Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

CÁC TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC – AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.32 KB, 29 trang )

CÁC TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC – AN TOÀN
TRƯỜNG HỌC
I. Các dịch bệnh nguy hiểm
1.1 Cúm
Cúm A (H1N1)
Cúm là bệnh thường gặp cả ở trẻ em và người lớn. Bệnh nhân mắc cúm thường có
các biểu hiện như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy mũi, đau mỏi mình mẩy. Bệnh thường có tính lây
lan nhanh, nhưng khá lành tính, thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên hiện nay trên thế
giới xuất hiện những chủng cúm mới, do đột biến hoặc do lây lan từ động vật sang người,
thường gây biến chứng suy hô hấp, dẫn tới tử vong.
Tình huống 1: Hiện nay cả Việt nam và trên thế giới đang đương đầu với đại dịch
cúm A (H1N1). Ở trường anh/chị có một học sinh có các biểu hiện bệnh như sốt nhẹ, đau
mình mẩy, đau họng, gia đình cháu bé cũng có người mắc bệnh như cháu, nếu anh /chị
đứng trên cương vị là hiệu trưởng, anh/chị sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Hãy lựa chọn một trong các tình huống sau:
1. Coi như không có vấn đề gì xảy ra, trường học thường xuyên có các cháu bị ốm
tương tự.
2. Thông báo cho phụ huynh học sinh, yêu cầu đi khám ngay lập tức.
3. Yêu cầu cháu nghỉ học ở nhà cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
4. Cách ly cháu ngay ra khỏi các cháu khác, tiến hành sát khuẩn, khử trùng lớp học
cháu ngay lập tức.
Trong tình huống trên, chúng ta dễ dàng thấy rằng tình huống 1 có thể loại trừ.
Hiện nay đang là giai đoạn đại dịch, mọi bệnh nhân, nhất là các cháu bé có biểu hiện nghi
ngờ cần phải khám và tư vấn tại cơ sở y tế ngay.
Tình huống 4 chỉ được áp dụng khi cháu bé được xác nhận là chắc chắn nhiễm cúm
A (H1N1), công tác sát khuẩn phải được tiến hành bởi cơ quan y tế.
Tình huống 3 là tình huống khá nhạy cảm, các cháu khi bị ốm đều có quyền nghỉ
học. Tuy nhiên, cách tốt nhất là không được chủ quan, mọi cháu bị ốm cần đến khám và
điều trị tại cơ sở y tế. Nếu cơ sở y tế có xác nhận cháu không nhiễm cúm A (H1N1) thì
cháu có thể đi học bất cứ lúc nào điều kiện sức khoẻ cho phép.
Cách tốt nhất là chọn phương án 2. Khi có một học sinh có các dấu hiệu bệnh cúm,


lại đang là thời điểm đại dịch lan tràn, hiệu trưởng cần yêu cầu thầy/cô chủ nhiệm lập tức
thông báo cho phụ huynh học sinh để đưa con mình đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đồng
thời phải có liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh để biết kết quả khám chữa
bệnh.
Trong trường hợp học sinh đó có kết quả chắc chắn nhiễm cúm A (H1N1):
Ngay lập tức thông báo với cơ quan y tế phòng dịch tại địa phương đó.
Tuyên truyền, giáo dục phương pháp phòng và phát hiện bệnh sớm cho tất cả học
sinh, giáo viên.
Tất cả các học sinh, thầy cô giáo đã tiếp xúc với học sinh bị nhiễm cúm cần được
thông báo và cách ly. Nếu những người này có các biểu của bệnh cúm, cần đến khám tại
cơ sở y tế ngay.
Đối với các học sinh và giáo viên khác, cần phải đeo khẩu trang y tế khi đến
trường.
Đo, kiểm tra thân nhiệt các trường hợp có nghi ngờ.
Dừng mọi hoạt động có tập chung đông học sinh như sinh hoạt ngoại khóa, ca múa
tập thể.
Trường, lớp học nơi có học sinh nhiễm cúm cần yêu cầu cơ quan y tế tẩy trùng, sát
khuẩn.
Nếu có nhiều học sinh nhiễm cúm A (H1N1), cần báo cáo ngay Phòng GDĐT, Sở
GDĐT trực thuộc, xin tạm thời đóng cửa trường học.
Các trường học luôn sẵn sàng trở thành một bệnh viện dã chiến khi dịch cúm lan
nhanh, mạnh thành đại dịch.
Cúm A (H5N1)
Bệnh cúm gia cầm (còn gọi là cúm A (H5N1) do virus cúm A (H5N1) gây ra, là
bệnh rất dễ lây lan, dễ tái phát, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể gây chết người
và chết gia cầm hàng loạt.
Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người do tiếp xúc với gia cầm
bị bệnh hoặc bất kỳ bộ phận nào của gia cầm bị bệnh.
Tình huống 2: Ở tỉnh anh/chị công tác đã có một trường hợp tử vong, được xác
định do nhiễm cúm A/H5N1. Nếu ở trường anh/chị có các học sinh với các biểu hiện sốt

cao đột ngột, đau đầu, đau nhức cơ, ho khan, đau họng, mệt mỏi rã rời, tiêu chảy, khó
thở, trên cương vị là hiệu trưởng, anh chị sẽ giải quyết như thế nào?
Khi ở địa phương xuất hiện một dịch bệnh nguy hiểm như cúm A (H51N1), nhà
trường cần phối hợp với cơ quan y tế chủ động phòng và phát hiện sớm, cách ly những
trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Hiệu trưởng cần hiểu rõ các bước tuyên truyền giáo dục giúp học sinh tránh được
dịch bệnh:
1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
2. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với gia cầm khi chăn nuôi tại hộ gia đình.
3. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh.
4. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị khi có hiện tượng như sốt cao
trên 38
o
C, ho, đau ngực, khó thở, đau cơ, đau đầu và mệt mỏi sau khi có tiếp xúc với
gia cầm.
Khi phát hiện học sinh nghi nhiễm cúm A (H1N1), thông báo ngay cho gia đình,
phải đưa học sinh đến cơ sở y tế để khám phân loại bệnh và cách ly nếu cần.
1.2 Dịch sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue
(Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ trẻ bệnh sang trẻ
lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu
trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích
hút máu người cả ngày lẫn đêm. 70% trường hợp sốt xuất huyết xảy ra trẻ dưới 15 tuổi.
Tình huống 3: Ở địa phương nơi anh/chị đang làm hiệu trường đang có dịch sốt
xuất huyết. Bản thân trường anh/chị đang quản lý cũng có 3 cháu phải nhập viện vì sốt
xuất huyết. Vậy thái độ của anh/chị trước dịch sốt xuất huyết này như thế nào?
Bản thân anh/chị không phải là thầy thuốc. Tuy nhiên trước dịch bệnh đang lưu
hành tại địa phương, có thể gây bệnh cho học sinh, giáo viên nhà trường, với vai trò là
hiệu trường nhà trường, trước hết anh/chị cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan phòng dịch
và y tế cơ sở tuyên truyền sâu rộng cho học sinh cách phòng và phát hiện sớm bệnh dịch

sốt xuất huyết.
Như chúng ta đã biết, virus gây sốt xuất huyết lây truyền thông qua muỗi đốt, diệt
muỗi và phòng chống muỗi đốt là phương pháp tốt nhất để phòng sốt xuất huyết.
Khi mùa mưa đến, muỗi sinh sôi và phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết cũng theo
đó mà bùng phát nhiều hơn. Vì vậy mọi học sinh trong nhà trường cần được giáo dục
phòng chống muỗi bằng cách:
- Vệ sinh ngoại cảnh: dọn dẹp bùn lầy, nước đọng, phát quang xung quanh nhà, thu
dẹp các vật có nước đọng có thể làm nơi cho muỗi đẻ như lu, máng, lon, hộp, gáo dừa, vỏ
xe.
- Nuôi cá ăn lăng quăng ở các bể chứa nước; các lu nước nên đậy nắp kín.
- Nhà cửa, trường lớp phải sáng sủa, thông thoáng, không treo nhiều quần áo trên
vách nhà.
- Nên dùng cửa lưới để ngăn muỗi.
- Dùng thuốc xịt muỗi để giết muỗi.
- Ngủ mùng, thoa thuốc chống muỗi, đốt nhang đuổi muỗi.
Nếu trẻ có các biểu hiện sốt cao trên 39
0
C trên 2 ngày, đau nhức mình mẩy, nhức
đầu, nổi các nốt xuất huyết dưới da, là các điểm xuất huyết li ti thì cần đưa đến cơ sở y tế
khám và theo dõi ngay lập tức.
1.3 Dịch tả
Bệnh dịch tả là một bệnh nhiễm trùng cấp ở ruột non do vi khuẩn Vibrio.cholerae.
Tả là một lọai bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn
mất nước và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Ở
Việt Nam trong thế kỷ trước đã có nhiều vụ dịch tả xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước.
Bệnh tả lây theo đường tiêu hóa, chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả rơi vào môi
trường theo phân, hay thức nôn mửa của người bệnh sau đó xâm nhập vào đường tiêu hóa
của người lành theo nước uống và thức ăn bị nhiễm vi khuẩn tả, có nguồn gốc thủy, hải
sản. Khoảng 75-80% người nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh và
được gọi là những “người lành mang trùng”, tuy nhiên họ vẫn liên tục đào thải vi khuẩn

