Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.77 KB, 33 trang )

GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
NHÓM 11 trang 1
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm bài tiểu luận cho đến lúc hoàn thành được cuốn tiểu
luận này em xin chân thành cảm ơn:
Cô : Nguyễn Thị Minh Phương đã ân cần giúp đỡ chúng em trong suốt quá
trình làm bài tiểu luận này.
Thư viện trường ĐH công nghiệp TPHCM đã cung cấp tài liệu học tập cho
chúng em.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên trong quá trình làm bài tiểu luận này đang
còn rất nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn
chỉnh hơn, nhóm em xin chân thành cảm ơn.
Nhận xét của giáo viên
NHÓM 11 trang 2
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 LÍ DO CHON ĐỀ TÀI
 Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều điều phức tạp xảy ra xung quanh
chúng ta, làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhiều người. Một
trong nhiều điều phức tạp đó là chiếm đoạt tài sản của người khác - là một vi phạm
pháp luật hình sự trong lĩnh vực liên quan đến quyền sở hữu. Trước khi thực hiện
đề tài này, kiến thức về luật của chúng em còn rất mơ hồ, chưa hiểu về những
nguyên tắc, về những điều lệ của luật do nhà nước Việt Nam ban hành. Khi được
giảng viên giao cho đề tài này, chúng em nhận thấy đây là một đề tài hay vì nó gần
gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy nên chúng em quyết tâm thực hiện
thành công đề tài nay, nhằm năng cao kiến thức pháp luật cho bản thân cũng như
cho tất cả các bạn chưa hiểu rỏ về luật.
 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Hoàn thành nhiệm vụ do giảng viên đề ra.
 Nhóm có tinh thần tập thể trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về các điều luật liên


quan đến quyền sở hữu.
 Giúp cho các thành viên trong nhóm, các bạn trong lớp có được kiến thức,hiểu
được luật, chấp hành luật khi nghe nhóm trình bày đề tài này.
 Giúp cho các bạn sinh viên trường ĐHCN và các trường khác hiểu rõ quyền sở hữu
là gì? Để khi ra trường có nhận thức đúng, biết và áp dụng luật vào công việc của
mình.
 Cho mọi người biết rằng:” Luật là rất quan trọng và cần thiết” trong đời sống. Vì
không luật mọi thứ trở nên dễ dàng với những hành động vô ích của mọi người.
II. PHẦN NỘI DUNG
NHÓM 11 trang 3
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
2.2 LÍ LUẬN
2.2.1 KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
 Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực và làm mất tính ổn
định xã hội. Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó xâm hại tới lợi ích hợp pháp chính đáng
của cá nhân, tổ chức, xã hội…
 Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi cho chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 Vi phạm pháp luật hình sự mang tính nguy hiểm cho xã hội ở mức cao nhất, xâm phạm
những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ thống các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
2.2.2 QUYỀN SỞ HỮU
2.2.2.1 Khái niệm quyền sở hữu
 Để tìm hiểu về quyền sở hữu, trước hết phải hiểu được khái niệm về sở hữu. Như chúng
ta đã biết, điều kiện cần thiết cho con người tồn tại và phát triển là quá trình sản xuất
của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất của cải vật chất thì con người đã tham gia vào
quan hệ xã hội – quan hệ sản xuất, đồng thời con người cũng chiếm hữu của cải, vật
chất đó để phục vụ cho cuộc sống của mình và phục vụ cho quá trình sản xuất. Từ đó
xuất hiện sở hữu.
 sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu, sử dụng của cải vật chất

trong xã hội. Sở hữu xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất của con người, nó luôn
tồn tại trong bất kỳ chế độ xã hội nào, song ở các chế độ xã hội khác nhau thì sở hữu
mang đặc điểm và nội dung khác nhau.
 Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và củng cố quyền chiếm hữu của cải vật chất trong
xã hội, giai cấp thống trị thông qua nhà nước, ban hành các quy phạm pháp luật để
điều chỉnh chế độ sở hữu. Vì thế, nói đến quyền sở hữu tức là nói đến hệ thống quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành để ghi nhận và bảo vệ quan hệ sỡ hữu nhằm
phục vụ lợi ích giai cấp thống trị.
 Luật pháp là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật, cho nên giai cấp
thống trị muốn biến ý chí của mình về việc chiếm hữu vật chất nói chung và tư liệu
sản xuất nói riêng thành quy định bắt buộc đối với toàn dân bằng cách đưa ý chí đó
NHÓM 11 trang 4
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
thành các quy phạm pháp luật. Thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật, giai
cấo thống trị đã hợp pháp hóa quan hệ sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật
cho nhà nước ban hành không chỉ ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy quan hệ sở hữu phát
triển mà còn ghi nhận quyền hạn của chủ sở hữu đối với tài sản của họ.
Quyền sở hữu
 Về mặt khách quan, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nha nước ban hành,
nhằm ghi nhận, củng cố và bảo vệ quan hệ sở hữu trong một xã hội.
 Về mặt chủ quan, quyền sở hữu là quyền hạn được quy định theo pháp luật của chủ
sở hữu về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài sản nhất định.
 Quyền sở hữu là một phạm trù mang tính chất lịch sử và tính chất giai cấp nhất định.
Vì quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi nhà nước ra đời, khi giai cấp thống trị thấy cấp bách
phải đưa ý chí của mình về quan hệ sở hữu thành pháp luật để bảo vệ chế độ kinh tế và
duy trì nền thống trị của mình.
 Người có quyền sở hữu đối với một tài sản gọi là chủ sở hữu của tài sản đó. Chủ sở
hữu là người làm chủ đối với tài sản, có mọi quyền hạn liên quan đến tài sản đó. Chủ
sở hữu có thể là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Chủ sở hữu đối với một tài
sản có thể là một người hoặc hai người trở lên. Nếu có hai chủ sở hữu trở lên đối với

