Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.52 KB, 39 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Sinh viên thực hiện
LƯ THỊ YẾN THANH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG Á
CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ NGÀNH: 52340201
Tháng 6, 2014
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Sinh viên thực hiện
LƯ THỊ YẾN THANH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG Á
CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ NGÀNH: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN THÉP
Tháng 6, 2014
MỤC LỤC
Trang
PHẦN GIỚI THIỆU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2


1. Mục tiêu chung 2
2. Mục tiêu cụ thể 2
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn của NHTM 7
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á 10
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng thuơng mại cổ phần Đông á 10
2.1.1. Lịch sử hình thành 10
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông á 11
2.2. Phân tích hoạt động huy động vốn của NHTMCP Đông á 14
2.2.1 Phân tích tình hình hoạt động huy động vốn của NHTMCP Đông á từ
năm 2011 đến năm 2013 14
2.2.2 Đánh giá chung tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng 20
2.2.2.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 21
2.2.2.2 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn huy động 22
2.2.2.3 Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn 24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NHTMCP ĐÔNG Á 26
PHẦN KẾT LUẬN 29
3
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần
Đông á giai đoạn 2011- 2013 12
Bảng 2.2.1.3.a : Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng của NHTMCP Đông á

giai đoạn 2011 – 2013 17
Bảng 2.3.1.1.b : Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn của NHTMCP Đông á
giai đoạn 2011 – 2013 18
Bảng 2.3.1.1.c : Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo hình thức của NHTMCP Đông á
giai đoạn 2011 – 2013 19
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.2.1: Tình hình nguồn vốn của NHTMCP Đông á giai đoạn 2011-2013 15
Hình 2.2.1.1: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần
Đông á giai đoạn 2011-2013 21
Hình 2.2.1.2: Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn huy động của NHTMCP Đông á giai
đoạn 2011-2013 23
Hình 2.2.1.4: Sự biến động tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của ngân
hàng thương mại cổ phần Đông á giai đoạn 2011-2013 24
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TG : Tiền gửi
TCTD : Tổ chức tín dụng
VNĐ : Việt Nam đồng
ATM : Automated teller machi
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng thương mại cổ phần Đông á trong 3
năm 2011, 2012, 2013.
2) Báo cáo thường niên của ngân hàng thương mại cổ phần Đông á trong 3 năm
2011, 2012, 2013.
3) Luật các tổ chức tín dụng 2010.
4) PGS.TS Phan Thị Thu Hà , 2009. Quản trị ngân hàng thương mại: Nhà xuất

bản giao thông vận tải.
5) Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương
mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản đại học Cần Thơ.
6) Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.
7) Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng.
5
PHẦN GIỚI THIỆU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, đặc biệt kể từ khi nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới cho đến nay nền
kinh tế đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Góp phần không nhỏ vào
thành công này phải kể đến hệ thống ngân hàng, ngân hàng đóng vai trò rất quan
trọng chi phối đến tất cả các ngành nghề và kể cả quá trình thực hiện chính sách
của nhà nước. Nên có thể nói sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng là
mang tính cấp thiết. Như chúng ta đã biết, hoạt động của ngân hàng chính là một
cầu nối, trung gian tài chính để giúp các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động một
cách hiệu quả nhất. Và để thực hiện được tốt chức năng cầu nối ngân hàng phải
cần đến một lượng vốn rất lớn để làm nền tảng cho việc cung ứng vốn cho sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, huy động vốn đối với ngân hàng luôn là vấn đề được đặt
lên hàng đầu, bởi lẽ ngân hàng không thể chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu để cho vay
như thế ngân hàng không thể đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn trên thị
trường. Hơn nữa, thực tiễn kinh doanh hiện nay cho thấy việc cạnh tranh trong
hoạt động huy động vốn càng trở nên quyết liệt và khó khăn hơn khi hàng loạt
các ngân hàng ra đời và sự chi phối từ chính sách của nhà nước. Điều đó càng
khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động của ngân
hàng.
Nhưng trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta cũng gặp không ít

