Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phương pháp rèn đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 và lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.1 KB, 13 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Tập đọc là một môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các
môn học ở bậc Tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao
tiếp. Đây là một công cụ mà chỉ người biết chữ mới có. Trong môn Tiếng Việt
thì phân môn tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng
Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời
sống , rèn luyện kỹ năng đọc, nói , viết và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ
vào việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và năng lực phát triển tư duy của học sinh.
Có thể nói phân môn tập đọc mà chỉ có phân môn chính tả, luyện từ và câu, tập
làm văn, tập viết thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt khó có thể thực hiện được.
Tóm lại, tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho
học kĩ năng đọc mà phát triển tư duy ở các em vốn từ phong phú, tạo điều kiện
để các em học tốt các phân môn khác (Luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn,
kể chuyện). Hơn thế nữa , dạy tốt phân môn tập đọc sẽ giúp các em có được một
phương tiện để học các môn học khác như Toán , Đạo đức, Khoa học, Lịch sử
và Địa lí (lớp 4, 5), Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2 ,3), Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ
thuật (Thủ công) được tốt hơn. Do vậy việc suy nghĩ , tìm chọn những biện
pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của phân môn tập
đọc là vô cùng cần thiết. Nhưng đối với học sinh người dân tộc thiểu số lại là
một vấn đề cần thiết hơn. Vì tiếng nói của học sinh dân tộc thiểu số có nhiều
khác biệt hơn so với tiếng Việt của chúng ta. Do vậy trong quá trình giảng dạy
phân môn tập đọc đối học sinh dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn và
bất cập.
II. Cơ sở thực tiễn
Như trên đã khẳng định , phân môn tập đọc có một vị trí đặc biệt quan
trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở khối
lớp 4 và khối lớp 5 nói riêng cũng còn có hạn chế, thiếu sót. Do vậy mà chất

1


lượng giảng dạy phân môn tập đọc chưa cao. Qua việc điều tra, khảo sát đầu
năm học khả năng tập đọc văn bản của học sinh lớp tôi phụ trách là lớp 4+5
ghép (2 trình độ) với tổng số học 27 em; trong đó có 24 học sinh dân tộc thiểu
số (Lớp 4: 14 em; DTTS: 13 em; lớp 5: 13 em, DTTS: 11 em). Ở tuần đầu tiên
của năm học cho phép tôi được nêu ra kết quả cụ thể như sau:
1. Đọc ê a, ngắc ngứ (tức là đọc rời vụn ra từng tiếng, sau mỗi tiếng lại
nghỉ kéo dài, không phân biệt từ trong câu, đa số có các em đọc đánh vần từng
tiếng một) tỉ lệ mắc lỗi này khoảng 25/27em.
2. Đọc phát âm sai dấu thanh (bỏ dấu thanh, hoặc thêm dấu thanh) như
mênh mông → mềnh mồng, học hành → hoc hanh, bàn tay → bàn tai,…. Có
khi đọc cả bài tập đọc sai từ đầu đến hết bài. Loại lỗi này phổ biến nhiều nhất ở
học sinh dân tộc thiểu số, gần 100% các em đọc không được chuẩn.
3. Đọc lên xuống giọng tùy tiện, ngắt, nghỉ không đúng chỗ, đọc liến
thoắng , toàn baì không biết nhấn vào từ quan trọng , không phân biệt được các
loaị câu, không thể hiện được nội dung tư tưởng, ý định của người viết (không
đọc diễn cảm được) .
* Vậy đâu là nguyên nhân dẩn đến khả năng đọc của học sinh còn hạn
chế như vậy?
Qua nghiên cứu điều tra về tình hình của lớp cho phép tôi được đưa ra
những nguyên nhân cụ thể như sau :
- Đa số là học sinh người dân tộc thiểu số (dân tộc Ba na), nói tiếng Việt
chưa được thành thạo, còn bất đồng về ngôn ngữ.
- Cha mẹ học sinh còn xem nhẹ việc học tập của con em, chưa quan tâm
đúng mức đến việc học của con em ở nhà, còn ỉ lại cho toàn bộ giáo viên.
- Do tập tục, thói quen của người dân địa phương còn lạc hậu.
- Học sinh hay nghỉ học đi theo cha mẹ làm nương rẫy, mất các kiến thức
cơ bản ở các lớp dưới.

