Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI TIỂU LUẬN-TÍNH NHÂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.21 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA KINH TẾ

LƯU NGUYỄN THỊ HỢP
TÍNH NHÂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
CON NGƯỜI VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA : 08
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2008
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Lịch sử ra đời Phật giáo
1.2 Lịch sử ra đời Phật giáo Việt Nam
1.3 Những đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam
1.3.1 Tính tổng hợp
1.3.2 Tính hài hòa âm dương
1.3.3 Tính linh hoạt
CHƯƠNG II: TÍNH NHÂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO
2.1 Tự do, dân chủ, bình đẳng và công bằng
2.2 Bao dung, độ lượng
2.3 Giải thoát và hoàn thiện
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH NHÂN BẢN TRONG PHẬT GIÁO ĐỐI
VỚI CON NGƯỜI VIỆT NAM
3.1 Từ bi, nhân ái
3.2 Hướng tới tính Người cao đẹp


3.3 Sống có ích cho đời
3.4 Các ảnh hưởng khác
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TCN : trước công nguyên
SCN : sau công nguyên
UBND : ủy ban nhân dân
TP : thành phố
3
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển đem đến những sự thay đổi đáng kinh ngạc
trong mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của mọi con người, giải phóng họ ra khỏi lao động
chân tay và nhiều phương diện khác, đồng thời nâng cao nhận thức của họ về thế giới
quan. Tuy nhiên, họ cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiên tai dẫn đến thiếu hụt
lương thực, cơ hội phát triển không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo, khủng bố, … Vì
thế, ngoài việc trang bị một kiến thức tốt, họ cần xây dựng và rèn luyện cho mình một ý
chí, bản lĩnh để vượt qua khó khăn và thách thức đó đi đến thành công. Do vậy, tôn giáo,
ở đây là Phật giáo, và tính nhân bản của nó sẽ tác động như thế nào đối với người Việt?
Con người Việt Nam dưới tác động và ảnh hưởng của tính nhân bản từ Phật giáo liệu có
theo kịp sự phát triển và giải quyết được những trở ngại từ cuộc sống hiện đại mang đến.
Tình hình nghiên cứu
Đạo Phật được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trải qua nhiều
thế kỉ, các giáo phái khác nhau lần lượt xuất hiện và truyền bá đi sự ảnh hưởng của nó
rộng rãi trên toàn thế giới. Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã được bản địa hóa cùng
với phong tục và tập quán truyền thống của mình. Hiện nay, không chỉ người già mà
người trẻ tuổi, trung niên thường ăn chay hay viếng chùa vào các ngày đầu, rằm hoặc
cuối tháng âm lịch, đặc biệt họ có thể ăn chay hoặc làm việc công đức, từ thiện vào một

số dịp lễ đặc biệt của Phật giáo như Tết thượng nguyên, lễ Phật đản, lễ vu lan. Điều này
cho thấy, Phật giáo và tính nhân bản của nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư, tình cảm người
Việt Nam.

Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực (nếu có)
từ tính nhân bản của đạo Phật đới với người Việt, sử dụng và phát huy những mặt tích
cực đấy để đối phó với những phức tạp từ sự phát triển không ngừng của cuộc sống.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề này là vạch rõ chính xác các nhân tố mà tính nhân bản Phật giáo
ảnh hưởng, tác động đến con người Việt Nam, giúp họ hiểu hơn về chính mình và từ đó
làm chủ được bàn thân mình
Phương pháp luận trên phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tổng hợp các nguồn tài liệu, các tư liệu thống kê
Ý nghĩa đề tài
Thế giới ngày nay đã phân chia con người thành nhiều ý thức hệ khác nhau cùng với
những tôn giáo khác nhau phục vụ cho các ý thức đó. Vì vậy, bài tiểu luận này, ở một
chừng mực nào đó, giúp chỉ ra những gì mà Phật giáo và tính nhân bản của nó có thể giúp
đỡ người Việt Nam trong thời đại phát triển này.
4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Lịch sử ra đời Phật giáo
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới (hai tôn giáo lớn khác là Kitô giáo và
Hồi giáo) do Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhattha Gautama) sáng lập ra vào khoảng thế kỉ 5
TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 544 TCN. Từ thế kỉ 3 SCN, đạo Phật được truyền bá
rộng rãi ra ngoài Ấn Độ và mang đậm bản sắc của từng quốc gia.
Sự phát triển của Phật giáo có thể được tóm gọn như sau:
• Từ giữa thế kỉ 6 đến giữa thế kỉ 5 TCN: giai đoạn nguyên thủy do đức Phật và 60
đệ tử (tăng đoàn giáo hội đầu tiên) truyền bá
• Từ thế kỉ 4 TCN: giai đoạn phân hóa thành các trường phái khác nhau qua các lần
tập kết về giáo pháp