một tài sản thì gọi là cộng hữu hay sở hữu chung.
2.2.2.2 Nội dung của quyền sở hữu
 Nội dung quyền sở hữu là toàn bộ quyền hạn của chủ sở hữu đối với tài sản được pháp
luật quy định. Nội dung quyền sở hữu bao gồm:
+ quyền chiếm hữu
+ quyền sử dụng
+ quyền định đoạt
• Quyền chiếm hữu : là quyền nắm giữ, quản lý tài sản ( Điều 182 Bộ luật dân sự năm
2005 ). Chủ sở hữu là người thực hiện quyền chiếm hữu, tức là tự mình nắm giữ, quản
lí tài sản thuộc sở hữu của mình. Khi được sự đồng ý của chủ sở hữ, người khác cũng
có thể thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.
Quyền chiếm hữu bao gồm:
 Chiếm hữu hợp pháp: là chiếm hữu có căn cứ pháp luật, phù hợp với quy định của
pháp luật, chẳng hạn như mua tài sản, hưởng thừa kế, …
NHÓM 11 trang 5
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
 Chiếm hữu bất hợp pháp : là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, trái với quy định
của pháp luật, như trộm, cướp, lừa gạt chiếm đoạt tài sản,…
 Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình (ngay thẳng): là chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật, nhưng người chiếm hữu không biết và không bao giời biết được việc chiếm hữu
là trái pháp luật ( điếu 189 bộ luật dân sự năm 2005). Ví dụ : việc mua một chiếc xe
đạp do người ăn trộm bán,
 Chiếm hửu bất hợp pháp không ngay tình ( không ngay thẳng): là chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu biết hoặc cần phải biết việc chiếm hữu của
mình là trái pháp luật. VD : trộm cắp,…
• Quyền sử dụng : là quyền khai thác công dụng của tài sản, dùng tài sản vào mục đích đã
định và hưởng hoa lợi, lợi tức và kết quả do tài sản mang lại. VD : chủ xe máy dùng xe
đó đi làm việc, nhà máy dùng máy móc để sản xuất ra sản phẩm,… Chủ sở hữu là người
có quyền sử dụng và trực tiếp thực hiện quyền sử dụng. Người không phải là chủ sở hữu
cũng có thể có quyền sử dụng khi chủ sở hữu đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.

Sử dụng tài sản cũng có thể chia ra sử dụng hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp.
• Quyền định đoạt : là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác hoặc từ
bỏ quyền sở hữu tài sản đó (điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2005). Như vậy, quyền định
đoạt chính là quyền quyết định số phận của tài sản về mặt pháp lý cũng như trong thực
tế. Về nguyên tắc, quyền định đoạt thuộc về chủ sở hữu, việc thực hiện quyền định đoạt
sẽ dẫn đến sự thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp lý.
 Quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất trong nội dung quyền sỡ hữu vì nó quyết
định số phận pháp lý và số phận thực tế của tài sản.
2.2.2.3 Các hình thức sở hữu
 Quyền sở hữu cá nhân
 Quyền sở hữu tập thể
 Quyền sở hữu chung
 Quyền sở hữu công nghiệp
 Quyền sở hữu trí tuệ
 Sở hữu của Tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị xã hội
NHÓM 11 trang 6
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
 Sở Hữu của Tổ chức Chính trị Xã hội - Nghề nghiệp, Tổ chức Xã hội, Tổ chức Xã
hội - Nghề nghiệp.
Quyền sở hữu cá nhân: tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu
đối với các tư liệu tiêu dùng và sinh hoạt của công nhân. Đặc điểm của quyền sở hữu cá
nhân được quyết định bởi tính chất của sở hữu cá nhân là chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt, tiêu dùng chứ , không dùng để kinh doanh.
Quyền sở hữu tập thể: Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế
tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh
doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.
Quyền sở hữu chung:
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.
Quyền sở hữu công nghiệp : là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh.
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
 Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc
công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập
trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
 Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp
pháp tên thương mại đó;
 Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được
một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
 Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh
trong kinh doanh.
NHÓM 11 trang 7
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
Sở hữu trí tuệ: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng .
Sở Hữu của Tổ chức Chính trị, Tổ chức Chính trị - Xã hội : Sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích
chung quy định trong điều lệ.
Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp: Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung
của các thành viên được quy định trong điều lệ.

2.2.2.4 Nội dung sửa dổi của văn bản pháp luật
2.2.2.4.1. Sự cần thiết của việc sửa đổi
• Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng
12 năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 là công cụ sắc bén của Nhà
nước, của nhân dân, đã phát huy vai trò, tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những
thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
• Kể từ năm 2000 đến nay, Bộ luật hình sự năm 1999 đã góp phần quan trọng vào việc
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
• Tuy nhiên, qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1999 đã bộc lộ nhiều bất cập,
hạn chế, đòi hỏi phải sớm khắc phục. Một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành tỏ
ra không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cũng như chưa
đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới nhất là các
quy định về mức định lượng tối thiểu về giá trị tài sản hoặc giá trị thiệt hại để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản và một số tội phạm khác có liên
quan đến tài sản,
NHÓM 11 trang 8
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
• Từ những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự là một đòi hỏi khách
quan và cấp thiết trong điều kiện phát triển về kinh tế và xã hội hiện nay của nước ta
nhằm góp phần khắc phục một bước những bất cập, hạn chế nói trên.
• Để đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn và bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm, đồng thời, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, ngày 19 tháng 6
năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết số
33/2009/QH12 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự và thi hành
Luật sửa đổi. Ngày 29 tháng 6 năm 2009 Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật này

