Lời mở đầu
Trải qua quá trình đổi mới hơn 20 năm, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến và
đạt được những thành tựu quan trọng. Muốn đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh thì tất yếu phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng
thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc đẩy mạnh xuất
khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng.
Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo
xuất khẩu, khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và
tăng doanh thu cho đất nước.
Nắm trước được tình hình kinh tế chính sách của chính phủ Công ty TNHH Nhật Huy từ
ngày thành lập cho đến nay đã không ngừng phát triển trở thành một trong những công ty
hàng đầu về xuất khẩu đá và khoảng sản, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cùng
với sự nhiệt tình, tận tụy với công việc, nhiều mối quan hệ kinh doanh trong và ngoài
nước đã giúp công ty đạt được nhiều kết quả khả quan trong lĩnh vực này.
Sau một thời gian thực tập tìm hiểu tại công ty và những kiến thức tích luỹ
được ở nhà trường đã giúp em viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải
pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy” . Em mong muốn
những giải pháp mà em đề xuất dưới đây sẽ giúp công đạt được những kết quả cao hơn
trong hoạt động xuất khẩu.
Kết cấu đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1 : Giới thiệu tổng quan và các hoạt động của Công ty TNHH Nhật Huy
Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy
Chương 3 : Giải pháp thuc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy
trong thời gian tới
Có được nội dung và sự thành công của bản báo cáo chuyên đề thực tập này, em xin
chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty và cô
giáo hướng dẫn Thạc sĩ Lương Thu Hà trong quá trình em thực tập và hoàn thành đề tài
này. Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên
bản Báo cáo chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính
mong được sự giúp góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để em có điều kiện hoàn
thiện hơn nữa kiến thức của mình.
Chương 1 : Giới thiệu tổng quan và các hoạt động của Công ty TNHH Nhật Huy
1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Nhật huy
1.1.1.Các thông tin cơ bản về Công ty TNHH Nhật Huy
Tên đăng ký: Công ty trách nhiệm hữu hạn NHẬT HUY
Tên tiếng anh: NHAT HUY MARBLE & MINERAL CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 169A, ngõ 189 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ giao dịch:Tầng 8, tòa nhà CDS, Số 33/61 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: (04) 36367500 – (04) 36367457 – (04) 36367840
Fax: (04) 36367456 – (04) 36367956
Email: -
Website: -
Đại diện pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Chân Chính
Chức danh : Giám đốc
Số CMND : 012992569 (cấp tại Công an Hà Nội)
Chỗ ở hiện tại: Phòng 307, nhà B, ngõ 88, khu tập thể Hồ Quỳnh, đường Võ Thị Sáu,
phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Biểu tượng công ty:
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Nhật Huy đựợc thành lập lần đầu vào ngày 03/08/2004 theo số
0102013493 và được đăng ký thay đổi lần thứ 5 số 0101519289 ngày 13/09/2010 của Sở
Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội.Công ty gồm hai thành viên góp vốn:
Số
TT
Tên thành viên Nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú
Giá trị phần
góp vốn
(VNĐ)
Tỷ lệ
(%)
Số chứng
minh nhân
dân
Ghi
chú
1 NGUYỄN
CHÂN CHÍNH
P2 nhà 41 Nhà
Dầu, Khâm Thiên,
7.840.000.000 98,0 012992569
Hà Nội
2 PHAN
THANH NAM
45 Võng Thị,
phường Bưởi, Tây
Hồ, Hà Nội
160.000.000 02,0 012074669
1.1.3. Mô hình tổ chức quản trị
Bảng 4: Sơ đồ tổ chức công ty
1.1.4. Các phòng ban
1.1.4.1.Chức năng của các phòng ban
Giám Đốc
Phòng
Nhân Sự
Phòng
Kế Toán
Phó Giám Đốc
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
quản trị
mạng
Giám đốc và Phó Giám đốc:
Điều hành mọi hoạt động: xây dựng, tổ chức, điều hành toàn bộ các hoạt động
triển khai các hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời Giám đốc và Phó Giám đốc
sẽ có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển, tăng trưởng của Công ty. Bên
cạnh đó Phó Giám đốc của công ty có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành mọi công việc,
cũng như thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi Giám đốc không có ở cơ quan.
Phòng Nhân sự:
Lao động là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững và tồn tại của mỗi
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Vì vậy việc quản lý và sử dụng
sao cho hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực đã và đang được các doanh nghiệp đặc
biệt quan tâm. Để làm tốt điều đó doanh nghiệp cần phải xây dựng và thiết lập một
bộ phận có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, xác định nhằm thực hiện tốt nhất công
tác đào tạo và phát triển, quản lý nguồn lao động; bộ phận đó chính là phòng nhân
sự. Phòng nhân sự là bộ phận khá được coi trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty
tổ chức và quản lý nhân sự trong công ty, các công tác sắp xếp vị trí nhân sự, lịch
làm việc của từng nhân viên, đảm bảo mọi người làm việc một cách hiệu quả và
đem lại lợi ích cao nhất cho công ty.
