Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề thi về luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.84 KB, 16 trang )

Luật lao động KT32E012
BÀI LÀM
Câu 1: Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công?
“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể
lao động để giải quyết TCLĐTT” (Điều 172 BLLĐ). Đình công được xem là một
phương thức để giải quyết TCLĐTT, đó là thứ vũ khí tự vệ cuối cùng của NLĐ,
khi các phương thức khác đã được sử dụng và không phát huy được hiện quả,
không giải quyết được TCLĐTT. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng đình
công không phải là một biện pháp để giải quyết TCLĐTT mà là một biện pháp
để gây sức ép, tọa điều kiện thuận lợi nhằm giải quyết các tranh chấp lao động
theo hướng có lợi cho NLĐ.
Có thể nói đình công là hệ quả của việc giải quyết các TCLĐTT không
thành. Pháp luật lao động Việt Nam thừa nhận việc NLĐ đình công để giải
quyết các TCLĐTT đối với cả hai loại TCLĐTT, (TCLĐTT về quyền và
TCLĐTT về lợi ích). Pháp luật nhiều nước trên thế giới chỉ công nhận trường
hợp NLĐ đình công để giải quyết các TCLĐTT về lợi ích mà không công nhận
trường hợp đình công để giải quyết TCLĐTT về quyền. Tuy nhiên do điều kiện
thực tiễn ở Việt Nam thì việc vi phạm các quy định pháp luật, thỏa ước lao động
tập thể,... của NSDLĐ là khá phổ biến, nhưng thường chỉ được phát hiện khi có
đình công xảy ra, do vậy chúng ta đã thừa nhận cả trường hợp trường hợp NLĐ
đình công để giải quyết các TCLĐTT về quyền.
Về thời điểm có quyền đình công, đối với các TCLĐTT về quyền, thời điểm
có quyền đình công sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết mà hai bên
vẫn còn tranh chấp hoặc hết thời hạn giải quyết quy định tại điểm a Khoản 1
Điều 170a BLLĐ mà Chủ tịch UBND cấp huyện không giải quyết thì mỗi bên
có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết hoặc tập thể lao động có quyền
tiến hành các thủ tục để đình công. Với các TCLĐTT về lợi ích, thời điểm có
quyền đình công sau khi Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không thành hoặc
hết thời hạn giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 171 BLLĐ mà Hội đồng trọng
Bài tập học kì
1


Luật lao động KT32E012
tài không tiến hành hòa giải thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục
đình công (các thủ tục cần tiến hành thực hiện để đình công quy định tại Điều
174a và 174b BLLĐ).
Xét về trình tự, thủ tục của một cuộc đình công gồm các bước chính đó là:
 Thủ tục lấy ý kiến và ra quyết định để đình công
Khi đã có các điều kiện thỏa mãn các trường hợp được phép đình công theo
quy định tại Điều 174 BLLĐ, thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện
tập thể lao động (trường hợp doanh nghiệp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ
sở và việc cử ra ban đại diện phải tuân thủ các quy định của pháp luật) lấy ý kiến
để đình công. Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300
NLĐ thì lấy ý kiến trực tiếp của NLĐ. Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận
doanh nghiệp có từ 300 NLĐ trở lên thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành
công đoàn cơ sở, Tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không
có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất.
Lấy ý kiến có thể tiến hành qua hình thức bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí. Thời
gian và hình thức tổ chức lấy ý kiến đình công do Ban Chấp hành công đoàn cơ
sở hoặc Đại diện tập thể lao động quyết định và phải thông báo cho NSDLĐ biết
trước ít nhất là một ngày. Nội dung lấy ý kiến để đình công gồm: Các TCLĐTT
đã được giải quyết mà tập thể NLĐ không đồng ý, thời gian và địa điểm bắt đầu
đình công và việc đồng ý hay không.
Các quy định ở trên về việc lấy ý kiến và ra quyết định đình công là khá chặt
chẽ. Trước hết là việc lấy ý kiến của NLĐ, quy định này nhằm tạo điều kiện cho
NLĐ thể hiện tiếng nói riêng của mình, về việc có đồng ý tham gia đình công
hay không tham gia, NLĐ có quyền tham gia đình công hoặc không tham gia mà
không ai được phép ép buộc họ. Tuy nhiên, các quy định này chỉ có tính khả thi
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng NLĐ không nhiều; còn đối với
các doanh nghiệp sử dụng nhiều NLĐ thì việc lấy ý kiên là rất khó khăn, đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất, đặt ở nhiều nơi khác
nhau. Mục đích của nhà làm luật khi quy định cụ thể, chặt chẽ trong trình tự này