những khó khăn vấn đề lớn hiện nay là vốn do tình hình sản xuất kinh doanh bị trì
trệ đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp thiếu vốn để kinh
doanh, nhà nước cũng thiếu vốn để trang trải chi tiêu và đầu tư. Hơn thế nữa, để
kiềm chế lạm phát tăng cao ngân hàng nhà nước đã đưa ra những chính sách thắt
chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắc buộc, ấn định lãi suất huy động…đã làm cho
hoạt động huy động vốn trong ngân hàng đối mặt với nhiều thách thức. Trong khi
đó, nhu cầu về vốn của khách hàng tăng trong khi ngân hàng lại thiếu vốn để cho
6
vay. Chính vì thế, các ngân hàng cần không ngừng nâng cao khả năng thu hút
vốn. Nếu chỉ tập trung vào huy động vốn mà không tìm được nguồn vay, vốn ứ
động là hoàn toàn không có lợi cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có giải
pháp thích hợp để tăng khả năng thu hút nguồn vốn huy động như thế nào để có
nguồn vốn phải vừa ổn định vừa đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách
hàng. Hoạt động huy động vốn có hiệu quả mới thúc đẩy các hoạt động khác hoạt
động có kết quả tốt qua đó giúp ngân hàng có thể phát triển hơn và nâng cao được
vị thế.
Đứng trước những thử thách và cơ hội trong tiến trình đổi mới, thì việc nâng
cao khả năng thu hút vốn của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn là cần
thiết đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói chung và ngân hàng
thương mại cổ phần Đông á nói riêng. Nhận định được tầm quan trọng đó, ngân
hàng thương mại cổ phần Đông á một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên tại Việt Nam có những kinh nghiệm và chiến lược gì để vừa có
được nguồn vốn hợp lý nhất và hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài
chính ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ngân hàng tìm cho mình
lối đi và khẳng dịnh thương hiệu riêng để không ngừng hoàn thiện bản thân như
thế nào.
Xuất phát từ vấn đề đó, nên em chọn chuyên đề “ Phân tích hoạt động huy
động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông á” với mong muốn tiếp thu
thêm những kiến thức mới cho bản thân cũng như để hiểu rõ hơn về hoạt động
của ngân hàng nhất là trong công tác huy động vốn.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông á
trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 để đề ra một số giải pháp nâng cao
khả năng thu hút vốn cho ngân hàng.
7
2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hoạt động huy động vốn trong ngân hàng từ năm 2011 đến năm
2013 để đánh giá được tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Đánh tình hình công tác huy động vốn của NHTMCP Đông á giai đoạn từ
năm 2011 đến năm 2013.
Qua việc phân tích hoạt động huy động vốn đề xuất một số giải pháp nâng
cao hiệu quả huy động thu hút nguồn vốn cho ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tình hình huy động vốn qua các thông tin và số liệu trong
báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Đông á từ năm 2011 đến
năm 2013.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay và đầu tư và
cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó, huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn
cho ngân hàng và đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân
hàng. Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn đi
vay và nguồn vốn khác.
1.1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Nguồn vốn tự có
Vốn tự có là số vốn tối thiểu bắt buộc phải có đối với bất kỳ NHTM nào, để

có thể được coi là đủ điều kiện để được phép tiến hành hoạt động kinh doanh, là
cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác.
Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2
Trong vốn cấp 1 có vốn của ngân hàng và các quỹ. Vốn của ngân hàng hay
vốn điều lệ là số vốn ban đầu được ghi trong điều lệ hoạt động của các NHTM
khi đi vào hoạt động. Vốn điều lệ của ngân hàng là do các chủ sỡ hữu ngân hàng
đóng góp và phụ thuộc vào hình thức sở hữu ngân hàng. Mặc dù vốn điều lệ chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, nhưng có ý
nghĩa rất quan trọng cho sự tồn tại của ngân hàng. Ngoài ra đóng góp vào vốn cấp
1 của ngân hàng còn có các quỹ. Ngân hàng có nhiều nguồn quỹ, mỗi quỹ có mục
đích khác nhau. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ với mức trích là 5% trên lợi
nhuận ròng và các quỹ khác như quỹ đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ phát triển
nghiệp vụ ngân hàng…
Vốn cấp 2 bao gồm trái chuyển đổi, các công cụ nợ khác, dự phòng chung,
50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại, 40% giá trị tăng thêm
của chứng khoán đầu tư. Vốn cấp 2 chỉ được tính khi xác định tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu.
9
1.1.1.2. Nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức
và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác.
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan
trọng nhất của ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn huy động trong hoạt động của ngân hàng thương mại có các vai
trò sau:
+ Vốn huy động quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
+ Vốn huy động quyết định đến năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của
ngân hàng trên thị trường tài chính.
+ Vốn huy động quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác.