Bên cạnh đó phòng nhân sự còn có nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trong công tác
tuyển dụng nhân sự mới, đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng năng lực, đúng vị
trí với các yêu cầu được đề ra khi công ty có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới. Xây
dựng chính sách và chế độ về lương bổng, phụ cấp, khen thưởng cho người lao
động trong công ty. Phối hợp với bộ phận Kế toán công ty trong công tác thực thi và
quản trị lương bổng, phụ cấp, khen thưởng nhằm bảo đảm các quyền lợi và chế độ
cho cán bộ nhân viên công ty.
Trực tiếp thực hiện và bảo đảm các quyền lợi, và chế độ về: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội, hưu trí, ốm đau, nghỉ thai sản, nghỉ mát, nghỉ phép, nghỉ ốm cho người lao động
trong công ty
Phòng Kế toán:
Phòng tài chính kế toán là một trong những phòng quan trọng của công ty.
Chức năng lưu trữ những sổ sách liên quan tới hoạt động tài chính của công ty ,
những báo cáo của công tác kế toán được phòng kế toán đảm nhiệm. Bên cạnh đó, phòng
tài chính kế toán còn có một số nhiệm vụ cơ bản như: Tổ chức thực hiện toàn bộ các công
tác kế toán, lập báo cáo các hoạt động và kế hoạch tài chính, tham mưu về giá cả ,
phương thức thanh toán trong việc kí kết các hợp đồng, ban hành biểu mẫu thống kê kế
toán, tổ chức phân tích các chỉ tiêu , chi phí thanh toán , lợi nhuận, tiền lương của nhân
viên, đôn đốc , kiểm tra việc thực hiện quy chế tài chính của công ty và hướng dẫn thành
viên thực hiện quy chế , và tổ chức công tác kiểm toán của công ty.
Phòng Kinh doanh được chia làm 2 phòng nhỏ là phòng đá và phòng khoáng sản,
2phòng có chức năng là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu nhập những sản phẩm của công
ty, báo giá sản phẩm cho khách và hướng dẫn khách đi thăm các mỏ sản xuất đá quặng ở
các nhà máy sau đó đàm phán ký hợp động với khách hàng, chịu trách nhiệm giải quyết
các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình giao dịch với khách hàng. Phòng kinh doanh
với nhiệm vụ tạo ra doanh thu, đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa cho công ty vì vậy
công việc tại phòng kinh doanh đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải có kinh nghiệm tối
thiểu ít nhất là 1 năm kinh nghiệm và có khả năng nghe nói tiếng Anh tốt
Phòng Quản trị mạng
Hệ thống website là một trong những cách tiếp cận của công ty tới khách hàng, do đó
phòng quản trị giữ một vai trò khá quan trọng trong công ty. Để đảm nhiệm trọng trách
đó, phòng quản trị mạng có một số nhiệm vụ cơ bản như: Quản lý hệ thống mạng trong
công ty giúp nhân viên có thể truy cập một cách tốt nhất, đăng thông tin và hình ảnh của
sản phẩm lên website của công ty giúp khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm
một cách chi tiết và cụ thể nhất
Thuận lợi của cơ cấu tổ chức công ty TNHH Nhật Huy là cho phép các nhà quản lý phân
bổ nguồn lực và nhiệm vụ một cách hợp lý và dễ dàng cho các bộ phận tạo ra chuyên
môn hóa để nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Quy trách
nhiệm cho từng bộ phận để đề cao trách nhiệm trong các hoạt động, tạo ra môi trường và
khả năng phát triển nhân lực tốt cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
1.1.4.2. Nguồn nhân lực
Công ty Nhật Huy trong những năm qua đã thu hút được rất nhiều nhân viên giỏi
có kinh nghiệm trong nghề, lãnh đạo công ty luôn tạo môi trường làm việc thuận lợi cho
nguời lao động làm việc để nhân viên phát huy năng lực cá nhân của mình. Chính vì vậy
nguồn nhân lực của doanh nghiệp tương đối chất lượng.Theo thống kê của phòng nhân
sự, tính hình nguồn nhân lực của công ty được thể hiện ở bảng dưới đây:
Nguồn lực chính của công ty
STT Họ tên Nơi đào tạo Trình độ Năm công tác
1 Nguyễn Huy
Đức
ĐH Bách Khoa KS 5
2 Trần Xuân
Trường
ĐH Bách Khoa KS 2
3 Phạm Hải Anh ĐH Kinh Tế
Quốc Dân
Cử nhân 2
4 Phạm Thị Thu
Hường
ĐH Luật Cử nhân 2
5 Nguyễn Thị
Giang
ĐH Thương
Mại
Cử nhân 3
6 Trịnh Kim Thư ĐH Ngoại
Thương
Cử nhân 1
7 Nguyễn Thị Sa
My
CĐ Du lịch 2
8 Nguyễn Hải Hà Học Viện Ngân
Hang
Cử nhân 2
9 TRần Thu
Hương
ĐH Nông
Nghiệp
Cử nhân 3
10 Mai Thu Hương CĐ Hải Quan 2
11 Bùi Đức Dương ĐH Luật Cử nhân 1
12 Lê Hoàng Sinh ĐH Kinh Tế
Quốc Dân
Cử nhân 2
13 Lê Thị Dạ Thảo ĐH Kinh Tế Tp
Hồ Chí Minh
Cử nhân 2
14 Nguyễn Văn
Long
ĐH Giao Thông
Vận Tải
KS 2
