Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Đánh giá tác động của việc mở rộng Vườn Quốc Gia Bạch Mã đến sinh kế của người dân địa phương ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 123 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới TS. Trần Nam Thắng đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Huế,
Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu này.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Phòng
nghiên cứu khoa học, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Nam Đông - Thừa
Thiên Huế, trạm kiểm lâm xã Thượng Nhật, Phòng NN & PTNT, phòng Thống kê
huyện, các đồng chí lãnh đạo UBND xã Thượng Nhật và xã Thượng Long cùng
các cán bộ thôn/bản đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông
tin, dữ liệu liên quan đến luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự san sẻ rất chân tình của các hộ gia đình ở xã
Thượng Nhật và xã Thượng Long.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã
luôn sát cánh và động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng do kiến thức còn
nhiều hạn chế, thời gian và tư liệu tham khảo cũng có hạn nên luận văn chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu,
bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Thủy
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả


trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Thủy
3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu/chữ viết tắt Chú thích
BSM : Cơ chế chia sẻ lợi ích
BVR : Bảo vệ rừng
DLST : Du lịch sinh thái
HGĐ : Hộ gia đình
HST : Hệ sinh thái
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
LS : Lâm sản
LSRTN : Lâm sản rừng tự nhiên
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTNT : Phát triển nông thôn
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TRN : Rừng tự nhiên
UBND : Ủy ban nhân dân
VCF : Quỹ Bảo tồn Việt Nam
VQG : Vườn Quốc Gia
VQGBM : Vườn Quốc Gia Bạch Mã
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

7
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường sinh thái: rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, làm không khí trong lành; rừng
bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất; rừng bảo vệ nguồn nước,
hạn chế lũ lụt và hạn hán, giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời, rừng còn là nơi trú ngụ
của nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật, rừng là kho dự trữ nguồn gen vô cùng
phong phú và đa dạng Ngoài những chức năng về sinh thái trên, rừng có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sinh kế của người dân, đặc biệt là đời sống của những người
dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng.
Ở Việt Nam, rừng và đất rừng chiếm 3/4 tổng diện tích tự nhiên, là nơi sinh
sống của hơn 2/3 dân số cả nước. 75% dân số cả nước sống phụ thuộc vào nông
nghiệp và rừng như là nguồn sống chủ yếu. Dân số ngày càng tăng tạo ra áp lực lớn
lên tài nguyên rừng, nhu cầu về các sản phẩm rừng ngày càng cao. Mặc dù đã có
những tiến bộ đáng kể trong sản xuất lương thực, sau nhiều năm thiếu hụt lương thực,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, nhưng những tiến bộ
này chỉ giới hạn chủ yếu ở vùng đồng bằng có hệ thống thủy lợi tốt. Hàng triệu người
nông dân ở vùng miền núi vẫn còn đối mặt với sự thiếu hụt lương thực. Sản xuất nông
nghiệp ở vùng miền núi vẫn còn nhiều hạn chế lớn. Ðiều này đã làm cho người dân
vùng núi phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng như là nguồn sống của họ. Nghèo đói
và kém phát triển ở Việt Nam đã làm cho người nghèo ở nông thôn và cả Nhà nước
phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng như là một nguồn thu nhập. Thực phẩm từ
rừng như thịt động vật rừng, măng tre, củ quả, mật ong và nấm được sử dụng trong các
bữa ăn hàng ngày. Rất nhiều loài cây lấy củ, cây rau và những sản phẩm rừng khác
được sử dụng làm thức ăn trong thời kỳ giáp hạt hoặc thiếu hụt lương thực trầm trọng.
Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người dân phụ thuộc hoàn toàn vào rừng như là
nguồn lương thực, thức ăn cho gia súc trong thời gian 4 tháng hoặc hơn trong năm.
Theo tác giả Lương Văn Tiến (1991), ở nước ta ước tính có 23 triệu tấn củi được tiêu
thụ hàng năm. Nhiều vùng miền núi ở nước ta, nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm

rừng thường cao hơn nguồn thu nhập từ bán các sản phẩm nông nghiệp như lúa. Hoạt
động khai thác sản phẩm ngoài gỗ bao gồm việc canh tác, thu lượm, bán và chế biến
đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn người dân [13].
Vườn Quốc Gia Bạch Mã, một khu rừng đặc dụng cóHST rừng thuộc vùng
chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Bắc và Nam nên tính đa dạng sinh học cao, với khu
hệ động thực vật vô cùng phong phú. Đây là nơi bảo tồn các loài động, thực vật quý
hiếm tiêu biểu, bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong Vườn, phục hồi lại những khu
rừng đã bị tàn phá; tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức
8
dịch vụ nghiên cứu theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên
nhiên, bảo tồn nguồn gen, pháp triển lâm sinh; thực hiện các chương trình tuyên
truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển DLST. Với tầm quan trọng của
VQGBM, Chính phủ đã có quyết định mở rộng diện tích VQGBMtheo quyết định số
01/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/01/2008 về việc điều chỉnh, mở rộng
diện tích VQGBM có những nội dung như sau: Điều chỉnh quy hoạch, mở rộng diện
tích VQG Bạch Mã thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm trên địa
bàn hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên
của VQG sau khi điều chỉnh quy hoạch mở rộng là: 37.487 ha, trong đó: Trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế là 34.380 ha; trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là: 3.107 ha. Diện tích
Vườn được chia thành 42 tiểu khu, trong đó phần mở rộng có 17 tiểu khu, bao gồm 3
tiểu khu thuộc rừng phòng hộ Lâm trường Phú Lộc, 11 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ
Lâm trường Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và 3 tiểu khu thuộc rừng phòng hộ
huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Vùng đệm của VQG Bạch Mã sau khi mở rộng
có diện tích là 58.676 ha, bao gồm 11 xã, thị trấn thuộc các huyện: Phú Lộc, gồm các
xã: (Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc) và huyện Nam Đông
gồm các xã: (Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Lộc, thị
trấn Khe Tre) của tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Đông Giang thuộc 4 xã là: (xã Tư, A-
tinh, Sông Côn, Ta Lu) của tỉnh Quảng Nam. Đi đôi với việc mở rộng là công tác xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn kết hợp phát
triển DLST, phát triển cộng đồng góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn

