Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
I. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ
1. Khái niệm về đầu tư
Căn cứ khoản 1, Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định “Đầu tư là việc nhà đầu
tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành
các họat động đầu tư theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.
2. Khái niệm về thủ tục đầu tư
Căn cứ theo quy đinh về pháp luật đầu tư thì khi tiến hành một dự án đầu tư nào
đó, cho dù là lớn hay nhỏ, các chủ đầu tư đều cần phải tiến hành nhiều công việc, nhiều
bước, nhiều giai đoạn cụ thể để dự án đầu tư được tiến hành trên thực tế. Trong đó, vấn
đề về thủ tục đầu tư được đánh giá là then chốt, có vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích của nhà đầu tư. Cũng như quyết định tính khả thi của dự án đầu tư trên
thực tế.
Mục đích quy định các thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối
với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự
lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời, thông qua đó nhà nước thừa
nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và
lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
II. CÁC LOẠI THỦ TỤC ĐẦU TƯ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN LOẠI DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
1. Phân loại thủ tục đầu tư
1.1 Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư, dự dán đầu tư có thể được phân thành nhiều cách
khác nhau. Trên cơ cở đó, các quy định pháp lý khác nhau sẽ được áp dụng để điều chỉnh
từng loại hình dự án. Các dự án đầu tư được phân loại theo các tiêu chí dưới đây: Dự án
đầu tư còn được tiếp cận dưới góc độ nguồn vốn đầu tư. Theo đó, dự án đầu tư được phân
thành 2 loại: Dự án đầu tư trong nước và Dự án đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư trong nước: Là những dự án đầu tư của doanh nghiệp, trong đó
nhà đầu tư trong nươc sở hữu trên 51% vốn điều lệ.
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Là những dự án đầu tư của doanh nghiệp
trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu hơn 49% vốn điều lệ.
1.2 Phân loại dự án đầu tư theo tính chất của dự án
1
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
Căn cứ vào tính chất của dự án, dự án đầu tư được phân thành :
- Dự án đầu tư mới: Là dự án được thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập
với dự án đang họat động.
- Dự án đầu tư mở rộng: Là dự án đầu tư phát triển dự án đang thực hiện nhằm
mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
1.3 Phân loại dự án đầu tư từ căn cứ vào cách thực hiện dự án
Theo tiêu chí này, dự án đầu tư được phân thành 2 loại:
- Dự án đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp: Là dự án đầu tư thực hiện
lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đang họat động nhưng được thực hiện bởi
một doanh nghiệp mới thành lập. Trừ trường hợp đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu
tiên vào Việt Nam đầu tư thì việc đăng ký hoặc thẩm tra dự án đầu tư và đăng ký kinh
doanh để thành lập doanh nghiệp được thực hiện độc lập tại 2 cơ quan có liên quan.
Doanh nghiệp sẽ được cấp 2 giấy là GCNĐKKD cho việc thành lập doanh nghiệp và
GCNĐT cho dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức khác mà không thành lập
doanh nghiệp khác. Dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức khác được chia thành 2
loại:
+ Dự ánd đầu tư theo các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (viết tắc là BBC:
Business Cooperation Contract); hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (viết tắt
là BOT: Build-Operate-Transfer); hợp đồng xây dựng, chuyển giao – kinh doanh (viết tắt
là BTO: Build-transfer-operate contract); hợp đồng xây dựng – chuyển giao.
- Dự án đầu tư khác: là những dự án đầu tiừ còn lại trừ 2 loại dự án nêu trên.
1.3 Phân loại dự án đầu tư theo lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cấm đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện: là những dự án đầu tư vào
những lĩnh vực: (Căn cứ theo Điều 29 Luật Đầu tư 2005)
+ L ĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
+ Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
+ Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng động;
+ Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
2
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
+ Dịch vụ giải trí;
+ Kinh doanh bất động sản;
+ Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh
thái;
+ Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo;
+ Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực cấm: Bao gồm các dự án đầu tư sau: (Căn cứ vào
điều 30 Luật đầu tư 2005)
+ Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng;
+ Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ
tục Việt Nam;
+ Các dự án gây phương hại đến sức khỏe nhân dân, làm hại đến tài nguyên, phá
hủy môi trường;
+ Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam, sản xuất các
loại hóa chất độc hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo Điều ước quốc tế;
1.4 Phân loại dự án đầu tư theo trình tự, thủ tục cấp GCNĐT
- Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký: (Căn cứ khoản 1, Điều 45 Luật
Đầu tư 2005) Là những dự án đầu tư có các đặc điểm sau:
+ Là dự án đầu tư trong nước;
+ Có quy mô đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam;
+ Không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
Tuy nhiên, đối với những dự án đầu tư này, nhà đầu tư vẫn có thể lựa chọn việc
đăng ký đầu tư để được cấp GCNĐT khi có nhu cầu đựơc xác định ưu đãi đầu tư.