2
- Đa số là giáo viên ở nơi khác đến giảng dạy. Hơn nữa cũng là người

đồng bào dân tộc thiểu số, việc hướng dẫn luyện đọc cho học sinh chưa được
chuẩn xác.
- Do giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp rèn đọc
cho học sinh người dân tộc thiểu số, đọc mẫu chưa được tốt, thiếu tác dụng đọc
mẫu và chưa kích thích được học sinh cố đọc theo thầy.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, trong một giờ tập đọc người giáo viên cần phải
thực hiện các hoạt động dạy học để đạt được những yêu cầu cơ bản như sau:
Hướng dẫn học luyện phát âm đúng (đối với học sinh dân tộc thiểu số),
đọc hiểu, đọc hay một văn bản. Do vậy để nâng cao chất lượng tập đọc của học
sinh, qua học tập nghiên cứu tìm ra biện pháp rèn đọc và đã áp dụng những biện
pháp đó vào thực tế giảng dạy, tôi đã có một số kinh nghiệm trong việc rèn đọc
cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 và lớp 5. Sau đây tôi xin được trình bày nội
dung kinh nghiệm của mình – kinh nghiệm có tên gọi:
Phương pháp rèn đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 và lớp 5
Trong kinh nghiệm này, tôi xin được trình bày các biện pháp để rèn đọc
đúng cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 và lớp 5.
II/ Những giải pháp đã thưc hiện
1. Khắc phục tình trạng đọc ê a , ngắc ngứ và còn đánh vần đọc từng tiếng
Như chúng ta đã biết chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết
chứ không phải viết liền từng từ như chữ của một số nước khác ( Anh, Nga,
Pháp…) nhưng khi đọc ta lại không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc
theo từng cụm từ .
Ví dụ : Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn như
mới lột. Chị mặc áo thâm dài đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như
cánh bướm non lại ngắn chùn chùn.

3
Nếu tính về mặt âm tiết thì hai câu văn trên có 38 âm tiết, 31 từ, 9 cụm

từ. Khi học sinh đọc không thể cho các đọc rời rạc từng âm như kiểu đọc nhát
gừng. Nếu để học sinh theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý của câu văn
nên tôi phải hướng dẫn đọc theo cụm từ.
Chị Nhà Trò/ đã bé nhỏ/ lại gầy yếu quá,/ người bự những phấn/ như mới
lột./ Chị mặc áo thâm dài/ đôi chỗ chấm điểm vàng,/ hai cánh mỏng như cánh
bướm non/ lại ngắn chùn chùn.
- Cách hướng dẫn học đọc theo cụm từ của tôi như sau:
+ Tôi viết hai câu văn đó ra bảng phụ (đã chuẩn bị trước);
+ Vì giai đoạn đầu lớp do vậy tôi đọc mẫu theo cách ngắt nghỉ như trên
sao cho thật chuẩn. Sau đó tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của
thầy, nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt nghỉ .
Nếu học sinh chưa phát hiện ra thì tôi lại đọc mẫu lần thứ hai sau đó để học sinh
có thể nhận ra đồng thời tôi lên củng cố kĩ năng đọc khi gặp dấu phẩy phải ngắt
hơi, gặp dấu chấm phải nghỉ hơi. Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau cụm từ, sau
dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số học sinh khá đọc, sau đó mới gọi những
em hay đọc ê a, ngắc ngứ lên đọc. Có thể là đọc một lần, cũng có thể đọc lại
hai, ba lần và phải tiến hành trong một thời gian. Tôi nghĩ hiện tượng đọc ê a
ngắc ngứ và đánh vần đọc thành tiếng ở các em sẽ không còn xảy ra nữa.
Nhưng lưu ý khi còn những em đọc ê a, ngắc ngứ, đánh vần đọc thì phải sửa
một cách triệt để. Có thể giáo viên phải hướng dẫn đọc từng từ, cụm từ; giáo
viên đọc mẫu từ, cụm từ thứ nhất sau đó cho học sinh đọc yếu đọc lại từ hoặc
cụm từ đó rồi mới chuyển sang cụm từ khác và cứ theo trình tự như vậy, cuối
cùng cho học sinh đọc lại cả đoạn văn đó.
Vậy khi học sinh đọc những câu văn dài , học đã biết đọc trơn , biết đọc
ngắt hơi sau cụm từ . Nhưng ngắt, nghỉ hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là
điều cần phải hướng dẫn các em. Thông thường, tôi hướng dẫn các em sau cụm
từ khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó phải ít
hơn (bằng ½) thời gian nghỉ khi gặp dấu chấm.