theo phân ra môi trường trong vòng 7-14 ngày. Trung bình thì sau 1-3 ngày bị nhiễm
khuẩn, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng, rõ nhất là đi ngoài liên tục, phân lỏng
không mùi, không màu, ít đau bụng và phần lớn có màu trắng nhờ như nước vo gạo.
Tình huống 4: Tại địa phương nơi trường học mà anh/chị đang là hiệu trưởng
được thông báo có dịch tả, nếu học sinh của trường anh/chị có biểu hiện nôn, tiêu chảy
cấp, anh chị có thái độ như thế nào?
Thực tế cho thấy rằng phòng ngừa bệnh dịch tả không phải là việc riêng của ngành
y tế mà cần có sự phối hợp tham gia của các cơ quan khác như vệ sinh nước, thực phẩm,
và giáo dục.
Khi dịch tả được phát hiện đang lưu hành tại địa phương, với vai trò là hiệu trưởng
trường phổ thông, anh/chị cần phối hợp với cơ quan y tế dự phòng tại địa phương tuyên
truyền giáo dục học sinh cách phòng chống bệnh tả.
Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có tả hữu hiệu và đơn giản nhất
là ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, nước đá, mắm ruốc, mắm tôm sống
không rõ nguồn gốc, hải sản chưa nấu chín kỹ.
Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng trước khi ăn uống, trước khi chế biến thức ăn và sau
khi đi vệ sinh hay chăm sóc người ốm.
Bệnh dịch tả lan truyền qua đường nước nhiễm trùng, cho nên cải thiện và đảm bảo
vệ sinh nguồn nước uống là biện pháp hữu hiệu nhất và thiết thực nhất trong việc phòng
ngừa bệnh. Nếu nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn tả thì mọi thức ăn, nước uống, kể cả đá
lạnh làm từ nước đó và ngay cả rau thịt đã rửa với loại nước đó đều có thể gây bệnh và
làm bùng nổ dịch.
Hướng dẫn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và xây dựng tập quán đi vệ sinh đúng nơi
quy định, xử lý và sử dụng phân người hợp vệ sinh và phù hợp với tình hình địa phương.
Nghiêm cấm việc phóng uế bừa bãi, vận chuyển và sử dụng phân tươi để tưới rau, bón
ruộng. Phân và chất thải của bệnh nhân phải được cô lập và xử lý, tiệt trùng bằng
cloramin B hoặc vôi bột, tuyệt đối không để phát tán vào môi trường.
Hạn chế hội họp, hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, tổ
chức tổng vệ sinh, thu gom rác, diệt ruồi.
Nếu học sinh trong trường có các biểu hiện triệu chứng của đường tiêu hoá như nôn

nhiều, tiêu chảy cấp, lập tức thông báo với gia đình và phối hợp đưa học sinh đến cơ sở y
tế ngay.
Theo dõi sát các bạn cùng lớp, gần nhà nếu có dấu hiệu tương tự cần đi khám và
điều trị sớm.
II. Tai nạn
1. Nhận thức về các tai nạn có thể xảy ra trong trường học
Ngã: Trẻ em ở trường học hay bị ngã do những yếu tố nguy cơ sau:
- Sân trường, lớp học không bằng phẳng hoặc gạch lát dễ gây trơn trượt.
- Cửa sổ, hành lang không có lan can hoặc lan can quá thấp.
- Cầu thang không có tay vịn, hoặc tay vịn quá thấp.
- Tường trần nhà, mái ngói quá cũ nát, dễ gây bong trần, sụt tường.
- Bàn ghế học chất lượng thấp, không chắc chắn dễ hỏng, đổ.
- Dụng cụ thể dục thể thao thô sơ, không đảm bảo tiêu chuẩn.
- Vật sắc nhọn: đâm vào học sinh như dụng cụ học tập, cạnh và góc bàn ghế nhọn,
cạnh bảng.
Đánh nhau, bạo lực trong trường học.
Tai nạn giao thông do:
- Trường ở gần đường mà không có cổng, hàng rào.
- Không có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới. Do đó xe phòng
nhanh qua khu vực trường.
- Học sinh không thực hiện luật an toàn giao thông.
Bỏng: Học sinh có thể bị bỏng do:
- Tiếp xúc với hóa chất, lửa, điện ở phòng thí nghiệm trong giờ thực hành.
- Nước sôi, thức ăn, dụng cụ trong nhà bếp để không đúng quy định, ở nơi học sinh
có thể chạm tới.
Đuối nước do:
- Trường gần ao hồ, sông suối mà không có hàng rào ngăn cách.
- Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền không đảm bảo an toàn.
- Giếng, bể nước trong trường không có nắp đậy an toàn.
Điện giật do:

- Hệ thống điện trong lớp, trường không an toàn: dây điện hở, bảng điện để thấp.
- Dụng cụ điện ở phòng thí nghiệm không an toàn.
- Học sinh và giáo viên không được hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm đầy đủ,
đúng quy trình.
Ngộ độc do:
- Quà bánh bán trong trường không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc.
- Thực phẩm, nước uống không hợp vệ sinh, có nhiễm khuẩn.
2. Một số tình huống cụ thể
2.1. Té ngã
Học sinh rất hiếu động, vì thế tai nạn hay xảy ra với học sinh, nhất là trẻ nhỏ. Trong
đó, theo báo cáo thống kê của cơ quan y tế mới đây, té ngã là tai nạn thường gặp nhất. Té
ngã ở trường học cũng rất thường gặp, là nguyên nhân khiến trẻ bị chấn thương xương,
khớp.
Tình huống 5: Với cương vị là hiệu trưởng của trường phổ thông, nếu giáo viên
hoặc học sinh trong trường báo cáo có một em học sinh ngã từ lan can cầu thang cao 2m
xuống đất, anh chị xử trí trường hợp này như thế nào?
- Khi thấy học sinh bị ngã, giáo viên cần xem mức độ, vị trí chấn thương của học
sinh để có cách xử lý tốt nhất.
- Cách xử lý ban đầu là lấy chiếc khăn, nhúng nước lạnh vắt ráo nước, rồi đắp lên
trên vết bầm, hoặc bọc nước đá vào khăn và áp lên chỗ chấn thương. Nếu trẻ đau nhiều
hoặc đau khi cử động, tay chân bị bầm tím, thì cần lưu ý có thể trẻ bị bong gân hay gãy
xương.
- Nếu vùng bị chấn thương sưng và sau đó bị bầm tím, cử động khó khăn, hoặc
chân hay tay học sinh có tư thế bất thường thì nên đưa ngay trẻ đến ngay cơ sở y tế để
được kiểm tra và xử trí kịp thời.
- Nếu nghi ngờ gãy xương, dùng nẹp cố định phần bị tổn thương. Lót thêm những
vật dụng mềm quanh khu vực nghi ngờ bị gãy, cố định hai thanh nẹp bằng dây vải.
- Báo ngay phụ huynh học sinh phối hợp xử trí.
- Về phía nhà trường, cần kiểm tra, sửa chữa ngay các bậc lan can, cầu thang; kiểm
tra các cửa sổ xem trẻ có thể trèo qua hay không, nếu có nên khóa lại cẩn thận.

2.2. Bỏng
Bỏng nước sôi là một tai nạn thường gặp, nếu không xử lý kịp thời bỏng thường lan
rộng và có thể gây tử vong.
Tình huống 6: Một em học sinh đi vào khu bếp ăn của trường, do sơ ý đá vào bình
nước sôi và bị bỏng hai chân. Nếu anh chị là hiệu trưởng, cần xử trí tình huống này như
thế nào?
- Báo ngay nhân viên y tế nhà trường.
- Đưa ngay học sinh ra khỏi vùng nước sôi gây bỏng.
- Nếu gần một nguồn nước sạch, lạnh, cần nhúng ngay lập tức cơ thể phần bị bỏng
vào nước lạnh, như ngâm vào chậu nước, bể nước, để dưới vòi nước đang chảy. Ngâm
toàn chi bị bỏng trong nước sạch lạnh, làm cho nhiệt độ dưới da bỏng hạ thấp, giảm đau,
giảm phản ứng viêm nề, giảm thoát dịch huyết tương. Đây là một cách xử trí bỏng ban
đầu rất tốt. Các công trình khoa học đã chứng minh tác dụng giảm đau, ức chế tính thấm
thành mao mạch, giảm phù nề bỏng của nước sạch lạnh. Nhưng việc ngâm vùng bị bỏng
trong nước sạch lạnh phải được thực hiện trong 30 phút đầu tiên (nhất là trong 10 phút
đầu tiên) thì mới có kết quả tốt.
- Dùng gạc miếng sạch phủ lên mặt vết thương bỏng.
- Không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng và làm mức độ
bỏng nặng thêm do hiện tượng thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất và dễ gây nhiễm trùng vết
bỏng.
- Không bôi nước mắm, kem đánh răng, vôi lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng
vết bỏng.
- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng vì có thể gây nhiễm trùng và nhiễm trùng
lan rộng.
- Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý tiếp.
Ngoài nguyên nhân bỏng do nước sôi, một số nguyên nhân khác như điện giật, hoá
chất cũng là tác nhân gây bỏng học sinh tại nhà trường.
- Đối với bỏng hóa chất: Cũng giống như bỏng nhiệt, sau khi ngâm rửa vết bỏng
(thời gian ngâm lâu hơn) có thể dùng dung dịch để trung hòa như nước vôi nhì, giấm,
chanh, đường