Bài tập học kì
2
Luật lao động KT32E012
nhằm tạo điều kiện cho những người khởi xướng và lãnh đạo đình công có thời
gian căn nhắc kĩ những được, mất khi đình công; có thời gian để chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện vật chất, thu hút thêm NLĐ, sự chú ý của các cơ quan báo
đài,...để tạo nên một cuộc đình công thắng lợi; đồng thời cũng là khoản thời gian
kéo dài cần thiết làm dịu đi những “cái đầu nóng”, tránh những hành vi quá
khích, nông nổi,...gây mất an ninh, an toàn xã hội.
Việc lấy ý kiến của NLĐ thông qua lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành
công đoàn cơ sở, Tổ trưởng công đoàn, tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không
có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất và hình thức
bỏ phiều kín khi lấy ý kiến lại là một vấn đề gây ra cản trở, khó khắn rất lớn khi
xác định những NLĐ tham gia đã đình công và NLĐ không tham gia đình công
để giải quyết quyền, lợi ích của NLĐ quy định tại Điều 174d BLLĐ.
Tuy nhiên cũng chính sự quy đinh chặt chẽ này tạo nên một sự rườm rà,
nhiều công đoạn, nhiều bước gây khó khăn cho việc tổ chức đình công. Hơn nữa
những người lãnh đạo đình công là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại
diện tập thể lao động, làm việc kiêm nhiệm, thường không có sự hiểu biết pháp
luật cao, nên thường không thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục này. Và nó
cũng làm giảm đi tính cần kíp, thời sự của các yêu cầu của NLĐ, vì các các yêu
cầu của NLĐ đặt ra là hợp pháp, chính đáng và cần được đáp ứng ngay.
 Thủ tục ra quyết định để đình công và bản yêu cầu của NLĐ cho
NSDLĐ
Trong trường hợp có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số NLĐ đối với doanh
nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 NLĐ hoặc trên 75% số người
được lấy ý kiến đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300
NLĐ trở lên. Quyết định phải nêu rõ thời gian, địa điểm bắt đầu đình công, có
chữ kí của đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao
động; trường hợp là Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải đóng dấu của tổ

chức công đoàn.
Bài tập học kì
3
Luật lao động KT32E012
Qua thủ tục này đã thể hiện nên tính tập thể cao của cuộc đình công - một
đặc trưng cơ bản của đình công. Việc có quyết định đình công hay không được
quyết định theo nguyên tắc đa số, như vậy khi tiến hành đình tại một doanh
nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp sẽ thể hiện đó là ý kiến, là nguyện vọng
của đa số NLĐ. Tuy nhiên pháp luật lao động Việt Nam không quy định rõ ràng
như thế nào, bao nhiêu người thì được xem là một tập thể lao động, đây có thể
xem là một thiếu xót của pháp luật; đối với đình công thì tính chất tập thể được
thể hiện khi đảm bảo yêu cầu có ít nhất là 50% số NLĐ trong doanh nghiệp
hoặc bộng phận doanh nghiệp đó có ý kiến đông tình. Trong quyết định đình
công cần phải nêu thời gian đình công là khi nào và trong bao lâu nhằm tạo điều
kiện cho bên NSDLĐ có điều kiện để chuẩn bị cũng như một điều kiện để
NSDLĐ có thể cân nhắc cái được cái mất khi đình công nổ ra (khi tập thể lao
động đình công, doanh nghiệp ngưng hoạt đông, như vậy sẽ gây ra những thiệt
hại kinh tế lớn cho doanh nghiệp, chưa kể tới những thiệt hại khác như uy tín,
danh tiếng,...), thực tế thì pháp luật không quy định cụ thể về thời gian đình
công, cũng không có giới hạn về thời gian đình công nhưng thông thường một
cuộc đình công cũng chỉ diễn ra trong 2, 3 ngày mà thôi. Nếu một cuộc đình
công diễn ra quá lâu sẽ gây nên những tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp, mà từ
những tổn thất đó sẽ gây ra những tác động xấu trở lại với NLĐ như trường hợp
doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng nợ nần, phá sản do sản xuất bị đình
đốn,...
 Trao yêu cầu và thông báo về đình công cho NSDLĐ, cơ quan lao
động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh
Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động cử ra đại diện
không quá 3 người để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho NSDLĐ;
đồng thời gửi 1 bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và 1 bản cho Liên đoàn lao

