Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên và phương hướng phát triển đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
DANH MỤC BẢNG

SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
DANH MỤC BIỂU
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại,
không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có
thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó thương mại quốc tế là một lĩnh vực
hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với


nền kinh tế thế giới, phát huy hết những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng
tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ
bên ngoài, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hóa của
văn hóa nhân loại.
Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước
có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với
giá cả thấp. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử
dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có
lợi thế, tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và
khoa học sản xuất hiện đại. Với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, Nhà
nước đã cho phép các loại hình doanh nghiệp kể cả quốc doanh, liên doanh,
hợp doanh và tư nhân tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh nhập khẩu
hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công ty tái chế DŨNG UYÊN là một công ty TNHH hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Là một công ty tư nhân hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh
với nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số
vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong những năm qua công
ty đã không ngừng vươn lên hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên
thị trường trong nước và là bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế
nào, Công ty TNHH tái chế DŨNG UYÊN cũng rất quan tâm nâng cao hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố

gắng tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty và thực hiện bài
chuyên đề thực tập với đề tài “Thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công
ty TNHH tái chế Dũng Uyên và phương hướng phát triển đến năm 2015”.
Kết cấu của đề tài bao gồm các phần sau :
- Lời mở đầu .
- Chương I : Tổng quan về Công ty TNHH tái chế DŨNG UYÊN.
- Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại
Công ty TNHH tái chế DŨNG UYÊN.
- Chương III : Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của công ty đến năm 2015
- Kết luận.
Để hoàn thành chuyên đề thực tập này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cán bộ nhân viên trong Công ty
DŨNG UYÊN và sự giúp đỡ trực tiếp của PGS.Ts.Nguyễn Như Bình.
Với hạn chế về thời gian thực tập và trình độ có hạn của một sinh viên,
bài luận trên sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự góp ý, chỉ
dẫn bổ sung của cô giáo và toàn thễ bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Kinh tế quốc
dân, khoa Kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS.Nguyễn Như Bình và toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty TNHH tái
chế DŨNG UYÊN đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận văn
này.
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Tùng
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÁI CHẾ DŨNG UYÊN

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
 Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên được thành lập theo giấy CN
ĐKKD số 0104003500, do phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và
đầu tư Hà Nội cấp ngày 13/06/2006. Công ty chính thức đi vào hoạt
động vào thời gian đó với trụ sở được đặt tại số 38 Phan Đình Phùng
Quận Ba Đình Hà Nội
. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên
có những đặc điểm sau :
 Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH TÁI CHẾ DŨNG UYÊN
 Trụ sở giao dịch : Số 38 Phan Đình Phùng Q Ba Đình Hà Nội
 Vốn điều lệ : 2.000.000.000VNĐ, trong đó:
 Tài sản lưu động : 1.600.000.000VNĐ (chiếm 80%)
 Tài sản cố định : 400.000.000VNĐ
 Email :
Từ một Công ty nhỏ với nguồn lực tài chính hạn chế, nhưng với sự
nỗ lực của chính mình Công ty đang ngày một phát triển manh mẽ và tạo
được uy tín lớn với đối tác. Hiện nay, Công ty đã có hơn 30 đối tác trong
và ngoài nước.
Trong quá trình hoạt động của mình Công ty luôn cố gắng mở rộng thị
trường phân phối trên phạm vi cả nước. Khi mới thành lập, Công ty chỉ có
một trụ sở duy nhất nằm tại 38 Phan Đình Phùng TP Hà Nội nhưng từ năm
2006, Công ty đã mở rộng thị trường hoạt động. Tính đến đầu năm 2011,
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Công ty đã có 6 chi nhánh đặt tại Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An, Vinh,
Nam Định và thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với sự mở rộng về thị trường, Công ty đã có sự đa dạng hóa về