- Thượng tọa bộ (Phật giáo nguyên thủy) hình thành ngay trong thế kỷ đầu tiên
sau khi Thích Ca viên tịch, được truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Thái Lan,
Miến Điện, Campuchia
- Đại thừa (với hai tông phái chính và Trung quán tông và Duy thức tông) manh
nha xuất hiện từ thế kỉ 1 TCN, và rõ ràng vào thế kỉ 3 SCN, được truyền bá
mạnh mẽ vào Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc
- Tịnh độ tông (Liên tông) xuất hiện kể từ thế kỉ 4 SCN
- Thiền tông (với hai tông phái chính là Lam tế tông và Tào động tông) do Bồ
Đề Đạt Ma truyền bá vào Trung Quốc đầu thế kỉ 6 SCN
- Mật tông (Phật giáo Tây Tạng, kim cường thừa) xuất hiện từ thế kỉ 6 – 7 SCN,
phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ
- Ngoài ra còn có một số giáo phái nhỏ khác như Luật tông (Vinaya), Thiên
Thai tông, Hoa Nghiêm tông hay Hiền Thủ tông, Thành Thật tông và Chân
Ngôn tông.
• Từ thế kỉ thứ 13 SCN, Phật giáo dược coi là bị tiêu diệt ở Ấn Độ với sự kiện Đại
học Nalanda - một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ bị phá huỷ năm 1197.
• Từ thế kỉ thứ 19 SCN, Phật giáo ở Ấn Độ được phục hưng
Theo số liệu thống kê trên www.adherents.com, tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới là
376 triệu người (năm 2005), chiếm khoảng 6% dân số thế giới, trong đó 10 nước có nhiều
tín đồ Phật giáo nhất là:
STT QUỐC GIA SỐ TÍN ĐỒ (NGƯỜI)
1 Trung Quốc 102.000.000
2 Nhật Bản 89.650.000
3 Thái Lan 55.840.000
4 Việt Nam 49.690.000
5 Miến Điện 41.610.000
6 Sri Lanka 12.540.000
7 Hàn Quốc 10.920.000
8 Đài Loan 9.150.000
9 Campuchia 9.130.000

5
10 Ấn Độ 7.000.000
Đạo Phật ở các nước Tây phương:
• Hoa Kỳ: Theo World Almanac năm 2004 có khoảng 2-3 triệu người theo đạo
Phật. Đạo này đứng hàng thứ 5 ở đây. Tỉ lệ tăng số người theo đạo từ 1990 đến
2000 là 170%.
• Theo Australian Bureau of Statistics của Úc thì số người theo đạo Phật có tỉ lệ
tăng nhanh nhất nước này từ 1996 đến 2001 (hơn 150%). Năm 2002 có đến hơn
360,000 người theo Phật giáo.
• Theo Pluralism Project thì trong năm 1997 ở Pháp có khoảng 650,000 và ở Anh
có 180,000 tín đồ Phật giáo.
1.2 Lịch sử ra đời Phật giáo Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam rất sớm ngay từ đầu công nguyên với câu chuyện
cổ tích về chàng Chử Đồng Tử theo một nhà sư Ấn Độ học đạo. Bắc Ninh được coi là
trung tâm Phật giáo lớn nhất của quận Giao Chỉ vào thế kỉ thứ 1 SCN. Ở đây có Chùa
Dâu (được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam hiện nay). Chùa được xây dựng lần vào
đầu thế kỷ thứ 3 TCN. Cuối thế kỷ thứ 4, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã thuyết pháp tại
chùa này, lập nên thiền phái đầu tiên ở Việt Nam
Phật giáo Việt Nam có hai nhánh chính. Phật giáo đại thừa được du nhập từ Trung Quốc
vào đồng bằng sông Hồng từ khoảng năm 200 SCN và trở thành đạo chính trên toàn quốc
của người Kinh và người Hoa. Trong khi đó, Phật giáo tiều thừa được du nhập từ Ấn Độ
vào phía Nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300-600 SCN và trở thành niềm
tin chủ đạo của người Khmer thiểu số ở vùng này.
Lịch sử phát triển Phật giáo ở Việt Nam được phân thành bốn giai đoạn:
• Từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc: giai đoạn hình thành và phát triển
rộng khắp
• Thời nhà Lý – Trần: giai đoạn cực thịnh
• Từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỉ 19: giai đoạn suy thoái
• Từ đầu thế kỉ 20 đến nay: giai đoạn phục hưng
Phật giáo Việt Nam song song với việc nhận được sự ủng hộ còn chịu sự quản lý của

Đảng và Nhà nước ta. Hiến pháp năm 1992, điều 70 quy định: “Công dân có quyền tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”
Hiện nay, Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo ước tính, khoảng 80%
dân số người Việt có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín
đồ của 6 tôn giáo chính đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số, trong
đó
1
:
1
Nguồn: Về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, viet.vietnamembassy.us
6
STT Tôn giáo
Tín đồ
(năm
2005)
%
Nhà tu hành,
chức sắc
(năm 2005)
triệu người
% Địa điểm
1 Phật giáo 33066 57.4% 10 49.4%
có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành
phố trong cả nước, trong đó tập
trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc
Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải
Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng,

Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh
Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh,
thành phố Cần Thơ
2 Công giáo 14024 24.3% 5.5 27.1%
có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong
đó có một số tỉnh tập trung đông
như Nam Định, Ninh Bình, Thái
Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk
Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận,
Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền
Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành
phố Cần Thơ
3 Tin lành 492 0.9% 1 4.9%
tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng,
Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến
Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk
Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình
Phước và một số tỉnh phía Bắc.
4 Cao đài 8340 14.5% 2.4
11.8
%
có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ
như Tây Ninh, Long An, Bến Tre,
TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền
Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên
Giang, Cà Mau, An Giang .
5 Hòa Hảo 982 1.7% 1.3 6.4%
tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền

Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long
6 Hồi giáo 699 1.2% 0.06 0.3%
tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP
Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh
Thuận
Tổng cộng 57603 20.26
1.3 Những đặc điểm Phật giáo ở Việt Nam
1.3.1 Tính tổng hợp
Đối với một số người Việt Nam không theo tôn giáo nào, để cầu an cho gia đình, cầu siêu
cho người quá cố, cầu tư hay cầu xin một điều gì đó, họ thường đến các đền chùa thắp
nhang, thành tâm khấn vái. Thái độ và hành động đó của họ là kết quả của sự tổng hợp,
giao thoa, hòa trộn tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng vua Hùng và các anh hùng dân tộc với
các triết lý có nguồn gốc từ tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo đại thừa, Khổng giáo và Đạo
giáo.
7
Theo tín ngưỡng chung, chùa là nơi thờ Phật, đền đình thờ thần hoàng, thổ địa, phủ thờ
Mẫu, Miếu thờ thần, am thờ các vong hồn, …. Ở một số nơi, người Việt còn thờ các anh
hùng dân tộc (Hồ chủ tịch, Trần Hưng Đạo, …) hay bậc thánh hiền như Khổng Tử, Lão
Tử, …. Ngày nay, các vị Thần
2
, Thánh
3
, mẫu, thần hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc,
thậm chí là các linh hồn đã khuất cùng được đưa vào chùa thờ tụng chung với đức Phật.
Chẳng hạn như, đền Đại Nam trong khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương đồng thời thờ
Phật, vua Hùng, mẹ Âu Cơ, Lãnh tụ Hồ Chí Minh, phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Bên cạnh đó, Phật giáo ở Việt Nam còn có sự tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo. Một
là, ở điện thờ, người ta đồng thời thờ tượng Đức Phật, Bồ Tát, Đường Tam Tạng, Phật Di

Lặc, Phật nghìn tay nghìn mắt, các vị la hán của các tông phái khác nhau. Hai là, nhiều
chùa các sư mặc cả hai loại áo: màu nâu dành cho Phật giáo tiểu thừa và màu vàng đại
diện cho Phật giáo đại thừa.

1.3.2 Tính hài hòa âm dương
Các vị Phật trong Phật giáo nguyên thủy truyền thống ở Ấn Độ là nam giới. Tuy nhiên,
khi du nhập vào Việt Nam, chịu ảnh hưởng từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước cần sự
sinh sôi nảy nở và phồn thịnh, Phật giáo Việt Nam có thờ tự Phật Bà như : Phật Mẫu,
Phật Bà Quan Âm Thị Kính, Phật Bà Chùa Hương.

1.3.3 Tính linh hoạt
Đặc diểm này được thể hiện ở việc tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu
luyện, giải thích Phật giáo theo nhiều cách khác nhau miễn là không xa rời những giáo lý
cơ bản của đức Phật Thích Ca.
2
Những người có trung can, nghĩa tín mà khi chết đi thì gọi là thần
3
Những người thông minh, hiền trực mà khi chết đi thì gọi là thánh
8
CHƯƠNG II: TÍNH NHÂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO
2.4 Tự do, dân chủ, bình đẳng và công bằng
Phật giáo đánh giá cao sự tự do cá nhân, tự do tư tưởng và tự do bày tỏ ý kiến một cách
dân chủ. Đức Phật đồng ý rằng mỗi người có quyền tự do để lựa chọn phương pháp tu
luyện, giác ngộ và Ngài không hạn chế điều gì về sự tự do lựa chọn đó. Do vậy, các nhà
sư, đệ tử có quyền đề ra phương pháp tu tập riêng, có quyền giải thích các giáo lý nhà
Phật theo cách thức riêng sao cho hợp logic, sau đó họ thuyết giảng với các đệ tử và
người mộ đạo. Nếu mọi người thấy hay, thấy hữu dụng thì tu luyện theo phương pháp ấy,
theo lý giải ấy và dần dần phát triển thành một giáo phái. Điều này giải thích tại sao đạo
Phật có nhiều giáo phái, tuy nhiên các giáo phái này không tách rời khỏi Phật giáo mà lại
tồn tại dựa trên những nguyên lý cơ bản mà đức Phật đã giác ngộ. Thực tế chứng minh, ở

Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo do ông Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa
Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang), Châu Đốc từ việc đề cao triết lý "Phật tại tâm",
kêu gọi mọi người hòa hợp, khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước
lã) và loại bỏ mê tín dị đoan.
Phật giáo chủ trương công bằng xã hội. Thứ nhất, nó là trường phái triết học vô thần, bác
bỏ Brahman và không thừa nhận atman, xem thế giới là tồn tại khách quan, không do vị
thần nào sáng tạo ra. Phật giáo không chủ trương tin tưởng vào thần quyền hay đấng sáng
tạo nào làm chủ điều khiển con người và vũ trụ; cũng không tin vào một truyền thống hay
một tập tục lâu đời nào. Thứ hai, Đức Phật hoan nghênh dân chúng thuộc mọi tầng lớp xã
hội, không kể nguồn gốc xuất thân gia nhập tăng đoàn. thiết lập mối quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội dựa trên sự thân thiện, lòng khoan dung và tình thương.
Điều này tạo ra một cuộc cách mạng phản đối các hệ thống giai cấp đang thịnh hành ở Ấn
Độ thời bấy giờ. Chỉ có con người mới tạo ra sự phân biệt giai cấp, tầng lớp chứ quan
điểm đạo Phật không thay đổi dù cho truyền vào một nước nào đi nữa cũng vẫn vậy. Đây
là đạo của mọi người, từ người lao động bần cùng đến người giàu sang. Những bài giảng
của đức Phật Thích Ca đã khơi dậy mối đồng cảm từ những tầng lớp quyền quý như vua
chúa, quý tộc, thương gia, đến tầng lớp bình dân, bần cùng như hành khất, trộm cắp, mãi
dâm.
Về bình đẳng, đức Phật coi chúng sinh ngang hàng với mình khi Ngài nói: “Ta là Phât đã
thành, các người là Phật sẽ thành”
4
vì Ngài tin rằng tất cả chúng sanh đều có bản tính giác
ngộ ở trong người, bản tính đó là Phật tánh, là cái khả năng vốn có của con người có thể
thành phật trong tương lai. Ngài còn dạy rằng chúng sinh không nên tự nhiên tin vào giáo
lý của Ngài, cho phép chúng sinh nghi ngờ các giáo lý hay lời dạy. Ngài cho rằng: “Nghi
ngờ lớn thì giác ngộ lớn, nghi ngờ nhỏ thì giác ngộ nhỏ, chẳng nghi ngờ thì chẳng bao
giờ giác ngộ”. Nghi ngờ để có được sự hiểu biết khách quan, phá trừ chấp kiến, có niềm
tin vào chính mình để đi tới thấy, hiểu và hành (giác ngộ). Đây chính là yếu tố tiên quyết
để tu tâm dưỡng tính. Vì thế, đạo phật không có chủ trương dụ dỗ, lôi kéo hay cưỡng ép
ai theo đạo.

2.5 Bao dung, độ lượng
4
Kinh Đại Bát Niết Bàn- Trường Bộ Kinh 1và Kinh Du Hành- Trường A Hàm 1
9
Lịch sử Việt Nam cho thấy, Phật giáo được du nhập vào nước ta theo con đường tự
nhiên, không theo gót chân của kẻ thù xâm lược. Chính bằng sự bao dung và trí huệ, đạo
Phật được truyền bá và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt. Đức Phật đã
dạy: “Này các tỳ kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho
đời, vì hạnh phúc cho chư thiên và nhân loại…”
5
Phật giáo còn khuyên răn con người nên bao dung, độ lượng với kẻ thù. Đức Phật dạy:
"Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương yêu mới dập tắt được hận thù,
đó là định luật của ngàn xưa".
6
2.6 Giải thoát và hoàn thiện
Con đường nhân bản của Phật pháp là giúp con người giải thoát khỏi bể khổ cuộc đời.
Giải thoát là phạm trù triết học tôn giáo Ấn Độ dùng để chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý ,
đạo đức của con người thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ của cuộc
đời
7
. Giáo lý nhà Phật lấy con người làm tâm điểm để giúp họ giải thoát khổ đau. Để giải
thoát, chúng sanh phải hiểu được nguồn gốc của nỗi khổ. Theo Khổ đế, con người có tám
cái khổ chính “Bát khổ”, trong đó, bốn cái khổ lớn: sinh, lão, bệnh, tử; tiếp theo là “Ai
biệt ly khổ”: người thân yêu bị xa cách, “Oán tắng hội khổ”: kẻ oán thù lại thường hay
gặp; “Cầu bất đắc khổ”: điều mong cầu lại không toại nguyện ; “Ngũ ấm thịnh khổ”:
chấp trước vào 5 yếu tố Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, bị nó nung nấu làm cho khổ sở.
Để giải thích nguyên nhân nỗi khổ, theo Nhân đế, có 12 nguyên nhân chính “Thập nhị
nhân duyên”. Theo kinh Duyên khởi, mười hai nhân duyên đã gây ra nghiệp luân hồi cụ
thể như sau:
1. Vô minh: mê muội, không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu Khổ là tính chất căn