(Lệnh số 13/2009/L- CTN) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự là một bước kế thừa và phát triển
mới nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan và hết sức bức xúc của công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
2.2.2.4.1 Nội dung sủa đổi
2.2.2.4.1.1
 Bộ luật hình sự hiện hành có 23 điều luật với 76 khoản quy định các mức định lượng về
trị giá tiền, tài sản hoặc trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền (23 khoản quy định về
định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và 53 khoản quy định về định
lượng ở các khung tăng nặng). Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự lần này chỉ điều chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu về trị giá tiền, tài sản hoặc
trị giá mức thiệt hại được tính bằng tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự trong cấu thành
cơ bản của một số tội phạm mà Bộ luật hình sự hiện hành quy định quá thấp (500.000
đồng đối với các tội chiếm đoạt tài sản và một số tội phạm khác có liên quan đến tài
sản; 1.000.000 đồng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Cụ thể là điều
chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại
khoản 1 của 13 điều luật về các tội chiếm đoạt tài sản và một số tội phạm khác có liên
quan đến tài sản, đồng thời, cùng với việc sửa đổi, bổ sung tội trốn thuế (Điều 161),
Luật cũng điều chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự
quy định tại khoản 1 của điều này. Như vậy, trong lần sửa đổi, bổ sung này
có 14/23 điều luật được điều chỉnh nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách
nhiệm hình sự.
NHÓM 11 trang 9
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
 Chẳng hạn tội trộm cắp tài sản điều 138 bộ luật hình sự đã được sửa đổi bổ sung nội
dung giá trị tài sản bị trộm cắp từ 500.000đ lên 2000.000đ. tức là trộm cắp tài sản có giá
trị từ 2000.000đ trờ lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng nếu giá trị tài sản dưới
2000.000đ mà gây hậu quả nghiêm trọng cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
Ngoài ra luật mới còn nâng mức định lượng lên 4 -10-100 triệu tương ứng cho các loại
tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tái sản, trốn thuế (theo

các điều 140,141,161 bộ luật hình sự).
2.2.2.4.1.2 Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi sau
đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
• Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà
tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;
• Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 279, 283, 289, 290 và 291 của Bộ luật hình sự
mà tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng;
• Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 140 mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu
đồng;
• Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 141 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm giữ trái
phép có giá trị dưới mười triệu đồng;
• Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 143 mà thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng;
• Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 161 mà số tiền trốn thuế dưới một trăm triệu đồng;
• Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 248 mà số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị dưới
hai triệu đồng;" ( Khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết số 33/2009/QH12 của Quốc hội về
việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự).
2.2.2.4.1.2 Phi hình sự hoá đối với một số hành vi phạm tội:
a) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã thu hẹp phạm vi xử lý về
hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đối với lĩnh vực này chủ
yếu áp dụng các biện pháp pháp luật dân sự và hành chính để giải quyết. Cụ thể:
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình sự
đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thương mại.
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình sự đối
với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hai đối tượng sở hữu
NHÓM 11 trang 10
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
công nghiệp là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Luật đã phi hình sự hoá hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Hơn nữa, luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật hình sự đã điều chỉnh nâng mức phạt tiền đối với tội phạm này.

• Sửa đổi, bổ sung tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174) để tạo cơ sở
pháp lý cho việc xử lý hình sự ngay đối với những trường hợp mặc dù người vi phạm
chưa bị xử lý kỷ luật nhưng hành vi vi phạm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, đồng thời,
quy định hình phạt nghiêm khắc hơn so với quy định hiện hành.
b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bổ sung tội xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) để thay thế Điều 131 của Bộ luật hình sự hiện hành
quy định về tội xâm phạm quyền tác giả.
• Tương tự như tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự xác định đối với lĩnh vực quyền tác giả và các quyền liên quan
thì chủ yếu áp dụng các biện pháp pháp luật dân sự và hành chính để giải quyết. Do đó,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định chỉ xử lý về hình sự đối
với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan với quy mô thương mại và giới
hạn trong hai nhóm hành vi:
• Thứ nhất, sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình.
• Thứ hai, phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản
ghi hình.
• Như vậy, so với quy định tại Điều 131 của Bộ luật hình sự hiện hành thì điều luật mới
này (Điều 170a) đã thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền
tác giả và các quyền liên quan. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu của các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
• Tội sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b)
• Xét về thực chất thì việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc
thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản cũng là hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng
với phương thức thủ đoạn phạm tội mới, tinh xảo hơn liên quan trực tiếp đến việc sử
dụng kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, có một vấn đề gây tranh cãi là theo quy định
NHÓM 11 trang 11
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
tại Chương XIV- Các tội xâm phạm sở hữu thì có 07 hình thức chiếm đoạt tài sản (cướp,

cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, công nhiên chiếm đoạt).
Vậy việc sử dụng kỹ thuật công nghệ chiếm đoạt tài sản của người khác như rút tiền của
người khác từ máy ATM sẽ thuộc hình thức chiếm đoạt nào trong số nêu trên. Điều này
rất quan trọng liên quan đến việc định tội danh.
• Trước đây ở các nước cũng đã từng gây ra nhiều sự tranh luận trong việc định tội đối
với hành vi này và để chấm dứt sự tranh luận kéo dài không cần thiết, các nước đi trước
đã lựa chọn giải pháp quy định tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc thiết
bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác thành một tội danh độc lập
không phụ thuộc vào các hình thức chiếm đoạt tiền, tài sản cụ thể. Vì vậy, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã bổ sung tội sử dụng mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là một
tội phạm độc lập nhằm phục vụ kịp thời cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
• Cùng với việc thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Quốc
hội cũng đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Luật này (Nghị quyết số
33/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009). Kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự được công bố, không xử lý về hình sự đối với người thực hiện
một trong 07 nhóm hành vi sau đây, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác:
• Các hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280
của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng.
• Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 279, 283, 289, 290 và 291 của Bộ luật hình sự mà
tài sản phạm tội có giá trị dưới hai triệu đồng.
• Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 140 của Bộ
luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới bốn triệu đồng.
• Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại khoản 1 Điều 141 của Bộ luật hình sự
mà tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị dưới mười triệu đồng.
• Hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại khoản 1 Điều 143 của Bộ
luật hình sự mà thiệt hại có giá trị dưới hai triệu đồng;
• Hành vi trốn thuế quy định tại khoản 1 Điều 161 của Bộ luật hình sự mà số tiền trốn
thuế dưới một trăm triệu đồng.
2.3 THỰC TIỄN