mặt hàng kinh doanh. Ban đầu, Công ty chỉ kinh doanh chủ yếu các mặt hàng
kim loại phế liệu dưới dạng nhập khẩu trực tiếp. Đến cuối năm 2005, Công ty
đã phát triển thêm trong việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa và các sản phẩm
phi kim loại khác phục vụ trong sản xuất. Đầu năm 2007, Công ty là nhà đại
lý phân phối một số thiết bị vệ sinh cao cấp nhập khẩu từ Italia.
Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển Công ty TNHH tái chế Dũng
Uyên đã có rất nhiều bước phát triển về nguồn hàng kinh doanh, thị trường
hoạt động, lao động… và đặc biệt đã một phần tự chủ được nguồn vốn .
1.2. Mô hình tổ chức của công ty Dũng Uyên
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên
được tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng. Theo kiểu cơ cấu này
giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong
việc suy nghĩ, nghiên cứu bàn bạc, tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn
đề phức tạp. Tuy nhiên, điều quyết định cuối cùng vẫn là ban giám đốc. Các
phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực
tuyến.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Sơ đồ 1.1 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH
TÁI CHẾ DŨNG UYÊN
`
Nguồn: Số liệu phòng hành chính công ty
1.2.1. Ban giám đốc
Ban giám đốc công ty bao gồm các thành viên :
 Giám đốc Nguyễn Xuân Đảng : chủ sở hữu của Công ty, người chịu
trách nhiệm trước các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty
trong phạm vi vốn điều lệ.

 Hai phó giám đốc chức năng : phó giám đốc phụ trách kinh doanh và
phó giám đốc phụ trách tài chính.
Chức năng chính của ban giám đốc là trực tiếp giám sát, điều hành toàn
bộ hoạt động của Công ty, là nơi đưa ra các kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu
thụ, ra những quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Ban giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng kế toán Phòng
Marketing
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng hành
chính
Phòng giao nhận
và vận chuyển
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
1.2.2. Phòng kế toán
a. Hình thức kế toán:
Công ty TNHH tái chế DŨNG UYÊN là doanh nghiệp thuộc loại nhỏ
và vừa. Vì vậy phương thức kế toán áp dụng phải tuân thủ theo pháp lệnh kế
toán thống kê quy định cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là phương thức
chứng từ ghi sổ. Từ các chứng từ, kế toán lập sổ nhật ký chung sau đó mở các
sổ chi tiết theo quy định của Công ty như: Sổ nhật ký mua hàng, nhật ký bán
hàng, sổ tổng hợp chi phí
b. Chứng từ sử dụng :

Công ty sử dụng toàn bộ các chứng từ nhà nước quy định như : Hoá
đơn GTGT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, phiếu tạm ứng Ngoài ra,
công ty còn nhập khẩu hàng hóa nên cũng sử dụng bộ chứng từ hàng nhập
khẩu như: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, hợp đồng ngoại, CO, biên lai thuế,
hoá đơn GTGT, thuế nhập khẩu, bảng tính giá trị hàng nhập khẩu. Căn cứ
vào các chứng từ trên, kế toán tiến hành tính giá vốn hàng nhập khẩu và
hàng sản xuất.
c. Chức năng :
Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính doanh nghiệp, đảm
bảo thực hiện đúng các nghĩa vụ chính sách Nhà nước về doanh nghiệp, về
công tác tài chính, đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn vốn của doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh.
Tổ chức và thực hiện nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp theo đúng quy
định của Nhà nước và pháp lệnh kế toán thống kê, quản lý các quỹ bằng tiền
và quản lý nợ theo quy định.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
1.2.3. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh của Công ty được chia thành hai nhóm theo lĩnh vực
kinh doanh chính – thép nhựa phế liệu và thiết bị vệ sinh, mỗi nhân viên được
phân công phụ trách một phân đoạn thị trường (chia theo vị trí địa lý) đối với
ngành hàng kinh doanh của mình. Các nhân viên kinh doanh này có trách
nhiệm bán hàng, cung ứng dịch vụ thông qua các giao dịch trực tiếp với khách
hàng trên các địa bàn được phân công. Trên cơ sở các bản kế hoạch kinh
doanh chung do ban giám đốc đưa ra hàng năm (quý), phòng kinh doanh sẽ tự
đề ra kế hoạch và phương thức thực hiện cụ thể, phân chia sản lượng tiêu thụ