bản của đời sống;
2. Vô minh sinh Hành: hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay
trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân, khẩu và ý;
3. Hành sinh Thức: làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ.
Thức lựa chọn cha mẹ đúng như Hành tốt xấu quy định;
4. Thức sinh Danh sắc: là toàn bộ tâm lí và vật lí của bào thai mới, do Ngũ uẩn tạo
thành;
5. Danh sắc sinh Lục căn là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy
nghĩ là sáu);
6. Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc
7. Xúc sinh Thụ là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài;
8. Thụ sinh Ái: tham ái, lòng ham muốn xuất phát từ vô minh;
9. Ái sinh Thủ là điều cá nhân mới muốn chiếm lấy cho mình;
10. Thủ dẫn đến Hữu là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
11. Hữu dẫn đến Sinh một thế giới và cá nhân mới xuất hiện hẳn hoi;
12. Sinh sinh ra Lão tử vì có Sinh nên có hoại diệt.
8

5
Phật giáo niềm tự hào dân tộc, get4share.com
6
Phật giáo và cuộc sống hiện đại, www.buddhismtoday.com
7
Giáo trình Triết học, Nhà xuất bản lý luận chính trị
8
Nguồn vi.wikipedia.org
10
Khi tìm ra được nguyên nhân của nỗi khổ, con người có thể tiêu diệt cái khổ. Theo Diệt
đế, một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. Con đường
để diệt khổ là Bát chính đạo (trong Đạo đế), bao gồm

1. Chính kiến: Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
2. Chính tư duy: Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của
bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chính ngữ: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
4. Chính nghiệp: Tránh phạm giới luật.
5. Chính mệnh: Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như
đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
6. Chính tinh tiến: Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
7. Chính niệm: Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
8. Chính định: Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian
9

Phật đã tu tập và giác ngộ ra, dựa vào kinh nghiệm của bản thân Ngài, Ngài khuyên răn
chúng sinh nên thiền định, tu tập đạo đức, trí tuệ, ý thức thế nào là lỗi, là lợi cho người
khác, loại bỏ lòng tham, phiền não để loại trừ khổ đau, đạt tới trạng thái hạnh phúc nhất
là Niết bàn
Theo đạo Phật, giải thoát hay Niết Bàn không phải là món quà do một lực lượng siêu
nhiên hay đấng tối cao nào đó đem lại cho con người. Vì thế, đức Phật không phải là
người cứu rỗi, phán xét tội lỗi hay ban ơn cho một ai đó. Đức Phật chỉ là một người bình
thường như bao người khác, một chúng sanh “ngộ”. Nếu người nào đó chưa ngộ ra mọi
vấn đề làm cho họ khổ sở, phiền muộn thì họ vẫn đang chìm trong cơn “mê”, chưa giải
thoát được.
Giải thoát cũng có thể được thực hiện chính ngay trên đời này, không cần phải lên núi
hay tịnh xá yên tĩnh để tu mà là chấp nhận và nhìn thẳng vào cuộc đời bằng trí huệ bát
nhã để thông hiểu mọi lẽ và sống an nhiên tự tại. Quá khứ là những việc đã qua, tương lai
thì chưa đến, chỉ có hiện tại là những gì đang hiện hữu cùng với chúng sinh. Họ tu tập,
rèn luyện hướng tới mục đích là Niết Bàn, là biến đổi những gì đang hiện hữu ở hiện tại
trở nên tốt đẹp hơn trong một tương lai rất gần. Bằng sự trui rèn của mình, chúng sanh sẽ
thiết lập được sự cân bằng giữa bên trong và bên ngoài, giữa ý thức tinh thần tâm linh và
thiên nhiên, thế giới xung quanh, chế ngự được lòng tham, tính ích kỉ và tự ngã.

