Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TĂNG XUÂN LƯU



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÒ SỮA
CHẬM SINH VÀ ỨNG DỤNG HORMONE ĐỂ KHẮC PHỤC



LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC









HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




TĂNG XUÂN LƯU


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BÒ SỮA
CHẬM SINH VÀ ỨNG DỤNG HORMONE ĐỂ KHẮC PHỤC



CHUYÊN NGÀNH: SINH SẢN VÀ BỆNH SINH SẢN GIA SÚC
Mã số: 62.64.01.06




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TSKH. CÙ XUÂN DẦN
2. PGS.TS. TRẦN TIẾN DŨNG




HÀ NỘI, 2015

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án



Tăng Xuân Lưu












ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, những người đã giảng dạy và dìu dắt tôi trong suốt
hai năm học cao học đồng thời tạo điều kiện để tôi tiếp tục học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH. Cù Xuân Dần và
PGS.TS. Trần Tiến Dũng, hai thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình động viên,
giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Viện Chăn nuôi, cơ
quan công tác của tôi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi vừa hoàn thành nhiệm
vụ công việc, vừa hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị sau đây đã nhiệt tình giúp đỡ tôi có
thể hoàn thành luận án này:
- Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Bộ môn Ngoại sản, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Bộ môn Sinh lý, Sinh sản và Tập tính vật nuôi, Viện Chăn nuôi.
- Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội.
- Văn phòng tổ chức Jica – Viện Chăn nuôi.
Xin cảm ơn gia đình và người thân đã động viên, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình công tác cũng như hoàn thành bản luận án này.


Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án



Tăng Xuân Lưu

iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục ảnh viii
Danh mục hình, sơ đồ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Những đóng góp mới của luận án 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản trên bò 5
1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái 5
1.1.2. Sự điều hòa hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết 13
1.1.3. Hormone tuyến yên và vai trò của chúng trong sinh sản 15
1.1.4. Hormone của buồng trứng, nhau thai và prostaglandin trong sinh sản 16
1.1.5. Đặc tính sinh học của hormone sinh sản 17
1.1.6. Vai trò của một số hormone đối với gia súc cái 17
1.2. Progesterone và ứng dụng trong sinh sản 19
1.2.1. Vai trò của progesterone 19
1.2.2. Progesterone và hoạt động của buồng trứng 24
1.2.3. Progesterone và ứng dụng trong chăn nuôi 25
1.2.4. Định lượng progesterone để chẩn đoán có thai sớm 26
1.3. Một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước về đặc điểm sinh sản và
điều tiết sinh sản trên bò có liên quan đến luận án 28
1.3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 28

iv
1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 37
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu 37
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 37
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2. Xử lý số liệu 47
2.3. Địa điểm nghiên cứu 47
2.4. Thời gian nghiên cứu 48
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
3.1. Tình hình sinh sản của đàn bò sữa vùng Ba Vì, Hà Nội 49
3.1.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu 49
3.1.2. Khối lượng cơ thể khi bò cái đẻ lần đầu 53
3.1.3. Thời gian mang thai của đàn bò sữa qua các lứa đẻ 54
3.1.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 56
3.1.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 60
3.1.6. Tỷ lệ đẻ, sẩy thai, đẻ non, sát nhau 63
3.1.7. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai 65
3.1.8. Hiện tượng chậm sinh (rối loạn sinh sản) 67
3.2. Đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng bò sau khi đẻ 71
3.2.1. Động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau khi đẻ 71
3.2.2. Nguyên nhân gây chậm động dục sau 120 ngày sau đẻ ở buồng trứng 73
3.2.3. Ảnh hưởng mùa vụ đến chức năng buồng trứng sau đẻ 77
3.2.4. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng 80
3.2.5. Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng buồng trứng bò sữa sau đẻ 82
3.3. Định lượng progesterone phát hiện bệnh buồng trứng và chẩn đoán
thai sớm nhằm nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa 84
3.3.1. Kết quả chẩn đoán nguyên nhân chậm sinh bằng khám qua trực tràng 85
3.3.2. Kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng bằng định lượng progesterone
trong sữa 86

v

3.3.3. Chẩn đoán có thai sớm bằng định lượng progesterone trong sữa 90
3.4. Sử dụng hormone nhằm nâng cao khả năng sinh sản 92
3.4.1. Điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động 92
3.4.2. Điều trị bệnh u nang buồng trứng 94
3.4.3. Điều trị bệnh thể vàng tồn lưu 96
3.4.4. Điều trị bò chậm sinh không rõ nguyên nhân bằng phác đồ tổng hợp
(GnRH- PGF2α- PGF2α- GnRH) 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
1. Kết luận 102
2. Kiến nghị 104
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 117

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
AC
Adenylate Cyclase
ATP
Adenosine Triphosphate
BCS
Body Condition Score
CIDR
Controlled internal drug release
InsP
3


Inositol triphosphat
DAG
Diacylglycerol
EIA / ELISA
Enzyme ImmunoAssay/
Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
FRH
Follitropin-Releasing Hormone
FAO
Food and Agriculture Organization
FSH
Follicle Stimulating Hormone
GTP
Guanosine triphosphate
GDP
Guanosine diphosphate
GHRF
Growth-Hormone-Releasing Factor
GnRH
Gonadotropin-Releasing Hormone
h
2

Heritability (hệ số di truyền)
hCG
Human Chorionic Gonadotropin
HF
Holstein Friesian
HTNC
Huyết thanh ngựa chửa

IGF-1
Insulin-like Growth Factor-1
IU
International Unit
THI
Temperature humidity index
LRH
Luteinizing Releasing Hormone
LH
Luteinizing Hormone
LTH
LuteinTrofic Hormone
ME
Metabolizable Energy
P
4

