Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề ngữ văn 6 - Kỳ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.38 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút
Phần I: Trắc nghiệm (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một
sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng
sóng rì rào từ biển Đông và vònh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi
gió muối – thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn
mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thò giác con người trước cái quang cảnh
chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Sông nước Cà Mau. C. Bài học đường đời đầu tiên.
B. Bức tranh của em gái tôi. D. Vượt thác.
Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì?
A. Cảnh sông nước Cà Mau.
B. Cảnh sắc đôi bờ và dòng sông.
C. Cảnh thuyền nhổ sào chuẩn bò vượt thác.
D. Cảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác.
Câu 3: Tác giả quan sát cảnh sắc thiên nhiên theo trình tự nào?
A. Từ trên cao xuống thấp C. Từ gần đến xa.
B. Từ dưới thấp lên cao. D. Từ xa đến gần.
Câu 4: Tác giả quan sát cảnh sắc thiên nhiên bằng giác quan nào?
A. Thò giác. C. Xúc giác.
B. Thính giác. D. Thò giác và thính giác.
Câu 5: Câu văn sau có sử dụng nghệ thuật gì?
“Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để
về cho kòp”
(Đoàn Giỏi – Vượt thác)
A. So sánh. C. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ. D. So sánh và nhân hóa.


Câu 6: Có mấy kiểu so sánh:
A. Một C. Ba
B. Hai D. Bốn
Câu 7: Trong chương trình ngữ văn 6, tập 2, các em đã học một văn bản của tác giả
người Pháp, đó là văn bản?
A. Vượt thác. C. Bức thư của thủ lónh da đỏ.
B. Buổi học cuối cùng. D. Cô Tô.
Câu 8: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào còn được gọi là so sánh ngầm?
A. Ẩn dụ. C. Nhân hóa.
B. Hoán dụ. D. Cả ba
Câu 9: Câu trần thuật đơn là câu?
A. Có một cụm chủ - vò.
B. Có một chủ ngữ, hai vò ngữ.
C. Có hai chủ ngữ, một vò ngữ.
D. Có hai cụm chủ vò.
Câu 10: Trong văn bản “Lao xao”, Duy Khán dùng những danh từ nào để gọi các
loài chim: ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú? (Theo thứ tự )
A. Dì, cậu, chú, em. C, Bác, em, chú, cậu.
B. Bác, cậu, em, chú. D. Bác, dì, cậu, em.
Câu 11: Văn bản “ Cầu Long Biên – chứng nhân lòch sử” thuộc thể loại gì?
A. Truyện ngắn. C. Văn bản nhật dụng.
B. Ký . D. Văn bản hành chính.
Câu 12: Để kết thúc câu, ta có thể dùng dấu gì?
A. Dấu chấm. C. Dấu chấm than.
B. Dấu chấm hỏi. D. Cả ba.
Phần II: Tự luận (7đ)
Hãy viết bài văn tả cảnh trường em vào những ngày hè.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn 6
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)

Học sinh trả lời đúng mỗi câu 0,25đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B A D D B B A A D C D
Phần II: Tự luận (7đ)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết tả cảnh một cách có cảm xúc
- bài viết có bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết rõ, không sai lỗi chính tả, không sai lỗi ngữ
pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Đây là kiểu bài thuộc thể loại văn tả cảnh, cần tả có cảm xúc.
- Thời gian nghỉ hè.
- Cảnh vật xung quanh: cây cối, nắng, gió
- Trong thời gian hè quang cảnh sân trường.
- Trong ngày hè có hoạt động gì ở trường.
3. Biểu điểm:
* Bài điểm 7:
Bài đáp ứng đủ yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có vài sai sót nhỏ về hình
thức.
* Bài điểm 5-6:
- Cơ bản đạt các yêu cầu trên
- Văn có cảm xúc
- Sai lỗi chính tả không đáng kể.
* Bài điểm 3-4:
- Bài viết chưa sâu, chưa có cảm xúc
- Diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng
* Bài điểm 1-2:
- Bài sơ sài
- Hạn chế nhiều về lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
* Bài điểm 0:

Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×