và doanh thu mục tiêu mà từng nhân viên phải hoàn thành. Từng nhân viên
của phòng kinh doanh phải thực hiện mọi hoạt động thị trường cần thiết để có
thể thực hiện mục tiêu từ việc tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, thỏa thuận và ký kết
hợp đồng, các hoạt động chăm sóc khách hàng, tổ chức phân phối hàng hóa
và các hoạt động liên quan khác.
Kết quả hoạt động của phòng kinh doanh được báo cáo lên ban giám
đốc theo từng tháng, báo cáo kinh doanh của kỳ này sẽ là cơ sở để lập kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu cho kỳ sau.
1.2.4. Phòng marketing
 Chức năng
Xác định đúng đắn nhu cầu thị trường đối với từng loại hàng hóa của
doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa, thị trường tiêu
thụ, cách thức phân phối…Những bản báo cáo thị trường hàng quý của phòng
marketing sẽ là cơ sở cho ban giám đốc lập các kế hoạch nhập hàng hay phân
công kế hoạch kinh doanh, đồng thời định hướng hoạt động cho phòng kinh
doanh về cách thức tiếp cận thị trường phù hợp.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Tổ chức thực hiện các chương trình để xây dựng và quảng bá thương
hiệu hàng hóa mà doanh nghiệp làm đại lý như các chương trình khuyến mại,
quảng cáo, hội nghị khách hàng…
1.2.5. Phòng xuất nhập khẩu
Phần lớn chủng loại và số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp tiêu thụ là
hàng nhập khẩu, do đó, phòng xuất nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng tạo
đầu vào về hàng hóa cho toàn doanh nghiệp. Phòng xuất nhập khẩu thực hiện
chức năng tổ chức thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu (chủ yếu là hoạt động
nhập khẩu) theo kế hoạch và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, từ

việc tìm kiếm đối tác, thỏa thuận hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng…
Các nhân viên của phòng xuất nhập khẩu được phân công theo chức năng
theo ba mảng chính là giao dịch - tìm kiếm đối tác nước ngoài, thực hiện các
nghiệp vụ ngân hàng và các nghiệp vụ hải quan.
1.2.6. Phòng hành chính
Có nhiệm vụ lưu trữ các giấy tờ, thủ tục, hồ sơ, công văn, tổ chức nhân
sự, quản lý sắp xếp, quản lý tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách
như : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… và một số công việc khác.
1.2.7. Phòng giao nhận và vận chuyển
Có nhiệm vụ ký kết và giao nhận các mặt hàng tại cảng, lưu trữ và phân
phối hàng hóa.
1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA
CÔNG TY
1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Lĩnh vực kinh doanh trên giấy phép kinh doanh của Công ty gồm có :
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Số TT Tên ngành nghề
1 Tái chế phế liệu kim loại
2 Tái chế phế liệu phi kim loại
3 Bán buôn quặng kim loại
4 Bán buôn sắt, thép
5 Bán buôn kim loại khác
6 Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
7 Bán buôn máy móc, thiết bị phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng
8 Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động
cơ điện, dây điện, máy biến thế, mô tơ điện, ổn áp, vật lưu dẫn, bảng