Progesterone (pregn-4-ene-3,20-dione)
PG
Prostaglandin
PRID
Progesterone internal drug release
PGF
2a

Prostaglandin F


PRLH
Prolactin-Releasing Hormone

VDM
Viet Nam dairy management

vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng bệnh buồng trứng sau khi khám
qua trực tràng hai lần liên tục cách nhau 7 đến 10 ngày 44
3.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu 49
3.2. Khối lượng cơ thể bò cái khi đẻ lần đầu 53
3.3. Thời gian mang thai qua các lứa đẻ 55
3.4. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 57
3.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 60
3.6. Tỷ lệ đẻ, sẩy thai, đẻ non và sát nhau 63
3.7. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai 65
3.8. Kết quả phân loại hiện tượng chậm sinh 68
3.9. Kết quả theo dõi động dục trở lại của bò sữa đến 120 ngày sau khi đẻ 72
3.10. Các nguyên nhân trên buồng trứng gây chậm động dục ở bò sữa 73
3.11. Ảnh hưởng mùa vụ đến chức năng buồng trứng 78
3.12. Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng 80
3.13. Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng hoạt động buồng trứng 82
3.14. Chẩn đoán lâm sàng bệnh buồng trứng bằng khám qua trực tràng 85
3.15. Kết quả định lượng progesterone trong sữa của bò chậm động dục
trong vòng 120 ngày 86
3.16. Chẩn đoán thai sớm bằng định lượng progesterone trong sữa 90
3.17. Kết quả điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động 93
3.18. Kết quả điều trị bệnh u nang buồng trứng 95
3.19. Kết quả điều trị thể vàng tồn lưu 97

3.20. Kết quả điều trị bò chậm sinh không rõ nguyên nhân bằng phác đồ
tổng hợp 99



viii
DANH MỤC ẢNH
STT
Tên hình ảnh
Trang
3.1. Bò đẻ sớm do bị strees nhiệt 56
3.2. Buồng trứng kém hoạt động 74
3.3. U nang nang trứng và thể vàng cùng tồn tại trên buồng trứng 74
3.4. U nang thể vàng 75
3.5. Thể vàng sinh lý (bên trái), thể vàng tồn lưu (bên phải) 75
3.6. Thể vàng sinh lý ngày thứ 5-6 của chu kỳ 87
3.7. Buồng trứng không hoạt động (thiểu năng) 88
3.8. U nang buồng trứng dạng tích nước 88
3.9. Thể vàng ở bò có thai ở 35- 60 ngày tuổi 91












ix
DANH MỤC HNH, SƠ ĐỒ
STT
Tên hình
Trang
3.1. Các nguyên nhân của buồng trứng gây chậm động dục 76
3.2. Ảnh hưởng mùa vụ đến chức năng buồng trứng 79
3.3. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến chức năng buồng trứng 81
3.4. Ảnh hưởng của thể trạng bò đến chức năng buồng trứng 83
3.5. So sánh kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng bằng khám lâm sàng
và định lượng progesterone 89


STT
Tên sơ đồ
Trang
2.1. Sự thay đổi hàm lượng progesterone trong chu kỳ sinh lý bình thường 42
2.2. Sự thay đổi hàm lượng progesterone trong chu kỳ và thể vàng tồn lưu 42
2.3. Sự thay đổi hàm lượng progesterone trong chu kỳ thể vàng ngắn 42
2.4. Sự thay đổi hàm lượng progesterone trong trường hợp buồng trứng
không hoạt động 43
2.5. Sự thay đổi hàm lượng progesterone trong trường hợp bò có thể
thụ thai 43
2.6. Sử dụng vòng CIDR kết hợp hormone GnRH và PGF

45
2.7. Sử dụng GnRH và PGF

để điều trị bệnh u nang buồng trứng 45
2.8. Sử dụng PGF

2
điều trị bệnh thể vàng tồn lưu 46
2.9. Sử dụng công thức GnRH- PGF

- PGF

- GnRH 46




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1960 và trở
thành ngành sản xuất hàng hóa vào những năm 1990. Từ năm 1986 đến 1999,
đàn bò sữa tăng trưởng trung bình 11% /năm. Năm 2001, Chính phủ đã có chủ
trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt Nam với Quyết định
167/2001/QĐ/TTg về “Một số chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai
đoạn 2001-2010”. Do đó, năm 2001 Việt Nam có 41.241 con, năm 2002 là
55.848 con, tăng trưởng đạt 35,42%/ năm; giai đoạn 2001-2005 tăng 41,89%,
năm 2011 đạt 122.000 con và năm 2013 đạt 186.390 con, tăng 19,56%/năm. Dự
báo đến năm 2015 đạt 291.646 con (tăng 15%) và đến năm 2020 lên 469.700 con
(Hoàng Kim Giao, 2014). Để đạt được 469.700 con vào năm 2020, các nhà kỹ
thuật và người chăn nuôi cần phải làm gì ?.
Bò sữa ở nước ta chủ yếu là con lai HF (Holstein Friesian × Lai Zebu)
chiếm trên 60%, còn lại là bò HF (Holstein Friesian) thuần. Bò HF thuần chủ yếu
được nuôi tập trung với quy mô lớn ở một số doanh nghiệp, công ty lớn như:
Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu Sơn La, Công ty cổ phần sữa Vinamilk
(Tuyên Quang, Nghệ An…), Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH (Nghệ An),