4

Tránh tình trạng học sinh ngắt nghỉ quá lâu làm cho người nghe quá rời
rạc.
2. Khắc phục tình trạng đọc phát âm sai dấu thanh
Như ai cũng đã biết, đất nước ta có 54 dân tộc anh em sống khắp mọi
miền của Tổ quốc, mỗi một dân tộc có một tiếng nói riêng, mỗi một vùng miền
có tiếng nói khác nhau. Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú mà
chúng ta cần đọc, viết cần phải chính xác thì người nghe, người đọc mới hiểu
được. Đối với học sinh người Kinh thì chỉ phát âm sai những tiếng, từ có phụ
âm đầu l – n; s – x; ch – tr ; d – r – gi hoặc vần ât – âc; ut – ut; …là chủ yếu.
Nhưng đối học sinh người dân tộc thiểu số khi đọc một đoạn văn hoặc một đoạn
thơ thì các em chỉ biết đọc liền một mạch, không chú đến các dấu thanh (Thêm
hoặc bớt dấu thanh).
Ví dụ: Tôi trích một khổ thơ trong bài thơ “Mẹ ốm” (Sách Tiếng Việt 4
tâp 1), học sinh đọc như sau:
Mọi hồm mẹ thich vùi chời
Hồm này mẹ chằng nòi cười được đầu
La trâu khô giưa cơi trâu
Truyện Kiều gập lại trền đầu bầy này.
V.V…
Ở lớp tôi ngay từ khi mới nhận lớp, qua khảo sát chất lượng đầu năm và
trong giao tiếp hằng ngày với học sinh, tôi thấy các em phát âm không được
chuẩn tiếng Việt . Tỉ lệ mắc lỗi này khoảng 95% ở học sinh người dân tộc thiểu
số . Đây không chỉ là ở các em học sinh khi nói, đọc, viết mà cả nhân dân địa
phương nơi đây cũng như vậy. Để khắc phục được tình trạng học sinh người
dân tộc thiểu số nói, đọc, viết đúng, đọc chuẩn xác của một bài văn, bài thơ ,
người giáo viên cần phải tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp rèn đọc có
hiệu quả và hữu hiệu nhất trong một tiết dạy tập đọc cho học sinh người dân tộc
thiểu số. Không chỉ dạy ở phân môn tập đọc mà còn dạy ở tất cả các phân môn
khác trong một buổi học. Tôi phải chuẩn bị trước ở nhà ghi sẵn một đoạn thơ,


5
đoạn văn đó lên hai băng giấy khổ to , đến tiết tập đọc, tôi đính lên bảng lớp
một băng trước rồi cho học sinh đọc và phát hiện những chỗ phát âm sai thì
thêm hoặc bớt dấu thanh vào những từ ngữ đó trên băng giấy. Sau đó tôi lại
đính băng giấy thứ hai lên bảng rồi cho học sinh so sánh hai băng giấy và phát
hiện những chỗ các em đọc sai cụ thể như sau:
Băng giấy thứ nhất

Băng giấy thứ hai
Khi học sinh đọc , giáo viên theo dõi và gạch dưới hoặc viết lên bảng phụ
những từ ngữ mà học sinh hay đọc sai rồi so sánh với những từ ngữ đúng để học
sinh phân biệt được những chỗ sai về dấu thanh.
Ví dụ: thich vùi chơi → thích vui chơi; hồm này → hôm nay;….
La trâu khô giữa cơi trâu → Lá trầu khô giữa cơi trầu; ….
Cứ mỗi tiết tôi chỉ kèm cặp khoảng từ 4 đến 5 em luyện đọc như vậy.
Để học sinh có được thói quen phát âm đúng , người giáo viên đọc mẫu
cần phải chính xác. Sau đó giải thích cho học hiểu rõ về các dấu thanh (vì tiếng
nói và chữ viết người dân tộc thiểu số ở đây không có dấu thanh). Khi các em
đọc phát âm sai, giáo viên cần chỉnh sửa ngay cho đúng các từ ngữ hoặc cụm từ
đó .