- Đối với bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cắt cầu chì,
nguồn cầu dao điện.
Cấp cứu toàn thân ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, xử lý các tổn
thương kết hợp nếu có như gãy tay, sai khớp.
Trong các nhà trường, phòng thí nghiệm, cần quản lý chặt chẽ hoá chất thí nghiệm.
Bên cạnh việc nhắc nhở, giáo dục học sinh, cần ràng buộc trách nhiệm đối với các cơ
quan quản lý giáo dục, giáo viên bộ môn về sử dụng đồ dùng giảng dạy.
2.3. Ngộ độc khí độc
Tình huống 7: Ở trường học mà anh chị là hiệu trưởng, một số học sinh bỗng xuất
hiện hiện tượng nôn mửa, đau đầu, lơ mơ, ngất xỉu, nghi ngờ do hít phải khí lạ, với
cương vị là hiệu trưởng, anh/ chị phải làm gi?
Hít phải khói thuốc, gas hay hơi khí độc có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng, làm
chết người. Khi có hàng loạt học sinh có các biểu hiện giống nhau, nghi ngờ do hít phải
khí độc, các bước cần làm ngay là:
Gọi y tế khẩn cấp. Quay số 115 để gọi cứu thương.
Gọi cơ quan phòng chống khí độc tại địa phương.
Sơ tán tất cả học sinh ra khỏi trường, cách ly hoàn toàn nơi nghi ngờ có khí độc.
Đưa học sinh bị nghi ngờ hít phải khí độc đến nơi có không khí trong lành.
Hô hấp nhân tạo ngay nếu học sinh có các biểu hiện suy thở.
Phối hợp với cơ quan y tế đưa học sinh đến cơ sở có đủ oxy, phương tiện hồi sức,
chống độc.
2.4. Ngộ độc thức ăn
Hiện nay, tình hình ngộ độc thức ăn diễn ra khá thương xuyên trên địa bàn cả nước.
Ngộ độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài
phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng:
buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có
thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao.
Có 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc hay gặp, đó là do hóa chất bảo quản thực
phẩm (thuốc trừ sâu, hóa chất chống sâu mọt ), do hóa chất dùng trong trong chế biến
thực phẩm (ví dụ phẩm màu trong các loại bánh, xôi, rượu ) và do các vi sinh vật.

Tình huống 8: Ở một trường phổ thông nọ, sau bữa ăn trưa khoảng 30 phút, nhóm
học sinh lớp 6 có các biểu hiện buồn nôn và nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân toé
nước, anh/chị là hiệu trưởng nhà trường, cần xử trí tình huống này như thế nào?
Gọi ngay cấp cứu 115.
Để thức ăn nghi ngờ ngộ độc đào thải ra ngoài càng sớm càng tốt. Nếu học sinh còn
tỉnh táo, dùng hai ngón tay để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm pon đưa vào
gốc lưỡi (cẩn thận tránh làm xây sát miệng) để gây nôn. Khi bệnh nhân nôn, để đầu cúi
thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi.
Cần xác định tác nhân gây ngộ độc bằng cách giữ lại thức ăn nghi ngờ, giữ lại chất
nôn, phân, gửi đi làm xét nghiệm độc chất.
Chuyển ngay học sinh đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Về phía nhà trường: cần kiểm điểm lại công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể
đối với người đi mua và chế biến thức ăn đã thực hiện đủ các bước để đảm bảo vệ sinh
thức ăn chưa:
- Thực phẩm dùng để làm thức ăn phải được chọn lựa cẩn thận, phải tươi, không
dập nát.
- Chuẩn bị thức ăn kỹ càng: nấu chín, đun sôi, bỏ những phần nghi là gây độc (bỏ
da, đầu, ruột, mật cá trước khi nấu ).
- Giữ sạch bát, đĩa, xoong nồi đựng thức ăn. Thức ăn nấu chín nên ăn ngay. Thức
ăn không ăn hết cần đun lại rồi mới cất giữ trong tủ lạnh. Khi ăn lại vẫn phải đem đun sôi
rồi mới ăn.
- Diệt ruồi, gián, chuột Tuyệt đối không để chúng tiếp xúc với thức ăn.
- Quả, rau sống phải rửa sạch, ngâm và gọt vỏ rồi mới ăn.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn hay khi chuẩn bị chế biến thức ăn.
2.5. Đuối nước
Khi trường học gần ao hồ, sông suối mà không có hàng rào ngăn cách, một số học
sinh hiếu động, chơi nghịch nước mà không biết bơi có thể bị chết đuối.
Tình huống 9: Trong giờ ra chơi, do thầy cô giáo sơ ý, một cháu học sinh lớp 5 đã
ra chơi ở ao ngay cạnh trường và ngã xuống nước. Khi có người phát hiện ra thì cháu bé
đã chìm dưới nước. Anh/chị với cương vị là hiệu trưởng cần xử trí như thế nào?

- Người lớn, thầy cô giáo là người bơi giỏi xuống ao cấp cứu cháu bé.
- Xử trí tại chỗ: là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí
chậm tình trạng mất não sẽ xảy ra và gây nhiều khó khăn cho cấp cứu sau đó. Theo kinh
nghiệm, để cấp cứu ngạt nước hiệu quả phải cấp cứu ngay ở dưới nước bằng cách: nắm
tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước, tát 2-3 cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây
phản xạ hồi tỉnh và thở lại. Đồng thời quàng tay qua nách nạn nhân lôi vào bờ.
- Khi chân người đi cứu đã chạm đất, phải tiến hành ngay hô hấp miệng - miệng.
- Khi đã đưa được nạn nhân lên bờ, vấn đề quan trọng vẫn là khai thông đường hô
hấp.
- Để nạn nhân nằm ưỡn cổ, lấy khăn lau sạch mũi, họng, miệng rồi tiến hành ngay
hô hấp miệng - miệng. Nếu ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực.
- Cần tiến hành hô hấp miệng - miệng và ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi tim
đập lại và hoạt động hô hấp trở lại.
- Trong dân gian khi gặp trẻ đuối nước thường vác dốc ngược trẻ trên vai. Động tác
dốc ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên
thực hiện ở người lớn và không nên quá 1 phút ở trẻ em. Vấn đề chủ yếu là tiến hành hô
hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực trong khi chờ cấp cứu đến.
- Gọi cấp cứu hỗ trợ ngay lập tức. Chuyển học sinh lên cơ sở y tế có đủ điều kiện
hồi sức.
3. Thầy cô và học sinh cần được hướng dẫn công tác phòng chống
tai nạn thương tích.
Mỗi trường học cần có người chuyên trách, theo dõi vấn đề an toàn sức khoẻ,
phòng chống tai nạn cho học sinh. Vấn đề giáo dục an toàn sức khoẻ phải được nhắc lại
cho học sinh và giáo viên hàng năm.
BẢNG KIỂM ĐỊNH TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
STT Các nội dung kiểm tra
GV nhà trường tự
đánh giá
I. Tổ chức thực hiện


1. Có cán bộ chuyên trách về phòng chống tai
nạn trẻ em

2. Có cán bộ theo dõi về y tế học đường và
phòng chống tai nạn. Có tủ thuốc cấp cứu

3. Có kế hoạch thực hiện xây dựng trường học
an toàn

4. 100% thầy cô giáo và học sinh được hướng
dẫn về phòng chống tai nạn tại trường học

5. Có lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn
vào môn học hoặc chương trình ngoại khóa

6. Có các khẩu hiệu, tranh áp phích, tài liệu về
phòng chống tai nạn

II Phòng ngã

7. Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn
trượt, mấp mô

8. Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn

9. Ban công và cầu thang có tay vịn,lan can an
toàn

10. Không để học sinh học trong những lớp học
không an toàn


11. Bàn ghế chắc chắn , mặt bàn, góc bàn nhẵn

12. Dụng cụ thể dục thể thao chắc chắn, nơi tập
an toàn

Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường
III Phòng đánh nhau
13. Không có các vụ đánh nhau trong trường gây
tai nạn

Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường
IV Phòng Tai nạn giao thông
14 Trường có cổng, hàng rào xung quanh

15 Có biển báo giảm tốc ở đoạn đường gần
trường


Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường

V Phòng bỏng
16 Phòng thí nghiệm có nội quy về sử dụng các
hóa chất, về phòng chống cháy nổ

17 Bếp nấu có cửa ngăn cách

Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường

VI Phòng đuối nước


18 Có rào chắn quanh ao, hồ

29 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy an toàn

20 Trường có thuyền, phao cứu sinh

Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường
VII Phòng điện giật
21 Hệ thống điện trong lớp học an toàn
22 Dụng cụ, hệ thồng điện trong phòng thí nghiệm
an toàn