Công ty cổ phần sữa Đà Lạt milk… Riêng với bò lai HF, 60% tổng đàn được
nuôi trong nông hộ, gia trại với quy mô vừa và nhỏ (từ 5-20 con) trên khắp các
vùng trong cả nước. Tuy nhiên, phía Nam nuôi tập trung ở vùng thành phố Hồ
Chí Minh, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long…, phía Bắc nuôi
tập trung ở vùng thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… Có hai phương thức
chăn nuôi chủ yếu là nuôi nhốt hoặc bán chăn thả. Năng suất sữa của đàn bò khá
cao, từ 4.200 - 4.500 kg/chu kỳ, nhiều cá thể đạt trên 5.000 kg/chu kỳ.
Chăn nuôi bò sữa thực sự đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn
nuôi. Tuy nhiên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, trình độ hiểu biết về kỹ
thuật chăn nuôi còn hạn chế; điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn
xanh không đầy đủ, thiếu cân đối; phụ thuộc nhiều vào “thời vụ”; đồng cỏ chăn

2
thả, bãi chăn hầu như không có đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản
cũng như sức sản xuất sữa của đàn bò.
Bình thường bò sữa có tuổi động dục lần đầu từ 16-18 tháng tuổi và sau
khi đẻ động dục trở lại trong vòng 90 ngày. Những bò đẻ xong từ 91 đến 119
ngày mới động dục lại được coi là chậm sinh độ 2. Còn bò tơ trên 20 tháng và bò
sau khi đẻ đến 120 ngày (4 tháng) hoặc bò phối giống trên 3 lần mà không đậu
thai được coi là chậm sinh (Hoàng Kim Giao và Nguyễn Thanh Dương, 1997).
Đối với bò sữa vùng Ba Vì, Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, trong
điều kiện chăn nuôi nông hộ, các chỉ tiêu sinh sản thường không ổn định như:
tuổi động dục lần đầu cao, phối giống nhiều lần không đậu thai, khoảng cách hai
lứa đẻ dài, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục cao, bệnh sát nhau xảy ra nhiều
(Trịnh Quang Phong và cs., 2012). Việc đánh giá đúng thực trạng hoạt động sinh
sản thông qua các chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của bò sữa là cách giúp chúng ta có
thể nhìn nhận khách quan hơn cũng như có biện pháp tác động hiệu quả hơn.
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn bò sữa đó là:
giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, mùa vụ, thời điểm phát hiện động dục, kỹ
thuật phối giống, kỹ thuật chẩn đoán bệnh trên buồng trứng và phương pháp can

thiệp các bệnh về sinh sản Do đó, nghiên cứu để xác định đúng những nguyên
nhân làm hạn chế khả năng sinh sản của bò sữa là việc làm cần thiết.
Hoạt động sinh sản của gia súc mang tính chu kỳ và chịu sự điều tiết của
hệ thần kinh và thể dịch. Yếu tố thần kinh điều khiển hoạt động có “định hướng”,
còn yếu tố thể dịch tác động theo hướng bản năng sinh học thông qua sự hoạt
động có tính quy luật của các hormone hướng sinh sản như: Follicle Stimulating
Hormone (FSH), Luteinizing Hormone (LH), Gonadotropin Releasing Hormone
(GnRH), Prostaglandin (PG), Progesterone… Trong số các hormone này,
progesterone có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của buồng trứng. Việc xác định
được hàm lượng hormone progesterone trong cơ thể bò cái là xác định được
trạng thái hoạt động của buồng trứng, làm căn cứ để cải thiện khả năng sinh sản
của chúng. Hướng này đang được nhiều nước quan tâm. Việc đánh giá tình trạng
hoạt động của buồng trứng cũng như sử dụng các chế phẩm hormone hướng sinh

3
dục để điều khiển nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa theo ý muốn đã được
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả.
Đối với ngành chăn nuôi bò sữa, việc rút ngắn tuổi động dục lần đầu, rút
ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ, tăng số con được sinh ra đồng nghĩa với tăng
sản lượng sữa trong một đời con cái. Ngoài ý nghĩa kinh tế, tăng khả năng sinh
sản cũng có nghĩa tăng nhanh số lượng đàn giống, tái sản xuất mở rộng
Đàn bò sữa lai HF vùng Ba Vì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung
được chăn nuôi chủ yếu trong nông hộ, đã có những yếu tố không thuận lợi làm
ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn bò này, nhưng mức độ tốt hay xấu,
những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng và giải pháp
nào có thể khắc phục hiện tượng chậm sinh cho đàn bò sữa là vấn đề được đặt ra.
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá được thực trạng sinh sản của đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì, Hà Nội
và tình trạng hoạt động của buồng trứng ở bò chậm sinh, từ đó giúp cho người
chăn nuôi có được thông tin và hướng tác động đúng nhằm nâng cao hiệu quả

chăn nuôi.
Đánh giá được động thái của hormone progesterone trong những trường
hợp buồng trứng hoạt động không bình thường (không hoạt động, u nang, thể
vàng tồn lưu), giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh sinh sản có hiệu quả.
Sử dụng một số hormone hướng sinh sản điều trị bệnh buồng trứng không
hoạt động, buồng trứng bị u nang và buồng trứng có thể vàng tồn lưu để nâng
cao khả năng sinh sản của bò sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề tài làm rõ thêm quy luật hoạt động sinh lý, sinh sản của bò sữa nuôi
theo vùng sinh thái, giúp cho việc nghiên cứu, sản xuất có tác động phù hợp, chủ
động và hiệu quả. Kết quả sẽ góp phần bổ sung số liệu, tài liệu khoa học về đặc
điểm sinh lý sinh sản của bò nói chung và bò sữa nói riêng cũng như khả năng
điều khiển hoạt động sinh sản của bò bằng các chế phẩm hormone sinh sản.
Ứng dụng kỹ thuật ELISA để định lượng hormone progesterone trong sữa
hoặc huyết tương, để làm rõ tình trạng hoạt động của buồng trứng, hỗ trợ hữu

