Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tổng quan về công ty TNHH XNK Hà Huy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.06 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH XNK Hà Huy
1.Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH XNK Hà Huy.

Do sự hội nhập với nền kinh tế thế giới khiến cho thị trường về các loại
nguyên vật liệu, hàng hóa trở nên phổ biến hơn. Nhận thấy thị trường rộng lớn,
không hạn chế và nhu cầu về nguyên vật liệu của các doanh nghiêp trong và ngoài
nước ngày càng nhiều hơn về mọi mặt. Vì vậy mà ngày 11/3/2002 công ty TNHH
XNK Hà Huy ra đời theo bộ luật Doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên
vật liệu , hàng hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Công ty TNHH XNK Hà Huy là công ty tư nhân do nhiều cổ đông góp vốn
tạo thành nhằm vào nhu cầu nguyên vật liệu, hàng hóa của các doanh nghiệp.
Tên giao dịch :Ha huy import & export company ltd
Tên viết tắt : Ha huy ie co., ltd
Trụ sở chính: 58B Phố Huế - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Văn phòng : Phòng 203 khối 2 nhà C6 - Mỹ Đình 1 - Hà Nội.
Điện thoại: (84.4) 2872297
Fax: (84.4) 2872298
Website: />Đăng ký KD: 0102004747
Mã số Thuế: 0101219616
Vốn Điều lệ: 20.000.000.000 - (Hai mươi tỷ đồng)
Từ những ngày đầu thành lập, công ty đã có nhiều đơn đặt hàng của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo nên chỗ đứng cho riêng mình trong nền
kinh tế hội nhập.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 1
Báo cáo thực tập
Ngày 16/8/2005 đánh dấu bước tiến quan trọng của công ty khi hoàn thành
đơn hàng xuất khẩu dây cáp điện cho 1 số công ty tại Ấn Độ tạo nên uy tín của
công ty trên thị trường XNK quốc tế, được nhiều bạn hàng biết đến. Ngoài ra, cũng
năm ấy công ty đã xin được giấy phép cho việc cung cấp, sản xuất nhiều loại mặt
hàng khác nhau. Ngày 30/10/2005 công ty cho ra đời lô hàng dây cáp điện PVC


đầu tiên do chính công ty sản xuất, đánh dấu khởi điểm mới cho việc sản xuất và
XNK nguyên vật liệu, hàng hóa của công ty.
Vào năm 2008, vật giá leo thang khiến cho giá thành nguyên vật liệu tăng
vọt đã khiến công ty lâm vào tình cảnh khốn khó do nhiều đơn đặt hàng trước đó
đã ấn định giá nguyên vật liệu thấp hơn giá thị trường vào thời điểm đó. Nhưng
công ty vẫn tiếp tục cố gắng trèo chống, đối đầu với khó khăn. Với sự tận tâm và
đoàn két của của mọi cán bộ công nhân viên trong công ty, vào năm 2009 công ty
đã vượt qua được khó khăn về giá thành sản xuất và gia công nguyên vật liệu, hàng
hóa.
Từ đó đến nay, công ty vẫn tiếp tục sản xuất và xuất nhập khẩu các loại
nguyên vật liệu, hàng hóa khác nhau cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty có rất nhiều mặt hàng phong phú để cung cấp như dây cáp điện PVC,
XLPE hạ thế, trung thế, cao thế và các loại thiết bị như cầu dao tự động, khởi động
từ, cầu chì trung thế, chống sét,…Cung cấp các loại thiết bị phụ tùng, máy xây
dựng, thiết bị nội thất Châu Âu, Châu Á. Cung cấp các loại vật liệu nội thất của các
hãng có tiếng trong và ngoài nước.
Tham gia xây dựng các công trình như khách sạn, nhá chung cư, các khu công
nghiệp. Triển khai, thiết kế, trang bị nội thất cho các khách sạn, nhà chung cư và
các khu công nghiệp. Xây dựng hệ thống thủy lợi nông thôn
Tư vấn lắp đặt các loại thiết bị, máy móc. Thiết kế hội trường, văn phòng hội
thảo, phòng học. Tư vấn lắp đặt hệ nội thất văn phòng.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 2
Báo cáo thực tập
Bộ máy quản lý tại công ty TNHH XNK Hà Huy :
Đứng đầu là giám đốc công ty, người có quyền hành cao nhất chịu trách
nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên, trước pháp luật. Giúp việc cho giám
đốc là 2 phó giám đốc, công ty có 3 phân xưởng chính và 7 phòng quản lý.
Sau đây là sơ đồ tổ chức công ty TNHH XNK Hà Huy:

Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kế Toán
Phòng Kinh Doanh
Xưởng Sản Xuất
Phòng TC
HC
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Dự Án
Phòng Xuất Nhập Khẩu
Kho
Xưởng Gia Công
Sơ đồ tổ chức tại công ty TNHH XNK Hà Huy
Trong đó:
Ban giám đốc:
- Giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty, là người điều hành hoạt
động kinh doanh hang ngày của công ty, là người chịu trách nhiệm về kết
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 3
Báo cáo thực tập
quả sản xuất kinh doanh vá làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy
định hiện hành. Có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của
công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.
- Phó giám đốc là người tham mưu trợ giúp cho giám đốc trong quá trình
hoạt động kinh doanh của công ty. Thay thế giám đốc điều hành công ty khi
giám đốc đi vắng, tư vấn cho giám đốc về mặt kĩ thuật, quản lý và kí kết các
hợp đồng với đối tác.
Các phòng ban :
-Phòng kế toán

+ Giúp và tham mưu cho giám đốc Công ty trong công tác quản lý giám sát
hoạt đông kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê.
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo pháp chế thống kê kế toán của nhà
nước và điều lệ của Công ty.
+ Theo dõi và báo cáo tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và
cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho giám đốc trong công tác điều
hành và hoạch định sán xuất kinh doanh.
+ Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn, thay mặt giám đốc
giám định với Ngân hàng về mặt tài chính.
+ Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng như hạch toán báo cáo định kỳ.
Lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chình theo
quy định và điều lệ của Công ty.
- Phòng kinh doanh:
+ Tham mưu cho giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh, các chương
trình phát triển dài hạn, trung han, và ngắn hạn.
+ Xây dựng và tổng hợp các kế hoạch hàng tháng, giúp các đơn vị cơ sở
trong việc triển khai, quyết toán và phân tích các hoạt động kinh doanh.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 4
Báo cáo thực tập
+ Dự toán, soạn thảo văn bản, hợp đồng và được sự ủy nhiệm của ban giám
đốc ký kết một số hợp đồng kinh tế đồng thời chịu trách nhiệm thanh lý, quyết toán
hợp đồng.
+ Quản lý vật tư, cung ứng và đề nghị duyệt cấp vật tư.
+ Tư vấn pháp lý, pháp chế quản lý kinh tế cho lãnh đạo Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Tổ chức quản lý nhân sự toàn Công ty, xây dựng các công trình thi đua,
khen thưởng và đề bạt khen thưởng thay đổi nhân sự ở các bộ phận phòng ban.
+ Xây dựng bảng chấm công và phương pháp trả lương, tổ chức dào tạo
huấn luyện, tuyển chọn nhân sự toàn Công ty.
+ Xây dựng bảng nội quy, đề ra các chính sách về nhân sự.

- Phòng kỹ thuật
+ Đề xuất các giải pháp công nghệ, tham gia xây dựng tổ chức thiết kế dự án
cho các đơn vị và Công ty.
+ Đánh giá thực trạng về máy móc, thiết bị công nghệ, và đề xuất các giải
pháp cho các phòng ban, chịu rách nhiệm sửa chữa và thay thế khi cần thiết.
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, nghiên cứu thiết kế sản phẩm, quản lý
chất lượng sản phẩm.
+ Tư vấn hướng dẫn thao tác vận hành máy móc.
- Phòng xuất nhập khẩu:
+ Kết hợp với các đơn vị trong Công ty tim kiếm và phát triên thị trường
mới ngoài thị trường quen thuộc. Tư vấn cho Giám đốc Công ty trong việc đàm
phán với khách hàng, dự thảo hợp đồng để đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương.
+ Làm thủ tục liên quan đến thanh toán cho các hợp đồng xuất nhập khẩu.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 5
Báo cáo thực tập
+ Xin mở L/C hoạc thanh toán theo các hình thức khác cho các nhà xuất
khẩu đã ghi trong hợp đồng nhập khẩu và bám sát tiến độ giao hàng, cùng với cán
bộ tiếp nhận kiểm tra hàng thừa thiếu để thanh toán cho nhà xuất khẩu, tránh bỏ sót
gây thất thoát cho Công ty.
+ kiểm tra các L/C của các nhà nhập khẩu hoạc các phương thức thanh toán
khác của hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, để có ý kiến điều chỉnh khi cần thiết. Đông
thời liên hệ với phòng tài chính kế toán của Công ty theo dõi đôn đốc việc thanh
toán quyết toán với khách hàng.
- Phòng dự án:
+ Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát triển quản lý các
dự án đầu tư, và việc quản lý vận hành nhà máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ
thuật, đầu tư, thi công xây dựng, công tác vật tư.
+ Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo quy định của Công
ty để báo cáo cơ quan cấp trên khi có yêu cầu
+ Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với những