- Dự án đầu tư phải đăng ký thủ tục: Bao gồm:
+ Dự án đầu trong nước có quy mô vốn đầu tư trong nước từ 15 tỷ đồng Việt Nam
đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực danh mục đầu tư có điều kiện;
3
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
+ Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ
đồng Việt Nam và không thuộc dự án cho Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương
đầu tư;
+ Dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư duới 300 tỷ đồng Việt Nam và
không thuộc danh mục lĩnh vự đầu tư có điều kiện, không thuộc dự án cho Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Dự án đầu tư phải thẩm tra đầu tư: (Căn cứ điều 47, điều 48, điều 49 Luật
Đầu tư 2005) Bao gồm những dự án sau:
+ Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc
danh mục đầu tư có điều kiện;
+ Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc danh
mục đầu tư có điều kiện;
+ Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc
danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
+ Dự án đầu tư cho Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Ý nghĩa của sự phân biệt
-Ý nghĩa của việc phân biệt hóa các loại thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý
Nhà nước đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung, tránh sự lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả trong đầu tư. Đồng thời, thông qua
đó nhà nước thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động đầu tư, từ đó có cơ sở pháp lý để bảo
vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư.
III. TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
1. Đối với dự án đầu tư trong nước
a. Đặc điểm
Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam
đến đưới 300 tỷ đòng Việt Nam và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu
tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu
tư cấp tỉnh trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. (Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật
Đầu tư 2005)
4
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
b. Trình tự thủ tục
- Hồ sơ đăng ký đầu tư:
+ Bản đăng ký/ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác
kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác đối với nhà đầu tư là cá nhân;
+ Bản sao Quyết dịnh thành lập/giấy chứng nhậ đăng ký kinh doanh/hoặc tài liệu
tương ứng khác của tổ chức đối với nhà đầu tư là tổ chức;
+ Văn bản ủy quyền kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/ hộ
chiếu/hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện (đối với nhà đầu tư là
tổ chức).
Đối với những dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, thì
ngoài những loại giấy tờ trên nhà đầu tư còn phải nộp kèm theo:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Nội dung đăng ký đầu tư (Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật đầu tư 2005):
+ Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
+ Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Kiến nghị ưu đãi đầu tư( nếu có);
Theo quy định của Luật đầu tư, việc đăng ký đầu tư được thực hiện theo trình
tự sau đây:
+ Nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại cơ quan nhà đăng ký
đầu tư có thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghiệp);
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sư trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng
ký đầu tư;
5
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
+ Cơ quan cấp giấy chứng nhận đâu tư xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đầu
tư cho nhà đầu tư.
- Thủ tục đăng ký đầu tư
Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác
nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan quản lý nhà nước đầu tư cấp tỉnh cấp căn cứ vào nội dung
đăng ký để cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được bản đăng ký đầu tư.
c. Thời hạn giải quyết đăng ký dự án đầu tư
Đối với dự án đầu tư trong nước đăng ký đầu tư nhưng không yêu cầu cấp Giấy
chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được
Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mặc dù Nghị định 108/2006/NĐ – CP
không quy định rõ, nhưng có thể coi Giấy biên nhận là cơ sở để xác nhận nhà đầu tư đã
hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật
2. Đối với dự án đầu tư nước ngoài
a. Đặc điểm
Theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Đầu tư 2005 thì: Dự án đầu tư nước
ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh
vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Cơ quan nhà nước
quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b. Trình tự thủ tục
- Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
+ Bản đăng ký/ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác
kinh doanh;
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách
nhiệm);
+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác đối với nhà đầu tư là cá nhân;
+ Bản sao Quyết dịnh thành lập/giấy chứng nhậ đăng ký kinh doanh/hoặc tài liệu
tương ứng khác của tổ chức đối với nhà đầu tư là tổ chức;
6
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
+ Văn bản ủy quyền kèm theo bản sao giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện.
Đối với những dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, thì
ngoài những loại giấy tờ trên nhà đầu tư còn phải nộp kèm theo:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh phù hợp với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy
định của pháp luật của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đâu tư thành lập tổ chức kinh tế liên
doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Nội dung đăng ký đầu tư
+ Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
+ Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
+ Nhu cầu sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường;
+ Kiến nghị ưu đãi đầu tư( nếu có);
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Hợp đồng liên doanh, điều lệ doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh
(nếu có);
c. Thời hạn giải quyết đăng ký dự án đầu tư
Đối với dự án đầu tư trong nước mà nhà đầu tư có yêu cầu cấp giấy chứng nhận
đầu tư hoặc dự án đầu tư nước ngoài, thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận
đầu tư cho nhà đầy tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng
ký đầu tư hợp lệ.