4
hiệu trong chẩn đoán lâm sàng (qua trực tràng), nâng cao độ chính xác của các kỹ
thuật trong chẩn đoán bệnh của buồng trứng, làm cơ sở áp dụng các chế phẩm
hormone có hiệu quả trong chăn nuôi.
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đánh giá, phân tích được thực trạng sinh sản của đàn bò sữa cũng
như chỉ ra các yếu tố hạn chế năng suất chăn nuôi, giúp cho các nhà quản lý có
cơ sở để đưa ra những chính sách, phương pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật tác
động một cách phù hợp trong chăm sóc, nuôi dưỡng và trị bệnh cho đàn bò sữa
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Ứng dụng một số chế phẩm hormone hướng sinh sản để điều trị triệu
chứng rối loạn sinh sản của bò sữa hiện nay một cách có hiệu quả không những
tăng năng suất sinh sản ở bò mà còn hạn chế được sự ảnh hưởng của hormone

tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi.
4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã tiếp cận một phương pháp nghiên cứu mới trong việc xác định,
đánh giá, phân loại cụ thể các nguyên nhân gây chậm sinh trên bò sữa. Đó là
phương pháp số hóa (định lượng hormone progesterone), kết hợp với phương
pháp truyền thống (lâm sàng) làm cho kết quả lâm sàng được chính xác hơn
trong chẩn đoán và điều trị bệnh trên buồng trứng.
Đưa ra các phác đồ điều trị bệnh một cách cụ thể cho từng trạng thái trên
buồng trứng đã giúp cho các nhà kỹ thuật ở cơ sở sản xuất có thể áp dụng một
cách thuận thiện và chính xác hơn, đạt được hiệu quả cao. Nhất là đối với các địa
bàn không có những kỹ thuật giỏi.
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn,
tham khảo dùng trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng trong thực
tiễn sản xuất.









5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản trên bò
1.1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò cái
1.1.1.1. Sự thành thục về tính và tuổi phối giống lần đầu
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện,
buồng trứng có noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ tinh, đồng

thời tử cung cũng biến đổi để đủ điều kiện cho phôi thai phát triển trong tử cung.
Những dấu hiệu động dục xuất hiện đối với gia súc ở tuổi như vậy báo hiệu sự
thành thục về tính. Trong thực tế, thành thục về tính thường đến sớm hơn thành
thục về thể vóc và thời điểm đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, môi
trường sống và mức độ nuôi dưỡng. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, sự sinh
trưởng được thúc đẩy và thành thục về tính sẽ đến sớm hơn. Bò sữa thành thục
tính dục khi thể trọng đạt 30-40% so với lúc trưởng thành, còn bò thịt đạt 45-
50% (Nguyễn Kim Ninh, 1994).
Bò cái nếu được nuôi dưỡng tốt có thể thành thục tính dục lúc 12 tháng
tuổi, nhưng thành thục về thể vóc phải từ 18 tháng tuổi trở lên. Đối với bò lang
trắng đen Hà Lan, cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt, thành thục tính dục lúc 10-12
tháng tuổi; chăm sóc kém có thể kéo dài tới 16-18 tháng tuổi. Theo Mirnop
(1980), phối giống lần đầu tốt nhất vào lúc 15-18 tháng tuổi (dẫn theo Nguyễn
Kim Ninh, 1994).
Ở nước ta, do ảnh hưởng của khí hậu và chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
nên tuổi đẻ lứa đầu của bò thường cao. Bò vàng Việt Nam đẻ lứa đầu lúc 33-48
tháng tuổi (Nguyễn Văn Thưởng và Trần Doãn Hối, 1992), bò sữa Hà-Ấn F
2

(75% máu bò Hà Lan) từ 46-48 tháng tuổi (Nguyễn Kim Ninh, 1994).
1.1.1.2. Chu kỳ động dục
Sau khi thành thục về tính, những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra
liên tục và có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển lớn dần đến
độ chín, nổi cộm lên trên bề mặt buồng trứng được gọi là nang Graff, khi nang
Graff vỡ, trứng rụng thì gọi là sự rụng trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có

6
những biểu hiện tính dục ra bên ngoài được gọi là động dục. Trứng rụng có chu
kỳ nên động dục cũng có chu kỳ. Chu kỳ động dục thông thường của bò là 21
ngày (dao động 18-24 ngày). Quá trình trứng phát triển đến chín và rụng đều chịu

