Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Gv: Lê Uy Phong- Tạo kho lưu trữ, chia sẻ qua Website cánhân nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng dạy-học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.35 MB, 42 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lí luận
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và
đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh
tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu
chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia
đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin ( CNTT) để phát triển và hội nhập.
Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm
nhìn và hành động" (từ ngày 5-9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã
đưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát triển:

Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động
Máy tính- máy
chi uế
Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng

Qua thực tế đã cho thấy: Việt Nam đang dần chuyển dịch từ mô hình
truyền thống sang mô hình thông tin.
Chương trình hoạt động của Asia and the Parcific Programme of
Educationnal Innovation for Development (APEID) của UNESCO chuẩn bị
cho giai đoạn 2002 - 2007 đó nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng ICT
(Information and Communication Technologies for Educational Innovations)
để đối mới giáo dục. Như vậy việc sử dụng ICT hỗ trợ quá trình dạy học góp
phần đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi
toàn thế giới. Trong điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông Việt Nam
hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính


1
cá nhân cùng các thiết bị ghép nối như máy vi tính, loa, máy chiếu
Projector,
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội
dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới
một “xã hội học tập”. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” ( Trích
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT
về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2001-2005).
2. Cơ sở thực tiễn
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin ( CNTT) nói riêng và Khoa học
công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các
ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ
thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết
phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết
bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và
hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương
pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế của
THCS Lê Ngọc Hân đã chứng minh đều đó có tác dụng nâng cao chất
lượng dạy- học rõ rệt.
Về quan điểm chỉ đạo:
Căn cứ Chỉ thị số 55/2008 ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo
2
Đối với người giáo viên, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy đã nêu

rõ ở mục 5 như sau:
5. Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học
Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương
pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách
hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội
dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi
thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể
học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về
công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là:
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng
điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn
giáo dục trên Website Bộ.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho
giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức
các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học
tập cho người học.
3
- Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện
tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm
thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án
của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của
một số môn học.
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT
phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức
chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp
dụng trong thực tế hàng ngày.
Căn cứ Chỉ thị số 3399 ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo

Đã tiếp tục đề ra những nhiệm vụ về ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại
các mục 1 và 2 như sau:
1.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Tích cực áp dụng hình
thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua mạng Internet. Tăng
cường sử dụng văn bản điện tử trong ngành.
1.7. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là đơn giản hóa các thủ tục
hành chính trong lĩnh vực giáo dục; thống nhất bộ tiêu chí đánh giá nhà trường đáp
ứng đồng thời các yêu cầu về kiểm định chất lượng, xây dựng trường học thân thiện -
học sinh tích cực, trường học đạt chuẩn quốc gia, thanh tra toàn diện nhà trường.
2.1.1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động "Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày
4
07/11/2006 của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận
động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
2.1.3 Xây dựng thư viện câu hỏi kiểm tra, bài tập các môn học để giáo
viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong dạy và học, tự kiểm tra, đánh giá.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và
học.
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ tin học nói chung và phần mềm dạy
học nói riêng vào hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự quan tâm đặc
biệt của ngành giáo dục. Và thực tế đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại
hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng công
nghệ thông tin làm cho giờ dạy trở nên thú vị và hấp dẫn, học sinh hứng thú
và tích cực tham gia hoạt động tìm tòi học hỏi.

II. Mục đích SKKN
Đối với bộ môn Mỹ Thuật, với đặc thù của bộ môn, các đồ dùng trực
quan hầu như rất ít, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều lại
tối màu, khó quan sát và cảm nhận nhất là các phân môn đựơc coi là “khô
khan” như ở phân môn Thường Thức Mỹ Thuật. Vì vậy để khắc phục vấn đề

trên, giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh- đồ dùng dạy học minh họa rất
vất vả mà hiệu quả chưa được cao.
Qua thực tế giảng dạy môn Mỹ Thuật, tôi không khỏi băn khoăn, suy
nghĩ: “Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Mỹ Thuật tốt nhất vừa đáp
ứng được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh; mang đến các em
sự hứng thú khi học, yêu cái đẹp và tìm thấy niềm say mê đối với bộ môn ?”
Những bài giảng soạn thảo trên nền Powerpoint, Violet đã giúp tôi
bước đầu đạt được những mục đích trên.
Bước đầu chập chững làm quen và sử dụng, một loạt các vấn đề khác
lại đặt ra: “Bài soạn giảng này phong phú chưa? Làm thế nào để bài giảng
mình thu hút, phát huy tính tự giác, sáng tạo của học sinh hơn nữa ?”
Câu trả lời theo tôi, ở bộ môn Mỹ thuật, là kết hợp rất nhiều yếu tố;
trong đó hai yếu tố cực kì quan trọng là một bài soạn giảng tốt của giáo viên
5
và phần chuẩn bị tốt của học sinh. Như vậy hoạt động dạy- học sẽ trở nên
ngày một tươi vui, hấp dẫn và mới mẻ hơn. Vấn đề này còn mang lại hiệu quả
rất lớn cho việc nâng cao chất lượng dạy- học bộ môn Mỹ Thuật ở nhà
trường THCS.
Ở giáo viên, muốn có được những Bài giảng tốt, người giáo viên phải
biết hệ thống hóa kiến thức, trang bị nguồn tài nguyên- tư liệu dồi dào. Riêng
học sinh, phải thực hiện quá trình tự học, tự tìm tòi kiến thức trước khi vào
tiết học.
Nắm được sự hữu ích và cần thiết trên, tôi mạnh dạn trình bày những
hiểu biết của bản thân để chia sẻ cùng các đồng nghiệp, vận dụng hiệu quả
hơn các phương tiện hiện đại- CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó
chính là lí do tôi chọn đề tài “ Tạo kho lưu trữ dữ liệu, chia sẻ qua Website
cá nhân nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy”
III. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, đề tài này đang được nghiên cứu và ứng dụng để:
+ Giảng dạy chương trình Mỹ thuật Khối 6- 7- 8- 9