NHÓM 11 trang 12
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
2.3.1 Thực trạng và ví dụ
2.3.1.1 Thực trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh
tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng
giả ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm
phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đòi
hỏi phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ và có hiệu quả hơn.
Theo một khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Mỹ, có thể xem vi phạm bản
quyền ở Việt Nam là cao nhất thế giới. Trong lĩnh vực điện ảnh, tỷ lệ đó là 100%, vi
phạm về ứng dụng phần mềm là 95%, những vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp
khác đang có xu hướng gia tăng. Đây cũng là vấn đề nổi cộm trong quan hệ giữa Việt
Nam với nhiều nước. Còn ông Nguyễn Thanh Hồng, chuyên viên phụ trách giải quyết
khiếu nại của Cục SHTT khẳng định, hết 90% pin các loại đang lưu hành trên thị
trường, từ pin tiểu đến pin đại, hay pin cao cấp, đều là hàng giả.
Ông Nguyễn Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết: “Tuy đã cam
kết nhưng thực tế Việt Nam khó thực hiện hiệu quả”. Ông Đinh Việt Hùng, Cục phó
Cục SHTT, cũng băn khoăn: “số đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tăng và
việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng kiên
quyết nhưng tiêu chí “hiệu quả” của công việc này vẫn chưa nhiều”. Đi tìm nguyên
nhân của những tồn tại trên, ông Đỗ Khắc Chiến, Cục phó Cục Bản quyền, cho biết:
“Luật của các nước rất rõ ràng, còn của ta thì tuy có rất nhiều quy định nhưng là quy
định chung chung. Tìm hiểu một vấn đề, có khi phải dẫn ra hàng trăm văn bản, cái này
chồng chéo cái kia và không theo thông lệ quốc tế. Đó là chưa kể vấn đề mấu chốt:
con người vận dụng những văn bản đó như thế nào. Trong khi nhân sự thì không được
đào tạo bài bản, văn bản thì chồng chéo và bất cập, làm sao để hội nhập?”. Dẫn chứng
về văn bản bất cập, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Cao su nhựa

Lúa Vàng, nêu: “Quy định của Nhà nước về cường lực đối với vỏ xe 1.900 là hoàn
toàn vô lý. Nếu chúng tôi làm đúng tiêu chuẩn này thì người tiêu dùng (NTD) sẽ bị hất
lên phía trước và văng ra ngoài mỗi khi thắng xe. Tương tự, độ kháng mài mòn của vỏ
NHÓM 11 trang 13
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
xe được quy định là 650. Chúng tôi áp dụng công nghệ của Nhật thì chỉ là 180. Sản
phẩm của Lúa Vàng gửi sang Singapore để đăng ký chất lượng sản phẩm thì lúc nào
cũng đạt tiêu chuẩn, được NTD trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhưng gửi sản phẩm
lên Trung tâm 3 của Việt Nam thì lúc nào cũng không đạt”.
Một nhãn hiệu bắt đầu nổi tiếng, có giá trị thì ngay lập tức sẽ bị cạnh tranh bằng những
hành vi không lành mạnh, bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, nhãn
mác, kiểu dáng sản phẩm. Điều này ngày càng trở nên phổ biến trong hội nhập quốc tế
nhưng xử lý thế nào hiện là vấn đề rất nan giải.
Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng
giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng
cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất,
buôn bán hàng giả. Ngoài ra mỗi năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn
vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong năm 2006,
thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh
doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ
hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý
hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành chính 10.891.780.000 đồng. Thanh tra chuyên
ngành khoa học và công nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành
các quy định sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
và cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu huỷ và loại
bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền 224.900.000
đồng. Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở
kinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàng các
phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi phạm pháp luật về bản quyền.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều

phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại
để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát
hiện thật /giả. Các hành vi vi phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm,
có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng
đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Ví dụ như, hàng năm sản lượng nước mắm Phú
NHÓM 11 trang 14
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng có tới hàng trăm triệu lít nước mắm mang tên
Phú Quốc tung ra thị trường.Hoặc Công ty Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại
do hàng nhái, hàng giả và buôn lậu lên tới hàng chục triệu USD, trong đó đã xác định
được 90% hàng giả theo các nhãn hàng của Unilever là có xuất xứ từ nước ngoài.
Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp vì chủ thể của
tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình đang quản lý, một số người còn có chức
vụ, quyền hạn nhất định. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã tạo
nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện phạm tội ngày càng tinh vi nên rất khó phát hiện.
Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả
nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính
mạng con người, tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới
đầu tư e ngại.
Tuy nhiên, việc xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiều khó khăn và
bất cập. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày một gia tăng nhiều hơn nhưng
khó bị phát hiện và khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng các biện pháp dân sự
hoặc hành chính. Điều này cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tội xâm phạm sở
hữu trí tuệ hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quyền sở hữu trí
tuệ một cách hiệu quả trước các hành vi xâm phạm ngày một gia tăng và phức tạp,
cũng như trước các yêu cầu cấp thiết khi Việt Nam tham gia vào các điều ước quốc tế
về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế của mình.
Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí
tuệ ngày một gia tăng. Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở

hữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đối
tượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phần làm nên
những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, còn phát
sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thành phần với tính cạnh
tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta. Các mặt hàng nội địa tuy đa dạng, phong
NHÓM 11 trang 15
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng, nhất là
trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hàng hoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao
tạo nên sự bất cân đối. Vì vậy, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả
nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng
tình trạng này, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn
trọng người tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản
phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu
dùng. Vì vậy, việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật
thị trường trở thành hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại và ngày càng
mở rộng quy mô hoạt động.
Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi
của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, trong khi
trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ, lợi ích
của cộng đồng còn rất hạn chế. Hiện nay rất ít doanh nghiệp có bộ phận chuyên chăm
lo về sở hữu trí tuệ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về sở hữu trí tuệ,
coi vấn đề sở hữu trí tuệ là bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản trí
tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. Trong thời gian
qua, các doanh nghiệp đã chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu, kiểu dáng công
nghiệp, tên gọi, chất lượng hàng hóa nhưng lại quên mất khâu đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hoá của mình ở những khu vực thị trường đã và sẽ phát triển. Nhiều doanh

