ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con ngườn, một bộ phận
vật liệu không còn giá trị sử dụng nữa được gọi là chất thải. Chất thải rắn là
thuật ngữ chung để chỉ tất cả các loại chất thải không phải ở dạng lỏng hay
khí. Chất thải rắn là vấn đề bức xúc của toàn Thế giới. Dân số tăng nhanh
kéo theo mức tiêu thụ tăng, tỉ lệ thuận với điều đó là chất thải rắn sinh hoạt
cũng tăng. Khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì chủng loại rác càng
ngày càng đa dạng, phong phú, thành phần độc hại và khó phân hủy ngày
càng gia tăng.
Việc chất thải tồn đọng, không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều
hậu quả xấu đối với con người, làm ô nhiễm môi trường sống của con người,
thậm chí đã gây ra những vụ dịch trên phạm vi qui mô lớn. Nền kinh tế - xã
hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng
tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống của con người: gây ô nhiễm môi trường , gây bệnh tật, làm mất cảnh
quan các khu dân cư. Đô thị Hà Nội là một trong những đô thị lớn hàng đầu
của đất nước, cũng có đến 47,5% loại chất thải rắn sinh hoat không được thu
gom và xử lý kịp thời.
Một trong những chương trình bảo vệ đang được các cấp, các nghành
quan tâm hiện nay là chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Chỉ
với việc bắt đầu từ một hành động nhỏ: Phân loại rác hữu cơ – vô cơ ngay tại
nguồn sẽ đem lại nhiều lợi ích như tạo nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất
phân hữu cơ, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên thông qua việc tái chế và tái sử
dụng rác, giảm thiểu chi phí cho việc xử lý và chôn lấp rác.
Xuất phát từ thực trang trên, nhằm tìm ra biện pháp quản lý, xử lý
phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thực trạng và đề xuất một số
biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt” với mục tiêu :
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ, sử dụng
một số lượng các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại
và phát triển mà còn vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế
thải và rác thải. Đã từ lâu ở các nước phát triển, Nhà nước và cộng đồng đã
có những biện pháp xử lý rác thải, phế thải đưa vào qui hoặch phát triển kinh
tế xã hội: xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước, quy định nơi chôn rác
sinh hoạt, bãi rác phế thải cách xa khu dân cư, những quy chế, phương pháp
thu gom, phân loại rác tại nơi công cộng và đến tận người dân.
1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1.Một số khái niệm chung
* Chất thải rắn: Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ
trong các hoạt động kinh tế - xã hội ( bao gồm các hoạt động sản xuất , các
hoạt động sống của con người ). Trong đó quan trọng nhất là các loại rác thải
được sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
* Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là chất thải có liên quan đến hoạt
động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ
quan, trường học , các trung tâm thương mại.
* Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại , đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
* Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong khoảng thời gian
nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
* Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
* Hoạt động quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con
người.
* Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải rắn.
* Chôn lấp chất thải hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp các
yêu cầu kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
1.1.2.Nguồn phát sinh chất thải rắn
-Từ các khu dân cư ( chất thải sinh hoạt )
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các dịch vụ đô thị , sân bay;
- Từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các làng nghề;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của
thành phố.
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Để phân loại chất thải rắn có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau
như: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hóa học, theo
tính chất rác thải… Hiện nay, phân loại chất thải rắn dựa vào 2 tiêu chí sau
đây.
1.1.3.1. Phân loại theo nguồn tạo thành
Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động
của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có
thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao
su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa và quá hạn sử dụng…
Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm:
- Phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.
- Phế thải từ nhiên liệu phục vụ sản xuất.
- Các phế thải công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: Là các phế thải từ đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động tháo gỡ, xây dựng công trình.
Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải phát sinh từ hoạt động nông
nghiệp ví dụ: trồng trọt, thu hoạch cây trồng, chế biến sữa, các lò giết mổ…
1.1.3.2.Phân loại theo mức độ nguy hại
Chất thải nguy hại:bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng,độc hại,chất
thải sinh học thối rữa,các chất dễ cháy nổ,hoặc các chât thải phóng xạ,cac
chất thải nhiễm khuẩn dễ lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con
người,đông vật và thực vật.Nguồn phts sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ
hoạt đông y tế,công nghiệp,nông nghiệp.