điện, công tắc, aptomat, cầu chì và các loại bóng đèn điện)
9 Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến
10 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất
11 Bán buôn xi măng
12 Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi
13 Bán buôn kính xây dựng
14 Bán buôn sơn, vec ni
15 Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh
16 Bán buôn đồ ngũ kim
17 Sản xuất sắt, thép, gang
18 Sản xuất kim loại màu và kim loại quý
19 Đúc sắt, thép
20 Đúc kim loại màu
21 Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại
22 Sản xuất dao, kéo, dụng cụ cầm tay và đồ kim loại thông dụng
23 Bán buôn thiết bị cấp thoát nước trong nhà, thiết bị nhiệt và phụ
tùng thay thế
24 Bán buôn, bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ môtô, xe máy
25 Bán buôn hóa chất (trừ loại Nhà nước cấm)
26 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
27 Xuất nhập khẩu và môi giới xuất nhập khẩu các mặt hàng mà
Công ty kinh doanh
Trên thưc tế Công ty kinh doanh các lĩnh vực : kinh doanh thép phế liệu,
nhựa và các sản phẩm phi kim loại phục vụ sản xuất, các thiết bị vệ sinh cao
cấp. Ngoài ra Công ty còn đứng ra môi giới các sản phẩm trên cho các Công
ty trong và ngoài nước.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
 Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa :
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chỉ được thực hiện đối với
một số ngành hàng nhất định và chủ yếu nhập khẩu hàng hóa từ các nước
Trung Quốc, Nam Phi, Italia. Đây là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cao
nhất của Công ty. Đối với các sản phẩm thép phế liệu va nhựa phục vụ sản
xuất, Công ty là khách hàng chủ yếu của một số Công ty sản xuất trong nước.
Còng đối với thiết bị vệ sinh, Công ty là nhà phân phối độc quyền tại thị
trường Việt Nam với các sản phẩm cung ứng từ Italia.
 Kinh doanh thương mại nội địa :
Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại nội địa đối với hầu
hết các sản phẩm mà công ty kinh doanh. Hiện nay, công ty đang chủ yếu
kinh doanh hàng hóa của các hãng như công ty kim khí Thăng Long, công ty
Viglacera, công ty điện cơ Thống Nhất. Các mặt hàng này được công ty kinh
doanh với tư cách là một đại lý phân phối cấp một của các nhà sản xuất.
Trong quá trình kinh, doanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm các nguồn hàng mới
để đa dạng hóa chủng loại, đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hàng hóa để hoạt
động kinh doanh có thể tiến hành liên tục, thông suốt.
1.3.2. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh
Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên luôn có sự đa dạng hóa, mở rộng
ngành hàng kinh doanh, từ chỗ ban đầu chỉ kinh doanh các loại thép phế liệu,
cho tới nay, Công ty đã mở rộng ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau,
thuộc hai nhóm sản phẩm chính :
 Nhóm sản phẩm thép phế liêu: bao gồm các sản phẩm :
 Phôi thép.
 Thép hàm lượng Mangan cao.
 Thép đầu tấm.
 Thép gang và ray tàu hỏa.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B

14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
 Thép dạng ống và dạng băm.
 Nhóm sản phẩm nguyên liệu nhựa :
 PVC : là mặt hàng chủ yếu trong đó gồm có bột PVC tổng hợp, PVC
resin, dầu POP. PVC là nguyên liệu nhựa phổ biến dùng để chế tạo các đồ
nhựa gia dụng, các dây cách điện, các loại ống nhựa, khung cửa, chai lọ là
các mặt hàng đang được tiêu dùng mạnh trên thị trường.
 PP : bao gồm PP và PPG là nguyên liệu dùng để sản xuất các loại bao
dệt, màng co chống thấm Hiện nay kim ngạch nhập khẩu PP ngày càng tăng
do nhu cầu của thị trường đối với nguyên liệu này tăng.Quạt.
 PE bao gồm LDPE, HDPE, LLDPE Nồi cơm điện.
 Nhóm sản phẩm thiết bị vệ sinh : bao gồm các sản phẩm :
 Bình nóng lạnh.
 Sứ vệ sinh.
 Bồn tắm.
 Chậu inox.
 Sen vòi.
Đặc điểm hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh :
+ Hàng hóa của doanh nghiệp được nhập từ hai nguồn : hàng nhập khẩu
(đối với thép phế liệu, nguyên liệu nhựa và các thiết bị vệ sinh cao cấp và
nguồn cung ứng trong nước (đối với các sản phẩm sứ vệ sinh, bồn tắm…).
+ Đối với thép phế liệu và nhựa phục vụ sản xuất, Công ty thường nhập
khẩu với khối lượng rất lớn và bằng đường biển. Do Công ty còn thiếu kho
bãi nên hàng hóa này khi nhập về cảng sẽ được vận chuyển ngay cho đối tác.
+ Các sản phẩm của công ty đều thuộc loại hàng hóa chất lượng cao và
trung bình, chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là những người có thu
nhập cao và trung bình.
1.3.3. Vốn, tình hình sử dụng vốn trong sản xuất – kinh doanh

SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Khi mới được thành lập Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên có số vốn
điều lệ là 2.000.000.000 VND trong đó 80% là tài sản lưu động chủ yếu dưới
dạng tiền mặt hoặc hàng hóa. Sau hơn 5 năm hoạt động, số vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp đã tăng lên 9.649.526.568 VND (tăng khoảng 482,47%). Năm
2011, tổng nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp là 34.003.760.000 VND và được huy động từ ba nguồn chủ yếu sau :
 Nguồn vốn chủ sở hữu : 9.649.526.568 VND , chiếm 28,38%.
 Nguồn vốn từ các khoản vay ngân hàng và một số tổ chức tư nhân, cá
nhân: 22.357.652.702 VND, chiếm 65,75% .
 Các khoản tín dụng của người bán : 587.276.227 VND, chiếm 1,73%.
 Các khoản khác (như nợ ngân sách Nhà nước, các khoản trả trước của
người mua, nợ công nhân viên…) : 1.409.250.503VND; chiếm 4,14%.
Như vậy, trong tổng nguồn vốn của Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên,
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 28,38%; còn lại 71,62% tổng nguồn vốn là vốn
huy động từ bên ngoài, trong đó 65,75% là vốn từ các khoản vay ngân hàng
và các tổ chưc tư nhân , cá nhân; 1,73% là từ các khoản tín dụng của người
bán và 4,14% từ các khoản khác như nợ ngân sách Nhà nước, các khoản trả
trước của người mua, nợ công nhân viên… Do đó, chi phí sử dụng vốn của
công ty là khá lớn, chủ yếu là chi phí sử dụng vốn vay.
 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp năm 2012 :
Các khoản phải thu đầu năm là 12.174.789.700VND, và đến cuối năm
giảm 8.988.690.860VND, chỉ còn 3.186.098.840VND, tỉ lệ giữa các khoản
phải thu trên tổng nguồn vốn đầu năm là 30,7% và cuối năm giảm xuống còn
9,36%. Như vậy nguồn vốn huy động không tham gia vào hoạt động sản xuất

– kinh doanh đã giảm 21,34%, đây là một biểu hiện tích cực về khả năng thu
hồi nợ của doanh nghiệp.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Các khoản nợ phải trả giảm 4.857.081.900VND so với đầu năm, tỉ lệ
nợ trên tổng nguồn vốn đầu năm là 73,75% và cuối năm là 71,62%, giảm
2,13% so với đầu năm. Như vậy, trong tổng nguồn vốn của công ty, tỷ trọng
nợ giảm cả về tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn cuối năm
giảm 5.604.866.540VND so với đầu năm, các khoản nợ của công ty đều là nợ
ngắn hạn, trong đó các khoản vay ngân hàng chiếm 91,7%, còn lại là các
khoản nợ ngân sách Nhà nước, nợ công nhân viên và các khoản trả trước của
người mua.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty đầu năm là 1,08 và
cuối năm là 1,07; hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm là 0,45 và cuối
năm là 0,16. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành thấp và giảm 0,01, hệ số
khả năng thanh toán nhanh thấp và giảm 0,29, điều này chứng tỏ khả năng
thanh toán của công ty không cao, chủ yếu do khối lượng hàng tồn kho lớn,
giá trị hàng hóa cao và lượng tồn kho tăng nhanh do mỗi lẫn nhập khẩu với số
lượng lớn. Nếu công ty không có biện pháp giải quyết lượng hàng tồn kho thì
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ.
1.3.4. Hệ thống mạng lưới kinh doanh tại công ty DŨNG UYÊN
Mạng lưới kinh doanh tại công ty DŨNG UYÊN đươc chia làm hai
mảng lớn là thương mại và môi giới.
1.3.4.1. Mảng kinh doanh thương mại
Với mảng này công ty kinh doanh theo ba hướng :
Nhập khẩu các sản phẩm thép, nhựa phế liệu nước ngoài và bán cho các
đối tác trong nước.Đây là phương thức truyền thống và là nguồn thu tài chính