sự điều hoà chặt chẽ của hormone, do đó, nhiều nhà nghiên cứu đã phân chia chu
kỳ động dục của bò thành 2 pha chính:
Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng.
Pha Lutein: gồm những biểu hiện sau khi trứng rụng và hình thành thể
vàng. Trong một chu kỳ động dục của bò thường có các đợt sóng nang
(Foliculas Wave), đây là sự phát triển đồng loạt của một số bào noãn trong cùng
một thời gian. Theo dõi sự phát triển của buồng trứng bằng phương pháp nội soi
và siêu âm cho thấy ở bò trong một chu kỳ thường có 2-3 đợt sóng nang (một số
ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi rụng trứng, vào ngày thứ 3-9 của chu
kỳ. Đợt 2 vào ngày 11-17 và đợt 3 vào ngày 18-0 (ngày 0 là ngày bắt đầu động
dục). Mỗi đợt sóng nang có thể phát triển (huy động) tới 15 nang kích thước từ 5-
7mm. Một số nang phát triển mạnh hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích
thước của nang khống chế ở đợt 1; 2; 3 có thể đạt tới 12-15mm vào các ngày 6;
13; 21 (Sato et al., 1992a). Trong mỗi sóng có một nang trứng phát triển nhanh
hơn các nang trứng khác và trở thành nang trội, mặc dù nang trội của mỗi đợt
sóng nang có khả năng phát triển đến rụng trứng nhưng do bị progesterone của
thể vàng ức chế nên không phát triển đến giai đoạn rụng trứng mà bị thoái hóa,
chỉ có một nang trội của đợt sóng nang cuối cùng phát triển đến giai đoạn rụng
trứng do lúc này thể vàng thoái hóa và hàm lượng progesterone bị giảm. Sự có
mặt của progesterone ở pha thể vàng làm cho các nang trứng trội bị thoái hóa và
đợt sóng nang mới lại xuất hiện.
Khi sử dụng progesterone ngoại sinh đã kéo dài chu kỳ động dục và tạo ra
sự luân chuyển của nang trội. Nồng độ progesterone trong máu tăng lên ức chế sự
liên tục của sóng LH (Luteinizing Hormone - hormone hoàng thể hóa do tuyến yên
tiết ra) có tác dụng kích thích rụng trứng và phát triển thể vàng ở con cái, làm cho
nang trội có thời gian sống ngắn hơn. Progesterone ức chế sự ảnh hưởng lên sự
phát triển của pha nang trội, do vậy các mức độ progesterone của thể vàng bình

7
thường thúc đẩy sự thoái hóa của các nang trội và tạo ra sóng nang mới (Adams et

al., 1992b). Tăng tính liên tục của nhịp LH kéo dài sự phát triển của nang trội và
tạo ra các cơ chất để tổng hợp estradiol, tăng nồng độ estradiol trong máu từ nang
trội. Nồng độ estradiol trong máu cao ức chế các sóng FSH và làm cho các nang
trứng 5mm hay lớn hơn không xuất hiện và hình thành các nang trội mới (Adams
et al., 1992b). Ở chu kỳ động dục có 2 đợt sóng nang, các nang trứng rụng phát
triển trong trạng thái progesterone cao trong 7 ngày, dài hơn so với chu kỳ có 3 đợt
sóng nang. Thêm vào đó, sự phát triển nang trứng rụng ở chu kỳ động dục có 2 đợt
sóng nang chiếm thời gian lâu hơn chu kỳ động dục có 3 đợt sóng nang (11 ngày
so với 7 ngày), do vậy nang trứng rụng ở chu kỳ động dục có 2 đợt sóng nang có
kích thước to hơn, 17mm so với 14mm. Do thời gian phát triển của nang trứng ở
chu kỳ động dục có 2 đợt sóng nang dài hơn chu kỳ động dục có 3 đợt sóng nang,
các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và so sánh tỷ lệ có chửa và một số tác giả cho
rằng ở chu kỳ có 2 đợt sóng nang tỷ lệ có chửa thấp hơn, song một số tác giả khác
lại cho thấy không có sự khác nhau (Admas et al., 1992b).
Theo Siphilop (1967), chu kỳ động dục của bò biến động từ 18-28 ngày
(trung bình 21 ngày), thời gian động dục từ 6-36 giờ (phần lớn kéo dài từ 25-36
giờ). Chu kỳ động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo loài và được chia làm
4 giai đoạn (4 pha) riêng biệt nhưng liên tiếp nhau:
- Giai đoạn trước động dục: tính từ thời kỳ thoái hoá thể vàng của chu kỳ
trước cho đến giai đoạn động dục kỳ sau.
- Giai đoạn động dục: kéo dài 8-30 giờ, là giai đoạn bò chấp nhận sự phối
giống. Tế bào trứng và nang trứng đạt đến độ chín tối đa.
- Giai đoạn sau động dục: đầu giai đoạn sau động dục xảy ra hiện tượng
nang trứng rách ra và vách của nang trứng rách phát triển thành thể vàng trong
vòng 3 ngày.
- Giai đoạn cân bằng sinh học: giai đoạn này kéo dài từ 12-15 ngày và thể
vàng sản sinh mạnh progesterone (Satoet al., 1992a).
Chu kỳ động dục được điều hòa bởi các hormone được tiết ra từ vùng
dưới đồi (hypothalamus) và buồng trứng.