Chất thải không nguy hại:là những chất thải không chứa các chất và hợp chất
có trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.4 Thành phần của chất thải rắn
Thành phần vật lý, hóa học của chất thải rắn khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương,vào các mùa khí hậu,các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác.Thông thường thành phần của chất thải rắn đô thị bao gồm những hợp
phần sau đây:chất thải thực phẩm,giấy,catton,chất dẻo, vải vụn,sản phẩm
vườn ,gỗ,thủy tinh,nhựa,kim loại không thép,bụi tro,gạch…
1.1.5. Tác hại của chất rắn
1.1.5.1. Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Các ảnh hưởng rác thải lên sức khỏe con người được minh họa qua sơ
đồ sau:
Môi trường không khí
Rác thải (Chất thải rắn )
- Sinh hoạt
- Sản xuất ( công nghiệp, nông nghiệp,…)
- Thương nghiệp
- Tái chế
Nước mặt Nước ngầm Môi trường
1.1.5.2. Chất thải rắn làm giam mỹ quan đô thị
Chất thải rắn,đặc biệt là chất thải sinh hoạt nếu không
được thu gom,vận chuyển đến nơi xử lý thì sew làm giảm
mỹ quan đô thị.Nguyên nhân của hiện trạng này là do ý
thức của con người chưa cao.Tình trạng người dân đổ rác ra
lòng đường và mương ranhw hở vẫn còn phổ biến gây ô
nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa.
1.1.5.3.Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường
Đối với môi trường không khí:quá trình phân hủy sinh
học của rác thải tạo ra mùi hôi thối khó chịu tại các điểm
trung chuyển rác thải trong khu dân cư,gây ô nhiễm môi
trường không khí.Đặc biệt,tại các bãi rác thải chôn lấp rác
thải lộ thiên,mùi hôi thối còn ảnh hưởng tới sức khỏe con
người và kinh tế.
Đối với môi trường đất:chất thải rắn,đặc biệt là chất thải
nguy hại chứa nhiều độc tố như hóa chất,kim loại
nặng,phóng xạ…nếu không được xử lý đúng cách,mà chỉ
chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường rất cao.
Đối với môi trường nước:rác thải và các chất ô nhiễm
biến đổi màu của nước đen,từ không mùi đến mùi khó
chịu.Tải lượng của các bẩn hữu cơ đã làm cho thủy sinh vật
trong nguồn nước mặt bị xáo trộn.Đối với môi trường nước
dưới đất,vấn đề ô nhiêm nito ở tầng nông cũng là hậu quả
của nước rỉ rác và việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có
biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
1.1.6.Các phương pháp xử lý chất rắn thải
Mục tiêu của xử lý chất rắn thải là làm giam hoặc loại bỏ
các thành phần không mong muốn trong chất thải như các
chất độc hại,không hợp vệ sinh,tận dụng vật liệu và năng
lượng trong chất thải.Hiện nay,người ta thường sử dunhj
các phương pháp sau để xử lý chất thải rắn:
1.1.6.1:Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ
chất thải tập trung thu gom vào nhà máy.Rác thải được thu
gom bằng phương pháp thủ công trên băng tải,cá chất trơ và
các chất có thể thu gom đươc như kim loại.nilon,giấy,thủy
tinh,nhụa…….được thu hồi để tái chế.Những chất còn lại sẽ
được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực
với mục đích làm giam tối đa thể tích và tạo thành các kiện
với tỉ số nén rất cao.
Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp
các bờ chắn hoặc san lấp các vùng đất trungxsau khi phủ
lên các lớp đất cát.Trên diện tích này có thể sử dụng mặt
bằng làm các công trình như công viên,vườn hoa,công trình
xây dựng nhỏ và muc đích chính là làm giảm tối đa mặt
bằng khu xử lý rác.
1.1.6.2:Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học(compost) là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ dể hình thành các chất mùn,với thao tác sản
xuát và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu
với qus trình ủ.
Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phương pháp
truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang
phát triển như Việt nam.Quá trình ủ được xem như quá
trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất mùn.Sản phẩm
thu hồi là sản phẩm mùn không mùi,không chứa vi sinh vật
gây bệnh và hạt cỏ.Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ
không độc hại,lúc đầu là khử nước,sau là xử lý cho nó
thành mùn và ẩm.
1.1.6.3:Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt
Đốt rác là biện pháp cuối cùng được áp dụng cho một số
loại rác không thể xử lý bằng phương pháp khác.Đây là một
giai đoạn ô