Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.61 KB, 84 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cùng chính sách đẩy
mạnh kích cầu đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
các Ngân hàng ngân thương mại. Cũng chính vì vậy mà các Ngân hàng
thương mại không ngừng nỗ lực thực hiện tốt vai trò là trung gian tài chính
bậc nhất, là trụ cột của nền kinh tế, đang tích cực phát triển các hoạt động
của mình, tung ra rất nhiều sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu thực
tế. Trong đó, mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đang được nhiều các
Ngân hàng sử dụng như một công cụ hữu hiệu.
Cùng với xu thế phát triển chung đó, NHNo & PTNT không chỉ
dừng lại phục vụ các khách hàng doanh nghiệp truyền thống mà ngày càng
mở rộng quan hệ kinh doanh với những khách hàng các nhân. Vì vậy, chi
nhánh NHNo & PTNT Đông Mỹ đã triển khai hoạt động cho vay tiêu
dùng bắt đầu từ năm 2003. Trải qua 5 năm, hoạt động này đã đạt được sự
tăng trưởng ổn định và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tín
dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay cho vay
tiêu dùng vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng của Ngân
hàng. Từ thực tế trên, sau một thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo &
PTNT Đông Mỹ với mong muốn phát triển hơn nữa hoạt động cho vay
tiêu dùng, em xin chọn đề tài: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Mỹ” làm đề tài
cho báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm 3 nội dung chính:
Chương một: Lý luận chung về cho vay tiêu dùng
Chương hai: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo &
PTNT Đông Mỹ
Chương ba: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
NHNo & PTNT Đông Mỹ.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


CHƯƠNG I: LÍ LUẬN VỀ CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại:
Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại gắn liền với
lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Giữa Ngân
hàng thương mại và nền kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, nền
kinh tế phát triển là điều kiện cho sự phát triển của Ngân hàng, và cũng
chính sự phát triển của Ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế. Ngày nay, có rất nhiều cách tiếp cận để xem xét Ngân hàng dựa
trên những phương diện khác nhau.
Nếu ta dựa vào những loại hình dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp,
chúng ta có thể hiểu Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm,
dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất
kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Còn theo Luật của các tổ chức tín dụng nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam lại xem xét Ngân hàng trên các hoạt động chủ yếu: “Hoạt
động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Như vậy, Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan
trọng nhất của nền kinh tế. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức tài chính khác
như công ty chứng khoán, quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư… cũng đang rất cố
gắng cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng. Vì vậy mà các Ngân hàng cũng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình, phát triển các dịch vụ mới để
có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ này.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại:

• Hoạt động huy động vốn:
Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:
 Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng
khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại
tiền gửi khác.
 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống
đốc NHNN chấp thuận.
 Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và
của tổ chức tín dụng nước ngoài.
 Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
• Hoạt động sử dụng vốn:
Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho
vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài
chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.
 Các hình thức cho vay: Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay
vốn dưới các hình thức sau đây:
 Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống.
 Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Bảo lãnh:
 Ngân hàng bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các
tổ chức tín dụng, cá nhân theo quy định của NHNN.
 Ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế được thực
hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng
khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định

của NHNN.
 Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có
giá ngắn hạn khác
 Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành.
Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải
chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho
Ngân hàng.
 Ngân hàng được cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định pháp luật hiện hành.
Ngân hàng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong
trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết
trong hợp đồng tín dụng.
 Ngân hàng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy
tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp
luật hiện hành.
 Ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu và
cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
đã được chiết khấu theo quy định pháp luật hiện hành.
• Dịch vụ thanh toán ngân quỹ:
 Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Cung ứng các phương tiện thanh toán.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khác hàng.
 Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của
NHNN.
 Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho
phép .

 Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
 Ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ
thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Tham gia các hệ thống thanh
toán quốc tế khi được NHNN cho phép.
• Hoạt động trung gian:
Ngân hàng thực hiện các hoạt động khác sau đây:
 Dùng Vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
 Góp vốn với tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập tổ chức tín
dụng liên doanh tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
 Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN.
 Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị
trường quốc tế khi được NHNN cho phép.
 Được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực
liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đông uỷ thác và đại lý.
 Cung ứng dịch vụ bảo hiểm; được thành lập công ty trực thuộc
hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Cung ứng các dịch vụ:
 Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc qua
các công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật
 Bảo quản tài sản có giá trị và các giấy tờ có giá, cho thuê tủ két,
nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của luật pháp.
 Thành lập các công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh
doanh có liên quan tới hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật
Các hoạt động trên có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy
nhau phát triển, tạo nên uy tín cho ngân hàng.

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi
tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn
tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng
gia đình và xe cộ... Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và
du lịch... cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
Như vậy, cho vay tiêu dùng chính là hình thức tài trợ của Ngân hàng
cho mục đích chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình. Các nguồn cho vay tiêu
dùng là nguồn tài trợ chính, quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải
các nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh
hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để
hưởng thụ. Quan hệ tín dụng này được dựa trên nguyên tắc: người đi vay cam
kết hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.
Trong môi trường phát triển và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cho
vay tiêu dùng cũng như các loại hình tín dụng khác, đều ra đời từ đòi hỏi
khách quan của cả khách hàng lẫn các Ngân hàng.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ta biết rằng nhu cầu của con người là hết sức đa dạng và phong phú,
khi nhu cầu cũ được thỏa mãn thì nhu cầu mới lại nảy sinh. Hơn nữa, nhu cầu
của con người là luôn muốn được thỏa mãn các nhu cầu của bản thân một
cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Tuy nhiên, để thỏa mãn các nhu cầu
này, đặc biệt là các nhu cầu về tiêu dùng thì đòi hỏi mỗi cá nhân phải có một
sự tích lũy về tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán. Vì thế, thời gian cần
thiết để thỏa mãn các nhu cầu này rất dài. Và chính vì mâu thuẫn giữa nhu
cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán phát sinh này mà hình thành nên nhu
cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng để có thể đáp ứng
các nhu cầu tiêu dùng khác nhau.
Còn về phía mình thì các Ngân hàng không chỉ chú trọng nâng cao chất