8
Hypothalamus tiết GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) vào hệ
thống động mạch vùng dưới đồi - tuyến yên làm thùy trước tuyến yên tăng tiết
FSH và LH, kích thích sự phát triển nang trứng. Trong hàng loạt các nang
phát triển, xuất hiện nang trứng phát triển nhanh hơn và trở thành nang trội.
Estradiol và Inhibin được tổng hợp từ các tế bào hạt của nang trội. Hàm lượng
estradiol tăng cao, tác động ngược dương tính vào hypothalamus, kích thích
sản xuất LH tăng cao làm nang trội giải phóng tế bào trứng. Inhibin tác động
ngược âm tính làm giảm hàm lượng FSH dưới ngưỡng cần thiết đối với sự tồn
tại của các nang còn lại, làm thoái hóa các nang trứng còn lại. Tuy nhiên, ở
hàm lượng FSH thấp nang trội vẫn có khả năng phát triển và rụng trứng do
nang trội có sự mẫn cảm với FSH nhờ sự có mặt của IGF-1 (Inhibin-like
Growth Factor-1: yếu tố sinh trưởng giống Inhibin) trong tế bào với hàm
lượng cao hơn và nang trội có thụ thể tiếp nhận LH của các tế bào hạt sớm
hơn các nang khác và do vậy nang trội phát triển đến giai đoạn rụng trứng mà
không bị thoái hóa trong điều kiện FSH thấp (Campbell et al., 1995).
Vai trò của FSH
Kích noãn tố gọi tắt là FSH, là một glycoprotein được tìm thấy ở người
và các động vật khác nhau, được tổng hợp và tiết ra bởi các tế bào nội tiết của
thùy trước tuyến yên. FSH có chức năng điều hòa quá trình sinh trưởng, phát
triển, thành thục về tính và các quá trình sinh sản của cơ thể. FSH hoạt động
thông qua sự liên kết vào các thụ thể (receptor) đặc trưng, được định vị vào một
nơi riêng biệt trên tế bào hạt của nang trứng và các tế bào hạt trên buồng trứng,
là vị trí đích để FSH hoạt động. Các nghiên cứu gần đây cho thấy FSH rất cần
thiết cho tất cả các giai đoạn phát triển của nang trứng như: chuyển hóa tiền các
tế bào hạt dẹt thành các tế bào hình lập phương, phát triển các nang trứng thứ
cấp và chuyển hóa nang trứng từ nang trứng thứ cấp thành nang trứng phát triển
do FSH ảnh hưởng trực tiếp lên sự hình thành nang. Vai trò của FSH trong sự
điều khiển phát triển các nang trứng nhỏ hơn 1mm được rất nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu và đến nay vẫn có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Một

số tác giả cho rằng FSH không có chức năng đối với các nang trứng ở trước giai

9
đoạn nang trứng thứ cấp ở bò cũng như các loài động vật có vú khác (Tanaka et
al., 2001). Song một số tác giả gần đây nghiên cứu cho thấy, FSH đóng vai trò
trong sự phát triển của nang trứng giai đoạn đầu, thiếu lượng FSH tối thiểu có
thể làm giảm tỷ lệ phát triển của nang trứng nhỏ do kéo dài thời gian cần thiết
để các tế bào hạt phát triển (Lussier et al., 1987), FSH là yếu tố đầu tiên điều
khiển quá trình phát triển của nang trứng ở tất cả các giai đoạn khác nhau. Khi
nghiên cứu mối quan hệ giữa sự xuất hiện của nang trứng trong giai đoạn đầu
của thời kỳ mang thai và hàm lượng FSH trong huyết thanh của bào thai cái,
Tanaka et al. (2001), thấy rằng trong thời kỳ bào thai cũng như ở bò trưởng
thành, số lượng của các nang trứng và các giai đoạn phát triển của nang trứng
được đánh giá thông qua sự thay đổi nồng độ FSH. Ở bò, ngay sau khi các nang
trứng nguyên thủy được hoạt hóa, thụ thể FSH được thể hiện lên các màng tế
bào hạt. Nghiên cứu ở loài gặm nhấm cho thấy FSH cần thiết cho quá trình
thành thục của tiền các tế bào hạt dẹt thành các tế bào hạt hình lập phương. Các
tế bào hình lập phương này đánh dấu cho sự chuyển đổi của quá trình hoạt hóa
nang trứng nguyên thủy thành nang trứng sơ cấp. Ức chế FSH là hạn chế quá
trình hoạt hóa nang trứng nguyên thủy thành nang trứng sơ cấp. Như vậy,
chúng ta có thể thấy rằng FSH cần thiết cho tất cả các giai đoạn phát triển của
nang trứng như chuyển hóa các tế bào hạt thành các tế bào hạt hình lập phương,
phát triển các nang trứng giai đoạn thứ cấp, chuyển hóa nang trứng từ giai đoạn
thứ cấp thành nang trứng phát triển và phát triển đến khi rụng trứng, qua đó ảnh
hưởng trực tiếp đến sự hình thành các xoang của nang trứng.
Theo Adams et al. (1992b), sự phát triển của các nang trứng ở giai đoạn
phát triển, có kích thước nhỏ hơn 1mm phụ thuộc vào nồng độ FSH trong hệ
thống tuần hoàn. Trước khi rụng trứng, nồng độ FSH của nang trứng (có kích
thước 4-5mm) lặp đi lặp lại giống như sóng và hàm lượng FSH bắt đầu giảm
sau khi nang trứng lớn hơn 5mm. Estradiol và inhibin từ nang trứng 4-5mm dần

tăng tiết tạo ra sự phản hồi âm tính cho FSH ở trục dưới đồi tuyến yên. Sự suy
giảm FSH dẫn đến hàm lượng estrogene giảm đó là cơ sở xảy ra đồng thời với
sự ưu tiên một nang trội.

10
Vai trò của LH:
Đối với gia súc cái, LH có vai trò kết hợp với FSH làm giảm sự bài tiết
của estrogen ở những nang Graff lớn, làm cho bao noãn thành thục. Sự có mặt
của LH với nồng độ cao có vai trò làm rách vách nang trứng gây rụng trứng. Một
vai trò quan trọng của LH là kích thích sự tạo và duy trì hoạt động của tế bào thể
vàng buồng trứng (thực chất của quá trình này là tăng số lượng thể nhận LH ở
các tế bào hạt dưới ảnh hưởng của FSH). Đối với con đực, LH kích thích tế bào
kẽ (tế bào Leydig) của dịch hoàn sản xuất testosteron (Cù Xuân Dần và Lê Khắc
Thận, 1985).
1.1.1.3. Quá trình mang thai
Sự phát triển của thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể, nó được
bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi đẻ xong. Trong thực tế, sự có
thai của bò được tính ngay từ ngày phối giống cuối cùng cho đến ngày đẻ. Thời
gian mang thai phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi của bò mẹ, điều kiện
nuôi dưỡng, chế độ khai thác và sử dụng, số lượng thai, đôi khi còn phụ thuộc
vào lứa đẻ hoặc tính biệt của thai. Thời gian mang thai của bò dao động trong
khoảng 278-290 ngày.
Theo Trần Trọng Thêm (1986), đối với đàn bò Holstein Friesian tại Trung
tâm giống bò sữa Hà Lan Sao Đỏ, thời gian có chửa là 279,87 ngày. Thời gian
chửa của bò Sind đỏ Philipin là 280 ngày (252-299), của bò Pakistan là 285 ngày
(257-328). Theo Rubenkop (1975) thời gian chửa ở bò lang trắng đen (LTĐ), F
2