6
Mọi hồm mẹ thich vùi chời
Hồm này mẹ chằng nói cười được đầu
La trâu khô giưa cơi trâu
Truyện Kiều gập lại trền đầu bầy này.
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ ngữ khó cần
phải được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ thì học sinh đọc
những từ ngữ đó mới đúng hơn bởi vì nhiều khi đọc riêng từ học sinh có thể đọc
đúng khi đặt từ đó vào trong câu văn chưa chắc học sinh đã đọc đúng. Chính vì
thế sau khi rèn cho học sinh luyện đọc từ ngữ khó có chứa những âm, vần khó
tôi lại phải yêu cầu học sinh tìm những câu văn, câu thơ thậm chí đoạn văn,
đoạn thơ có chứa những từ ngữ khó cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc
đúng là rèn phát âm đúng để đọc đúng văn bản.
Rèn cho học sinh thói quen đọc đúng những từ ngữ có các dấu thanh mà
học sinh người dân tộc thiểu số phát âm sai là một việc làm không đơn giản.
Bản thân một mình phân môn tập đọc cũng có thể giải quyết được một phần nào
đó . Do vậy theo tôi trong tất cả các giờ học và trong bất kì hoàn cảnh giao tiếp
nào và một số em ít mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay có như thế thì mới giải
quyết được vấn đề. Còn những yếu kém hơn, tôi cũng rèn luyện theo từng bước
như vậy. Đến nay, năm học đã tiến được gần hơn một học kì thì mức độ phát
âm sai như đã nêu ở trên đã giảm rõ rệt , có một số em đã đọc được tương đối
chuẩn xác và rõ ràng. Kết quả đạt được 18/27em. Đạt: 67%.
3. Khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tùy tiệnvà đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ
* Theo tôi muốn khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tùy tiện thì
giáo viên phải hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:
Câu kể ở cuối câu có dấu chấm, khi đọc cần phải xuống giọng ở cuối câu.
Câu hỏi ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giỏng ở cuối câu.
Câu kể có dấu chấm lửng, khi đọc phải kéo dài giọng.
Câu cảm, cầu cầu khiến ở cuối câu có dấu chấm cảm, khi đọc cần phải lên
giọng ở cuối câu.
Ví dụ: trong bài “Chú Đất Nung” (Tiếng Việt 4, tập 1), tôi hướng dẫn
học sinh cách đọc các loại câu này như sau:
Chép đoạn văn đó lên bảng phụ.

7

Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có những câu nào là câu kể , câu hỏi, câu
cảm, câu cầu khiến và cách đọc của từng loại câu này, giáo viên dùng phấn màu
ghi các kí hiệu lên giọng , xuống giọng ở cuối mỗi loại câu:
Ông Hòn Rấm cười bảo: (câu kể)
- Sao chú mày nhát thế ? (câu hỏi). Đất có thể nung trong lửa cơ
mà ! (câu cảm)
Chú bé đất ngạc nhiên hỏi lại: (câu kể)
- Nung ấy ạ ? (câu hỏi)
- Chứ sao ? . Đã là người thì phải giám xông pha, làm được nhiều
việc có ích. (câu kể)
Nghe thế, chú bé Đất Nung không thấy sợ nữa. (câu kể). Chú vui vẻ
bảo: (câu kể)
- Nào, nung thì nung ! (câu kể)
Từ đấy chú thành đất nung. (câu kể)
Sau đó tôi hoặc học sinh khá đọc mẫu theo cách đó rồi cho học sinh (nhất
là học sinh yếu kém) luyện đọc với số lượng khoảng từ 4 – 6 em. Việc làm này
phải được tiến hành thường xuyên khi gặp các bài tập đọc có các kiểu câu như
vậy, có như thế mới hình thành được thói quen đọc đúng. Sau khoảng thời gian
hơn 3 tháng số học sinh mắc lỗi này đã giảm chỉ còn 7/27 em.
* Không chỉ luyện đọc lên xuống giọng mà cò phải đọc ngắt, nghỉ đúng
chỗ là đọc đúng theo các dấu chấm, dấu phẩy và những câu văn dài. Nhưng đối
với học sinh người dân tộc thiểu số khi đọc hầu như không chú ý ngắt, nghỉ ở
đúng chỗ quy định, các em chỉ biết đọc liền một mạch từ đầu bài cho đến cuối
bài. Tỷ lệ này lớp tôi chiếm khoảng 80%. Ngay từ tuần đầu tiên tôi nhận lớp,
qua khảo sát chất lượng đầu năm (cả học sinh lớp 4 và lớp 5), các em đều đọc
ngắt nghỉ không đúng các dấu câu.
Ví dụ: cho học sinh đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng
Việt 5, tập 1) .

