rộng, mới chỉ đạt được một
số kết quả bước đầu như xác định vai trò vị trí của thái độ học tập trong việc
hình thành động cơ học tập, nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên

thông qua nghiên cứu động cơ học tập, tính tích cực học tập, hứng thú học tập,
định hướng giá trị. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm những chỉ báo chi tiết
về thái độ học tập song còn có những khía cạnh chưa có sự thống nhất từ
11
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
những vấn đề chung như định nghĩa, cấu trúc của thái độ học tập cho đến
việc xác định các chỉ báo cụ thể.
3. Phân loại động cơ:
Có nhiều cách phân loại động cơ: động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ;
động cơ quá trình và động cơ kết quả; động cơ gần và động cơ xa; động cơ cá
nhân động cơ xã hội, động cơ công việc; động cơ bên trong và động cơ bên
ngoài; động cơ tạo ý và động cơ kích thích. Ngoài ra cũng có nhiều cách hiểu
về động cơ.
X.L.Rubinstein viết: “Động cơ của con người được tạo ra từ những nhu cầu,
hứng thú được hình thành của con người trong quá trình sống”.
Bên cạnh đó, tâm lý học Mác xit cho rằng: Những động cơ của con người
cực kì đa dạng, nảy sinh từ những nhu cầu, hứng thú khác nhau: động cơ
không phải là sự trải nghiệm của nhu cầu mà là đối tượng thỏa mãn nhu cầu
của chủ thể. Một hoạt động có thể có nhiều động cơ thúc đẩy và trong cấu trúc
của hoạt động, những động cơ này được sắp xếp theo một hệ thống có thứ bậc.
Khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động của con người thì không thể
không xét đến động cơ của hoạt động đó. Đã là hành động tâm lý thì phải có
động cơ phù hợp. Không thể có hành động nào mà không có động cơ, hành
động “không có động cơ ” không phải là hành động thiếu động cơ mà là hành
động có một động cơ ẩn giấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan. Có thể
nói động cơ chính là bản chất của hành động, nó quy định hoạt động của con
người. Và động cơ chính là sự thúc đẩy suy nghĩ, mong muốn của con người
bên ngoài hành động.
Điều quan trọng về lý luận và thực tiễn là: động cơ tâm lý không phải

thuần túy tinh thần bên trong cá thể. Động cơ không có khả năng tồn tại tự
12
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
thân, nó phải hiện thân vào một thực thể khác là đối tượng hoạt động. đối
tượng này có thể ở bên ngoài hoặc bên trong tâm lý.
Các nhà tâm lý học cũng đã phân biệt :
Động cơ bên trong: Động cơ có thể xuất phát từ chính nhu cầu hiểu biết của
người học, sở thích, hứng thú và động cơ thực hiện hoạt động.
Động cơ bên ngoài: động cơ dành điểm tốt hoặc phần thưởng nào đó
Động cơ là điều kiện tiên quyết để con người thực hiện bất cứ điều gì.
Nguồn gốc của động cơ là nhu cầu. Nhu cầu của con người khá đa dạng và có
nhiều loại nhu cầu ảnh hướng khá mạnh mẽ đến động cơ của chúng ta.
4. Khái niệm hội thảo:
Hội thảo là một cuộc họp bàn về vấn đề chuyên môn hay một đường lối nào
đó. Hội thảo cung cấp một cái nhìn sâu(hoặc giới thiệu sơ lược) về một vấn đề
nào đó được cộng đồng hay xã hội quan tâm. Hội thảo cung cấp cho người
tham gia những công cụ, ý tưởng, những kinh nghiệm hữu ích cho những
người tham gia về những vấn đề được nêu lên.
13
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng:
1.1. Tình hình các buổi hội thảo tại trường ĐH SPKT:
Trong những năm gần đây, với mong muốn đáp ứng nhu cầu của sinh viên
về các vấn đề trong chuyên ngành và những kiến thức ngoài xã hội, các buổi
hội thảo được tổ chức ngày một nhiều. Các hội thảo phần lớn đến từ các doanh
nghiệp để đáp giúp sinh viên định hướng được xu thế của ngành nghề mình, từ

đó có những định hướng phù hợp.
1.2. Thiết kế phiếu khảo sát:
• Mục tiêu phiếu:
Phiếu được thiết kế để phù hợp với mục đích chính của đề tài là khảo sát
động cơ của sinh viên trong việc tham dự các hội thảo. Với đặc trưng phiếu
hỏi, các câu hỏi trong phiếu được thiết kế dưới hình thức trắc nghiệm và cho ý
kiến, nội dung xoay quanh mục đích chính là động cơ tham dự hội thảo.
Thời gian khảo sát cho mỗi thành viên là giới hạn và thông tin về mỗi sinh
viên được đảm bảo trước trong và sau quá trình khảo sát.
• Đối tượng khảo sát:
Nhóm đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm trên 30 sinh viên thuộc
các khoa trong trường cho đề tài: “Tìm hiểu động cơ tham dự hội thảo của
sinh viên”.
Đối tượng tham gia nghiên cứu là sinh viên thuộc nhiều năm khác nhau
trong trường(chỗ này thêm tỉ lệ sinh viên các năm)
Về giới tính, trong 30 sinh viên được khảo sát có 22 sinh viên nam, chiếm
73.3% và 8 sinh viên nữ, chiếm 26.7%.
14
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
Năm
Khoa
1 2 3 4 Tổng
Cơ khí – chế tạo máy 1 1 1 0 3
Chất lượng cao 1 1 0 0 2
Công nghệ may và TT 1 1 0 0 2
CNTT 2 4 2 1 9
Cơ khí động lực 0 1 1 0 2
Điện - điện tử 1 2 3 1 7
Ngoại ngữ 0 1 1 0 2