IV. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1. Dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư
-Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho các dự án trong địa bàn tỉnh sau đây:
+Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế, bao gồm cả dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương
7
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
đầu tư;
+Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu công nghệ cao.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư thực hiện
trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Đối với dự án đầu tư thực hiện trên trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nhưng nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoặc văn
phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đó tại địa bàn tỉnh, thì hồ sơ đầu tư được nộp
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Dự án do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu
tư
-Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (Ban Quản lý) thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh bao
gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
-Ban Quản lý tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn do Ban Quản lý cấp
giấy chứng nhận đầu tư.
3. Các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
- Các dự án dưới đây trên địa bàn tỉnh phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của
Thủ tướng Chính phủ:
- Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô trong những lĩnh vực sau:
+Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
+ Phát thanh, truyền hình;
+ Kinh doanh casino;
+ Sản xuất thuốc lá điếu;
8
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
+ Thành lập cơ sở đào tạo đại học;
+ Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh
tế;
+ Kinh doanh vận tải biển;
+ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông
và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
+ In ấn, phát hành báo chí, xuất bản;
+ Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập
- Dự án đầu tư không thuộc các lĩnh vực trên, không phân biệt nguồn vốn và có
quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:
+ Kinh doanh điện, chế biến khoáng sản, luyện kim;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;
+ Sản xuất kinh doanh rượu, bia
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:
+ Kinh doanh vận tải biển;
+ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông
và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
+ In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
+ Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập
- Đối với dự án đầu tư quy định tại các khoản trên nằm trong quy hoạch đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo
quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp
9
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
- Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản trên không nằm trong quy hoạch
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp
ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc
điều chỉnh bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư
- Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các khoản trên thuộc lĩnh vực chưa có quy
hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
chủ trương đầu tư.
V. THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
1.1 Các dự án không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra
điều chỉnh dự án đầu tư:
Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký điều
chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với các dự án sau đây:
- Các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức,
thời hạn
- Các dự án sau khi điều chỉnh mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn, hình thức,
thời hạn có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có
điều kiện
- Các dự án mà sau khi điều chỉnh mà có vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt
Nam mà không thay đổi mục tiêu, địa điểm đầu tư.
1.2 Các dự án phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư
- Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh
đối với các dự án sau đây:- Các dự án mà sau khi điều chỉnh về mục tiêu, quy mô,
địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều
kiện, trừ trường hợp thuộc điều kiện không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh
- Thủ tục, hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:
- Đối với dự án đầu tư không cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Nhà đầu tư nộp
Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đến cơ quan đăng ký đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư có cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
10
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
Bước 1:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận
đầu tư. Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy
chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệp; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy
chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh; hoặc
- Bản đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư (theo mẫu) đối với trường hợp Giấy
chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Việc thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư được tiến
hành như theo quy địnhtại điều 72 Luật đầu tư năm 2005:
- Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải giải trình rõ lý
do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem
xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo
đánh giá về dự án.
- Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội
dung dự án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình
duyệt dự án theo đúng quy định.
- Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
+ Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không
triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm
quyền;
+ Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm quyền cho
phép bằng văn bản.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án đầu
tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của
mình.
2. Chuyển nhượng dự án đầu tư
Pháp luật đầu tư cho phép nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng dự án do
mình thực hiện cho nhà đầu tư khác.
11
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
Chuyển nhượng dự án là một hoạt động bình thường của doanh nghiệp,
nhất là trong một số trường hợp đặc biệt, việc chuyển nhượng dự án (một phần
hay toàn bộ) được coi như một giải pháp tối ưu của doanh nghiệp, ví dụ: thay đổi
chiến lược kinh doanh, hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên, khi nhà đầu tư tiến
hành chuyển nhượng dự án không thể thực hiện một cách tùy tiện được mà phải
tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định.
2.1 Điều kiện chuyển nhượng dự án:
Căn cứ khoản 2 điều 65 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của
Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu
tư (sau đây gọi tắt là Nghị định 108) thì điều kiện chuyển nhượng dự án được thực
hiện theo quy định về điều kiện chuyển nhượng vốn, cụ thể là:
• Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 108
và pháp luật có liên quan;
• Bảo đảm tỷ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên;
• Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy
định pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với việc
chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự
án sẽ tuân thủ các điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn quy định tại điều
65 Nghị định 108.
Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư
kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải
tuân thủ quy định về điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp quy định tại
điều 56 Nghị định 108.
Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt động
của tổ chức chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thành lập tổ
chức kinh tế để tiếp tục thực hiện dự án đó thì thực hiện thủ tục đầu tư theo Nghị
định 108.
2.2 Hồ sơ:
Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư gồm: văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án;
hợp đồng chuyển nhượng dự án; văn bản về tư cách pháp lý của bên nhận chuyển
nhượng; báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án.
