Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ BẢO HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.11 KB, 21 trang )

Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
PHẦN MỞ ĐẦU-GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KINH TẾ BẢO HIỂM
1.Vị trí và mục tiêu học phần
_Học phần thuộc nhóm các môn học bổ trợ.
_Học phần cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản về bảo hiểm và những nghiệp vụ quản lý,
nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm trong nền kinh tế thị trưòng.
2.Nội dung chương trinh giới thiệu
_Chương 1. Tổng quan về bảo hiểm.
_Chương 2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển.
_Chương 3. Bảo hiểm thân tàu biển và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu biển.
_Chương 4.Một số nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải.
3.Tài liệu tham khảo chính
_Giáo trình Bảo hiểm.Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm.Trường ĐHKTQD Hà Nội.NXB Thống Kê
2005.
_Insurance- Principles and Practice. The Chartered Insurance Institute 2000.
_Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
_Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
1.1Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm trong nền kinh tế - xã hội.
1.1.1Các rủi ro thường xảy ra đối với con người.
a) Những khái niệm cơ bản :
_Rủi ro là gì? Có nhiều định nghĩa khác nhau. Rủi ro là bao gồm những biến cố, sự kiện không
mong dợi, không lường trước , không chắc chắn ; và khi nó xảy ra thì làm thiệt hại về tài sản, thu
nhập, sức khoẻ và tính mạng của con người.
_Mức độ rủi ro cao hay thấp : Được đo lường thông qua tần suất xuất hiện trong quá khứ và dự
đoán xác suất xảy ra trong tương lai.
_Hiểm hoạ và nguy cơ :
• Hiểm hoạ là 1 nhóm rủi ro khái quát, tiềm ẩn và có liên quan, là nguyên nhân chính gây
nên tổn thất.
• Nguy cơ : là những điều kiện phối hợp, tác động làm tăng thêm tổn thất khi rủi ro xảy ra
VD : -Bất kỳ ngôi nhà nào cũng có hiểm hoạ cháy (hoả hoạn) song ngôi nhà nào có chứa xăng,


thuốc nổ, thì nguy cơ cháy cao hơn.
-Hiểm hoạ HIV-AIDS đối với tất cả chúng ta, song một số người có nguy cơ cao về lĩnh
vực này là : tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn.
Các loại nguy cơ :
_Nguy cơ vật chất ( khách quan) : Liên quan khía cạnh vật chất : Xây dựng nhà, khách sạn sát bờ
biển, bờ sông.
_Nguy cơ tinh thần :
• Nhóm khách quan : do thiếu hiểu biết làm gia tăng lây lan các loại bệnh truyền nhiễm.
• Nhóm chủ quan ( nguy cơ đạo đức) : Cố ý làm gia tăng tổn thất.
VD : Người tham gia bảo hiểm không lương thiện có thể tự đốt hàng, đánh đắm tàu để đòi bồi
thường.
b)Phân loại rủi ro : Có thể chia thành ba nhóm
+ Các rủi ro do môi trường thiên nhiên gây ra : thiên tai, dịch bệnh.
+ Các rủi ro do hậu quả của sự phát triển KH – KT : TNGT, TNLĐ, điện giật,nhà máy
thuốc sâu bị rò rĩ
1
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
+ Cac rủi ro của môi trường xã hội : ốm đau, bệnh tật, trộm cắp, gây gổ đánh nhau, thảm
hoạ sân cỏ, chiến tranh,
1.1.2.Các biện pháp ứng phó rủi ro của con nguời :
+Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro :
• Tránh né rủi ro : chọn lịch mùa vụ, hạn chế việc đi lại vào giờ cao điểm, mùa bão
lụt,,
• Ngăn ngừa, đề phòng : phòng cháy, nâng cao trình độ công nhân, chọn giống không
sâu bệnh, luyện tập thể dục
• Giảm thiểu tổn thất : Cứu chữa tài sản khi rủi ro đang xảy ra .
+Nhóm biện pháp tài trợ cho rủi ro :
• Gánh chịu rủi ro : -Thụ động : Hậu quả nặng nề.
-Chủ động :tự lập quỹ dự phòng tự bảo hiểm : tác dụng yếu
• Tham gia bảo hiểm : Gồm BHXH của Nhà Nước và BHTM của các tổ chức kinh

doanh.
=> Các định nghĩa về bảo hiểm :
• Bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng.
• Bảo hiểm là sự san sẻ rủi ro, thu của số đông để bù cho số ít khi rủi ro xảy ra.
• Bảo hiểm là phương pháp lập qũy dự phòng của các tổ chức, cá nhân có cùng khả
năng gặp rủi ro nào đó bằng cách đóng góp bảo hiểm phí đẻ lập quỹ bảo hiểm. Khi
thành viên nào gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, sẽ được bù dắp, bồi thường từ nguồn quỹ
bảo hiểm này
+Chú ý :
• Cơ sở hoạt động của bảo hiểm là phần thu nhập đẻ dành, phần tích luỹ dự trữ của
các tổ chức cá nhân
• Hoạt động của bảo hiểm luôn dựa trên nguyên tắc số đông.
1.1.3.Tác dụng của bảo hiểm :
_Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tai nạn xảy ra cho nền kinh tế.
_Bảo hiểm góp phần khắc phục rủi ro tai nạn xảy ra cho nền kinh tế nhanh chóng ổn định sản
xuất và đời sống cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
_Bảo hiểm góp phần thu hút, tạo nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế => thể hiện qua
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội.
_Bảo hiểm góp phần thực hiện quan hệ hợp tác giữa các nước => thể hiện qua hoạt động tái bảo
hiểm.
_Bảo hiểm góp phần thu hút lao động, giải quyết lao động, giảm thất nghiệp.
_Bảo hiểm là chổ dựa tinh thần cho các tổ chức cá nhân giúp họ yên tâm trong sản xuất kinh
doanh và cuộc sống gia đình.
1.1.2.Phân loại bảo hiểm :
1. Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm, chia thành ba loại : - Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm con người.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
2. Căn cứ theo phương thức hoạt động, chia thành hai loại : -Bảo hiểm tự nguyện.
-Bảo hiểm bắt buộc (BHXH,BHTNDS)
3.Căn cứ theo mục tiêu hoạt động, chia thành hai loại :

_ Bảo hiểm kinh doanh (BHTM) => mục tiêu lơi nhuận
_ Bảo hiểm phi kinh doanh (BHXH) => mục tiêu phi lợi nhuận.
4.Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, chia thành : - Bảo hiểm hàng hải.
- Bảo hiểm phi hàng hải.
Hoặc chia thành : - Bảo hiểm nhân thọ.
2
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
- Bảo hiểm phi nhân thọ.
1.1.3.Nội dung cơ bản các hình thức bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay:
1.1.3.1. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.
a. Mục tiêu hoạt động : Lợi nhuận
b. Các dịch vụ bảo hiểm : Rất đa dạng, phong phú. Bao gồm cả ba nhóm đối tượng bảo hiểm là
tài sản, con người, trách nhiệm.
c.Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm thương mại :
_Nguyên tắc số đông.
_Nguyên tắc lựa chọn rủi ro : không phải mọi rủi ro đều được bảo hiểm, chẳng hạn như rủi ro đã
xảy ra, rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra.
_Nguyên tắc phân tán rủi ro : thể hiện qua hoạt động tái bảo hiểm, “ không bỏ trứng vào cùng
một rổ”.
_Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (good fair)
d. Các yếu tố cơ bản thuộc hợp đồng bảo hiểm thương mại.
_Các chủ thể liên quan đến hợp đồng :
• Người bảo hiểm
• Người tham gia bảo hiểm.
• Người được bảo hiểm.
• Người thụ hưởng ( người hưởng lợi bảo hiểm )
_Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm :
• Giá trị bảo hiểm là giá trị tài sản được bảo hiểm ở thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm.
• Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa mà người bảo hiểm phải bồi thường khi sự
kiện bảo hiểm xảy ra.