15 Nguyễn Văn
Hoàn
ĐH Xây Dựng KS 3
16 Vũ Thị Nga Học Viện Tài
Chính-Kế Toán
Cử nhân 2
17 Cao Thị
Nguyên
ĐH Kinh Tế
Quốc Dân
Cử nhân 2
18 Dương Thị
Thắm
ĐH Ngoại
Thương
Cử nhân 2
19 Cao Thị Huyền
Trang
ĐH Kinh Tế
Quốc Dân
Cử nhân 3
1.2 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhật Huy
1.2.1 Giới thiệu các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
1.2.1.1. Theo đăng kí kinh doanh
○ Khai thác, buôn bán quặng và các loại khoáng sản (trừ khoáng sản Nhà nước cấm)
○ Sản xuất, in ấn và buôn bán các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm (theo quy định của
pháp luật hiện hành)
○ Buôn bán các sản phẩm dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ
○ Buôn bán vật liệu xây dựng
○ Kinh doanh các loại chè, cafe và nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar)
○ Kinh doanh các loại hóa chất (trừ các loại hóa chất Nhà nước cấm)
○ Tư vấn đấu thầu, lập dự án mời thầu, quản lý dự án, tư vấn đầu tư (không bao gồm tư
vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, chứng khoán) và xây dựng
(không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)
○ Sản xuất và buôn bán các loại bánh kẹo, nông, lâm, thủy sản (trừ loại lâm sản Nhà
nước cấm)
○ Buôn bán các loại thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc công, nông, ngư nghiệp, máy
xây dựng
○ Buôn bán đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình, đồ văn phòng phẩm
○ Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
○ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ (Không bao gồm kinh doanh quán
Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường)
○ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
○ Quảng cáo thương mại
○ Môi giới thương mại
○ Xúc tiến thương mại
○ Sản xuất, mua bán các nguyên phụ liệu và các sản phẩm từ nhựa
○ Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
1.2.1.2.Hoạt động hiện nay
Thực tế công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các loại quặng và khoáng sản
được Nhà nước cho phép; thi công một số công trình dân dụng, công nghiệp; tư vấn thiết
kế công trình xây dựng
1.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất của công ty từ năm 2007 đến năm 2010
1.2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh sau 4 năm hoạt động (Đơn vị:triệu đồng)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng doanh thu 27.421 51.353 68.638 102.006
Thu từ hoạt động KDBH 21.937 41.082 54.910 81.605
Thu từ hoạt động đầu tư 4.113 7.703 10.296 15.301
Doanh thu khác 1.371 2.568 3.432 5.100
Tổng chi phí 20.566 38.515 51.478 76.505
Chi hoạt động KDBH 17.069,78 31.967,45 42.726,74 63.499,15
Chi hoạt động đầu tư 1.439,62 2.696,05 3.603,46 5.355,35
Chi quản lý 2.056,6 3.851,5 5.147,8 7.650,5
Lợi nhuận trước thuế 6.855 12.838 17.160 25.502
Lợi nhuận sau thuế 5.141,25 9.628,5 12.870 19.126,5
( Nguồn: Phòng Kế Toán)
1.2.2.2 Một số chỉ tiêu khác
Bảng 2:Biểu đồ doanh thu từ năm 2007 đến năm 2010
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng doanh thu ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng doanh
thu các năm sau cao hơn các năm trước,năm 2008 tăng 187% so với năm 2007,năm 2009
tăng 133,66% so với năm 2008 và năm 2010 tốc độ tăng trưởng là 148,61%
Bảng 3:Biểu đồ lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần theo các năm, đây là một kết quả đáng
mừng cho doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn trên đà phát triển và hoạt
động đầu tư của doanh ngiệp đã hiệu quả hơn và có khả năng sẽ phát triển mạnh hơn nữa
trong tương lai. Doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy kết quả này để ngày một tạo dựng
nên một hình ảnh Nhật Huy Group uy tín, phát triển đối với các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành kinh doanh cũng phải quan tâm đến thù lao
cho người lao động. Công ty Nhật Huy cũng không là ngoại lệ trong số đó. Thu nhập của
các nhân viên được cải thiện thường xuyên phù hợp với sự biến động của thị trường giá
cả. Hiện tại mức thu nhập của các thành viên trong công ty là nằm trong khoảng trung
bình của ngành. Để kích thích nhân viên làm việc có hiệu quả hơn công ty đưa ra mức
thưởng theo doanh số làm việc, làm nhiều lương sẽ nhiều,làm ít hiệu quả kém thì không
có thêm khoản thưởng Ban quản trị: lợi tức chia theo tỉ lệ vốn góp (phụ thuộc vào doanh
thu).