lượng các hoạt động của mình mà còn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, triển khai
các sản phẩm dịch vụ mới để vừa có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa đủ
sức cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác. Do đó, các đối tượng khách
hàng cá nhân ngày càng được các Ngân hàng thương mại chú trọng tới, đặc
biệt người tiêu dùng được xem như một khách hàng trung thành, tiềm năng và
sản phẩm cho vay tiêu dùng bắt đầu được hình thành từ đó.
Thêm vào đó, hầu hết các nhà sản xuất đều mong muốn vừa tiêu thụ
được hàng hóa của mình một cách nhanh chóng vừa đảm bảo được thu nhập.
Vậy nên khi các Ngân hàng tài trợ cho người tiêu dùng, không chỉ thõa mãn
nhu cầu cho chính khách hàng của mình mà còn thỏa mãn cả những nhà sản
xuất từ đó kích thích nền kinh tế phát triển. Hơn nữa nền kinh tế ngày càng
phát triển, đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện, thu nhập người dân
ngày càng tăng, một bộ phận trong số họ có thu nhập cao và ổn định đã tạo
nên một nguồn hoàn trả nợ chắc chắn. Nên nếu các Ngân hàng thương mại
triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng thì rủi ro sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Xuất phát từ những nhu cầu đó, cho vay tiêu dùng đã được hình thành
và phát triển mạnh ở một số quốc gia trên thế giới trong những năm 1920 –
1930. Một số phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh đã được thành lập. Kết quả
là từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng trở thành một
trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong các loại
hình dịch vụ của ngân hàng.
Còn ở nước ta cách đây khoảng 20 năm trở về trước, khái niệm “cho
vay tiêu dùng” vẫn còn “khá mới mẻ”, không được phổ biến rộng rãi. Nhưng
một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã phát triển rất mạnh
mẽ và trở thành mục tiêu của nhiều tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín
dụng ngoài quốc doanh. Đi đầu trong lĩnh vực này ở Việt Nam có thể khẳng
định đó chính là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), luôn được
xem là “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam” trong những năm vừa qua.

Trong giai đoạn từ năm 1993 đến 1998, hầu hết các Ngân hàng thương mại ở
Việt Nam chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng theo hình thức trả góp, các
sản phẩm còn hết sức đơn điệu. Hơn nữa hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt
động cho vay tiêu dùng còn chưa thực sự rõ ràng, dẫn tới hoạt động này ngày
càng suy giảm ở Việt Nam.
Đến năm 1998, sau khi Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực, kèm theo
đó nhiều văn bản pháp quy của hoạt động cho vay tiêu dùng được ban hành,
kết quả là cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển rầm rộ trong các Ngân hàng
thương mại Việt Nam. Thời báo Sài Gòn số 31 - 2005 ngày 28/7/2005 đã đưa
ra các thông tin về nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam theo một cuộc điều
tra: “tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu đồng một tháng ở khu vực thành
thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 lên 63% năm
2005, mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo từ 15,9% vào năm
2002 và đến năm 2005 là 40%”. Như vậy, thời gian tới hoạt động này được
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dự báo vẫn còn rất phát triển ở một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam
với dân số hơn 82 triệu người vẫn chưa được thỏa mãn nhu cầu nhất là nhu
cầu về tiêu dùng.
1.2.2. Lợi ích của cho vay tiêu dùng:
Ngay từ khi ra đời, cho vay tiêu dùng đã góp phần mang lại nguồn thu
lớn cho các Ngân hàng thương mại. Không chỉ dừng lại ở đó, cho vay tiêu
dùng còn đem lại nhiều lợi ích khác cho Ngân hàng, cho khách hàng và cho
cả sự phát triển chung của toàn xã hội. Lợi ích mà nó đem lại là vô cùng quan
trọng đối với tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Sau đây, chúng ta sẽ đi
phân tích lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với từng thành phần đó.
1.2.2.1. Lợi ích đối với ngân hàng:
Cho vay tiêu dùng là một loại hình cấp tín dụng mà nguồn lợi nhuận
Ngân hàng thu được từ nó rất lớn. Bởi vì cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn
so với các hình thức tín dụng khác, cho nên lãi suất của cho vay tiêu dùng