chủ yếu tại Công ty.
Nhập khẩu các sản phẩm thép, nhựa phế liệu nước ngoài và bán trực tiếp
cho các đối tác nước ngoài.Phương pháp này được áp dụng là do khi nhập
khẩu hàng hóa theo đường biển, hàng sẽ được tàu vận chuyển qua rất nhiều
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
cảng biển trên thế giới rồi mới đến cảng Hải Phòng. Do đó Công ty sẽ gửi lời
mời chào hàng đến một số đối tác mà tàu vận chuyển đi qua nước của họ. Nếu
họ đồng ý thì hàng sẽ được bốc dỡ tại cảng đó, Đây là một hình thức rất hay
vì lợi nhuận cao mà không phải lo thủ tục thông quan khá phức tạp và những
khoản phí cho lô hàng. Phương pháp này hiện nay đang được ban giám đốc
Công ty rất chú trọng nghiên cứu và phát triển.
Mảng này có hai hình thức thanh toán tiền được Công ty sử dụng là điện
chuyển tiền và thanh toán bằng LC. Trong đó phương thức thanh toán bằng
điện chuyển tiền được sử dụng là phần lớn do ưu điểm là có thời gian huy
động vốn. Còn phương thức thanh toán bằng LC thường được sử dụng với các
đối tác lần đầu và ít có mối quan hệ hoặc trong trường hợp đối tác yêu cầu
thanh toán bằng LC.
Nhà đại lý phân phối các sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp : Công ty là
nhà đại diện nhập khẩu các sản phẩm này và bán buôn, bán lẻ cho thị trường
trong nước.
1.3.4.2. Mảng kinh doanh theo hình thức môi giới
Công ty Dũng Uyên là một công ty khá uy tín và có mối quan hệ tốt
đẹp với các đối tác nước ngoài. Họ có những đối tác có những sản phẩm chất
lượng rất cao và giá cả phải chăng. Tuy nhiên nguồn vốn Công ty lại hạn hẹp.
Do đó Công ty thường môi giới sản phẩm của các đối tác nước ngoài với các
đối tác trong nước và nhận tiền môi giới. Phương pháp này thu lợi nhuận

không cao nhưng an toàn và không phải huy động vốn.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH TÁI CHẾ DŨNG UYÊN
2.1.Tổng quan về hoạt đông kinh doanh nhập khẩu của công ty
Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên thực hiện kinh doanh trên hai lĩnh
vực :
 Kinh doanh thương mại nội địa.
 Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.
Bảng 2.1 : Cơ cấu doanh thu của công ty theo lĩnh vực hoạt động
LĨNH VỰC
HOẠT ĐỘNG
NĂM 2010 NĂM 2011
DOANH THU
(VND)
TỶ TRỌNG
(%)
DOYIN
Doyinpumpin
dust
DOANH THU
(VND)
TỶ TRỌNG
(%)
DOYIN

Doyinpumpi
ndust
KD thương
mại nội địa
24.634.576.180 18,9 24.945.276.310 17,6
KD nhập khẩu
hàng hóa
105.707.096.700 81.1 115.988.488.200 82.3
TỔNG 130.341.672.900 100 140.933.764.490 100
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng kế toán
Trong hai lĩnh vực trên, lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chiếm
tỷ trọng chủ yếu và có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất. Năm
2010, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chiếm 81,1%,
đạt mức doanh thu 105.707.096.700VND, doanh thu từ kinh doanh thương
mại nội địa chiếm 18,9% đạt 24.634.576.180VND. Năm 2011, tỷ trọng về
doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tăng lên 82,3% (đạt
115.988.488.200VND), trong khi tỷ trọng doanh thu từ kinh doanh thương
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
mại nội địa lại giảm xuống còn 17,6%, song vẫn tăng lên về mặt giá trị tuyệt
đối đạt 24.945.276.310VND.
Biểu 2.1 : Biểu đồ so sánh doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Đơn vị : 1.000.000vnd
Trên thực tế, đối với hai lĩnh vực kinh doanh trên, công ty chú trọng đầu
tư vào mảng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn so với lĩnh
vực kinh doanh thương mại nội địa. Nguyên nhân chính là ngay từ khi mới
thành lập, hướng đi chính của Công ty là tập trung nhập khẩu các mặt hàng về