_Phí bảo hiểm (giá bán bảo hiểm).Cấu trúc phí gồm phí thuần và phụ phí
• Phí thuần (chi bồi thường): 65-70%
• Phụ phí ( Chi hoa hồng, đề phòng, hạn chế rủi ro, chi quản lý, lãi kinh doanh):30-35%
Trong thực tế kinh doanh: Phí Bảo hiểm toàn bộ = Số tiền Bảo hiểm x Tỷ lệ phí Bảo hiểm( %)
_Rủi ro bảo hiểm và rủi ro loại trừ
• Rủi ro bảo hiểm : mang tính khách quan; thuộc phạm vi hợp đông bảo hiểm => được bồi
thường
• Rủi ro loại trừ: mang tính chủ quan, cố ý; không thuộc phạm vi hợp đông bảo hiểm =>
không được bồi thường
_Sự kiện bảo hiểm:Khi rủi ro bảo hiểm xảy ra thì được gọi là sự kiện bảo hiểm phát sinh, lúc nầy
người bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
e.Các nguyên tắc và chế độ bồi thương trong lãnh vực bảo hiểm thương mại
_Nguyên tắc bồi thường tối đa: Số tiền bồi thường < Giá trị thiệt hại thực tế
_Nguyên tắc thế quyền hợp pháp ( chỉ áp dụng khi xuất hiện bên thứ ba có lỗi gây thiệt hại)
_ Nguyên tắc bảo hiểm trùng.Nguyên tắc nầy nhằm tránh gian lận,trục lợi của người tham gia bảo
hiểm .Khi một đối tượng bảo hiểm là tài sán được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm, khi rủi
ro bảo hiểm xảy ra thì: Số tiềnBH của từng HĐ
Số tiền bồi thường của từng HĐ = Giá trị thiệt hại thực tế x
Tổng số tiền bảo hiểm cácHĐ
_Các chế độ (quy tắc) bồi thường bảo hiểm:
• Chế độ bảo hiểm theo mức miễn thường
• Chế độ bảo hiểm theo tỷ lệ Số tiền bảo hiểm
Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế x
Giá trị bảo hiểm
• Chế độ bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên
3
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
Số tiền bồi thường < Số tiền bảo hiểm
f.Khái quát quá trình ra đời và phát triển của bảo hiểm thương mại ở Việt Nam
_Trước 1965, ở miền Bắc, mọi hoạt động bảo hiểm thương mại (chủ yếu bảo hiểm hàng hoá

xuất nhập khẩu) đều nhờ vào các công ty bảo hiểm của Liên Xô ( cũ) và Trung Quốc.
_Năm 1965, Nhà nước thành lập công ty bảo hiểm Việt Nam(Bảo Việt). Bảo Việt đã kinh
doanh bảo hiểm độc quyền theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung kéo dài đến hết năm 1993.
_Kể từ năm 1994 đến nay, theo Nghị định 100 CP của Chính Phủ cho phép mọi thành phần
kinh tế, kể cả nước ngoài đều được tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại.
Hiện nay bảo hiểm thương mại Việt Nam khá đa dạng gồm nhiều loại hình doanh nghiệp như
Công ty cổ phần, Tập đoàn bảo hiểm, Liên doanh bảo hiểm với nước ngoài, Chi nhánh bảo
hiểm nước ngoài. Các doanh nghiệp BH là doanh nghiệp đặc thù, có nhiều ảnh hưởng đến vấn
đề an sinh xã hội nên được nhà nước theo dõi quản lý chặt chẻ như phải đảm bảo vốn pháp
định, phải ký quỹ và thường xuyên chịu sự kiểm soát về biên thanh toán
1.1.3.2. BẢO HIỂM XÃ HỘI :
a. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội Việt Nam (đọc TLTK) :
b. Mục đích và tính chất của BHXH
_Mục đích của BHXH là đảm bảo ổn định đời sống dân cư, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài,
bền vững.(Ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và gia đình họ khi họ bi mất hoặc giảm
sút khoản thu nhập thường xuyên do gặp các rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, chết và các
trường hợp khác như về hưu, thất nghiệp )
_Tính chất của BHXH
+Phạm vi bảo hiểm rất rộng, đối tượng tham gia rộng rãi nên chính sách BHXH có tác
dụng lớn đến nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
+BHXH hoạt động theo mục tiêu vì lợi ích chung cuả xã hội nên việc đánh giá chủ yếu
là đánh giá về hiệu quả xã hội.
+BHXH mang tính chất cộng đồng. Là một công cụ để Nhà nước phân phối lại thu
nhập giữa các thế hệ những người lao động với nhau và giữa nhữngngười có thu nhập thấp- thu
nhập cao.
c. Nội dung thu chi của quỹ BHXH
c1.Nguồn thu quỹ BHXH
_Thu từ người lao động. Người lao động có trách nhiệm đóng góp vì các lí do: dự phòng cá
nhân, đối khoản của quyền thụ hưởng.
_Thu từ chủ sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức).

Vì các lí do: BHXH liên quan đến chất lượng năng suất của người lao động, trách nhiệm
do các rủi ro lao động gây nên, đối khoản của sự đóng góp của người lao động.
_Nguồn khác:
+Thu từ lợi tức đầu tư của quỹ: lãi tiền gửi ngân hàng, lãi mua trái phiếu Nhà nước…
+Thu từ tiền phạt do các đơn vị chậm nộp.
+Các khoản ủng hộ đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
+NSNN hỗ trợ.
c2.Nội dung chi trả các chế độ BHXH
• Đối với BHXH bắt buộc. Gồm 5 chế độ:
_Chế độ trợ cấp ốm đau
_Chế độ trợ cấp thai sản
_Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
_Chế độ hưu trí
_Chế độ tử-tuất
• Đối với BHXH tự nguyện (từ 1-1-2008).
Gồm 2 chế độ: Hưu trí và tử tuất.
• Đối với bảo hiểm thất nghiệp (từ 1-1-2009). Gồm 3 chế độ:
4
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
_Trợ cấp thất nghiệp
_Hỗ trợ học nghề
_Hỗ trợ tìm việc làm
1.1.3.3. BẢO HIỂM Y TẾ
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, trên cơ sở huy
động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức,cá nhân khác để
thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho các cá nhân có thẻ Bảo hiểm y tế khi bị ốm đau. Bảo
hiểm y tế mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả
trong khám chữa bệnh và toàn dân dều được tham gia.
Quỹ Bảo hiểm y tế là một quỹ thành phần của Quỹ Bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm y tế
được hình thành từ các nguồn sau:

_Tiền thu phí Bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động và người tham gia bảo hiểm y tế
đóng
_Các khoản nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách
_Tiền sinh lời của Quỹ Bảo hiểm y tế tạo ra
_Các khoản thu từ nguồn tài trợ,viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Quỹ Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức
năng cho người tham gia Bảo hiểm y tế theo phạm vi quy định của Điều lệ Bảo hiểm y tế.
……………………………………………………………………………………
5
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
CHƯƠNG II
BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
A.Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vân chuyển bằng đường biển.
I.Đặc điểm và trách nhiệm các bên liên quan trong hoạt đọng XNK hàng hoá .
1.Đặc điểm:
_ H.hoá XNK được thực hiện chủ yếu thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương.
_H.hoá XNK được vận chuyển vượt qua biên giới của nhiều quốc gia => chịu sự kiểm
soát về hải quan và kiểm dịch của quốc gia đó.
_H.hoá XNK được vận chuyển bằng nhiều phương tiện ch,chở khác nhau ( đường biển
chiếm 90% ) => ngưoi ch.chở cũng là người giao hàng.
_H.hoá XNK phải được mua b.hiểm => đây là tập quán của thương mại và h.hải q.tế.
Như vậy, hoạt động XNK h.hoá thường được thực hiện thông qua 03 loại hợp đồng :HĐ
mua bán, HĐ vận chuyển, HĐ bảo hiểm.Các hợp đồng nầy là cơ sở pháp lý để phân định trách
nhiệm các bên liên quan gồm: Người XK (bên bán ), Người NK(bên mua), Người chuyên chở
(hảng vận tải), Người bảo hiểm( công ty bảo hiểm).Trách nhiệm đó chủ yếu phụ thuộc vào điều
kiện giao hàng được quy định ở HĐ mua bán ngoại thương .
2.Trách nhiệm các bên liên quan
_Người bán:
+ Chuẩn bị h.hoá để giao theo đúng HĐ đã ký
+ Đảm bảo thời hạn tập kết hàng ở cảng

+ Hoàn thành các thủ tục hải quan & kiểm dịch cho h.hoá
+ v.v
_ Người mua:
+ Mua bảo hiểm cho h.hoá
+ Nhận h.hoá từ người chuyên chở, kiểm tra h.hoá thực tế so với HĐ mua bán và Vận đơn (HĐ
vận tải )
+ Lấy đầy đủ các chứng từ về kiểm đếm h.hoá, h.hoá bị hư hỏng đỗ vỡ khi giao nhận h.hoá .
v.v
_Người chuyên chở:
+ Chuấn bị con tàu đủ khả năng v/chuyển (Đủ khả năng đi biển ).
+ Cấp Vận đơn (B/L)cho người giao hàng
+ Bảo vệ, chăm sóc h.hoá & chịu trách nhiệm về h.hoá trong suốt hành trình. V.v
_Người bảo hiểm:
+ Kiểm tra chứng từ về h.hoá, hành trình v/chuyển, con tàu v/chuyển
+Cấp đơn bảo hiểm cho h.hoá
+ Khi h.hoá bị tổn thất phải tổ chức giám định tổn thất và bồi thường theo HĐ bảo hiểm đã ký.
v.v
II. Rủi ro hàng hải và tổn thất
1. Khái niệm và phân loại rủi ro hàng hải:
_ Rủi ro hàng hải là gồm các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trên biển làm thiệt
hại h.hoá & phương tiện chuyên chở
_ Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh => 03 nhóm R.ro:
+ Rro do thiên tai: bão, lốc, sóng thần, thời tiết xấu,v.v
+ R.ro do tai nạn trên biển: mắc cạn, đâm va, cháy nổ,v.v
+R.ro do các nguyên nhân khác: hành vi phi pháp của thuỷ thủ đoàn, do bản chất h.hoá,do chiến
tranh,v.v
_ Căn cứ theo điều kiện baỏ hiểm => 03 nhóm r.ro:
+ Nhóm r.ro hàng hải:
-Thiên tai
6

Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
-Tai nạn trên biển.
Gồm nhóm r.ro chính: mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va
Các r.ro phụ: tàu mất tích, ném h.hoá xuống biển, hành vi phi pháp của thuyền trưởng và
thuỷ thủ đoàn, h.hoá bị cướp biển, v.v
+ Nhóm các r.ro đặc biệt
Gồm các r.ro chủ yếu do tính chất h.hoá, do phương thức đóng gói, do phương tiện vận
tải gây nên như:
- H.hoá bị tổn thât do nước mưa, nướcbiển
- H.hoá bị mất cắp
- H.hoá bị nóng, ẩm, lây bẩn, lây hại,
- Giao thiéu hàng
+ Nhóm r.ro loại trừ
Loại trừ tuyệt đối (loại trừ chung): Gồm
- Do lỗi lầm cố ý của người được b.biểm
- Do tàu chậm trể hành trình
- Do bản chất (nội tỳ) của h.hoá
- Do vi phạm luật lệ về hải quan, kiểm dịch
- Do bất lực về tài chính của chủ tàu
Loại trừ riêng gồm:
- R.ro chiến tranh, r.ro đình công, bạo loạn
- R.ro do tàu đi chệch hướng, do tàu không đủ khả năng đi biển
(Các r.ro nầy được mua bảo hiểm riêng, nếu xét thấy cần thiết)
2.Tổn thất hàng hải
_Tổn thât trong b.hiểm h.hoá XNK là gồm những hư hỏng thiệt hại của h.hoá được b.hiểm do r.ro
gây ra
_Căn cứ vào quy mô và mức độ tổn thất => chia thành: Tổn that bộ phận và tổn thât toàn bộ
Trong đó, khái niệm tổn thất toàn bộ được chia ra:Tổn thát toàn bộ thực tế và Tổn thât toàn bộ
ước tính
_Căn cứ theo quyền lợi liên quan giữa các bên có mặt trên hành trình => chia thành tổn thất riêng

và tổn thất chung
+ Tôn thất riêng chỉ gây thiệt hại cho riêng từng chủ hàng, chủ tàu
+ Tổn thất chung có liên quan dến tất cả quyền lợi có mật trên hành trình do hành động hy sinh
TTC gây nên.Như: ném hàng xuổng biển để cứu tàu, cho tàu làm việc quá sức để thoát khỏi vùng
mắc cạn
3 Phân bổ tổn thất chung
_ Vf sao phải phân bổ TTC?
_Các bước tính toán phân bổ TTC:
+Bước 1: Xác định giá trị TTC (Gt)
Giá trị TTC gồm giá tri của tài sản hy synh trong hành độngTTC và các chi phí có liên quan
+ Bước 2:Xác định giá trị chịu phân bổ TTC (Gpb)
Giá trị chịu phân bổ TTC gồm giá tri của tất cả tài sản (quyền lợi) có mặt trên hành trình trước
khi hành động TTC xảy ra.Có 2 cách xác định:
Gpb = Giá tri tàu, h.hoá khi khởi hành – Giá trị TTR xảy ra trước TTC
Gpb = Giá trị tàu, h.hoá khi cập bến +Giá trị TTC +Giá tri TTR xảy ra sau TTC
+ Bước 3:Xác định tỷ lệ phân bổ TTC (T%)
T% = Gt / Gpb
+ Bước 4: Xác định mức dóng góp TTC của mỗi bên liên quan
Số tiền đóng góp TTC của mỗi bên = Giá trị chịu phân bổ của mỗi bên x T%
+ Bước 5: Kiểm tra lại kết quả tính toán
Tổng số tiền các bên phải đóng góp thêm = Tổng số tiền các bên thu lại
7
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
Ví dụ : Một chiếc tàu thuỷ trị giá 2.000.000 USD, chở một lô hàng xuất khẩu trị giá 500.000
USD. Trong quá trình vận chuyển, tàu bị mắc cạn. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh ném một
số hàng trị giá 65.000 USD xuống biển. Đồng thời cho tàu làm việc hết công suất, làm hỏng nồi
hơi chi phí sửa chửa nồi hơi là 34.600 USD. Các chi phí khác có liên quan là 400 USD. Đến cảng
đích, thuyền trưởng tuyên bố đóng góp TTC.
TTC được phân bổ như sau:
Bước 1 : Xác dịnh giá trị TTC

Gt = 65.000 + 34.600 + 400 = 100.000 (USD)
Bước 2 :Xác định giá trị chịu phân bố TTC
Gpb = 2.000.000 + 500.000 = 2.500.000 (USD)
Bước 3 :Xác định tỷ lệ phân bổ TTC :
T% = 100.000 / 2.500.000 = 4%
Bước 4: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi bên
- Chủ tàu = 2.000.000 x 4% = 80.000 ( USD)
- Chủ hàng = 500.000 x 4% =20.000 (USD)
Bước 5: Xác định kết quả tài chính cuối cùng
- Chủ tàu phải bỏ ra thêm = (34.600 + 400) - 80.000 = - 45.000 (USD)
- Chủ hàng thu lại = 65 000 - 20.000 = 45.000 (USD)
III.Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển
1.Khái niệm:
HĐBH hàng hoá XNK v/chuyển bằng đường biển là văn bản, trong đó quy định nghĩa vụ và
quyền lợi của các bên tham gia ký kết hợp đồng:
-Công ty bảo hiểm cam kết bồi thương cho Người tham gia bảo hiểm các tổn thất h.hoá theo các
điều kiện bảo hiểm đã ký kết
-Người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm
HĐBHcó 2 loại: HĐBH chuyến và HĐBH bao
HĐBH chuyến là HĐBH cho một chuyến hàng cụ thể, từ địa điểm nầy đến địa điểm khác.Công ty
bảo hiểm chỉ chỉu trách nhiệm về h.hoá trong pham vi một chuyến
HĐBH bao, còn gọi là HĐBH mở, là HĐBH cho một khối lượng h.hoá vân. chuyển trong nhiều
chuyến kế tiếp nhau trong một khoang thời gian nhất định (năm).Hoặc nhận bảo hiểm cho một
lượng hàng vận chuyển nhất định mà không kể đến thời gian
2.Nội dung chủ yếu của HĐBH
_ Ngày cấp đơn bảo hiểm
_ Nơi ký kết HĐBH
_Tên, địa chỉ của người mua bảo hiểm
_Tên hàng hoá được bảo hiểm
_Quy cách đóng gói, bao bì, kí mã hiệu h.hoá

_Số lượng, trọng lượng h.hoá
_Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển hàng
_Cách xếp hàng trên tàu
_Cảng khởi hành, cảng chuyển tải, cảng cuối
_Ngày tàu khởi hành
_Giá trị bảo hiểm , số tiền bảo hiểm
_Điều kiện bảo hiểm
_Phí bảo hiểm
_Địa chỉ của giám định viên bảo hiểm
_Địa điểm và phương thức trả tiền bồi thường
_Số bản đơn bảo hiểm được phát hành
_ V.v.
8
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
3.Điều kiện bảo hiểm
3.1.Điều kiện bảo hiểm quốc tế :
Do Hội bảo hiểm London Vương quốc Anh soạn thảo và được áp dụng rộng rải mang tính quốc
tế, gồm 02 quy tắc bảo hiểm là ICC 1963 và ICC 1982
a.Nội dung cơ bản của ICC 01/01/1963
ICC 1963 gồm 03 điều kiện bảo hiểm bắt buộc là:
_Điều kiện bảo hiểm miễn TTR(FPA – Free From Particular Averge)
_Điều kiện bảo hiểm TTR(WA – With Particular Averge)
_Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR – All Risks)
Nội dung các ĐKBH: xem ở bảng tổng hợp
Là chủ hàng, tuỳ thuộc vào loại h.hoá mà cần lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm nầy để
ghi vào HĐBH
b.Nội dung cơ bản của ICC 01/01/1982
_Lý do ra đời của ICC 1982 ?
_ICC 1963 gồm các điều kiện bảo hiểm :
+ Điều kiên bảo hiểm C : ICC –C (Ínstitute Cargo Clauses – C)