nghiệp chưa có ý thức trong việc phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm
của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra,
kiểm soát. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ
sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả. Có những sản phẩm làm giả
tinh vi đến mức chính doanh nghiệp sản xuất cũng không phát hiện được, đến khi biết,
tuy có một số biện pháp khắc phục nhưng không đáng kể, coi như “chấp nhận sống
chung với hàng giả”.
Thứ tư, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chưa tập
trung, mà rải rác trong quá nhiều văn bản, như: Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự,
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2008), Bộ
NHÓM 11 trang 16
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2001), Luật Khoa học và Công nghệ năm
2000, Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật
Tố tụng dân sự năm 2005, Luật Hải quan năm 2002… và trong nhiều văn bản hướng
dẫn, thi hành các luật, pháp lệnh nêu trên.
Trong khi đó, những quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ lại
chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài
xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình
thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Chế tài về hình sự chỉ được áp dụng
với cá nhân, trong khi nhóm tội về sở hữu trí tuệ chủ yếu là do tổ chức thực hiện, vì
vậy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân được. Các quy định về yếu
tố cấu thành của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội xâm phạm quyền tác
giả, tội sản xuất, buôn bán hàng giả chưa cập nhật được những nội dung mới trong
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, chưa phù hợp với yêu cầu của các điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, như Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và các hiệp
định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)[4].
Thứ năm, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh
với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu đồng bộ và chồng chéo,
nhiều tầng nấc xử lý khiến hiệu lực thực thi bị phân tán, phức tạp. Hiện có tới 6 loại cơ

quan (UBND các cấp, thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, cảnh sát
kinh tế, quản lý thị trường, hải quan) cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm[5]. Theo
thông lệ ở các nước trên thế giới thì tòa án phải đóng vai trò rất quan trọng trong việc
xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ, nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, vai trò của tòa án
rất mờ nhạt so với các cơ quan hành chính. Mỗi năm có tới hàng nghìn vụ vi phạm sở
hữu trí tuệ được xử lý bởi các cơ quan hành chính, nhưng số vụ được đưa ra xét xử tại
tòa án lại không quá 10 trường hợp. Chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong
các lĩnh vực liên quan đến sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, công
nghệ máy tính…

2.3.1.2. Thực trạng xâm phạm sở hữu nhà đất
NHÓM 11 trang 17
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
Ví dụ cụ thể
Tranh chấp quyền sở hữu nhà và QSD 600 m2 đất ở TP Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang:
Ai là chủ sở hữu hợp pháp?
Mặc dù, tự nguyện kí hợp đồng thuê quyền sở hữu tài sản, rồi cũng tự nguyện kí nhiều
hợp đồng về nhận chuyển nhượng tài sản đang thuê, nhưng không trả tiền vì cho rằng
đây là sự "tự nguyện chuyển nhượng tài sản của mình cho mình".
Nội dung tranh chấpNguyên, 600 m2 đất toạ lạc tại số 5 Phan Văn Trị, phường Vĩnh
Thanh Vân, TP Rạch Giá thuộc các giấy chứng nhận QSHN và QSDĐ số
5301003237-5301003238, 5301003239,5301003240 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp
ngày 04-11-2003 cho bà Lâm Mỹ Liên. Ngày 9-4-2007, bà Liên chuyển nhượng đất
này cho bà Nguyễn Thị Nga, ngụ tại số 5 Phan Văn Trị, phường Vĩnh Thanh Vân, TP
Rạch Giá. Bà Nga thành lập DNTN Thanh Nhi tại địa chỉ đất trên (giấy chứng nhận
ĐKKD DNTN số 56-01-002159 ngày 20-6-2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên
Giang cấp).
Ngày 24-3-2008, ông Nguyễn Văn Liếp, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Bảo, TP
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang chứng thực "Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất", giữa bên

cho thuê: Chủ sở hữu tài sản là bà Nga; Bên thuê: Bà Trần Thị Phương Anh (ngụ tại 19
Chu Văn An, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá). Thời hạn thuê là 10 năm kể từ ngày 1-
3-2008; Giá thuê 12.000.000 đồng/tháng. Tháng 6-2007, bà Nga và bà Anh tổ chức
xây dựng Quán ăn Thanh Nhi trên phần đất thuộc chủ quyền của bà Nga.
Đến tháng 5-2008, bà Nga và bà Anh lập: Tờ thỏa thuận việc chuyển nhượng đất gắn
liền với nhà, kí ngày 2-5-2008 (có điều lưu ý là đất ở phường Vĩnh Bảo, nhưng UBND
phường Vĩnh Lạc chứng thực); Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, kí ngày 12-5-2008;
Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, kí ngày 30-5-2008. Đối tượng
chuyển nhượng là: Quán ăn Thanh Nhi và 04 thửa đất 600 m2 trên. Ngày 20-05-2008,
bà Anh được sang tên chủ quyền sử dụng 4 thửa đất này.
Do, bà Anh không trả tiền chuyển nhượng, bà Nga khởi kiện yêu cầu TAND TP Rạch
Giá huỷ Hợp đồng kí ngày 24-3-2008; Tờ thỏa thuận kí ngày 2-5-2008; Hợp đồng kí
NHÓM 11 trang 18
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
ngày 12-5-2008 và Hợp đồng kí ngày 30-5-2008. TAND TP Rạch Giá thụ lí số
124/2010/TTST ngày 21-5-2010
Giao kết hợp đồng dân sự vô hiệuNgày 11-11-2010, bà Trần Thị Phương Anh có Đơn
phản tố gửi TAND TP Rạch Giá (trích):"Tôi xin khẳng định tài sản gắn liền trên đất là
của tôi. Bà Nga chỉ là người đứng tên dùm cho tôi trên mặt giấy tờ. Công nhận: Hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kí ngày 12-5-2008; Hợp đồng chuyển
nhượng tài sản gắn liền với đất, kí ngày 30-5-2008".
Tuy nhiên, đến nay "Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất" ngày 24-3-2008 vẫn còn
nguyên giá trị hiệu lực thi hành. Các bên đương sự chưa đơn phương huỷ bỏ, hoặc
chưa cùng thanh lí hợp đồng trước thời hạn. Do đó, việc bà Nga và bà Anh cùng nhau
thoả thuận lập 3 hợp đồng (ngày 2-5-2008, ngày 12-5-2008 và 30-5-2008) với những
nội dung trái với quy định của "Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất" là không có cơ sở.
Điều này, thể hiện rõ ràng việc giao kết 3 hợp đồng là vô hiệu. Đồng thời, việc cơ quan
thẩm quyền"vô tư" chứng thực tại 3 hợp đồng này mà không căn cứ thẩm quyền,
không căn cứ thực tế (tài sản đang được đem đi thực hiện một giao dịch dân sự khác,
cho thuê) là cơ sở để xác định việc giao kết 3 hợp đồng này là vô hiệu .