+ Vốn huy động góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường.
Ngân hàng thương mại huy động vốn bằng các hình thức như:
a. Huy động vốn tiền gửi
Nguồn vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn được huy động từ tiền nhàn rỗi
của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do những thành phần này họ có
nguồn thu nhập, muốn đầu tư và để phòng ngừa rủi ro.
Huy động vốn tiền gửi có thể được thực hiện dưới hình thức huy động tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác.
Tiền gửi huy động của ngân hàng được chia theo nhóm khách hàng
+ Tiền gửi của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế bao gồm:
Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch): Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc
cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ.Trong phạm vi
số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp cá nhân đều được ngân
hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể
đuợc nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất tiền gửi này
rất thấp, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với
10
mức phí thấp ( PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại ,2009,
trang 39).
Tiền gửi theo kỳ hạn: Người gửi tiền không được sử dụng các hình thức
thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn.Tiền gửi
có kỳ hạn được hưởng mức lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn tùy theo thời
hạn gửi tiền của khách hàng.
+ Tiền gửi đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình bao gồm:
Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài
khoản tiền gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm,
được hưởng lãi theo qui định của ngân hàng nhận gửi tiết kiệm.
Tài khoản tiền gửi cá nhân: là loại tiền gửi mà từng cá nhân mở tài khoản tại
ngân hàng để được sử dụng các tiện ích như các loại thẻ ATM và thẻ thanh toán
khác…

+ Tiền gửi khác: Tiền gửi vốn chuyên dùng, Tiền gửi của các tổ chức tín
dụng khác, Tiền gửi kho bạc nhà nước….
b. Vốn huy động bằng các chứng từ có giá
Ở Việt Nam hiện nay, khi các ngân hàng cần huy động số vốn lớn và ổn
định một cách nhanh chóng thì ngân hàng có thể phát hành các loại giấy tờ có giá
như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi.
Giấy tờ có giá ngắn hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 1 năm bao gồm
kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác.
Giấy tờ có giá dài hạn: là giấy tờ có giá có thời hạn từ 1 năm trở lên kể từ
khi phát hành đến khi đáo hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
c. Nguồn vốn huy động khác
Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tận dụng các nguồn vốn huy động khác như
tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền tạm giữ tiền đang chuyển,các
khoản khác.
11
1.1.2.3. Nguồn vốn đi vay
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong ngắn hạn tạm thời có ngân
hàng thừa vốn nhưng cũng có ngân hàng lại thiếu vốn làm phát sinh nhu cầu đi
vay và cho vay lẫn nhau.Trường hợp ngân hàng thương mại không thể vay ở các
ngân hàng khác thì cũng có thể vay từ ngân hàng trung ương. Nguồn vốn đi vay
bao gồm:
Vay của các tổ chức tín dụng khác: đây là khoản tiền mà các ngân hàng vay
mượn lẫn nhau, các ngân hàng thừa vốn sẵn lòng cho các ngân hàng đang thiếu
vốn cung cấp cho các hoạt động của mình.
Vay của ngân hàng Trung ương: đây là khoản vay nhằm giải quyết vấn đề
cấp bách trong chi trả của ngân hàng. Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng
vay dưới hình thức: Tái cấp vốn, chiết khấu chứng từ có giá trị ngắn hạn.
1.1.2.4. Nguồn vốn khác
Nguồn vốn hình thành trong thanh toán từ việc tổ chức thực hiện thanh toán

cho doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng cũng có thể huy động được một bộ phận
vốn đáng kể từ những qui định ký quỹ trong thanh toán.
Trong quá trình thực hiện thanh toán qua ngân hàng giữa các khách hàng,
NHTM huy động được vốn tiền tệ nhàn rỗi dưới các hình thức sau: do chênh lệch
giữa thời điểm trích tài khoản của người phải trả và thời điểm ghi có cho người
thụ hưởng hoặc trong quá trình thanh toán có một số hình thức thanh toán phải
lưu ký tiền vào tài khoản riêng ví dụ như séc bảo chi trả, thư tín dụng, thẻ thanh
toán ký quỹ….
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại
1.1.2.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động =
Tổng dư nợ
Tổng vốn huy động
12
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn
huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn
thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân
hàng chưa tốt, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản. Ngược lại, tỷ lệ này quá
thấp có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao.
Theo thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước nội
dung thông tư này quy định các ngân hàng sẽ được phép cho vay trên 80% vốn
huy động.
1.1.2.2 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn huy động
Tỷ lệ vốn tự có trên tổng vốn huy động =
Trong đó:
Vốn tự có là toàn bộ vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ
khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận không chia.
Tổng vốn huy động bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn, tiền

gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi
Tỷ lệ này có ý nghĩa giúp nhà phân tích xác định khả năng và quy mô thu
hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng.
1.1.2.3 Tỷ trọng từng từng loại tiền gửi
Tỷ trọng từng từng loại tiền gửi =
Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi
có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản…do đó, việc xác định rõ cơ
Vốn tự có
Tổng vốn huy động
Số dư từng loại tiền gửi
x 100%
Tổng vốn huy động
13
cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế các loại rủi ro và tối thiểu hóa chi
phí đầu vào cho ngân hàng.
1.1.2.4. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn =
Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng huy động vốn của ngân hàng, trong 1 đồng
vốn có bao nhiêu đồng vốn huy động mà ngân hàng huy động từ bên ngoài. Chỉ
số này có ý nghĩa giúp xác định rõ khả năng và quy mô thu hút vốn của ngân
hàng,chỉ số này càng lớn thì hiệu quả huy động vốn của ngân hàng càng cao và
tạo điều kiện cho ngân hàng có đủ nguồn tiền để cho vay.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập, thống kê các thông tin số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính hợp
nhất của ngân hàng thương mại cổ phần Đông á trong 3 năm 2011, 2012, 2013.
1.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích tổng quát: Nhận xét chung về tình hình nguồn vốn
huy động để có thể đưa ra một đánh giá tổng quát hoạt động huy động vốn của
ngân hàng.

Phân tích các số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả với kỹ thuật so sánh
để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đề ra biện pháp quản trị tốt
nguồn vốn huy động một cách hợp lý nhất.
Phương pháp so sánh tỷ trọng từng khoản mục: Phương pháp này xác định
phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố cần xem xét.
Vốn huy động
Tổng nguồn vốn
14
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng thuơng mại cổ phần Đông á
2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông á là ngân hàng cổ phần đầu tiên
được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào 1/7/1992 trong bối cảnh nền
kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và ràng buộc. Từ đó đến nay ngân hàng đã
sở hữu gần 7 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ban đầu khi chỉ có số
vốn điều lệ là 20 tỷ đồng ngân hàng Đông á đã phải đối mặt với nhiều thách thức
nhưng với sự nổ lực của mình ngân hàng Đông á đã tạo được uy tín cao trên thị
trường. Không ngừng lớn mạnh ngân hàng đã đạt mức vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng
vào năm 2013 và đã có 240 chi nhánh phòng giao dịch đặt 50 tỉnh thành với hơn
1500 máy ATM. Ngoài ra, ngân hàng còn sở hữu khối lượng tài sản là 74.920 tỷ
đồng và hệ thống nhân sự của ngân hàng lên đến 4.827 người. Trải qua chặng
đường 24 năm hoạt động, ngân hàng đã ổn định và không ngừng phát triển vinh
dự được NHNN Việt Nam đánh giá là NHTMCP hoạt động có hiệu quả và đạt
được nhiều thành tựu nổi trội. Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn những
năm qua hàng loạt các ngân hàng vướng phải nhiều tai tiếng ảnh hưởng xấu đến
ngân hàng hoặc tồi tệ hơn đã có một số ngân hàng buộc phải sát nhập nhưng ngân
hàng Đông á với sức mạnh nội tại đi cùng chiến lược đổi mới, an toàn và phát
triển vững chắc đã khẳng định được vị thế của mình. Ngân hàng Đông á còn được

đánh giá là một trong những ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao, là tổ chức với
15
sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu
quả và tiềm năng phát triển dài hạn theo kết quả sếp hạng chỉ số tín nhiệm Việt
Nam năm 2012. Định hướng phát triển trong những năm tới của ngân hàng Đông
á sẽ vững tin tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới và phát triển với các nhiệm vụ
trọng tâm phát triển các lĩnh vực thế mạnh như các sản phẩm về dịch vụ tài chính,
ngân hàng và các sản phẩm thẻ, xây dựng mô hình kinh doanh chiến lược mới,
nâng cao các nguồn thu phí, quản lý chi phí hiệu quả, nhằm đáp ứng các yêu cầu
của giai đoạn phát triển tiếp theo với tầm nhìn tới năm 2020 là trở thành tập đoàn
tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam – vươn ra quốc tế, được khách hàng yêu
mến, tín nhiệm và giới thiệu. Bên cạnh đó, ngân hàng Đông á luôn lắng nghe ý
kiến của khách hàng để cải tiến và đa dạng hoá dịch vụ, kết hợp mọi nguồn lực để
thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của ngân hàng. Không
những thế ngân hàng còn rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng xã
hội góp phần phát triển đất nước. Ngân hàng ra sức phát triển khẳng định hình
ảnh là “ngân hàng trách nhiệm, ngân hàng của những trái tim”.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Trong tình hình biến động thị trường tài chính của những năm vừa qua
làm tổng cầu suy giảm gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động
ngân hàng kết quả là lợi nhuận của cả hệ thống ngân hàng bị sụt giảm nghiêm
trọng không chỉ riêng NHTMCP Đông á. Để nắm được tình hình hoạt động
của ngân hàng Đông á trong những năm vừa qua ta đi tìm hiểu các chỉ tiêu
phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở bảng 2.2:
16
Bảng 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông á giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năm 2012 so với
năm 2011