Tính nhân bản của Phật giáo là kêu gọi con người hãy nhận rõ những gì ảo vọng, tạm bợ,
chóng suy tàn, tự vượt qua nỗi sợ hãi sanh – lão - bệnh - tử, vươn lên hoàn thiện chính
mình. Con người thường cho rằng mình gặp những điều không may mắn, đau khổ, bất
hạnh, không được mãn nguyễn vì có một đấng tối thượng nào đó ấn định số phận cho họ
như thế. Họ vẫn thường than vãn tại sao họ lại được sinh ra trong một gia đình nghèo
khó, nhiều anh chị em, tại sao họ luôn gặp nghịch cảnh trớ trêu, …. Chính tâm thức đã
làm cho họ không thấy cái đúng (chánh kiến) mà luôn theo đuổi những điều vọng tưởng,
ý kiến chủ quan và sự ghen tị. Nhiều người hay mơ tưởng đến những cái ngoài tầm tay,
những cái ở đâu đâu, không bên cạnh họ để rồi khi có được nó, họ cũng không cảm thấy
9
Nguồn: vi.wikipedia.org
11
hài lòng vì nó không đúng như họ từng mong ước, mơ tưởng. Giống như khi ta mải chạy
theo một cái gì đó, ta không chú ý đến những cái bên cạnh đang có, những cái có thể làm
cho chúng ta vui vẻ, hạnh phúc
12
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH NHÂN BẢN TRONG
PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VIỆT NAM
3.5 Từ bi, nhân ái
Từ đặc tính bao dung giữa con người với nhau, giữa thế giới vô tình và hữu tình, Phật
giáo đã tác động đến nhận thức chúng sinh, hướng họ sống cuộc đời từ bi và nhân ái
“Dẫu xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người” (Ca dao Việt Nam)
“Tu cho trọn kiếp bụi hồng
Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi” (Ca dao Việt Nam)
“Đại Bi là nền tảng của tất cả phật pháp” (nhà sư Phổ Hiền)
Từ (Maitri) là lòng nhân ái, biểu hiện thành hành động giúp đỡ đối với kẻ khốn cùng khó
khăn. Bi (Karuna) là thương xót, được biểu hiện bằng sự hy sinh cứu vớt. Người Việt
Nam, khi một khu vực nào đó bị thiên tai, mất mùa, mọi người ở những vùng an toàn,
thuận lợi đều giành chút ít tiền bạc, quần áo, sách vở cũ hay chính công sức lao động để

đóng góp cho những người ở vùng thiên tai, nghịch cảnh vượt qua cơn khó khăn đúng
theo tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Có nhiều ngôi chùa đã trở thành nơi quyên góp từ
thiện, gom góp chút công đức từ các chúng sinh cò lòng từ tâm để giúp đỡ những người
có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Năm 2006, cộng đồng Phật giáo đã đóng góp 200 tỷ
đồng
10
để nhường cơm sẻ áo cho những hoàn cảnh khó khăn, mặc dù ngân sách giáo hội
rất khiêm tốn. Bên cạnh những tín đồ Phật giáo, những người không theo đạo vẫn tự
nguyện chung tay đóng góp vật chất thông qua các chương trình phát động gây quỹ,
chẳng hạn như sau đợt mưa lớn gây lụt ở Hà Nội gần đây, ngày đầu tiên phát động cuộc
vận động ủng hộ quỹ phòng chống thiên tai để chia sẻ khó khăn, UBND TP Hà Nội và ủy
ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội đã nhận được gần 10 tỷ đồng từ quần chúng.
3.6 Hướng tới tính Người cao đẹp
Theo quan điểm Phật giáo, có sáu loại chủng: Thiên, Nhân, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ,
Súc sanh, trong đó Nhân (con người) là loài cao quý nhất trong vũ trụ, hơn cả loài Thiên
(Trời). Phật cho rằng ở cõi Thiên sung sướng, chúng sanh khó nhận thức được nỗi khổ,
còn ở các cõi A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh tối tăm, đọa đày, chúng sanh lại quá si
mê, ngu dốt nên không nắm bắt được giáo lý Phật Đà. Chỉ có cõi Nhân, con người cùng
hoàn cảnh sống của mình mới có điều kiện thích ứng để nhận thức được nỗi khổ đau của
cuộc đời và khơi sáng trí huệ. “Không có một hình thức đời sống nào khác ngoài phận
mệnh làm người, không có một thế giới nào khác ngoài trái đất này là tốt hơn cho con
người trong việc thực hiện được định mệnh cao cả của mình, thực hiện trọn vẹn tính
Người (Phật tánh)”
11
10
Nguồn: Lê Thọ, Tính thích nghi của Phật giáo Việt Nam, www.sachhiem.net
11
Nguồn: Nguyễn Thế Đăng, Tính cách nhân bản và thực tiễn của đạo Phật, www.buddhismtoday.com
13
Mỗi con người khi sinh ra luôn tiềm ẩn những điều Chân - Thiện - Mỹ. Khi họ làm những