+ Lưu trữ Hồ sơ, sổ sách trong năm học 2010- 2011.
+ Lưu trữ tư liệu và chia sẻ trên mạng Internet, nhẳm giao lưu và
học hỏi kinh nghiệm.
IV. Kế hoạch nghiên cứu
1. Tạo kho lưu trữ trên máy tính cá nhân
2. Xây dựng Website cá nhân
3. Chia sẻ tư liệu.
6
B. NỘI DUNG
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng vấn đề
Trong mục diễn đàn trao đổi của trang Mạng giáo viên sáng tạo ngày
14/ 9/ 2010, vô tình đọc được một bài viết khiến cá nhân tôi phải suy nghĩ
nhiều.
Dưới đây là minh họa nội dung các bài trao đổi:
7

8

( nguồn: />9
Qua các bài trao đổi trên, nội dung chủ yếu là đề cập đến vấn đề “ Quá
nhiều sổ sách hành hạ giáo viên”; theo cá nhân tôi nghĩ thì vấn đề hồ sơ sổ
sách của giáo viên chẳng có gì gọi là “ hành hạ”, là nặng nề cả nếu chúng ta
biết hệ thống hóa và lưu trữ hợp lí. Qua thời gian, mỗi một năm học, người
giáo viên sẽ tự phát triển về trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy nếu
biết tự trang bị và lưu trữ cho mình nguồn tri thức- tư liệu.
Riêng với đặc thù bộ môn Mĩ thuật, hay với tất cả các môn học khác
nói chung; nguồn kiến thức-tư liệu trên mạng Internet là vô cùng vô tận bao
gồm các file ( dữ liệu) hình ảnh, âm thanh, video clips, ảnh động, hoạt hình,
flash Ngoài ra một phương tiện có thể giúp chúng ta tự tạo nên những tư liệu

( hình ảnh, đoạn video clips) cực kì cần thiết, hấp dẫn và gần gũi đó chính là
chiếc máy ảnh kĩ thuật số.
Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học sẽ rút
ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức
của học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính
xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản
cho các em.
III. Giải pháp
1. Tạo kho lưu trữ dữ liệu trên máy tính cá nhân
Dưới đây là minh họa cây thư mục lưu trữ dữ liệu cho bộ môn Mĩ
thuật, bao gồm tất cả những đề mục cần thiết của một giáo viên bộ môn.
Hình ảnh minh họa:
10
11
12
13
( Xem thêm chi tiết trong Đĩa tư liệu đính kèm- DVD)
14
2. Thiết kế và chia sẻ qua Website cá nhân
Hướng dẫn tạo Website miễn phí trên thư viện trực tuyến violet.vn
Để tạo trang web riêng cho cho cá nhân, trước hết quí thầy cô phải đăng ký
làm thành viên, sau đó phải được xác thực các thông tin đăng ký là chính xác.
Bước 1. Đăng ký làm thành viên
Hướng dẫn đăng kí làm thành viên thư viện violet.vn
Để đăng ký làm thành viên của thư viện ViOLET, quí thầy cô thực hiện các
thao tác sau:
• Trước hết, thầy cô truy cập vào trang web violet.vn rồi chọn Đăng kí
thành viên
Xuất hiện bảng đăng kí thành viên như sau
15

Khi bảng đăng kí thành viên xuất hiện, thầy cô sẽ nhập các thông tin cá
nhân theo yêu cầu- lưu ý thông tin phải là thật.

