Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tổng quan chung về Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.78 KB, 62 trang )

Phần 1 Tổng quan chung về Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại có tiền thân là nhà máy nhiệt điện Phả Lại,là 1
công ty chuyên sản xuất điện năng từ nhiên liệu than thiên nhiên. Công ty thuộc địa
phận huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội 56km về hướng Đông Bắc, sát
góc phía Bắc đường 18 và tả ngạn sông Thái Bình. Công ty được khởi công xây dựng
ngày 17-05-1980 với công suất 440MW gồm 4 tổ tuabin máy phát và 8 lò hơi theo
khối 2 là 1 máy, mỗi máy 110MW. Công ty nhiệt điện Phả Lại có nhà máy điện lớn
nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ, có các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cao, các
tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng
trưởng phụ tải mạnh trong thập kỉ 80. Từ năm 1989 đến 1993, sản lượng điện của nhà
máy giảm đầ do các tổ máy của nhà máy thủy điện Hòa Binh lần lượt hòa vào lưới
điện miền Bắc, từ năm 1994, khi có đường dây 500kV Bắc Nam, thống nhất hệ thống
điện trong cả nước.
Ngày 8-6-1998,nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 được khởi công xây dựng trên mặt
bằng còn lại của nhà máy nhiệt nhiệt điện Phả Lại. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại có
tổng công suất 600MW gồm 2 tổ máy. Mỗi tổ máy có công suất 300MW, sản lượng
điện hàng năm đạt 3,68 tỷ kWh, lượng than tiêu thụ 1,6 triệu tấn/năm; tổ máy 1 vận
hành vào đầu năm 2001 và hoàn thành công trình vào quý 3 năm 2001. Phả lại 2 là
nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam với thiết bị hiện đại được thiết kế và xây dựng
đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường. khi hoàn thành nhà máy nhiệt điện
Phả Lại 2 cùng với nhà máy nhiệt điện Phả Lại sẽ tăng cường đáng kể công suất của
hệ thống điện Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đẩy mạnh công trình điện
khí hóa toàn quốc.
Dầu FO được sử dụng để khởi động và duy trì sự cháy của buồng lửa khi phụ tải
thấp. Lượng dầu FO tiêu thụ hàng năm theo thiết kế là 18720 tấn. Dầu được nhập
cảng Vật Cách và đưa đến Phả Lại bằng đường thủy.
Nhà máy có 2 trạm phân phối 110kV và 220kV. Các máy phát số 1, 2 được nối với
cả hệ thống thanh cái qua các máy biến áp tự ngẫu 3 cuộn dây. Các máy phát số 3, 4
chỉ nối lên thanh cái 220kV qua các máy biến áp 2 cuộn dây tăng áp của khối. Mỗi tổ
máy có 1 máy biến áp tự dùng chính trích từ thanh dẫn sau máy cắt đầu cực máy phát
đến máy biến áp chính cấp cho các phân đoạn thanh cái 6kV. Cả nhà máy có 1 máy


biến áp tự dùng dự phòng DT10 lấy nguồn từ thanh cái 110kV hạ xuống cấp điện áp
6kV. Các máy biến áp tự dùng của nhà máy đều là các máy biến áp có 2 cuộn dây thứ
cấp.
Sơ đồ hoat động của nhà máy.
Phần 2 Phân xưởng nhiên liệu
1 Các loại than dầu công ty sử dụng:
Nhiên liệu chính của công ty nhiệt điện Phả Lại là than và dầu mazut, theo thiết kế
than dùng là loại than cám 5 được cấp từ mỏ than Mạo Khê với các thông số cơ bản
như sau:
Ngoài ra dầu FO còn sử dụng để khởi động lò, giữ lò khỏi bị dao động với các
thông số cơ bản như sau:

Mỗi một lò có một kho than
nguyên với dung lượng 360
m
3
/kho.
2 Các phương tiện vận
chuyển than đến công ty và
đến lò:
Nhiệt trị của nhiên liệu Q
thlv
= 5035 kcal/kg
Độ tro làm việc A
lv
= 28,3 %
Độ ẩm làm việc W
lv
= 9,65 %
Oxy làm việc O

lv
= 2,22 %
Hydro làm việc H
lv
= 2,32 %
Lưu huỳnh làm việc S
lv
= 0,73 %
Nito làm việc N
lv
= 0,4 %
Cácbon làm việc C
lv
= 56,38 %
Nhiệt trị của dầu Q
lv
= 10000 kcal/kg
Nhiệt độ khi vào lò 90
0
C
Áp lực khi vào lò 30kg/cm
2
a Đến công ty:
Than được vận chuyển theo hai đường:
Đường thủy : vận chuyển bằng các xà lan, tại cảng than của công ty có bốn cẩu
chân de phụ trách việc bốc than vào các phễu than, từ các phễu than có hệ thống phân
phối đưa xuống các băng tải than làm thành hai đường, một đường vào kho dự trữ,
một đường vào kho than nguyên. Năng lực bốc xếp của cẩu chân dê là 4x(150 - 200)
tấn giờ.
Đường sắt : than vận chuyển bằng các tao than có cấu tạo đặc biệt. để bốc xếp

than tại công ty có bố trí hệ thống khoang lật toa (khoảng 3000 tấn/ngày). Than từ các
toa than sẽ đưa vào khoang lật toa và được đưa vào các phễu than, hệ thống phân phối
than sẽ đưa than vào băng tải và cấp theo hai đường, một là vào kho than dự trữ, một
vào kho than nguyên. Nếu công ty phát hết công suất thiết kế thì lượng than tiêu thụ
trong một ngày sẽ là 10 – 12 nghìn tấn.
Công ty có : + Hai kho than dự trữ : 2x100x10
3
tấn.
+ Tám kho than nguyên : 8x360 m
3
.
+ Tám kho than bột : 8x240 m
3
.
Riêng dây chuyền 2 thì không có kho than nguyên và kho than bột, than được
nghiền trong máy nghiền giờ gió cấp III phun thẳng vào lò để đốt.
b. Vận chuyển than đến lò:
Than từ kho than , từ khoang lập toa qua các máy cấp xuống phễu than , xuống các
băng tải than đổ vào kho than nguyên .Than từ phễu than nguyên đi vào máy nghiền,
việc nghiền và sấy than được thực hiện trong thùng nghiền ở nhiệt độ 400
o
c. Hỗn hợp
bột than và gió sấy được quạt tải bột hút về phân ly thô. Tại đây những hạt đủ tiêu
chuẩn tiếp tục được hút về phân ly mịn, những hạt không đủ tiêu chuẩn theo đường
hoàn nguyên trở về thùng nghiền để nghiền lại. Việc tách than bột ra khỏi không khí
vận chuyển được thực hiện trong bộ phân ly mịn, từ đó than bột có thể được đưa vào
kho than mịn hoặc vào vít truyền than bột để đưa sang lò khác cùng một khối. Từ kho
than mịn than được 8 máy cấp (Có năng suất từ 3,5 đến 7 tấn/giờ) cấp theo 4 đường đi
vào 4 vòi phun chính của lò. Các hạt than quá mịn đi lên tầng trên của phân ly mịn
sau khi qua quạt tải bột thành gió cấp 3 và được phun vào lò theo 4 vòi đốt phụ đặt ở

4 góc lò.
3. Máy nghiền và các thiết bị cơ bản trong hệ thống nhiên liệu:
Tên gọi của đại lượng Đơn vị Trị số
1. Máy nghiền loại ЩБM370/850
- Đường kính trong của thùng nghiền mm 3700
- Chiều dài thùng nghiền mm 8500
- Năng suất tính toán T/h 33,1
- Độ mịn than bột % 4
- Tốc độ quay thùng nghiền v/p 17,62
- Đường kính bi nghiền mm 40
- Tải trọng bi tính toán Tấn 65,5
- Tải trọng bi tối đa Tấn 108
2. Động cơ máy nghiền
- Công suất KW 1600
- Tốc độ quay v/p 100
- Điện áp V 6000
- Dòng điện kích thích A 265
- Điện áp kích thích V 126
- Hiệu suất % 93,8
3. Quạt máy nghiền
- Năng suất (khi t
0
= 700C) m
3
/h 108000
- áp suất toàn phần kg/m
2
1,065
- Nhiệt độ cho phép tối đa của môi
chất

0
C 200
4. Động cơ quạt máy nghiền
- Công suất KW 395
- Điện áp V 6000
- Tốc độ quay v/p 1480
5. Phân ly thô
- Đường kính mm 4750
6. Phân ly mịn
- Đường kính mm 3750
7. Phễu than nguyên
- Thể tích m
3
320
8. Phễu than mịn
- Thể tích m
3
230
9. Máy cấp than nguyên
- Năng suất tối đa T/h 80
- Phạm vi điều chỉnh:
a. bằng cách thay đổi tốc độ động cơ:
b. bằng cách thay đổi chiều dầy lớp
than:
lần
lần
5
2
10. Máy cấp than bột
- Năng suất T/h 7

- Phạm vi điều chỉnh tốc độ quay: V/p
300÷1500
- Công suất kW 1,9
- Điện áp V 220

Để đảm bảo hoạt động, máy nghiền được bôi trơn bằng loại dầu công nghiệp 40A
hoặc 50A. Trạm dầu bôi trơn có 1 bể lắng(Vbể = 1m
3
), 2 bơm dầu (một dự phòng,
một làm việc).
+ Năng suất 70lít/phút tính cho cả 2 máy nghiền.
+áp suất đầu đẩy : 4ata
+ 35
o
C < t
o
dầu < 50
o
C
4 Các bể chứa và hệ thống cấp dầu cho lò
Ngoài than là nhiên liệu đốt chính trong Công ty thì để khởi động lò, Công ty sử
dụng dầu Fo.
Dầu được vận chuyển về Công ty bằng đường thuỷ. Tại Công ty có có cảng tiếp
nhận dầu và có hai bơm kiểu trục vít để bơm dầu vào bể dầu chính.
Tại Công ty có 3 bể dầu chính với dung tích mỗi bể là 3000m3.
+ max : 2540 m3
+ min : 850 m3
Để cung cấp dầu sử dụng hệ thống 6 bơm dầu:
+ 3 bơm dầu cấp I.
+ 3 bơm dầu cấp II.