việc công đức, lương thiện, tốt đẹp, họ đã thể hiện ra được các đặc tính tốt đẹp đó, trở
thành những con người hoàn thiện và toàn diện, lý tưởng. Những đức tính tốt như trí sáng
suốt, lòng nhân ái, tự kiềm chế, kiên định, lòng hy sinh … được phát huy. Tính nhân bản
của Phật giáo là giúp chúng sinh thải trừ, hạn chế bản năng thấp kém, hèn hạ với sự tham,
sân si, sát, đạo, dâm vong, giảm dần những gì làm cho con người bị ràng buộc, phụ thuộc,
tha hóa, hạ thấp, si mê, giận dữ, ghen tị, ích kỉ, sa đọa, ….
“Mặc ai chuốc lợi, mua danh
Miễn ta học đặng đạo lành thì thôi”
Có thể nói, ngày nay, về phương diện đời sống vật chất, nhân loại đã tiến bộ rất nhiều,
của cải con người tạo ra gấp nhiều lần so với các thế hệ trước cộng lại. tuy nhiên, nhân
tính của con người hiện đại là một vấn đề đáng bàn. Tội ác, phạm pháp gia tăng ngày
càng nhiều và tàn bạo, dã man trong cách thức tiến hành. Khi cướp bóc, trấn lột, kẻ phạm
tội vì mưu cầu lợi ích cho chính mình hay lợi ích của một nhóm người nào đó mà bất
chấp đến lợi ích của thế nhân hay của đa số người khác. Khi trộm cắp (do nảy sinh lòng
tham) hay hành nghề buôn hương bán phấn, người đó đã đánh mất đi lòng tự trọng và
danh dự mà họ đã tốn bao nhiêu năm gìn giữ. Phật giáo hướng con người thoát khỏi cám
dỗ, lòng tham trở nên cao đẹp hơn

3.7 Sống có ích cho đời
Một xã hội tốt đẹp chắc chắn được xây dựng từ những tâm hồn trong sạch, sống thiện và
giúp ích cho đời. Lịch sử đã ghi nhận thời kỳ Lý - Trần (1010-1400) Phật giáo phát triển
cực thịnh ở Việt Nam. Các vị vua nhà Lý cùng với sự trợ giúp của các vị thiền sư, quốc
sư đã dùng tinh thần từ bi, bao dung và trí tuệ giải thoát của đạo Phật làm yếu tố chủ đạo
cho chính sách trị quốc, cho nền văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế của quốc gia và cho
đời sống tâm linh của dân chúng. Bên cạnh việc hướng dẫn tâm linh cho dân chúng, các
vị thiền sư còn hỗ trợ vua góp công dạy bảo, đào tạo những lớp thế hệ hiền tài giúp nước
dựa trên nhân sinh quan Phật giáo. Chính nền đạo đức đầy tính nhân bản của Phật giáo
thấm đẫm trong tâm hồn những nhà lãnh đạo đất nước và trong đời sống nhân gian đã
góp phần làm cho xã hội Việt Nam thời đại nhà lý trở nên thái hòa, an lạc và thịnh trị.
Thực tế cho thấy nhiều nhà tu hành dù xuất thế vẫn cống hiến tinh thần và sức lực giúp

đời. Dù xuất gia nhưng họ vẫn chăm chỉ học hành, cập nhập kiến thức để theo kịp sự phát
triển tiến bộ khoa học xã hội, gắn việc tu hành với việc đời, và làm thao các chính sách
của Đảng và Nhà nước. Nhiều sư trụ trì kêu gọi lòng hảo tâm dân chúng đóng góp cho
những nạn nhân ở vùng bị thiên tai tàn phá, hay nuôi dưỡng chăm sóc trẻ mồ côi, những
mảnh đời không nơi nương tựa, mở quán cơm chay từ thiện. Các vị sư này đã biết từ bỏ
niềm vui của cá nhân mình để mang lại hạnh phúc cho thế nhân.
Ở một khía cạnh nào đó, tính nhân bản của Phật giáo cũng ảnh hưởng rất sâu rộng đến
cách hành xử của các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay. Muốn tồn tại trong môi trường
kinh doanh năng động, các công ty phải cạnh tranh khốc liệt giành lợi thế về phần mình,
và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp khác cùng với nhiều nhân viên làm
việc ở đó. Các công ty Việt nam cũng cạnh tranh, nhưng đó là cạnh tranh lành mạnh,
14
không có tính chất một mất một còn như trong môi trường tư bản chủ nghĩa. Các nhà
kinh doanh bằng cái tâm của mình đã tham gia hoạt động từ thiện, chung tay đóng góp
xây dựng vì một cộng đồng tốt đẹp hơn. Qua đó, tên tuổi của họ cũng được chú ý nhiều
hơn “Ta mang đi cho ta sẽ lại được”
Tính nhân bản của đạo Phật cũng ảnh hưởng sâu sắc đối với người dân bình thường.
Người Việt khi làm việc gì, họ cũng nghĩ trước nghĩ sau, sống có tình có nghĩa để không
làm đau khổ cho người khác và “để phúc cho con cháu”. Nhiều người dù chịu đau khổ do
kẻ phạm tội gây ra vẫn thông cảm ra tòa làm đơn ân xá cho kẻ ấy “Đánh kẻ chạy đi chứ
ai đánh người chạy lại”. Pháp luật vẫn có những điều khoản khoan hồng, bao dung cho
những kẻ lầm đường lạc lối, thành tâm hối cải. Qua lăng kính Phật giáo, nhiều người Việt
cho rằng ý nghĩa của cuộc sống này không phải là mưu cầu lợi danh phú quý mà chính là
trách nhiệm làm người, sống không chỉ cho mình mà còn cho người khác, cho đất nước
như lời ca “Sống trên đời này cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn)
3.8 Các ảnh hưởng khác
Nhà bác học Einstein từng tuyên bố: "Nếu trên thế giới này có một tôn giáo để tin tưởng
thì tôn giáo đó chính là Phật giáo”. Vì thế, Phật giáo đã gầy dựng trong tâm hồn của
người Việt một niềm tin rất lớn. Đó là họ tin vào thuyết nhân quả, gây dựng điều nhân
nghĩa để hưởng phúc, còn nếu làm điều xấu xa thì dễ bị báo ứng.