Có dấu hiệu chiếm đoạt tài sảnKhi nói về nguồn gốc số tiền chuyển nhượng QSDĐ và
tiền xây dựng quán ăn Thanh Nhi, bà Anh khai tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra
(CQCSĐT) Công an tỉnh Kiên Giang (PC.14) với nhiều nội dung tiền hậu bất nhất.
Về nguồn tiền chuyển nhượng QSDĐ: Ngày 13-10-2009, bà Anh khai là quan hệ với
anh Đoàn Bá Kế để mua lại 4 lô đất và đưa tiền cho anh Bửu trả tiền đất mỗi lô
650.000.000đồng x 4 = 2.600.000.000đồng, nhưng không làm giấy tờ biên nhận số
tiền này. Thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất vào ngày 2-5-2008 với giá tiền là 6,5
tỉ đồng chỉ mang tính hình thức để sang tên lại cho bà Anh. Tổng cộng 04 lô đất và nhà
hàng nói trên bà Anh mua lại của bà Nga là 700 triệu đồng và đã đưa số tiền này cho
bà Nga (không có biên nhận).
Bà Anh cho rằng tài sản của mình mà để cho bà Nga đứng tên dùm và mua lại tài sản
của bà Nga với giá 700 triệu đồng là không có cơ sở. Tại sao không để cho cha, em
ruột, dì ruột đứng tên, mà để bà Nga đứng tên dùm.
NHÓM 11 trang 19
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
Về nguồn tiền để xây dựng Quán ăn Thanh Nhi: Bà Nga vay Ngân hàng nông nghiệp
1,3 tỉ đồng bằng việc thế chấp tài sản 4 lô đất bà Nga đứng tên thế chấp và giải chấp
tiền vay ngày 9-5-2008. Việc này được chứng minh qua lời khai của bà Anh tại
CQCSĐT CA TP Rạch Giá vào ngày 17-10-2008. Như vậy, lời khai của bà Anh lúc thì
nói tài sản của mình nhờ bà Nga đứng tên dùm, sau đó yêu cầu bà Nga kí các hợp
đồng để hợp thức hóa trả lại cho tài sản này. Khi thì nói đưa chi bà Nga 700 triệu
(không có giấy tờ chứng minh). Lúc thì nói mua lại của chị Nga với giá 700 triệu
đồng. Hành vi và lời khai của bà Anh để chiếm đoạt tài sản của bà Nga trước sau bất
nhất như vậy, là hết sức vô lí.
Mặt khác, tại đơn khởi kiện phản tố (ngày 11 - 11 - 2010), bà Anh yêu cầu Toà án
"Công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kí ngày 12-05-2008 và Hợp
đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất, kí ngày 30-5-2008." Như vậy, bà Anh
không thừa nhận"Tờ thỏa thuận việc chuyển nhượng đất gắn liền với nhà", kí ngày 2-
5-2008. Trong khi, tại "Biên bản làm việc" đề ngày 6-8-2008, bà Anh trình bày:
"DNTN Thanh Nhi do bà Nga làm chủ đã thực hiện xong việc sang bán lại cho bà

Phương Anh (theo bản thoả thuận có xác nhận của UBND phường Vĩnh Lạc ngày 2-5-
2008). Có lẽ do sau thời gian 30 tháng, nên bà Anh "quên" trình bày?
Như vậy, việc Toà án giải quyết theo thẩm quyền đối với các hợp đồng thể hiện vô
hiệu nói trên tiếp tục công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bà
Nguyễn Thị Nga.
2.3.1.3. Tài xế taxi chiếm đoạt tài sản của khách gia tăng
Trong năm 2010, PC45 Hà Nội đã tiếp nhận, xử lý 18 vụ việc khách hàng để quên tài
sản khi đi taxi, với giá trị tài sản lên đến hàng trăm triệu đồng.
Gần đây nhất là trường hợp của một hành khách tên D đã bỏ quên điện thoại di dộng
Nokia 6700 trên xe taxi. Tuy nhiên, do anh D chỉ đi taxi trên một đoạn đường ngắn, lại
có công việc gấp nên đã không nhớ rõ đặc điểm của lái xe, BKS và hãng xe, điều này
đã gây khó khăn rất nhiều cho cơ quan công an.
Các trinh sát Đội 5 đã phải mất nhiều thời gian để rà soát những hãng xe taxi thường
đỗ ở khu vực anh D vẫy xe, từ đó để kiểm tra các hãng xe và tìm ra lái xe đã chở anh
NHÓM 11 trang 20
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
D. Bằng sự tận tâm với công việc, từ những thông tin không đầy đủ về lái xe taxi và
hãng xe do hành khách cung cấp, chỉ sau 3 ngày nhận được thông tin, các trinh sát Đội
5 đã tìm được tài sản trả lại cho anh D.
2.3.1.4. Xe không giấy tờ và những cạm bẫy "đớn đau"
thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng công khai rao bán xe máy xịn, giá rẻ, không
giấy tờ. Nhiều người ham rẻ, chuộng xe đẹp cũng tìm mua xe theo lời quảng cáo.
Nhưng, không ít người đã sập bẫy của những kẻ lừa đảo. Còn nếu không bị lừa thì họ
lại mắc phải lỗi vi phạm pháp luật đã quy định rõ trong Bộ luật Hình sự.
Những chiêu lừaChưa bao giờ xe máy không giấy tờ lại được công khai rao bán nhiều
như hiện nay. Chúng tôi cũng nhận được nhiều phản ánh của độc giả về tình trạng trên.
Chỉ cần vào mạng tìm kiếm, gõ từ khóa "xe máy không giấy tờ", trong vòng 0,23 giây,
chúng tôi đã nhận được tới 4.090.000 địa chỉ liên quan đến việc quảng cáo, rao bán,
tìm mua các loại xe máy không giấy tờ.
Có vô số chủng loại xe máy được rao bán ở đây, từ LX, Nouvo, PS, Air Blade cho đến