* Các thông số kỹ thuật :
1. Bơm dầu cấp I
+ Kiểu 6HK-9Xoa
+ Năng suất: 120m3/h.
+ áp lực : 6,5 ata
+ Công suất động cơ: 40 kW.
2. Bơm dầu cấp II
+ Kiểu BH-5X4
+ Năng suất: 90 m
3
/h.
+ áp lực : 40 ata
+ Công suất động cơ: 200 kW.
Dầu từ bể dầu chính được bơm qua bơm cấp I, cấp II, qua bộ lọc đến phần gia nhiệt
(90
0
C, áp suất 27÷30 kg/cm
2
) đến gian lò túc trực ở các lò và có nhiệm vụ: Khởi động
lò, giảm tải lò dưới 70% định mức, dừng lò
Dầu túc trực ở gian lò luôn được tái tuần hoàn về bể dầu. Bộ lọc thô dùng để lọc sơ
bộ dầu mazút, đặt trước bơm cấp I. Các bơm cấp I dùng để đẩy dầu qua các bình gia
nhiệt, các bộ lọc tinh để nạp đầy các đường ống dẫn xung quanh lò, tạo nên áp lực
trong đường đầu hút của bơm cấp II, tạo nên sự tuần hoàn của dầu khi nhà dầu làm
việc ở chế độ dự phòng nóng. Bơm cấp II dùng để tạo áp lực dầu cần thiết trước vòi
phun của lò và đặt sau bộ lọc tinh. Dầu từ bể dầu chính được bơm qua bơm cấp I, cấp
II, qua bộ lọc đến phần gia nhiệt (90
0
C, áp suất 27÷30 kg/cm
2

) đến gian lò túc trực ở
các lò để đốt khi cần như: Khởi động lò, dừng lò
Phần 3: Phân xưởng Lò - Máy
I. Lò hơi và kết cấu của lò hơi
1. Cấu tạo lò hơi :
Lò hơi là loại lò BKZ-220-100-10C là loại lò hơi một bao hơi ống nước đứng tuần
hoàn tự nhiên. Lò đốt than ở dạng bột thải xỉ khô, bố cục hình chữ Π. Lò được thiết
kế để đốt than ở mỏ Mạo Khê.
Buồng đốt chính của lò kiểu hở được cấu tạo bởi các giàn ống sinh hơi là trung tâm
buồng lửa và phần đường khói lên, phần đường khói ngang có bố trí các bộ quá nhiệt,
phần đường khói đi xuống có bố trí xen kẽ các bộ hâm nước và bộ sấy không khí.
Kết cấu buồng đốt từ các ống hàn sẵn các giàn ống sinh hơi vách trước và vách sau ở
phía dưới tạo thành mặt nghiêng phễu lạnh với góc nghiêng 50
0
, phía trên của buồng
đốt các giàn ống sinh hơi của vách sau sau tạo thành phần lồi khí động học (dàn ống
feston).
Buồng đốt được bố trí 4 vòi đốt than chính kiểu xoáy ốc ở hai vách bên, mỗi vách
hai vòi ở độ cao khác nhau (9850mm và 12700mm), bốn vòi phun ma dút được bố trí
cùng vòi đốt chính (Năng suất 2000kg/vòi/giờ). Bốn vòi phun gió cấp 3 được bố trí ở
4 góc lò ở độ cao 14100mm. Để tạo thuận lợi cho quá trình cháy, các ống sinh hơi ở
vùng vòi đốt chính được đắp một lớp vữa cách nhiệt đặc biệt tạo thành đai đốt. Sơ đồ
tuần hoàn của lò phân chia theo các giàn ống thành 14 vòng tuần hoàn nhỏ độc lập
nhằm tăng độ tin cậy của quá trình tuần hoàn.
Xỉ ở phễu lạnh được đưa ra ngoài nhờ vít xỉ sau đó được đập xỉ nghiền nhỏ đưa
xuống mương và được dòng nước tống đi ra trạm thải xỉ.
Lò được bố trí hai van an toàn lấy xung từ bao hơi và ống góp ra của bộ quá nhiệt.
Để làm sạch bề mặt đốt (dàn ống sinh hơi) có bố trí các máy thổi bụi.
2. Các thông số kĩ thuật của lò :
- Năng suất hơi : 220T/h

- Nhiệt độ hơi quá nhiệt : 540
0
C
+ áp lực hơi quá nhiệt : 100 ata
+ áp lực bao hơi : 112,6 ata
+ Nhiệt độ hơi bão hòa : 319
0
C
+ Nhiệt độ đường khói ngang : 450
0
C
+ Nhiệt độ khói thoát : 130
o
C
- Nhiệt độ nước cấp : 230
0
C
+ Nước giảm ôn cấp 1 : 10 T/h
+ Nước giảm ôn cấp 2 : 4,4 T/h
+ Hiệu suất lò : 86,05%
- Độ chênh nhiệt cho phép trong lò hơi : -10
0
C< t< 5
0
C ;
- Tổn thất do khói thoát : q
2
= 5,4 %
- Tổn thất do cơ giới : q
4

= 8 %
- Tổn thất do toả ra môi trường xung quanh : q
5
= 0,54 %
- Tổn thất do xỉ mang ra ngoài : q
6
= 0,06 %
3. Hệ thống đo lường điều chỉnh tự động - điều khiển lò:
1. Để đo lường và vận hành các thiết bị nhiệt cũng như các tham số kỹ thuật công ty
Nhiệt Điện Phả Lại dùng các bộ biến đổi tín hiệu không điện thành các tín hiệu điện
để kiểm tra và vận hành hệ thống, dây chuyền sản xuất điện như:
- Các cặp pin nhiệt điện, nhiệt điện trởvới các đồng hồ KCM1, KCM2
- Các hợp bộ ДM- KПД1 , KПД2, KДO- KПД2 , MET- KПД1 và các đồng hồ chỉ
thị MTП,
2. Để điều chỉnh tự động các quá trình cháy, chế biến than, cấp nước, nhiệt độ hơi
quá nhiệt. Lò được trang bị hệ thống điều chỉnh tự động và thiết bị điều khiển các cơ
cấu điều chỉnh từ xa bằng điện.
3. Hệ thống điều chỉnh và các cơ cấu điều khiển từ xa nhằm đảm bảo:
- Các thiết bị của lò làm việc trong chế dộ tự động điều chỉnh
- Tự động duy trì trị số của thông số cho trước.
- Thay đổi bằng tay trị số chỉnh định cho từng bộ điều chỉnh bằng bộ chỉnh định
đặt ngoài.
- Điều chỉnh từ xa từng cơ cấu điều chỉnh của hệ điều chỉnh.
- Điều chỉnh bằng tay các cơ cấu điều chỉnh tại chỗ đặt cơ cấu thực hiện.
4. Để tự động điều chỉnh an toàn sự làm việc của lò có các bộ tự động điều
chỉnh sau:
- Bộ điều chỉnh phụ tải nhiệt.
- Bộ điều chỉnh gió chung.
- Bộ điều chỉnh sức hút buồng đốt.
- Bộ điều chỉnh áp lực gió cấp 1.

- Bộ điều chỉnh phụ tải máy nghiền.
- Bộ điều chỉnh sức hút trước máy nghiền.
- Bộ điều chỉnh cấp nước.
- Bộ điều chỉnh xả liên tục.
- Bộ điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt, giảm ôn cấp1, cấp 2.
Để lò hơi làm việc an toàn và tin cậy với các thông số nhiệt lò hơi được trang bị các
mạch bảo vệ và liên động:
5 . Các mạch bảo vệ và liên động lò :
Thông số bảo vệ và liên động Trị số tác động Kết quả
Dừng lò bằng tay Dừng lò
Dừng quạt khói Dừng lò
Dừng quạt gió Dừng lò
Tắt lửa tối lò Dừng lò
Giảm nhiệt độ hơi mới quá nhiệt 425
o
C Dừng lò
Tăng mức nước trong bao hơi +100 mm Mở van xả sự cố
Giảm mức nước trong bao hơi +60 mm Đóng van xả sự cố
Tăng mức nước trong bao hơi +150 mm Dừng lò
Giảm mức nước trong bao hơi - 100 mm Dừng lò
Tăng Nhiệt độ hơi quá nhiệt 555
o
C Giảm tải lò cắt các cấp cám hàng
chẵn
Tăng áp suất hơi trong ống góp
hơi
105 KG/Cm
2
Mở van an toàn kiểm tra
Giảm áp suất hơi trong ống góp

hơi đến
100KG/Cm
2
Đóng van an toàn kiểm tra
Tăng áp suất hơi trong bao hơi
Giảm áp suất hơi trong bao hơi
đến
122 KG/Cm
2
108 Kg/Cm2
Mở van an toàn làm việc
đóng van an toàn làm việc
Nguyên lý làm việc:
Hơi từ bao hơi (hơi bão hoà) đi vào bộ quá nhiệt. Bộ quá nhiệt có tác dụng gia nhiệt
cho hơi tạo thành hơi quá nhiệt. Trong bộ phận này có đặt xen kẽ các bộ giảm ôn tạo
cho hơi quá nhiệt có thông số ổn định (nhiệt độ 540
0
C, áp suất 100 ata). Hơi quá nhiệt
đi qua van Stop sau đó được phân phối vào tuabin qua hệ thống 4 van điều chỉnh. Hơi
vào tuabin có thông số 535
0
C, áp suất 90ata. Sau khi sinh công trong tuabin cao áp
hơi đi vào tuabin hạ áp qua hai đường. Tuabin hạ áp có cấu tạo loe về 2 phía. Hơi sau
khi giãn nở sinh công xong hơi được dẫn về bình ngưng Hơi về bình ngưng phải đảm
bảo thông số hơi là 54
0
C, áp suất 0,062ata.
Sau khi qua bình ngưng hơi đã biến hoàn toàn thành nước. Nước này sẽ được hệ
thống 2 bơm ngưng tạo áp lực bơm vào đường ống nước sạch. Nước đi qua bộ gia
nhiệt hơi chèn ΠC50 để tận dụng nhiệt của hơi chèn. Sau đó nước được gia nhiệt bởi

