Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.86 KB, 14 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
1.1. Vài nét về NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tháng 11 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành nghị định số 53 HĐBT về việc
chuyển đổi hệ thống Ngân hàng 1 cấp sang hệ thống Ngân hàng 2 cấp, chi nhánh NHCT
Quảng Nam - Đà Nẵng ra đời và hoạt động theo pháp lệnh hoạt động Ngân hàng, các tổ
chức tín dụng và công ty tài chính.
Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tách tỉnh, để phù hợp với địa bàn và tình hình
kinh doanh, NHCT chi nhánh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành chi nhánh NHCT thành
phố Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định 14 NHCT
- QĐ ngày 17/12/1996 của tổng giám đốc NHCTVN. Tháng 7 năm 2009, Chi nhánh
NHCT TP. Đà Nẵng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Đà Nẵng, hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần.
Chi nhánh NHCTĐN từ khi thành lập cho đến nay bám sát mục tiêu phát triển
kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Thành phố. Chi nhánh
NHCTĐN đã đạt được những bước tăng bốc bức phá về nguồn vốn và cho vay nền kinh
tế từ tổng nguồn vốn tỷ, dư nợ tỷ. Hàng năm chi nhánh dành hàng trăm tỷ đồng vốn đầu
tư trung và dài hạn, cho vay đổi mới và hiện đại hóa dây chuyền thiết bị công nghệ, mở
rộng nhà xưởng, tạo thêm việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu trong các ngành sản xuất,
gia công và dệt may, giày da, thủy hải sản.
Vốn tín dụng của chi nhánh NHCTĐN đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn
mức dự án, những công trình trọng điểm của thành phố và khu vực góp phần tạo nên diện
mạo khang trang của thành phố Đà Nẵng hôm nay.
Mạng lưới hoạt động gồm:
+ Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh Khê - ĐN
+ Phòng giao dịch Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản - ĐN
+ Phòng giao dịch tại 123 Hùng Vương – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 324 Hùng Vương – ĐN


+ Phòng giao dịch tại 374 Hùng Vương – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 46 Điện Biên Phủ – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 344 Điện Biên Phủ – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 145 Trưng Nữ Vương – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 407 Núi Thành – ĐN
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 1
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
+ Phòng giao dịch tại 163 Lê Duẩn – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 12 Phân Châu Trinh – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 189 Trần Cao Vân – ĐN
+ Phòng giao dịch Cẩm Lệ tại 215 Ông ích Đường – ĐN
+ Phòng giao dịch tại 172 Trần Đăng Linh – ĐN
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Công Thương – chi nhánh Đà Nẵng
Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh
doanh. NHCT chi nhánh Đà Nẵng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm quản lý
tốt trong ngân hàng và hoạt động hiệu quả hơn. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của NHCT chi
nhánh Đà Nẵng có các phòng ban được sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP CT- chi nhánh Đà Nẵng
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 2
BAN GIÁM ĐỐC
P.Tiền tệ kho
quỹ
P. Kiểm soát
nội bộ
P. Kế toán
giao dịch
P. khách hàng
doanh nghiệp

P. Khách hàng
cá nhân
P. Thông tin
điện toán
P. Quản lý rủi
ro và nợ xấu
P. Giao dịch
Hải Châu
P. Tổng hợp
P. Tổ chức
hành chính
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Vietinbank ĐN
1.1.3.1. Huy động vốn
• Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư.
• Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm
tích luỹ
• Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
1.1.3.2. Cho vay, đầu tư
• Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
• Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
• Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn
vốn dài
• Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức
(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
• Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
• Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài

chính trong nước và quốc tế
• Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
1.1.3.3. Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
1.1.3.4. Thanh toán và Tài trợ thương mại
• Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh
toán thư tín dụng nhập khẩu.
• Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và
nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
• Chuyển tiền trong nước và quốc tế
• Chuyển tiền nhanh Western Union
• Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
• Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
• Chi trả Kiều hối…
1.1.3.5. Ngân quỹ
• Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
• Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,
thương phiếu…)
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 3
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
• Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ
• Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng
phát minh sáng chế.
1.1.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử
• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER, JCB CARD…)
• Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
• Vietinbank at home, Vietinbank Ipay, SMS Banking …
1.1.3.7. Hoạt động khác

• Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
• Tư vấn đầu tư và tài chính
• Cho thuê tài chính
• Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn,
lưu ký chứng khoán
• Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ
và khai thác tài sản.
Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong
khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong
đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:
• Phát triển nguồn nhân lực
• Phát triển công nghệ
• Phát triển kênh phân phối
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc và của các phòng ban:
1.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của các phòng ban
1. Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch,
chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng
nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ
được giao.
2. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác
nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình
nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm
bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo
an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 4
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp
vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về

nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo
mật, cung cấp…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp
vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của Vietinbank và
theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
5. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về
phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt
đẹp về Chi nhánh Vietinbank. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông
tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý. Thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện
nghiệp vụ được phân công.
6. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao
động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vững mạnh.
Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn nhân lực
của Chi nhánh.
1.1.4.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban
• Nhiệm vụ của Ban giám đốc:
Ban giám đốc chi nhánh do Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định bổ
nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.
* Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng Công
thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trực
tiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp và tổ chức cán bộ
* Các phó giám đốc chi nhánh: thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh
doanh, các hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gởi dân
cư, kế toán hành chính: chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những
công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của chi nhánh khi
giám đốc ủy quyền.
• Nhiệm vụ của các phòng ban:
* Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt
theo qui định của NHNN và NHTMCPCT VN, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm,

các Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, thực hiện thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ trong
nội bộ NHTMCPCT ĐN; thực hiện thu chi tiền mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài
khoản giao dịch tại phòng Kế toán – 172 Nguyễn Văn Linh; thực hiện thu chi tiền mặt
lưu động theo hợp đồng ký kết giữa các cá nhân, đơn vị kinh tế với NHTMCPCT TP Đà
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 5
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
Nẵng; làm nhiệm vụ đầu mối thu chi ngoại tệ mặt đối với các NHTMCPCT khu vực
Miền Trung – Tây Nguyên.
* Phòng Kế toán giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các
nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại
chi nhánh; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý
hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên
máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và
NHTMCPCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm
ngân hàng.
* Phòng khách hàng Doanh nghiệp: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các
doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan
đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của NHTMCPCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
* Phòng Khách hàng Cá nhân: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân,
để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
NHTMCPCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng cho các cá nhân.
* Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của chi nhánh như sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp tổ chức hội nghị, hội họp,
tiếp khách, quan hệ đối ngoại, quản lý và bảo vệ tài sản của Ngân hàng.
* Phòng tổng hợp: tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn kinh doanh, xây
dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ Ngân

hàng và quản lý thẻ.
* Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: thực hiện chức năng là đầu mối tham
mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp của chi nhánh;
Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín
dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án
đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp
trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHTMCPCT VN. Đồng thời
chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các rủi ro nợ xấu. Là đầu mối quản lý khai thác và xử
lý tài sản đảm bảo nợ vay theo qui định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ xấu
gồm gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
Phát hiện những rủi ro trong hoạt động tác nghiệp cuả bản thân và của bộ phận công tác,
đề xuất và thực hiện nghiêm túc các biện pháp để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 6
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
* Phòng thông tin điện toán: cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của chi nhánh,
triển khai các chương trình ứng dụng có liên quan đến khách hàng.
* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt
động của NHCT chi nhánh Đà Nẵng.
* Phòng giao dịch Hải Châu: là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chức năng kinh
doanh của ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy
quyền của Giám đốc chi nhánh
1.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương – chi
nhánh Đà Nẵng
1.1.5.1. Tình hình huy động vốn
Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của
VIETINBANK khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khác. Với mạng
lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng,
đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn
vốn huy động hàng năm của Vietinbank luôn có sự tăng trưởng cao. Để đánh giá tình
hình huy động vốn của Vietinbank – chi nhánh Đà Nẵng ta xem xét qua bảng sau:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
TG doanh
nghiệp
536.119 41,75 685.714 42,93 1.102.407 51,78 149.595 27,90 416.693 60,77
TG dân