23 Học sinh được hướng dẫn về sử dụng các
dụng cụ phòng thí nghiệm


Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường

VIII Đề phòng ngộ độc
24 Không có hàng quà bánh bán trong trường

25 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh

Yếu tố nguy cơ theo hoàn cảnh của trường

26 Không có vụ TNTT nào ở trường trong năm
cần sự can thiệp của y tế



Cộng

III. Các bệnh học đường
1. Cận thị (tật khúc xạ)
Tật cận thị còn gọi là cận thị học đường hay cận thị mắc phải (để phân biệt với cận
thị có tính chất gia đình, di truyền). Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi học sinh, đôi khi
thanh niên. Tần suất và mức độ cận cũng tăng lên theo cấp học của học sinh.
Làm sao biết trẻ bị tật khúc xạ?
Tật khúc xạ nói chung hoặc cận thị nói riêng đều gây giảm thị lực, như vậy trước
hết cần phải được thử thị lực. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp thử nghiệm để xác
định và đo chính xác tật khúc xạ. Ở trẻ nhỏ cần lưu ý đưa đi khám khi thấy có những dấu
hiệu sau:
- Khi xem tivi hay chạy lại gần để nhìn, ở lớp trẻ hay chạy lại gần bảng mới thấy
chữ, hoặc phải chép bài của bạn
- Kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai hoặc viết sai chữ
- Hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi xem tivi hoặc nhìn một vật ở xa
- Thường hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ
- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt
- Hay than mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt
- Nhắm một mắt khi đọc sách hoặc khi xem TV
- Thường không thích các hoạt động liên quan tới nhìn xa như chơi ném bóng
- Đối với trẻ ở lứa tuổi đi học còn có các dấu hiệu như đọc chữ hay bị nhảy hàng
hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
Tình huống 10: Ở một trường phổ thông nọ, sau một đợt kiểm tra sức khoẻ định
kỳ, số học sinh bị phát hiện cận thị tăng cao đột ngột. Anh/chị trên cương vị là hiệu
trưởng nhà trường cần lưu ý vấn đề gì để hạn chế và phòng ngừa tỷ lệ học sinh mắc cận
thị?
Giải pháp:
Ánh sáng trong lớp học là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến điều tiết mắt của
học sinh. Các lớp học cần lắp đèn đủ sáng mọi nơi, tránh tối tăm, nhất là các trường học ở

nông thôn. Ngược lại, ánh sáng cũng cần được phân bố hợp lý, không gây chói, loá mắt
cho trẻ.
Chữ in trong vở, sách giáo khoa phải rõ ràng và giấy không quá bóng để tránh gây
mỏi mệt cho mắt.
Trẻ được hướng dẫn cách học và đọc sách ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến
sách khoảng 30 đến 40 cm, không nên quá gần để hạn chế và giảm những triệu chứng
mỏi mệt của mắt do tăng điều tiết .
Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ nên được xếp ngồi gần bảng.
Tất cả học sinh cần được thử thị lực không kính và với kính đang đeo hàng loạt để
sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho phù hợp.
Không nên làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài. Mỗi giờ nên cho mắt nghỉ ngơi
từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa.
Giáo dục trẻ không nên đọc sách trong bóng tối hoặc chơi vi tính quá nhiều vì sẽ
dẫn đến mệt mỏi thị giác.
2. Bệnh răng miệng
Bệnh răng miệng là bệnh có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ của con
người. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở nước ta cũng như trên thế giới, trong đó bệnh
sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất.
Tình huống 11: Qua đợt khám sức khoẻ tại trường học của anh/chị, tỷ lệ học sinh
mắc các bệnh răng miệng là trên 90%, anh/chị sẽ làm gì để cải thiện tình trạng đó?
Bệnh răng miệng liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh răng miệng, vì vậy việc
giáo dục cho học sinh cách vệ sinh răng miệng là ưu tiên hàng đầu.
2.1. Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Phải vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày.
Khi lựa chọn bàn chải đánh răng, nên chọn loại lông mềm đế tránh gây tổn thương
cho lợi.
Chọn mua loại kem đánh răng đã được qua kiểm định và có chứa hàm lượng florua
(một loại khoáng chất giúp gìn giữ men răng và phòng chống sâu răng). Các thực phẩm
như trà xanh tươi và hải sản cũng rất giàu florua.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều đường hay tinh bột khi được “ lưu giữ” trên

bề mặt cũng như kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn gây hại cho răng hoạt
động. Đánh răng sau khi ăn những đồ ăn có chứa nhiều tinh bột và đường là cách phòng
ngừa hữu hiệu. Trong trường hợp hy hữu, bạn có thể súc miệng bằng nước để loại trừ
những mảng bám trên răng.
2.2. Trám, hàn kín các vết nứt trên răng
Răng, đặc biệt là các răng hàm luôn có rất nhiều khe nứt trên bề mặt. Các mảng
bám dễ dàng hình thành từ việc tích tụ tại các khe nứt này trong khi việc dùng bản chải
đánh răng không thể làm sạch. Kết quả là hình thành nên những lỗ sâu răng. Trám kín các
vết nứt trên bề mặc răng là cách ngăn chặn sâu răng hiệu quả.
Lấy cao răng thường xuyên có tác dụng làm giảm nguy cơ bị viêm lợi, ngăn ngừa
hình thành mảng bám cao răng và hơi thở có mùi hôi.
2.3. Kiểm tra răng định kỳ
Các bệnh răng miệng cần được phát hiện càng sớm càng tốt.
Tốt nhất là nên kiểm tra răng định kỳ 2 lần mỗi năm
3. Gù vẹo cột sống
Bệnh gù vẹo cột sống lứa tuổi học sinh phổ thông đang có chiều hướng gia tăng
gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đáng ngại hơn khi biết rằng, nguyên nhân chính gây
bệnh cho các em bắt nguồn từ việc học tập tại nhà trường.
Kết quả điều tra tại Hải Phòng có tới 4,88% trên tổng số học sinh bị vẹo cột sống.
Tỷ lệ học sinh bị vẹo cột sống tăng dần theo cấp học. Lý do phát sinh gây bệnh vẹo cột
sống: do trẻ bị mang vác nặng lệch về một phía, trẻ phải lao động quá sức sớm, trẻ ngồi
học hay sinh hoạt không đúng tư thế.
Gù vẹo cột sống làm trục của hệ xương thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả
năng học tập, lao động. Đối với các bé gái còn bị lệch xương chậu, ảnh hưởng đến sức
khỏe sinh sản sau này.
Về mặt lâu dài là di truyền, ảnh hưởng xấu đến giống nòi. Mặt khác, bệnh vẹo cột
sống tiến triển âm thầm, kéo dài nhiều năm và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, nguy cơ.
Khi đã mắc thì khả năng phục hồi khó, việc điều trị lại cần phải kiên trì, khoa học và cần
có thời gian dài. Nhất là sự điều chỉnh những thói quen đã nhiễm sâu thành hành vi
thường ngày của từng học sinh.

Tình huống 12: Trước tình hình tỷ lệ học sinh bị gù vẹo cột sống càng ngày càng
tăng, với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, anh chị làm gì để cải thiện tình hình đó?
Học sinh không được mang vác nặng, luyện tập thể dục vừa sức thường xuyên .
Học sinh cần được tạo những điều kiện sinh hoạt, vui chơi, hoạt động thoải mái. Khi đó
cột sống được thay đổi tư thế thường xuyên, kết hợp các hoạt động thể lực và nghỉ ngơi
một cách hài hòa, hợp lý. Hiện nay, do chương trình học nặng nề, y tế học đường chưa
phát triển đúng mức, các thầy cô giáo chủ yếu chỉ chú ý đến việc dạy trẻ kiến thức chưa
quan tâm nhiều đến tư thế ngồi của trẻ.
Thầy cô giáo cần thường xuyên chú ý đến tư thế học tập của học sinh. Trẻ thường
hay ngồi bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng vẹo cổ để viết. Do vậy, tỷ lệ học sinh
bị biến dạng cột sống, lép ngực ngày càng tăng. Nhiều học sinh bị cong vẹo cột sống hay
gù, vai bị lệch, vai cao vai thấp do cột sống bị xoay.
Hướng dẫn học sinh chỉ cần mang những sách vở cần thiết tới trường. Hiện nay
nhiều học sinh cấp 1, cấp 2 ngày ngày phải “gánh” những chiếc cặp có trọng lượng và
kích thước quá khổ. Trong những chiếc cặp đó là đủ các loại: sách giáo khoa, sách tham
khảo, sách bài tập, đồ dùng học tập… mà nhiều khi không cần phải mang tới trường.
Những thứ không cần thiết này khiến các em bị quá tải và không còn giữ được tư thế
thẳng lưng khi mang vác và học tập.
Ngoài ra, khi ngồi học ở trong lớp thì vị trí ngồi của mỗi học sinh là khác nhau, góc
nhìn bảng của các em cũng khác. Nên nhiều khi để nhìn rõ được bảng, các em phải ngó
nghiêng hoặc ngồi lệch hẳn người, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cong
vẹo cột sống trong học đường.
Biện pháp khắc phục vấn đề này cũng khá dễ dàng và có khá nhiều lớp học thực
hiện, đó là định kỳ đổi chỗ ngồi cho các em, bắt buộc học sinh phải nghiêm túc thực hiện
các tư thế ngồi học, trang bị những loại bàn ghế thông minh có thể điều chỉnh phụ thuộc
vào thể trạng của học sinh… Khi ở nhà thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới cách
ngồi học, tư thế đi lại của trẻ để có thể chấn chỉnh và điều trị kịp thời.
IV. Bệnh xã hội
1. Trẻ mắc HIV/AIDS
Hàng năm, hàng nghìn em bé nhiễm HIV có khát vọng đi học. Dù các tổ chức xã