In – truyền thông 1 1 1 0 3
Tổng số 7 12 9 2 30
Trong số các bạn tham gia hội thảo rồi thì có khoảng hơn 50% là sinh viên
năm 2, năm 3.
Sinh viên năm 2 là đối tượng sinh viên trong giai đoạn trải nghiệm về đời
sống sinh viên. Muốn tham gia nhiều và cống hiến nhiều
Sinh viên năm 3 là giai đoạn mà tập trung vào kiến thức chuyên ngành để
chuẩn bị một nền tảng tốt nhất khi ra trường, nên việc tham gia vào các hội
thảo chuyên ngành do khoa tổ chức giúp sinh viên củng cố đồng thời mở rộng
những kiến thức đã học.
1.2.2. Tần suất tham gia:
Hơn 85% các bạn tham gia khảo sát đều đã từng tham gia ít nhất 1 buổi hội
thảo nhưng số lượng bạn đã từng tham gia một buổi hội thảo chuyên ngành thì
chỉ khoảng 50% số bạn trên. Còn lại gần 15% các bạn tham gia chưa từng
tham gia các buổi hội thảo.
15
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
85% sinh viên tham dự hội thảo phần nào nói lên sự quan tâm của các bạn
sinh viên về các vấn đề mà các hội thảo được tổ chức nêu lên. Nhưng mức độ
tham gia các hội thảo chuyên ngành đang ở mức thấp, chỉ 50% khảo sát có
tham gia các buổi hội thảo trên.
1.2.3. Động cơ tham gia các buổi hội thảo:
Hơn 80% cũng là con số các bạn được khảo sát cho rằng tham gia các buổi
hội thảo vì điểm rèn luyện, Nếu tính chung với tham gia vì mục đích tìm hiểu
ngành nghề, biết thêm kiến thức thì con số này lên hơn 90%. 10% còn lại là số
các bạn khẳng định tham gia không quan tâm đến điểm rèn luyện.
• Nhận xét về những buổi hội thảo đã tham gia:
Trong số 20 sinh viên đã từng tham gia hội thảo thì có 7 sinh viên trả lời
rằng những hội thảo đã tham gia không thú vị, không hữu ích, chiếm(%), 7

sinh viên cảm thấy hội thảo thú vị, nhưng chưa tìm thấy nó hữu ích đối với
bản thân chiếm(%), 6 bạn sinh viên còn lại cho rằng hội thảo là hữu ích, giải
đáp được nhiều thắc mắc suy nghĩ.
Tỉ lệ sinh viên cảm thấy hội thảo thực sự có ý nghĩa với bản thân chỉ chiếm
30% , đây thực sự là một con số thấp. Thực trạng này xảy ra do nhiều nguyên
nhân, phần lớn do các bạn sinh viên chưa thực sự chú ý tới nội dung của buổi
hội thảo và cho nó là nhàm chán sau khi kết thúc hội thảo. Nguyên nhân thứ
hai có thể là do sinh viên quá tập trung vào điểm rèn luyện, đăng ký hội thảo
mà không tìm hiểu xem hội thảo có phù hợp với bản thân mình hay không,
điều này dẫn đến tham dự hội thảo thiếu tập trung dẫn đến những nhận xét như
đã nêu.
16
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
Gần 80% các bạn tham gia các buổi hội thảo mà không chuẩn bị gì, ngay cả
nội dung của buổi hội thảo cũng không biết. Số còn lại chỉ biết thông tin mà
không tự tìm hiểu thêm về chủ đề của buổi hội thảo.
Đây thực sự là một thực trạng đáng báo động cho thấy mức độ quan tâm
đến các buổi hội thảo là khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu của việc này phần lớn
là do điểm rèn luyện chi phối khá lớn đối với những hoạt động ngoại khóa của
sinh viên. Sinh viên tham gia các hoạt động trên chủ yếu là do điểm rèn luyện,
các hoạt động ngoại khóa mang tính chất tham gia cho có không quan tâm đến
nội dung.
Gần 80% các bạn tham gia các buổi hội thảo mà không chuẩn bị gì, không
quan tâm đến nội dung hội thảo. Số còn lại chỉ biết thông tin mà không tự tìm
hiểu thêm về chủ đề của buổi hội thảo.
1.2. Xu hướng tham gia các buổi hội thảo:
Khi được hỏi về xu hướng tham gia hội thảo của các bạn sinh viên: Số
lượng các bạn chọn hội thảo chuyên ngành sẽ là hội thảo các bạn tham gia chỉ
khoảng 10%, 70% các bạn chọn là hội thảo về kỹ năng mềm, số còn lại từ chối

