Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.67 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
(Chương trình sau đại học)
ĐỀ TÀI:
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT –
VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014
2
MỤC LỤC
Phần mở đầu 2
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG I – LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ
KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả 5
1.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 6
1.2.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả 6
1.2.2. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau 8
1.3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận 9
CHƯƠNG II- VẬN DỤNG PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ VÀO
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NUỐC TA HIỆN NAY
2.1. Hiện trạng môi trường, tình hình ô nhiễm và các nguyên nhân chính dẫn đến ô
nhiễm môi trường ở nuốc ta hiện nay 10
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước 10
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí 11


2.1.3. Ô nhiễm môi trường đất 12
2.2. Một số mâu thuẫn trong công tác quản lý môi trường hiện nay 14
2.2.1. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường 14
2.2.2. Mâu thuẫn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường 14
2.2.3. Công tác vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường còn kém 15
2.3. Các biện pháp giải quyết và hạn chế ô nhiễm môi trường ở nước ta
hiện nay 15
Kết luận và kiến nghị 17
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Triết học là hệ thống lí luận chung nhất của con người về thế giới, về
bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Và cũng có quan
niệm rằng Triết học là khoa học của các khoa học. Địa lí học là một khoa học,
có thể nói vừa là khoa học tự nhiên vừa là khoa học xã hội. Nên triết học cũng
có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời khỏi chuyên ngành Địa lí.
Hiểu được mối liên hệ này và hiểu được sự thống nhất giữa lí luận, giữa
nguyên tắc phương pháp luận sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong quá trình
học tập và nghiên cứu chuyên ngành Địa lí không những thế chúng ta còn vận
dụng tốt Triết học vào trong thực tiễn nghiên cứu và trong đời sống xã hội.
Với lí do nêu trên, tôi đã đi đến quyết định chọn đề tài “Cặp phạm trù
nguyên nhân - kết quả của phép biện chứng duy vật – vận dụng vào phân
tích vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Triết học là một ngành khoa học, có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành
khoa học khác. Đề tài là mối liên hệ giữa một cặp phạm trù của phép biện
chứng duy vật với Địa Lí học trong vấn đề ô nhiễm môi trường Việt Nam, với
cá nhân là một học viên cao học cùng với kiến thức cơ bản về Triết học. Nên
ở đây tôi chỉ đề cập tới những mặt nổi bật nhất của cặp phạm trù nguyên nhân
– kết quả từ đó phân tích mối quan hệ của cặp phạm trù này qua vấn đề ô

nhiễm môi trường nước ta, đặc biệt nhấn mạnh về nguyên nhân và hậu quả
của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất nên một số giải
pháp của bản thân nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta
hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài giúp tôi có thêm điều kiện củng cố thêm kiến
4
thức bản thân, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về chuyên ngành và Triết học
mà mình chưa rõ và chưa biết đến. Đặc biệt, mục đích của đề tài là giúp tôi
tìm hiểu được phần nào mối quan hệ giữa Triết học và Địa Lí học thông qua
nội dung kiến thức chuyên ngành Địa Lí. Đồng thời, qua tìm hiểu nội dung đề
tài rất giúp ích cho việc giảng dạy của tôi hiện tại và sau này.
Chính vì vậy nhiệm vụ của bài tiểu luận tập trung vào giải quyết các
vấn đề chính:
- Trình bày những kiến thức cơ bản về một trong những cặp phạm trù
cơ bản của phép biện chứng duy vật thuộc bộ môn Triết học- cặp phạm trù
Nguyên nhân – kết quả.
- Thông qua nội dung cặp phạm trù Nguyên nhân – kết quả, liên hệ
kiến thức thực tế của chuyên ngành để phân tích vấn đề ô nhiểm môi trường ở
nước ta hiện nay.
- Từ đó, có thể đánh giá, đề xuất, kiến nghị một vài giải pháp để nhằm
hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê
5. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tà tiểu luận gồm có:
- Phần mở đầu

- Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN
NHÂN VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- Chương 2: VẬN DỤNG PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
VÀO PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NUỐC TA
HIỆN NAY
5
- Phần kết luận và kiến nghị
6
CHƯƠNG I – LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN
NHÂN VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ hình thành của
các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào
đó. Còn kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
Không nên hiểu nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn
khác nhau. Chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai
cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản Nếu hiểu nguyên
nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự
vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng
nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài
thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần.
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều
kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện
cùng với nguyên nhân. Thí dụ chất xúc tác chỉ là điều kiện để các chất hoá
học tác động lẫn nhau tạo nên phản ứng hoá học.
Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính
khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.

Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của
bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người
biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất
yếu gây nên biến đổi nhất định.
7
Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và
những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo
ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình.
Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và
trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào
không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay
chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối
liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong
những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực
tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn
giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải
được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng
ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy
nhiêu.
1.2. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
1.2.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, xuất hiện trước kết quả
Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian
cũng là quan hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa
xuân, sấm kế tiếp chớp, v.v., nhưng không phải đêm là nguyên nhân của
ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm,
v.v Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở
chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của
ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - Nam của nó, nên ánh
sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời.

Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ
đạo, trục của nó bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía,
8
nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên chúc ngả về phía mặt trời, sinh ra các
mùa. Sấm và chớp đều do sự phóng điện giữa hai đám mây tích điện trái dấu
sinh ra. Nhưng vì vận tốc ánh sáng truyền trong không gian nhanh hơn vận
tốc tiếng động, do vậy chúng ta thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm. Như
vậy không phải chớp sinh ra sấm.
Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào
nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên
nhân sinh ra. Thí dụ,nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ
lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật, v.v Mặt
khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra
những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu
quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số
loài sinh vật, v.v., nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều
trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết
quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân
tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của
nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện
của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của
từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho
những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong
muốn) phát huy tác dụng. Thí dụ, trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt
động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh
tế chung. Các thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẫn
nhau, thậm chí còn cản trở nhau phát triển. Muốn phát huy được tác dụng của
các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành

9
phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà nước
phải đủ sức giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác hoạt động
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà
nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách, v.v. thích hợp. Nếu
không như vậy, nền kinh tế sẽ trở nên hỗn loạn và năng lực sản xuất của các
thành phần kinh tế có thể triệt tiêu lẫn nhau. Do vậy phải tìm hiểu kỹ vị trí,
vai trò của từng nguyên nhân.
1.2.2. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ
này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.
Vì vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái
niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một
trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường
hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì
những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua
lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí
cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc.
Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở
trong một quan hệ xác định cụ thể.
Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng
sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự
ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của
nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân
(hướng tiêu cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu
tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược
lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục
10
đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh

tế và giáo dục.
1.3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên
nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên
nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của
những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những
hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong
bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được
tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của
một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra
trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân
này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt
động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân
cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan Đồng thời phải nắm
được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích
hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn
chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
11
CHƯƠNG II- VẬN DỤNG PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ
VÀO PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NUỐC TA
HIỆN NAY
2.1. Hiện trạng môi trường, tình hình ô nhiễm và các nguyên nhân chính
dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nuốc ta hiện nay
2.1.1. Hiện trạng môi trường nước
Theo số liệu thống kê năm 2005, cả nước ta có khoảng 240 nghìn nhà
máy nước với tổng công suất là 3,4 triệu m

3
/ngày. Tỷ lệ dân đô thị được cấp
nước sạch tăng từ 47% năm 1995, lên 67% năm 2005. Cung cấp nước sạch ở
nông thôn chủ yếu vẫn là do nhân dân tự giải quyết, chủ yếu vẫn là sử dụng
nước giếng khoan, ao, hồ… Nguồn cung cấp nước cho đô thị và nông thôn
chủ yếu lấy từ nước mặt khoảng 70%, nước ngầm khoảng 30% (Cục môi
trường báo cáo quan trắc 12-2005).
Nguồn nước mặt bao gồm: ao, hồ, sông, suối. đây là nguồn nước rất
phong phú, tuy nhiên do đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển nhanh đã
gây ô nhiễm nguồn nước này. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường thì hầu hết nguồn nước các sông, ao hồ ở đô thị cũng như ở nông
thôn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ở các đô thị.
Điều này là do các nguyên nhân:
- Trước tiên, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước là nước
thải sinh hoạt. Trong nước thải sinh hoạt thường gặp các hợp chất hữu
cơ như: Cacbon, Albumin có nguồn gốc từ động vật, các chất béo, các
chất dầu… Còn các chất vô cơ phổ biến thường gặp là các muối dễ hòa
tan ở dạng ion như: Na, K, Ca, Mg, Cl…, nước thải sinh hoạt thường
xuyên chứa các loại vi khuẩn gây bệnh. Hàm lượng ô xi hòa tan (DO) ở
các sông, kênh, rạch thoát nước ở các đô thị thường rất nhỏ, hàm lượng
DO < 2mg/l.
12
- Một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường nước là nước thải công nghiệp ở các đô thị và khu công nghiệp
với thành phần gồm nhiều chất độc hại như: chất tẩy rửa, chất dung
môi, thuốc nhuộm, các chất có chứa clo… thường không được sử lí mà
đổ trực tiếp ra các sông hồ thoát nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với môi trường.
- Ngoài ra, các loại nước thải khác như nước thải y tế, nước thải nông
nghiệp… cũng góp phần lớn vào việc gây ô nhiễm môi trường.