5 bộ gia nhiệt hạ áp. Khi qua gia nhiệt hạ áp nước đi vào đài khử khí để khử hết lượng
khí lẫn vào trong nước và qua 3 bơm cấp đi vào gia nhiệt cao áp. Sau khi đi qua 3 bộ
gia nhiệt cao áp nước vào đài cấp nước và tới bình ngưng phụ. Sau đó nước được
phun vào bao hơi theo chiều từ trên xuống để rửa hơi. Sau khi vào bao hơi nước theo
đường nước xuống và biến thành hơi trong đường ống sinh hơi lên bao hơi qua các
phin lọc , hơi lên bộ quá nhiệt tạo thành một chu trình khép kín.
II. Các thiết bị chính của lò :
1. Bao hơi:
Mỗi lò có 1 bao hơi hình trụ có đường kính trong 1600mm, dài 12700mm, dày
88mm. Mức nước trung bình trong bao hơi thấp hơn trục hình học của bao hơi
200mm. Trong quá trình vận hành cho phép nước trong bao hơi dao động ± 50mm.
Để sấy nóng đều bao hơi khi khởi động lò có đặt thiết bị sấy bao hơi bằng hơi bão hoà
lấy từ nguồn bên ngoài. Trong bao hơi còn có đường xả sự cố, ống đưa phốt phát vào
phân phối đều theo chiều dài bao hơi. Bao hơi còn được lắp đặt 3 ống thuỷ dùng để đo
mức nước trực tiếp trên sàn bao hơi.
Trên bao hơi còn có các ống góp hơi, nước vào bao hơi và các ống góp nước
xuống. Các đường nước cấp sau bộ hâm cấp 2 vào bao hơi và đường xả khí. Đường
xả sự cố mức nước bao hơi, các van an toàn quá nhiệt, van an toàn bao hơi. Van an
toàn bao hơi và an toàn quá nhiệt khi tác động đều trực tiếp xả hơi trong ống góp hơi
ra sau quá nhiệt, các van an toàn dùng để bảo vệ lò hơi khi áp suất trong bao hơi và áp
suất trong ống góp hơi quá nhiệt tăng quá trị số cho phép.
Khi bao hơi bị sôi bồng đột ngột, làm cho mức nước bao hơi ở các đồng hồ dao
động mạnh, nồng độ muối của hơi bão hoà, hơi quá nhiệt tăng cao, có thể xảy ra hiện
tượng giảm đột ngột nhiệt độ hơi quá nhiệt, gây thuỷ kích đường ống dẫn hơi. Khi đó
cần phải nhanh chóng giảm phụ tải lò, hạ mức nước bao hơi và mở xả quá nhiệt.
2. Quạt gió:
Quạt gió kiểu Д H-26 ΓM là thiết bị dùng để đưa không khí và than cám vào buồng
đốt. Quạt gió có đầu hút 1 phía kiểu li tâm, kết cấu gồm các bộ phận: Bánh động,
phần truyền động, bầu xoắn, cánh hướng.
Đặc tính kỹ thuật:

STT Tên gọi Đơn vị Đại lượng
1 Năng suất 1000 m
3
/h 267
2 Nhiệt độ tính toán
o
C 30
3 áp lực toàn phần (ở nhiệt độ tính toán) 550
4 Hiệu suất tối đa % 82
5 Công suất tiêu thụ KW 496
6 Số vòng quay động cơ điện v/p 750
7 Điện áp V 6000
8 Cường độ A 73,5
9 Công suất KW 630
10 Hiệu suất động cơ % 93
3. Quạt khói:
Quạt khói kiểu ДH-26x2-0,62 là thiết bị dùng để hút các sản phẩm cháy ra khỏi lò
và tao áp lực âm trong buồng đốt. Quạt khói có đầu hút 2 phía kiểu li tâm, gồm các
bộ phận: Bánh động, phần chuyển động, bầu xoắn, cánh hướng, buồng hút.
Đặc tính kỹ thuật:
STT Tên gọi Đơn vị Đại lượng
1 Năng suất 1000 m
3
/h 382
2 Nhiệt độ tính toán
o
C 180
3 áp lực toàn phần (ở nhiệt độ tính toán) 295
4 Hiệu suất tối đa % 84
5 Công suất tiêu thụ KW 383

6 Số vòng quay động cơ điện v/p 600
7 Điện áp V 6000
8 Cường độ A 77
9 Công suất KW 630
10 Hiệu suất động cơ % 94
4. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện:
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện kiểu ∋/A-1-38-12-6-4 dùng để làm sạch tro bụi sau khi
khói đi ra khỏi lò. Hệ thống lọc bụi có 5 trường, trường 0 có tác dụng phân đều khói,
việc lọc bụi được thực hiện tại trường 1, 2, 3, 4. Nguồn điện 1 chiều 50kV cấp cho
điện trường của các bộ lọc bụi được lấy từ máy biến áp chỉnh lưu ATΠOM-10600 T1.
Bộ lọc bụi tĩnh điện gồm các điện cực kết lắng và điện cực iôn hoá, cơ cấu rung các
điện cực, các cụm sứ, các sóng chắn phân chia dòng khói. Các điện cực iôn hoá được
nối với nguồn một chiều cao thế 50kV, các điện cực kết lắng được nối với đất. Khi
khói có bụi đi qua bộ lọc bụi bằng điện, các hạt tro bị nhiễm điện và dưới tác động
của điện trường sẽ bám vao cực kết lắng. Việc tách tro rời khỏi các điện cực được tiến
hành bằng các cơ cấu rung. Tro sau khi rời khỏi điện cực được tập trung lại trong các
phễu tro và sau đó đi vào hệ thống thải tro và ra trạm xỉ.
III. Hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi:
Chế độ nước của lò nhằm đảm bảo cho các bề mặt trao đổi nhiệt nước và hơi làm
việc an toàn kinh tế không để xảy ra:
- Cáu cặn bám vào bề mặt trong của các ống quá nhiệt, ống sinh hơi, ống bộ hâm
nước của lò.
- Ăn mòn bên trong bề mặt trao đổi nhiệt hơi, nước.
- Đóng cáu ở phần hạ áp tuabin.
Hệ thống xử lý nước ngoài lò như sau:
IV. Tuabin hơi và nguyên lý cấu tạo:
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.
Tuabin K-100-90-7 với công suất định mức 110 MW dùng để quay máy phát điện
TBΦ-120-2T3. Tuabin là một tổ máy một trục cấu tạo từ hai xi lanh, xi lanh cao áp và
xi lanh hạ áp. Xi lanh cao áp và xi lanh hạ áp liên kết cứng với nhau theo chiều dọc

trục.
- Xi lanh cao áp được đúc liền khối bằng thép chịu nhiệt, phần truyền hơi của xi
lanh cao áp gồm 1 tầng điều chỉnh và 19 tầng áp lực. Tất cả 20 đĩa được rèn liền khối
với trục.
- Xi lanh hạ áp được chế tạo bằng phương pháp hàn, thoát hơi về hai phía, mỗi
phia có 5 tầng cánh. Các đĩa của rotor hạ áp được chế tạo riêng rẽ để lắp ép vào trục.
Rotor cao áp và rotor hạ áp liên kết với nhau bằng khớp nối nửa mềm. Rotor hạ áp và
rotor máy phát liên kết vói nhau bằng khớp nối cứng.
- Tuabin có hệ thống phân phối hơi gồm 4 cụm vòi phun hơi. Bốn van điều khiển
đặt trong các hộp hơi hàn liền với vỏ xi lanh cao áp. Hai van đặt ở phần trên xilanh
cao áp, hai van đặt ở phần dưới bên sườn của xi lanh cao áp. Xi lanh hạ áp của tuabin
có hai đường ống thoát hơi nối với hai bình ngưng kiểu bề mặt bằng phương pháp hàn
tại chỗ khi lắp ráp.
- Tuabin có 8 cửa trích hơi không điều chỉnh để sấy nước ngưng chính và nước
cấp trong các gia nhiệt hạ áp, khử khí và gia nhiệt cao áp. Các cửa trích hơi dùng cho
các nhu cầu gia nhiệt nước cấp cho lò hơi khi tuabin làm việc với thông số định mức
như sau.
Quá trình làm việc của tuabin : Hơi mới từ lò được đưa vào hộp hơi đứng riêng biệt
trong có đặt van Stop, sau đó theo 4 đường ống chuyển tiếp vào 4 van điều chỉnh rồi
đi vào xi lanh cao áp. Sau khi sinh công ở phần cao áp dòng hơi theo hai đường ống
chuyển tiếp đi vào xi lanh hạ áp. Sau khi sinh công trong xi lanh hạ áp dòng hơi đi
vào bình ngưng dạng bề mặt kiểu 100-KUC-5A.
2. Tuabin được tính toán làm việc với các thông số định mức chính sau:
- áp lực hơi mới trước van Stop : 90 ± 5 ata.
- Nhiệt độ hơi mới trước van Stop : 535
0
C +5
0
C,-10
0

C.
- Lưu lượng nước làm mát qua các bình ngưng : 16000m
3
/ h / 1 bình.
- Nhiệt độ nước làm mát : 23
0
C.
- Chân không bình ngưng : -0,062 ata.
Đặc tính vận hành của Tuabin : Việc khởi động và hoà lò thứ hai sẽ được tiến hành
khi máy đã hoà lưới và lò thứ nhất đã làm việc ổn định. Mức phụ tải làm việc lâu dài
nhỏ nhất của tua bin là 33 MW, cho phép tua bin làm việc lâu dài ở tần số 49,5 đến
50,5 Hz. Tốc độ tăng tải phụ thuộc vào tốc độ tăng nhiệt độ trung bình của kim loại
van Stop và xilanh cao áp.
+ Từ 100
0
C ÷ 200
0
C tốc độ tăng 4
0
C/phút.
+ Từ 200
0
C ÷ 300
0
C tốc độ tăng 3
0
C/phút.
+ Từ 300
0
C ÷ 400