và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư vùng đệm nhằm bảo đảm
mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực [4].
Thượng Nhật và Thượng Long là 2 xã thuộc huyện Nam Đông nằm trong khu
vực mở rộng của VQGBM có diện tích đất rừng lớn. Tổng diện tích đất của xã Thượng
Nhật là 11.378,0 ha, tổng diện tích đất của xã Thượng Long là 5.066,4 ha. Hai xã này
có thành phần dân tộc thiểu số chiếm từ 80% đến 95% dân số, đời sống của người dân
ở 2 xã này lại chủ yếu dựa vào rừng nên khi diện tích rừng bị chuyển đổi mục đích sử
dụng, nguồn lương thực, thực phẩm, dược liệu thu được từ rừng cũng bị hạn chế,
nguồn thu nhập của người dân cũng thay đổi theo việc chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp Mặc dù đã có sự đầu tư phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.
Xuất phát từ vấn đề trên, để hiểu rõ hơn về cuộc sống, hoạt động sinh kế của
người dân sau khi mở rộng VQGBM, cũng như đề xuất hệ thống các biện pháp hỗ trợ
cho người dân địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác động của
việc mở rộng Vườn Quốc Gia Bạch Mã đến sinh kế của người dân địa phương ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
9
2. Ý nghĩa khoa học
Ðề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động tới sự thay đổi sinh kế củangười dân
thuộc khu vực mở rộng của VQGBM. Xem xét mức độ tác động, khả năng duy trì và
phát triển các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực về con người, nguồn lực về xã
hội, nguồn lực về vật chất, nguồn lực tài chính của các HGĐ trên địa bàn nghiên cứu.
Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần hình thành sinh kế bền vững cho người dân khu
vực mở rộng của VQGBM, góp phần vào việc bảo tồn lâu dài VQGBM.
3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình
nghiên cứu về sinh kế người dân khu vực mở rộng của VQGBM. Đây cũng là nguồn
tài liệu quan trọng cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi nói chung và khu vực mở rộng của
VQGBM nói riêng.

4. Đối tượng nghiên cứu
Sinh kế người dân 2 xã: xã Thượng Nhật, xã Thượng Long thuộc huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: 2 xã: xã Thượng Nhật, xã Thượng Long (thuộc khu vực mở
rộng của VQGBM)
- Về thời gian: 10/10/2013-27/7/2014
10
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm về sinh kế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái
niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân
hay HGĐ. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định
dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính
sách và những mối quan hệ mà cá nhân hoặc HGĐ đã thiết lập trong cộng đồng [26].
Sau đây là một số khái niệm điển hình được chọn để làm cơ sở cho đề tài
nghiên cứu:
Theo Ellis (2000) cho rằng: Sinh kếbao gồm những tài sản (tự nhiên, phương
tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội để
tiếp cận được đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan
hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hay mỗi
nông hộ [26]
Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên,
đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống [23].
Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bao gồm 3
thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và
kết quả sinh kế. Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng
đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn

lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên [23].
1.1.2. Các khái niệm về sinh kế bền vững
Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên
thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện
được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải đặt nó
trong mối quan hệ với phát triển bền vững.
Theo DFID (2001) sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực
vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người.
Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc
có khả năng phục hồi, duy trì, tăng cường khả năng và nguồn lực ở hiện tại cũng như
trong tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên [22].
11
Theo FAO (2001) sinh kế bền vững có thể được mô tả là: chống đỡ được với
những cú sốc và áp lực bên ngoài; không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc
được hỗ trợ bằng các cách thức bền vững về kinh tế và thể chế); được thích nghi hóa
để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên; bền vững mà không
làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế của người khác [11].
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc
cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp
giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai [8].
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy
con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên
sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện
ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động [23].
1.1.3. Khung sinh kế bền vững
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng để áp dụng cách tiếp cận
sinh kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, đồng thời cố gắng
tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
từ góc nhìn thông qua con người. Nó giúp nhà nghiên cứu xem xét những yếu tố khác

nhau ảnh hưởng đến sinh kế con người, đặc biệt là các yếu tố gây khó khăn và tạo cơ
hội trong sinh kế. Đồng thời, giúp tìm hiểu những yếu tố liên quan với nhau như thế
nào [14].
Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh
kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực của HGĐ bao gồm: Nguồn lực vật chất, tự
nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực.
- Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các
tài sản của HGĐ hỗ trợ cho sinh kế, giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà
ở và cá đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
- Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một
cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng,
nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
- Nguồn lực tài chính: Nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác
nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân
gửi về hay những trợ cấp của nhà nước.
- Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức
xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ
đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
12
- Nguồn lực con người: Thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và
cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và
đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức HGĐ thì nguồn lực con người là yếu tố về
số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người
trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe, v.v…
Mỗi HGĐ sẽ tự quyết định chiến lược sinh kế của mình dựa vào sự kết hợp các
nguồn vốn sinh kế này và môi trường chính sách, thể chế cũng như bối cảnh dễ bị tổn
thương. Trong trường hợp nghiên cứu này, việc mở rộng VQGBM là yếu tố thuộc bối
cảnh dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sinh kế cũng như nguồn vốn của HGĐ.
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững
(Nguồn: DFID, 2001)

- Chiến lược sinh kế là sự tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra các phương tiện, các
nguồn thu nhập cho sự tồn tại và phát triển của các nông hộ. Nói một cách khác, chiến
lược sinh kế là khả năng phối kết hợp các hoạt động, các sự lựa chọn để tối ưu hóa
việc sử dụng các tài sản sinh kế hiện có của nông hộ nhằm đạt được các mục tiêu của
nông hộ như các hoạt động sản xuất, hoạt đông đầu tư và hoạt động tái sản xuất. Chiến
lược sinh kế là một hợp phần quan trọng trong sinh kế của nông hộ, nó có mối quan hệ
phụ thuộc vào các tài sản sinh kế của nông hộ. Chiến lược sinh kế được thực hiện
thông qua các hoạt động sinh kế dựa trên các tài sản sinh kế hiện có nhằm tạo ra các
nguồn thu nhập đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nông hộ tại các thời điểm khác nhau.
Nhìn chung, các hoạt động sinh kế có tính đa dạng và có tính thay đổi qua thời gian
nhằm thích ứng với các cơ hội và thách thức được tạo ra do sự thay đổi của môi trường
sinh kế và sự tương tác của chúng qua thời gian [7].
13
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế: Đó là những
điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài.
+ Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao, ổn định hơn, cơ hội làm việc tốt hơn; kết
quả những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền
của HGĐ thu được gia tăng.
+ Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người
ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh
giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như: căn cứ
vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện
sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, an toàn của đời sống vật chất,
+ Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng
thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể tập trung cho việc bảo vệ gia
đình họ khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình.
Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các
thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,
+ An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự
tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện

thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu
hoạch mùa màng, đa dang hóa các loại cây lương thực.
+ Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi
trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả
sinh kế khác.
- Bối cảnh tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại
sốc (mùa màng thất bát, chiến tranh, xung đột, lâm bệnh ), xu hướng gồm các xu
hướng kinh tế - xã hội, môi trường (xu hướng tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế,
xu hướng tài nguyên suy giảm, ) và sự dao động (dao động về giá cả thị trường, dao
động về việc làm, ). Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con
người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa. Khả
năng tổn thương, sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là rất phổ biến
và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ không có
khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo vệ mình khỏi những tác
động xấu [14].
- Các chính sách và thể chế: Bao gồm các chính sách, luật lệ và những hướng
dẫn của nhà nước, những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ quan, tổ
chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các khía cạnh của
sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh
14
hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược, những lợi
ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài
ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng
và khả năng liệu người dân có thể nằm trong bối cảnh đạt được những điều kiện sống
tốt [14].
Sau khi tìm hiểu và đưa ra tổng quan các vấn đề nghiên cứu, đề tài đã sử dụng
khái niệm sinh kế của Ellis (2000), khái niệm sinh kế bền vững và khung sinh kế bền
vững của DFID (2001) cho quá trình phân tích và nghiên cứu.
1.1.4. Khu vực mở rộng VQGBM
- Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ Tướng

Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng có ghi rõ: Vườn Quốc Gia là khu
vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được
xác lập để bảo tồn một hay nhiều HST đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay
chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy
cấp. VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và HST rừng,
nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và DLST. VQG được xác lập dựa trên các
tiêu chí và chỉ số về HST đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích
tự nhiên của Vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự
nhiên của Vườn [3].
Khu rừng Bạch Mã được Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam công nhận là VQG theo Quyết định 214/CT ngày 15/71991. Đây là VQG đầu tiên
của miền Trung có tổng diện tích tự nhiên là 22.031 ha. Bạch Mã là một trong 30 VQG
trong cả nước, được thành lập để bảo tồn đa dạng sinh học về động – thực vật của khu
vực chuyển tiếp giao thoa khí hậu miền Bắc, miền Nam. VQGBM nằm trong khu vực
Trung Trường Sơn, là phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc và trung tâm của dải rừng
xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt
Lào. VQGBM là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của khu vực Đông
Dương và có một vị trí hết sức quan trọng trong việc bảo tồn HST rừng nhiệt đới đa
dạng và phong phú. Khu hệ động thực vật hoang dã của VQGBM đa dạng với nhiều
loài đặc hữu, quý hiếm và đặc biệt phần diện tích mở rộng là vùng cư trú của loài Sao
La.
15
Bản đồ 1.1: Bản đồ Vườn Quốc Gia Bạch Mã trước khi mở rộng
- Với tầm quan trọng đó, VQGBM đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt
điều chỉnh mở rộng diện tích Vườn tại Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2008 về
điều chỉnh, mở rộng diện tích VQGBM. Sau khi mở rộng, diện tích vùng lõi từ 22.031
ha tăng lên 37.487 ha. Trong đó, diện tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 34.380 ha,
diện tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 3.107 ha. VQGBM thuộc địa giới hành chính
hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm 12 xã và thị trấn: xã Lộc Điền, Lộc
Trì, Lộc Hòa, Xuân Lộc và thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc - tỉnh Thừa Thiên Huế);

xã Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ, Thượng Long và Thượng Nhật (huyện Nam
Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế); xã A Ting, Sông Kôn (huyện Đông Giang - tỉnh Quảng
Nam). Trong vùng lõi của VQGBM không có người dân sinh sống.
- Vùng đệm VQGBM sau khi mở rộng có diện tích 58.676 ha nằm trên địa
bàn 15 xã, thị trấn: thị trấn Phú Lộc, xã Lộc Điền, Xuân Lộc, Lộc Hoà, Lộc Trì (huyện
Phú Lộc - tỉnh TT Huế); thị trấn Khe Tre, xã Hương Phú, Hương Lộc, Thượng Lộ,
Thượng Nhật, Thượng Long (huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế); xã Tà Lu,
Sông Kôn, A Tinh và xã Tư (huyện Đông Giang - tỉnh Quảng Nam). Khu vực vùng
đệm có 12.960 HGĐ đang sinh sống với tổng số 62.974 nhân khẩu. Nhìn chung dân cư
trong vùng đã định canh định cư ổn định, tuy nhiên đời sống của nhân dân trong vùng
đệm VQG Bạch Mã mở rộng còn rất nhiều khó khăn [24].
- Diện tích vùng lõi được mở rộng của VQGBM nằm trên địa bàn: xã Thượng Nhật có
tổng diện tích tự nhiên là 7.801 ha, xã Thượng Long có tổng diện tích tự nhiên là
1.903 ha.
16
Bản đồ 1.2: Bản đồ vùng lõi của VQGBM tại khu vực nghiên cứu
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những nghiên cứu trên Thế Giới
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân
tích hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của người nghèo.
Theo một nghiên cứu mới đây của Katrina Mullan, Andreas Kontoleon,
Timothy M. Swanson và Shiqiu Zhang (2010) về tác động của dự án bảo vệ RTN đến
sinh kế hộ nông thôn ở Trung Quốc đã cho thấy: Dự án bảo vệ RTN (NFPP) đã tác
động đến sinh kế của người dân trên 2 khía cạnh: Thu nhập và quyết định cung ứng lao
động phi nông nghiệp. (1) NFPP đã có tác động tiêu cực đến thu nhập của các HGĐ từ
khai thác gỗ. So với các hộ không tham gia vào NFPP thì thu nhập từ gỗ của các hộ
tham gia vào NFPP giảm nhưng không nhiều. Bởi vì, các hộ tham gia vào NFPP trước
đây chỉ tiếp cận và khai thác rừng kém chất lượng, gỗ chưa trưởng thành nên nguồn
thu nhập từ gỗ đem lại cho HGĐ không nhiều. (2) Đồng thời, NFPP đã có tác động
tích cực thông qua tổng thu nhập của HGĐ. Từ lệnh cấm khai thác gỗ đã dẫn đến việc