cũng cao hơn. Đồng thời do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện
nên hiện nay các cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng càng tăng lên từ đó kéo
theo nguồn thu từ hoạt động tín dụng này cũng ngày càng lớn.
Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, ngân hàng càng tăng cường
thêm quan hệ với khách hàng có số lượng đông đảo – khách hàng cá nhân.
Khi Ngân hàng tài trợ cho các cá nhân, hộ gia đình thỏa mãn các nhu cầu chi
tiêu khi họ chưa có khả năng thanh toán sẽ giúp Ngân hàng càng ngày càng
tăng cường hình ảnh của mình trong mắt khách hàng, đặc biệt là khách hàng
cá nhân. Qua đây vị trí của Ngân hàng dần dần sẽ được khẳng định trong tâm
trí đông đảo khách hàng.Ngoài ra, bên cạnh hoạt động cho vay, Ngân hàng
cũng phải tiến hành huy động vốn. Mà nguồn vốn dồi dào, với chi phí thấp
chính là nguồn vốn huy động từ dân cư. Hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ giúp
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Ngân hàng dễ dàng hơn trong quá trình huy động tiền gửi từ các đối tượng
khách hàng cá nhân, quan hệ của Ngân hàng với các tổ chức sản xuất, các
doanh nghiệp, các hãng bán lẻ cũng được củng cố và tăng cường. Từ đó, các
dịch vụ khác của Ngân hàng có nhiều cơ hội đến với những khách hàng này.
Vì vậy, mà nguồn vốn huy động được cũng như lợi nhuận mà Ngân hàng thu
được ngày càng được tăng lên.
Ngoài ra, hoạt động cho vay tiêu dùng còn góp phần làm đa dạng hóa
danh mục sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp cung cấp. Nó
không chỉ rất cần thiết trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân
hàng như hiện nay mà còn giúp các Ngân hàng phân tán được rủi ro, mở rộng
được thị trường. Từ đó giúp Ngân hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn việc sử
dụng đồng vốn của mình giúp cho thu nhập được tăng lên. Cũng từ đó mà
ngân hàng có thể đánh bóng hình ảnh của mình thông qua hoạt động cho vay
tiêu dùng. Ngân hàng sẽ giới thiệu cho nhiều khách hàng cá nhân hơn về các
sản phẩm dịch vụ khác mà Ngân hàng có thể cung cấp cho họ. Giúp họ đáp
ứng được các nhu cầu của mình trong cuộc sống.

1.2.2.2. Lợi ích đối với khách hàng
Bắt đầu từ khi hoạt động cho vay tiêu dùng được hình thành, người tiêu
dùng có thể nói là được lợi nhất do những lợi ích mà hình thức tín dụng này
mang lại. Và quả thật nhờ có các khoản vay này mà các cá nhân, hộ gia đình
có cơ hội cải thiện và nâng cao đời sống khi mà khả năng tài chính hiện tại
chưa đủ đáp ứng nhu cầu của họ. Quan trọng hơn, các khoản cho vay tiêu
dùng có thể giúp các khách hàng đáp ứng được những trường hợp chi tiêu cấp
bách như viện phí, chi phí học hành cho bản thân, cho con cái… Như vậy,
nhờ có cho vay tiêu dùng mà khách hàng có thể kết hợp được khả năng tài
chính hiện tại cũng như trong tương tương lai. Bởi vì, ở hiện tại họ được
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hưởng cuộc sống tốt hơn, có điều kiện tiếp cận được với những dịch vụ như:
dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe…, để rồi từ đó làm nền tảng mà họ có
nhiều cơ hội nâng cao trình độ học vấn giúp gia tăng thu nhập…
1.2.2.3. Lợi ích đối với nền kinh tế
Sự ra đời của hoạt động cho vay tiêu dùng đã góp một phần không nhỏ
trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì ngoài tác động kích cầu, làm tăng
cầu về hàng hóa, dịch vụ, thì hoạt động cho vay tiêu dùng còn hướng tới thỏa
mãn các nhu cầu thiết yếu cho các cá nhân, hộ gia đình.
Ta nhận thấy rằng hàng hóa được tiêu thụ một cách nhanh chóng, khả
năng thanh toán của người tiêu dùng được đảm bảo, thì không có lý do gì mà
nhà sản xuất lại không gia tăng sản lượng. Và một khi người lao động có
được những điều kiện vật chất tốt sẽ tạo nên tâm lý thoải mái trong làm việc,
trình độ của họ cũng được nâng lên và kết quả là sẽ tạo ra được nhiều sản
phẩm hơn, năng suất sẽ cao hơn. Cho vay tiêu dùng chính là đòn bẩy kinh tế
quan trọng. Hơn nữa, hoạt động cho vay tiêu dùng đã giảm thiểu được tình
trạng vay nặng lãi, làm lành mạnh hóa quan hệ tài chí trong nền kinh tế. Đó là
những hệ quả tốt đẹp được kéo theo từ một hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Như chúng ta biết không phải nhu cầu nào của con người cũng đủ khả

năng thanh toán tại thời điểm hiện tại, mà nhiều lúc con người ta còn phải chờ
đến 10 năm hay 15 năm hay có thể còn lâu hơn thế mới đủ khả năng thỏa mãn
nó, họ phải trải qua một quá trình tích lũy cả về thời gian cũng như tài chính
thì mới đáp ứng được. Chính vì lẽ đó mà cho vay tiêu dùng ra đời như một
giải pháp để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình tại thời điểm hiện
tại. Điều này không chỉ giúp cho đời sống của các cá nhân, hộ gia đình được
cải thiện mà còn được nâng cao về chất lượng cuộc sống. Và một khi các điều
kiện vật chất lẫn tinh thần của mỗi cá nhân tốt hơn, thì xã hội đó sẽ ngày càng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phát triển, tiến bộ hơn. Thêm nữa thì nhu cầu của con người là vô tận, nhu cầu
trước được thỏa mãn thì nhu cầu sau đã thành hình và có thể còn phát triển
cao hơn nhu cầu cũ. Và khi càng có nhiều nhu cầu con người được thỏa mãn
thì xã hội sẽ càng phát triển theo. Vì đó là động lực giúp con người có mục
đích từ đó sẽ bắt tay thực hiện mục đích đó của mình.
1.2.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng:
Qua phần đã trình bày ở, trên chúng ta đã có thể phần nào hiểu được
rằng: cho vay tiêu dùng chính là một hoạt động tài trợ của Ngân hàng thương
mại cho các cá nhân, hộ gia đình. Do đó, cũng giống như các hoạt động tín
dụng khác của ngân hàng, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có những đặc
trưng cơ bản như: đối tượng khách hàng, nguồn trả nợ, lãi suất mục đích cho
vay,… Nhưng trong từng đặc điểm của cho vay tiêu dùng này lại có những
nét riêng không giống với những hình thức tín dụng khác.
• Về đối tượng cho vay tiêu dùng:
Trong cho vay tiêu dùng, đối tượng chính đó là các cá nhân và hộ gia
đình. Và hầu hết các cá nhân, hộ gia đình này khi tiến hành vay vốn của Ngân
hàng để thỏa mãn cho mục đích tiêu dùng thì đều có thu nhập khá cao và khá
ổn định. Ngoài ra, họ còn có nhu cầu được chi tiêu vượt quá thu nhập của
mình. Đây chính là một điểm khác biệt so với đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp, công ty. Đối với các khách hàng cá nhân thì vay vốn của Ngân

