Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI BÁO CÁO -10 vấn đề ô nhiễm môi trường qua ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.81 KB, 13 trang )

10 vấn đề ô nhiễm môi trường qua ảnh
30-12-2008
Gửi Email In bài Bản chỉ có chữ
ThienNhien.Net - Vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu với quý bạn đọc những vấn đề ô nhiễm thế giới nổi bật năm 2008 trích
từ báo cáo của Viện Blacksmith và Hội chữ thập Xanh Thụy Sĩ. Dưới đây là những hình ảnh để bạn đọc cùng tham khảo
thêm.
Nhìn lại 2008 – Những vấn nạn ô nhiễm trên thế giới (Kỳ 1)
Nhìn lại 2008 - Những vấn nạn ô nhiễm trên thế giới (Kỳ 2)

Ô nhiễm không khí đô thị: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hàng năm trên toàn thế giới có khoảng
865.000 người chết do ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm không khí ngoài trời mà chủ yếu tập trung ở các
khu đô thị và khu công nghiệp. Phơi nhiễm với không khí ô nhiễm có thể gây ra các căn bệnh về phổi và
tim mạch mãn tính, đặc biệt là trẻ em và những người có tiền sử với bệnh này.

Nước thải sinh hoạt: Đó là chất thải lỏng, chứa hỗn hợp nước thải từ những hoạt động phi công nghiệp
của con người như vệ sinh, tắm, giặt và rửa. Ở nhiều nơi trên thế giới, rác và nước thải chưa được xử
lý bị đổ trực tiếp xuống sông ngòi.

WHO ước tính mỗi năm có 1,5 triệu người chết do sử dụng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh không
đảm bảo, trong đó phần lớn là trẻ em. Chất thải sinh hoạt không được xử lý cũng làm giảm hàm lượng
oxy trong môi trường nước, phá huỷ hệ sinh thái nước và đe doạ sinh kế của con người.

Nung chảy và gia công kim loại: Quá trình nung chảy và gia công kim loại thường thải ra lượng lớn các
chất gây ô nhiễm không khí như HCl, SO
2
, NO
x
và các kim loại nặng như chì (Pb), asen (As),
crom(Cr), niken (Ni), đồng (Cu) và kẽm (Zn).

Con người dễ bị ngộ độc do phơi nhiễm các chất độc hại trong quá trình chế biến kim loại qua đường hô


hấp và ăn uống. Công nhân trong nhà máy gia công và nấu chảy kim loại thường có nguy cơ nhiễm độc
cao hơn. Hậu quả là họ phải gánh chịu nhiều loại bệnh cấp tính và kinh niên khác nhau.

Hoạt động khai thác mỏ: Kim loại nặng và các loại hoá chất nguy hại phát sinh trong khai thác mỏ ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của những người tiếp xúc và gây ra các bệnh có liên quan tới mắt, da, mũi
họng; những bệnh tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn máu, thận, gan; thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư,
phá huỷ hệ thần kinh trung ương, gây ra các dị dạng bẩm sinh. Nguồn nước mặt và nước ngầm cũng bị ô
nhiễm nghiêm trọng bởi hoạt động này.

Tái chế chì từ pin axit chì thải loại: Thật không may là quá trình tái chế chì từ pin axit chì đã qua sử
dụng lại thường diễn ra ở những đô thị đông đúc dân cư mà không có biện pháp gì để ngăn chặn tác
động ô nhiễm của nó. Con người sẽ bị nhiễm độc chì cấp tính khi tiếp xúc với 1 hàm lượng chì lớn do
nuốt phải bụi, khí hoặc hơi phát tán trong không khí. Nhưng nhiễm độc chì do tiếp xúc lâu ngày với 1 hàm
lượng chì nhỏ còn phổ biến và nguy hại hơn nhiều.

Các bệnh về sức khoẻ do nhiễm độc chì gồm có chứng suy giảm phát triển thể chất và trí óc, suy yếu
chức năng thận, thậm chí tử vong. Trong đó trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng nhạy cảm hơn
cả với sự nhiễm độc này.

Chất thải phóng xạ và mỏ uranium: Rác thải và vật liệu phóng xạ là những nguồn phát thải phóng xạ có
ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Vật liệu phóng xạ được không chỉ đượcsử dụng trong các nhà máy
sản xuất điện và trong quân sự mà cả trong lĩnh vực y học, trong công nghiệp, và ngay cả trong cuộc
sống hàng ngày.

Chất thải phóng xạ có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước hoặc không khí. Chất phóng
xạ tấn công cơ quan chức năng của cơ thể, gây ra hàng loạt các bệnh ung thư, gây đột biến gen và ảnh
hưởng đến nhiều thế hệ sau này.

Khai thác vàng thủ công: Hoạt động này tạo ra lượng thuỷ ngân khá lớn thải ra môi trường. Chính các
công nhân mỏ và các thành viên trong gia đình hít hơi thủy ngân này vào. Trong môi trường, thuỷ ngân có

thể bị biến thành metyl thuỷ ngân - một trong những chất độc thần kinh nguy hiểm nhất có thể gây hại cho
con người thông qua chuỗi thức ăn.

Nhiễm độc thuỷ ngân có thể gây ra các bệnh về thận, khớp, mất trí nhớ, sẩy thai, loạn thần kinh, hô hấp
kém, tổn thương thần kinh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ô nhiễm nguồn nước mặt: Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt.
Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng và gần 5 triệu
người chết hằng năm ở các nước nghèo do thiếu nước sạch.

Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra từ chất thải của con người (vi
khuẩn và virút), kim loại nặng và hoá chất từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô
nhiễm hoặc ăn thức ăn chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất.

Ô nhiễm không khí trong nhà: Thường xảy ra ở những nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân như
khói bếp lò, khói thuốc lá hoặc do hoạt động của các loại máy móc, thiết bị trong nhà.

Nguyên nhân chủ yếu ở các nước đang phát triển là đốt than và các chất đốt sinh học (gỗ, phân động vật
và rơm rạ) để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng. Những nước nghèo hay sử dụng các loại chất đốt này. Nạn
nhân chính vẫn là phụ nữ - những người thường xuyên nấu ăn, và trẻ sơ sinh thường xuyên ở trên lưng
mẹ.

Ô nhiễm nước ngầm: Nước ngầm chiếm tới 97% lượng nước ngọt trên Trái đất. Con người sử dụng
lượng nước này cho những nhu cầu sống hằng ngày. Nhưng nguồn nước này giờ đây cũng đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng do nhiều lý do khác nhau. Ô nhiễm nước ngầm có thể bắt nguồn từ các bãi chôn lấp
rác thải không hợp vệ sinh, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng
sản. Trong nông nghiệp nếu sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón cũng ảnh hưởng nghiêm trọng
tới nguồn nước ngầm.

Ô nhiễm nước ngầm phổ biến nhất là ô nhiễm Asen. Sử dụng nước ngầm bị nhiễm bẩn có thể gây ra tiêu

chảy và đau dạ dày, hoặc một số vấn đề nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó có thể gây ung thư, phát triển dị
thường và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Minh Đức (Theo Worstpolluted.org

×