gói thầu do Công ty ký hợp đồng.
+ Quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng đối với
những gói thầu do Công ty ký hợp đồng.
+ Tham mưu giúp việc Giám đốc trong lĩnh vực tìm kiếm, phát triển và quản
lý các dự án đầu tư.
+ Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phối hợp với Phòng kế toán Công ty đẻ xây dựng nhu cầu và kế hoạch vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 6
Báo cáo thực tập
+ Xây dựng kế hoạch đấu thầu và hồ sơ mời thầu trình Công ty phê duyệt
đối với các gói thâu do Công ty làm chủ đầu tư.
Phân xưởng
- Xưởng sản xuất
+ Tham mưu, giúp việc cho giám đốc lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực chế
tạo ra các sản phẩm nội thất.
+ Xưởng vận hành có chức năng tiếp nhận, quản lý vân hành các thiết bị nhà
máy để sản xuất tạo ra những sản phẩm theo kế hoạch của Công ty.
+ Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ công nhân viên trong phân
xưởng để đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả các thiết bị được giao theo đúng quy
trình.
+ Phối hợp với phòng kỹ thuật để sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hàng năm.
+ Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Công ty để sửa chữa, bảo
dưỡng tổ máy, đảm bảo vận hành an toàn và liên tục.
- Phân xưởng gia công:
Có chức năng gia công, chế tạo, sửa chữa phục hồi các máy móc các thiết bị
và các loại sản phẩm hỏng
- Kho:
Quản lý, cấp phát, thu hồi vật tư, bảo quản thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu

và các mặt hang khác phục vụ cho SXKD của công ty.
Mối quan hệ giữa các bộ phận
- Các Phòng, Ban trực thuộc Công ty là những bộ phận chuyên môn nghiệp vụ
giúp Giám đốc và lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý vận hành nhà máy an
toàn hiệu quả, xác định mục tiêu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch ngắn hạn và
dái hạn, quản lý kinh tế tài chính, nghien cứu công nghệ tiên tiến, sắp xếp tổ chức
sản xuất, kiểm tra dự báo đánh giá khả năng, hiệu quả kinh doanh của Công ty
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 7
Báo cáo thực tập
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn của
toàn Công ty
- Theo chức năng nhiệm vụ của Bộ phận nào chủ trì công việc gì thì được
yêu cầu các phòng, xưởng khác cung cấp số liệu, thông tin.
- Các bộ phận trong Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhau, giúp đỡ
nhau vì một mục tiêu chung là làm cho Công ty ngày càng phát triển manh hơn.
4. Tình hinh sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây:
Tổng doanh thu có xu hướng giảm nhưng đồng thời chi phí có xu hướng giảm
nhanh hơn nên tổng lợi nhuận tăng mạnh. Tổng lợi nhuận năm 2008 tăng 17.52%
so với năm 2007. Tổng lợi nhuận năm 2009 tăng 117.24% so với năm 2008. Công
ty đã cắt giảm được bộ máy quản lý cồng kềnh, không cần thiết. Trong năm 2009
công ty đã cắt giảm số công nhân viên chức về hưởng chế độ 41 hơn 500 người. Từ
đó cũng làm cho quỹ lương giảm gần một nửa từ 2.508.800.000 năm 2005 con
1.229.250.000 năm 2009.
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên từ 1.405.000 đ/tháng
năm 2007 lên 1.600.000 đ/tháng năm 2008, và đến năm 2009 tiền lương bình quân
của công nhân viên chứ trong công ty là 1.850.000 đ/tháng. Ngoài thu nhập từ tiền
lương, công nhân viên chức còn được hưởng chế độ bồi dưỡng là hang tháng được
cấp sữa, chế độ ăn ca làm them giờ, bồi dưỡng độc hại
5. Phương hướng phát triển của công ty 2010-2012:
Trong thời gian tới công ty mở rộng thị trường phân phối sản phẩm, mở rộng hệ

thống, triển khai dự án xâ dựng nhà máy trên diện tích đất 2ha tại khu công nghiệp
Phú Nghĩa Hà Tây với vốn đầu tư 50 tỉ đồng.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 8
Báo cáo thực tập
Chương 2: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.Khái quát về nguồn vốn kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn của DN:
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó là điều kiện không thể thiếu, nó
phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc huy
động và luân chuyển của vốn.
- Các nguồn vốn của công ty TNHH XNK Hà Huy :
 Vốn chủ sở hữu: + Năm 2009 : 20.053.989.656 vnđ
+ Năm 2010 : 20.082.938.957 vnđ
 Vốn vay: + Năm 2009 : 4.926.230.000 vnđ
+ Năm 2010: 2.160.000.000 vn
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp: Vốn chủ sở hữu chiếm 80.3%, vốn
vay chiếm 19.7%
- Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp: Công ty huy động vốn
bằng cách vay tổ chức tín dụng và tái đầu tư lợi nhuận giữ lại.
- Chi phí sử dụng vốn:
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
656.989.053.20
060.517.40
100% =0.202%
Chi phí sử dụng vốn vay : r
dt
= (1+10.5%)
2
-1=22.1%