phân công lao động lại từ lâm nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Tăng việc
làm phi nông nghiệp đã làm tăng tổng thu nhập của HGĐ. Số ngày làm việc bên ngoài
làng của các HGĐ NFPP tăng thêm 80-130 ngày/năm so với các hộ không tham gia
NFPP. Số liệu nhóm nghiên cứu đã chứng minh được NFPP đã có những tác động đến
sinh kế của người dân địa phương: NFPP đã làm giảm thu nhập gỗ khoảng 300 nhân
dân tệ/HGĐ và tổng thu nhập của HGĐ tăng thêm khoảng 3000 nhân dân tệ/ HGĐ.
Ngoài ra, lợi ích kinh tế chung mà NFPP mang lại là giảm nguy cơ rủi ro về lũ lụt và
17
chi phí cần thiết cho phòng chống lũ lụt. Tác động kết hợp của lệnh cấm khai thác gỗ
và trồng rừng đã làm tăng sản lượng gỗ và việc làm trong nền kinh tế nói chung [29].
JC Gaillard, Emmanuel A. Maceda, Elodie Stasiak, Iwan Le Berre, Maria
Victoria O.Espaldon (2009) đã nghiên cứu về sinh kế bền vững và tính tổn thương
nông hộ khi đối mặt với nguy hiểm ven biển. Họ tập trung nghiên cứu tại thị trấn
Borogan ở Philippin. Bằng những câu hỏi điều tra và thảo luận nhóm, kết quả nghiên
cứu đã cho thấy: để duy trì nhu cầu hàng ngày của gia đình, ngư dân địa phương đã bất
chất những mối nguy hiểm của bão để ra khơi đánh bắt cá. Bởi đời sống của họ còn
nghèo và mong manh nên năng lực tự bảo vệ mình của ngư dân khỏi nhiều mối đe dọa
từ biển là rất hạn chế. Trong một cuộc khủng hoảng, nghiên cứu cho rằng: bắt nguồn
từ sức mạnh và sự đa dạng của cuộc sống mà con người đã dùng một loạt các điều
chỉnh về cuộc sống hàng ngày để đối mặt. Để giảm tính tổn thương của người dân và
nâng cao năng lực để đối mặt với nguy hiểm ven biển và giảm thiểu rủi ro thiên tai cần
nhấn mạnh đến sinh kế bền vững [27].
Ana Minerva Arce Ibarra (2007) nghiên cứu việc sử dụng tài nguyên thủy sản
và giá trị phi tiền tệ của tài nguyên thiên nhiên đến sinh kế của cộng đồng người Maya
ở Mexico. Nghiên cứu này đã sử dụng tất cả các phương pháp của các ngành khoa học
xã hội và tự nhiên bào gồm: Nghiên cứu phát triển, nhân chủng học, kinh tế, sinh thái
và khoa học thủy sản. Nghiên cứu cho thấy: đời sống của người dân có nhiều thiếu
thốn, cuộc sống của họ không thực sự bền vững. Cá có vài trò khác nhau trong sinh kế
của người dân Maya. Đồng thời, nó là truyền thống, tôn giáo, và giải trí của người
Maya. Người dân bản địa và người địa phương khác khai thác thủy sản chủ yếu vào

mùa khô. Địa điểm khai thác của người dân thay đổi. Người dân có 16 địa điểm khai
thác truyền thống. Chỉ số đa dạng về cá ở mức độ trung bình và tương đối thấp. Đồng
thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng quan
trọng đối với sinh kế người dân [30].
Joseph E. Mbaiwa (2004) đã đề cập đến sinh kế nông thôn bền vững và đa dạng
hóa thu nhập để đánh giá vai trò của việc đan giỏ (như là một hoạt động văn hóa du
lịch) trong việc cải thiện sinh kế nông thôn ở Okavango Delta, Botswana. Nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng những cú sốc và những nguyên nhân tự nhiên như hạn hán, dịch
bệnh, mực nước lũ trên sông Okavango thay đổi, đã góp phần làm suy giảm năng xuất
cây trồng và vật nuôi, làm mức độ đói nghèo trong khu vực gia tăng. Chính vì vậy, lựa
chọn thay đổi mô hình sinh kế có thể làm đa dạng hóa thu nhập nông thôn và cải thiện
sinh kế ở Okavango. Giỏ là một sản phẩm văn hóa du lịch làm tăng thu nhập và cơ hội
việc làm cho người dân nông thôn. Do đó cần phải sử dụng vền vững tài nguyên thiên
nhiên, nhất là các nguyên vật liệu tự nhiên được dùng để làm giỏ. Đồng thời, phải thu
hút người trẻ tuổi, có trình độ học vấn nhằm thúc đẩy việc bảo tồn nghề làm rổ truyền
thống [28].
18
Thomas Tanner (2003) đề cập đến việc điều chỉnh cơ cấu và thực hiện chính
sách tự do mới ở Mỹ Latinh đã có hậu quả nghiêm trọng đối với sinh kế và mô hình sử
dụng tài nguyên thiên nhiên ở khu vực miền núi (đặc biệt là người Ande sống trong
núi, thuộc khu vực phía bắc Argentina). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã
làm khó khăn kinh tế - xã hội tăng lên và nhu cầu lao động công nghiệp giảm, thay đổi
mô hình truyền thống di cư theo mùa ở khu vực này. Thomas Tanner khẳng định: Đời
sống vùng núi đa dạng và năng động, nó được hình thành bởi các yếu tố kinh tế, chính
trị, văn hóa và xã hội của khu vực. Nhưng sự phát triển của địa phương bị hạn chế và
kiểm soát bởi chính sách và nền chính trị. Đồng thời, phê bình tính bất hợp lý trong sử
dụng tài nguyên thiên nhiên [31].
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào
sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Việc sản xuất ra lương thực, thực phẩm còn phụ thuộc