hàng sẽ giúp họ nhận có được một cuộc sống khá đầy đủ ở hiện tại mà chỉ khả
năng thanh toán trong tương lai của họ mới đáp ứng được. Các cá nhân được
đề cập ở đây là những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp lý, thuộc nhiều thành
phần khác nhau (công chức Nhà nước, viên chức trong các đơn vị ngoài quốc
doanh, các lao động tự do…) và hơn hết phải đáp ứng được nhiều điều kiện
vay vốn của Ngân hàng.
• Về mục đích cho vay tiêu dùng:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khi ta nói đến hoạt động cho vay tiêu dùng thì chắc chắn chúng ta cũng
đã có thể hình dung ra được mục đích của khoản vay này đó chính là nhằm
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình; chứ nó không phải
xuất phát từ mục đích của hoạt động kinh doanh như một số hình thức tín
dụng khác của ngân hàng thương mại. Nhu cầu tín dụng của các khách hàng
chủ yếu phục vụ cho những mục đích như: mua, sửa chữa cải tạo nâng cấp
nhà ở, chữa bệnh; xe máy, các phương tiện sinh hoạt khác; mua xe hơi, trang
trải cho các chi phí về học tập…
• Về nhu cầu và quy mô cho vay tiêu dùng:
Thực tế cho thấy các khách hàng vay vốn đều có nhu cầu vay nhạy cảm
theo chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và ổn định, người
tiêu dùng sẽ có thái độ lạc quan hơn, họ kỳ vọng sẽ có được khoản thu nhập
nhiều hơn trong tương lai. Do đó, chi tiêu của người tiêu dùng ở hiện tại sẽ
được thúc đẩy, nhu cầu vay tiêu dùng của người tiêu dùng sẽ xuất hiện và
tăng lên nhanh chóng. Và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái người dân có
dấu hiện suy thoái về chi tiêu, thì họ lại không kỳ vọng nhiều vào nền kinh
tế, không muốn đến Ngân hàng để vay vốn nữa từ đó dẫn đến cho vay tiêu
dùng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nếu ta xem xét một khoản vay tiêu dùng thì quy mô món vay
có thể không lớn một phần là do đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia
đình. Nhưng với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu vay tiêu dùng tăng

đột biến, số lượng khách hàng vay tiêu dùng sẽ ngày càng nhiều thì quy mô
của cho vay tiêu dùng trong một Ngân hàng thương mại là khá lớn so số
lượng khách hàng của các hình thức tín dụng khác. Bên cạnh đó thì tâm lý,
thói quen của mỗi người là càng muốn mong nhanh chóng thỏa mãn các nhu
cầu của mình trước tiên. Nên cho vay tiêu dùng càng có cơ hội phát triển bởi
vì khách hàng ngày càng tìm kiếm nhiều tới các Ngân hàng. Dẫn tới số lượng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khách hàng của cho vay tiêu dùng lại càng tăng mạnh, dư nợ cho vay tiêu
dùng sẽ rất cao trong tổng dư nợ tín dụng trong tương lai gần.
• Về mức độ rủi ro của cho vay tiêu dùng:
Chúng ta đi từ bản thân khách hàng của cho vay tiêu dùng, có thể kết
luận được rằng cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro cao hơn bất kỳ một hình
thức tín dụng nào khác của ngân hàng thương mại. Và đúng như vậy, với mỗi
cán bộ tín dụng thì quá trình thẩm định và quyết định cho vay đối với các
khoản vay tiêu dùng thường gặp rất khó khăn về vấn đề thông tin khách hàng.
Các thông tin mà khách hàng đưa ra thường là không đầy đủ, thậm chí là đôi
lúc còn chưa chính xác, không rõ ràng. Nhiều trường hợp khách hàng còn cố
tình dấu các cán bộ tín dụng về tình hình sức khỏe thực tế của mình, thông tin
về công việc hiện tại, tình trạng gia đình… nếu như chúng quá bất lợi cho họ
trong vấn đề tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Hơn nữa, khách hàng của
cho vay tiêu dùng thường chỉ tìm đến Ngân hàng một lần, do đó, nguồn thông
tin từ trước là chưa có đối với cán bộ tín dụng, từ đó càng có nhiều khó khăn
hơn cho Ngân hàng trong việc thu thập thông tin về khách hàng.
Ngoài ra, các Ngân hàng cũng không thể biết trước được thái độ của
khách hàng một cách chính xác trong việc trả nợ. Nếu khách hàng mà cố tình
không chịu thanh toán nợ cho Ngân hàng, thì rủi ro là không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, có nhiều trường hợp khách hàng chưa đến hạn thanh toán nợ nhưng
gặp vấn đề rắc rối về vấn đề khách quan về tài chính như: mất việc làm, đau
ốm, bệnh tật, hay qua đời,... thì khả năng thu hồi nợ gốc còn rất khó khăn chứ