“Có tiền thì hậu mới hay
Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân
Đời xưa quả báo còn chồng
Đời nay quả báo thấy ngay nhãn tiền”
Hay ảnh hưởng của thuyết luân hồi:
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau”
Chỉ cần tin vào thuyết nhân quả và luân hồi, con người sẽ định hướng được mình nên làm
điều tốt đẹp, tránh làm điều xấu xa ngay trong chính cuộc đời hiện tại này, và chỉ cần như
thế xã hội Việt Nam sẽ ngày càng tốt đẹp hơn
Phật giáo còn khiến người Việt chú trọng đến đạo Hiếu. Hiếu thảo với cha mẹ cũng là
đang tu: “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế” hay theo lời dạy của Thế Tôn: "Đạo Hiếu là
Đạo Phật - Tâm Hiếu là Tâm Phật". Hiếu thảo được xem là nền tảng của mọi nết ăn ở
trên đời. Chỉ có hiếu thảo với cha mẹ ngay từ trong chính gia đình mình trước, con người
ta mới nghĩ đến việc đối xử nhân hậu, từ bi với người khác và sau đó là lòng trung thành
với tố quốc.
15
KẾT LUẬN
Mỗi tôn giáo đều có cái hay cái dở riêng của nó. Để bành trướng sự ảnh hưởng của mình,
bản thân tôn giáo đó phải biết tự điều chỉnh những cái chưa được và phổ biến những tư
tưởng, triết lý hay, sâu sắc, đúng đắn. Khởi nguồn từ Ấn Độ, trải qua những thăng trầm
lịch sử, ngày nay Phật giáo đã phát triển và trở thành một tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ
tới đời sống tinh thần của nhiều dân tộc không những ở phương Đông mà còn ở phương
Tây.
Với mục đích nhân sinh giải phóng con người khỏi bể khổ cuộc đời bằng chính cuộc sống
đức độ của mình, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đa số
người Việt. Ai ai cũng cho rằng cuộc sống ngày nay đòi hỏi sự năng động, tháo vát, lanh
lẹ thì mới có thể tồn tại, cạnh tranh, ganh đua và giành thắng lợi trong thế giới bon chen
này. Tuy nhiên, dù làm gì đi chăng nữa, chúng ta cũng nên đặt lợi ích người khác, lợi ích
tập thể và các chuẩn mực đạo đức trên hết, chọn một lối sống có ích cho đời và cho

người.
Với tư tưởng nhân bản giải thoát con người khỏi định luật nhân quả và vòng luân hồi,
đức Phật nói riêng và Phật giáo nói chung đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi, bác ái,
đức độ trong tâm thức mọi ngưới. Thông điệp mà khi tại thế đức Phật đã nhắn nhủ với
chúng sinh vẫn còn hiệu nghiệm cho con người hiện đại ngày nay: Giải thoát là công việc
của mỗi cá nhân và chúng sinh chỉ có thể đạt được từ việc tu dưỡng tâm hồn và trau dồi
đức hạnh. Nỗi đau khổ triền miên của chúng sanh không thể được giảm bớt, loại trừ
thông qua việc cầu nguyện, cúng bái, tế lễ và tội lỗi là bản chất vốn có của con người nên
việc rèn luyện, tu tập sẽ giúp con người có cảm giác thanh thản, bình yên trong tâm hồn.
Đó chính là niềm hạnh phúc đích thực của con người .
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lệ Tâm Dịch từ nguyên tác tiếng Anh "Buddhism and Problems of the Modern
Age", của giáo sự tiến sĩ G.P.Malalasekera đăng trong tuyển tập Gems of
Buddhist Wisdom (Những Viên Ngọc Trí Tuệ của Phật Giáo), do CBBEF xuất
bản tại Đài Loan, năm 1997, trang 69-88, Phật giáo và các vấn đề thời đại,
www.buddhismtoday.com
2. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, vi.wikipedia.org
3. Phật giáo, vi.wikipedia.org
4. Về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, viet.vietnamembassy.us
17

×