Trưởng phòng:
• Phòng Kế toán: 3-4triệu VND / tháng
• Phòng nhân sự:4-5 triệu VND/ tháng
• Phòng kinh doanh: lương chính 5-6triệu VND/ tháng và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố về kết quả hoạt động kinh doanh của phòng.
Nhân viên phòng quản trị mạng:3 - 4 triệu VND/ tháng
Bên cạnh mức thu nhập được trả hàng tháng , vào những ngày lễ nghỉ tết, nghỉ quốc
khánh công ty thường trích một khoản tiền từ hiệu quả hoạt động kinh doanh để thưởng
cho nhân viên. Không chỉ vậy công ty hàng năm có tổ chức cho toàn bộ cán bộ công nhân
viên di du lịch hằng năm.
Chương 2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy
2.1 Phân tích hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy
2.1.1 Tình hình xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua
Đối với Công ty TNHH Nhật Huy, hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan
trọng nhất của Công ty. Doanh thu xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn, từ 90-895% tổng
doanh thu hàng năm
Bảng 4.Tình hình kim ngạch xuất khẩu qua các năm 2007-2010
Đơn vị :triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010
Tổng KNXK 27.421 51.353 68.638 102.006
(Nguồn : Phòng Kế Toán)
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu các năm ta có thể thấy được KNXK của Công ty tăng dần
theo các năm tiếp theo. Để có thấy rõ tình hình xuất khẩu của Công ty chúng ta phải đi
vào phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm qua theo các
tiêu thức sau :
2.1.1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì thị trường là vấn đề quan tâm hàng đầu của liên
quan tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh xuất
khẩu cũng như các hoạt động khác. Vì vậy, Công ty phải biết lựa chọn, đánh giá và
phân tích những thị trường có triển vọng nhất để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù
hợp.
Bảng 5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: Triệu đồng
TTXK 2007 2008 2009 2010
GT
%
GT
%
GT % GT %
Châu Âu 2742,1 10 6675,89 13 10295,7 15 9180,54 9
Châu Á 5484,2 20 12838,25 25 15100,36 22 18361,08 18
Arab Saudi 12339,45 45 24135,49 47 26768,82 39 46922,76 46
Venezuala 6855,25 25 7702,95 15 16473,12 24 27541,62 27
(Nguồn : Phòng Kế Toán)
• Thị trường Châu Âu là thị trường chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong năm thị trường mà
Công ty hướng tới. Ở thị trường này Công ty chủ yếu là xuất khẩu đá sang Tây Ban Nha,
Pháp, Ba Lan…Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 2742,1 triệu đồng chiếm
tỉ trọng là 10%, đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 6675,89 triệu đồng chiếm tỉ
trọng 13%, đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục tăng lên 10295,7 triệu đồng
tức là chiếm 15% và cho đến năm 2011 con số này lại giảm rõ rệt xuống còn 9180,54
triệu đồng chiếm tỉ trọng 9%. Thị trường Châu Âu là một trong những thị trường khó
tính , đòi hỏi chất lượng luôn phải đạt theo tiêu chuẩn khắt khe, chính vì thế việc xuất
khẩu sang thị trường này luôn vấp phải sự cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn khác
đặc biệt như Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam…
• Kim ngạch xuất khẩu vào trị trường Châu Á năm 2007 là 5484,2 triệu đồng chiếm tỉ
trọng 20%, sang năm 2008 kim ngạch tăng mạnh lên 12838,25 triệu đồng tỉ trọng 25%,
đến năm 2009 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này giảm xuống còn 15100,36 tỉ trọng
22% và sang đến năm 2010 kim ngạch lại giảm chỉ còn 18361,08 triệu đồng chiếm tỉ
trọng còn 18%.