SCR, Dream, Wave… nhưng nhiều nhất phải kể đến dòng xe tay ga đắt tiền. Giá rao
bán cũng rẻ ở mức chưa từng thấy. Giá một chiếc xe có thể chỉ từ 2 - 4 triệu đồng,
hoặc cao hơn đối với xe PS cũng chỉ là 2.000USD.
Những người rao bán xe đều kèm theo điện thoại liên hệ, hướng dẫn cách giao dịch và
thậm chí là có cả lời giải thích: "làm vài chuyến là em giải nghệ". Người rao muốn
mua xe không giấy tờ cũng lý giải: "Cặp với "chân dài", ""chân dài" thích lắm tiền, xe
đẹp, nhưng chỉ có ít tiền nên đành mua xe không giấy tờ cho rẻ".
Theo hướng dẫn của người rao bán xe trên các trang web, có 3 cách để thực hiện giao
dịch: chuyển tiền đặt cọc qua tài khoản ngân hàng (mức thường là từ 1 triệu đến 3 triệu
đồng); nạp tiền vào thẻ điện thoại cho người bán; và gặp gỡ, giao dịch trực tiếp.
Chỉ cần đọc qua những lời quảng cáo, người đọc dễ dàng nhận thấy các loại xe rao bán
có nguồn gốc bất minh. Có thể đó là xe nhập lậu, và phần nhiều là xe trộm cắp, chiếm
đoạt. Họ còn dùng cách gọi khác đối với loại xe này là "xe ngoài vùng phủ sóng", "xe
nhảy"… Thậm chí có người không ngại ngần quảng cáo: "Xe không giấy tờ, xe ăn
NHÓM 11 trang 21
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
cắp", hay "mua xe miễn hỏi nhiều, xem xe chồng tiền luôn". Không chỉ công khai rao
bán xe, tại các địa chỉ này còn quảng cáo cả dịch vụ làm bằng, làm giấy tờ xe.
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, phóng viên đã biết được một số mánh khoé của
những người rao bán xe thực chất là để giăng bẫy, lừa đảo chiếm đoạt tiền của người
nhẹ dạ, tham đồ rẻ tiền và thiếu hiểu biết.
Người bị hại cũng vi phạm pháp luậtAnh Trần Văn T. - thợ sửa xe máy và chuyên mua
bán các loại xe máy cũ trên phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tiết lộ với chúng
tôi về việc anh bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền khi tìm mua xe máy không giấy
tờ. Anh T. vốn cũng có kinh nghiệm trong việc mua bán xe máy cũ, nhưng cảm thấy
việc mua xe không giấy tờ sẽ có lãi hơn nên thử tham gia. Anh cho rằng, xe không
giấy tờ không chỉ là xe trộm cắp mà còn có cả xe nhập lậu. Thế nên, sau khi tìm được
người rao bán xe, anh liên hệ với chủ nhân số điện thoại 016xxxx…
Trao đổi một hồi, người bán yêu cầu: "Lần đầu làm việc với nhau, anh phải đặt cọc để
làm tin. Cách đặt cọc đơn giản, chỉ cần chuyển 1 triệu đồng vào tài khoản điện thoại

của tôi rồi sẽ có hàng cho anh". Tin lời, anh T. mua thẻ cào rồi chuyển tiền cho người
kia. Nhưng ngay lập tức sau khi chuyển tiền xong, anh T. không thể liên lạc được với
chủ nhân số điện thoại 016xxx… Vậy là bỗng dưng anh T. mất trắng 1 triệu đồng.
Tương tự, một người bạn khác của anh T. cũng từng bị mất 3 triệu đồng sau khi
chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng D.A. theo yêu cầu của đối tượng rao bán xe
máy. Chuyển tiền xong, đối tượng bán xe cũng lặn mất tăm.
Tình trạng sử dụng con bài "xe không giấy tờ giá rẻ" để lừa đảo, thậm chí là cướp tài
sản xuất hiện khá lâu và đã có nhiều trường hợp bị cơ quan công an phát hiện, xử lý.
Vụ việc điển hình nhất là vào cuối năm 2009, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã bắt
giữ 4 đối tượng về hành vi cướp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn rao
bán xe máy xịn không giấy tờ trên mạng Internet, các đối tượng này đã dụ được nhiều
nạn nhân mắc bẫy. Sau khi hẹn khách hàng đến địa điểm giao xe, các đối tượng dùng
bình xịt hơi cay tấn công và cướp tiền, tài sản. Các đối tượng khai nhận, chỉ trong
vòng 1 tháng, chúng đã gây ra 9 vụ cướp trên địa bàn quận Hà Đông với tổng số tiền
và trị giá tài sản lên tới khoảng 100 triệu đồng.
NHÓM 11 trang 22
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
Theo cơ quan Công an cho biết, thực tế xe ăn cắp rao bán dưới hình thức này không
nhiều. Việc rao bán xe không giấy tờ chủ yếu chỉ là thủ đoạn để lừa đảo khách hàng.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói lại, người tìm mua xe máy không giấy tờ thì khi cơ quan
công an kiểm tra, phát hiện sẽ bị tịch thu xe. Hoặc nếu biết rõ đó là xe tang vật vụ án
mà vẫn mua là hành vi vi phạm pháp luật cũng sẽ bị xử lý nghiêm. Vì vậy, người tiêu
dùng phải hết sức cảnh giác khi nhận được các rao bán xe giá rẻ, nhất là xe không rõ
nguồn gốc, không có giấy tờ. Đừng vì ham rẻ mà vi phạm pháp luật và tiếp tay cho đối
tượng vi phạm pháp luật.
2.3.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan :
• Do cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, phức tạp
đối với đất nước.
• Trong cuộc sống vấn còn nhiều tập tục lạc hậu, kém phát triển, đời sống vật chất của