0
C tốc độ tăng 2
0
C/phút.
+ Từ 400
0
C ÷ 500
0
C tốc độ tăng 1
0
C/phút.
+ Từ 500
0
C tốc độ tăng 0,6
0
C/phút.
Để có thể mang tải định mức thời gian tăng tải sẽ phụ thuộc vào các trạng thái khởi
động khác nhau của tuabin.
Khi khởi động từ trang thái lạnh mất từ 4 ÷ 5 giờ
+ Nhiệt độ max < 150
0
C
+ Thời gian dừng lò từ 70 ÷ 90 giờ
Khi khởi động từ trạng chưa nguội hẳn mất từ 3 ÷ 4 giờ
+ Nhiệt độ max < 150
0
C ÷ 400
0
C
Khi khởi động từ trạng thái nóng mất 2,5 giờ

+ Nhiệt độ max > 400
0
C
+ Thời gian dừng lò từ 6 ÷ 10 giờ
Khi khởi động từ trạng thái nóng mất 1 giờ
+ Nhiệt độ max > 400
0
C
+ Thời gian dừng lò từ 1 ÷ 2 giờ
3. Tuabin được trang bị các cụm điều chỉnh và van an toàn sau:
Bộ điều chỉnh tốc độ có tác dụng tự động duy trì tốc độ quay của tuabin không đổi
với độ không đều 4%. Bộ điều chỉnh tốc độ này làm việc trên nguyên lý servomotor
thứ cấp với cơ cấu thừa hành được hoạt động bởi hệ thống dầu áp lực.
+ Bộ bảo vệ máy vượt tốc có tác dụng bảo vệ tuabin tránh vượt quá tốc độ quay
cho phép. Khi tốc độ quay của rotor tăng đến 3330 ÷ 3360 v/p thì bảo vệ sẽ tác động
đóng van Stop và van điều chỉnh lại.
+ Bộ bảo vệ phụ tác động đóng van Stop và các van điều chỉnh khi tốc độ quay của
rotor tuabin đạt 3480 v/p mà bảo vệ máy vượt tốc không tác động.
Bộ hạn chế công suất tác dung bằng cách hạn chế độ mở các van điều chỉnh không
cho máy mang tải cao hơn trị số đã định.
Bảo vệ di trục rotor: Khi rotor bị di trục về phía máy phát 1,2mm hoặc di trục về
phía xi lanh cao áp 1,7mm thì bảo vệ sẽ tác động đóng van Stop và các van điều chỉnh
đồng thời phát tín hiệu sự cố.
Bảo vệ báo tín hiệu khi chân không bình ngưng tụt xuống còn 650mmHg và ngắt
máy ngắt điện từ khi chân không tuột xuống còn 540mmHg (-0.7 kg/cm
2
).
Thiết bị đóng cưỡng bức các van một chiều trên các đường trích hơi đến các bình
gia nhiệt cao áp 6, 7, 8 và gia nhiệt hạ áp 3, 4, 5 khi van Stop đóng hoặc tách máy
phát.

Thiết bị liên động khởi động các bơm dầu để đảm bảo cung cấp dầu cho các gối trục
của tua bin. Khi áp lực dầu bôi trơn giảm xuống còn 0,6kg/cm
2
thì phát tín hiệu chạy
bơm dầu dự phòng, còn khi áp lực dầu bôi trơn giảm xuống đến 0,5 kg/cm
2
thì phát
tín hiệu chạy bơm dầu sự cố và tác động ngừng tuabin khi áp lực dầu bôi trơn xuống
đến 0.3kg/cm
2
.
Bảo vệ của tuabin cũng tác động dừng tuabin khi nhiệt độ hơi mới trước van STOP
hạ xuống 425
0
C hoặc mức nước đọng ở một trong các bộ gia nhiệt cao áp đến giới
hạn II (3250mm với máy 1-2 ; 2400mm đối với máy 3-4).
4. Hệ thống bơm dầu tua bin:
Công ty sử dụng dầu tuabin Mobin Dtelight hoặc Obiloil. Bể dầu có dung tích 14m
3

dùng để dự trữ dầu cho tổ máy, trong bể có đặt các bộ lọc thô và lọc tinh, injectơ dầu
cấp 1 và cấp 2.
+ Mức dầu làm việc max cách nắp trên 140mm ( ứng với vạch 38)
+ Mức dầu làm việc min cách nắp trên 540mm ( ứng với vạch 0 )
Các gối đỡ của máy phát phải được cấp dầu bôi trơn và làm mát để tránh sự phát
nóng do lực ma sát do phần tĩnh và phần quay gây nên.
Để tránh cho H
2
trong thân máy phát rò rỉ ra ngoài người ta lắp đặt bộ chèn dầu 2
ngăn kiểu mặt tròn đảm bảo cho việc nén chặt bạc và babít vào gờ chặn của trục roto

nhờ áp lực dầu nén đã được điều chỉnh .
Bơm dầu chính lắp trên trục tuabin, có năng suất 240m
3
/h. Khi số vòng quay đạt
3000v/p thì tạo áp lực trong hệ thống dầu điều chỉnh bằng 20ata và áp lực dầu bôi trơn
đến các gối đỡ của tổ máy bằng 1 ata.
Bơm dầu khởi động có năng suất 200m
3
/h, áp lực đầu đẩy 210 mH
2
O.
Bơm dầu dự phòng có năng suất 125m
3
/h, áp lực đầu đẩy 30mH
2
O.
Khi áp lực dầu bôi trơn giảm xuống đến 0,6 ata thì báo tín hiệu và chạy bơm dầu
xoay chiều dự phòng (năng suất 38m
3
với áp lực đầu đẩy 40mH
2
O), nếu áp lực dầu
giảm tiếp xuống 0,5 tự động chạy bơm dầu một chiều sự cố (năng suất 38m
3
/h; áp
suất đầu đẩy 176mH
2
O). Khi áp lưc dầu giảm xuống đến 0,3 ata lập tức cắt MF,
ngừng khối , cấm quay trục.
5. Các trường hợp ngừng tuabin khẩn cấp.

Ngừng máy có phá hoại chân không:
Khi áp lực dầu bôi trơn giảm thấp đến 0,3 kg/cm
2
.
Khi dầu bị cháy mà không có khả năng dập đám cháy ngay được.
Khi rotor tuabin bị di trục 1,2mm về phía máy phát hoặc 1,7mm về phía xi lanh
cao áp.
Khi độ rung đột ngột tăng lên một lượng bằng 20 µm ở gối 1 và 2, 30µm ở gối 3
và 4.
Khi độ chênh áp lực giữa dầu và hidro giảm thấp xuống hơn mức cho phép.
Khi xuất hiện tiếng ma sát kim loại rõ ràng ở trong tuabin, trong máy phát hoặc
khi xuất hiện các tia lửa bắn ra từ các ổ chèn dầu của tuabin.
Khi bị thuỷ kích trong phần truyền hơi của tuabin.
Khi nhiệt độ dầu trên đường xả ra từ một gối trục bất kỳ của tuabin đột ngột tăng
đến 75
0
C hoặc từ gối trục đó có khói bay ra.
Khi xuất hiện khói lửa từ máy phát.
Ngừng máy không phá hoại chân không:
Khi tốc độ quay của rotor tuabin tăng quá 3360v/p.
Khi chân không bị giảm sự cố đến 540mmHg.
Khi nhiệt độ hơi mới trước van H2 giảm đột ngột đến 425oC.
Khi mức nước đọng trong một gia nhiệt cao bất kỳ tăng đến giới hạn 2 (3250mm
riêng khối 4 là 2400mm).
Khi mức đầu trong bể dầu giảm thấp hơn mức giới hạn 5 vạch theo bộ chỉ báo
mức dầu.
Khi áp lực dầu trong hệ thống điều chỉnh giảm xuống đến 10kg/cm2.
Khi mức dầu trong bể ổn áp của hệ thống dầu chèn máy phát bị giảm đến mức
giới hạn 2.
Khi tất cả các bơm dầu của hệ thống dầu chèn máy phát bị dừng.

Khi phải ngừng máy phát do các hư hỏng bên trong.
Khi phát hiện vỡ hoặc có vết nứt trên các đường ống dẫn dầu, các đường ống dẫn
hơi mới, các đường ống nước ngưng chính và nước cấp, các ống góp, các mối hàn,
các mối nối mặt bích.
Khi mất nước làm mát các bộ làm mát của máy phát.
Khi các độ giãn nở tương đối của rotor cao áp và hạ áp đạt đến các trị số không
cho phép.
6. Điều chỉnh tuabin.
Để đảm bảo vận hành bình thường khi có tải, lúc sa thải phụ tải và khi sự cố tuabin
K-100-90-7 có trang bị hệ thống điều chỉnh tuabin bằng thuỷ lực với môi chất công
tác là dầu. Hệ thống điều chỉnh tuabin bao gồm các phần tử sau: Van Stop, van điều
chỉnh, khối điều chỉnh tốc độ, ngăn kéo dầu an toàn, máy ngắt điện từ, bộ hạn chế
công suất
Dựa vào nguyên lý văng li tâm người ta đã thiết kế hệ thống điều chỉnh tốc độ theo
nguyên lý đó để đảm bảo vận hành tuabin ở thông số vòng quay định mức n=3000v/p.
Để đảm bảo cho tuabin vận hành an toàn khi có tải và sa thải đột ngột làm cho số
vòng quay tăng cao người ta bố trí hai chốt văng làm việc theo nguyên lý li tâm và
bảo vệ phụ khi hai chốt văng không làm việc. Còn các tương tác và liên lạc giữa các
phần tử với nhau được dùng dầu tuabin có áp lực là môi chất. Các cơ cấu thừa hành
là các chuyển động cơ khí do áp lực dầu tác động các phần tử nhận xung và biến đổi
các xung là các jôlốtnhích. Để cung cấp dầu cho hệ thống điều chỉnh làm việc khi mới
khởi động nhờ bơm dầu khởi động, khi tuabin đã làm việc độc lập, hoặc song song
với lưới nhờ bơm dầu chính gắn ở đầu trục cung cấp dầu cho hệ thống điều chỉnh làm
việc.
V. Các thiết bị chính của tua bin :
1. Bình ngưng:
Nhóm các bình ngưng dùng để tạo áp suất thấp sau tầng cánh cuối cùng của tuabin
hạ áp để ngưng đọng lượng hơi thoát ra tạo ra nước ngưng sạch cung cấp cho lò.
Ngoài ra trong bình ngưng còn xảy ra quá trình khử khí bằng nhiệt cho nước ngưng.
Bình ngưng cũng là thiết bị trao đổi nhiệt để tận dụng lượng nhiệt của hơi thoát. Bình