734.122 57,17 897.158 56,16 1.011.157 47,50 163.036 22,21 113.999 12,71
TG vốn
chuyên
dùng
13.873 1,08 14.566 0,91 15.294 0,72 693 5,00 728 5,00
Tổng
nguồn
vốn
1.284.114 100,00 1.597.438100,00 2.128.858100,00 313.324 24,40 531.420 33,27
(Nguồn: Từ phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn của năm 2011 tăng lên so với 2 năm
2009 và 2010. Mặc dù luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn
thành phố trong hoạt động huy động vốn nhưng NHTMCP Công Thương – chi nhánh Đà
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 7
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
Nẵng đã có những phấn đấu nỗ lực nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm
2009 đạt được 1.284.111 triệu đồng, đến năm 2010 đạt được 1.597.438 triệu đồng, tăng
313.324 triệu đồng với tỷ lệ tăng 24,4% so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng nguồn vốn
huy động được là 2.128.858 triệu đồng, tăng 531.420 triệu đồng với tỷ lệ lên tới 33,27%
so với năm 2010. Trong đó:
- Huy động tiền gửi doanh nghiệp, số dư tiền gửi từ các doanh nghiệp lớn tiếp tục
khẳng định được tầm quan trọng và tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, năm 2011 là
1.102.407 triệu đồng, tăng 41.693 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ là 60,77 %. Nhìn
chung dư tiền gửi của những đối tác truyền thống duy trì ở mức khá cao.
- Huy động từ dân cư trong năm 2011 là 1.011.057 triệu đồng, tăng 113.999 triệu
đồng so với năm 2010 với tỷ lệ là 12,71 %. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng có
nhiều loại hình thu hút tiền gửi từ dân cư như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết
kiệm bậc thang rất linh hoạt, thuận tiện nhiều hơn trong việc rút tiền của khách hàng và
thời gian gửi tiền càng lâu thì tương ứng với mức lãi suất càng cao vì thế được nhiều
khách hàng ưa chuộng. Ngoài ra, Ngân hàng đã ứng dụng linh hoạt công cụ lãi suất huy

động, thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất phù
hợp nên nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên.
Bên cạnh hai nguồn huy động vốn trên thì nguồn vốn chuyên dùng cũng góp phần
tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2011 đạt 15.294 triệu
đồng tăng 728 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng trưởng là 5,00%.
Tóm lại: Có kết quả này là do Vietinbank đã thực hiện nhiều giải pháp để giữ ổn
định và phát triển nguồn vốn như: kịp thời điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn tiền gửi phù hợp
với diễn biến của thị trường; tăng cường tiếp thị, cung cấp các gói sản phẩm (tiền gửi, tín
dụng, thanh toán quốc tế…); khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế sản phẩm huy
động vốn linh hoạt; đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng, … đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy
chuẩn mang thương hiệu mới.
1.1.5.2. Tình hình chung về hoạt động tín dụng
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 8
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
Bảng 2: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua ba năm 2009 đến 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1. Dư nợ cuối kỳ 1.413.059 1.893.314 2.127.596 480.255 33,99 234.282 12,37
2. Dư nợ bình quân 1.466.002 1.887.164 2.060.191 421.162 28,73 173.027 9,17
3. Dư nợ nhóm 2 2.388 2.503 2.768 115 4,82 265 10,59

4. Dư nợ xấu 4.396 1.407 1.259 -2989 -67,99 -148 -10,52
5. Tỷ lệ nợ xấu /
tổng Dư nợ
0,3 0,07 0,05 -0,23 - 0,02
(Nguồn: Từ phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)
So với hai năm 2009 và 2010, hoạt động cho vay của Vietinbank – chi nhánh Đà
Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2011, mức dư nợ cuối kì của ngân hàng
năm 2011 là 2.127.596 triệu đồng, tăng 234.282 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng
với mức tăng 12,37%. Hơn nữa, dư nợ xấu của ngân hàng năm 2011 là 1.259 triệu đồng,
giảm 148 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tương ứng là 10,52%. Kết quả này có
được là do ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng của mình đến với tất cả mọi đối
tượng khách hàng, bên cạnh đó là việc đa dạng được mục tiêu, nhiệm vụ mà ngân hàng
đã đề ra.
Tỷ lệ nợ xấu / Dư nợ cuối kì qua ba năm đã giảm rõ rệt, từ 0,3% năm 2009 xuống
còn 0,07 % năm 2010 và đến năm 2011 chỉ còn 0,05%.
Như vậy có thể khẳng định rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng trong ba năm
vừa qua đã có sự gia tăng, đó là kết quả rất tốt mà ngân hàng đã đạt được. Tuy nhiên
ngân hàng cũng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng để nâng cao khả năng
cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài
chính tiền tệ như: nhận tiền gửi và thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ,
thanh toán quốc tế, bảo hiểm, chứng khoán, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các dịch vụ
thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Ngân hàng công thương chi nhánh Đà Nẵng là một
trong những đơn vị tiêu biểu của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 9

Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1.Thu nhập 335.413 318.711 486.536 -16.702 -4,98 167.825 52,66
Thu từ hoạt động tín dụng 283.062 272.359 413.069 -10.703 -3,78 140.710 51,66
Thu từ dịch vụ 24.341 21.309 34.933 -3.032 -12,46 13.624 63,94
Thu ngoài tín dụng 19.120 17.012 29.338 -2.108 -11,03 12.326 72,45
Thu từ hoạt dộng khác 8.890 8.031 9.196 -859 -9,66 1.165 14,51
2.Chi phí 285.094 263.718 427.743 -21.376 -7,50 164.025 62,20
Chi phí lãi tiền gửi 245.942 224.153 358.448 -21.789 -8,86 134.295 59,91
Chi phí kinh doanh khác 4.894 4.750 9.538 -144 -2,94 4.788100,80
Chi phí chung 21.765 23.756 42.774 1.991 9,15 19.018 80,06
Chi phí khác 12.493 11.059 16.983 -1.434 -11,48 5.924 53,57
3.Lợi nhuận trước thuế 50.319 54.993 58.793 4.674 9,29 3.800 6,91
(Nguồn: Từ phòng tổng hợp NHTMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)
Qua báo cáo tổng kết năm 2011 cũng như đánh giá tình hình huy động vốn và sử
dụng vốn, ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của Chi Nhánh Ngân hàng Công
Thương Đà Nẵng tương đối ổn định. Mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng nhờ có định
hướng đúng với thực tế kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó là sự quan tâm chỉ đạo của
Ngân hàng cấp trên, của chính quyền thành phố đã tạo điều kiện để ngân hàng thực hiện
tốt hoạt động kinh doanh của mình.
Qua bảng số liệu trên chúng ta dễ dàng nhận biết thấy được hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng đều có sự tăng trưởng qua các năm và cả ba năm đều có lãi. Trong năm
2010, do ảnh hưởng xấu của nền kinh tế như giá vàng cao, tỉ giá VND/USD là một ẩn số