r
d
= 16.5%

WACC= 0.202%
19%5.16%2.80
×+×
.7%=3.4%
- Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Bảng cân đối kế toán
Tài sản 2009 2010
A. Tài sản ngắn hạn 34.674.411.812 38.656.948.000
1. Tiền 602.884.363 773.138.960
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - -
3. Các khoản phải thu 19.045.491.306 20.488.182.440
4. Hàng tồn kho 14.563.067.770 15.462.779.200
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 9
Báo cáo thực tập
5. Tài sản ngắn hạn khác 462.959.373 695.825.064
B. Tài sản dài hạn 2.995.085.775 5.945.775.660
1. Tài sản cố định hữu hình 2.995.085.775 5.945.775.660
Tổng cộng tài sản 37.669.497.584 44.602.723.660
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 17.615.507.928 24.519.784.710
1. Nợ ngắn hạn 17.615.507.928 24.519.784.710
2. Nợ dài hạn - -
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1) Vốn chủ sở hữu 20.053.989.656 20.082.938.957
2) Nguồn kinh phí và quỹ khác - -

Tổng cộng nguồn vốn 37.669.497.584 44.602.723.660
Bảng tính tỉ trọng của từng giá trị theo tổng tài sản
Chỉ tiêu
Tỉ trọng So sánh
2009 2010
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn 92% 86.7% -5.3%
1. Tiền 1.7% 2% 0.3%
2. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
- -
3. Các khoản phải thu 54.9% 53% -1.9%
4. Hàng tồn kho 42% 40% -2%
5. Tài sản ngắn hạn khác 1.3% 1.8% 0.5%
B. Tài sản dài hạn 8% 13.3% 5.3%
2. Tài sản cố định hữu hình 8% 13.3% 5.3%
Tổng cộng tài sản 100% 100% 0%
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 46.8% 54.9% 8.1%
3. Nợ ngắn hạn 46.8% 54.9% 8.1%
4. Nợ dài hạn - - -
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3) Vốn chủ sở hữu 53.2% 45.1% -8.1%
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 10
Báo cáo thực tập
4) Nguồn kinh phí và quỹ
khác - - -
Tổng cộng nguồn vốn 100% 100% 0%
Nhận xét: Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong hai năm 2009 và
2010, ta thấy cơ cấu tài sản công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản

ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2009 là
92%, năm 2010 là 86.7%.Trong đó, chủ yếu là giảm tỷ trọng các khoản phải thu và
hàng tồn kho, tỷ trọng tiền tăng lên. Thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn theo hướng
này là được đánh giá hợp lý và hiệu quả.
- Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản sản cố định, qua số liệu trên bảng
cân đối kế toán ta thấy tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty
tăng 5.3%
- Tỷ trọng nợ ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng, năm 2009 là 46.8%, năm
2010 là 54.9%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 8.1%
- Tóm lại, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty từ năm 2009 đến năm 2010
không có biến động lớn, tương đối an toàn tuy nhiên việc tăng tỷ trọng nợ ngắn
hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp phương án SXKD hợp lý để tăng khả
năng thanh toán nợ vay.
2. Vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp
Có thể nói vốn là tài nguyên của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được
chia làm 2 loại vốn cố định và vốn lưu động.
 Vốn cố định:
• Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Vì vậy đặc điểm của
vốn cố định phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản cố định.
- Tài sản cố định hữu hình của công ty bao gồm: máy móc thiết bị phục vụ
sản xuất, nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận chuyển,…
- Tài sản cố định vô hình gồm: cho phép thành lập doanh nghiêp (điều tra,
khảo sát, lập dự án,…) chuẩn bị sản xuất kinh doanh, giấy phát minh, sáng
chế,…
• Phương pháp khấu hao TSCĐ:
- Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Dựa trên thời gian sử dụng ước tính và nguyên giá của TSCĐ để tính khấu
hao cho từng năm. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phù hợp với các
quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của bộ tài chính.

Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 11
Báo cáo thực tập
• Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình năm 2009:
Khoản mục
Nhà cửa, vật
kiến trúc
Máy móc,
thiết bị
Phương tiện
vận tải
truyền dẫn

TSCĐ
hữu
hình
khác
Tổng cộng
(1) Nguyên giá
TSCĐ hữu hình

Số dư đầu năm

958,713,636
163,175,76
1 667.111.272 1,789,000,669
Số tăng trong năm 10,380,000 10,380,000
+Mua sắm 10,380,000 10,380,000
+Xây dựng -
Số giảm trong năm 206.000.000 206,000,000
+thanh lý 206.000.000 206,000,000