*Arab Saudi là thị trường lớn nhất của Công ty và cũng là thị trường tiềm năng
xuất khẩu bột Barit của Việt Nam. Công ty đã thiết lập và duy trì mối quan hệ làm
ăn với các khách hàng Arab Saudi trong một thời gian dài, từ năm 2004 cho tới
nay và trở thành bạn hàng truyền thống của Công ty. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này luôn chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng 40-45%. Năm 2007 kim
ngạch xuất khẩu là 12339,45 triệu đồng tỉ trọng 45% , tiếp theo đến năm 2008 kim
ngạch tăng 24135,49 triệu đồng chiếm tỉ trọng 47%, năm 2009 kim ngạch
26768,82 triệu đồng chiếm tỉ trọng 39% và sang năm 2010 kim ngạch xuất khẩu
đạt kỷ lục 46922,76 triệu đồng chiếm tỉ trọng 46%
* Venezuala – đất nước Nam Mỹ có nguồn tài nguyên dầu mỏ vô cùng phong phú
là khách hàng tiềm năng của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này
năm 2007 là 6855,25 triệu đồng tỉ trọng 25% sang đến năm 2008 kim ngạch tăng
lên 7702,95 triệu đồng tỉ trọng 15%, năm 2009 kim ngạch tăng vụt lên 16473,12
triệu đồng tỉ trọng 24% và tăng mạnh lên đến 27541,62 triệu đồng năm 2010
chiếm tỉ trọng 27%
2.1.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng
Bảng 6 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2007-2010
Đơn vị : Triệu đồng
SPXK Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
GT % GT % GT % GT %
Đá 9597,35 35 19514,14 38 28827,96 42 30601,8 30
Bột vôi 6855,25 25 11297,66 22 13727,6 20 20401,2 20
Bột quặng
Barite
10968,4 40 20541,2 40 26082,44 38 51003 50
(Nguồn : Phòng kế toán)
Qua một vài con số thống kê trên, ta có thể thấy rằng trong số các mặt hàng
xuất khẩu thì mặt hàng bột quặng Barite luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim
ngạch xuất khẩu, chứng tỏ đây là mặt hàng có ưu thế và có vị trí rất quan trọng đối với
Công ty vì mặt hàng này chủ yếu là phục vụ cho việc khoan dầu mỏ cung cấp cho các thị
trường là những nước có nguồn dầu mỏ dồi dào như Arab Saudi, Venezuala Tiếp theo là
mặt hàng đá, chủ yếu là đá màu (đá Granite, đá Marble) xuất sang các thị trường Châu
Âu, Châu Á và một số nước phục vụ cho việc lát nền, cầu thang…Bột vôi dùng trong
ngành sinh học cũng là mặt hàng chủ đạo của Công ty tỉ trọng trong các năm không thay
đổi nhiều .
2.1.1.3 Phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu
Công ty Nhật Huy tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài theo hình thức xuất khẩu
trực tiếp cho khách hàng. Với hình thức này doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng do đó sẽ hiểu rõ ràng như cầu của khách hàng từ đó sản phẩm doanh nghiệp
cung cấp sẽ thỏa mãn khách hàng hơn, hơn thế nữa doanh nghiệp có thể tiến hành thương
lượng với khách hàng dễ dàng hơn, vì thế kim ngạch xuất khẩu của Công ty thu được rất
cao
2.1.2 Chính sách giá xuất khẩu của Công ty
Giá cả có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị
trường xuất khẩu. Hiện nay chính sách giá xuất khẩu mà Công ty TNHH Nhật
Huy đang áp dụng là chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường. Mặt khác
Công ty xuất khẩu theo điều kiện CIF( tiền hàng + bảo hiểm+ cước phí đường
biển) vì mặt hàng Công ty xuất khẩu theo số lượng lớn để tránh rủi ro cho cả bên
bán và bên mua
2.1.3 Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của Công ty
Kênh phân phối của Công ty được xây dưng theo mô hình sau :
Công ty TNHH
Nhật Huy
Người mua
Công ty sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp, tìm khách hàng rồi bán hàng trực
tiếp hoặc qua giới thiệu từ những bạn hàng khác để khách hàng tự tìm đến Công ty
2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Huy
2.2.1 Những thành tựu Công ty đã đạt được
Với hơn 7 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành xuất khẩu khoáng sản cho đến
nay thương hiệu Nhật Huy Group đã tạo dựng được uy tín với những bạn hàng
khó tính trên thị trường quốc tế cả về số lượng, chất lượng cũng như giá cả phù
hợp.Nhờ có đội ngũ nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm trong nghề đã mang về
cho Công ty những hợp đồng giá trị lớn, thu được một lượng lớn ngoại hối, phải
kể đến một số khách hàng quen thuộc như Saudi Aramco (Arab Saudi), Sumitomo
(Nhật Bản), Baker Hughes (Malaysia), Esvenca (Venezuala)….
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về số lượng đá khoáng sản
ngoài việc Công ty mua từ các nhà máy khác thì hiện nay Công ty đã đầu tư xây
dựng một nhà máy khai thác đá tại khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ
2.2.2 Những khó khăn tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi tạo điều kiện cho Công ty hoạt động kinh doanh xuất
khẩu, tiền đề cơ bản để Công ty có thể thâm nhập và phát triển thị trường mới thì
Công ty cũng gặp nhiều khó khăn hạn khác
2.2.2.1 Công tác marketing chưa hoàn thiện
Hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng chỉ đứng ở vị trí thứ yếu, Công ty không
có các chương trình khuyến mại, hoạt động quảng cáo trên báo và tạp chí chỉ xuất
hiện trong một thời gian ngắn chưa đủ để tạo ra ấn tượng về sản phẩm của Công ty
cho khách hàng. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm tại
nước ngoài một năm khoảng từ 1-2 lần vì kinh phí còn ít nên tham gia chưa được
nhiều, do đó hạn chế rất nhiều đến khả năng thu thập thông tin về thị trường
2.2.2.2 Vốn kinh doanh thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả
Ở nước ta, tình trạng thiếu vốn kinh doanh đã trở nên phổ biến ở các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, đó là gánh nặng đè lên vai các nhà
quản lý doanh ngiệp. Công ty TNHH Nhật Huy chỉ là một doanh nghiệp tư nhân
nên vấn đề thiếu vốn càng khó khăn hơn, việc vay vốn Ngân hàng hiện nay thật sự
là một “gánh nặng” lớn với các doanh nghiệp vì mức lãi vay phải trả không thấp
hơn 19-20% /năm. Với mức lãi vay như vậy doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong
việc mua hàng cũng như đầu tư đổi mới thiết bị cho nhà máy sản xuất.