ngưng thu lượng nước khi ngừng khối và khi mới khởi động và bổ xung thêm nước
ngưng hoặc nước ngưng sạch vào bình ngưng. Nhóm bình ngưng bao gồm 2 bình
ngưng cho mỗi khối.
- Diện tích làm mát 4000m
2
.
- Bề mặt làm mát bình ngưng bao gồm 7700 ống chiều dài 7560mm;
- Có 2 tuyến đi của nước tuần hoàn, các ống dẫn nước vào và dẫn nước ra
được bố trí phía dưới các khoang chứa nước.
2. Bơm ngưng:
Mỗi khối lò máy có 2 bơm ngưng tụ loại KCB-320-160 dùng để bơm nước ngưng
từ bình ngưng ra và cấp nước cho bộ làm mát các ejector, bộ làm mát hơi chèn, đưa
nước ngưng qua các bình GNH 1, 2, 3, 4, 5 để đưa vào bình khử khí 6ata. Bình
thường một bơm làm việc một bơm dự phòng. Khi áp lực đầu đẩy của bơm giảm
xuống còn 12 kg/cm
2
thì sẽ tự động đưa bơm thứ 2 vào làm việc, khi bộ tự động
không làm việc thì phải đưa vào làm việc bằng tay, nếu không được thì phải dừng
khối bằng tay.
Các bơm ngưng có đặc tính như sau:
- Năng suất : 320m
3
/h
- áp suất đầu đẩy : 160m cột nước.
- Số vòng quay : 1480 v/p.
- Công suất trên trục động cơ : 250 kW.
- Điện áp : 6kV
3. Ejector:
Bao gồm :
- Ejector chính kiểu EΠ-3-750.

- Hai Ejector kiểu ∋Π- 1 -1100 (một khởi động, một tuần hoàn)
Các ejctor chính kiểu EΠ-3-750 đảm bảo hút không khí và những chất khí không
ngưng tụ ra khỏi bình ngưng tạo chân không trong bình ngưng (0,062ata).
+Nguồn cấp hơi cho ejector lấy từ bình khử khí 6 ata hoặc từ ống góp 6ata với
nhiệt độ hơi 150
0
C đến 250
0
C.
+ Công suất ejector theo không khí khô là 80kg/h.
+ Lưu lượng hơi khi áp suất trước vòi phun bằng 3,5 ata là 750 kg/h
4. Gia nhiệt hạ áp:
Hệ thống gia nhiệt hạ áp dùng để gia nhiệt nước ngưng chính của tuabin đến nhiệt
độ khoảng 140
o
C, trong khối có 5 bộ gia nhiệt hạ áp: bộ 1,2,3 lấy hơi từ xilanh hạ áp,
bộ 4,5 lấy hơi từ xilanh cao áp.
Nước ngưng chính được các bơm ngưng bơm lần lượt qua các bộ làm mát của ejector
chính, bình gia nhiệt hơi chèn, các bình gia nhiệt hạ áp số 1,2,3,4,5 và khử khí.
Các đặc tính của bình gia nhiệt 3, 4, 5:
Bình gia nhiệt cấu tạo từ hệ thống ống xoắn ruột gà hàn vào các ống góp và ống
phân phối. Cấu tạo bình gồm 3 vùng. Hơi sấy được đưa vào từ trên xuống và đi ngoài
ống, nước cấp được đi trong ống từ dưới lên.
ở khối bình GNH có lắp 2 bơm nước đọng :
+ Năng suất 80m
3
/h
+ áp lực đầu đẩy 160m H
2
O

+ Công suất 75KW
5. Gia nhiệt cao áp:
Bình gia nhiệt cao áp cấu tạo từ hệ thống ống có dạng xoắn ruột gà hàn vào các ống
góp và ống phân phối bằng thép. dùng để sấy nóng nước cấp sau khi khử khí tư nhiệt
độ 160
o
C lên đến nhiệt độ 230
o
C. Các bình ngưng có diện tích trao đổi nhiệt là
250m
2
. Khi phụ tải tua bin đạt 25 ÷ 30 MW thì đưa bộ gia nhiệt cao vào làm việc.
Để bảo vệ hệ thống bình gia nhiệt làm viêc mỗi bình GNC đều được trang bị thiết bị
tự động điều chỉnh mức nước đọng của hơi sấy. Mức nước bình thường bằng 500mm
đồng thời xả lưọng nước đọng thừa qua van điều chỉnh và không cho lọt hơi qua. Các
bình gia nhiệt cao áp được trang bị các bảo vệ tránh tăng mức nước trong thân bình
gia nhiệt, tăng áp lực nước trong hệ thống ống và tăng áp lực trong thân bình gia
nhiệt. Bảo vệ tránh tăng mức nước tác động khi mức nước trong bất kỳ một bình gia
nhiệt cao áp tăng đến 750 mm (giới hạn 1) thì bảo vệ sẽ tách toàn bộ nhóm gia nhiệt
cao áp, khi mức nước trong một bình bất kỳ của khối gia nhiệt cao tăng lên đến 3250
mm (riêng với khối 4 là 2400 mm) ( giới hạn 2) thì bảo vệ sẽ tác động ngừng các bơm
cấp nước đang làm việc và phát xung cấm chạy bơm cấp nước dự phòng (cấm ABP
bơm DP).
Về nguyên tắc có thể tách toàn bộ các bộ gia nhiệt ra khỏi chu trình mà vẫn đảm bảo
sự hoạt động của lò và tuabin. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có lần nào Công ty
tách toàn bộ các bộ gia nhiệt. Thường tách thành từng khối khác nhau: GNH1 và
GNH2; GNH3,4,5; GNC6,7,8.
6. Thiết bị khử khí:
Bình khử khí kiểu K500-65
+ Năng suất khử khí Q = 500m

3
/ h
+ Cột khử khí có thể tích 8,5m
3
+Thể tích chứa nước dự trữ cho lò V
kk
= 65 m
3
Tác dụng của thiết bị khử khí:
+ Tách các khí hoạt tính ăn mòn kim loại, như O
2
, CO
2
tự do, CO
2
hoà tan ra khỏi
nước ngưng.
+ Gia nhiệt cho nước ngưng sau GNH từ 133
0
C lên 160
0
C .
+ Tạo lượng nước cấp dự phòng cho lò và điều hòa lưu lượng nước cấp vào lò và
lượng nước ngưng chính của máy (kể cả lượng nước bổ xung).
+ Là nguồn cấp hơi cho ejctor và chèn trục tuabin, thu hồi nước đọng từ gia nhiệt
cao và van Stop.
+ Tuỳ theo phương thức làm việc của khối, hơi sấy có thể lấy từ các nguồn:
- Ống góp hơi tự dùng 13ata
- Cửa trích hơi số 3 hoặc số 2 của tuabin
Nguyên lý làm việc:

Quá trình khử khí được diễn ra như sau: Nước ngưng vào bình khử khí đi vào bộ
phân phối nước ở phía trên cùng của cột khử khí rồi được phun thành những màng
mỏng chảy từ trên xuống bởi các van phun. Những màng nước mỏng được phân tán
qua các khay có đục lỗ và được hỗn hợp mạnh với dòng hơi nóng đi từ dưới lên, vùng
bề mặt tiếp xúc giữa nước và hơi được tăng lên rõ rệt. Nước ngưng được gia nhiệt tới
nhiệt độ bão hoà và các loại khí được tách và đưa ra ngoài. Nước sau khi khử khí
được đưa xuống bể dự trữ.
Để đảm bảo thiết bị khử khí không bị ngập nước, bể dự trữ có thiết bị tự động xả
nước thừa khi mức nước trong bể cao quá theo ống thuỷ.
Để dảm bảo khử khí làm việc bình thường có bố trí các van xả tràn sự cố cao độ
+ 2195mm đối với khối 1
+ 2145 mm đối với khối 2,3 và khối 4.
Để tránh đóng cáu cặn bình khử khí có bố trí các van xả đáy bể
Sơ đồ nguyên lý làm việc khử khí:
7. Hệ thống nước cấp.
Hệ thống nước cấp nhận nước ngưng được gia nhiệt từ bình khử khí, các bơm
chuyển qua 3 cấp của gia nhiệt cao áp và tăng áp suất nước cấp đủ để cấp cho lò hơi
khối 110MW, mỗi khối đặt 3 tổ máy bơm.
Các thông số cơ bản của bơm:
- Năng suất : 270m
3
/h
- áp suất : 1650m nước.
- Nhiệt độ nước qua bơm lớn nhất : 160
0
C
- áp suất đầu hút : 7,4kG/cm
2
.
- áp suất đầu đẩy của bơm : 150kG/cm