+Nhượng bán -
Chuyển sang bất
động sản đầu tư -
Số dư cuối năm

958,713,636
173,555,76
1 461.111.272 1,593,380,669
(2) Giá trị hao mòn
lũy kế -
Số dư đầu năm 51,930,320
143,619,54
4 205.078.364 400,628,228
Số tăng trong năm 47,935,680 10,446,751 126.555.586 184,938,017
Số giảm trong năm 164.799.984 164,799,984
Số dư cuối năm 99,866,000
154,066,29
5 166.833.966 420,766,261
(3) Giá trị còn lại
của tài sản cố định
hữu hình (1-2) 858,847,636 19,489,466 294.277.306 1,172,614,408
Tại ngày đầu năm -
Tại ngày cuối năm -
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 12
Báo cáo thực tập
Trong đó : TSCĐ đã
dùng để thế chấp,
cầm cố các khoản
vay -
TSCĐ tạm thời

không sử dụng -
TSCĐ chờ thanh lý -
 Vốn lưu động :
• Thành phần và kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp:
- Thành phần vốn lưu động :
Để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động DN đã phân loại vốn lưu
động theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý
+ Căn cứ vào nguồn hình thành:
Vốn lưu động tự có: hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn lưu động coi như tự có: là nguồn vốn nội bộ mà doanh
nghiệp có thể lợi dụng để phục vụ cho sản xuât kinh doanh như tiền
lương, phí tổn tiền thuế phải nộp, phải trả nhưng chưa đến ngày
nộp ngày trả.
Vốn lưu động đi vay: là số vốn lưu động doanh nghiệp vay của cá
nhân, tập thể nhằm đáp ứng nhu cầu về dự trữ, nhu cầu thường
xuyên, nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.
+ Căn cứ vào hình thái vật chất:
Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất: là biểu hiện của các nguyên,
nhiên, vật liêu chính, bán thành phẩm, cấu kiện xây dựng, phụ tùng thay thế, vật
liệu dùng sơn, mạ,
Vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của các sản
phẩm dở dang.
Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông: biểu hiện bằng tiền của các thành
phẩm chờ tiêu thụ hàng hóa mua ngoài, vốn trong thanh toán, các khoản vốn
ngắn hạn, các khoản vốn thế chấp,…
+ Căn cứ vào hình thái biểu hiện:
Vật tư, hàng hóa: biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu động, tài sản lưu
thông có hình thái cụ thể (nguyên vật lieu, bán thành phẩm,…)
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 13
Báo cáo thực tập

Vốn bằng tiền: là các khoản bằng tiền của doanh nghiệp như: tiền mặt tồn quỹ,
tiền gửi ngân hàng … vốn trong thanh toán, tiền tạm ứng.
+Căn cứ vào quan hệ sở hữu:
Vốn củ sở hữu: là số vốn doanh nghiệp hoàn toàn có quyền sở hữu, sử dụng,
định đoạt, phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Nợ phải trả: là vốn được hình thành do nhu cầu sản xuất mà doanh nghiệp đã đi
vay của ngân hang, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, tổ chức kinh tế.
+Căn cứ vào nguồn hình thành:
Vốn điều lệ: là số vốn trong điều lệ khi thành lập doanh nghiệp và phải bổ sung
khi được giao nhiệm vụ bổ sung
Vốn huy động: là số vốn doanh nghiệp huy động từ bên ngoài.
Vốn bổ sung: là nguồn vốn doanh nghiệp trích từ lợi nhuận để bổ sung vào vốn
nhằm tăng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Kết cấu vốn lưu động:
Là tỷ trọng từng loại vốn so với tổng số vốn lưu động, thông qua kết cấu vốn lưu
động thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và sử dụng mỗi khoản trong chu
kì quay của vốn.
• Xác định nhu cầu vốn lưu động của DN:
Nhu cầu VLĐ= Giá trị tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn phi ngân hàng – nợ
dài hạn

NCVLĐ = 34674411812 – (12022407648 + 666870280 ) = 21985133890
• Các biện pháp quản lý vốn bàng tiền, các khoản phải thu, quản lý vốn về
hàng tồn kho DN áp dụng:
- Biện pháp quản lý vốn bằng tiền:
Thứ nhất, biện pháp khi thiếu tiền mặt: đẩy nhanh tiến trình thu nợ;
giảm số lượng hàng tồn kho; giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp
bằng cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời
hạn thanh toán với nhà cung cấp; bán các tài sản thừa, không sử dụng;
hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu

tư; giãn thời gian chi trả cổ tức; sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng
hoặc vay ngắn hạn; sử dụng biện pháp "bán và thuê lại" tài sản cố định.
Thứ hai, biện pháp khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: thanh toán các
khoản thấu chi; sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng; sử
dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt; đầu tư
vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 14
Báo cáo thực tập
phủ); đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.
Thứ ba, biện pháp khi thừa tiền mặt trong dài hạn: đầu tư vào các dự
án mới; thanh toán các khoản vay dài hạn; mua lại công ty khác.
- Biện pháp quản lý các khoản phải thu:
• Xác định chính sách bán chịu và mức độ nợ phải thu. Nợ phải thu
từ khách hàng phụ thuộc khối lượng hàng hoá bán chịu cho khách
hàng. Vì vậy quản lý nợ phải thu truớc hết phải xem xét chính sách
bán chịu của DN.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của DN là:

+ Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu và LN cho
DN.