nhiều tầng lớp dân cư còn khó khăn
• Sự phá hoại của các thế lực thù địch.
• Chủ yếu do kinh tế, xã hội, văn hóa, con người,…
• Kinh tế quá khó khăn cũng mà mầm mống của hành vi vi phạm pháp luật, lúc đầu có
thể là "làm liều" cho qua lúc khó khăn sau đó, có thể dẫn tới các hành vi vi phạm
pháp luật mag tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn.
• Văn hóa cổ hủ cũng góp phần nhỏ dẫn đến vi phạm pháp luật, như có những nơi
người dân tộc có tục lệ "cướp vợ" nếu không áp dụng nét văn hóa này với đạo đức,
pháp luật có thể dẫn đến hành vi bắt giữ người trái pháp luật tức là vi phạm pháp
luật
• Xã hội phát triển càng cao thì lại phát sinh nhiều loại tội phạm mới tinh vi và nguy
hiểm hơn đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật
• Con người với sự nhận thức chưa đúng hoặc không nhận thức được hành vi nào là vi
phạm pháp luật thì cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật (tất nhiên trừ
những trường hợp biết là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình làm)
Nguyên nhân chủ quan:
• Ý thức chủ thể pháp luật kém => coi thường
• Pháp luật do nhà nước ban hành chậm hơn thực tế, không đón trước được sự phát
triển của xã hội nên pháp luật không theo kịp để điều chỉnh hành vi trong xã hội
(Trình độ lập pháp chưa cao)
NHÓM 11 trang 23
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
• Các văn bản pháp luật do cơ quan cấp trên và cấp dưới ban hành chưa nhất quán
(Thiếu sự đồng bộ)
• Mặt trái của cơ chế thị trường
• Chưa có biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi tới mọi người
• Trình độ dân trí thấp nên không tiếp thu, tiếp thu sai lệch quan điểm của điều luậtChế
tài chưa đủ mạnh để răn đe
• Có nhiều khi mọi người coi trọng tình cảm hơn pháp luật nên thà phạm luật còn hơn
để mất lòng nhau

• Có nhiều sai lầm, yếu kém trong quản lý kinh tế, xã hội dẫn đến nhiều kẽ hở cho kẻ
xấu lợi dụng.
• Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tiến hành chưa sâu rộng và chưa hiệu quả.
• Tham nhũng trong các cơ quan nhà nước còn nhiều phổ biến
• Hệ thống pháp luật nước ta tuy nhiều, đa dạng nhưng chưa đầy đủ, chồng chéo và
chưa phù hợp với thực tế khách quan.
• Tác động của cơ chế thị trường các tệ nạn xã hội phát triển mạnh, không những thế
còn được dung túng, không xử lý nghiêm minh.
2.3.3 Hậu quả
• Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của
cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính
mạng con người,
• Tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại.
• Đối với tất cả các loại sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ của một cá nhân hay một
tổ chức nào đó, để có được sản phẩm đến với công chúng hay khách hàng là cả một
quá trình gian nan và tốn nhiều công sức, tiền của. Khi tung ra thị trường và gặp
những trở ngại không đáng có từ những loại hàng nhái nhập lậu, rẻ hơn rất nhiều so
với giá của hàng có bản quyền là một thiệt hại vô cùng to lớn và gần như chủ sở hữu
chấp nhận thiệt hại đó như lẽ tất nhiên. Sản phẩm không thể không bán tiếp, cũng
không có một phương pháp nào thực sự hiệu quả tức thì khi tâm lí người tiêu dùng
Việt vẫn đặt tiêu chí rẻ lên hàng đầu.
• Vi phạm bản quyền tác giả đang càng ngày càng trở thành sự nhức nhối cho nền kinh
tế xã hội cũng như làm suy thoái sức sáng tạo của con người.
• Việc làm này không chỉ có ảnh hưởng xấu đối với uy tín của thương hiệu bị xâm
phạm mà còn gây tổn hại trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, làm cho khách hàng
sử dụng sản phẩm kém chất lượng mà không hề hay biết.
NHÓM 11 trang 24
GVHD: ThS NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG
• Khiến cho khách hàng lúng túng, họ không biết nguồn gốc xuất thân của mặt hàng
mình đang mua là có phải đúng với thương hiệu,hàng chính hãng hay không và từ đó

là cho khách hàng nhằm lẫn khi lựa chọn sản phẩm.
• Làm phai mờ bản sắc của một tác phẩm, một sản phẩm có ý nghĩa….hay nói cách
khác là một sản phẩm đúng thương hiệu.
• Làm thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập,
lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt
hại.
• Làm thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh
tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí, giống cây trồng.Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất
thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ gây ra.
• Có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, làm thất thu ngân sách nhà nước,
làm mất thị trường và lợi nhuận của các doanh nghiệp chân chính.
2.3.4 Biện pháp
• Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ
sung sau đây:
• Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để
sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tem, nhãn, bao
bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện
dịch vụ, phương tiện quảng cáo có chứa yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng
nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo.
• Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại
diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện
hành nghề giám định; đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ vi phạm.
• Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc loại bỏ
thông tin, chỉ dẫn về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, kể cả

phương tiện quảng cáo, mạng điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên miền, tên doanh
nghiệp chứa yếu tố vi phạm;
NHÓM 11 trang 25

×