Ví dụ: Tại Hà Nội, 4 con sông tiêu nước chính gồm: s. Tô Lịch, s. Sét, s.
Lừ, s. Kim Ngưu đều bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, nước thải
của các cơ sở sản xuất công nghiệp, nước thải của các bệnh viện và các cơ
sở dịch vụ chưa qua xử lý đều đổ ra các sông này gây ô nhiễm nguồn nước
mặt của thành phố.
2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí
Hiện nay ở các đô thị và các khu công nghiệp mức độ ô nhiễm không
khí lớn hơn nhiều lần so với các khu vực khác. Hầu hết các đô thị đều bị ô
nhiễm nghiêm trọng tới mức báo động: “Nồng độ bụi trung bình ở các thành
phố là 0,4 – 0,5 mg/m
3
, nồng độ bụi các khu dân cư bên cạnh nhà máy, xí
nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp từ
1,5 – 3 lần, nơi ô nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần nhà
máy xi măng Hải Phòng…”
Ô nhiễm không khí chủ yếu là do giao thông vận tải, xây dựng nhà cửa
và do sản xuất công nghiệp gây ra. Ta có thể chia việc ô nhiễm không khí
thành các loại:
• Ô nhiễm bụi:
Ô nhiễm bụi chủ yếu là do các hoạt động giao thông, xây dựng gây ra.
Nồng độ bụi trung bình của các khu dân cư cạnh đường giao thông và các khu
13
công nghiệp đều vượt trị số TCCP từ 1,5 – 3 lần, trường hợp cá biệt gần nhà
máy nhiệt điện, nhà máy gạch đều vượt quá từ 5 – 8 lần. Còn tại các khu dân
cư xa đường giao thông, các cơ sở sản xuất hay các khu công nghiệp đều xấp
xỉ trị số TCCP ), trung bình 1 ngày là 0,2mg/m
3
).
• Ô nhiễm các loại khí độc hại:
Nồng độ khí SO

2
, CO, NO
2
ở một số khu công nghiệp, các nút giao thông
lớn vượt quám ức độ cho phép nhiều lần. Ví dụ: Tại Hà Nội, mỗi năm phải
tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO
2
, 46.000 tấn khí CO
từ hơn 400 cơ sở sản xuất công nghiệp, đó là chưa kề khói của hơn 100 nghìn
ô tô và hơn 1 triệu xe gắn máy”.
• Ô nhiễm chì trong không khí
Việc ô nhiễm chì chủ yếu do các phương tiện giao thông chạy xăng pha
chì gây ra. Ô nhiễm chì trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người.
• Ô nhiễm tiếng ồn
Do hệ thống giao thông và công nghiệp ngày càng phát triển nên ở cạnh
các khu công nghiệp hay đường giao thông đều bị ô nhiễm tiếng ồn nghiêm
trọng.
Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng là nguyên nhân chính gây ra
kết quả khiến người dân sinh sống ở Hà Nội ngày càng có nhiều người bị
bệnh về đường hô hấp. Theo kết quả khảo sát, chỉ riêng khu vực nội thành,
với dân số khoảng 1,4 triệu người, nhưng mỗi năm có 625 người chết và 1547
người bị bệnh lien quan tới đường hô hấp do nồng độ TSP trong không khí
ngoài trời vượt quá tiêu chuẩn cho phép ở nước ta.
2.1.3. Ô nhiễm môi trường đất
Đất đai là tài nguyên rất quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, yếu tố quyết
định cấu thành các hệ sinh thái. Do nhiều nguyên nhân đất chia thanh nhiều
14
loại khác nhau: sa mạc, núi rừng, đất nông nghiệp, đất đô thị… Tùy thuộc vào
mức độ đối xử của con người với đất mà có thể phát triển theo chiều hướng