+ Tính chất thời vụ trong SX và tiêu thụ của một số SP đặc biệt,
SP trong ngành nông nghiệp.

+ Tình trạng cạnh tranh giữa các DN.

+ Tình trạng tài chính của DN. Nếu DN có số nợ phải thu ở mức
cao hoặc có sự thiếu hụt lớn trong việc cân đối thu chi bằng tiền thì
không đuợc mở rộng việc bán chịu cho khách hàng.


• Phân tích khách hàng và xá định đối tượng bán chịu:

Xác định điều kiện thanh toán:

+ Thời hạn thanh toán.

+ Loại thanh toán: Chiết khấu bán hàng hay chiết khấu thanh toán.

Kiểm soát nợ phải thu và các biện pháp thu hồi nợ:

+ Mở sổ theo dõi nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng.

Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 15
Báo cáo thực tập
+ Thường xuyên nắm vững kiểm soát được tình hình nợ phải thu và
tình hình thu hồi nợ. Cần xác định mức (giới hạn) hệ số nợ phải thu:

Nợ phải thu từ khách hang

Hệ số nợ phải thu=

Doanh số hàng bán ra

+ Thường xuyên theo dõi độ dài, thời gian các khoản nợ phải thu và cơ
cấu các khoản này theo thời gian. VD lập biểu phân tích tuổi nợ.

Các biện pháp chủ yếu thu hồi nợ:

+ Chuẩn bị các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn

thanh toán. Thực hiện kịp thời các thủ tục và đôn đốc khách hàng
thanh toán các khoản nợ đến hạn.

+ Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ
quá hạn.

+ Xác định số phải thu không đòi được để có biện pháp dự phòng hoặc
bán nợ.
- Biện pháp quản lý hàng tồn kho:
Đối với hàng tồn kho DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống
tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên các tài khoản kế toán hàng tồn
kho. Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho
một cách kịp thời cập nhật, theo phương pháp này tại bất kỳ thời điểm nào kế
toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho.
3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 16
Báo cáo thực tập
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp:
Bảng tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu 2009 2010 Ý nghĩa

Hiệu suất sử dụng vốn cố
định = Doanh thu thuần
trong kì / vốn cố định bình
quân trong kì




8.62
2
30628980002995085772
031902981698
=
+
55.8
Đây là chỉ tiêu
phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn
cố định, nó giúp
cho các nhà phân
tích biết được
đầu tư một đồng
vốn cố định có
thể tạo ra bao
nhiêu đồng
doanh thu.

Suất hao phí vốn cố định =
Vố cố định bình quân
trong kì / Doanh thu
thuần trong kì
02.0
031902981698
2
30628980002955085772
=
+
0.04

Là đại lượng
nghịch đảo của
chỉ tiêu hiệu suất
sử dụng vốn cố
định. Chỉ tiêu này
phản ánh để tạo
ra một đồng
doanh thu cần
phải bỏ vào sản
xuất 0.023 đồng
vốn cố định.
Tỷ lệ doanh lợi trên vốn
cố định = Lợi nhuận trong
kì / Vốn cố định bình quân
trong kì
013.0
2
30628980002955085772
40517060
=
+
0.012
Chỉ tiêu này phản
ánh khả năng
sinh lời của vốn
cố định. Chỉ tiêu
này thể hiện một
đồng vốn cố định
bỏ vào sản xuất
đem lại bao

nhiêu đồng lợi
nhuận. Khả năng
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 17
Báo cáo thực tập
sinh lời của vốn
cố định càng cao
thì hiệu quả sử
dụng vốn càng
tốt.
Nhận xét:
Qua chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy năm 2009 cứ 1 đồng
vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra 62.8 đồng lợi nhuân nhưng sang
năm 2010 lại giảm xuồng còn 55.8. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn
cố định chưa hiệu quả, điều này dẫn đến tăng suất hao phí vốn cố định và giảm tỷ
lệ doanh lợi trên vốn cố định.
Bảng tính chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu Ý nghĩa
Vòng quay vốn lưu động
trong kì = Doanh thu
thuần / Vốn lưu động bình
quân trong kì
6
2
8305675567723467441181
031902981698
=
+
7
Vòng quay vốn
lưu động phản

ánh trong kỳ
vốn lưu động
quay được mấy
vòng. Qua đó
cho biết một
đồng lưu động
bỏ vào sản xuất
kinh doanh
đem lại bao
nhiêu đồng
doanh thu. Chỉ
tiêu này tỷ lệ
thuận với hiệu
quả sử dụng
vốn lưu động.
Chỉ tiêu này cho
biết một đồng
vốn lưu động
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 18
Báo cáo thực tập
Tỷ lệ doanh lợi trên vốn
lưu động=∑ Lợi nhuận /
Vốn lưu động bình quân
trong kì
00172.0
2
8305675567723467441181
56273695
=
+