2.2.2.3 Giá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh
Trước đây khi Công ty chưa xây dựng nhà máy đá tại Việt Trì thì doanh nghiệp
vẫn phải đi mua hàng từ những nhà máy khác để xuất khẩu do đó giá bán không
cạnh tranh được so với nhiều nhà máy lớn. Hiện nay ngoài các đối thủ trong nước
Công ty lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay găt của các đối thủ lớn như Trung
Quốc nên việc đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Phía người
mua cũng gây sức ép buộc Công ty phải giảm giá ảnh hưởng tới hoạt động xuất
khẩu của Công ty
2.2.2.4 Vấn đề thương hiệu của Công ty chưa được coi trọng
Ngày nay thương hiệu trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp đặc biệt là
các doanh nghiệp xuất khẩu. Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề nhức
nhối, là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Vì vậy vấn đề này xét thấy không phải chỉ là
hạn chế của riêng Công ty TNHH Nhật Huy mà đó là tình trạng chung của các
doang nghiệp Việt Nam. Ngoài việc xuất khẩu hàng hóa Công ty nên tập trung tạo
hình ảnh thương hiệu nhiều hơn nữa trong mắt các bạn hàng quốc tế
2.2.2.5 Đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm chuyên môn
Để có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì
yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Công ty có đội ngũ nhân viên kinh
doanh trẻ năng động, hiểu biết nên việc tìm kiếm thị trường được đánh giá khả
quan, nhưng lại đội ngũ nhân viên chứng từ liên quan đến việc kê khai hải quan
cũng như mở L/C lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên vẫn còn gặp một số khó khăn
liên quan đến việc xuất hàng hóa. Trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung đào tạo
và tuyển mộ thêm đội ngũ nhân viên trong lĩnh vực này
2.3 Nguyên nhân của các tồn tại
Trước tình hình tự do hóa thương mại như hiện nay, những khó khăn mà Công ty
đang gặp phải cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp xuất khẩu khác trong
nước. Những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của
Công ty có thể thấy qua các điểm sau:
- Công ty chưa chú trọng đầu tư vào công tác marketing, chưa có bộ phận
chuyên nghiên cứu thị trường mà Công ty xuất khẩu sang
- Công ty gặp khó khăn từ phía nhà cung cấp khiến Công ty không đáp ứng đủ
nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường lớn
- Trình độ đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
Nếu Công ty giải quyết tốt những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của
mình ,Công ty có thể đứng vững và mở rộng xuất khẩu trên thị trường quốc tế
trước sức ép cạnh tranh gay gắt như hiện nay
Chương 3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật
Huy trong thời gian tới
3.1 Định hướng phát triển của ngành khoáng sản
Mặc dù còn kém phát triển nhưng ngành công nghiệp khoáng sản của Việt
Nam đã đóng góp một nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Ngày 23 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điều tra
cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng phát triển
đến năm 2020, theo đó, ngành khoáng sản vẫn được ưu tiên phát triển và cho
đến năm 2020 Việt Nam sẽ “tiến hành điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên
khoáng…trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được
Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt
động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản”
Phát triển ngành khoáng sản hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích phát triển, nhất
là tại những vùng có địa thế khó khăn và thiếu cơ sở hạ tầng. Đây là ngành có
khả năng làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của người dân địa phương và người
dân tộc thiểu số. Nhưng nếu không được quản lý tốt, những tác động thay đổi
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh, đến sức khỏe
của cư dân, văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số và văn hóa truyền
thống tại những nơi có khoáng sản…
3.2 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH Nhật Huy giai đoạn 2011-
2015
Căn cứ vào xu hướng phát triển chung của toàn ngành, dựa vào nội và ngoại
lực Công ty đã đề ra cho mình một hướng đi mới là mở ra hình thức sản xuất-
thương mại chứ không còn là hình thức doanh nghiệp thương mại nữa.Trước
mắt Công ty sắp hoàn thành xây dựng xong nhà máy đá Quartz tại khu Công
nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ.Trong năm 2011 kế hoạch sản xuất của
nhà máy đá Quartz :
- Khai thác và chế biến 5000 tấn đá quartz nguyên liệu/tháng
- Lắp đặt máy móc (T6/2011)
- Chạy thử (T7/2011)
- Sản xuất hàng loạt (từ T10/2011)
Tiếp đó Công ty tập trung vào chiến lược Marketing trong các năm tiếp theo
đến năm 2015:
- Xây dựng hệ thống khách hàng tại Úc, EU và Bắc Mỹ
- Thiết lập danh sách 5000 khách hàng tiềm năng
- Lập ra một website riêng của nhà máy
- Quảng bá sản phẩm trên và các website B2B
- Xây dựng hệ thống các nhà cung cấp vật tư
- Triển khai việc xuất khẩu quặng thạch anh sang thị trường Nhật và Hàn Quốc
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất để có thêm nguồn hàng
phong phú hơn phục vụ cho việc xuất khẩu