hội có cố gắng, dù gia đình cố nài nỉ, thì sự kỳ thị của nhiều người trong cộng đồng đã
lập nên một rào cản ngăn em hòa nhập.
Tình huống 13: Trường học mà anh/chị đang làm hiệu trưởng đang tuyển sinh
năm học mới, một gia đình mang một cháu bé bị nhiễm HIV xin nhập học. Anh chị có
tiếp nhận cháu không? Nếu nhận, anh/chị sẽ trả lời câu hỏi của các phụ huynh khác như
thế nào?
Luật pháp Việt nam quy định mọi học sinh đến tuổi đi học đều có quyền đến
trường. Vì vậy mặc dù cháu bé có nhiễm HIV, cháu vẫn có quyền nhập học.
Tuy nhiên, một số nhà trường và phụ huynh học sinh cũng tạo ra những rào cản
trong học tập, hoà nhập cộng đồng của những đứa trẻ này. Bản thân trẻ bị cô lập khỏi bạn
bè cùng trang lứa, do bạn bè sợ lây nhiễm.
Để xóa dần sự kỳ thị, nhà trường phối hợp với Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS
thực hiện chương trình Chăm sóc trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cụ thể là
thực hiện chiến dịch truyền thông tạo sự đồng thuận của xã hội đưa trẻ đến trường, học
tập sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường.
Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm công tác tư
tưởng cho phụ huynh học sinh, xoá bỏ mọi lo âu, kỳ thị đối học sinh nhiễm HIV.
Các thầy cô giáo phụ trách lớp có học sinh nhiễm HIV cần nắm vững kỹ năng
phòng tránh lây lan bệnh. Cụ thể nếu các học sinh chơi chung, cầm nắm đồ vật của nhau
thì không gây lây nhiễm HIV. Thường xuyên quan tâm, theo dõi học sinh, không để học
sinh xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Nếu chẳng may học sinh nhiễm HIV xảy ra ngã, tai nạn
có chảy máu thì tuyệt đối không được để máu dính vào các học sinh khác.
Báo ngay cơ quan y tế nếu thấy các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ.
Nếu học sinh nhiễm HIV đang mắc các bệnh cấp tính, các mụn mủ ngoài da thì cần
yêu cầu điều trị khỏi hẳn mới quay lại lớp học.
2. Trẻ khuyết tật
Trong giáo dục, mọi học sinh, bất kể mức độ năng lực hay khuyết tật, bất kể hoàn
cảnh kinh tế xã hội, ngôn ngữ, thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính có khác nhau đến
đâu đều có thể cùng nhau học tập trong một môi trường học đường.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tất cả trẻ em, trong đó có trẻ em

khuyết tật đều được hưởng giáo dục, được tạo điều kiện để tham gia đầy đủ và phù hợp
trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, cho đến nay nước ta có khoảng 2,57% trẻ chưa có
cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Như vậy việc huy động trẻ em khuyết tật tới trường
đã khó, việc thực hiện hoà nhập một cách hiệu quả còn khó hơn rất nhiều.
Tình huống 14: Nếu ở trường anh/chị làm hiệu trưởng có một cháu bị di chứng
chất độc da cam, anh/chị sẽ làm gì giúp cháu hoà nhập với bạn bè trong lớp?
Để giúp trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng, cần có sự tham gia của rất nhiều đối
tượng, trước tiên là đối tác tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với trẻ khuyết tật gồm giáo viên,
những học sinh không có khuyết tật khác trong trường /lớp hoà nhập.
Cần xoá bỏ mặc cảm, ý nghĩ tiêu cực đối với việc hoà nhập trẻ khuyết tật của giáo
viên, các em học sinh không khuyết tật, và ngay cả phụ huynh của những em này. Cần
giúp các em phát triển một cách tự nhiên, không cảm thấy sự khác biệt hay sự thương hại
nào.
Nhà trường, thầy cô giáo cần giáo dục các em học sinh thái độ tích cực với trẻ
khuyết tật. Trẻ khuyết tật phải hiểu là trẻ không may mắn, không có thái độ kì thị, định
kiến như trẻ khuyết tật do “cha mẹ ăn ở không tốt”, “do kiếp trước cha mẹ làm nhiều điều
ác”, “bị các đấng tối cao nguyền rủa”…
Nhà trường cần có giáo viên chuyên trách, có phương pháp giảng dạy riêng cho các
cháu bị khuyết tật.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để giáo dục, dạy nghề cho
các học sinh khuyết tật, giúp các trẻ này tự tin, hoà nhập vào cuộc sống. Đồng thời các
học sinh này có nghề nghiệp, góp phần nuôi sống bản thân mình sau này.
V. Phòng y tế tại trường học
Một trong những nguyên nhân làm tăng bệnh học đường, tăng mức độ tai nạn trong
trường học, học sinh và giáo viên còn kém nhận thức trong phòng và phát hiện sớm bệnh
dịch là do các trường phổ thông không có người được đào tạo về công tác y tế học đường
và không có đủ phương tiện cấp cứu cần thiết.
Để đảm bảo môi trường học tập tốt cho học sinh và giáo viên, mỗi trường phổ
thông phải có một cán bộ y tế giúp đảm bảo sức khoẻ và xử trí kịp thời các tai nạn học
đường.

Cán bộ y tế là người tham mưu giúp hiệu trưởng xây dựng mô hình an toàn sức
khoẻ học đường cho học sinh.
Cán bộ y tế là người tham gia giảng dạy, giáo dục, phòng chống các bệnh học
đường như bệnh răng miệng, tật khúc xạ, gù vẹo cột sống.
Cán bộ y tế tại trường là người xử lý đầu tiên các tai nạn, các triệu chứng thông
thường như sốt cao, tiêu chảy, ngất
Để giúp cán bộ y tế làm tốt nhiệm vụ của mình, mỗi trường học cần có một phòng
y tế.
Phòng Y tế cần được trang bị các phương tiện và thuốc thiết yếu giúp công tác sơ
cứu ban đầu.
Các dụng cụ thiết yếu bao gồm: nhiệt kế, cân, thước đo chiều cao, huyết áp, bơm
kim tiêm, băng cáng, cồn, bông băng.
Thuốc thiết yếu: thuốc hạ nhiệt, thuốc an thần, thuốc chống mất nước, thuốc chống
dị ứng, thuốc chữa bỏng, thuốc chống shock.
/> />Chương VII
CÁC TÌNH HUỐNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
I. Các tình huống trong mối quan hệ giữa các thành viên của tập
thể nhà trường
1. Thách đố chuyên môn
Giáo viên H có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, là giáo viên giỏi nhưng thiếu khiêm
tốn, có ý coi thường đồng nghiệp. Trong một lần thao giảng, khi hiệu trưởng (cùng
chuyên môn với giáo viên) góp ý một số vấn đề giáo viên này còn thiếu sót. Lập tức giáo
viên H phản ứng dữ dội và có ý thách thức hiệu trưởng dạy được như mình. Hiệu trưởng
giải quyết thế nào?
Gợi ý
- Nếu hiệu trưởng không chứng tỏ được chuyên môn của mình thì có thể bị coi
thường trong mắt của các giáo viên khác. Song là người lãnh đạo nhà trường không nhất
thiết hiệu trưởng phải dạy giỏi hơn giáo viên nhưng phải biết phân tích kỹ thuật giảng
dạy, có kỹ năng trao đổi, tư vấn giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy. Với
nhiệm vụ của mình, hiệu trưởng không cần nhận lời thách của giáo viên.

- Hiệu trưởng nên đề nghị họp tổ chuyên môn cùng thiết kế một giờ dạy, phân tích
các kỹ thuật có thể sử dụng nhằm khắc phục các nhược điểm mà các giáo viên có thể gặp
phải (như giáo viên trên) cũng như tăng thêm tính sáng tạo cho bài giảng. Sau đó, một
giáo viên trong tổ sẽ thực hiện tiết dạy với sự có mặt của các thành viên trong tổ và tổ
chức rút kinh nghiệm giờ giảng. Qua đó, sẽ giúp cho việc bồi dưỡng chuyên môn của các
giáo viên nói chung và giáo viên H nói riêng.
2. Thay đổi tổ trưởng hay là không?
Thầy T là tổ trưởng một tổ chuyên môn của trường. Thầy là một giáo viên lâu năm
nhưng trình độ chuyên môn lại yếu hơn nhiều giáo viên trong tổ. Do không có uy tín
chuyên môn, việc quản lý tổ của thầy T không tốt nhưng giáo viên không ai dám nói vì
thầy T là em ruột của thầy phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường. Là một
hiệu trưởng mới chuyển về trường cần giải quyết như thế nào?
Gợi ý
- Nếu không thay đổi tổ trưởng chuyên môn thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng chuyên môn của tổ, đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Nếu giải quyết không khéo có thể gây bất hòa giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng,
có thể dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, cách giải quyết tình huống cần đảm bảo
thuận trên, hòa dưới, trong ấm, ngoài êm.
- Hiệu trưởng trao đổi với phó hiệu trưởng về tình hình hoạt động của tất cả các tổ
chuyên môn trong trường, tập trung vào chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ do thầy
T làm tổ trưởng. Cùng phó hiệu trưởng phân tích nguyên nhân để làm cho phó hiệu
trưởng hiểu lý do vì sao tổ có nhiều giáo viên khá giỏi nhưng hiệu quả làm việc của tổ
không cao.
- Hiệu trưởng trực tiếp làm việc với thầy T. Hiệu trưởng có chủ kiến nhưng phải mềm
mỏng, tế nhị để thầy T nhận thấy hiệu quả làm việc của tổ không cao một phần do mình
và chấp nhận hoặc tự nguyện để cho giáo viên bầu lại tổ trưởng.
- Hiệu trưởng cần chú ý giao một số việc mà thầy T có khả năng hoặc cử thầy T đi
học một lớp (về quản lý hoặc về chuyên môn) để thầy T khỏi mặc cảm.
3. Công bằng khi phân công giảng dạy
Trường trung học L.Q.Đ thực hiện phân công giảng dạy trên cơ sở thâm niên công