Năm 2012 so với
năm 2011
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
%
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
%
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
lệ %
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
lệ %

Tổng thu nhập cùa
ngân hàng
8.272.172 100 8.596.158 100 7.242.775 100 323.986 3,92 (1.353.383) -15,74
Thu nhập lãi và các
thu nhập tương tự
7.348.942 88,84 7.457.648 86,76 6.577.505 90,81 108.706 1,48 (880.143) -11,80
Thu nhập từ hoạt
động dịch vụ
466.687 5,64 528.768 6,15 624.811 8,63 62.081 13,30 96.043 18,16
Thu nhập khác 456.543 5,52 193.285 2,25 40.459 0,56 (263.258) -57,66 (152.826) -79,07
Tổng chi phí của
ngân hàng
7.016.665 100 7.819.002 100 6.812.580 100 802.337 11,43 (1.006.422) -12,87
Chi phí lãi và các
chi phí tương tự
4.881.882 69,58 4.963.253 63,48 4.349.923 63,85 81.371 1,67 (613.330) -12,36
Chi phí hoạt động
dịch vụ
84.433 1,20 120.071 1,54 207.162 3,04 35.638 42,21 87.091 72,53
Chi phí khác 1.754.174 25,00 2.103.894 26,91 1.696.651 24,90 349.720 19,94 (407.243) -19,36
Chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
296.176 4,22 631.784 8,08 558.844 8,20 335.608 113,31 (72.940) -11,55
Lợi nhuận trước
thuế
1.255.507 100 777.156 100 430.195 100 (478.351) -38,10 (346.961) -44,64
Lợi nhuận sau thuế 947.156 100 577.214 100 328.148 100 (369.942) -39,06 (249.066) -43,15
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất NHTMCP Đông á năm 2011,2012,2013
17
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh .Vì vậy, phân tích

lợi nhuận là phần không thể thiếu trong đánh giá tình hình của ngân hàng. Bước
qua cuộc khủng hoảng toàn cầu trước đó ngân hàng Đông á đã có dấu hiệu hồi
phục trở lại nhưng sang năm 2012 ngân hàng tiếp tục đối mặt với khó khăn
thử thách khác làm lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh cụ thể năm 2011 lợi
nhuận trước thuế của ngân hàng là 1.255.507 triệu đồng nhưng sang năm
2012 lợi nhuận trước thuế giảm còn 777.156 triệu đồng và năm 2013 chỉ còn
430.195 triệu đồng. Năm 2012 chi phí tăng cao, lợi nhuận năm đó sụt giảm
nhiều nhất. Với chủ trương không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, không mạo
hiểm nhưng lợi nhuận của ngân hàng Đông á vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi
những xáo trộn suy thoái của thị trường, với tình hình khó khăn chung của
nền kinh tế, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đi xuống, chi phí tài
chính cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, ngân hàng Đông á
cũng không tránh khỏi vấn đề chung của toàn ngành là nợ xấu tăng cao. Việc
tăng nợ xấu dẫn đến hệ quả tăng chi phí cho trích lập dự phòng rủi tín dụng
và ngân hàng còn phải chịu một khoản lỗ lớn do việc tất toán vàng vào cuối
năm 2012 đã khiến lợi nhuận tụt dốc rất nhanh.
Thu nhập từ lãi vay và các khoản thu nhập tương tự là kênh thu nhập chủ
lực của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập. Mặc dù có nhiều
biến động nhưng tỷ trọng vẫn luôn chiếm trên 86% tổng thu nhập của ngân hàng.
Năm 2013 thu nhập từ lãi vay và các khoản thu nhập tương tự của ngân hàng biến
động nhiều nhất giảm đến 880.143 triệu đồng do tình hình kinh tế khó khăn. Thu
nhập từ hoạt động dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng không cao chỉ khoảng 5,6% tổng
thu nhập vào năm 2011 nhưng vẫn là hoạt động quan trọng của ngân hàng. Ngoài
những khoản thu nhập chính trên, còn có các khoản khác cũng đóng góp không
nhỏ vào thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ
hoạt động kinh doanh, thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần, thu nhập
khác.
18
Khoản mục chi phí của ngân hàng biến động qua 3 năm nhưng vào năm
2012 tăng nhanh nhất đo ngân hàng phải thực hiện theo quyết định của ngân hàng