+Điều kiên bảo hiểm B : ICC – B (Ínstitute Cargo Clauses – B)
+Điều kiên bảo hiểm A : ICC – A (Ínstitute Cargo Clauses – A)
+Điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Ínstitute War Clauses )
+ Điều kiện bảo hiểm đình công (Ínstitute Strikes Clauses )
Là chủ hàng, tuỳ thuộc vào loại h.hoá mà cần lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm bắt buộc
là C, B, A để ghi vào HĐBH, và có thẻ mua bảo hiểm riêng về chiến tranh, đình công, bạo loạn
nếu xét thấy cần thiết
3.2 Điều kiện bảo hiểm ở Việt Nam
Trong quá trình ký kết HĐBHH các bên có thể lựa chọn các điều kiện bảo hiểm quốc tế nêu trên,
hoặc có thể lựa chọn các điều kiện bảo hiểm do các hảng bảo hiểm VN xây dựng.Nội dung các
điều kiện bảo hiểm do các hảng bảo hiểm VN (Bảo Việt, Bảo Minh, Pijico, ) xây dựng cũng
tương tự ICC 1982, nhĩa là cũng bao gồm 03 đièu kiện bảo hiểm bắt buộc là: C, B, A ;và các điều
kiện bảo hiểm riêng về chiến tranh, đình công
4. Giá trị bảo hiểm , số tiền bảo hiểm
Giá tri bảo hiểm là giá trị thưc tế của lô hàng, phổ biến được tính theo giá CIF
Công thức tính : CIF = (C + F )/ ( 1 – R )
C :giá tri lô hàng tính theo giá FOB ở cảng đi
F : Cước phí vận tải
R : Tỷ lệ % phí bảo hiểm
Giá tri bảo hiểm ( V ) được xác định như sau :
V = ( C + F ) / (1 – R )
Trường hợp chủ hàng yêu câu bảo hiểm thêm cả phần lãi dự tính của lô hàng thì:
V = { ( C + F ) x ( a + 1 )} / ( 1 – R )
Với a là tỷ lệ % lãi dự tính, nhìn chung không quá 10%
Số tiền bảo hiểm được xác định theo giá trị bảo hiểm : STBH < GTBH
5.Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm ( I ) được xác định dựa vào GTBH hoặc STBH và tỷ lệ phí bảo hiểm ( R )
I = GTBH x R
Suy ra : I = CIF x R
Hay là: I = { CIF x ( a + 1 ) } x R

Tỷ lệ phí bảo hiểm R cao hay thấp là phụ thuộc vào các yếu tố sau:
_Loai h.hoá, mức độ rủi ro , tổn thât của h.hoá đó ( trứng, nhựa đường, )
_Cach xếp hàng, bao bì đóng gói
_Phương tiện vận chuyển ( trang thiết bị của tàu, tuổi tàu, quốc tịch tàu, )
9
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
_Hành trình vận chuyển
_Điều kiện bảo hiểm => phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm rộng hay hẹp
_ V.v
6. Giám định và bồi thường tổn thất:
6.1 .Trach nhiệm của người tham gia bảo hiểm ( chủ hàng ) khi h.hoá bị rủi ro, tai nạn
6.2 Khiếu nại đòi bồi thương của người tham gia bảo hiểm
6.3 Giám định và bồi thường tổn thất của công ty bảo hiểm
_Tổ chức giám định, các phương pháp giám định
_Bồi thương tổn thất (nguyên tắc bồi thường, nôi dung bồi thường)
B. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa (S.viên đọc tài liệu tham khảo )
CHƯƠNG III
BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN - BẢO HIỂM TNDS CHỦ TÀU BIỂN - HỘI BẢO HIỂM P AND I
I.Bảo hiểm thân tàu biển
1.Khái niệm về tàu biển
_Tàu biển là Kh.niệm dùng để chỉ các phương tiện nổi trên mặt nước, dùng để chuyên chở h.hoá,
hành khách, hay các mục đích khác.
_Tàu biển di chuyển theo một hải trình quy định: đường hàng hải quốc tế / nội địa
_Ưu, nhược điểm của tàu biển: Tàu biển có khả năng vận chuyển được h.hoá cồng kềnh,khối
lượng lớn, cước phí rẻ Nhưng tàu biển có tốc độ di chuyển chậm, dễ gặp nhiều rủi ro ,tai nạn vì
có hình khối lớn, phạm vi hoạt động rộng trên biển.
_Đơn vị đo lường về tàu biển:
+ DWT ( Dead Weight Tonnage ) Trọng tải tàu, sức chở của con tàu =>Chia ra:
- Trọng tải toàn phần (Dead Weight all Told )
- Trọng tải tịnh (Ttai thực dụng:Dead Weight Cargo) :Bằng 75% - 90%TT toàn phần

+ GRT (Gross Register Tonage ) Tấn dung tích đăng ký toàn phần.
1GRT = 2,83 m
3
.

GRT dùng để thống kê lực lượng tàu buôn, giải quyết các tranh chấp pháp
lý về tàu biển.Cách tính ?
+ NRT (Net Gross Tonage ) Tấn dung tích đăng ký tịnh (thực dụng ).NRT dùng để tính cảng phí,
phí đi qua kênh đào quốc tế.Cách tính ?
_Luật cờ tàu ( quốc tịch tàu ): Mỗi con tàu biển phải đăng ký quốc tịch tàu và mang cờ quốc gia
đó, được xem là lảnh thổ nổi của quốc gia đó.
2.Hợp đồng bảo hiểm thân tàu biển
a. Đối tượng bảo hiểm : Đó là toàn bộ con tàu, bao gồm vỏ tàu và máy móc, trang thiết bị
của con tàu đó.Khi kê khai HĐBH chủ tàu phải nêu rõ các yếu tố: têntàu, cảng đăng ký
quốc tịch tàu, năm và nơi đóng tàu, cấp hạng tàu.Và trong suốt thời gian bảo hiểm chủ tàu
phải luôn đảm bảo 03 điều kiện:
+ Tàu đủ khả năng đi biển
+ Hành trình tàu hợp pháp
+ Quốc tịch tàu không đổi
b. Số tiền bảo hiểm . Cấu trúc gồm 03 bộ phận sau:
_STBH thân tàu => được tính theo giá tri con tàu, thông thương chủ tau bảo hiểm thấp hơn
giá trị con tàu
_STBH cước phí chuyên chở => đây là bảo hiểm cho số cước phí mà chủ tàu phải trả lại cho
chủ hàng do không đưa hàng về đến bến do tàu gặp nạn.STBH cước phí tối đa chỉ bằng 25%
STBH thân tàu.
_STBH chi phí điều hành => đây là bảo hiểm cho số chi phí quản lý, lãi kinh doanh trong thời
gian tàu ngừng hoạt động do tàu gặp nạn. STBH nầy tối đa chỉ bằng 25% STBH thân tàu.Chủ
tàu mua bảo hiểm thêm chi phí nầy là nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định
10
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng

c.Phí bảo hiểm .Cấu trúc gồm 03 bộ phận sau:
Phí bh thân tàu = Phí Bồi thường TTTB + Phí bồi thương TTBP + Phụ phí
_Phí bồi thường TTTB = STBH x Tỷ lệ phí BH (R)
R phụ thuộc vao: Tuổi tàu, tầm vóc tàu, trang thiết bị tàu, diều kiện bhiểm
_Phí bồi thường TTBP: Xác định dựa vào tuyến dường và phạm vi hoạt động của tàu ,số liệu
thống kê các năm trước về tình trạng bảo dưỡng, sửa chữa ;tình trạng tổn thất của cac đội
tàu,
_Phụ phí: Nhằm bù đắp chi phí quản lý, chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất, lập quỹ dự phòng ,
tỷ lệ lạm phát
Phí bhiểm phải đóng ngay sau khi HĐ có hiệu lực.Néu tàu ngừng hoạt động liên tục > 30
ngày thì Công ty bhiểm sẽ xem xét hoàn lại phí
Phí Bhhoàn lại = Phí bhiểm đóng cả năm x R
h
x Số ngày tàu ngừng h.động / 365 ngày
R
h
là tỷ lệ % phí hoàn lại do hảng BH quy định.
d.Các điều kiện bảo hiểm thân tàu
Chủ yếu áp dụng các điều kiện BH do Hội bảo hiểm Lon don soạn thảo, gồm 04 đ.kiện sau:
_Điều kiện TLO (Total Loss Only) => ĐKBH tổn thất toàn bộ thântàu
_Điều kiện FOD (Free Of Damage) =>ĐKBH loại trừ tổn thất bộ phận thân tàu
_Điều kiện FPA (Free From Particular Average absolutely) =>ĐKBH loại trừ tổn thất riêng
về thân tàu
Điều kiện ITC ( Institute Time Clause ) => ĐKBHmọi rủi ro
Nội dung các ĐKBH: xem ở bảng tổng hợp
II. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển
1.Nội dung trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển
Theo luật pháp quốc tế, TNDS chủ tàu gồm 03 lãnh vực sau:
a. TNDS gây ra bởi bản thân con tàu:
_TNDS do đâm va với tàu khác, vật thể khác => phát sinh chi phí trách nhiệm đâm va khi