2.3 Trình tự thủ tục:
Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư để được
hướng dẫn và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu
tư nhận hồ sơ đăng ký chuyển nhượng dự án và thực hiện điều chỉnhGiấy chứng
nhận đầu tư trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 17 Luật đầu tư quy định quyền chuyển nhượng dự án đầu tư, điều
chỉnh vốn hoặc điều chỉnh dự án đầu tư.
12
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
- Về đối tượng áp dụng: Các thủ tục này áp dụng cho các nhà đầu tư đã được
cấp GCNĐT nay muốn thay đổi một số nội dung trong dự án đầu tư vì những lý do
khác nhau.
- Về phạm vi áp dụng:
Thủ tục để điều chỉnh hay thay đổi dự án đầu tư sẽ áp dụng cho những thay
đổi liên quan đến:
+ Mục tiêu;
+ Quy mô;
+ Địa điểm;
+ Hình thức;
+ Vốn;
+ Thời hạn thực hiện dự án đầu tư.
Tuy nhiên, thủ tục này sẽ không áp dụng đối với dự án đầu tư trong nước
nếu sau khi thay đổi thì dự án đầu tư đó thuộc diện:
+ Có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có
điều kiện hoặc
+ Có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt nam và không thay đổi địa điểm,
mục tiêu đầu tư.
Về hồ sơ thực hiện thủ tục: Tùy vào thủ tục thực hiện thì hồ sơ mà nhà đầu
tư phải chuẩn bị là khác nhau.
Về trình tự, thủ tục thực hiện: Thì tùy vào mức độ và nội dung thay đổi, mà
áp dụng trình tự đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư hoặc là thẩm tra điều chỉnh dự án
đầu tư.
VI. NHẬN XÉT
13
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Theo quy định tạ luật đầu tư 2005 thì các thủ tục đầu tư được quy định theo?
a. 1 nhóm dự án đầu tư
b. 2 nhóm dự án đầu tư
c. 3 nhóm dự án đầu tư
d. 4 nhóm dự án đầu tư
2. Chọn câu đúng Dự án phải thẩm tra đầu tư là
a. Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên và thuộc danh mục lĩnh vực
đầu tư có điều kiện
b. Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc danh mục
lĩnh vực đầu tư có điều kiện
c.Dự án thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
d.Cả b và c
3. Chọn câu đúng:
a. Dự án có quy mô đầu tư dưới 15 tỷ đồng VN không thuộc danh much đầu tư có
điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư
b. Mọi dự án đầu tư không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư
không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư
c. chỉ có những dự án đầu tư có quy mô trên 300 tỷ đồng VN mới cần đăng kí đầu tư
d Tất cả a, b, c đều đúng
4. Đối với dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ đồng VN trở lên và không thuộc danh
mục đầu tư có điều kiện thì phải
a.Làm thủ tục tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư
b.Không cần làm thủ tục đăng kí đầu tư
c. Làm thủ tục thẩm tra dự án
d.Cả a, b, c đều sai
5. Đối với cá dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì thời hạn cấp giấy chứng nhận
đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng kí đầu tư hợp lệ là:
14
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
a. 7 ngày
b. 15 ngày
c. 20 ngày
d. 30 ngày
6. Khi đầu tư ra nước ngoài trường hợp nào phải thẩm tra dự án đầu tư
a. Có quy mô vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng VN trở lên
b. Có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng VN trở lên
c Có quy mô vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng VN trở lên
d. Có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng VN trở lên
7. Thời hạn tối đa để thẩm tra 1 dự án đầu tư
a. Không quá 15 ngày
b. Không quá 30 ngày
c. Không quá 45 ngày
d. Không quá 60 ngày
8. Thời hạn hoạt động tối đa của 1 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài
a. Không quá 50 ngày
b. Không quá 60 ngày
c. Không quá 70 ngày
d Không quá 80 ngày
9.Đối với thủ tục đầu tư trực tiếp thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là:
a. Bộ kế hoạch đầu tư và UBND cấp tỉnh
b. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và
UBND cấp tỉnh
c. Sở kế hoạch đầu tư và UBND cấp tỉnh
d. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và Sở
kế hoạch đầu tư
10. Việc điều chỉnh dự án đầu tư có thể được thực hiện theo các quy trình sau:
15
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
a. Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư và Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư
b. Không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
16
Đề tài: “Thủ tục đầu tư” GVGD: ThS Dương Kim Thế Nguyên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tìm hiểu Luật đầu tư 2005 được biên soạn bởi Ông Nguyễn Đình Cung, Phan
Đức Hiếu (CIEM), Công ty Vision & Associates, và Tổ chúc Hợp tác kỹ thuật Đức
(GTZ).
2. Giáo trình Luật đầu tư của trường Đại học Luật Hà Nội.
3. Các văn bản pháp luật có liên quan:
- Luật đầu tư 2005;
- Nghị định
17