với nhiều bất ổn, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, thị trường chứng khoán biến
động không theo quy luật, lãi suất ngân hàng tăng, giảm thất thường. Cùng với lạm phát
cao năm 2010 dẫn đến giá của một số mặt hàng nhập khẩu tăng; việc điều chỉnh tỷ giá
làm đồng tiền nội tệ mất giá làm chi phí nhập khẩu tăng và sự tăng cao của giá vàng. Tất
cả đã gây tác động rất lớn đến hoạt đồng của các ngân hàng thương mại trong nước nói
chung và Vietinbank Đà Nẵng nói riêng. Các nguồn thu nhập trong năm 2010 đã giảm
đáng kể so với năm 2009, mặc dù vậy, do chính sách hạn chế chi tiêu, tiết kiệm chi phí,
ngân hàng vẫn làm ăn có lãi với mức lợi nhuận trước thuế là 54.993 triệu đồng cao hơn
năm 2009 là 4.674 triệu đồng tức 9,29%.
Qua năm 2011, giá vàng tiếp tục tăng cao đến kỷ lục, thị trường chứng khoán và
bất động sản trầm lắng, lạm phát vẫn tăng cao, Ngân hàng Nhà nước niêm yết lãi suất
huy động vốn. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng đã chủ động nắm
bắt tình hình, đề ra các giải pháp tích cực, chủ động, sáng tạo để đối phó có hiệu quả với
diễn biến phức tạp của thị trường, thể hiện bởi con số lợi nhuận trước thuế đã tăng thêm
3.800 triệu đồng đạt mức 58.793 triệu đồng, tăng 6,91% so với năm 2010.
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 10
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
Qua phân tích cơ cấu thu chi, thì ta thấy thu-chi từ hoạt động tín dụng chiếm
doanh số lớn nhất, chứng tỏ hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và chủ yếu của Ngân
hàng. Việc tăng thu-chi từ hoạt động tín dụng như trên là do trong năm 2011 Ngân hàng
đã nắm bắt được sự thay đổi lớn về nhu cầu vay vốn của khách hàng nên đã tăng cường
đẩy mạnh các hoạt động tín dụng về huy động và cho vay, đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng vay, đồng thời tận thu các khoản nợ của các năm trước đã làm doanh số thu-
chi hoạt động tín dụng tăng lên đáng kể.
Có được kết quả đó là cố gắng của Ban giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Đà Nẵng đã thực hiện chính sách năng động, vận dụng mức lãi suất linh hoạt, đa
dạng hóa các hoạt động, đặc biệt khai thác hiệu quả các dịch vụ Ngân hàng, vượt qua khó
khăn, hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Với hoạt động kinh doanh ngày càng có lãi là điều
kiện để Ngân hàng tăng quỹ thu nhập và các khoản chi có lợi khác cho cán bộ nhân viên
Ngân hàng, làm động lực thúc đẩy sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ ngày càng cao.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ GIAO
DỊCH KHÁCH HÀNG CHUYỂN KHOẢN NHẦM VÀO
TÀI KHOẢN E-PARTNER CỦA KHÁCH HÀNG KHÁC
2.1. Quy trình xử lý tại chi nhánh:
Bước 1:
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 11
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
- Căn cứ vào đề nghị của khách hàng về việc đề nghị hỗ trợ thu hồi tiền do chuyển
khoản nhầm sang TK E-partner của khách hàng khác, GDV kiểm tra các thông tin trên hệ
thống (vấn tin tài khoản của khách hàng và tài khoản đã chuyển nhầm ) để xác thực
giao dịch chuyển khoản nhầm.
- Chi nhánh chỉ hỗ trợ thu hồi tiền chuyển khoản nhầm vào TK E-partner của
khách hàng khác trong thời gian là 15 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ) kể từ ngày phát sinh
giao dịch chuyển khoản nhầm.
- Sau thời gian trên, GDV tại chi nhánh sẽ cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ (nếu
có) của khách hàng được ghi Có nhầm cho khách hàng chuyển khoản nhầm để khách
hàng trực tiếp liên hệ thu hồi tiền.
Bước 2:
- Nếu đề nghị hỗ trợ của khách hàng đáp ứng được quy định, GDV tại chi nhánh
hướng dẫn khách hàng làm giấy đề nghị ngân hàng hỗ trợ (theo mẫu), trong đó yêu cầu
khách hàng cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu xảy ra tranh chấp với khách hàng
được ghi Có số tiền chuyển khoản nhầm.
- Nếu tài khoản được ghi Có nhầm còn đủ tiền để thu hồi hoặc có thể thu hồi được
một phần số tiền chuyển khoản nhầm, GDV thông báo ngay cho khách hàng quay lại sau
15 phút ngày làm việc tính từ ngày chi nhánh nhận Giấy đề nghị của khách hàng, sau đó:
+ GDV báo cáo và yêu cầu KSV phong tỏa tài khoản và ghi rõ lý do phong tỏa.
Thời gian phong tỏa tài khoản khách hàng tối đa là 02 ngày làm việc.
+ Thông báo cho chủ tài khoản (bị tạm phong tỏa tài khoản) lý do phong tỏa tài
khoản bằng văn bản hoặc gọi điện trực tiếp với chủ tài khoản.
+ Nếu số tiền chuyển khoản nhầm nhỏ hơn hoặc bằng 50 triệu đồng: Chi nhánh