tàu có lỗi
_TNDS đối với xác tàu đắm => p.sinh các chi phí đánh dấu, thắp sáng, di chuyển , trục vớt,
phá huỷ xác tàu
_TNDS do gây ra ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường khi tàu gặp nạn nhiên liệu,h.hoá dổ ra
biển => p.sinh các chi phí khắc phục môi trương, bồi thương thiệt hại kinh doanh
b.TNDS đối với con người trên tàu, gồm sỹ quan, thuỷ thủ, công nhân, hành khách đi tàu
=>p.sinh các chi phí mua bảo hiểm và các chi phí hồi hương, mai táng khi tàu gặp nạn gây
tổn thât về con người trên tàu.
c.TNDS đối với h.hoá chuyên chở trên tàu, gồm:
_H.hoá giao thiếu, hay không giao hàng mà không dẫn chứng được nguyên nhân tổn thất
_H.hoá hư hỏng,đổ vỡ do lỗi của tàu gây ra(chất xếp,chèn lót sai k.thuật,tàu thông gió kém )
_H.hoá bị mất cắp khi còn nằm trong phạm vi hành trình của tàu
2.Đói tượng bảo hiểm của HĐBH TNDS chủ tàu
Trong qúa trình hoạt động k. doanh, chủ tàu hoặc người thuê tầu phaỉ chịu trách nhiệm về
những rủi ro tổn thât do sử dụng con tàu vào hoạt động gây thiệt hại cho ngươi khác.Trach
nhiệm bồi thường thiệt hai cho người khác (tàu khác ) được chuyển giao cho bảo hiểm nếu
chủ tàu tham gia bảo hiểm TNDS
Đối tượng của BHTNDS chủ tàu gồm 03 nội dung đề cập ở mục a nói trên.Cần chú ý là
TNDS chủ tàu chỉ phát sinh khi chủ tàu có lỗi, có thiệt hại thực tế cho người thứ ba và đó là
hậu quả của việc vi phạm do tàu có lỗi gây nên.
3.Tai nạn đâm va của tàu biển và cách giải quyết
a.Các loại đâm va chủ yếu của tàu biển:
_Con tàu đâm va với vật thể khác: cố định / chuyển động
11
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
_Con tàu đâm va với tàu khác ( Hai tàu đâm va nhau ) => Phải xác định nguyên nhân lỗi để làm
căn cứ giải quyết hậu quả. Có 03 trường hợp sau:
+TH 1: Lỗi do khách quan làm 2 tàu đâm va nhau (?) =>Cả 2 tàu đều ko có lỗi, thiệt hại bên naò
bên ấy tự gánh chịu
+ TH 2:Lỗi hoàn toàn do một bên gây ra (?) => Tàu có lỗi phải gánh chịu các tổn thất của mình

và phải bồi thường toàn bộ tổn thât của tàu bên kia
+_TH 3: Cẩ 2 tàu cùng có lỗi (?) => Trường hợp nầy phải định lượng mức độ lỗi của mỗi bên để
làm căn cứ giải quyết tổn thất do tai nạn đâm va gây nên.Có 2 cách giải quyết là: Theo trách
nhiệm chéo và Theo trách nhiệm đơn (đề cập ở mục sau )
b.Trách nhiệm của người B.H thân tàu trong tai nạn đâm va, gôm:
_Trách nhiêm đối với con tàu dược B.H đâm va => Người B.h chỉ chịu trách nhiệmvề tổn thất
của thân tàu (vỏ tàu, máy móc trang thiết bị của tàu).
_Trách nhiêm đối với con tàu bị tàu dược B.H đâm va => Người B.h chỉ chịu trách nhiệm gián
tiếp do tập quán của b.h quốc tế, nghĩa là chia xẻ một phân chi phí trach nhiệm đâm va với chủ
tàu khi họ gặp nạn.
Theo thông lệ B.hiểm quốc tế thì người b.h chỉ giúp đỡ tối đa băng ¾ chi phí trách nhiệm đâm va
và không quá ¾ STBH.ở HĐBH.thân tàu.Ví du (?)
Chi phí TNĐV với tàu khác gồm 04 nội dung:
+ Thiệt hại vật chất về thân tàu bị đâm va
+ Thiệt hại vật chất về h.hoá trên tàu bị đâm va
+ Thiệt hại về con người trên tàu bị đâm va
+ Thiệt hại về kinh doanh (thu nhập, lãi) của con tàu bị đâm va
c.Giới hạn TNDS của chủ tàu trong tai nạn đâm va
_Mục đích giới hạn: Nhăm hạn chế sự phá sản của các chủ tàu khi phát sinh chi phí TNĐV quá
lớn, đặc biệt là đối với các chủ tàu nhỏ khả năng tài chính thấp.
_ Mức giới hạn: Phụ thuộc vào hệ thống luật pháp mà các chủ tàu vận dụng.Như, luật Anh- Mỹ
quy định mức giới hạn trách nhiệm tối đa là 15 Bảng Anh/1GRT
4. Giải quyết tai nạn đâm va theo trách nhiệm chéo và trách nhiệm đơn
a. Điều kiện áp dụng: Cả 2 tàu cùng có lỗi, cùng gây tổn thât lẩn nhau.
b. Cách giải quyết:
_Theo trách nhiệm cheo: Chủ tàu bên nầy bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tàu bên kia theo mức
độ lỗi của mình gây nên và ngược lại. => Cách giải quyết chéo nhau và được gọi là TN chéo.
_Theo trách nhiệm đơn: Trên cơ sở tính toán thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thương của các
chủ tàu, nếu tàu nào có trách nhiệm bồi thương nhiều hơn sẽ phải bồi thường cho tàu kia , mức
bồi thường bằng mức chênh lệch trách nhiệm giữa các bên => Cach giải quyết như vậy được gọi

là trách nhiệm đơn
Ví dụ: Tàu A đâm va với tàu B.Theo giám định, tàu A có lỗi 50% (1/2), tau B có lỗi 50% (1/2).
Tàu A bị thiệt hại thân tàu 10.000 USD, thiệt hại h.hoá 4.000 USD
Tàu B bị thiệt hại thân tàu 20.000 USD, thiệt hại h.hoá 6.000 USD, thiệt hại k.doanh 2.000
Cho biết các chủ tàu đã mua B.H thân tàu và các công ty bảo hiểm nhận bồi thường toàn bộ
thiệt hại về thân tàu và gánh chịu ¾ chi phí TNĐV cho các chủ tàu.Hãy tính toán và giải quyết
TNĐV trên theo TN chéovà TN đơn.
III. Hội bảo hiểm P and I ( P: Pro tection-bảo trợ,bảo vệ; I: Idemnity - bồi thường )
1.Nguồn gốc ra đòi, tổ chức và nguyên tắc hoạt động của hội B.hiẻm P & I
_Đầu thế kỉ XVII, các chủ tàu tập hợp lại và lập “Hội tương hỗ tự bảo hiểm” về thân tàu. Đến
năm 1810 đã có hơn 20 Hội bảo hiểm tương hỗ được thành lập, phần lớn tập trung ở Luân Đôn.
_ Năm 1855, Các hội bảo trợ chủ tàu (Protection Clubs) ra đời nhằm bảo hiểm 1/4 trách nhiệm
đâm va và số vượt quá 3/4 mà bảo hiểm thân tàu không đảm nhận; đồng thời Hội cũng bảo hiểm
100% trách nhiệm chết và thương tật đối với sĩ quan, hành khách, thuỷ thủ v.v
12
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
_Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ngày một
nhiều. Những rủi ro do vận chuyển cũng ngày một tăng. Có những rủi ro chưa được bảo hiểm
thân tàu đảm nhận như tổn thất hàng hoá chuyên chở trên tàu do tàu đi chệch hướng. Do đó, năm
1874, Hội Bảo trợ miền Bắc nước Anh nhận thêm rủi ro nay. Và như vậy, Hội Bảo trợ (Protection
Clubs) nhận thêm bảo hiểm hàng hoa và trở thành “Hội bảo trợ và bồi thường” (Protection and
Indemnity clubs) viết tắt P and I.
Hội P&I là tổ chức có tư cách pháp nhân.Mỗi hội gồm nhiều hội viên là chủ tàu (cônty vận tải
biển)các nước trên thế giới. Cơ quan quyền lực cao nhất của hội là Hội Đồng Giám đốc.Hội đồng
nầy quyết địnhthể lệ, chính sách,, việc giải quyết bồi thường cho hội viên
Hoạt động của hội P&I dựa trên nguyên tắc tương hổ nhằm cân bằng các khoả thu chi của hội,
nghĩa là mọi khoản chi về bồi thường tổn thất, chi quản lý, chi giúp dỡ hội viên đêudo các thành
viên của hội đóng góp.
Hội P&I còn giúp đỡ hội viên trong việc giải quyết tranh chấp kiện tụng, bảo lãnh giải thoát tàu,
cung cấp thông tin, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chuyên môn