tác và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, trong trường có một số giáo viên được
coi là “chuyên gia” dạy lớp 12. Những giáo viên này thường có thu nhập cao hơn và tự
cho mình là nhân vật quan trọng của trường. Một số giáo viên khác mặc dù dạy khá
nhưng các “cây đa, cây đề” còn đó nên không có cơ hội để khẳng định mình và cho rằng
lãnh đạo trường phân công giảng dạy chưa công bằng.
Là người quản lý nhà trường cần giải quyết tình huống trên thế nào?
Gợi ý
- Phân công giảng dạy đối với giáo viên là nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhà trường
song việc phân công hợp tình hợp lý là động lực giúp giáo viên phát triển về chuyên môn.
- Phân công giảng dạy phải đảm bảo chất lượng dạy học và phát triển chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên (có sự kế thừa giữa các thế hệ giáo viên, có sự luân chuyển giáo
viên giữa các khối lớp…).
- Hiệu trưởng cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của mỗi
khối lớp và vai trò của giáo viên đối với mỗi khối lớp.
- Hiệu trưởng cần tổ chức việc điều phối các hoạt động có thu nhập thêm một cách
hợp lý, nhất là các hoạt động dạy học liên quan đến thi tốt nghiệp.
4. Tổ chức một cuộc họp
Một lần, hiệu trưởng triệu tập một cuộc họp để phổ biến một nội dung khá quan
trọng nhưng cán bộ giáo viên tham dự cuộc họp dường như không quan tâm. Từ đầu
cuộc họp một số nhóm đã chụm đầu nói chuyện riêng. Họp được mươi phút, một vài
người đi ra ngoài, một số người khác lấy sách báo ra đọc.
Hiệu trưởng cần xử sự trước tình huống trên thế nào?
Gợi ý
Trong tình huống này, với trách nhiệm và quyền hạn của mình, hiệu trưởng có quyền
nghiêm khắc yêu cầu cán bộ giáo viên nghiêm túc khi tham dự cuộc họp. Tuy nhiên, nếu
làm như vậy sẽ làm không khí cuộc họp trở nên nặng nề, có thể làm ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Khi tổ chức các cuộc họp, nhà quản lý cần chuẩn bị kỹ
càng nội dung, chương trình và các điều kiện, phương tiện hỗ trợ. Từ đó triển khai, điều
hành cuộc họp và xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình họp một cách khoa học,
mềm dẻo, linh hoạt.

- Đối với tình huống trên, hiệu trưởng không nên gây áp lực đối với cán bộ giáo viên.
Hiệu trưởng nhẹ nhàng đề nghị mọi người tập trung vào cuộc họp. Song tiếp tục cuộc họp
bằng một nội dung vui vẻ, hấp dẫn hoặc một vấn đề mọi người đang quan tâm.
- Khéo léo dẫn dắt vào nội dung chính của cuộc họp.
- Mời một vài cán bộ giáo viên có uy tín phát biểu ý kiến để thu hút mọi người.
- Trong trường hợp này, hiệu trưởng không nên nói dài. Hãy lắng nghe mọi người
nói.
5. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng mới và cựu hiệu trưởng
Một hiệu trưởng mới về thay hiệu trưởng cũ. Vị hiệu trưởng cũ do điều hành nhà
trường không tốt, mắc một số sai sót nên bị miễn nhiệm về làm giáo viên. Đây là một
người có năng lực chuyên môn song khá cố chấp. Từ khi hiệu trưởng mới về, cựu hiệu
trưởng luôn tìm cách “nắn gân” hiệu trưởng. Điều đáng nói là, một số cán bộ giáo viên
của trường lại hưởng ứng vị cựu hiệu trưởng.
Hiệu trưởng mới cần phải làm gì để ổn định và phát triển nhà trường?
Gợi ý
Trong tất cả các trường hợp về nhận chức tại đơn vị mới, hiệu trưởng phải thể hiện
bản lĩnh và khéo léo trong ứng xử để hòa nhập vào tập thể nhà trường, từ đó xây dựng uy
tín của mình thông qua hành động cụ thể.
- Hiệu trưởng mới cần tìm hiểu về văn hóa, điểm mạnh, điểm yếu của trường, của đội
ngũ, của bản thân hiệu trưởng cũ (có thể thông qua các cơ quan quản lý cấp trên và
những bên liên quan khác). Việc này nên làm trước khi nhận chức tại trường.
- Đối với tình huống trên, hiệu trưởng mới nên chủ động tiếp cận, chia sẻ các “vấn
đề” trong việc quản lý nhà trường với cựu hiệu trưởng, thu hút hiệu trưởng cũ vào quá
trình quản lý.
- Hiệu trưởng dành thời gian tiếp cận với nhóm cán bộ giáo viên thân cận với cựu
hiệu trưởng để chia sẻ ý tưởng của mình về sự phát triển nhà trường và lắng nghe ý kiến
của họ, tạo sự đồng cảm từ phía họ.
- Tránh có những biểu hiện phủ định vai trò của cựu hiệu trưởng.
- Tạo điều kiện phát huy vai trò của mọi thành viên trong nhà trường (dù người đó tỏ
ra ủng hộ hay chưa ủng hộ) hiệu trưởng mới. Từ đó, cảm hóa được những người còn

chưa tin tưởng vào sự lãnh đạo của hiệu trưởng mới.
6. Xây dựng kế hoạch năm học
Năm học này trường P.B.C chưa duyệt được kế hoạch của các tổ chuyên môn vì 5/8
tổ chuyên môn của trường chưa nộp bản kế hoạch. Hiệu trưởng rất bực mình trước hiện
tượng này. Hỏi lý do tại sao chưa nộp kế hoạch? Có tổ trưởng bảo: Kế hoạch năm nào
cũng giống nhau thì làm chỉ là hình thức. Có tổ trưởng thì nói, không có kế hoạch cũng
đâu có sao, cứ làm theo chỉ đạo của hiệu trưởng là được v.v…
Hiệu trưởng giải quyết vấn đề này như thế nào?
Gợi ý
- Hiệu trưởng xem lại kế hoạch công việc của nhà trường (trong đó có kế hoạch nộp
báo cáo của các tổ chuyên môn). Kế hoạch này đã được quán triệt tới các tổ chuyên môn
chưa? Nếu chưa là lỗi của hiệu trưởng. Nếu đã triển khai kế hoạch này rồi thì điều này
thuộc về nhận thức của các tổ trưởng chuyên môn.
- Hiệu trưởng bình tĩnh giải thích cho các tổ trưởng chuyên môn về trách nhiệm của
họ về việc xây dựng kế hoạch đã được quy định trong các văn bản của nhà nước, của
ngành. Việc yêu cầu các tổ trưởng lập kế hoạch chuyên môn không chỉ vì tuân thủ yêu
cầu của các cấp quản lý mà còn nhằm phát huy tính dân chủ và tính sáng tạo của cán bộ
giáo viên trong trường, tạo cơ chế công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực của
trường.
Trường hợp cán bộ vẫn không chịu thực hiện, có thể đưa ra các xử lý hành chính về
việc nghĩa vụ tuân thủ trách nhiệm của viên chức nhà nước. Nếu vẫn không hiệu quả có
thể tính đến giải pháp thay tổ trưởng chuyên môn.
- Tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên đề về nâng cao hiệu quả của công tác lập kế
hoạch trong nhà trường.
7. Ủy quyền công việc khi đi vắng
Hiệu trưởng học lớp cao học quản lý nên theo từng đợt học phải đi vắng một thời
gian. Hiệu trưởng ủy quyền cho phó hiệu trưởng giải quyết những công việc quản lý
hàng ngày. Ở nhà, phó hiệu trưởng muốn thể hiện mình, trong nhiều việc đã giải quyết
quá quyền hạn của mình, gây bức xúc trong tập thể nhà trường. Giáo viên phản ánh với
hiệu trưởng qua điện thoại.