chưa nói đến thu lãi. Còn có những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai,
dịch bệnh… cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng và như một
phản ứng dây chuyền sẽ ảnh hưởng tới quá trình thu hồi vốn vay của Ngân
hàng.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Như vậy ta thấy rằng cả nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách
hàng cũng như những nguyên nhân khách quan bất khả kháng, cộng thêm một
số ít các món vay lại có thời hạn dài làm cho cho vay tiêu dùng có rủi ro rất
cao.
• Về chi phí của cho vay tiêu dùng:
Dựa vào việc tính toán ta thấy rằng, cho vay tiêu dùng có chi phí lớn
nhất trong các khoản mục của tín dụng của Ngân hàng. Ngay từ khi có một
khách hàng đến Ngân hàng để xin được cấp vốn, Ngân hàng đã phát sinh các
chi phí - chi phí điều tra, thu thập thông tin về khách hàng. Đối với cho vay
tiêu dùng thì quá trình này còn vất vả và gặp nhiều khó khăn hơn để thẩm
định thông tin của một số lượng khách hàng rất lớn và khá là phân tán vì đối
tượng của món vay này là các cá nhân có độ rủi ro là rất cao, họ chỉ tìm đến
Ngân hàng một lần, không phải thường xuyên nên Ngân hàng sẽ có rất ít
thông tin về khách hàng.
Do đó, để đảm bảo mục tiêu an toàn nhưng vẫn hiệu quả, thì ngoài việc
cẩn trọng trong công việc, đạo đức của cán bộ tín dụng… Ngân hàng cũng
phải mất chi phí khá lớn cho hoạt động thu thập thông tin khách hàng. Hơn
thế, trong quy trình tín dụng từ thẩm định, lập hồ sơ, giải ngân, giám sát
khoản vay… thì Ngân hàng cũng không được bỏ sót, làm rối một giai đoạn
nào.
Tất cả các điều đó đã làm cho chi phí cao của cho vay tiêu dùng cao là
điều hết sức dễ hiểu. Mặt khác, hoạt động quản lý các khoản vay mặc dù có
quy mô nhỏ nhưng với số lượng khách hàng vay tiêu dùng là rất lớn ở các
Ngân hàng thương mại là điều không hề dễ dàng.

• Về lãi suất của cho vay tiêu dùng:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với rủi ro cao và chi phí lớn thì cho vay tiêu dùng sẽ phải có một lãi
suất phù hợp để có thể bù đắp những tổn thất dự tính mà Ngân hàng phải gánh
chịu. Vì vậy mà cho vay tiêu dùng có lãi suất rất cao. Đó chỉ mà một lý do để
dẫn tới cho vay tiêu dùng lại có lãi suất cao như vậy. Bởi vì thêm vào đó là
khách hàng tìm đến Ngân hàng chỉ để nhằm một mục đích lớn, đó chính là
nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mình, chứ họ không chú ý mấy tới lãi suất.
Cùng với đó thì vay tiêu dùng không tạo ra lợi nhuận do đó khách hàng không
cần có sự tính toán giữa chi phí về lãi vay và lợi nhuận tiềm năng do món vay
mang lại. Với đối tượng khách hàng này thì lãi suất không phải là vấn đề, điều
khiến họ quan tâm hơn hết là số tiền mà phải trả hàng tháng, mặc dù rõ ràng
chính lãi suất trong hợp đồng tín dụng ảnh hưởng đến quy mô số tiền phải trả
này.
Trước đây, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được giữ cố định chứ
không thả nổi như những hình thức tín dụng khác. Còn bây giờ, trong môi
trường cạnh tranh đã buộc các Ngân hàng thay đổi, lãi suất của cho vay tiêu
dùng đã có sự thả nổi nhưng đó là sự thả nổi chưa hoàn toàn. Nhìn chung, lãi
suất vẫn được xác định dựa trên lãi suất cơ bản. Và lãi suất cho vay tiêu dùng
được tính bằng tổng của chi phí huy động vốn, rủi ro tổn thất dự kiến, phần bù
kỳ hạn với các khoản cho vay dài hạn và lợi nhuận cận biên.
• Về nguồn tài trợ của các khoản cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng là để nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người chưa có
khả năng thanh toán tại thời điểm hiện tại. Nó hoàn toàn không tài trợ nhằm
mục đích kinh doanh. Vậy nên, nguồn trả nợ của khách hàng cũng không thể
lấy từ lợi nhuận do khoản vay mang lại như một số hình thức cho vay khác.
Ngoài ra, khách hàng thường trả nợ cho Ngân hàng bằng một phần hay toàn
bộ thu nhập hàng tháng của mình. Do vậy, từ việc Ngân hàng thương mại tài
trợ cho các cá nhân, hộ gia đình trong việc chi tiêu, qua đó sẽ thúc đẩy đối với