3.3 Một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty
TNHH Nhật Huy
Trong bối cảnh hiện nay, một công ty muốn tồn tại và phát triển trong môi
trường cạnh tranh gay gắt là điều không phải dễ, song cũng không hoàn toàn là
quá khó nếu như công ty đề ra được mục tiêu và có hướng đi thích hợp trong
từng giai đoạn.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu và những khó khăn tồn tại
của Công ty TNHH Nhật Huy hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới như sau:
3.3.1 Tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Vấn đề chiếm lĩnh thị trường để làm chủ, chi phối thị trường là điều kiện
bắt buộc trong ý chí và hàng động của mọi doanh nghiệp. Có thị trường sẽ có tất
cả, không có thị trường tiêu thụ thì tất cả số tài sản đang có chỉ là con số không
tròn trĩnh. Ngược lại, một doanh nghiệp số lượng hàng hoá không nhiều, đã coi
thị trường tiêu thụ ban đầu và với ý chí quyết tâm chiếm lĩnh một thị trường
rộng lớn thì doanh nghiệp đó có nhiều triển vọng.Nghiên cứu thị trường là một
việc làm hết sức cần thiết đối với bất kỳ một công ty kinh doanh nào đặc biệt
đối với công ty kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường
của Công ty TNHH Nhật Huy vẫn còn yếu. Với số lượng nhân viên ít chỉ tập
trung vào tìm kiếm khách hàng chứ không chú trọng công tác nghiên cứu thị
trường.
Trong những năm tới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Công ty cần có sự
quan tâm đúng đắn cho công tác này bằng các biện pháp cụ thể sau:
- Thành lập riêng một phòng ban chuyên nghiên cứu thị trường, còn gọi là
phòng Marketing. Các nhân viên cán bộ trong phòng này phải là những người
có năng lực, thành thạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm hiểu biết về thị trường quốc
tế. Bên cạnh đó Công ty phải tiến hành tuyển dụng thêm nhân viên và trang bị
cho họ những kiến thức hiểu biết về thị trường, sản phẩm và đối thủ cạnh tranh
của Công ty.
- Đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu thị trường bằng cách hàng năm
Công ty trích một phần lợi nhuận để đầu tư cho hoạt động này. Đồng thời tổ
chức tạo điều kiện cho nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thị trường
nước ngoài, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản
phẩm của Công ty, đồng thời đó cũng là dịp để Công ty có thể trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng, bám sát nhu cầu của khách hàng
3.3.2 Hoàn thiện kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường truyền thống, mở
rộng sang thị trường mới
Thị trường xuất khẩu truyền thống của Công ty là Arab Saudi, bằng những nỗ
lực và cố gắng không ngừng phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng, Công ty đã
dần chiếm lĩnh được thị trường Arab Saudi, thị phần ngày càng tăng lên. Trong
kế hoạch phát triển, Công ty luôn xác định rõ Arab Saudi là thị trường xuất
khẩu truyền thống chủ lực của Công ty.
Hình thức kênh phân phối của doanh nghiệp chủ yếu là hình thức trực tiếp. Với hình
thức này doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do đó sẽ hiểu rõ ràng như
cầu của khách hàng từ đó sản phẩm doanh nghiệp cung cấp sẽ thỏa mãn khách hàng hơn,
hơn thế nữa doanh nghiệp có thể tiến hành thương lượng với khách hàng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên với hình thức này doanh nghiệp phải tốn kém nhiều công sức để tìm kiếm
khách hàng và thuyết phục khách hàng đối với khách hàng lần đầu tiên doanh nghiệp tiếp
xúc.Trong thời gian tới, bên cạnh việc xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng, Công ty cần
lập kế hoạch đầu tư, thành lập một số nhà phân phối trên những thị trường tiềm năng của
Công ty. Đồng thời tích cực tìm kiếm mở rộng quan hệ bán hàng xuất khẩu với các nhà
bán lẻ khác. Bên cạnh thị trường truyền thống Arab Saudi, Công ty cần có sự đầu tư
nghiên cứu, bằng các chiến dịch quảng cáo, khuếch trương giới thiệu sản phẩm để thâm
nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác. Dự định trong
thời gian tới là tìm cách thâm nhập thị trường tại Úc, EU và Bắc Mỹ. Để thực hiện mở
rộng sang các thị trường này thì các công việc Công ty cần phải làm:
- Đầu tư chiều sâu cho công tác nghiên cứu thị trường
- Xúc tiến quảng cáo trên các trang web nổi tiếng
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trên thị trường Úc, Bắc Mỹ
- Không ngừng đầu tư thiết bị máy móc cho nhà máy để nâng cao sản lượng khai
thác và chế biến khoáng sản thô
3.3.3 Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
Đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói
riêng thì biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh,
nâng cao lợi nhuận là một công việc tất yếu.Hiện nay Công ty đang phải cạnh
tranh gay gắt với nhiều đối thủ trong và ngoài nước.Trước khi nhà máy tại Phú
Thọ hoàn thành thì Công ty đang gặp khó khăn khi nhiều nhà máy không có ý
định bán hàng cho công ty nữa mà chuyển sang hình thức sản xuất-thương mại
nên ép giá bán cao cho Công ty. Trong khi đó đối thủ cạnh tranh Trung Quốc
luôn chào bán với giá rất hấp dẫn chính vì thế Công ty phải cố gắng hàn thành
xây dựng nhà máy trong thời gian sớm nhất để có thể chủ động hơn trong các
hợp đồng lớn với những khách hàng tiềm năng.