Hiệu trưởng phải làm gì?
Gợi ý
Trong trường hợp này, hiệu trưởng cần khéo léo, vừa giữ được nguyên tắc, vừa không
làm mất thể diện phó hiệu trưởng.
- Hiệu trưởng bình tĩnh tìm hiểu thông tin đầy đủ, chính xác qua các cán bộ giáo viên
khác và trực tiếp trao đổi với phó hiệu trưởng.
- Nếu sự việc đúng như phản ánh thì hiệu trưởng phân tích cho phó hiệu trưởng thấy
rõ đúng sai trong việc giải quyết vấn đề của mình, đề nghị phó hiệu trưởng chủ động điều
chỉnh các quyết định (coi đó là quyết định của bản thân phó hiệu trưởng).
- Nếu sau khi đã có những động thái chấn chỉnh đối với phó hiệu trưởng mà phó hiệu
trưởng vẫn không làm đúng những công việc được ủy quyền thì cần có hành động cương
quyết hơn (ví dụ: rút ủy quyền, chuyển ủy quyền cho người khác).

II. Các tình huống trong mối quan hệ đối với học sinh
1. Học sinh xin đổi thầy
Một lớp học sinh của trường (là lớp có đa số học sinh khá giỏi, thường đi học thêm ở
bên ngoài) làm đơn xin đổi giáo viên dạy toán do thầy dạy không thỏa mãn yêu cầu của
học sinh, lại hay khích bác, trách mắng các em và cho điểm chặt chẽ làm các em thiệt
thòi.
Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Việc ổn định giáo viên trong giảng dạy các lớp là giữ uy tín cho giáo viên cũng như
không làm xáo trộn tâm tư của học sinh giữa các lớp. Mặt khác, cần quan tâm đến nguyện
vọng chính đáng của học sinh. Không nên vì muốn ổn định tổ chức mà ngại điều chỉnh,
cũng không nên tạo ra tiền lệ không tốt, thực hiện yêu sách không hợp lý của học sinh
(nhất là đối với các trường ngoài công lập, học sinh đóng học phí cao).
- Hiệu trưởng tìm hiểu đầy đủ thông tin qua giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp, giáo
viên dạy toán và tổ chuyên môn.
- Nếu nguyên nhân do giáo viên dạy toán thì hiệu trường trực tiếp giải thích, thuyết
phục giáo viên khắc phục tình trạng trên.

- Nếu nguyên nhân thuộc về học sinh thì hiệu trưởng thông qua giáo viên chủ nhiệm
giải thích và làm rõ để khôi phục mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
- Trường hợp bất khả kháng thì cần có sự chuyển đổi phù hợp, bảo đảm thể diện cho
giáo viên và quyền lợi học tập của học sinh.
2. Trả bài kiểm tra
Trong giờ phát bài kiểm tra, một học sinh khiếu nại với cô giáo là bài em làm đúng
nhưng lại bị điểm kém và đề nghị cô giáo chấm lại. Cô giáo xem qua và nói rằng, bài sai
nhiều chỗ mà còn kêu ca, xin xỏ. Cho là cô giáo xúc phạm mình, em học sinh xé bài kiểm
tra ném ngay trước mặt cô giáo. Cô giáo nổi giận la mắng em học sinh trước lớp, coi em
là đồ vô lễ, hỗn xược rồi lôi em lên phòng hiệu trưởng nhờ giải quyết.
Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
- Trong tình huống này, hiệu trưởng cần thận trọng xem xét, làm cho học sinh hiểu rõ
khuyết điểm của mình.
- Nếu giáo viên đã chấm bài chính xác cũng phải rút kinh nghiệm đối với giáo viên về
việc xử lý tình huống sư phạm đối với học sinh. Nếu thực sự cô giáo có sai sót trong
chấm bài kiểm tra phải tạo cơ hội cho em học sinh được kiểm tra lại và chấn chỉnh việc
chấm bài của giáo viên.
- Sau khi đã giải quyết các vấn đề trong tình huống, cần theo dõi, giám sát mối quan
hệ giữa cô giáo và học sinh.
3. Lỗi của giáo viên
Việc thi học kỳ của học sinh khối 3 trường tiểu học L.N.H đang diễn ra tốt đẹp. Bỗng
có sự cố từ việc thi môn chính tả. Chuyện là, sau giờ thi chính tả, học sinh lớp 3C bàn
luận sôi nổi về từ “giăng bẫy” thì “giăng” là đúng hay “dăng” là đúng. Ngay hôm sau,
một số phụ huynh học sinh lớp 3C đến phản ánh với hiệu trưởng là, cô giáo đọc chính tả
trong buổi thi hôm qua đã yêu cầu các em sửa chữ “giăng” thành chữ “dăng” nên con
em họ đã viết sai. Họ đề nghị nhà trường phải cho điểm thỏa đáng vì lỗi của cô giáo.
Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Giải quyết tình huống này cần quan tâm đến quyền lợi của các em và giữ thể diện cho

giáo viên.
- Hiệu trưởng lắng nghe ý kiến của phụ huynh và tìm hiểu đầy đủ, chính xác thông tin
qua học sinh, cô giáo đọc chính tả.
- Nếu sự việc là đúng thì yêu cầu cô giáo kiểm điểm vì vi phạm quy chế thi (gợi ý cho
học sinh trong khi làm bài) và không trừ lỗi này của học sinh.
- Giải tỏa thắc mắc của phụ huynh có con viết đúng và viết sai mà vẫn không bị trừ
lỗi (nếu có).
- Quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cũng như yêu cầu giáo
viên thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tránh những sai sót
trong quá trình dạy học của giáo viên
4. Phạt học sinh
Tại một trường trung học, một thầy giáo vật lý phạt học sinh vì vô lễ với thầy bằng
cách cứ đến giờ của thầy học sinh này phải ra khỏi lớp. Cuối cùng, em học sinh không có
điểm môn vật lý.
Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Trong tình huống này, học sinh có lỗi một lần nhưng việc thầy giáo đã xử lý đối với
học sinh phạm lỗi không đúng quy định, không có tính giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng cần
tìm cách để học sinh này có đủ điều kiện để lên lớp.
- Phân tích cho học sinh thấy được thiếu sót của mình và yêu cầu học sinh xin lỗi
thầy giáo.
- Làm rõ sự vi phạm quy định chuyên môn của thầy giáo và đề nghị thầy chủ động
gặp gỡ học sinh và xin lỗi gia đình học sinh.
- Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra.
- Rút kinh nghiệm trong tập thể giáo viên trong việc xử lý tình huống sư phạm.
5. Học sinh nữ mang thai
Có 2 học sinh lớp 11 yêu nhau. Em gái đã mang thai 5 tháng. Các học sinh này vẫn
học bình thường. Em gái có nguyện vọng được tiếp tục học hết chương trình THPT. Hiệu
trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý

Hiệu trưởng cần bảo đảm quyền học tập cho học sinh.
- Chủ động gặp gỡ gia đình và giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu sự việc và bàn biện
pháp giúp đỡ em gái. Nếu thời điểm xảy ra tình huống là gần kết thúc năm học và áp lực
học tập là không quá nặng nề thì động viên em gái tiếp tục học. Nếu thời điểm xảy ra tình
huống là bắt đầu năm học và điều kiện đi lại khó khăn thì có thể khuyên gia đình cho em
tạm nghỉ 1 năm học để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
- Trong trường hợp gia đình và em học sinh nhất trí tiếp tục học, Hiệu trưởng cần chỉ
đạo giáo viên chủ nhiệm (có thể cùng với giáo viên chủ nhiệm trực tiếp họp với lớp) để
làm công tác tư tưởng đối với các bạn trong lớp không tạo ra áp lực đối với em gái mà
giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập và duy trì sức khỏe.
- Chỉ đạo việc tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh trong trường.
6. Thiếu thủ tục hợp pháp để thi tốt nghiệp
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thi tốt nghiệp THPT, trường N.V.X phát hiện ra có 1
em học sinh không có tên trong danh sách trúng tuyển đầu vào và cũng không thuộc diện
chuyển từ trường khác đến. Các điều kiện dự thi tốt nghiệp khác của em đảm bảo. Hiệu
trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Trong tình huống này, cần đảm bảo quyền được dự thi tốt nghiệp của học sinh, nếu
lỗi đó không thuộc về học sinh và gia đình học sinh.
- Tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vì sao không có tên học sinh này trong danh sách
trúng tuyển đầu vào.
- Cần báo cáo lên cấp trên và làm rõ trách nhiệm của người gây ra thiếu sót trên.
- Nếu việc học sinh không có tên trong danh sách trúng tuyển đầu vào là do sự nhầm
lẫn, thiếu sót (kể cả khách quan lẫn chủ quan) của nhà trường thì cần nhanh chóng hoàn
tất thủ tục cho học sinh được dự thi tốt nghiệp.
- Nếu việc học sinh không có tên trong danh sách trúng tuyển đầu vào là do tiêu cực
của cá nhân nào đó thì việc này ngoài quyền hạn giải quyết của hiệu trưởng. Cần báo cáo
lên cấp trên để giải quyết vấn đề.
7. Học sinh không mặc đồng phục, bị đuổi khỏi trường, gặp tai nạn
Một học sinh THCS đến trường học thêm buổi chiều (trái buổi) bị bảo vệ đuổi về vì