nhiều vào yếu tố môi trường tự nhiên. Trong khi đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi khí
hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên phải hứng chịu những biến động thất thường
của thời tiết. Đồng thời, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nên có nhiều biến
đổi về cơ cấu nghề nghiệp, lao động Do đó, đời sống người dân bị tác động mạnh
mẽ, nhất là đời sống của những người dân nghèo. Chính vì vậy, ở Việt Nam có nhiều
nghiên cứu về sinh kế người dân, với nhiều câu hỏi tại sao được đặt ra, để từ đó đưa ra
những biện pháp khắc phục. Sau đây là một số nghiên cứu về sinh kế người dân:
- Theo một nghiên cứu mới đây của Nguyễn Văn Phát, Trương Tấn Quân và Lê
Văn Bính (2012) về sinh kế của người dân ven biển xã Ngư Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình: Với việc ứng dụng khung phân tích sinh kế dựa vào thị trường và khung
phân tích chuỗi cung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự phát triển của cơ sở hạ tầng,
đặc biệt là hệ thống giao thông và hệ thống viễn thông đóng vai trò hết sức quan trọng
đối với sự thay đổi chuỗi cung cũng như sự thay đổi sinh kế của người dân theo định
hướng thương mại. Chuỗi cung phát triển chủ yếu tập trung vào đầu ra hơn là đầu vào.
Nguyên nhân kém phát triển của chuỗi cung đầu vào là do sản xuất mang tính manh
mún và chuỗi cung đầu vào mang tính rủi ro hơn. Sự thay đổi nhu cầu đóng một vai
trò quan trọng trong việc dẫn dắt sự thay đổi chuỗi cung và từ đó làm thay đổi sinh kế.
Sự thay đổi nhu cầu này không chỉ xảy ra ở trong địa phương, tỉnh hay quốc gia mà có
thể cả trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa và thương mại hóa đòi hỏi cần phải khai
thác những yếu tố này một cách hiệu quả trong quá trình sản xuất. Những sản phẩm có
chất lượng cao, có tính an toàn cao, có giá trị cao là những sản phẩm có tính hòa nhập
tốt. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm của địa phương cần có cách nhìn lâu dài và bền
vững. Tóm lại, sự thay đổi chuỗi cung dẫn đến sự thay đổi hệ thống khai thác thủy sản,
hệ thống canh tác tác động vào quá trình cải thiện sinh kế của người dân [9].
19
- Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân và Trần Văn Quảng (2012) nghiên cứu:
Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sinh kế của người dân còn ở mức thấp những đã có thay
đổi đáng kể, và nhanh chóng trong thời gian qua tác động của chương trình 135. Sự

thay đổi này bao gồm từ nguồn vốn nhân lực, đến tự nhiên, tài chính, vật chất và xã
hội. Ðánh giá của người dân khẳng định xu hướng trên và xác định vai trò quan trọng
của chương trình 135, đặc biệt là đầu tư về hệ thống điện, đường, trường trạm cũng
như những hỗ trợ phát triển sản xuất [13].
- Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang và Lê Văn An (2012)
nghiên cứu: Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các
giải pháp ứng phó. Ðề tài nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia thông
qua sử dụng các công cụ của bộ công cụ PRA và cách tiếp cận khung sinh kế bền vững
để hệ thống hóa cũng như đánh giá tính tổn thương sinh kế nông hộ. Mỗi nông hộ sẽ
quyết định chiến lược sinh kế của gia đình dựa vào sự kết hợp các nguồn vốn sinh kế
này và môi trường chính sách, thể chế cũng như bối cảnh dễ bị tổn thương, trong
trường hợp nghiên cứu này, lũ là yếu tố thuộc bối cảnh dễ bị tổn thương và ảnh huởng
đến sinh kế cũng như nguồn vốn nông hộ. Khi một nguồn vốn sinh kế yếu kém sẽ dẫn
đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn vốn sinh kế còn lại. Kết quả nghiên cứu chỉ
rằng những giải pháp toàn diện và dựa trên cộng đồng được đánh giá rất cao trong quá
trình ứng phó và phục hồi sau lũ [16].
- Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh (2010) nghiên cứu về: Ảnh hưởng
của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông
dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Việc Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên
tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các
nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau. Qua điều tra và phân tích
chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật
chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong
nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu
nhập cao hơn sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực
hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định
và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những
giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền
bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau

thu hồi đất [5].
- Mai Văn Xuân và Hồ Văn Minh (2009) nghiên cứu về: Sinh kế người dân thị
trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế - thương mại đặc
20
biệt Lao Bảo. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (SECA) được thành lập năm
1998, góp phần khai thác tiềm năng và lợi thế về giao lưu phát triển kinh tế - thương
mại của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC). SECA đã có những ảnh
hưởng tích cực đến sinh kế của người dân, góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao
thu nhập; thúc đẩy nhu cầu học tập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân
cư trong vùng. Tuy nhiên, SECA cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động sinh
kế người dân như: môi trường bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, có sự
phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng đặc biệt là giữa người Kinh và người dân tộc
thiểu số Vân Kiều. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, để cải thiện sinh kế của người dân tốt
hơn, cần thực hiện một số vấn đề cơ bản: Đào tạo nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, kĩ
năng tiếp cận thông tin cho người lao động địa phương, đặc biệt là đối với người dân
tộc Vân Kiều để giúp họ có cơ hội tìm được việc làm tại các cơ sở kinh doanh ở khu
kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với
các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đa dạng hóa nguồn thu và giảm thiểu những rủi
ro cho các hộ dân; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, nâng cao
nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh niên nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội trên
địa bàn [26].
- Theo báo cáo tham vấn của ban Quản lý dự án Thủy điện Trung Sơn (2009)
về: Chương trình tái định cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số. Kế hoạch tái định
cư và cải thiện sinh kế xác định đối tượng dễ bị ảnh hưởng bao gồm: (1) HGĐ mà phụ
nữ làm chủ hộ; (2) những người mù chữ, (3) HGĐ có chủ hộ là người bị tàn tật; (4)
HGĐ dưới mức chuẩn nghèo hiện nay của Bộ lao động, thương binh và xã hội
(MOLISA), (5) HGĐ trẻ em và người già neo đơn không có đất và các phương tiện hỗ
trợ khác; (6) những HGĐ không có đất; và (7) nhóm dân tộc thiểu số tách biệt. Kế
hoạch tái định cư xác định các nhóm HGĐ dễ bị ảnh hưởng và dành thêm quyền lợi
cho họ. Nghiên cứu đánh giá về mặt xã hội, đánh giá về sinh kế và đánh giá tác động