2
.
- Tốc độ quay : 2970v/p.
- Công suất tiêu thụ cực đại : 1720kW.
- Hiệu suất bơm : 76%
Bơm cấp nước là bơm li tâm phân đoạn nằm ngang co 10 tầng cánh. Phía đầu đẩy
có van 1 chiều dùng để ngăn ngừa nước chảy từ ống đầu đẩy qua bơm vào ống hút
khi ngừng bơm dự phòng mà van đầu đẩy mở. Để tránh hiện tượng hoá hơi trong bơm
khi chạy không tải (bơm làm việc khi van đầu đẩy đóng), có van tái tuần hoàn điều
khiển bằng điện. Phía đầu hút, đầu đẩy có đường cân bằng P= 10ata để chống di trục
Hệ thống cấp nước bổ xung.
Công ty nhiệt điện vận hành theo 1 chu kỳ khép kín của hơi và nước, song có 1
phần tổn thất qua hệ thống các van xả. Ngoài ra còn phải tốn thêm 1 lượng hơi nước
phục vụ cho những thiết bị làm mát, làm sạch thiết bị nhiệt và cấp hơi cho những
thiết bị gia nhiệt chu kỳ hở. Mức độ tổn hao nước ngưng còn phụ thuộc vào phương
thức vận hành và tình trạng thiết bị lò và tua bin, chiếm 2 ÷ 5% tổng công suất của
Công ty. Do vậy việc cấp nước bổ xung là rất quan trọng nhằm bù lại phần tổn hao
hơi nước đó.
8. Hệ thống nước tuần hoàn trong Công ty
Hệ thống nước tuần hoàn của Công ty nhiệt điện Phả Lại sử dụng hệ thống cấp nước
tuần hoàn kiểu trực lưu. Nguồn nước là sông Thái Bình, có mực nước cao nhất và
thấp nhất tính theo độ cao tuyệt đối là 7,5m và 0,5 m.
Nước sông Thái Bình chảy vào mương đầu hút của trạm bơm và được các bơm tuần
hoàn bơm vào các tuyến ống tuần hoàn. Các hộ tiêu thụ chính của nước tuần hoàn:
bình ngưng, bình mát khí máy phát, bình mát dầu tuabin, bơm nước cấp, máy nghiền,
các bình làm mát khí máy kích thích
Trạm bơm tuần hoàn được lắp 4 bơm tuần hoàn kiểu dọc trục, đặt đứng kiểu
0
Π
B10-145 với động cơ điện không đồng bộ kiểu AB-17/69-16KT-3.( Thường 2 bơm

làm việc 2 bơm dự phòng )
Thông số bơm tuần hoàn kiểu O
Π
B - 10 - 145
- Năng suất : 9m
3
/s.
- áp lực đẩy toàn phần : 17mH
2
O.
- áp lực đầu hút tối thiểu : 4mH
2
O.
- Tốc độ quay : 365v/p.
- Công suất động cơ : 2000kW.
- Điện áp : 6kV.
Nước được các bơm tuần hoàn bơm vào 2 tuyến ống tuần hoàn bằng thép, từ đó nối
vào bình ngưng và các hộ tiêu thụ. Mỗi bơm tuần hoàn đều được nối với cả 2 tuyến
ống bằng 2 đường ống. Việc cung cấp nước làm mát bình ngưng và các hộ tiêu thụ
khác được lấy từ 2 đường ống. Giữa 2 đường ống tuần hoàn này có đường liên thông
ngang cho phép tuabin làm việc bình thường khi chỉ có một tuyến ống làm việc. Sau
khi qua bình ngưng, nước làm mát được xả theo 2 đường nước tuần hoàn ra kênh thải
hở. Nước của các hộ tiêu thụ khác được xả riêng theo mỗi ống ra kênh thải.
Phần 4: Phân xưởng Điện
I. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy phát điện TBΦ - 120 - 2T3
1. Khái niệm :
Máy phát điện đồng bộ kiểu TBΦ - 120 - 3T, dùng để phát điện lâu dài trong những
chế độ làm việc bình thường khi nối trực tiếp với tuabin và được đặt trong nhà có mái
che. Máy phát đã được nhiệt đới hoá ( T) và làm việc theo các điều kiện sau đây :
Lắp ở độ cao không lớn hơn 1000m so với mặt biển

Nhiệt độ môi trưòng trong giới hạn : +5
0
C ÷ 45
0
C
Trong khu vực không có chất gây nổ
a - Stator:
Vỏ Stator : Được chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để stator
có thể không bị hỏng bởi biến dạng khi H
2
nổ, vỏ được đặt trực tiếp lên bệ máy bắt bu
lông.
Lõi thép Stator : Lõi được cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật có độ dày 0,5mm. Trên
bề mặt các lá thép này được quét một lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh
thông gió. Lõi thép của stato được ép bằng các vòng ép bằng thép khong từ tính, vòng
răng của những lá thép ngoài được ép chặt bằng những tấm ép có từ tính đặt ở giữa lõi
thép và vòng ép.
Cuộn dây của stator kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây dùng cách điện
loại B sơ đồ đấu nối sao kép gồm 9 đầu ra.
b - Rotor: Rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bền cơ học trong
mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện loại B. Lõi được
khoan xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến các chổi than. Các vòng dây
rotor quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió.
c- Bộ chèn trục: Để giữ Hiđrô không thoát ra ngoài theo dọc trục, có kết cấu đảm
bảo nén chặt bạc và babít vào gờ chặn của trục rôto nhờ áp lực dầu nén đã được điều
chỉnh và đảm bảo tự động dịch chuyển dọc theo trục khi có sự di trục. áp lực dầu
chèn luôn lớn hơn áp lực H
2
( từ 0.5 đến 0.7 kg/cm
2

) được đưa vào hộp áp lực và từ
đây qua các lỗ ở vòng bạc sẽ đi qua các rãnh vào babít và tản ra 2 phía. ở những rãnh
tròn này khi máy quay sẽ quay theo và tạo ra một màn dày đặc ngăn chặn sự dò khí H
2
từ trong vỏ máy phát điện ra ngoài. áp lực dầu chèn định mức là 2,5 kg/cm
2
.
d- Bộ làm mát: Gồm 6 bộ làm mát khí H
2
bố trí bao bọc phần trên và dọc theo thân
máy phát.
e - Thông gió: Thông gió cho máy phát điện theo chu trình tuần hoàn kín kín cùng
với việc làm mát khí H
2
bằng các bộ làm mát đặt trong vỏ stator, căn cứ vào yêu cầu
làm mát khối khí H
2
nhà chế tạo đặt 2 quạt ở hai đầu trục của rotor máy phát điện.
Khi máy phát làm việc cấm không dùng không khí để làm mát.
2. Các thông số kĩ thuật của máy phát điện:
- Công suất toàn phần : S = 141.200KVA
- Công suất tác dụng : P = 120.000KW
- Điện áp định mức : U = 10.500 ± 525V
- Dòng điện stator : I
Stator
= 7760A
- Dòng điện rotor : I
Roto
= 1830A
- Tốc độ quay định mức : n = 3000v/p

- Hệ số công suất : cosϕ = 0,85
- Hiệu suất : η% = 98,4%
- Cường độ quá tải tĩnh : a = 1,7
- Tốc độ quay tới hạn : n
th
= 1500v/p
- Mômen bánh đà : 13 T/m
2
- Mômen cực đại khi có ngắn mạch ở cuộn dây stator : 6 lần
- Môi chất làm mát máy phát : Khí Hyđrô
- Đầu nối pha cuộn dây Stator hình sao kép
- Số đầu cực ra của dây stator : 9
3. Hệ thống kích thích của máy phát điện
Hệ thống kích thích của tổ máy gồm một máy kích thích chính cung cấp dòng kích
thích cho máy phát và một máy kích thích phụ cung cấp dòng kích thích cho máy kích
thích chính. Máy kích thích chính và phụ nối đồng trục với Roto máy phát. Ngoài ra
Công ty còn có hệ thống kích thích dự phòng dùng chung cho cả bốn tổ máy.
a. Máy kích thích chính :
Kiểu ΒΤД- 490- 3000T3 là máy phát điện cảm ứng tần số cao, bên trong máy đặt bộ
chỉnh lưu. Rôto máy kích thích được nối trên cùng một trục rôto máy phát điện , máy
kích thích có các gối đỡ trượt được bôi trơn cưỡng bức từ hệ thống dầu chung. Thông
số kỹ thuật:
- Công suất hữu công lâu dài P = 600 KW
- Điện áp lâu dài U =310V
- Điện áp ngắn hạn U =560V
- Dòng điện cho phép lâu dài I = 1930A
- Dòng điện ngắn mạch cho phép I = 3500A
- Tốc độ quay n = 3000v/p
- Tần số ` f = 500 Hz.
- Làm mát bằng không khí theo chu trình kín.

- Bội số kích thích cường hành theo điện áp và dòng điện ứng với các thông số
định mức kích thích của máy phát điện là 2.
- Thời gian cho phép máy kích thích và rotor máy phát điện có dòng điện tăng
gấp 2 lần dòng điện kích thích định mức là 20s.
- Tốc độ tăng điện áp kích thích trong chế độ cường hành không nhỏ hơn 0,2s.
Thông số cường hành kích thích cho phép của kích thích chính.
Thời gian cho phép (s) Dòng điện (A) Điện áp (V)
20 3500 560
b. Máy kích thích phụ :
Kiểu ΠДM -30- 400 T3
P = 30KW
U = 400/230V
I = 54/93 A
n = 3000v/p
f = 400Hz
Rotor máy kích thích phụ làm bằng nam châm vĩnh cửu.
c. Máy kích kích thích dự phòng :
Máy kích thích dự phòng được dùng khi hệ thống kích chính bị hư hỏng hoặc đã
được vào sửa chữa, nó dự phòng cho cả 4 máy kích thích chính. Máy kích thích dự
phòng là máy phát điện một chiều kéo bằng động cơ không đồng bộ 3 pha
Máy phát điện một chiều kiểu: ΓΠC -900 - 1000T4 có thông số kỹ thuật:
P = 550 kW
U = 300 V
I = 1850 A
Động cơ kiểu : A - 1612-6 T3 có thông số kỹ thuật:
P = 800 KW
U = 6 KV
I = 93 A
Khi chuyển sang kích thích dự phòng điện áp được điều chỉnh bằng tay. Tuy nhiên
ở chế độ này việc cường hành kích thích vẫn được đảm bảo.