không mặc đồng phục. Trên đường về, không may bị tai nạn phải nhập viện và phẫu
thuật. Gia đình đến gặp hiệu trưởng yêu cầu nhà trường bồi thường kinh phí điều trị và
dọa kiện nhà trường lên cấp trên (nếu nhà trường không giải quyết). Hiệu trưởng giải
quyết thế nào?
Gợi ý
Cần giải quyết êm thấm hợp tình, hợp lý, không để kiện tụng xảy ra.
- Hiệu trưởng chia sẻ, cảm thông với gia đình về chuyện không may mắn của học
sinh.
- Nhận trách nhiệm của nhà trường về sự việc đáng tiếc xảy ra và về việc xử lý cứng
nhắc của bảo vệ nhà trường.
- Phân tích cho phụ huynh học sinh hiểu về vi phạm quy định mặc đồng phục của con
em họ.
- Theo bộ Luật dân sự (điều 621), nhà trường sẽ phải bồi thường kinh phí điều trị.
III. Các tình huống trong mối quan hệ với cha mẹ học sinh
1. Mất học bạ
Sau một vụ hỏa hoạn ở trường T.T. Một phụ huynh đến trường rút học bạ cho con
nhưng cô văn thư của trường nói: Học bạ và sổ điểm của trường bị cháy hết rồi. Quá bất
ngờ vì sự trả lời đó, phụ huynh bèn làm đơn khiếu nại, yêu cầu nhà trường phải tìm cách
cấp lại học bạ cho con ông ta. Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Nhà trường phải có trách nhiệm với hồ sơ của học sinh. Trong trường hợp này, hiệu
trưởng cần trấn an gia đình và tìm cách khôi phục lại các dữ liệu đã mất để cấp lại học bạ
cho con phụ huynh nói trên. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thu thập dữ liệu để hoàn tất hồ
sơ cho các học sinh khác.
- Báo cáo lên cấp trên về phương hướng giải quyết.
- Thông qua sổ điểm cá nhân của các thầy cô bộ môn, bài kiểm tra của học sinh còn
lưu lại… để khôi phục dữ liệu đã mất.
- Lấy ý kiến của giáo viên chủ nhiệm các lớp học sinh đã học về kết quả rèn luyện
đạo đức của học sinh.
2. Học sinh đánh nhau, trách nhiệm của nhà trường đến đâu

Một vị phụ huynh có con 14 tuổi, đang học lớp 8 tại một trường THCS. Trong một
buổi học, cháu bỏ lớp đi ra ngoài mà không xin phép thầy cô giáo. Sau đó, cháu đánh
nhau gây thương tích cho một cháu khác. Cháu này phải nhập viện. Gia đình cháu bị
thương yêu cầu phụ huynh trên phải trả một khoản tiền lớn để thanh toán viện phí và bồi
dưỡng hồi phục sức khỏe cho con của họ. Phụ huynh yêu cầu nhà trường phải có trách
nhiệm gánh chịu một phần mức bồi thường thiệt hại khi quản lý lỏng lẻo học sinh dẫn
đến cháu gây thiệt hại cho người khác. Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Điều 621 bộ Luật dân sự (2005) quy định về việc bồi thường thiệt hại do người dưới
15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện,
tổ chức khác trực tiếp quản lý thì người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà
gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu nhà trường chứng minh
được mình không có lỗi trong quản lý thì cha mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi
phải bồi thường. Như vậy, trong trường hợp này nhà trường phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho cháu bé bị thương. Nếu nhà trường chứng minh được nhà trường
không có lỗi trong việc quản lý học sinh dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học đi ra ngoài,
gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ phải có nghĩa vụ bồi thường. Ngoài ra, phụ
thuộc mức độ nguy hiểm của hành vi gây thương tích có thể em học sinh đó bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
3. Cô giáo tát học sinh, phụ huynh “nện” cô giáo
Một giáo viên chủ nhiệm đã tát học sinh vào mặt làm em này bị chảy máu cam vì em
này đi dép lê, khi cô hỏi lại tỏ thái độ vô lễ với cô giáo. Sau khi được sơ cứu, em này đã
chạy về nhà gọi bố mẹ. Mẹ em đã chạy ngay vào trường, xông vào lớp nắm cổ áo dài cô
giáo và dùng guốc đánh cô giáo ngay tại lớp, trước sự chứng kiến của các học sinh trong
lớp. Hiệu trưởng xử lý thế nào?
Gợi ý
Cần xử lý nghiêm túc vấn đề giáo viên đánh học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên
trong nhà trường.
- Hiệu trưởng tổ chức họp kiểm điểm cô giáo vì đã vi phạm vào những điều giáo viên
không được làm theo điều lệ nhà trường và vi phạm quyền trẻ em.

- Phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ hành vi của phụ huynh và xử lý nghiêm theo
quy định hiện hành để không còn tình trạng phụ huynh hành hung giáo viên trong nhà
trường.
- Rút kinh nghiệm về việc quản lý người ra vào trường học quá lỏng lẻo.
4. Mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh
Một phụ huynh trường tiểu học L.V.T xin chuyển trường cho con với lý do: giáo viên
chủ nhiệm lớp có xích mích với gia đình ông nên ở trường cô có biểu hiện trù dập con
ông, thỉnh thoảng còn nói bóng gió, xúc phạm cháu làm ông rất bức xúc. Hiệu trưởng
giải quyết thế nào?
Gợi ý
- Hiệu trưởng trấn an phụ huynh.
- Gặp gỡ giáo viên và học sinh trên để xác minh sự việc. Nếu có vấn đề thì nhắc nhở
giáo viên về thái độ, hành vi ứng xử với học sinh, tránh hiểu lầm đối với phụ huynh. Có
thể gợi ý phụ huynh chuyển con sang lớp khác. Nếu không có vấn đề gì từ phía cô giáo
thì đề nghị cô giáo trao đổi trực tiếp với gia đình để hai bên cảm thông.
- Tiếp tục theo dõi, giám sát mối quan hệ giữa cô giáo và học sinh cũng như mối quan
hệ giữa giáo viên và gia đình học sinh để chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện không tốt.
5. Ngăn chặn nạn bạo hành trẻ
Một phụ huynh của một trường mầm non đến phản ánh với hiệu trưởng rằng cô giáo
P. dạy lớp mầm không yêu thương trẻ, thường đánh và phạt nhốt cháu trong phòng vệ
sinh khi cháu không nghe lời cô. Vì vậy, cháu rất sợ cô và không thích đi học. Hiệu
trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
Có 2 điều kiện tiên quyết đối với giáo dục trẻ mầm non là lòng thương yêu trẻ và biết
cách giáo dục trẻ.
- Hiệu trưởng lắng nghe, cảm ơn đóng góp của phụ huynh, tỏ rõ thái độ không đồng
tình với những hành vi xúc phạm trẻ em, dù đó là ai. Hứa với phụ huynh sẽ làm rõ sự
việc và gặp lại phụ huynh để trao đổi.
- Tìm hiểu sự việc qua giáo viên và các phụ huynh khác. Nếu đúng như phụ huynh
phản ánh phải nghiêm khắc kiểm điểm và có hình thức xử lý thỏa đáng.

- Tăng cường kiểm tra các hoạt động trong ngày của cô và cháu (định kỳ, đột xuất).
Đánh giá kịp thời, gắn với thi đua khen thưởng, tạo động lực cho giáo viên làm việc tốt.
6. Học sinh đi tham quan không may bị chết
Nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan ở nơi có thác nước. Chẳng may 1 học
sinh trượt chân té xuống thác và chết đuối. Trong khi đó có một vài thầy cô có mặt tại
địa điểm tham quan nhưng không ai biết bơi nên không cứu được học sinh. Quá đau
lòng, phụ huynh vào trường chửi mắng hiệu trưởng quản lý quá tồi làm con ông ta bị
chết. Hiệu trưởng xử lý thế nào?
Gợi ý
- Hiệu trưởng trấn an, cảm thông, chia sẻ với gia đình về những mất mát lớn lao của
gia đình và cũng là của nhà trường.
- Nghiêm khắc rút kinh nghiệm về công tác tổ chức tham quan và các hoạt động
ngoại khóa của nhà trường.
- Tổ chức huấn luyện các kỹ năng quản lý và ứng xử các tình huống nguy hiểm xảy ra
đối với học sinh: bợi lội, sơ cứu người bị nạn, cứu hỏa…
7. Giáo viên thờ ơ, phụ huynh lo lắng
Cháu T.T.V, 11 tuổi là học sinh lớp 6 của một trường THCS thường lấy cắp tiền của
bà ngoại (bà cháu buôn bán) để “cống nạp” cho 1 học sinh cùng lớp vì nếu không đưa
học sinh này dọa sẽ đánh. Phụ huynh khi phát hiện ra đã phải bỏ công việc để đưa đón
con, không dám cho con đi học một mình. Thế nhưng khi phụ huynh phản ánh với giáo
viên chủ nhiệm thì giáo viên cho rằng, chuyện diễn ra ngoài giờ học nên không phát hiện
được và đổ lỗi cho gia đình phụ huynh quản lý tiền bạc lỏng lẻo nên mới xảy ra cơ sự đó.
Bức xúc, phụ huynh gặp hiệu trưởng trình bày sự việc. Hiệu trưởng phải làm gì?
Gợi ý

×