nguyên liệu phuc vụ cho sản xuất. Kinh doanh thương mại nội địa chỉ là một
mảng nhỏ mà Công ty đang phát triển.
Như vậy, trong hai loại hình kinh doanh thì kinh doanh nhập khẩu hàng
hóa là lĩnh vực hoạt động chủ đạo của công ty đồng thời cũng là lĩnh vực
được công ty chú trọng đầu tư và phát triển
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của phòng kế toán
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
2.2. Tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của công ty tnhh tái chế Dũng
Uyên
2.2.1. Loại hình kinh doanh nhập khẩu
Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên đang áp dụng loại hình kinh doanh
nhập khẩu theo phương thức đa dạng hóa với ba nhóm hàng chính là thép phế
liệu, nguyên liệu nhựa và thiết bị vệ sinh cao cấp. Với loại hình kinh doanh
này, Công ty có một số lợi thế sau :
Các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu đều là những mặt hàng thiết yếu
trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Từ xưa đến nay, nagnhf công nghiệp thép
luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu nhập
khẩu thép ngày càng tăng lên do nhu cầu của thị trường và nhu cầu sản xuất
thép không ngừng tăng. Nhựa cũng có một vị trí rất quan trọng. Đây là
nguyên liệu để sản xuất rất nhiều mặt hàng phục vụ xây dựng, tiêu dùng…
Bên cạnh đó, do đời sống của nhân dân ngày càng tăng nên họ rất quan tâm
đến nâng cao chất lượng cuộc sống, làm cho ngôi nhà của họ ngày càng trở
nên đẹp đẽ, sang trọng hơn. Do đó các thiết bị vệ sinh cao cấp cũng được
người tiêu dùng hết sức quan tâm và có những lợi thế riêng.
Công ty có khả năng đào tạo được những cán bộ kinh doanh, nhân viên
nhập khẩu giỏi, có chuyên môn cao, trình độ hiểu biết về hàng hóa kinh doanh

chuyên sâu hơn, có thể trở thành các chuyên gia nghành hàng.
Do có ba ngành hàng kinh doanh khác nhau với nhiều chủng loại hàng
hóa, nên có thể giảm một số rủi ro trong kinh doanh, giảm tình trạng ứ đọng
vốn, có khả năng quay vòng nhanh.
2.2.2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh nhập khẩu
Như đã nói ở trên, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty Dũng
Uyên hiện nay gồm có : phế liệu thép, nguyên liệu nhựa và thiết bị vệ sinh.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Đây là những mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế nước ta hiện nay,
là nguyên liêụ để sản xuất nhựa và thép phục vụ cho rất nhiều ngành trong
nước: từ thép xây dựng, làm đường ray, đến nhựa dùng để sản xuất đồ dùng,
thiết bị… Tuy nhiên đây không phải là một lĩnh vực mới trong kinh doanh.
Đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ tham gia và cạnh tranh gay gắt.
Thêm vào đó giá nguyên liệu lại rất dễ biến động tùy thuộc vào tình hình kinh
tế. Những vấn đề này đòi hỏi phải có sự nhạy bén linh hoạt và chiến lược kinh
doanh sáng tạo để có thể đứng vững trên thương trường. Nắm rõ điều đó,
Công ty đã cố gắng bám sát thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các
đối tác nước ngoài để có những thông tin cần thiết về giá cả, nguồn hàng.
Hiện nay Công ty đã có được nhiều nguồn hàng từ nhiều nước đối tác như
Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapo và một số nước
Tây Âu khác với giá cả hợp lý, chất lượng tốt được các doanh nghiệp sản xuất
trong nước rất tin tưởng.
Một đặc điểm nữa về mặt hàng của Công ty. Hàn của Công ty được nhập
khẩu qua đường biển với khối lượng hàng rất lớn. Ngoài sản phẩm thiết bị vệ
sinh Công ty có kho bãi để chứa, còn lại các mặt hàng thép và nhựa thường
được nhập về cảng và bán luôn cho đối tác.

2.2.3. Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên
được thực hiện đồng thời trên cả hai thị trường trong nước và thị trường quốc
tế. Trong khi tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty
đồng thời thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá, giới
thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại thị trường nội địa.
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
22
Chuyờn thc tp tt nghip
GVHD: PGS.TS Nguyn Nh Bỡnh
S 2.1. Quy trỡnh kinh doanh nhp khu ca cụng ty
Nghiên cứu thị
tr ờng trong
n ớc và quốc tế
Nghiên cứu kết
quả tiêu thụ
hàng nhập khẩu
và báo cáo tồn
kho kỳ tr ớc
Lập kế
hoạch nhập
khẩu
Giao dịch,đàm
phán, ký kết
hợp đồng
nhập khẩu
Tổ chức
thựchiện hợp
đồng nhập khẩu