4. Điều chỉnh điện áp của máy phát điện:
Bộ tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện hoạt động theo nguyên lý sau:
Tín hiệu được lấy từ TU và TI ở đầu cực máy phát đưa vào bộ APB (bộ tự động
điều chỉnh kích từ). Tín hiệu sau khi sử lý được đưa vào 2 cuộn dây OB1 và OB2
(cũng có thể điều chỉnh bằng tay).
Hai cuộn dây OB1 và OB2 tạo nên hiệu ứng corrector thuận và nghịch cho việc
điều chỉnh điện áp của máy phát. Ngoài ra có thêm cuộn thứ 3 (OB3) mắc nối tiếp với
mạch kích thích chính có nhiệm vụ tăng tốc cho những tín hiệu điều khiển (dòng kích
thích).
+ OB3 : Cuộn dây nối tiếp kích thích được đấu nối tiếp với cuộn dây roto máy
phát OB, do đó làm tăng độ nhạy của hệ thống kích thích khi phụ tải đột ngột thay
đổi.
+ OB1 : Cuộn dây nối tiếp kích thích độc lập tạo nên xung lực, lực tác động
nhanh theo xung lực của cuộn dây OB3 và đảm bảo tăng điện áp của máy phát cao tần
và do đó tăng dòng điện kích thích máy phát
+ OB2 : Cuộn dây kích thích độc lập tạo nên xung lực ngược với xung lực cuộn
dây OB3 và dùng để tăng quá trình giảm kích thích máy phát cao tầnkhi phụ tải máy
phát giảm đột ngột.
Dòng kích thích của máy phát kích thích chính (xoay chiều tần số cao) sẽ được
đưa qua bộ chỉnh lưu bởi các điot. Sau đó mạch được mắc nối tiếp với một bộ lọc
nhiễu gồm các tụ và điện trở (nhằm san bằng dòng điện) rồi được đưa vào mạch kích
thích.
Trong mạch kích thích còn có aptomat dập từ. Khi máy phát bị cắt đột ngột,
aptomat dập từ sẽ đóng mạch kích thích vào một điện trở dập từ.
Mạch kích thích dự phòng khi cần thiết sẽ được đóng trực tiếp vào cuộn dây kích
thích mà không qua bộ APB. Do đó khi dùng kích thích dự phòng sẽ không tự động
điều chỉnh điện áp được.
5. Hệ thống làm mát của máy phát điện:
Máy phát điện có môi chất làm mát là khí H
2

.Cuộn dây Stator được làm mát gián
tiếp bằng H
2
.Cuộn dây Rotor, Rotor, lõi Stator được làm mát trực tiếp bằng H
2
.
Nhiệt độ định mức của khí H
2
: t
0
= 35
0
C ÷ 37
0
C. Nhiệt độ cho phép nhỏ nhất của H
2

đầu vào máy phát điện là 20
0
C. áp lực định mức của H
2
: 2,5 Kg/cm
2
. áp lực cho phép
lớn nhất là 3,7 Kg/cm
2
Khí H
2
được làm mát bằng nước. Có 6 bộ làm mát khí H
2

được lắp dọc theo thân
máy. Khi cắt 1 bộ làm mát thì phụ tải của máy phát nhỏ hơn 80% phụ tải định mức.
- Nhiệt độ định mức của nước làm mát : t
0
= 23
O
C
- áp lực định mức của nước làm mát : P = 3kg/cm
2

- Lưu lượng nước làm mát qua một bình : Q = 400m
3
/ giờ
II. Máy biến áp lực:
1. Máy biến áp lực tự ngẫu AT1 & AT2
- Loại ATДЩTH-250.000/220/110TT ;
- S = 250/250/125 MVAr
- U = 230/121/10,5 kV
- I = 628/1193/6870A ; I
CH
=720A ;
- U
k%
= 11% ; 32% ; 25% ;
- Tổ nối dây : ∆/Υ-∆-11;
- U
Đ/C
= ± 6 × 2% ;
- Máy biến áp tự ngẫu được trang bị thiết bị ΡΠΗ (điều áp dưới tải), việc điều chỉnh
điện áp thực hiện ở phía cuộn trung áp (CH), đã được nhiệt đới hoá.

- Hệ thống làm mát ДЩ (làm mát bằng dầu tuần hoàn cưỡng bức và có quạt gió thổi
vào bề mặt của các bộ làm mát).
Chế độ làm mát của máy biến áp tự ngẫu:
Mỗi máy có 10 bộ làm mát, có tủ điều khiển tự động thực hiện chức năng :
+ Tự động đóng hoặc cắt các bộ làm mát dầu đồng thời với việc đóng hoặc cắt
máy biến áp tự ngẫu.
+ Tự động đóng các bộ làm mát vào làm việc khi máy biến áp làm việc không tải.
+ Tự động đóng thêm các bộ làm mát khi tăng phụ tải máy biến áp, khi phụ tải
đạt 40% phụ tải định mức thì toàn bộ các bộ làm mát làm việc được đưa vào làm việc.
+ Tự động đưa bộ làm mát dự phòng vào làm việc khi một trong số các bộ làm
mát làm việc bị hỏng hoặc khi nhiệt độ dầu làm mát tăng đến 75
0
C.
Máy biến áp AT1
2. Máy biến áp lực T3 & T4 : (Máy 3 pha 2 cuộn dây)
- Loại TДЩ-125.000/220- 73T1 ;
- S = 125.000KVA ;
- U = 242/10,5 KV ;
- I = 299/6870A ;
- U
k%
= 11,5%;
- Tổ nối dây : Υ
0
/∆-11;
- U
Đ/C
= ± 2 × 2,5% ;
Máy biến áp lực trang bị thiết bị ΡΠΗ ( TB. điều chỉnh bằng tay)để điều chỉnh điện
áp, muốn thay đổi điện áp máy biến áp thì cần phải cắt máy biến áp ra khỏi lưới và

thực hiện điều áp phía cao áp
Hệ thống làm mát ДЩ với sự tuần hoàn cưỡng bức dầu qua các bộ làm mát bằng
không khí nhờ quạt gió. ( 4 bộ làm mát, mỗi bộ gồm 1 bơm dầu và 2 quạt gió)
Máy biến áp T4
3. Máy biến áp lực tự dùng dự phòng chung (TD10) :
- Máy biến thế tự dùng dự phòng (TD10) được nối từ thanh cái 110 kV qua máy cắt
130, dự phòng tự dùng cho các khối, có thể thay thế 01trong 0 4 máy biến thế tự
dùng làm việc mỗi khi đưa các máy biến thế tự dùng ra sửa chữa.
* Các thông số kỹ thuật :
- Loại TPДHC- 32000/110;
- S = 32000/16000/16000 KVA;
- U = 115/6,3 KV;
- I = 160,7/1466 A;
- U
K%=
: BH- HH = 10,4%; HH
1
- HH
2
= 16%;
- Tổ nối dây : Υ
0
/∆/∆11-11;
- U
Đ/C
= ± 9 × 1,78% ;
- Là máy biến thế lực 3 pha, hệ thống làm mát (làm mát bằng dầu tuần hoàn tự
nhiên có dùng quạt thổi vào các bộ làm mát), có điều áp dưới tải (ΡΠΗ) đặt tại cuộn
cao áp (ΒΗ), đã được nhiệt đới hoá. Cuộn hạ áp (HH) được tách rời cấp điện cho phụ
tải tự dùng của Công ty.

4. Máy biến thế tự dùng làm việc của Công ty :
Công ty có 4 máy biến thế tự dùng làm việc đặt tại 4 khối (TD91÷TD94)
Các thông số của máy:
- Loại TPДHC- 25000/10TI.
- S = 25000/12500/12500KVA.
- U = 10,5/6,3KV.
- I = 1375/1145A.
- U
K%
= BH- HH = 9,3%.
- Tổ nối dây : ∆/∆-∆-0-0 ;
- U
Đ/C
= ± 8 × 1,5% ;
- Là máy biến thế lực 3 pha, hệ thống làm mát Д (làm mát bằng dầu tuần hoàn tự
nhiên, mỗi máy có 7 bộ làm mát, mỗi bộ được trang bị 2 quạt gió ), có điều áp dưới
tải (ΡΠΗ) đặt tại cuộn cao áp (ΒΗ), đã được nhiệt đới hoá. Cuộn hạ áp (HH) được
tách rời cấp điện cho phụ tải tự dùng của Công ty .
5. Máy biến thế tự dùng 6/ 0,4KV :
- Loại : TH3-630/10-73T3
- Làm mát tự nhiên bằng điện môi lỏng không cháy (xốptôn),
- Công suất S = 630kVA.
- Cấp cách điện cuộn dây cao áp 10kV, đã nhiệt đới hoá.
- U = 6/ 0,4kV ;
- I = 60,6/ 910A ;
- U
K%
= 6,2%;
- Tổ nối dây : ∆/Υ
0

−11 ;
∗ Tất cả các máy biến thế lực được tính toán để làm việc ở nhiệt độ không khí làm
mát từ-10
0
c đến 50
0
c.
∗ Tất cả các máy biến thế đều có trang bị bộ ΡΠΗ, việc chuyển mạch của thiết bị
ΡΠΗ từ 1 phân nhánh sang phân nhánh khác được thực hiện bằng động cơ điện được
điều khiển trực tiếp từ bộ truyền động hoặc từ xa từ bàn điều khiển.Trong trường hợp
ngoại lệ có thể chuyển mạch bằng tay nhờ tay vặn khoá.
Máy biến áp dự phòng - TD10
III. Bảo vệ khối máy phát -máy biến áp 1 và 2 :
1. Bảo vệ so lệch dọc máy phát : Bảo vệ làm việc khi có ngắn mạch trong và đầu cực
ra của máy phát ( lấy tín hiệu từ TI ở phía đầu ra trung tính và ở phía 10,5KV của
MF.)
Bảo vệ tác động không thời gian t =0s đi cắt máy phát điện #901, dập từ và kích
thích, khởi động YPOB máy cắt 10,5 KV, dừng lò và dừng tua bin.
2. Bảo vệ so lệch ngang máy phát : Bảo vệ tác động khi ngắn mạch giữa các vòng dây
trong cùng một pha ( lấy tín hiệu từ TI đặt ở đoạn nối giữa các điểm trung tính của 2
nhánh song song cuộn dây Stator để loại trừ chắc chắn phía đầu ra trung tính và ở
phía 10,5KV của MF .)
Bảo vệ tác động đi cắt máy phát với thời gian t = 0,3s, dập từ và kích thích, khởi
động YPOB máy cắt 10,5 KV, dừng lò và dừng tua bin.
3. Bảo vệ chạm đất 1 điểm cuộn dây Stator : Bảo vê tác động khi chạm đất một pha
trong cuộn dây Stator ( lấy tín hiệu từ cuộn dây tam giác hở của TU từ phía đầu ra
trung tính máy phát.)
Bảo vệ phản ứng với đại lượng 3U
0
và tác động đi cắt máy phát điện, dập từ và kích