0.002 bỏ vào sản xuất
kinh doanh
đem lại bao
nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ lệ
này phản ánh
hiệu qủa sử
dụng vốn lưu
động.
Kỳ luân chuyển vốn lưu
động K=360/L
L = Doanh thu thuần / vốn
lưu động bình quân
K =
60
6
360
=
51.4
Chỉ tiêu này cho
biết số ngày
cần thiết để
thực hiện một
vòng quay vốn
lưu động. Vòng
quay của vốn
càng nhanh thì
kỳ luân chuyển
vốn càng được
rút ngắn và

chứng tỏ vốn
lưu động càng
được sử dụng
có hiệu quả.
Nhận xét:
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động thường thay
đổi qua các năm. Năm 2009 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 6 đồng doanh
thu nhưng sang đến năm 2010 đã tạo ra được 7 đồng doanh thu. Điều này chứng
tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2010 cao hơn năm 2009, đồng thời ảnh
hưởng đến tốc độ vòng quay của vốn lưu động cũng thay đổi theo như năm 2009
thì tốc độ vòng quay là 60 ngày, năm 2010 giảm xuồng còn 51 ngày. So sánh 2
năm ta thấy doanh thu năm 2010 tăng lên rất nhiều, nhiều hơn tốc độ tăng của
vốn lưu động do đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 19
Báo cáo thực tập
 Biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh DN
áp dụng:
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện
thông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết
quả kinh doanh cuối cùng hoạt động sản xuât kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp. Như vạy để có định hướng nâng cao hiệu quả sử ụng
vốn kinh doanh thì phải theo hướng nâng cao khả năng thu lợi nhuận
của công ty:
- Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu
Từ hai hướng cụ thể trên công ty đã áp dụng một số biện pháp cơ bản
sau:
1. Xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp thời. Nhu cầu
vốn kinh doanh dựa trên quy mô kinh doanh, kế hoạch sản xuất làm cơ sở
đảm bảo kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp tránh trường hợp

thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ đọng làm giảm
khả năng sinh lời của đồng vốn.
2. Lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng tích
cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hóa chi phí sử dụng
vốn, giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của
doanh nghiệp đồng thời tăng cường khả năng khai thác, huy động vồn từ
nhiều nguồn bên ngoài để tăng cường khả năng sinh lời của đồng vốn.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt được tình
hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu về tài sản nhằm hạn chế mất mát,
thất thoát về tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo
đảm vốn kinh doanh được bảo toàn về hiện vật.
4. Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp làm cơ sở
cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh
doanh.
5. Áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro bằng cách chủ động mua
bảo hiểm cho tài sản và trích lappj các quỹ dự phòng để đảm bảo nguồn tài
chính bù đắp những rủi ro có thể xảy ra và bảo toàn được nguồn vốn của
doanh nghiệp.
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 20
Báo cáo thực tập

Chương 3: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp:
1. Chi phí SXKD và giá thành sản phảm của doanh nghiệp:
a) Nội dung và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp:
• Khái niệm: Chi phí là những hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa chi ra cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
để đạt được mục tiêu nào đó và được biểu hiện bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh chi phí thường xuyên phát sinh.
Là yếu tố trung tâm của công tác quản lý sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
• Phân loại chi phí sản xuất tại doanh nghiệp Hà Huy:
- Chi phí sản xuất bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : chi phí tôn mạ, sắt thép, chi phí nhựa, đồng,
nhôm, nhựa PVC,…
Số liệu năm 2008 : 1.664.816.502 vnd
Năm 2009: 1.604.714.181 vnd
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 21
Báo cáo thực tập
+ Chi phí nhân công trực tiếp : tiền lương và các khoản trích theo lương,…
Số liệu năm 2008 : 438.738.250 vnd
Năm 2009: 462.411.750 vnd
+ Chi phí sản xuất chung: chi phí khấu khao, chi phí sửa chữa bảo trì máy móc,…
Số liệu năm 2008 : khấu hao TSCĐ: 172.646.442 vnd, chi
phí sửa chữa bảo trì máy móc: 31.095.565 vnd
Năm 2009: khấu hao TSCĐ: 184.938.017 vnd, chi
phí sửa chữa bảo trì máy móc: 28.355.600 vnd
- Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:
+ Chi phí bán hàng : chi phí vận chuyển, chi phí bao bì,…

Số liệu năm 2008 : 178.939.467 vnd
Năm 2009 : 163.100.056 vnd
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí mua ngoài, chi phí văn phòng phẩm,…dung
cho quản lý doanh nghiệp.
Số liệu năm 2008 : 677.856.251 vnd
Năm 2009 : 535.547.706 vnd
b) Giá thành, lập kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp:
 Giá thành sản phẩm là giá trị toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
để hoàn thành sản xuất hay tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Do