2. Rủi ro thuộc trách nhiệm P and I
_Các hội bảo hiểm P and I của tất cả các nước đều thực hiện theo các quy tắc, thể lệ bảo hiểm
như nhau. Các rủi ro được bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm đều giống nhau; song cách phân chia có
thể khác nhau. Có nước sắp xếp rủi ro theo nhóm, có nước liệt kê theo loại Nói chung rủi ro
thuộc trách nhiệm bảo hiểm P and I bao gồm:
+Tai nạn cá nhân,ốm đau hoặc tủ vong đối với thuỷ thủ,công nhân bốc dỡ và hành khách
đi trên tàu. Hội chịu trách nhiệm bồi thường những chi phí chữa bệnh, trợ cấp cho nạn nhân, chi
phí an táng hoặc hoả táng, chi phí hồi hương
+Mất mát hành lí, tư trang của hành khách và thuỷ thủ;
+Chi phí đi chệch hướng để đưa người ốm, người bị thương, người đi lậu vé, người tị nạn
lên bờ;
+Chi phí cứu hộ;
+Trách nhiệm 1/4 trong đâm va không được bảo hiểm thân tàu bồi thường;
+Thiệt hại đối với tàu mà không có sự va chạm trực tiếp khác, ví dụ do sóng mạnh làm hư
hại tàu
+Ô nhiễm dầu và các chất thải từ tàu;
+Trách nhiệm theo hợp đồng lai dắt;
+Chi phí di chuyển xác tàu;
+Tiền phạt của chính quyền địa phương, của cảng do tàu vi phạm luật lệ về an toàn lao
động, luật lệ hải quan, làm ô nhiễm môi trường
+ Tổn thât mất mát h.hoá chuyên chở trên tàu.
Ngoài các rủi ro chính trên đây, hiện nay có một số hội mở rộng bảo hiểm thêm một số rủi ro
khác như: bảo hiểm 4/4 TNĐV, bảo hiểm tổn thất tiền thuê tau, bảo hiểm tàu đi chẹch
hướng,
3. Phí bảo hiểm và phương pháp tính phí Do Hội P&I hoạt động theo mục tiêu tương hổ nên
phi bảo hiểm của các hội viên hội viên đóng góp là trên cơ sở cân bằng thu chi của Hội trong
từng thời kỳ ( Năm).
Thu của hội gồm: phí B.H do hôi viên đóng, thu nhập từ lãi đầu tư của quỹ hội.
Chi của hội gồm: bồi thường tổn thất cho các hội viên, chi tái bảo hiểm , chi quản lý, chi bù đắp
tỷ lệ lạm phát

Về ph.pháp tính phí: gồm có tính phí đóng trước và tính phí đóng sau (S.viên đọc TLTK )
13
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ NGHIEP VỤ BẢO HIỂM TRONG NƯỚC
I.BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
- Những đặc điểm cơ bản của BH trách nhiệm:
+ Đối tượng BH mang tính trừu tượng , khó xác định trước.
+ Thường mang tính bắt buộc.
+Người BH có thể giới hạn trách nhiệm hoặc không
A. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1. Trách nhiệm dân sự của chủ xe: Đó là phần trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại do
sự lưu hành xe trái với quy định pháp luật, gây nên tai nạn làm cho người khác bị thiệt hại về sức
khoẻ, tính mạng,tài sản, thu nhập
2. Quá trình ra đời của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ở Việt Nam
- Năm 1965 ở miền Nam chế độ Sài Gòn cũ đã bắt buộc các chủ xe cơ giới phải tham gia
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe.
- Sau 30/4/1975: Gián đoạn
- Từ 1976 – 1979: Các tỉnh phía Nam triển khai trở lại (tự nguyện)
- 1980 : Thí điểm ở các tỉnh phía Bắc
- Ngày 30/3/1988: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) ban hành Nghị định
30/HĐBT bắt buộc mọi chủ xe cơ giới có xe đăng kí hoạt động đều phải tham gia Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ xe.
- Điều 8 Luật kinh doanh Bảo hiểm (Quốc hội khoá X – kì họp thứ 8 thông qua ngày
9/12/2000) tái khẳng định Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới thuộc loại hình bảo hiểm bắt buộc.
3. Ý nghĩa của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe :
- Góp phần đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế tai nạn giao thông.
- Ổn định tài chính cho chủ xe khi gặp tai nạn và phát sinh TNDS.
- Ổn định xã hội, đảm bảo quyền lợi của bên thứ ba.
4. Những nội dung chính của nghiệp vụ Bảo hiểm TNDS chủ xe :
4.1. Đối tượng bảo hiểm: Chỉ bao gồm phần TNDS của chủ xe đối với người thứ ba mà thôi.

4.2. Điều kiện phát sinh TNDS chủ xe :
- Tai nạn xảy ra và có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba.
- Tai nạn xảy ra là do hành vi trái pháp luật của lái xe (xe có lỗi).
- Hình thành mối quan hệ nhân quả giữa 2 điều kiện trên.
4.3. Phạm vi trách nhiệm của người BH:
Gồm những thiệt hại do tai nạn bất ngờ của xe gây ra như:
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tài sản, của cải của bên thứ ba.
- Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người tham gia cứu chữa tai nạn.
- Các chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế thiệt hại.
Không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm đối với những thiệt hại do lái xe cố ý gây tai
nạn, do vi phạm luật giao thông, do các vật dụng chuyên chở trên xe rơi xuống gây tai nạn.
4.4. Phí bảo hiểm TNDS đến xe :
Nguyên tắc chung : Phí BH được tính riêng cho từng loại xe và tính trong một khoảng thời
gian nhất định (1 năm).
Công thức : P = f + d
P : Phí BH / đầu xe/ năm.
f : Phí thuần ( bồi thường)
d : Phụ phí(Quản lý, lãi)
14
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
f =
1
1
.
n
i
n
i
Si Ti

Ci
=
=


Si : Số vụ tai nạn của loại xe nào đó phát sinh TNDS trong năm i.
Ti : Số tiền bồi thường trung bình của 1 vụ tai nạn trong năm i.
Ci : Số lượng xe đó đã đăng ký hoạt động trong năm i
4.5. Trách nhiệm bồi thường của Công ty bảo hiểm : Gồm các công việc sau :
- Kiểm tra hồ sơ yêu cầu bồi thường của chủ xe : Gồm :
+ Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
+ Tờ khai tai nạn của chủ xe.
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường.
+ Biên bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
+ Biên bản hoà giải nếu có.
+ Quyết định của Toà án (nếu có).
+ Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của bên thứ ba.
+ Thư chuyển quyền đòi bồi thường của bên thứ ba.
- Giám định thiệt hại thực tế của bên thứ ba
Thiệt hại thực tế = Thiệt hại về + Thiệt hại về con
của bên thứ ba tai sản người
- Bồi thường TNDS chủ xe theo hợp đồng bảo hiểm
Số tiền bồi thường = Lỗi của chủ x Thiệt hại thực tế
(TNDS) của chủ xe xe(%) của bên thứ ba

Số tiền bảo TNDS chủ xe
Mức chi trả cua BH < hiểm < phát sinh.
B.BH trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển trong ngành hàng không dân dụng.(SV tự
nghiên cứu)
C. BH trách nhiệm dân sự của chủ doanh nghiệp. (SV tự nghiên cứu)