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
những khách hàng này về tâm lý tích lũy, tiết kiệm, động lực làm việc và dẫn
tới lao động năng suất tăng cao hơn nhiều.
Cũng chính vì vậy mà các Ngân hàng thường đưa ra những chỉ tiêu
như: thu nhập ổn định, có trình độ học vấn… làm chỉ tiêu quan trọng để cán
bộ tín dụng quyết định trong việc cho khách hàng vay hay không?
• Về lợi nhuận của cho vay tiêu dùng:
Trên lý thuyết với một hinh thức tín dụng có độ rủi ro cao như cho vay
tiêu dùng thì các Ngân hàng thương mại kỳ vọng vào một mức lợi nhuận do
nó mang lại là rất lớn. Và trên thực tế thì dù quy mô của mỗi khoản vay là
không lớn lắm, nhưng do các khoản vay tiêu dùng có lãi suất cao, số lượng
khách hàng trong hoạt động tín dụng này lại rất lớn, cho nên thu nhập từ lãi
của hoạt động cho vay tiêu dùng là rất lớn. So với các hoạt động tín dụng
khác, lợi nhuận trên một đồng vốn của cho vay tiêu dùng thường cao hơn. Với
nguồn lợi nhuận hấp dẫn như vậy và cùng với tình hình phát triển kinh tế
ngày càng nở rộ thì ngày càng có nhiều Ngân hàng thương mại tăng cường
mở rộng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào phương
thức phân loại. Dưới đây là một số căn cứ để chúng ta có thể phân chia cho
vay tiêu dùng:
1.2.4.1. Căn cứ vào mục đích vay:
Cho vay tiêu dùng sẽ được chia thành hai loại. Đó là:
 Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm phục vụ nhu
cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở c 쾆 a cá nhân, hộ gia đình. Khoản
vay này có đặc điểm là thời gian dài và quy mô thường lớn.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Cho vay tiêu dùng không cư trú: Là các khoản cho vay phục vụ nhu

cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành
hoặc giải trí… Đặc điểm của hình thức vay này là quy mô nhỏ, thời gian ngắn
và do đó rủi ro sẽ thấp hơn cho vay tiêu dùng cư trú.
1.2.4.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả khoản vay:
Theo căn cứ này, cho vay tiêu dùng có ba phương thức hoàn trả khoản
vay, bao gồm:
 Cho vay tiêu dùng trả một lần: Theo đó số tiền vay sẽ được khách
hàng trả một lần vào cuối kỳ khi đến hạn. Qui mô của món vay này không
lớn, thường được sử dụng với mục đích đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời như
trả tiền viện phí, đi du lịch, mua sắm đồ dùng… Vậy nên, rủi ro của mỗi
khoản vay này là không lớn lắm.
 Cho vay tiêu dùng trả góp: Là hình thức mà khoản nợ được trả làm
nhiều lần theo thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng. Phương thức này
thường dùng để tài trợ cho việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như ô tô,
thuyền, một số đồ dùng phục vụ sinh hoạt đắt tiền, trang trải các khoản nợ…
Theo tính toán, trong tổng khối lượng tín dụng do các Ngân hàng thương mại
cung cấp thì có đến hơn 80% được thực hiện trên cơ sở trả góp. Điều này xuất
phát từ khả năng tài chính của khách hàng không đủ để chi trả khoản vay một
lần duy nhất, thêm vào đó việc định kỳ trả nợ vào mỗi tháng hay đến kỳ lương
khi tiến hành sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
 Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay trong đó Ngân
hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hay các loại Séc được phép
thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Hiện nay, trên thế giới với sự phát triển
mạnh mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thì việc sử dụng thẻ
đang ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, hình thức này có thể nói là đã hết
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sức phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam, hình thức này còn rất ít Ngân hàng
triển khai. Vì thực tế đại bộ phận dân cư của nước ta chủ yếu vẫn sử dụng tiền
mặt trong các giao dịch và thanh toán của mình, rất ít người biết đến dịch vụ

thanh toán không dùng tiền mặt do một số Ngân hàng hiện đang cung cấp.
Nếu trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán được giảm
thiểu thì sẽ có nhiều Ngân hàng thương mại Việt Nam hơn nữa tiếp tục tung
ra loại sản phẩm này.
1.2.4.3. Căn cứ vào biện pháp hoản trả tiền vay:
 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Là hình thức cho vay với tài
sản đảm bảo thường là động sản (tàu, thuyền, ô tô…), bất động sản được hình
thành từ vốn vay hoặc tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng trước khi
vay vốn Ngân hàng. Tài sản đảm bảo thường tăng tính an toàn cho các khoản
vay, vì Ngân hàng có thể tạo được áp lực để buộc khách hàng phải trả nợ hoặc
trong tình huống xấu nhất thì Ngân hàng có thể phát mại tài sản đảm bảo nếu
khách hàng không trả được nợ cho mình. Do vậy, rủi ro của chính bản thân
hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ được giảm thiểu nhờ có tài sản đảm bảo.
 Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo: Đối lập với cho vay
tiêu dùng có tài sản đảm bảo, ở hình thức này Ngân hàng cho vay dựa trên uy
tín và khả năng trả nợ của khách hàng, không căn cứ vào tài sản đảm bảo. Để
đề phòng với rủi ro và có những tổn thất gây có thể xảy ra, thông thường
Ngân hàng rất ít khi cho vay nói chung với hình thức này, và đặc biệt là đối
với rủi ro cao như cho vay tiêu dùng nói riêng. Nếu có cho vay thì khách hàng
đó, đối với Ngân hàng phải thật sự có độ uy tín cao và là khách hàng truyền
thống của Ngân hàng.
1.2.4.4. Căn cứ vào cách thức cho vay:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
 Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là hình thức mà Ngân hàng và khách
hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay hoặc thu nợ. Ở hình thức cho
vay này bên cạnh những ưu điểm như: Ngân hàng có thể sử dụng tối đa nguồn
nhân lực của mình, các khoản vay thường có chất lượng cao hơn, lựa chọn
được nhiều khách hàng tốt, quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và Ngân hàng
sẽ xử lý tốt các phát sinh đồng thời có khả năng làm thỏa mãn tốt hơn quyền