lập tờ trình gửi Trung tâm Thẻ đề nghị hỗ trợ thu hồi số tiền chuyển khoản nhầm
chuyển về chi nhánh để trả lại khách hàng.
+ Nếu số tiền chuyển khoản nhầm lớn hơn 50 triệu đồng: Chi nhánh lập Tờ trình
Ban Lãnh đạo NHTMCP CTVN và Trung tâm Thẻ đề nghị hỗ trợ thu hồi tiền.
- Nếu tài khoản ghi Có nhầm hết số dư, GDV thông báo cho khách hàng về việc
không thu hồi được tiền (ngay khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ). GDV cung cấp số điện
thoại và địa chỉ (nếu có) của khách hàng được ghi Có nhầm cho khách hàng chuyển
khoản nhầm để KH trực tiếp liên hệ thu hồi tiền.
Bước 3:
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 12
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
- Sau khi nhận được chuyển tiền của Trung tâm Thẻ về giao dịch chuyển khoản
nhầm theo đường chuyển tiền OL3, Chi nhánh inward số tiền này vào tài khoản
“4631.04003 – Các khoản phải trả về nghiệp vụ thẻ ATM” tại chi nhánh để theo dõi.
Bước 4:
- Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị của khách hàng, nếu
chi nhánh không nhận được thắc mắc (qua hình thức liên hệ bằng công văn hoặc gọi điện
thoại) từ khách hàng được ghi Có nhầm, chi nhánh thực hiện trả lại cho khách hàng số
tiền chuyển khoản nhầm đang theo dõi tại TK “463104003 – Các khoản phải trả về
nghiệp vụ thẻ ATM”.
- Nếu trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị của khách hàng,
khách hàng được ghi Có nhầm không đồng ý về việc trích số tiền này, chi nhánh thông
báo cho khách hàng chuyển khoản nhầm biết và liên hệ với Trung tâm Thẻ để phối hợp
giải quyết.
2.2. Quy trình xử lý tại Trung tâm Thẻ:
Bước 1:
- Nhận được Tờ trình của chi nhánh về việc yêu cầu hỗ trợ thu hồi số tiền khách
hàng chuyển khoản nhầm sang TK E-partner của khách hàng khác, TTV truy cập máy
trạm Mosaic để kiểm tra các thông tin tài khoản của khách hàng, xác nhận:
+ Nếu số tiền chuyển khoản nhầm nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu đồng: TTV chuyển

chứng từ cho KSV truy cập vào máy trạm Mosaic trích tiền từ TK của khách hàng
được chuyển nhầm tiền tại hệ thống ATM. Thời gian xử lý trong ngày làm việc kể
từ khi nhận được Tờ trình của chi nhánh.
+ Nếu số tiền chuyển khoản nhầm lớn hơn 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng: TTV
chuyển bộ chứng từ cho Ban Lãnh đạo Trung tâm Thẻ truy cập vào máy trạm
Mosaic trích tiền từ TK của khách hàng được chuyển nhầm tiền tại hệ thống
ATM. Thời gian xử lý trong ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của chi
nhánh.
+ Nếu số tiền chuyển khoản nhầm lớn hơn 50 triệu đồng: TTV làm Tờ trình Ban
Lãnh đạo NHTMCP CTVN ủy quyền cho Trung tâm Thẻ được thực hiện trích tiền
từ TK của khách hàng được chuyển nhầm tiền tại hệ thống ATM. Thời gian xử lý
tối đa sau 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của chi nhánh.
Bước 2:
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 13
Báo cáo thực tập GVHD: PGS.TS Lâm Chí Dũng
- Sau khi trích tiền trên máy trạm Mosaic, Ban Lãnh đạo Trung tâm Thẻ hoặc
KSV ký xác nhận và chuyển chứng từ cho TTV.
Bước 3:
- TTV truy cập vào chương trình BDS, chọn màn hình 7053 – chuyển tiền đi từ
GL để lập diện chuyển tiền về chi nhánh.
Bước 4:
- KSV truy cập vào màn hình BDS, kiểm tra thông tin chi tiết của điện chuyển
tiền, nếu đúng, bấm phím [Phê duyệt] để duyệt điện chuyển tiền. Nếu điện chuyển tiền
không đúng, KSV bấm phím [Từ chối]. Điện chuyển tiền sẽ được chuyển lại màn hình
của TTV. TTV kiểm tra sửa lại điện chuyển tiền và thực hiện lại các bước như trên.
Bước 5:
- Sau khi hệ thống chạy bacth cuối ngày, TTV in báo cáo tại hệ thống ATM và
Incas để đối chiếu và lưu chứng từ theo quy định.
SVTH: Trần Hữu Thanh. Lớp: 34K07.1 Trang 14

×