(mở L/C mua
bảo hiểm, nhận
hàng, kiểm tra
hàng hóa )
Tổ chức đ a
hàng đến nơi
tiêu thụ
Nhận đơn đặt
hàng của
khách hàng
Tìm kiếm đầu
mối tiêu thụ
hàng nhập
khẩu
2.3. Kt qu hot ng nhp khu hng húa
2.3.1. Kim ngch nhp khu qua cỏc nm
Kinh doanh nhp khu l hot ng ch yu ca Cụng ty TNHH tỏi ch
Dng Uyờn. Kim ngch nhp khu ca cụng ty khụng ngng tng lờn qua cỏc
nm, ú l kt qu ca s m rng ngnh hng kinh doanh, m rng quan h
kinh doanh vi cỏc i tỏc nc ngoi.
Bng 2.2. Kim ngch nhp khu ca cụng ty nm 2010 2011 :
Nm
Kim ngch nhp
khu thc t
(USD)
Mc tng, gim so vi nm trc
Giỏ tr
(USD)
T l
( % )

2008 3.381.766 _ _
2009 3.906.955 525.188 15,53
2010 4.349.222 442.267 11,32
2011 4.942.456 593.234 13,64
Ngun : Bỏo cỏo kt qu kinh doanh ca cụng ty qua cỏc nm.
Biu 2.2 : th th hin s tng trng trong kim ngch nhp khu :
SV: Trn Ngc Tựng
Lp: Kinh t quc t 50B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
Đơn vị : 1.000USD
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm.
Kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên luôn có
xu hướng tăng trong các năm qua : năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu đạt
3.381.766 USD (tăng 15,53% so với năm 2008, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao
nhất trong bốn năm qua), năm 2010 tăng 442.267 USD tương đương với
11,32% so với năm 2009, năm 2011 kim ngạch nhập khẩu đạt 4.942.456
USD, tăng 593.234 USD (tương đương với 13,64%) so với năm 2010. Nhìn
chung, tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định, mức
tăng trưởng trung bình là khoảng 12%/năm. Riêng năm 2009, mức tăng kim
ngạch nhập khẩu cao hơn hẳn so với các năm khác do có sự mở rộng ngành
hàng kinh doanh và sự gia tăng một số đối tác nước ngoài mới, thêm vào đó là
sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau thời kì khủng hoảng. Năm 2010, mức
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình
tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2009 do mức tiêu

thụ của các sản phẩm mới không cao, hàng tồn kho của năm 2009 lớn. Phần
tăng trường nhập khẩu chủ yếu do sự gia tăng nhập khẩu của các mặt hàng
truyền thống. Năm 2011, mức tăng trưởng nhập khẩu được phục hồi, một
phần do các sản phẩm mới đã có sự phát triển, mở rộng thị phần trong thị
trường nội địa, mặt khác, do có sự đầu tư bài bản vào một chiến lược kinh
doanh hoàn thiện theo một chương trình thực hiện xuyên suốt một năm đối
với tất cả các mặt hàng kinh doanh.
Hàng năm, công ty dựa vào sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ trong
nước, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường trong nước và thế giới để đề
ra kế hoạch nhập khẩu về sản lượng, cơ cấu, thời gian nhập khẩu thích hợp
nhất, sản lượng hàng hóa trong một lần nhập… Do đó, sự tăng trưởng trong
kim ngạch nhập khẩu còn thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tiêu thụ
hàng nhập khẩu trong nước và sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh nhập
khẩu hàng hóa nói chung của toàn doanh nghiệp.
2.3.2. Phương thức nhập khẩu hàng hóa
Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới
hai hình thức chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu đại lý.
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó người mua
(người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) thỏa thuận, bàn bạc, thảo
luận trực tiếp (hoặc thông qua thư từ, điện tín…) về hàng hóa, giá cả, điều
kiện giao dịch, phương thức thanh toán… Theo hình thức này, người nhập
khẩu thường tiến hành giao dịch thỏa thuận theo một hợp đồng hay một lô sản
phẩm trong một thời kỳ nhập dài.
Nhập khẩu đại lý là hình thức người nhập khẩu ký hợp đồng với các
hãng sản xuất để trở thành đại lý phân phối của hãng tại nước mình. Tuy
nhiên, khác với hình thức đại lý phân phối cho các hãng trong nước, các
SV: Trần Ngọc Tùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
25

×