lợi cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng, đối tượng khách hàng rất rộng lớn sẽ dễ
dàng hơn cho Ngân hàng khi đưa ra các dịch vụ tiện ích mới, qua đó hình ảnh
của Ngân hàng đối với khách hàng càng được tăng cường quảng bá… Nó
cũng còn có những nhược điểm: mở rộng và tăng doanh số cho vay không
thực sự thuận lợi, chi phí cho vay thường khá lớn.
 Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó Ngân
hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa
hoặc đã cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng, nhưng vẫn còn trong hạn
thanh toán. Với hình thức này, Ngân hàng cho vay thông qua các doanh
nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng. Đối lập với cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp giúp các Ngân hàng dễ
dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay, tiết kiệm và giảm được chi phí, có cơ
hội phát triển các quan hệ với khách hàng cũng như các hoạt động khác của
Ngân hàng và giảm thiểu được rủi ro nếu như Ngân hàng quan hệ tốt với các
doanh nghiệp bán lẻ. Nhưng hạn chế của hình thức này cũng không phải ít.
Đó chính là: Ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với người vay vốn mà chỉ
thông qua các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Cho nên Ngân
hàng thiếu sự kiểm soát khi các doanh nghiệp tiến hành bán lẻ hàng hóa,
nhiều khoản tín dụng cấp ra không thực sự chính đáng, tình trạng bỏ qua một
số khách hàng tốt với Ngân hàng có thể diễn ra trong trong quá trình doanh
nghiệp lựa chọn khách hàng mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Thêm vào đó, kỹ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thuật và quy trình nghiệp vụ của hình thức cho vay này là hết sức phức tạp,
không phải Ngân hàng nào cũng thực hiện được.
1.2.5. Qui trình nghiệp vụ của cho vay tiêu dùng:
• Khách hàng lập và nộp hồ sơ vay vốn đến ngân hàng:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho ngân hàng bộ hồ sơ vay
vốn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của
các tài liệu gửi cho ngân hàng. Hồ sơ vay vốn gồm các giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân
sự. Cụ thể, khách hàng vay tiêu dùng phải xuất trình chứng minh
thư nhân dân và sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.
+ Tờ tự khai tình hình tài chính.
+ Báo cáo vay nợ và nguồn thu để trả nợ…
• Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay vốn và ra quyết định cho vay:
Thẩm định hồ sơ vay vốn là quá trình xem xét, phân tích các thông tin,
số liệu đã thu thập trong hồ sơ của khách hàng. Mục đích của thẩm định trước
khi cho vay là xác định giới hạn an toàn của quan hệ tín dụng giữa ngân hàng
và khách hàng vay vốn.
Khi thẩm định một bộ hồ sơ vay tiêu dùng, cán bộ tín dụng phải phân
tích rất nhiều yếu tố liên quan đến người đi vay, nhưng những yếu tố mà ngân
hàng đặc biệt quan tam là đặc điểm của người đi vay và khả năng thanh toán
của họ.
Thông thường thì những đặc điểm cơ bản của người đi vay được bộc lộ
thông qua mục đích của việc vay tiền. Cán bộ tín dụng sẽ phải hỏi xem khách
hàng sẽ dùng khoản tiền vay vào việc gì. Liệu mục đích vay có phù hợp với
chính sách cho vay của ngân hàng không. Có bằng chứng nào cho thấy khách
hàng sẽ không hoàn trả khoản vay đó không.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đặc điểm của người đi vay và khả năng thanh toán của họ được thể
hiện qua các thông tin như:
- Mục đích của việc vay tiền: Một khoản vay chỉ có thể được chấp nhận
khi mục đích vay tiền của khách hàng phù hợp với chính sách cho vay của
ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng chỉ đồng ý cho vay khi nhận thấy rằng
khách hàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ và
đúng hạn các khoản nợ. Do vậy, việc tiếp xúc, gặp gỡ với từng khách hàng là
rất cần thiết bởi vì qua những cuộc gặp gỡ như vậy hõ dễ dàng phát hiện ra

những biểu hiện gian dối hoặc nhược điểm trong tính cách cũng như sự thành
thật của người đi vay.
- Mức thu nhập: Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những
thông tin quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Những khách hàng có mức lương cơ bản và mức lương còn lại sau khi nộp
thuế cao sẽ được đánh giá cao. Cán bộ tín dụng cũng đồng thời tiến hành
kiểm tra người chủ cơ quan nơi khách hàng làm việc để đánh giá độ chính xác
của thu nhập, độ dài thời gian làm việc, nơi cư trú ghi trên đơn xin vay.
- Số dư các tài khoản khoản tiền gửi: Một tiêu thức gián tiếp về tổng
thu nhập và sự ổn định thu nhập của khách hàng là số dư tiền gửi trung bình
hàng ngày mà khách hàng duy trì trên tài khoản cá nhân của họ. Cán bộ tín
dụng có thể kiểm tra các con số này thông qua các ngân hàng có liên quan.
- Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú: Trong số những yếu tố chính
mà một cán bộ tín dụng sẽ quan tâm là khoảng thời gian làm việc. Hầu hết các
ngân hàng không muốn cho vay những người mới làm việc tại nơi cư trú hiện
tại được một vài tháng, nhất là cho vay những khoản tiền lớn. Thời gian sống
tại nơi cư trú hiện tại thường được coi là quan trọng vì nếu khoảng thời gian
một người sống tại một nơi càng lâu thì có thể tin rằng cuộc sống của người
đó càng ổn định. Còn nếu một người thường xuyên thay đổi chỗ ở thì sẽ là
một yếu tố bất lợi cho ngân hàng khi quyết định cho vay.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Hoạt động đảo nợ: Các cán bộ tín dụng rất nhạy cảm với những bằng
chứng về việc quy mô của các khoản nợ tăng so với thu nhập hàng năm, hàng
tháng của khách hàng. Cũng như đối với tình trạng số dư của tài khoản thẻ tín
dụng tăng nhanh hay tình trạng séc phát ra bị gửi trả lại. Việc đảo nợ theo
kiểu vay tiền từ người này để trả cho người kia bị hầu hết các ngân hàng phản
đối. Đây được coi như một tiêu thức về khả năng quản lý tiền vay của khách
hàng. Những khách hàng với khả năng quản lý kém sẽ có thể rơi vào tình
trạng có quá nhiều các khoản nợ và sẽ gặp nhiều rắc rối với ngân hàng.