môi trường và xã hội bổ sung, thông qua tham vấn với người dân bị ảnh hưởng, một
loạt những tác động và nguy cơ tác động trong khu vực dự án. Khả năng bị tổn thương
ở các bản bị ảnh hưởng phải di dời do dự án chính là cao. Mức độ nghèo đói chung ở
các bản này là 79% ở các bản này, và 41% số HGĐ được báo cá o là thiếu ăn trong 3
tháng. Tỷ lệ những hộ này, được xác định là “hộ nghèo” theo Bộ lao động, thương
binh và xã hội, đạt tới 100% ở 6 bản, tất cả họ đều ở huyện Muờng Lát. Khả năng
đương đầu với những tác động sinh kế của các nhóm dân tộc thiểu số ít hội nhập cũng
thấp hơn [1].
- Angus McEwin, Nguyễn Tố Uyên, Thẩm Ngọc Diệp, Hà Minh Trí và Keith
Symington (2007) nghiên cứu: Sinh kế bền vững cho các KBT biển Việt Nam. Thông
qua việc tổng hợp các “bài học kinh nghiệm” quốc tế và tại Việt Nam về nhiều loại
hình dự án liên kết bảo tồn với phát triển sinh kế, và đánh giá cụ thể tại các địa điểm
21
KBT biển (KBTB) Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra các nhận xét về kết quả thu thập
được: Nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh kế và các kế hoạch KBTB cần phải nắm bắt rõ
hơn sự năng động và biến đổi của môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát
triển, nơi mà người nghèo thường thiếu kỹ năng, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh,
thời gian, sự tự tin, mạng lưới mua bán v.v… để có thể tận dụng các cơ hội tăng trưởng
kinh tế và đầu tư kinh doanh. Trên cơ sở này, các chiến lược sinh kế cho Hợp phần
LMPA cần tập trung nhiều hơn vào kiến tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho cộng
đồng. Việc xây dựng các dự án tạo nguồn thu nhập thay thế cho cá nhân cần phải quả
thật có thể giúp hình thành chiến lược sinh kế thành công tại mỗi điểm KBTB. Nó cho
phép thử nghiệm, kiểm tra, cải tiến đối với mỗi dự án tạo thu nhập hướng đến những
thành phần cụ thể trong cộng đồng (VD: hộ ngư dân) đang có đời sống hoàn toàn phụ
thuộc vào nguồn tài nguyên đang bị cạn kệt (thiếu bền vững), gây tác động xấu đến đa
dạng sinh học [22].
- Đinh Đức Thuận (2005) nghiên cứu: Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông
thôn ở Việt Nam. Trong giai đoạn báo cáo khởi đầu căn cứ vào tài liệu tham khảo và ý
kiến của các chuyên gia, nhóm nghiên cứu đã xác định được 11 vấn đề chủ chốt của
những người sống phụ thuộc vào rừng vùng cao, đề ra 3 mục tiêu và 6 giải pháp chiến

lược để giảm nghèo và cải thiện sinh kế dựa vào rừng. Ba mục tiêu giảm nghèo và cải
thiện sinh kế nông thôn dựa vào rừng là: Tăng thu nhập qua đa dạng hoá các nguồn thu
từ rừng, tạo cơ hội việc làm từ phát triển lâm nghiệp, cải thiện sinh kế dựa vào phát
triển lâm nghiệp được thẩm định là thực tế và có tính khả thi. 6 giải pháp chiến lược để
giảm nghèo và cải thiện sinh kế nông thôn dựa vào rừng bao gồm các giải pháp ngắn
hạn là: 1) Thực hiện quản lý rừng đa tác dụng dựa vào cộng đồng; 2) Phát triển khuyến
lâm có sự tham gia; 3) Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường; 4) Phát triển lâm
nghiệp cộng quản. Các giải pháp dài hạn bao gồm: 1) Phát triển chế biến gỗ và LSNG
tại vùng cao; 2) Phát triển kinh tế rừng trồng vùng cao. Kết quả thẩm định chỉ ra các
giải pháp này là thực tế và có tính khả thi [11].
1.2.3. Những nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế
- Lê Hiền (2013) đã nghiên cứu: Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho
người dân vùng cao ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này đã đưa ra những đặc
trưng các loại nguồn vốn, từ đó xác định được những yếu tố tác động đến sự bền vững
sinh kế của người dân ở các xã dự án của CRD. Đồng thời, đưa ra 7 bước cơ bản trong
phân tích sinh kế hộ nghèo của CRD: bước 1: Đánh giá hiện trạng và chiến lược sinh
kế (5 nguồn vốn của HGĐ); bước 2: Căn cứ vào kết quả của bước 1, CF phân loại
HGĐ theo các nhóm hộ với các đặc trưng nghèo hoặc các đặc trưng sinh kế khác nhau;
bước 3: Cùng với HGĐ phân loại mức độ quan trọng của 5 loại nguồn vốn (có thể sử
dụng công cụ so sách cặp đôi); bước 4: Đánh giá tác động của những rủi ro, sốc, và sự
bấp bênh mà HGĐ thường gặp phải trong quá khứ, đồng thời xác định chiều hướng
22
của những yếu tố này trong tương lai (có thể sử dụng công cụ lược sử HGĐ để tiến
hành hoạt động này); bước 5: Đánh giá sự kế hợp các loại nguồn vốn của HGĐ trong
các hoạt động sống, đặc biệt là trong giải quyết những biến động về kinh tế, xã hội, và
thiên tai; bước 6: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của HGĐ; bước 7:
Hỗ trợ HGĐ lập kế hoạch phát triển sinh kế. Và tác giả cũng đề xuất được 7 bước hỗ
trợ người dân nâng cao tính bền vững của sinh kế: bước 1: Đánh giá tổng quan tình
hình đói nghèo và sinh kế của HGĐ; bước 2: Xây dựng lòng tin cho hộ nghèo. Tâm lý
của không ít người nghèo là buông xuôi trước hoàn cảnh; bước 3: Cùng với HGĐ xây

dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn (1năm hoặc 6 tháng) và dài hạn (3 năm hoặc 5
năm); bước 4: Cùng với HGĐ xác định các nguồn lực cần có để hoàn thành kế hoạch
đó; bước 5: Hỗ trợ HGĐ tiếp cận các nguồn lực đã được xác định; bước 6: Kiểm tra
việc thực hiện kế hoạch phát triển sinh kế của hộ bằng cách thăm HGĐ thường xuyên;
bước 7: Hỗ trợ HGĐ đánh giá việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. Sau khi
hoàn thành một chu kỳ của kế hoạch, cùng với hộ đánh giá hiệu quả của kế hoạch
cũng như những hoạt động đã triển khai trong thời gian qua để làm bài học cho kế
hoạch mới và cho các HGĐ khác [8].
- Nguyễn Đăng Hào (2012) nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở tiếp cận khung phân tích chiến lược sinh kế với việc sử dụng kết hợp cả
phương pháp thống kê mô tả và mô hình logit đa thức, nghiên cứu này cung cấp các
thông tin liên quan đến chiến lược sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng dựa vào nông nghiệp vẫn là một chiến lược sinh kế quan
trọng đối với các hộ trong khu vực. Tuy vậy, chiến lược sinh kế đang có sự thay đổi
theo hướng đa dạng hóa và có sự khác biệt lớn giữa các điểm nghiên cứu và giữa các
nhóm hộ. Các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự khác biệt về chiến lược sinh kế
là tỷ lệ phụ thuộc, trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô vốn và qui mô đất đai. Do vậy,
việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo,
tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề cho người dân là rất quan trọng. Về lâu
dài việc đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục ở khu vực này cần được chú trọng. Bên
cạnh đó việc cung cấp các chương trình tín dụng và nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng cho các nông hộ trong khu vực này cũng rất quan trọng [7].
- Nguyễn Quang Phục và Nguyễn Xuân Khoát (2010) nghiên cứu: Sinh kế của
người dân sau khi bị thu hồi đất tại phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này dựa vào phương pháp tiếp cận sinh kế để đánh giá
sự chuyển đổi về lao động, việc làm và thu nhập của các HGĐ bị thu hồi đất phục vụ
các dự án phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu tại Thủy Dương cho
thấy, nguồn thu nhập của các HGĐ đã thay đổi một cách mạnh mẽ và đa dạng. Thu

23
nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các HGĐ, trong
khi thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
đã làm tăng thêm sự khác biệt về mặt xã hội trong quá trình thích ứng và tìm kiếm
chiến lược sinh kế. Một số lao động chủ yếu là người nghèo và những người trên 40
tuổi đang đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm bởi vì thiếu kỹ năng, lý
do sức khỏe, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn [10].
1.2.4. Những nghiên cứu ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã
- Lê Thị Hằng (2013) nghiên cứu: Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng lâm sản
ngoài gỗ theo thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích ở Vườn Quốc gia Bạch Mã tại xã Thượng
Nhật, huyện Nam Đông. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và phương pháp cho điểm để tìm hiểu tình
hình khai thác và sử dụng các loại sản phẩm rừng bởi cộng đồng địa phương ; điều
tra hiện trường theo các tuyến để đánh giá mức độ đa dạng của các loại LSNG. Kết
quả nghiên cứu tại Thượng Nhật cho thấy: Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
có mối quan hệ gần gũi với cuộc sống của người dân ở xã Thượng Nhật. Các hoạt
động khai thác TNTN quá mức của người dân tộc Ca Tu ở từng thôn từ rừng tự nhiên
của VQGBM và rừng cộng đồng vẫn không hề suy giảm so với trước đây. Loài LSNG
được khai thác từ vùng lõi của rừng đặc dụng là cá, Ếch, Rắn và Ốc và từ rừng cộng
đồng là hoa đót, cây thuốc và các loại cây thực phẩm. Nghiên cứu đã nêu ra 7 loài
LSNG đã được người dân ở 7 thôn xã Thượng Nhật lựa chọn để đăng ký tham gia chia
sẻ lợi ích là Mây, Hạt Ươi, Nấm Linh chi, Măng, Mật ong, Heo rừng và Ốc. Nghiên
cứu cũng chỉ ra 3 tác động tiêu cực có thể xảy ra khi đồng ý cho người dân vào khai
thác LSNG trong vùng lõi: (1) lợi dụng để khai thác quá mức các loài Mây và các
LSNG khác, (2) người dân địa phương hoặc lâm tặc từ bên ngoài có thể lợi dụng để
khai thác gỗ bất hợp pháp, (3) lợi dụng để săn bắt, đặt bẫy các loài động vật hoang dã
và các động vật quý hiếm. Tuy nhiên, nghiên cứu này nhận thấy rằng mô hình thí điểm
chia sẻ lợi ích với cộng đồng thôn ở VQGBM đã cho kết quả tốt, phát huy được trách
nhiệm tự quản, tự giám sát trong cộng đồng; Góp phần khai thác bền vững LSNG và
nâng cao chất lượng đời sống cho người dân địa phương. Nhận thức của cộng đồng về

vai trò của rừng và đa dạng sinh học đã có nhiều tiến bộ. Hầu hết người dân đều quan
tâm đến công tác bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. [6].
- Theo báo cáo tham vấn xã hội của VQGBM (2012): Với địa bàn nghiên cứu
trên 3 huyện: Huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Lộc, huyện Nam
Đông tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo này đã điều tra được tình hình kinh tế xã hội, tình
hình sử dụng đất rừng, quản lý rừng và đi sâu vào phân tích sinh kế của xã A Ting, xã
Sông Kôn, xã Xuân Lộc. Đánh giá ảnh hưởng tiềm năng về kinh tế và xã hội của dự án
24
đầu tư VCF đề xuất các biện pháp giảm thiểu tiềm năng thông qua cơ chế chia sẻ lợi
ích, hoặc các hoạt động hỗ trợ sinh kế quy mô nhỏ (xem xét nhu cầu đặc biệt của các
nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dễ tổn thương khác được giải quyết bằng mục đích
của họ). Đánh giá rủi ro tiềm năng về kinh tế và xã hội của dự án đầu tư VCF từ đó
đưa ra các yếu tố giảm thiểu (như kết quả tốt trong giai đoạn đầu tiên, giám sát đánh
giá có hiệu quả, các phương pháp xây dựng năng lực được áp dụng, vv) [25].
- Theo báo cáo tư vấn của Nguyễn Viết Tuân (2012) về: Đánh giá nhu cầu sinh
kế, xác định các hộ mục tiêu và xây dựng đề xuất các dự án nhỏ cải thiện sinh kế. Tiến
trình hoạt động đánh giá thực hiện bao gồm 6 bước: bước 1: Thu thập các thông tin
liên quan; bước 2: Xây dựng kế hoạch, nội dung khảo sát và lựa chọn phương pháp
công cụ (sử dụng nhóm các công cụ của PRA); bước 3: Khảo sát hộ và họp cộng đồng
thôn trong xã; bước 4: Tổng hợp viết báo cáo khảo sát hộ; bước 5:Thông qua hội đồng
xã và tham vấn qua các bên liên quan; bước 6: Viết báo cáo cuối cùng. Nghiên cứu
này đã xác định được nhu cầu đối với hoạt động sinh kế của người dân xã Thượng
Nhật như: trồng cao su, trồng keo, cải tạo vườn, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò, nuôi cá,
Nhu cầu lớn nhất của người dân tập trung vào hoạt động trồng keo, chăn nuôi heo,
chăn nuôi bò. Các hoạt động khác, người dân cũng có nhu cầu nhưng chiếm tỉ lệ rất
thấp. Xuất phát từ những nhu cầu đối với hoạt động sinh kế của cộng đồng, nhà nghiên
cứu đã đề xuất được 10 dự án nhỏ nhằm cải thiện sinh kế cho người dân xã Thượng
Nhật [17].
- Theo báo cáo tư vấn của Trần Nam Tú (2010) về: Điều tra khảo sát, đánh giá
các mô hình sinh kế và xây dựng tuyển chọn một số mô hình áp dụng tại 4 xã thuộc