nhà nước về việc tất toán, trả vàng cho người gửi đồng thời khoản mục chi phí
tăng do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến. Qua bảng 2.2 cho
thấy tốc độ tăng của thu nhập không theo kịp tốc độ tăng chi phí đã kéo lợi nhuận
ngân hàng giảm đáng kể. Trong tổng chi phí của ngân hàng thì chi phí lãi và các
chi phí tương tự chiếm tỷ trọng cao nhất do huy động vốn và cho vay là hoạt động
chủ yếu của ngân hàng. Bên cạnh đó khoản mục chi phí tăng nhanh nhất chính là
chi phí rủi ro tín dụng. Năm 2012 có thể nói là năm khủng hoảng của nợ xấu đây
là nguyên nhân góp phần làm lợi nhuận sụt giảm không chỉ riêng đối với ngân
hàng Đông á.
2.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của NHTMCP Đông á
2.2.1 Phân tích tình hình hoạt động huy động vốn của NHTMCP Đông á
từ năm 2011 đến năm 2013
Với tình hình kinh tế trong 3 năm 2011 đến năm 2013 không mấy khả quan
cho hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế nước ta. Để tồn tại và hoạt động tốt
trước tiên ngân hàng cần phải có được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho các hoạt
động cho vay và dịch vụ của ngân hàng. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân
hàng không thể phủ nhận vai trò to lớn của vốn huy động, nó chiếm một tỷ trọng
rất lớn trong nguồn vốn hoạt động. Đối với ngân hàng thương mại vốn huy động
là nguồn vốn có vai trò quan trọng và luôn chiếm tỷ cao trong tổng nguồn vốn.
Đặc biệt trong những năm gần đây các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt để huy
động vốn. Vì vậy ngân hàng tập trung tăng trưởng nguồn vốn của mình với nhiều
hình thức khác nhau và đưa ra nhiều hình thức và kênh huy động vốn khác nhau
để gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng như: dịch vụ chăm sóc khách hàng, cạnh
tranh lãi suất và hàng loạt các trương trình khuyến mãi ưu đãi khách hàng.
Hiểu được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng,
ngân hàng Đông á đã có những chiến lược phát triển riêng để tăng trưởng nguồn
19
vốn cho mình. Và tình hình nguồn vốn trong 3 năm qua của ngân hàng Đông á
được thể hiện cụ thể ở hình 2.2.1:
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của NHTMCP Đông á năm 2011, 2012, 2013

Hình 2.2.1 Tình hình nguồn vốn của NHTMCP Đông á giai đoạn 2011-2013
Qua hình 2.2.1 ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng qua mỗi năm, trong đó
sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động quyết định sự tăng trưởng của tổng
nguồn vốn vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động
có được là do công tác huy động vốn trong những năm nay đã được coi trọng và
dần hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức của người dân ngày
càng được nâng cao. Để duy trì được tốc độ tăng trưởng này ngân hàng cần
thường xuyên đưa ra nhiều chính sách thu hút nhiều khách hàng mới. Bên cạnh
đó, vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ trọng nhưng nó thể hiện được quy mô và khả
năng cạnh tranh của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Để đánh giá được tình hình công tác huy động vốn ta cần xem xét đến
những biến động của từng loại tiền gửi trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi. Cơ cấu
nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định đến chi phí vì
thế sự biến động của từng khoản mục nguồn vốn luôn được ngân hàng coi trọng
và tập trung phát tiển một cách hiệu quả nhất. Tỷ trọng từng loại tiền gửi giúp xác
định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu
khác nhau về chi phí và tính thanh khoản. Vì vậy việc xác định tỷ trọng của từng
20
khoản mục tiền gửi trong cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng có kế hoạch
hạn chế được rủi ro và giảm chi phí đầu vào cho ngân hàng.
Nhìn chung, ta thấy tỷ trọng tiền gửi của khách hàng tăng nhanh qua từng
năm. Năm 2011 là tiền gửi của khách hàng chiếm 60,37% trong tổng vốn huy
động nhưng đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 94,28% nguyên nhân là do tình hình
kinh tế khó khăn các doanh nghiệp hoạt động trì trệ, thị trường bất động sản bị
đóng băng, tỷ suất sinh lời thấp… vì vậy người dân họ không muốn mạo hiểm
đầu tư vào các lĩnh vực này nên gửi tiền vào ngân hàng là lựa chọn tối ưu vì tính
an toàn và hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau về lãi suất huy động.
Ngược lại, tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có
giá qua 3 năm lại giảm chủ yếu là do việc sản xuất kinh doanh thu hẹp.
Cơ cấu nguồn vốn huy động bằng tiền gửi được chia thành cơ cấu nguồn