đặc điểm của công ty kinh doanh rất nhiều các loại mặt hàng đa dạng về
chủng loại nên em xin trình bày về một loại sản phẩm do công ty sản
xuất là dây cáp điện PVC.
- Phân loại giá thành:
+ Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành
sản xuất hay dịch vụ. Nó được tính toán trên cơ sở các chi phí sản xuất phát sinh
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 22
Báo cáo thực tập
trong phạm vi phân xưởng bao gồm chi phí vật tư trực tiếp, chi phi nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành tiêu thụ: giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 Lập kế hoạch giá thành sản phẩm dây cáp điện PVC do công ty TNHH
XNK Hà Huy sản xuất:
• Xác định tổng giá thành sản xuất theo công thức:
Tổng giá thành sản xuất = chi phí sản xuất dở dang đầu kì + chi phí sản
xuất phát sinh trong kì – chi phí sản xuất dở dang cuối kì
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kì bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: năm 2008 : 1.664.816.502 vnd
Năm 2009: 1.604.714.181 vnd
+ Chi phí nhân công trực tiếp: năm 2008 : 438.738.250 vnd
Năm 2009: 462.411.750 vnd
+ Chi phí sản xuất chung : năm 2008 : 1.742.566.898 vnd
Năm 2009 : 1.845.220.000 vnd
 Tổng chi phí phát sinh trong kì
Năm 2008= 1.664.816.502 + 438.738.250 + 1.742.566.898 =
3.846.121.650 vnd
Năm 2009= 1.604.714.181 + 462.411.750 + 1.845.220.000 =
3.912.345.931 vnd
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kì : 776.843.193 vnd

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kì : 71.250.000 vnd
Bảng1: tính giá thành sản xuất
ĐVT : VNĐ
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 23
Báo cáo thực tập
Chi phí Dây cáp điện PVC
Năm 2008 Năm 2009
Chi phí sản xuất dở dang đầu kì 700.545.800 776.843.193
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.664.816.502 1.604.714.181
Chi phí nhân công trực tiếp 438.738.250 462.411.750
Chi phí sản xuất chung 1.742.566.898 1.845.220.000
Chi phí sản xuất dở dang cuối kì 65.776.898 71.250.000
Tổng giá thành sản xuất 4.480.890.552 4.617.939.124
Giá thành sản xuất cho mỗi sản
phẩm
224.044 230.896
Bảng2: tính giá thành tiêu thụ
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu Dây cáp điện PVC
2008 2009
Giá vốn hàng bán, sản phẩm được
tiêu thụ
4.480.890.552 4.617.939.124
Chi phí bán hàng 178.939.467 163.100.056
Chi phí quản lý doanh nghiệp 677.856.251 535.547.706
Tổng giá thành tiêu thụ 5.377.686.270 5.316.586.886
Giá thành tiêu thụ cho mỗi sản phẩm 266.884 265.829
c) Biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu và chính nó thúc đẩy
sự phát triển của các doanh nghiệp (DN). Vấn đề đặt ra cho mỗi DN là làm sao sản

xuất kinh doanh có lãi và một trong những biện pháp mà các DN luôn hướng tới là
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 24
Báo cáo thực tập
tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm vì đó là con đường chủ yếu làm tăng lợi
nhuận, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
Để thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm công ty TNHH XNK Hà
Huy đã áp dụng một số biện pháp:
- Nâng cao năng suất lao động : áp dụng những thành tựu khoa học công
nghệ mới vào sản xuất, tổ chức lao động khoa học tránh lãng phí sức lao động
và máy móc thiết bị, động viên sức sáng tạo của cán bộ công nhân viên.
- Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nguyên vật liệu đóng vai trò
quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm vì vậy công ty đã nhập khối
lượng lớn nguyên vật liệu ước tính sử dụng trong kì để giảm chi phí đầu vào,
giảm được tình trạng ngừng sản xuất do không cung cấp kịp thời nguyên vật
liệu.
- Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty đã cắt giảm
bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu hiệu quả, cải tiến phương pháp làm việc
- Giảm lao động hợp đồng tăng lao động thuê ngoài, thực hiện khoán việc
cho đội ngũ công nhân buộc họ phải tập trung năng cao hiệu quả hoạt động,
với những khâu sản xuất yêu cầu kĩ thuật mẫu mã đẹp công ty ưu tiên sử
dụng những lao động có tay nghề cao, lành nghề, còn những khâu khác sử
dụng lao động phổ thông.
2. Doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp:
 Doanh thu bán hàng và lập kế hoạch doanh thu bán hàng:
 Doanh thu :
- Khái niệm doanh thu : là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được hoặc sẽ thu được trong kì kế toán, phát sinh từ
hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Nội dung của doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp:

+ Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường:
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các
Phạm Diệu Loan – 60 CDTCNH2 Page 25

×