3/4 (LTĐ), F
3

7/8 LTĐ tương ứng là: 276,5; 275,5; 276,0 ngày; các nhóm bò lai
3/4 và 5/8 máu HF của Nông trường Ba Vì tương ứng là 278,3 và 280,1 ngày
(dẫn theo Nguyễn Văn Thưởng và Trần Doãn Hối, 1982).
1.1.1.4. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là thước đo khả năng sinh sản của gia súc. Khoảng
cách lứa đẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm sinh vật của
giống, thời gian động dục lại sau đẻ, kỹ thuật phối giống, vắt sữa và cạn sữa. Ở
bò, 1 năm 1 lứa là khoảng cách lý tưởng; khoảng cách lứa đẻ dài ảnh hưởng đến

11
toàn bộ thời gian cho sản phẩm, tới tổng sản lượng sữa và số bê con được sinh
ra trong 1 đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế việc nâng cao tiến bộ di truyền. Gia súc
càng mắn đẻ, hệ số tái sản xuất càng cao. Lauhiuna (Liên Xô cũ) đã đưa ra
công thức tính hệ số tái sản xuất của bò (K
1
) (dẫn theo Nguyễn Kim Ninh,
1994) như sau:

Ở đây: T là số bê do bò cái đẻ ra; V là tuổi bò cái (năm). K
1
càng cao, hiệu
quả kinh tế càng lớn.
Sadal đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa
đẻ. Bò có khoảng cách lứa đẻ 410 ngày là bò rất tốt, 411-460 ngày là tốt, 461
ngày trở lên là bò không tốt (Nguyễn Kim Ninh, 1994).
Ở Việt Nam, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng chưa đầy đủ, khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ là 18-20 tháng, bò Lai Sind là 417 ngày (Nguyễn Văn Thưởng
và Trần Doãn Hối, 1982), bò lai F
1
(Holstein Friensian x lai Sind) là 398,6 ngày

(378 ngày nuôi dưỡng tốt và 424 ngày nuôi dưỡng kém) (Nguyễn Văn Thưởng
và Trần Doãn Hối, 1982); 540 ngày (Nguyễn Kim Ninh và Lê Trọng Lạp, 1992);
473 ngày (Trần Trọng Thêm, 1986).
1.1.1.5. Sự hồi phục sau khi đẻ
- Thời gian hồi phục tử cung sau đẻ:
Sau quá trình co bóp để đẩy thai ra ngoài, tử cung dần dần co lại (hầu
như trở lại kích thước ban đầu), quá trình đó gọi là hồi phục tử cung sau khi đẻ,
là giai đoạn sinh lý có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân tiết prostaglandin ở
thân sừng tử cung, ảnh hưởng tới khả năng động dục trở lại sau khi đẻ.
Trước đây người ta cho rằng thời gian để bộ máy sinh dục của bò cái hồi
phục hoàn toàn sau khi đẻ chỉ là 3 tuần. Những kết quả nghiên cứu sau này
chứng minh rằng thời gian này dài hơn. Đối với bò đẻ lứa đầu là 42 ngày, bò đã
đẻ nhiều lần là 50 ngày. Kích thước tử cung của bò sau khi đẻ được hồi phục trở
lại gần như bình thường vào khoảng ngày thứ 30 nhưng cần thêm 15 ngày nữa thì
trương lực cơ tử cung mới được hồi phục hoàn toàn (Sato et al., 1992a).
2
1


V
T
K

12
Phương pháp khám qua trực tràng cho biết, 4 ngày sau khi đẻ thể tích tử
cung giảm còn 1/2 và tử cung hồi phục gần như hoàn toàn khoảng ngày thứ 18
sau khi đẻ. Trong thời gian sau khi đẻ, sự phá hoại của mô nội mạc tử cung kèm
theo sự có mặt của số lượng lớn bạch cầu và việc giảm thấp lòng mạch nội mạc
tử cung, các tế bào cổ tử cung giảm về số lượng và kích thước. Những biến đổi
nhanh chóng và không cân đối có thể là một nguyên nhân làm cho tỷ lệ thụ thai