trả lời câu hỏi này. Và hơn 70% cho rằng sẽ tham gia khi cảm thấy thích và vì
kiếm điểm rèn luyện.
Trong số 10 bạn không tham gia buổi hội thảo nào: 80% các bạn cho rằng
các buổi hội thảo hiện nay diễn ra không hợp lý, việc nặng và thậm chí không
quan tâm đến chủ đề của các bạn. 20% các bạn còn lại vì lịch học quá dày và
bận việc.
Gần 35% số các bạn cho rằng các buổi hội thảo chuyên ngành hiện nay
không thú vị, 35% các bạn cảm thấy thú vị nhưng nội dung thực tế không như
mong đợi, không đáp ứng đc kì vọng, 30% cảm thấy thực sự hài lòng với các
buổi hội thảo đã tham gia.
17
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
II. Những kết luận rút ra:
2.1. Về mặt nguyên nhân:
• Nguyên nhân chính khiến sinh viên tham gia hội thảo đông nhưng không kèm
với chất lượng là vì đa số sinh viên tham gia hội thảo vì điểm rèn luyện, chưa
được những ý thức đúng đắn về những lợi ích mà hội thảo mang lại.
• Một phần nguyên nhân khiến cho chất lượng hội thảo giảm là nội dung chưa
được chú ý nhiều khiến cho một bộ phận sinh viên tham gia hội thảo cảm
thấy không hiểu rõ được nội dung của buổi hội thảo mang lại.
2.2. Về mặt động cơ:
• Động cơ chính khiến sinh viên tham gia hội thảo là vì điểm rèn luyện, một
phần nhỏ sinh viên quan tâm đến nội dung của buổi hội thảo tham gia vì ham
thích khoa học.
• Chúng ta cần nâng cao nhận thức cũng như thái độ của sinh viên đối với các
hội thảo giúp sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của các buổi hội thảo
được tổ chức. Từ đó giúp gạt bỏ phần nào tâm lý tham gia hội thảo vì điểm
rèn luyện trong sinh viên.
2.3. Về mặt giải pháp:

• Cần nâng cao nhận thức của sinh viên thông qua việc tổ chức những buổi
hoạt động ngoại khóa có chất lượng, hướng đến những đối tượng nhất định,
giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về điểm rèn luyện, để việc tham dự
các buổi hội thảo của sinh viên không mang động cơ chủ yếu là điểm rèn
luyện nữa mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực khác cho sinh viên trong
quá trình học tập.
• Các doanh nghiệp cũng như những đơn vị tổ chức hội thảo cần quan tâm hơn
đến nội dung cũng như khâu tổ chức hội thảo, mang đến một không khí trẻ,
thân thiện hơn cho sinh viên, khiến những buổi hội thảo không còn trở nên
nhàm chán trong mắt sinh viên.
PHẦN III: TỔNG KẾT VÀ RÚT RA KẾT LUẬN
1. Những vấn đề đã làm được:
18
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang
Đề tài: Tìm Hiểu Động Cơ Tham Gia Hội Thảo Của Sinh Viên
- Nhóm đã tiến hành khảo sát được thực trạng về động cơ tham gia hội thảo của
sinh viên.
- Đánh giá mức độ phổ biến của động cơ trong sinh viên.
- Đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
2. Những vấn đề chưa làm được:
- Do thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên số lượng mẫu khảo sát nhỏ,
chưa đánh giá một cách tổng quan được những động cơ trong sinh viên, chỉ
nêu được một phần nhỏ trong động cơ tham dự hội thảo của sinh viên.
3. Hướng phát triển của đề tài:
- Tăng quy mô khảo sát của đề tài để mang lại cái nhìn khách quan hơn về những
nguyên nhân cũng như động cơ của sinh viên khi tham gia hội thảo
4. Ý nghĩa đề tài:
- Ý nghĩa lý luận:
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan điểm, nhận thức về động cơ tham gia các
buổi hội thảo của sinh viên Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.

- Rút ra những nhận thức, hiểu biết và cơ sở lý luận về động cơ tham gia các
buổi hội thảo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp thêm kiến thức về động cơ tham gia các hội thảo của sinh viên
trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM.
- Cung cấp thêm thông tin về động cơ của sinh viên khi tham gia các buổi hội
thảo, hi vọng có thể giúp các đơn vị tổ chức hội thảo có thể tổ chức thành công
và hiệu quả hơn những buổi hội thảo.
19
GVHD: Ths Đỗ Thị Mỹ Trang

×