Nhật Huy là một Công ty kinh doanh thương mại xuất khẩu nhiều mặt hàng,
tuy nhiên Công ty nên xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm phù hợp
với thị trường quốc tế, từ đó khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm chiến lược,
tăng mức doanh thu nhờ vào lợi thế đó
3.3.4 Đào tạo nhân lực, tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý
Bên cạnh việc định hướng củng cố thị trường hiện hữu và kế hoạch phát triển thị
trường mới, công ty còn có định hướng sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Do công ty hoạt động
trong lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ , kinh nghiệm và khả năng nắm bắt công
việc , xu hướng thị trường tốt.Nhận thức được điều đó,Nhật Huy luôn tạo điều kiện cho
cán bộ công nhân viên tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.Đồng
thời, việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với hoạt động kinh doanh là điều luôn
được chú trọng trong công tác bố trí và điều động cán bộ công nhân viên công ty.
Nhật Huy luôn chú trọng vào nguồn nhân lực của công ty và coi đó là tài sản
quý giá nhất mang lại thành công cho công ty.Việc xây dựng chính sách tốt để
phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Trong những năm tới đây, Công ty phải đặt ra mục tiêu đào tạo cán bộ chuẩn :
- Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngoài nước về mặt hàng khoáng
sản này.
- Có kiến thức về luật pháp, tập quán kinh doanh quốc tế.
- Giỏi về ngoại ngữ.
- Biết cách đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác, biết tính toán đến lợi ích của
doanh nghiệp và cả lợi ích chung của nền kinh tế.
3.4 Một số kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với nhà nước
Trong những năm trước mắt cần hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi và có
chính sách khuyến khích hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho các doanh nghiệp phát
triển, ưu tiên cho những doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cụ thể :
- Mở rộng hoạt động của thị trường vốn để làm phong phú và nâng cao tiềm lực
tham gia thị trường vốn. Trong đó hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường
chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn. Tạo điều kiện
thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư thông qua kênh tín
dụng ưu đãi của Nhà nước và Nhà nước gián tiếp hỗ trợ doanh nghiệp thông
qua hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với dự án đầu tư có hiệu quả
- Nhà nước nên có chính sách tỷ giá thích hợp : tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ
giá hối đoái là hai nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy
mạnh xuất khẩu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp xuất khẩu
- Giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bằng cách cung cấp các thông
tin về thị trường, về giá cả, về sự biến động của thị trường, về cung cầu,
marketing….thường xuyên tuyên truyền về luật kinh doanh, luật thương mại và
những quyết định thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế để các doanh nghiệp
tránh được rủi ro đáng tiếc xảy ra.
- Cần tạo điều kiện thêm cho các công ty kinh doanh thương mại tham gia xuất
khẩu, không chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp, cơ sở có mỏ mới được tham
gia xuất khẩu khoáng sản.
- Thực hiện qui trình cải cách thuế bước 2, công khai lịch trình cắt giảm thuế và
hàng rào phi thuế quan tạo động lực mới cho các doanh nghiệp phát triển, có
khuyến khích các doanh ngiệp làm hàng xuất khẩu
3.4.2 Kiến nghị với công ty
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
gay gắt, đó vừa là cơ hội cho Nhật Huy vươn lên khẳng định mình song cũng là một
thách thức lớn khi mà ngày càng nhiều các doanh nghiệ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
của doanh nghiêp. Đối với Nhật Huy công ty nên khai thác thế mạnh của mình năng cao
vị thế cạnh tranh, đầu tư nhiều hơn đến việc đầu tư quảng bá thương hiệu, hình ảnh của
doanh nghiệp; bên cạnh đó không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại cho nhà máy để
nâng cao năng suất.