8

Trước khi cho học sinh đọc, giáo viên cho học sinh khá, giỏi đọc trước
sau đó giáo viên mới đọc mẫu (đọc diễn cảm). Nhưng ở đây toàn bộ học sinh cả
lớp đều là học sinh dân tộc mà các em đã mất các căn bản ở các lớp dưới. Khi
các em đọc chỉ biết đọc liền một mạch không biết ngắt nghỉ ở chỗ nào của câu
văn hoặc ngắt nghỉ không đúng chỗ. Do vậy, giáo viên cần phải hướng dẫn và
đọc mẫu trước sau đó mới yêu cầu học sinh đọc. Cụ thể các em đọc ngát, nghỉ ở
những câu văn sau:
“…Màu lúa chín giữa /đồng vàng xộm lại. Nắng nhạt/ ngả màu vàng
hoe. Trong vườn, lắc lư/ những chùm quả xoan vàng lịm không/ trông thấy
cuống, như những chuỗi tràng/ hạt bồ đề treo lơ lửng…”
Các em đọc ngắt nghỉ rất tùy tiện không phân biệt được đâu là dấu chấm,
dấu phẩy. Vì vậy chúng tôi lại phải sử dụng bảng phụ viết sẵn các câu văn đó để
hướng dẫn học sinh luyện đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ quy định và giáo
viên có thể hỏi học sinh:
- GV: Đoạn văn có mấy câu?
+ HS: Đoạn văn có ba câu.
- Khi đọc, em ngắt ở những chỗ nào? Và nghỉ ở những chỗ nào?
+ HS: Khi đọc, ngắt ở chỗ có dấu phẩy và nghỉ ở chỗ có dấu chấm.
Giáo viên hướng dẫn dùng phấn màu gạch chéo / một gạch ở chỗ có dấu
phẩy và câu văn dài để học sinh biết ngắt đúng chỗ có dấu phẩy; gạch chéo //
hai gạch ở chỗ có dấu chấm để học sinh biết nghỉ ở chỗ có dấu chấm. Ví dụ: ở
các câu văn trên, tôi dùng phấn màu gạch như sau: “… Màu lúa chín giữa đồng
vàng xộm lại.// Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.// Trong vườn,/ lắc lư những chùm
quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống,/ như những chuỗi hạt tràng bồ đề
treo lơ lửng.//”.
Do vậy tôi muốn nói khi hướng dẫn học sinh dân tộc thiểu số đọc ngắt,
nghỉ đúng chỗ thì giáo viên cần phải cho học sinh nhận biết các dấu câu và thời
gian ngắt nghỉ của từng dấu câu đó. Làm tốt các khâu luyện đọc đúng tức là tạo
ra cơ sở ban đầu để giúp học sinh hiểu đúng bài tập đọc và như vậy mới


9
có thể hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được.
Qua nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi một số phương pháp giảng dạy của anh
em đồng nghiệp kết hợp với những điều kiện của học sinh từ đầu năm học đến
nay đã đi qua hơn một nửa học kì, tôi tự nhận thấy học sinh đọc được tương đối
chuẩn và chính xác, kết quả đạt được cụ thể thể như sau:
Lớp TSHS Đọc khá – Tốt Đạt Đọc TB- yếu Đạt
4A 14 9 64,3% 5 35.7%
5A 13 10 77% 3 33%
Từ những kinh nghiệm của những năm học trước tôi tin tưởng rằng trong
thời gian còn lại của học kì hai này tôi sẽ giải quyết triệt để những học sinh còn
lại vướng mắc đó.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Bài học kinh nghiệm
1. Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi thấy muốn rèn đọc cho học
sinh dân tộc thiểu số thì người giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy
học phù hợp với từng đối tượng học sinh của từng vùng bao gồm các phương
pháp sau:
- Phương pháp đọc rõ văn xuôi: Đó là phương pháp hướng dẫn học sinh
đọc chính xác (phát âm đúng, đọc đúng những tiếng có âm, vần khó; đọc đúng
những tiếng có dấu thanh học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh đọc ngắt
theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu).
- Phương pháp dạy đọc rõ văn vần (đó là cách ngắt nhịp các thể thơ).
- Phương pháp dạy đọc to và đọc thầm : Cần lưu ý có đọc to đúng thì đọc
thầm mới đúng được. Do đó khâu đọc đúng cần phải được tiến hành trước và
phải làm thật tốt.
- Phương pháp dạy đọc diễn cảm: Cơ sở để giúp học sinh luyện đọc tốt là
phải hiểu và cảm thụ được nội dung của bài. Đồng thời phải tạo cho các em một