động cấp tỉnh, trước ngày dự kiến đình công ít nhất là 5 ngày.
Với việc quy định thủ tục thông báo trước này, nhà làm luật mong muốn
rằng trong khoảng thời gian mà NSDLĐ đã được báo trước, họ có thể xem xét
Bài tập học kì
4
Luật lao động KT32E012
lại những yêu cầu của những NLĐ, qua đó có thể tính toán, xem xét việc chấp
thuận các yêu sách của NLĐ hoặc không. Ở đây NSDLĐ phải cân nhắc đến
những thiệt hại về kinh tế, uy tín...có thể xảy ra nếu nổ ra đình công. Đồng thời
việc báo trước về việc đình công với cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao
động cấp tỉnh nhắm mục đích thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về những yêu sách, những vi phạm của NSDLĐ (nếu có) và để các cơ quan nhà
nước chủ động hơn trong việc đề ra các biện pháp đối phó kịp thời, ngăn chặn
những hành vi quá khích, phá hoại, lợi dụng đình công gây bất ổn về an ninh,
chính trị và xã hội.
Tuy nhiên, việc thông báo trước phải được thực hiện trước năm ngày trước
khi đình công nổ ra. Theo em đây là khoảng thời gian quá dài, bởi yêu cầu của
việc giải quyết các tranh chấp lao động đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời. Việc
thời gian chờ đợi dài như vậy sẽ làm mất đi cơ hội gây sức ép của những người
đình công lên NSDLĐ.
 Tiến hành đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công theo dự kiến mà NSDLĐ không chấp nhận
giải quyết các yêu cầu thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể
lao động tổ chức và lãnh đạo đình công. Khi tiến hành đình công thì những
người tổ chức và tham gia đình công, không chỉ tuân thủ theo các quy định về
trình tự, thủ tục mà còn yêu cầu phải đảm bảo được cách thức tiến hành đình
công hợp lệ. Cách thức tiến hành đình công là phương thức ngừng việc của
những NLĐ kể từ thời điểm chính thức đình công cho đến khi trở lại làm việc
(1)
.

Tuy vậy, pháp luật lao động Việt Nam lại không có điều khoản nào quy định về
các biện pháp, cách thức tiến hành đình công, mà chỉ quy định về các hành vi bị
cấm trước, trong và sau khi đình công mà thôi. Quy định như vậy cũng có nghĩa
là NLĐ có thể tiến hành tất cả các các thức đình công khác nhau miễn sao không
rơi vào những điều mà pháp luật cấm (được quy định tại Điều 174đ BLLĐ),
cũng như trái với đạo đức xã hội. Một số cách thức tiến hành đình công phổ biến
1
(1) Đỗ Ngân Bình, “Thủ tục và cách thức tiến hành đình công”, T/c Nghiên cứu lập pháp, số 7(55) năm 2005
Bài tập học kì
5
Luật lao động KT32E012
như đình công cảnh cáo, được tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn đã
được ấn định từ trước để lưu ý chủ sử dụng lao động về tầm quan trọng của các
yêu sách; Đình công chớp nhoáng, là những trường hợp ngừng việc trong
khoảng thời gian rất ngắn, nhằm biểu thị sự bất mãn nhiều hơn là để gây áp
lực;...
(2)
Như vậy, từ những phân tích, đánh gia trên về trình tự, thủ tục đình công,
nhìn chung, là khác phức tạp, rườm rà, trải qua nhiều khâu, nhiều bước và thiếu
tính khả thi, chưa phát huy được vai trò và ý nghĩa của đình công. Trên thực tế
tại Việt Nam thì 100% các cuộc đình công đều là đình công bất hợp pháp,
nguyên nhân chủ yếu là do vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục đình công.
Bởi vậy các quy định của pháp luật về đình công dường như chỉ là những nét
chấm phá để trang trí cho hệ thống pháp luật lao động, nếu không muốn nói đó
chỉ là “một cái bánh vẽ”, không thực tế.
Câu 2:
a) Anh Minh có thể gửi đơn đến những cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải
quyết tranh chấp?
Theo tình huống mà đề bài đưa ra thì trường hợp tranh chấp giữa anh Trần
Châu Minh và công ty TNHH C là một vụ việc có tình chất đơn lẻ, chỉ liên quan

đến các quyền và lợi ích của anh Minh, đó là tranh chấp lao động cá nhân. Và
đây là trường hợp tranh chấp lao động cá nhân do anh Minh bị công ty đơn
phương chấm dứt HĐLĐ.
Mà theo quy định tại Điều 165 BLLĐ về cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: “Hội đồng hòa giải lao động cơ sở
hoặc hòa giải viên lao động; Tòa án nhân dân”.
Thứ nhất, Hoà giải viên lao động, theo Nghị định số 133/2007/NĐ-CP tại
khoản 1 Điều 7 quy định “Hoà giải viên lao động có nhiệm vụ hoà giải các vụ
tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp chưa có Hội đồng hòa giải,
2
(2) Đỗ Ngân Bình, “Thủ tục và cách thức tiến hành đình công”, T/c Nghiên cứu lập pháp, số 7(55) năm 2005
Bài tập học kì
6

×