D.BH trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm. (SV tự nghiên cứu)
II. BẢO HIỂM CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI TRONG NÔNG NGHIỆP ( BẢO HIỂM
NÔNG NGHIỆP).
1. Đặc điểm của đối tượng bảo hiểm:
- Đối tượng Bảo hiểm là những cơ thể sống chịu ảnh hưởng rất nhiều ở các điều kiện tự
nhiên (khí hậu, thời tiết ) và các quy luật sinh học (di truyền, biến dị ) trong quá trinhfsinh
trưởng, phát triển và cho kết quả thu hoạch.
- Sự hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho đối tượng bảo hiểm không đồng
nhất giữa thời gian sản xuất và kết quả thu hoạch.
2. Ý nghĩa của Bảo hiểm nông nghiệp:
- Góp phần hạn chế rủi ro và tổn thất trong sản xuất nông nghiệp, giúp cho quá trình tái
sản xuất nông nghiệp diễn ra được thuận lợi.
- Giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước khi có thiên tai xảy ra.
- Góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam đi lên sản xuất lớn: sản xuất hàng hoá,
đặc biệt là đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính.
15
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
3. Các rủi ro thường gặp trong sản xuất nông nghiệp:
- Nhóm mưa to, gió mạnh : Gồm cac hiện tượng :
+ Bão (Gió mạnh từ cấp 8 trở lên – 61km/h).
+ Áp thấp nhiệt đới.
+ Lốc và gió xoáy.
- Nhóm ngập úng:
+ Mưa Rào lớn, kéo dài(>30ml/h)
+ Lũ, lụt
+ Úng (thừa nước trong đất trồng)
- Nhóm hạn hán:
+ Hạn (thiếu nước) do nắng nóng, gió nóng kéo dài.
+ Gió Lào.
- Nhóm gió lạnh, giá, rét:

+ Gió mùa Đông Bắc.
+ Sương muối, tuyết.
- Nhóm sâu bệnh - dịch bệnh.
- Nhóm các rủi ro khác (chim chóc, chuột phá hoại, hoả hoạn ).
4. Nội dung bảo hiểm nông nghiệp:
4.1. Bảo hiểm cây trồng:
4.1.1. Đối tượng bảo hiểm:
+ Đối với cây trồng hằng năm : Đó là sản lượng thu hoạch/ Đơn vị diện tích.
+ Đối với cây trồng lâu năm : Có thể là giá trị của vườn cây hoặc sản lượng thu hoạch
hàng năm.
+ Đối với vườn ươm: Đó là giá trị cây giống trong thời kỳ ở vườn ươm.
4.1.2. Phạm vi Bảo hiểm: Gồm các rủi ro do thiên tai, thời tiết xấu sâu bệnh làm thiệt hại nhưng
phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
+ Là hiện tượng bất ngờ hoặc không bất ngờ nhưng con người chưa thể khống chế hoặc
loại trừ.
+ Đã áp dụng các biện pháp điều phòng, hạn chế tổn thất nhưng không có kết quả hoặc
không thêtranhs khỏi tổn thất.
+ Là hiện tượng bất ngờ đối với nơi xảy ra có cường độ phá huỷ lớn hơn hoặc xảy ra sớm
hơn hay muộn hơn so với bình thường hàng năm.
4.1.3. Xác định phí bảo hiểm:
Công thức : F = F1 + F2 + F 3 + F4
F1 : Phí bồi thương tổn thất (phí thuần). Xác định theo thống kê kinh nghiệm của 3 - 5
năm trước.
F2 : Phí đề phòng hạn chế tổn thất .
F3 : Phí dự phòng (Tổn thất lớn với những rủi ro có xác suất bé).
F4 : Phí quản lý.
F : Phí BH thu trên 1 đơn vị diện tích/ năm.
4.1.4. Giám định và bồi thường tổn thất của Công ty Bảo hiểm.
- Tổ chức giám định: Phải có sự phối hợp giữa giám định viên với người được bảo hiểm,
cùng với chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ thực vật.

- Phương pháp giám định: Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và loại cây trồng, nhưng phổ
biến là sử dụng phương pháp chọn mẫu ddeeersuy rộng trên mức độ thieet hại.
- Xác định mức bồi thường.
+ Đối với cây trồng hàng năm:
Giá trị sản Giá trị tận Giá trị tổn thất
Gíá trị tổn thất = lượng tổn thất - thu - không được bồi
được bồi thường thực tế (nếu có ) thường (nếu có)
16
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
+Đối với cây trông lâu năm:
Giá trị tổn thất b.thường = Giá trị tổn thất thưc tế -
]
Sô thag da BH
á tri tt thte x Ty le khau hao x
12
Gi




4.2. Bảo hiểm vật nuôi :
4.2.1. Đối tượng bảo hiểm :
- Đối với con vật nuôi là tài sản cố định: xác định giá trị bảo hiểm đến từng con vật nuôi.
- Đối với con vật nuôi là tài sản lưu động: xác định giá trị bảo hiểm cho cả đàn.
4.2.2. Phạm vi bảo hiểm :
- Thiên tai làm thiệt hại vật nuôi: bão, lụt, mưa đá, hạn hán làm khô kiệt nguồn nước.
- Dịch bệnh
- Buộc phải giết loại để đề phòng dịch bệnh lây lan.
- Các rủi ro khác (hoả hoạn, tai nạn giao thông )
4.2.3. Phí bảo hiểm (tương tự như đối với cây trồng)

F = F
1
+ F
2
+ F
3
+ F
4
4.2.4. Giám định và bồi thường tổn thất:
Giá trị tận Giá trị Giá trị tổn thất
Gíá trị tổn thất = Giá trị tổn – thu – khấu hao – không được bồi
được bồi thường thất thực tế (nếu có ) (nếu có) thường (nếu có)
III.BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT (SV tư nghiên cứu)
IV.BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT. (SV tư nghiên cứu)
V.BẢO HIỂM TIỀN GỬI, BH TIỀN TRONG KHO VÀ TRONG QUÁ TRÌNH VÂN
CHUYỂN. (SV tư nghiên cứu)
VI.BẢO HIỂM HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ. (SV tư nghiên cứu)
VII. BẢO HIỂM CON NGƯỜI (Không thuộc lãnh vực bảo hiểm xã hội)
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm con người: Xuất phát từ những lí do sau:
- Lao động chính trong gia đình bị mất hoặc giảm thu nhập khi gặp những rủi ro tai nạn
bất ngờ, từ đó làm cho cuộc sống gia đình khó khăn.
- Việc lo cho tuổi già hoặc khi về hưu, thu nhập khó trang trải đủ chi tiêu cho cuộc sống,
đặc biệt là vấn đề ốm đau, bệnh tật trở thành gánh nặng tài chính cho con cái.
- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu con người càng đa dạng
mà hệ thống bảo hiểm xã hội vốn mang nặng tính pháp lí không thể đáp ứng đầy đủ và bao quát
tất cả .
- v.v
2. Tác dụng của bảo hiểm con người:
- Góp phần ổn định cuộc sống cho các cá nhân và gia đình, kaf chỗ dựa tinh thần cho
người được bảo hiểm.

- Góp phần ổn định tài chính, ổn định SXKD cho các doanh nghiệp tạo lập mối quan hệ
gắn bó, gần gũi giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Góp phần thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi, tạo lập nguồn vốn đầu tư dài hạn thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển.
- Góp phần giải quyết các vấn đề về mặt xã hộ như : tạo thêm công ăn việc làm (ở Hồng
Kông với số dân 6 triệu người có 20.000 người làm việc ở các Công ty bảo hiểm, Ở Mỹ ngành
bảo hiểm thu hút gần 2 triệu lao động), tăng vốn đầu tư cho con cái, tạo lập một nếp sống đẹp :
tiết kiệm, có kế hoạch, có dự phòng…
17
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
3. Phân loại bảo hiểm con người:
3.1. Phân loại theo kỹ luật quản lý : Chia 2 loại
- Bảo hiểm con người quản lý theo kỹ thuật phân chia :
Nội dung cơ bản của cách quản lý này là căn cân bằng các khoản thu và chi của một bản
hợp đồng bảo hiểm trong một thời hạn ngắn thường là không quá một năm. Cách quản lý này
thường áp dụng đối với bảo hiểm con người phi nhân thọ.
- Bảo hiểm con người quản lý theo kỹ thuật tồn tích :
Cách quản lý này không nhằm cân bằng hợp đồng bảo hiểm trong một năm mà cân bằng
trong nhiều năm. Ký thuật tồn tích nói lên tính chất dài hạn của hợp đồng và phí bảo hiểm được
tồn tích lại trong nhiều năm để chi trả cho người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nghĩa
là số phí mà người bảo hiểm thu được trong một năm không được sử dụng hết để chi trả cho các
tổn thất và chi phí xảy ra trong một năm. Một phần phí bảo hiểm sẽ được gửi tiết kiệm hay đầu tư
và tồn tích theo phương pháp lãi kép nhằm giúp cho người bảo hiểm thanh toán hợp đồng trong
tương lai. Quản lý theo kỹ thuật tồn tích thường được áp dụng đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm hưu trí ví các nghiệp vụ này găn liền với tuổi thọ con người, hợp đồng bảo hiểm thường là
trung hạn và dài hạn.
3.2. Phân loại theo rủi ro bảo hiểm : 2 loại
-BH nhân thọ : là loại hình bảo hiểm bảo đảm cho các rủi ro có liên quan đến sinh mạng,
cuộc sống và tuổi thọ của con người.
- BH con người phi nhân thọ : là loại hình BH không liên quan dến tuổi thọ con người,