sau khi đẻ bị giảm thấp. Các mô máu bị tróc và rụng khỏi dạ con 12 ngày sau
khi đẻ. Sự tái sinh của bề mặt biểu mô ở các núm xuất hiện bằng cách lớn lên từ
mô bao bọc xung quanh và được hoàn tất sau khi đẻ 30 ngày (Nguyễn Tấn Anh
và cs., 1995). Theo Sato et al. (1992a), quá trình hồi phục tử cung bò sau khi đẻ
(nếu không biến chứng) là 45 ngày và để nội mạc tử cung trở lại trạng thái mô
bào học bình thường thì cần 15 ngày tiếp theo nữa (Nguyễn Tấn Anh và
Nguyễn Duy Hoan, 1998). Ở dê cừu sau khi đẻ 15-20 ngày, tử cung co lại bình
thường. Theo Nguyễn Trọng Tiến và cs. (1991), sau khi đẻ 60 ngày, 75% số bò
cái có cơ quan sinh dục được hồi phục, sau 75 ngày có 87%. Đối với bò đẻ khó,
sót nhau, thời gian này là 4 tháng. Tác giả cũng cho biết ở đàn bò cái sự hồi
phục tử cung phía không mang thai là 11,4 ngày. Sự co dạ con còn phụ thuộc
vào cơ thể, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quá trình đẻ và sự hộ lý chăm sóc
sau khi đẻ.
- Rụng trứng và động dục lại sau khi đẻ
Sau khi sinh, nhiều cá thể bò sẽ động dục lại và rụng trứng trong vòng 20-
30 ngày. Tuy nhiên, hiện tượng “động dục ngầm” hay là rụng trứng “thầm lặng”
thường chiếm tỷ lệ cao và những con bò này rụng trứng trở lại vào lúc 45-50
ngày. Phần lớn chúng có biểu hiện động dục và những bò như vậy thường ít có
vấn đề về sinh sản so với những bò có thời kỳ động dục kéo dài sau đẻ (Nguyễn
Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan, 1998).
Vấn đề động dục trở lại sau khi đẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng (dinh dưỡng) trong thời gian trước và sau khi đẻ. Vấn đề
dinh dưỡng và nuôi con, tiết sữa sẽ kéo dài thời gian động dục trở lại sau 100
ngày. Một số nguyên nhân khác cũng làm cho thời gian động dục lại kéo dài

13
sau đẻ là nhiễm bệnh (viêm nhiễm ở tử cung), rối loạn trao đổi chất, môi trường
sống kém
1.1.2. Sự điều hòa hoạt động sinh dục của tuyến nội tiết
Hoạt động sinh dục chịu sự điều tiết của hệ thần kinh - thể dịch, hệ thần

kinh tác động thông qua các thụ quan nhạy cảm, nơi tiếp nhận tất cả các xung
động của ngoại cảnh vào cơ thể. Đầu tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là
Hypothalamus tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) GH-RF kích thích
thùy trước tuyến yên tiết FSH, LH và các hormone đó theo máu tác động tới
buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết ra estrogen.
Ở quá trình sinh lý bình thường, trong gia súc đến tuổi trưởng thành,
buồng trứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ
thể con vật đã có sẵn một lượng nhất định về estrogen, chính estrogen tác
động lên trung khu vỏ đại não và ảnh hưởng đến hypothalamus, tạo điều kiện
cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần kinh gây tiết GnRH chu kỳ
(Gonadotropin Releasing Hormone hay là hormone giải phóng FRH và LRH)
(Trần Tiến Dũng và cs., 2002).
Hormone giải phóng FRH (Follitropin-Releasing Hormone) và LRH
(Luteinizing Releasing Hormone) được gọi chung là GnRH.
Hormone FRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH, kích tố này kích
thích sự phát triển noãn nang của buồng trứng, cũng đồng nghĩa với việc lượng
estrogen tiết ra nhiều hơn. Estrogen tác động vào các bộ phận sinh dục thứ cấp
đồng thời tác động lên trung tâm hypothalamus, vỏ đại não, gây nên hiện tượng
động dục.
Thùy trước tuyến yên tiết ra hormone LH và LRH dưới sự kích thích của
LRH. LH tác động vào buồng trứng, làm trứng chín; kết hợp với FSH làm nang
trứng vỡ ra và gây nên hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng. LRH kích
thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH (Luteino Trofic Hormone). LTH tác
động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể vàng, kích thích thể vàng phân

14
tiết progesterone. Progesterone tác động ngược lên tuyến yên ức chế phân tiết
FSH, LH và quá trình động dục chấm dứt.
Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên, tạo cơ sở tốt
cho việc làm tổ của hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung). Ở con vật có

chửa, thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesterone
được duy trì với nồng độ cao trong máu. Nếu không có chửa, thể vàng tồn tại
đến ngày thứ 15-17 của chu kỳ, sau đó teo dần, đồng thời hàm lượng
progesterone cũng giảm dần, giảm đến một mức độ nhất định nó lại cùng với
một số nhân tố khác kích thích vỏ đại não, hypothalamus, tuyến yên, lúc này
tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân tiết FSH, LH, chu kỳ sinh dục
mới lại hình thành.
Sự liên hệ giữa hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hòa
hoạt động sinh dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ
chế điều hoà ngược. Cơ chế điều hoà ngược đóng vai trò quan trọng trong việc
giữ vững “cân bằng nội tiết”.
Lợi dụng cơ chế điều hòa ngược, người ta sử dụng một lượng
progesterone đưa vào để điều khiển chu kỳ tính ở gia súc cái.
Khi đưa một lượng progesterone vào cơ thể làm cho hàm lượng
progesterone trong máu tăng lên, theo cơ chế điều hòa ngược trung khu điều
khiển sinh dục ở hypothalamus bị ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến
yên, làm cho các bao noãn tạm thời ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động
dục tạm thời ngừng lại. Sau khi kết thúc sử dụng progesterone, hàm lượng này
trong máu sẽ giảm xuống đột ngột, sự kìm hãm được giải tỏa, trung khu điều
khiển sinh dục được kích thích, kích tố FSH lại được bài tiết đã kích thích sự
phát triển của noãn nang làm cho chu kỳ động dục của bò cái (được xử lý) trở lại
hoạt động cùng một lúc. Hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một
số loại hormone khác như huyết thanh ngựa chửa (HTNC), estradiol benzoat, LH
(Cù Xuân Dần và Lê Khắc Thận, 1985).

×