- Đảm bảo tiền vay: Là một phương tiện để ngân hàng có thêm một
nguồn vốn khác để thu hồi nợ. Trong cho vay tiêu dùng, nguồn thu nợ thứ
nhất của ngân hàng là thu nhập của cá nhân như tiền lương, các khoản thu
nhập khác. Khi đánh giá khách hàng, nếu thấy nguồn thu nợ thứ nhất chưa có
cơ sở chắc chắn thì buộc ngân hàng phải thiết lập thêm cơ sở pháp lý để có
thêm nguồn thu nợ thứ hai. Nguồn thu nợ thứ hai bao gồm giá trị tài sản đảm
bảo hay bảo lãnh của bên thứ ba.
Trong trường hợp khách hàng không có hồ sơ tín dụng hoặc có chất
lượng tín dụng thấp thì ngân hàng yêu cầu cần phải có người đứng ra bảo lãnh
về việc hoàn trả khoản tiền vay. Nếu người đi vay không thanh toán cho
khoản nợ được bảo lãnh thì người đứng ra bảo lãnh có trách nhiệm phải
thanh toán. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng chỉ xem việc có người bảo lãnh là
một đảm bảo về mặt tâm lý hơn là một nguồn đảm bảo thực sự. Người đi vay
sẽ thấy có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả khoản vay vì uy tín của người
bảo lãnh. Nhưng các nhà quản lý ngân hàng thường do dự không muốn thực
hiện nhiều khoản cho vay có bảo lãnh vì điều đó có thể dẫn tới tổn thất cho cả
người bảo lãnh mở tài khoản tại ngân hàng.
Nếu khoản vay có tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) thì ngân hàng
phải đánh giá về các điều kiện về tính hợp pháp, số lượng và xác định giá trị
của tài sản đảm bảo theo đúng pháp luật của Nhà nước. Các giấy tờ sở hữu tài
sản đảm bảo phải được xác nhận của cơ quan công chứng Nhà nước và thẩm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nh k bit c mc tin cy ca cỏc giy t ú. Trờn c s ny, ngõn
hng mi ra quyt inh cho vay c chớnh xỏc.
Ngõn hng xỏc nh cỏc ch tiờu cho vay v ký kt hp ng tớn dng
vi khỏch hng:
Sau khi ó thm nh h s vay vn v ra quyt nh cho vay, ngõn
hng tin hnh xỏc nh cỏc ch tiờu cho vay:
- Thi hn cho vay: Cn c vo k luõn chuyn vn ca i tng vay

v kh nng tr n ca khỏch hng, thi hn cho vay tiờu dựng cú th l vi
thỏng hoc vi nm.
- Lói sut cho vay: Hu ht cỏc khon cho vay tiờu dựng c nh giỏ
da vo lói sut c bn cng vi mt mc li nhun cn biờn v phn bự ri
ro.
Lãi suất
khoản
cho vay
ngời tiêu
dùng phải
trả
=
Chi phí
huy động
vốn cho
vay của
ngân
hàng
+
Chi phí
hoạt động
khác (gồm
lơng nhõn
viên .)
+
Phần
bù rủi
ro tổn
thất tín
dụng

+
Phần bù
kỳ hạn
với các
khoản
cho vay
dài hạn
+
Lợi
nhuận
cận
biên
- Mc cho vay: ngõn hng xỏc nh mc cho vay da trờn cỏc yu t
sau:
+ Nhu cu vay vn ca khỏch hng.
+ Kh nng tr n ca khỏch hng.
+ T l cho vay ti a so vi giỏ tr ti sn m bo tin vay theo quy
nh ca chớnh ph v hng dn ca NHNN. Theo quy ch cho vay ca
TCTD i vi khỏch hng, quyt nh s 1627/2001/Q-NHNN hin hnh
ca Vit Nam quy nh: Mc cho vay ti a khụng vt quỏ 70% giỏ tr ca
ti sn th chp hay cm c.
+ Kh nng ngun vn ca ngõn hng.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Giới hạn tổng dư nợ của ngân hàng đối với một khách hàng. Quyết
định số 1627/2001/QĐ-NHNN Việt Nam quy định tổng dư nợ cho vay của
ngân hàng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng thương mại.
• Mở tài khoản và phát tiền vay
Sau khi duyệt cho vay, ngân hàng mở cho khách hàng vay một tài

khoản cho vay để hạch toán tiền vay và thu nợ (nếu khách hàng vay chưa có
tài khoản cho vay).
Căn cứ vào hợp đồng tín dụng ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng
vay theo các cách sau:
+ Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cho khách hàng.
+ Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn khác để trả cho người
cung cấp hoặc nếu người cung cấp không có tài khoản tại ngân hàng thì
chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.
+ Phát bằng tiền mặt.
• Thu nợ:
Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín
dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ cho ngân
hàng khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ khi đến hạn, ngân hàng có
thể xử lý theo bốn trường hợp sau:
Thứ nhất, do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải
trình xin gia hạn, ngân hàng có thể xét cho gia hạn. Theo quy định trong quy
chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành theo
Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN Việt Nam thì thời hạn gia hạn nợ đối
với cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, đối với cho vay trung và dài hạn tối
đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thứ hai, do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá
hạn và phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Theo quy định hiện hành của
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×