vùng đệm Vườn Quốc Gia Bạch Mã. Hoạt động của nghiên cứu này được tiến hành
theo 5 bước chính: bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu; bước 2: Nghiên cứu hiện trường;
bước 3: Phân tích số liệu và viết báo cáo (bản dự thảo); bước 4: Báo cáo kết quả; bước
5: Hoàn chỉnh báo cáo. Kết quả nghiên cứu được có 3 nhóm mô hình sinh kế chính
trên địa bàn 4 xã: Thượng Nhật, Hương Lộc, Hương Phú, A Ting. (1) Mô hình sinh kế
dựa vào rừng như: mô hình trồng keo, cây cao su, trồng Tre lấy măng, trồng Lồ ô,
trồng Mây dưới tán rừng, vườn cây thuốc Nam. (2) Mô hình sinh kế dựa vào vườn
nhà-vườn đồi. (3) Mô hình chăn nuôi như: mô hình chăn nuôi lợn, trồng cỏ nuôi bò,
nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi gà-vịt. Từ đó, xây dựng tuyển chọn được một số mô hình
sinh kế như: mô hình trồng Lồ ô, trồng Tre lấy Măng, vườn rau gia đình, trồng chuối
Mốc, nuôi cá nước ngọt, chăn nuôi heo thịt (Móng Cái) [15].
- Theo báo cáo tư vấn của Dương Viết Tình (2009) về: Đánh giá nguồn tài
nguyên lâm sản ngoài gỗ và xây dựng thỏa thuận chia sẻ lợi ích giữa Vườn Quốc Gia
Bạch Mã và cộng đồng. Nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ
đối với đời sống của người dân khu vực vùng đệm. Nghiên cứu đã đưa ra được những
25
loại LSNG (có nguồn gốc thực vật) thường xuyên được người dân thu hái như: tranh,
đót, lá nón, mây, tre, nứa, lồ ô và các loại dược liệu Đồng thời, nghiên cứu cũng cho
thấy rằng nguồn tài nguyên LSNG này đang bị suy giảm. Từ đó, nghiên cứu đã xây
dựng được thỏa thuận chia sẻ lợi ích giữa VQGBM và cộng đồng bao gồm các điều
khoản: (1) Quy định về một số loài LSNG được phép khai thác tại rừng do VQGBM
quản lý. (2) Quy định về quy trình kỹ thuật khai thác các loại LSNG tại rừng do
VQGBM quản lý. (3) Quy định việc khai thác các loại LSNG chỉ được dành cho cộng
đồng dân cư trong xã và phải được sự đồng ý của Ban quản lý VQGBM và UBND xã
theo trình tự thủ tục quy định. (4) Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan khi
tham gia thực hiện thỏa thuận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) ở
VQGBM. (5) Các quy định về chế độ thưởng, phạt. (6) Các điều khoản thi hành [12].
1.3. Tính mới của đề tài
Từ những nghiên cứu về sinh kế trên Thế giới và Việt Nam đề tài đã tiếp thu
những kinh nghiệm và những phương pháp của những người đi trước. Để đánh giá tác

động của việc mở rộng VQGBM đến sinh kế của người dân đề tài đã dựa trên khung
phân tích sinh kế. Tuy nhiên, đề tài cũng có điểm mới sau đây:
Trước đây, để đánh giá sinh kế, người ta thường đánh giá theo truyền thống cũ.
Họ xem xét nó dựa trên 3 yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường. Ba yếu tố này được xem
là 3 đỉnh của một tam giác và lấy chất lượng cuộc sống của con người làm trung tâm.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững thì 3 yếu tố này cần phải
phát triển đồng đều và đi đến một mô hình tam giác đều. Dựa vào mô hình này mà các
nhà nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát triển bền vững cho người dân.
Ở đề tài này, để nghiên cứu sinh kế người dân, tôi phân tích dựa theo khung
phân tích sinh kế bền vững của DFID (2001) và tập trung phân tích tài sản sinh kế của
người dân, bao gồm 5 nguồn vốn. Năm nguồn vốn này thực chất là được tách ra từ 3
yếu tố: Yếu tố kinh tế được tách ra thành nguồn vốn vật chất và tài chính, yếu tố xã hội
được tách ra thành nguồn vốn con người và nguồn vốn xã hội, và yếu tố môi trường
chính là nguồn vốn tự nhiên. Nhưng 5 nguồn vốn này được xem xét và phân tích một
cách chi tiết và cụ thể hơn.
- Nguồn vốn tự nhiên: Ðất, nước, không khí, rừng, khoáng sản, …
- Nguồn vốn con người: Kiến thức, kỹ năng trong quản lý sản xuất, kinh doanh, sức
khỏe, khả năng lao động, số lượng lao động của hộ
- Nguồn vốn xã hội: Sự tôn trọng các quy định về mối quan hệ, cácmạng lưới
và tổ chức xã hội, các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn
thanh niên có ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế của hộ, sự trợ giúp của các đoàn

×