thích, khởi động YPOB máy cắt 10,5 KV, dừng lò và dừng tua bin với thời gian t=1s.
4. Bảo vệ dòng điện thứ tự nghịch MFĐ : BVQDTTN làm việc khi có ngắn mạch
KĐX hoặc quá tải KĐX và dùng để hạn chế hư hỏng máy phát bởi các dòng điện
TTN. BVdự phòng cho bảo vệ chính của khối và nó được đấu vào máy biến dòng ở
phía đầu cực ra trung tính máy phát. Bảo vệ tác động thành 5 cấp:
- Cấp 1: để loại trừ ngắn mạch ở đầu ra máy phát điện , tác động đi cắt máy phát,
dập từ và kích thích, cắt 112,131, khởi động YPOB máy cắt 10,5 KV, dừng lò và tua
bin với thời gian t = 0,6s.
- Cấp 2: để loại trừ ngắn mạch ở đầu ra máy biến thế khối , bảo vệ tác động với 2
cữ thời gian:
+ Cữ thứ nhất t = 2,5s : Khối 1,2 cắt máy cắt phía 110 kV(131,132).
Khối 3,4 cắt máy cắt phía 220 kV.(233,234)
+ Cữ thứ hai t = 3,5s : Khối 1,2 cắt toàn khối (110, 220, 10.5 ,6kV).
Khối 3,4 cắt toàn khối (220, 10.5 ,6kV).
- Cấp 3: để loại trừ ngắn mạch không đối xứng ở xa, bảo vệ tác động với 3 cữ thời
gian :
+ Cữ thứ nhất t = 7s : Khối 1,2 cắt máy cắt liên lạc 112.
Khối 3,4 cắt máy cắt liên lạc 212.
+ Cữ thứ hai t = 7,5s : Khối 1,2 cắt máy cắt phía 110kV (131,132).
Khối 3,4 cắt máy cắt phía 220kV (233,234).
+ Cữ thứ ba t = 8s : Khối 1,2 cắt toàn khối (110, 220, 10.5 ,6kV).
Khối 3,4 cắt toàn khối (220, 10.5 ,6kV).
- Cấp 4: để bảo vệ máy phát điện chống các chế độ không đối xứng, bảo vệ tác động
với 3 cữ thời gian :
+ Cữ thứ nhất t = 7s : Khối 1,2 cắt máy cắt liên lạc 112.
Khối 3,4 cắt máy cắt liên lạc 212.
+ Cữ thứ hai t = 35s : Khối 1,2 cắt máy cắt phía 110kV (131,132).
Khối 3,4 cắt máy cắt phía 220kV (233,234).
+ Cữ thứ ba t = 40s : Khối 1,2 cắt toàn khối (110, 220, 10.5 ,6kV).
Khối 3,4 cắt toàn khối (220, 10.5 ,6kV).

- Cấp 5: để báo tín hiệu với thời gian t = 9s.
5. Bảo vệ máy phát chống ngắn mạch đối xứng : Bảo vệ làm việc khi có ngắn mạch
bên ngoài và nó dự phòng cho bảo vệ chính của khối. Nó được thực hiện từ một rơle
tổng trở đấu vào máy biến dòng từ phía các đầu ra trung tính của MFĐ và vào máy
biến điện áp từ phía các đầu ra thẳng của MFĐ Bảo vệ tác động với 2 cữ thời gian :
Cữ thứ nhất t = 7,5s : cắt máy cắt phía 110 kV,220kV(131,231).
Cữ thứ hai t = 8s : cắt toàn khối MF + MBA, dừng lò ,tua bin .
6. Bảo vệ chống quá tải đối xứng MFĐ : Bảo vệ tác động đi báo tín hiệu có quá tải
đối xứng phía điện áp máy phát , nó được thực hiện qua rơle ( PT- 40/10 ) có sử dụng
dòng điện 1 pha đấu nối qua TI ở phía đầu ra trung tính MFĐ, bảo vệ tác động sau 9
giây.
7. Bảo vệ chống quá tải Rotor : Bảo vệ làm việc với các hư hỏng trong hệ thống kích
thích , gây ra trong cuộn dây rotor có dòng điện mad độ lớn không cho phép làm việc
lâu dài Bảo vệ tác động với 2 cữ thời gian :
+ Cữ thứ nhất : t = 16s đi hạn chế cường hành.
+ Cữ thứ hai : t = 20s đi cắt máy phát ra khỏi lưới, không dừng lò và tua bin .
8. Bảo vệ chống chạm đất 1 điểm mạch kích thích : Bảo vệ tác động đi báo tín hiệu "
chạm đất trong mạch kích thích ". Bảo vệ tác động dựa vào nguyên tắc : Đặt vào
mạch kích thích điện áp xoay chiều 25HZ và đo độ lớn dòng điện tác dụng, dòng điện
này xác định bởi độ lớn R

mạch kích thích.
9. Bảo vệ chống chạm đất 2 điểm mạch kích thích : Bảo vệ chỉ được đưa vào làm việc
khi xuất hiện ngắn mạch chạm đất1 điểm ổn định của mạch kích thích , khi xuất hiện
ngắn mạch ở điểm thứ 2 bảo vệ sẽ tác động đi cắt máy MFĐ, dừng lò và tuabin.
10. Bảo vệ quá điện áp rotor : bảo vệ tác động 2 cấp
Cấp 1 : Khi U = 1,44U
đm
chuyển APB sang PPB trong thời gian 0,3s
Cấp 2 : Khi U= 672V tác động cắt MFĐ, cắt áptomat dập từ với t=1,s

11. Bảo vệ chống mất kích từ : Bảo vệ hoạt động dựa trên nguyên lý đo tổng trở. Đặt
ở phía điện áp MFĐ, tác động đi cắt máy MFĐ sau 2 giây
12. Bảo vệ do ngừng dòng H
2
O trong 2 bộ làm mát khí của kích từ : Bảo vệ tác động
sẽ chuyển KT từ chế độ APB sang PPB, nếu trong 10 phút không xử lý được thì
chuyển sang KTDP hoặc ngừng MFĐ.
13. Bảo vệ công nghệ máy phát điện.
14. Bảo vệ từ xa 2 cấp : Bảo vệ từ xa 2 cấp là bảo vệ chống ngắn mạch đối xứng bên
ngoài phía 110 KV, 220 KV là bảo vệ dự phòng cho bảo vệ chính của đường dây.
Bao gồm 2 cấp:
- Cấp thứ nhất tác động :
+ Sau 1s đi cắt máy cắt liên lạc phía 110kV (112).
+ Sau 1,5s đi cắt máy cắt 110kV.(131,132).
+ Sau 7s cắt khối trừ khởi động dập cháy.
- Cấp thứ hai tác động :
+ Sau 1s đi cắt máy cắt liên lạc phía 220kV (212).
+ Sau 1,5s đi cắt máy cắt 220kV.(231,232).
+ Sau 7s cắt khối trừ khởi động dập cháy.
15. Bảo vệ dòng thứ tự nghịch : bảo vệ chống ngắn mạch không đối xứng và quá tải
không đối xứng, bảo vệ dự phòng cho bảo vệ chính . Bảo vệ tác động qua 2 cữ thời
gian :
+ Sau 6s đi cắt máy cắt phía 110kV.(131,132).
+ Sau 7s cắt khối.
16. Bảo vệ dòng thứ tự không : bảo vệ chống ngắn mạch ngoài chạm đất phía 110
KV, 220 KV, đây là bảo vệ dự phòng cho bảo vệ chính đường dây. Mỗi phía gồm 3
cấp tác động
Phía 110kV:
- Cấp 1 tác động :
+ Sau 0,5s đi cắt máy cắt phía 110kV (131,132).

+ Sau 2,5s cắt khối trừ khởi động dập cháy.
- Cấp 2 tác động :
+ Sau 2,5s đi cắt máy cắt 110kV.(131,132).
+ Sau 3s cắt khối trừ khởi động dập cháy.
- Cấp 3 tác động : Sau 5s cắt máy cắt 112
Phía 220kV:
- Cấp 1 tác động :
+ Sau 0,5s đi cắt máy cắt 231,232
+ Sau 1,5s cắt khối trừ khởi động dập cháy.
- Cấp 2 tác động :
+ Sau 1s đi cắt máy cắt 231,232
+ Sau 2s cắt khối trừ khởi động dập cháy.
- Cấp 3 tác động :
+ Sau 2,5s đi cắt máy cắt 212
Các rơle dòng điện có mức chỉnh định nhạy hơn tác động để phân chia các thanh cái
110,220kV (cắt các máy cắt liên lạc) cũng như tạo nên mạch tăng tốc để ngừng khối
khi máy cắt 110 hoặc 220kV cắt không hoàn toàn. t=0,8s.
17. Bảo vệ chống chạm chập ra vỏ MBA : Tác động cắt khối và tự động phun nước
cứu hoả .
18. Bảo vệ quá tải đối xứng : đưa tín hiệu đi khởi động thiết bị làm mát dự phòng
19. Bảo vệ So lệch dọc MBA : Bảo vệ ngắn mạch giữa các pha của các cuộn dây và
giữa các vòng dây trong cùng một pha với nhau. Nó còn bảo vệ khi xảy ra ngắn giữa
các thanh dẫn kể từ đầu sứ ra cho tới chỗ đặt BI ở phía điện áp 10,5 KV - 110 KV -
220 KV
20. Bảo vệ hơi MBATN : Chống tất cả các dạng hư hỏng bên trong thùng MBA kèm
theo tạo khí hoặc hạ thấp mức dầu .
21. Bảo vệ khí ngăn
ΡΠΗ
: Bảo vệ tác động khi có hỏng hóc bên trong ngăn ΡΠΗ
( BV đặt ở cả 3 pha). Tác động theo dòng dầu từ ngăn ΡΠΗ lên bình dầu phụ.

Bảo vệ YPOB : thiết bị dự phòng của máy cắt 110 KV, 220 KV khi máy cắt bị kẹt, hư
hỏng. T = 0,35s.
IV. Bảo vệ khối máy phát -máy biến áp 3 và 4 :
1. Bảo vệ so lệch dọc máy phát : Bảo vệ làm việc khi có ngắn mạch trong và đầu cực
ra của máy phát ( lấy tín hiệu từ TI ở phía đầu ra trung tính và ở phía 10,5KV của
MF.)

×