Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

NHA 3m2 gia 1,5 ty : Chuyen động trời.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.82 KB, 1 trang )

Nhà” 3m2 bán 1,5 tỷ đồng
(ANTĐ) - Tiếp tục khẳng định quyết tâm xóa nhà siêu mỏng, siêu méo như lời hứa trước HĐND TP, ngày 25-2, UBND TP
Hà Nội đã làm việc với các quận, huyện, sở, ngành liên quan tìm phương án cụ thể nhằm xử lý dứt điểm, triệt để những
thửa đất, ngôi nhà kỳ dị đang hiện diện trên nhiều tuyến phố Thủ đô.
Hà Nội quyết xóa hết nhà mỏng, méo trên các tuyến phố
chính (Nhà mỏng ở phố Khuất Duy Tiến)
“Nhà” nhỏ nhất hành tinh: 1m2!
Từng là một trong những điểm nóng của thành phố về GPMB xây dựng các tuyến đường mới, quận Thanh Xuân có tới 81 trường
hợp nhà siêu mỏng, siêu méo. Trong đó, có 73 trường hợp phát sinh sau thời điểm năm 2005. Dù quận này khẳng định, không
cấp phép xây dựng cho trường hợp đất dưới 15m2 cũng như thửa đất có kích thước không phù hợp nhưng nhiều ngôi nhà kỳ dị
vẫn mọc lên trên các tuyến phố mới. Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, ông Hoàng Công Hồng cho biết, tới nay, quận đã thống
kê, rà soát và xử lý bước đầu. Hàng chục trường hợp đã tự hợp khối hoặc bị cưỡng chế. Giờ chỉ còn lại 9 trường hợp mỏng méo
đặc biệt khó xử lý.
Trong đó, có trường hợp trên đường Lê Văn Lương đất chỉ rộng có 2,52m2. Đặc biệt nhất có lẽ là trường hợp trên phố Nguyễn
Xiển: chỉ rộng có 1 m2! Ông Hoàng Công Hồng nói: “Xử lý nhà mỏng, méo chưa được kịp thời trong khi chính sách GPMB còn bất
cập. Thêm vào đó, phần diện tích còn lại sau GPMB, dù rất nhỏ, nhưng lại có giá trị tăng cao sau mở đường nên việc hợp khối là
rất khó khăn. Dù biết gây mất mỹ quan đô thị nhưng dân vẫn cố giữ bằng được. Như trường hợp ở phường Hạ Đình, có chưa đầy
3m2 mà đòi 1,5 tỷ đồng thì sao hợp khối được ”.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu bổ sung thêm, không chỉ khó do người bên trong muốn giá thấp, người
bên ngoài muốn giá cao, hợp khối còn mắc ở lĩnh vực pháp lý. Ông nói: “Hợp khối thực chất là chuyển nhượng, mua bán. Thế
nên, hai bên phải ra công chứng song cơ quan công chứng thường không nhận hồ sơ vì đa số đất mỏng, méo chỉ hợp lệ chứ
không hợp pháp, thiếu giấy tờ pháp lý ”.
Đất méo sẽ được bồi thường ra sao?
Thống nhất với chủ trương sẽ thu hồi các thửa đất mỏng, méo, hình thù kỳ dị không đủ điều kiện xây dựng song các quận, huyện
còn khá nhiều băn khoăn. Cụ thể, nếu thu hồi, giá bồi thường sẽ áp dụng hình thức nào? Giá đất do UBND TP ban hành hàng
năm hay quận, huyện thành lập hội đồng tư vấn định giá. Ở trường hợp một, giá đất mặt đường Khuất Duy Tiến chỉ khoảng 40
triệu đồng/m2, e dân sẽ chê thấp, khó GPMB. Song, ngược lại, nếu định giá cao hơn, sẽ ảnh hưởng lớn tới công tác GPMB chung
trên địa bàn thành phố. Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu nghiêng về phương án I bởi “nếu áp dụng
phương án II sẽ gây mất công bằng với các hộ dân đã GPMB trước đó”. Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cũng đồng tình: “Cùng một
vị trí, vừa bồi thường giá do thành phố quy định, giờ nếu đặt giá đất khác là không thể được, nên đồng nhất một giá ”.
Ông Phí Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội cũng cho rằng, nên áp dụng giá đất do thành phố quy định nhân


với hệ số để hỗ trợ người dân. Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, trước ngày 25-4, quận Thanh Xuân phải trình thành phố
phương án cụ thể đối với từng trường hợp mỏng, méo còn tồn tại trên địa bàn. Ông nói: “Thành phố chọn làm “điểm” ở Thanh
Xuân. Cùng lúc, các quận, huyện khác cũng phải khẩn trương. Thành phố sẽ liên tiếp về làm việc với từng địa bàn ”.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Khắc Thọ cảnh báo: “Với các thửa đất mỏng, méo đã cưỡng chế công trình, quận phải theo
dõi, quản lý chặt chẽ. Bởi nếu buông lỏng quản lý, chỉ 1-2 ngày là lại có công trình mọc lên ”. Ông Phí Thái Bình cũng cho biết, để
không phát sinh thêm nhà mỏng, nhà méo ở các tuyến phố mới, khi triển khai các dự án giao thông sau này, thành phố chỉ xem
xét, phê duyệt dự án khi có quy hoạch hai bên tuyến đường kèm theo.
Chính Trung

×