tốt hay chiều hướng xấu. Nhưng hiện nay ở nước ta mức độ ô nhiễm môi
trường đất đang diễn ra hết sức nghiêm trọng mà chủ yếu là do các nguyên
nhân:
- Ô nhiễm môi trường đất do nước bị ô nhiễm:
Đất và nước luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau việc môi trường nước
bị ô nhiễm cũng đã trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho môi trường đất ở
nước ta.
- Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn tạo ra:
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng
lên và đô thị hóa nhanh chóng, lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng, từ
năm 2000 - 2004 lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân tính theo đầu người
ở các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh) từ 0,8 – 1
kg/người/ngày, còn tại các thành phố khác là 0,4 – 0,6 kg/người/ngày. Việc
đô thị hóa và dân số tăng một cách nhanh chóng sẽ làm cho lượng chất thải
rắn sinh hoạt sẽ tăng lên rất nhanh. Tại Hà Nội năm 1997 lượng chất thải công
nghiệp là 140 tấn/ ngày cho đến năm 2003 là khoảng 200 tấn/ngày và bình
quân mỗi ngày công ty môi trường đô thị Hà Nội phải thu gom, vận chuyển,
xử lý 1500 – 1600 tấn rác thải, trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng
40%” (số liệu công ty môi trường đô thị Hà Nội).
Ngoài ra còn có một số lượng lớn rác thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở y
tế ở nước ta “ước tính từ 50 – 70 tấn mỗi ngày, chiếm khoảng 20% tổng rác
thải y tế phát sinh.” (tạp chí bảo vệ môi trường năm 2004).
Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa, số
lượng rác thải cũng tăng nhanh chóng nhưng lượng thu gom rác thải ở các đô
thị cao nhất là 80% và thấp nhất đạt 50%. Lượng chất thải chưa được thu gom
15
thì bị đổ trực tiếp ra sông ngòi hoặc được chôn lấp sơ sài do nhiều người dân
còn chưa có ý thức bảo vệ môi trường nên gây ra những hiểm họa tiềm tàng
về môi trường và cho sức khỏe của mọi người.
2.2. Một số mâu thuẫn trong công tác quản lý môi trường hiện nay

2.2.1. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường
Mâu thuẫn chủ yếu là về mặt lợi ích kinh tế vì đối với đa số các doanh
nghiệp việc bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng một cơ sở xử lý chất thải công
nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn để tránh làm hại môi trường là rất khó khăn chỉ
có một số ít chất thải được xử lý còn lại hầu hết đều được đổ trức tiếp ra các
hệ thống thoát nước và kênh mương. Hiện nay chỉ có 5/31 bệnh viện ở Hà
Nội là có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện,
36/400 cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tại Tp. Hồ Chí Minh, chỉ có
24/142 cơ sở y tế lớn có xử lý nước thải, còn khoảng 3000 cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
2.2.2. Mâu thuẫn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường
Nước ta cò ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường còn rất thấp, một
số nước ASEAN đầu tư cho bảo vệ môi trường 1% GDP, số cán bộ quản lý
môi trường trung bình là 70 người /1 triệu dân, trong khi đó ở Việt Nam mới
chỉ đạt 0,1% và số cán bộ quản lý môi trường là 3 người/1 triệu dân.
Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường còn chưa đây đủ và thiếu
đồng bộ một số văn bản đã lạc hậu không phù hợp nhưng chưa được thay thế,
sửa đổi kịp thời. Việc thực thi luật lệ ban hành chưa nghiêm nên hậu quả là
vẫn có rất nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm luật bảo vệ môi trường làm cho môi
trường ngày càng ô nhiễm.
“ Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường, vướng mắc chủ yếu hiện nay là
cơ chế chính sách chưa rõ rang, nhất là phần xác định quyền lợi, trách nhiệm
của cơ sở gây ô nhiễm, để các doanh nghiệp yên tâm cần tạo điều kiện để các
16
doanh nghiệp trong diện phải di dời có đủ kinh phí để ổn định phát triển sản
xuất tại nơi ở mới.” (trích dẫn đề xuất của Sở TNMT Nam Định).
2.2.3. Công tác vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường còn kém
Việc tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay còn
rất kém, chưa có một hệ thống tuyên truyền, giáo dục đúng cách mà hầu như
chỉ là cá nhân, nhỏ lẻ nên kết quả thu được là không cao, trong khi đó có rất