vốn theo đối tượng, theo kỳ hạn, theo hình thức huy động.
Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng:
Tiền gửi theo đối tượng có vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của
ngân hàng. Nếu đánh giá tình hình huy động vốn theo đối tượng thì nguồn vốn
của ngân hàng chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại tiền gửi của tổ chức kinh tế,
tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của các đối tượng khác và tiền gửi của tổ chức tín
dụng khác. Để biết được công tác huy động vốn tiền gửi của ngân hàng có hiệu
quả hay không cần xem xét đến những biến động trong cơ cấu thay đổi như thế
nào không những năm qua. Tình hình nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng của
NHTMCP Đông á giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 2.3.1.1.a:
21
Bảng 2.2.1.3.a : Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng của NHTMCP Đông á
giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)

TG của tổ
chức kinh
tế 4.546.004 11,29 4.741.348 8,97 5.534.998 8,35
TG của cá
nhân 31.502.761 78,27 44.880.708 84,95 58.448.843 88,17
TG của các
đối tượng
khác 15.248 0,04 1.168.187 2,21 1.102.950 1,66
TG của
TCTD khác 4.186.819 10,40 2.039.900 3,86 1.203.024 1,81
Tổng tiền
gửi 40.250.832 100 52.830.143 100 66.289.815 100
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của NHTMCP Đông á năm 2011, 2012, 2013
Qua quan sát tiền gửi của cá nhân nguồn thu quan trọng của ngân hàng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn tiền gửi của ngân hàng. Tiền gửi của cá
nhân tăng dần qua mỗi năm và chiếm tỷ trọng cao gần 80% trong tổng tiền gửi cụ
thể đạt 78,27% vào năm 2011, 84,95% năm 2012 và 88,17% năm 2013. Tiền gửi
của tổ chức kinh tế tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng của loại tiền gửi này lại
giảm so với tổng tiền gửi. Nguyên nhân của sự biến động thành phần tiền gửi của
tổ chức kinh tế là do tình hình nền kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ,
thị trường bất động sản đóng băng, sự biến động của lãi suất, lạm phát tăng
cao…. và phải chiu sự tác động của các chính sách từ phía nhà nước làm cho các
doanh nghiệp thiếu vốn ngân hàng cũng không huy động được nguồn vốn tốt và ở
khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì đối tượng chủ yếu của ngân hàng
Đông á là các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích
chủ yếu là để thanh toán. Hơn thế nữa, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá
nhân tăng mạnh và khá ổn định do ngân hàng tập trung vào huy động nguồn vốn
22
từ dân cư bởi tính ổn định của nguồn tiền này là khá cao. Bên cạnh đó, khoản
mục tiền gửi của các TCTD khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 10,4% vào

năm 2011 nhưng giảm xuống 3,86% năm 2012 và giảm chỉ còn 1,81% năm 2013
nguồn tiền gửi này giảm liên tục qua 3 năm.Từ những điều trên cho ta thấy trong
tổng nguồn vốn tiền gửi huy động của ngân hàng thì tiền gửi từ dân cư là chủ yếu
chiếm tỷ trọng cao nhất tạo nên thế mạnh của ngân hàng.
Xét trên quy mô nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng tăng dần qua các năm.
Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng thì tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ
trọng cao nhất và không thể phủ nhận sự đóng góp của các khoản mục tiền gửi
của tổ chức kinh tế và TCTD khác tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng chi phí quản lý
nguồn tiền này sẽ thấp hơn tiền gửi của cá nhân. Qua đó, ngân hàng duy trì được
một cơ cấu tương đối hợp lý tập trung vào thế mạnh của mình.
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:
Nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn cũng góp phần đánh giá được tính ổn định
và hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi. Sự tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế và chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm chế lạm phát đã ảnh hưởng như thế
nào đến tâm lý gửi tiền theo kỳ hạn của người dân như thế nào. Xuất phát từ vấn
đề này, ta có bảng 2.3.1.1.b thể hiện cơ cấu tỷ trọng tiền gửi theo kỳ hạn.
Bảng 2.3.1.1.b : Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn của NHTMCP Đông á
giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dư
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng

(%)
Số dư
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tiền gửi
không kỳ hạn 5.734.134 14,25 6.972.636 13,19 9.063.770 13,67
Tiền gửi có
kỳ hạn 34.108.059 84,74 45.225.383 85,61 56.594.515 85,38
Tiền gửi ký
quỹ 368.502 0,91 554.541 1,05 516.702 0,78
Tiền gửi vốn
chuyên dùng 40.137 0,10 77.583 0,15 114.828 0,17
Tổng tiền gửi 40.250.832 100 52.830.143 100 66.289.815 100
23
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của NHTMCP Đông á năm 2011, 2012, 2013
Từ bảng trên ta thấy khoản mục tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất
và có xu hướng tăng trưởng nhanh qua từng năm chiếm 84,74% trong tổng nguồn
vốn tiền gửi năm 2011, 85,61% năm 2012 và 85,38% năm 2013 và đây là nguồn
vốn thiết yếu để ngân hàng thực hiện các hoạt động cấp tín dụng. Qua đó, việc
tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn còn thể hiện niềm tin của người dân
vào ngân hàng. Về phía ngân hàng thì khoản mục tiền gửi có kỳ hạn lại có tính ổn
định cao hơn so với các nguồn vốn khác, đặc biệt rất nhạy cảm với lãi suất và
chịu chi phí cao, nên ngân hàng cần có chính sách quản lý cho phù hợp để vừa có
được nguồn vốn dồi dào vừa quản trị tốt được rủi ro thanh khoản. Trong cơ cấu
nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn ngoài tiền gửi có kỳ hạn còn có tiền gửi không kỳ
hạn tuy không chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng khá quan trọng. Từ năm 2011 đến
2013 loại tiền gửi không kỳ hạn này đã tăng lên khoản 3.329.636 triệu đồng
nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trình độ của người dân ngày càng cao

và nhà nước cũng khuyến khích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Về
phía ngân hàng cũng chú trọng phát triển gia tăng tăng loại tiền gửi không kỳ hạn
vì tính ổn định kém nhưng chi phí lại thấp.
Cơ cấu vốn huy động theo hình thức
Ngoài việc xem xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng và kỳ hạn còn có thể
xem xét cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động.Cơ cấu này được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 2.3.1.1.c : Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi theo hình thức của NHTMCP Đông á
giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dư
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
(triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
TG bằng
VNĐ
33.965.168 84,38 47.562.329 90,03 60.704.936 91,58

TG bằng
ngoại tệ
6.285.664 15,62 5.267.814 9,97 5.584.879 8,42
24
Tổng TG 40.250.832 100 52.830.143 100 66.289.815 100
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của NHTMCP Đông á năm 2011, 2012, 2013
Nhìn chung, ta thấy qua 3 năm ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng tiền nội
tệ. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động thay đổi theo xu hướng tăng
trưởng vốn huy động bằng tiền gửi nội tệ và giảm dần tiền gửi bằng ngoại tệ. Cụ
thể ta thấy năm 2011 vốn tiền gửi bằng VNĐ có tỷ trọng 84,38% sang năm 2012
tỷ trọng này tăng lên 90,03% và năm 2013 đạt 91,58% số tiền gửi tăng lên từ năm
2011 đến 2013 là 26.739.768 triệu đồng. Nguyên nhân của việc khoản mục tiền
gửi bằng ngoại tệ của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn tiền gửi
của ngân hàng có thể được giải thích bởi khách hàng của ngân hàng Đông á chủ
yếu là các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có tiền nhàn rỗi
gửi vào ngân hàng chủ yếu bằng VNĐ bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chủ yếu hoạt động trong nước chỉ một số ít tham gia vao hoạt động xuất nhập
khẩu gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện thanh toán các giao dịch. Mặt khác sau
bốn năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, nền kinh tế thế
giới năm 2012 đang phục hồi một cách chật vật cùng với sự biến động của ngoại
tệ một số khách hàng đã chuyển tiền gửi bằng ngoại tệ sang VNĐ đã làm cho
khoản mục tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2012 sụt giảm 1.017.850 triệu đồng.
2.2.2 Đánh giá chung tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng
Mặc dù trong tình hình kinh tế khó khăn các ngân hàng phải cạnh tranh nhau
gay gắt, nhưng tình hình huy động vốn ở ngân hàng Đông á vẫn diễn ra khá tốt
vốn huy động năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được như vậy ngân hàng phải
nâng cao chất lượng huy động vốn và ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy
động vốn đa dạng các chương trình khuyến mãi ưu đãi và hấp dẫn không ngừng
nổ lực để giữ chân những khách hàng cũ và ra sức tìm kiếm những khách hàng
mới. Trong cơ cấu vốn huy động ngân hàng tập trung vào huy động các loại tiền

gửi từ khách hàng cá nhân và tổ chức. Để hiểu rõ hơn và đánh giá được tình hình
nguồn vốn của ngân hàng ta cần xem xét đến các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy
25

×