10

tâm trạng bình tĩnh, tự nhiên và thoải mái khi đọc. Các em không thể đọc diễn
cảm được nếu như trong một trạng thái sợ sệt, hồi hộp, lo lắng. Vận dụng tốt
những phương pháp dạy học nêu trên là nhằm đạt được bốn yêu cầu về đọc đó
là: đọc chính xác, đọc lưu loát, đọc thầm và đọc diễn cảm.
2. Trong một giờ tập đọc, cần khéo léo tổ chức để thu hút tất cả học sinh đều
làm việc với sách giáo khoa, chú ý vào nội dung bài tập đọc. Muốn làm được
điều đó, tôi nghĩ chúng ta cần:
- Phải xây dụng cho lớp một nền nếp học tập nghiêm túc, có tính kỉ luật
- Giáo viên phải luyện cho mình khả năng đọc mẫu thật tốt để cuốn hút
học sinh chú ý vào nội dung bài.
- Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần phải coi trọng cả hai cầu đó là rèn
đọc cho học sinh và giúp các em cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Hai yêu cầu
này cần phải được đan quyện vào nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau nên không thể
tách bạch từng phần riêng lẻ. Vì thế khi soạn bài, giáo viên cần lựa chọn và đưa
ra hệ thống các câu hỏi sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp .
Có câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, có câu hỏi dễ dành cho học sinh
trung bình yếu để mọi học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình mà không
cảm thấy nhàm chán hoặc quá sức.
- Cần sử dụng có hiệu quả các hình thức đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm,
đọc tiếp nối, đọc mấp máy môi. Đọc phân vai,… để thay đổi không khí của lớp
học, thu hút học sinh vào bài.
- Tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong các giờ
học . Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi như “Thả thơ” được dùng khi dạy
các bài tập đọc là bài thơ; trò chơi “ Ai tinh ai nhanh” được dụng khi dạy các
bài tập đọc là văn xuôi.
Những trò chơi này tuy chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 3 – 4
phút nhưng rất hấp dẫn đối với học sinh và mang lại kết quả tốt cho bài dạy.

11
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh người

dân tộc thiểu số lớp 4, lớp 5 nói riêng quả là một công việc rất khó khăn. Giáo
viên cần phải có kiến thức vững vàng, phải có tính kiên trì, bền bỉ, tâm huyết
với nghề nghiệp thì mới thành công được.
II/ Ý kiến đề xuất
- Đề nghị các quý cấp sau mỗi đợt chấm sáng kiến kinh nghiệm nên phổ
biến những kinh nghiệm giảng dạy có chất lượng để anh chị em giáo viên
chúng tôi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp nhất là kinh nghiệm giảng dạy
môn Tiếng Việt đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc
thiểu số.
- Sau mỗi đợt thi giáo viên giỏi chúng tôi rất mong ban chỉ đạo hội thi có
những thống nhất một cách cụ thể, chi tiết về các phương pháp giảng dạy về
phân môn.
Trên đây chỉ là một số phương pháp của tôi trong quá trình giảng dạy đối
với học sinh người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn . Tuy
nhiên còn rất nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy như phương pháp
đọc thầm, phương pháp đọc hiểu, … nhưng tôi chỉ nêu ở trên mấy phương pháp
ngắn gọn như vậy rất mong hội đồng khoa học giáo dục góp ý, giúp đỡ cho tôi .
Tôi xin chân thành cảm ơn !

12
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG CHẤM
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Ngày ……tháng … năm 2010
T/M HĐTĐKT
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHẤM

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày … tháng ……năm 2010
T/M HĐTĐKT

13

×