nhiều người không coi trọng việc bảo vệ môi trường do chưa có những hiểu
biết đúng đắn về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống và sức
khỏe con người đây chính là tồn tại khó khắc phục nhất trong công tác bảo vệ
môi trường ở nước ta hiện nay.
2.3. Các biện pháp giải quyết và hạn chế ô nhiễm môi trường ở
nước ta hiện nay.
Qua đây có lẽ chúng ta cũng đã thấy được tình hình ô nhiễm môi trường ở
nước ta, các nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đối với đời
sống con người và với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, tôi xin được đưa ra
một số đề xuất và biện pháp giải quyết và hạn chế ô nhiễm môi trường ở nước
ta hiện nay, đó là:
- Khuyến khích vận động các doanh nghiệp áp dụng các công ngệ mới
sạch hơn, ít gây ô nhiễm hơn.
- Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không
tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường theo phương châm lấy phòng ngừa ô nhiễm môi
trường là chính, kết hợp xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái cải thiện
môi trường và bảo vệ thiên nhiên.
- Dần khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi bị ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái,
từng bước nâng cao chất lượng môi trường.
17
- Phát triển việc tuyên truyền bảo vệ môi trường đến từng cá nhân và tổ
chức để mọi người có ý thức về bảo vệ môi trường xung quanh.
- Phát huy các phong trào giữ gìn bảo vệ môi trường có sẵn tại từng địa
phương để mỗi người dân đều tự mình có ý thức bảo vệ môi trường
xanh, sạch, đẹp…
18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua đây, chúng ta khẳng định lại một lần nữa, các vấn đề, sự vật, hiện

tượng trong tự nhiên và cuộc sống của chúng tác đều có mối liên hệ, tác động
qua lại với nhau. Chúng tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau, khi tác động tới một
nhân tố này thì chúng ta cần phải xem xét toàn diện ảnh hưởng của tác động
đó lên các nhân tố còn lại, từ đó chúng ta sẽ biết trước phần nào ảnh hưởng
tốt, xấu khi tác động vào một sự vật.
Bài tiểu luận sử dụng kiến thức thức triết học, đặc biệt là cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả của phép biện chứng duy vật, giúp cho vấn đề ô nhiễm
môi trường ở nước ta được thể hiện rõ ràng hơn. Trước những tình hình thực
tế về ô nhiễm môi trường, và những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở
nước ta. Đảng, Nhà Nước và nhân dân phải cùng đồng lòng thực hiện các biện
pháp nhằm hạn chế và cải tạo hình hình môi trường hiện nay ở nước ta, từ đó
nâng cao chất lượng môi trường, cần phải có sự quan tâm và tham gia của tất
cả mọi người. Chính vì vậy cần có các chính sách khuyến khích các cá nhân
và tổ chức thực hiện hóa chủ trương của Đảng : Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” để làm tốt nhiệm vụ phát triển bền vững môi
trường đất nước thế kỉ 21, bảo vệ môi trường hôm nay và xây dựng một môi
trường tốt đẹp cho mai sau.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Ngọc Khá, TS Nguyễn Chương Nhiếp (năm 2011), Hỏi đáp
Triết học Mac – Lê Nin, NXB trẻ.
2. GS – TS Nguyễn Ngọc Long, GS – TS Nguyễn Hữu Vui, PGS Vũ Ngọc
Phan (năm 2001), Triết học Tập 3, NXB Chính trị quốc gia.
3. GS – TS. Nguyễn Ngọc Long, GS – TS Nguyễn Hữu Vui (năm 2005),
Giáo Trình Triết Học Mac – Lê Nin, NXB Chính Trị Quốc Gia.
4. PGS – TS. Đoàn Quang Thọ (Năm 2008.), Giáo Trình Triết học Dùng cho
học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học,
NXBChính Trị - Hành Chính Hà Nội.
5. TS. Trương Văn Phước (năm 1998), Hướng dẫn ôn thi triết học Mac-
LêNin,NXB Chính trị quốc gia.

6. GS – TS. Nguyễn Hữu Vui, Lịch Sử Triết Học, NXB Chính trị quốc
gia.
7. Các Mác – Angghen – Lê Nin, (năm 1996), Phép biện chứng duy vật, NXB
Sự thật. Người dịch Khách Hàm.
8. Số liệu thống kê : Công ty môi trường đô thị Hà Nội(năm 2005); Tạp chí
bảo vệ môi trường năm 2004, Báo cáo môi trường nước ta của Bộ Tài nguyên
và Môi trường…

×