mang tính chất ngắn hạn như : Bảo hiểm tai nạn hành khách, BH khách du lịch, BH trợ cấp nằm
viện, BH tai nạn bất ngờ 24/24,BH học sinh, sinh viên, BH cho vận động viên…
4. Bảo hiểm nhân thọ :
4.1. Những đặc điểm cơ bản của BH nhân thọ (so với BH phi nhân thọ)
- BH Nhân thọ vừa mang tính chất tiết kiệm vừa mang tính chất bảo hiểm rủi ro.
- BH Nhân thọ đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của con người tham gia bảo hiểm đặc
biệt là trong nền kinh tế thị trường
- Các loại hợp đồng BH nhân thọ rất đa dạng và phức tạp.
- Phí BH Nhân thọ chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Vì vậy, quá trình xác định
phí BH phức tạp :
Các nhân tố ảnh hưởng gồm:
+ Độ tuổi của người được bảo hiểm.
+ Tuổi thọ bình quân của con người.
+ Số tiền bảo hiểm
+ Thời gian tham gia
+ Phương thức thanh toán
+ Lãi suất đầu tư
+ Tỷ lệ lạm phát
+ v.v…
- BH nhân thọ ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, kể cả
môi trườn pháp lý có ảnh hưởng đáng kể.
Những điều kiện về kinh tế như :
• Tốc độ tăng trưởng GDP
• GDP bình quân đầu người, mức thu nhập dân cư
• Tỷ lệ lạm phát
• Tỷ giá hối đoái.
• v.vv…
Những điều kiện về xã hội như :
• Điều kiện về dân số
• Tuổi thọ bình quân của người dân.

18
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
• Trình độ học vấn, dân trí.
• Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
4.2. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản :
BH nhân thọ đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm. Về phía
người bảo hiểm đã đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dưới hình thức nhiều loại hợp
đồng khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành 3 loại hình BH nhân thọ cơ bản là :
- Bảo hiểm trong trường hợp tử vong
- Bảo hiểm trong trường hợp sống.
- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.
Bên cạnh đó người bảo hiểm có thể áp dụng thêm các điều khoản bổ sung (sản phẩm phụ)
như :
- Bảo hiểm tai nạn.
- Bảo hiểm sức khỏe.
- Bảo hiểm không nộp phí thương tật.
- Bảo hiểm cho người đóng phí.
- v.v…
4.2.1. Bảo hiểm trong trường hợp tử vong :
4.2.1.1. Bảo hiểm tử kỳ (còn gọi là BH tạm thời hay BH sinh mạng có thời hạn)
Là BH cho trường hợp người được BH, chết trong một thời hạn nhất định đã quy định
trong hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra thì BH không nhận được bất kỳ một khoản hoàn phí
nào từ số phí BH đã đóng. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng thì
người BH có trách nhiệm thanh toán số tiền BH cho người được thụ hưởng quyền lợi BH.
Đặc điểm :
- Thời hạn BH xác định.
- Trách nhiệm và quyền lợi mang tính tạm thời.
- Mức phí BH thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được BH.
Mục đích :
- Đảm bảo các chi phí mai táng

- Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn.
- Thanh toán các khoản nợ nần về các khoản vay hoặc thế chấp của người được
BH.
Bảo hiểm tử kỳ còn được đa dạng hóa với các dịch vụ cụ thể như:
- Bảo hiểm tử kỳ cố định.
- Bảo hiểm tử kỳ có thể tái tục.
- Bảo hiểm tử kỳ giảm dần.
- Bảo hiểm tử kỳ tăng dần.
- V.v…
4.2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (BH Trường sinh)
Loại hình BH này cam kết chi trả cho người thụ hưởng một số tiền BH đã được ấn định
trên hợp đồng BH khi người được BH chết vào bất kỳ lúc nào kể từ lúc ký kết hợp đồng.
+ Đặc điểm :
- Số tiền BH trả toàn bộ 1 lần khi người được BH chết.
- Thời hạn BH không xác định.
- Phí BH có thể đóng 1 lần hoặc định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình
bảo hiểm.
- Phí BH cao hơn so với BH sinh mạng có thời hạn (vì cái chết chắc chắn xảy ra)
- Tạo nên một khoản tiết kiệm cho người thụ hưởng vì chắc chắn người BH sẽ
phải chi trả STBH.
+ Mục đích :
- Đảm bảo các chi phí mai táng.
19
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
- Đảm bảo ổn định thu nhập cho cuộc sống gia đình.
- Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau.
+ Các loại hợp đồng của BH nhân thọ trọn đời rất đa dạng như :
- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời phi lợi nhuận.
- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời có tham gia chia lợi nhuận.
- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời có đóng phí liên tục.

- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời đóng phí một lần.
4.2.2. BH trong trường hợp sống (còn gọi là bảo hiểm sinh kỳ)
Với loại bảo hiểm này thì người BH cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một
khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm. Nếu người được
BH chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kỳ một khoản tiền nào.
+ Đặc điểm :
- Trợ cấp định kỳ cho người được BH trong thời gian xác định hoặc cho đến khi
chết .
- Phí BH đóng một lần.
- Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian BH không xác định.
+ Mục đích :
- Đảm bảo thu nhập cố định khi về hưu hay tuổi già.
- Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hay con cái khi tuổ già.
- Bảo trợ mức sống trong những năm tháng còn lại của cuôc đời.
Như vậy tương ứng với một khoản phí BH phải nộp khi ký hợp đồng mà người tham gia
BH lựa chọn, người BH sẽ thanh toán một khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng cho người được BH.
Nếu khoản trợ cấp này được trả định kỳ cho đến hết đời thì được gọi là “Bảo hiểm niên kim nhân
thọ trọn đời”. Nếu chỉ được chi trả trong một khoản thời gian nhất định thì được gọi là “Bảo hiểm
niên kim nhân thọ tạm thời”.
Các khoản trợ cấp định kỳ chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày ấn định và chỉ được
trả khi người được BH còn sống.
Loại hình BH này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người không được
hưởng trợ cấp hưu trí từ quỹ BHXH. Do đó với nhiều tên gọi khác nhau : “ Bảo hiểm tiền trợ cấp
hưu trí”, “Bảo hiểm tiền hưu”, “Niên kim nhân thọ”,v.v… đang được các công ty BH nhân thọ
vận dụng linh hoạt.
4.2.3. BH nhân thọ hỗn hợp :
Thực chất của loại hình BH này là kết hợp giữa hai loại bảo hiểm tử vong và bảo hiểm
sinh ký. Ở đây có sự kết hợp đan xen nhau giữa 2 yếu tố tiết kiệm và rủi ro cho nên loại BH này
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
+Đặc điểm:

• Số trên BH được trả khi hết hạn hợp đồng hoặc người được BH tử vong trong thời
hạn bảo hiểm.
• Thời hạn BH được xác định ( thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm…)
• Phí BH thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn BH.
• Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí BH và có thể được hoàn phí nếu không
có điều kiện tiếp tục tham gia.
+Mục đích :
• Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân.
• Tạo lập quỹ hưu trí, giáo dục và trả nợ.
• Dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp nghiệp kinh doanh.
Trong thực tiễn khi triển khai các dịch vụ BH nhân thọ hỗn hợp các công ty bảo hiểm
thường đa dạng hóa sản phẩm bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận,
có lợi nhuận và các loại hợp đồng khác tùy theo tình hình kinh tế.
4.3. Phí BH nhân thọ :
20
Th.s. Võ Văn Vang Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng
Phí BH thực tế mà người tham gia BH phải nộp gọi là phí toàn phần được xác định theo
công thức tổng quát sau :
Phí toàn phần = Phí thuần + phí hoạt động.
+ Phí thuần trong BH nhân thọ thường được xác định theo nguyên lý thu cân bằng số chi.
Số chi chỉ bao gồm số tiền bảo hiểm tử vong hoặc hết hạn hợp đồng mà không bao giờ
gồm các khoản khác. Khi xác định phí thuần cần phải dựa trên các giả định :
- Tỷ lệ tử vong được xác định.
- Cách tinh tuổi phù hợp với tuổi ở bảng tỷ lệ tử vong.
- Lãi suất xác định.
- Tiền bảo hiểm tử vong trả vào cuối năm hợp đồng.
- Hợp đồng BH chỉ chấm dứt khi người được BH bị chết hoặc hết hạn., tức là
không có hiện tượng hủy bỏ hợp đồng.
+ Phí hoạt động bao gồm các khoản sau:
- Chi phí cho hợp đồng mới( hoa hồng đại lý, chi phí kiểm tra y tế,…).

- Chí phí thu BH ( các chi phí phát sinh khi thu phí).
- Chi phí quản lý : gồm các chi phí phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm để
quản lý hợp đồng.
……………………………………………………………………………………………….
21

×