16
• Tên truy nhập. Dùng khi thầy cô đăng nhập vào thư viện. Tên đăng
nhập thầy cô nên chọn sao cho thật dễ nhớ đối với mình. Ví dụ:
phongve
• Tiếp đó là Mật khẩu, mật khẩu sẽ đảm bảo người khác không thể đăng
nhập vào thư viện với tên truy nhập của thầy cô khi không biết mật
khẩu. Mật khẩu phải có ít nhất 6 ký tự và bạn nên đặt sao cho dễ nhớ và
chỉ mình thầy cô mới biết mật khẩu này.
• Để tránh gõ nhầm mật khẩu, thầy cô phải gõ lại mật khẩu 1 lần nữa.
• Thầy cô phải nhớ Tên truy nhập và Mật khẩu để có thể đăng nhập về
sau.
• Tiếp theo, hãy điền đầy đủ Họ và tên có dấu Tiếng việt và chọn Giới
tính.
• Mục địa chỉ Email phải nhập chính xác vì Thư viện sẽ gửi thư xác
nhận thông tin đăng ký cho thầy cô ( Vd:
).
• Sau khi điền các thông tin, thầy cô nhấn vào nút Đăng ký. ( Nếu có
thông báo rằng tên truy nhập này đã được đăng ký, vì vậy thầy cô sẽ
phải chọn một tên khác.Ví dụ: uyphong1981). Nếu có bất kỳ thông báo
lỗi nào khác thì thầy cô cứ làm theo hướng dẫn. Sau đó, nhấn lại nút
Đăng ký.
• Khi xuất hiện thông báo chúc mừng quý vị đã là thành viên của thư
viện có nghĩa là việc đăng ký của thầy cô đã hoàn tất. Thư viện sẽ tự
động gửi thư xác nhận thông tin đăng ký tới hòm thư của thầy cô và
thầy cô chỉ cần mở hòm thư điện tử làm theo hướng dẫn trong thư của
thư viện gửi tới để được xác thực thông tin đăng ký.
Sau khi đã đăng kí thành công, thầy cô đang nhập trở lại:

Tiến hành đăng nhập
Điền tên truy nhâp và mật khẩu đã đăng kí ban đầu ( theo hướng dẫn mũi tên)
17
Xuất hiện hộp thoại “ Đăng nhập thành công, xin chờ 1 chút”, thầy cô chờ vài
giây…
Bước 2. Xác thực thông tin thành viên
Thầy cô vào thẻ Trang cá nhân > Thông tin của tôi
18
Click chuột vào dòng chữ nhấn vào đây ở phía dưới, để hoàn chỉnh
thông tin cá nhân của mình và nhờ xác thực.
* Để được xác thực, thầy cô phải bổ sung tiếp hồ sơ theo yêu cầu của
hộp thoại. Ảnh minh họa:
19
20
Sau khi điền đầy đủ các thông tin, nhấn nút Lưu lại và nhờ xác thực ở
phía dưới.
- Tại cửa sổ Nhờ xác thực, hãy nhờ 2 người cùng đơn vị xác thực cho
cho thầy cô bằng cách nhấn vào nút Nhờ xác thực ở phía bên phải.
(Vd; Click chọn thành viên thứ nhất: lethihan sau đó chọn “Nhờ xác thực”-
Click chọn thành viên thứ hai: damthixuanuyen sau đó chọn “Nhờ xác thực”)
• Trong trường hợp không có ai xác nhận thông tin cho thầy cô, hãy tải
đơn đề nghị xác thực về. (nhấn vào tải file xác thực, sau đó mở file xác
thực để điền thông tin)
• Sau khi đã có file xác thực, thầy cô khai báo theo mẫu, sau đó gửi cho
Ban quản trị mạng theo địa chỉ: đơn đã điền
thông tin kèm theo bản Scan (hoặc chụp ảnh) 2 mặt CMND của mình.
Ban quản trị sẽ xác nhận thông tin cho quí thầy cô.
Khi đã được xác thực, khi vào mục thông tin cá nhân, thầy cô sẽ thấy
thông tin chi tiết là mình đã dươc xác thực.
21

Bước 3. Tạo trang web
Sau khi được xác thực thông tin, thầy cô đăng nhập vào trang
, chọn menu Trang cá nhân -> Tạo trang web cá nhân. Tùy
vào thông tin cá nhân của bạn thuộc đơn vị nào, cấp nào mà mẫu trang riêng
sẽ hiển thị tương ứng cho bạn chọn.
Xuất hiện bảng chức năng như sau:
22
Click chọn vào mục “ Thư viện cho giáo viên THCS”
Sau khi chọn mẫu, địa chỉ truy cập trang web sẽ được tự sinh ra và
không cho phép bạn thay đổi, Như hình minh họa bên dưới là

Tiêu đề trang web thì thầy cô có thể thay đổi tùy ý ( Vd: Website của
Lê Uy Phong).
- Nhấn vào nút Tạo trang riêng để thực hiện.
Quá trình tạo trang web thành công khi thầy cô nhận được thông báo
như dưới đây.
Sau khi tạo xong địa chỉ website, thầy cô có thể truy cập ngay vào trang của
đó bằng cách nhấn vào dòng chữ Chuyển sang trang riêng hoặc mở trình
duyệt web và vào theo địa chỉ đã được cấp.
23
Công việc tiếp theo của chúng ta là tạo giao diện, menu, thư mục,…
cho website của mình.
Bước 4. Quản trị Menu
1. Thiết kế Giao diện
• Thầy cô truy cập và đăng nhập vào trang riêng của mình. Ví dụ tôi truy
cập vào trang: rồi chọn mục Quản trị.
• Tại trang Quản trị mục Giao diện. Thầy cô có thể thay đổi Tiêu đề, đổi
Banner, chọn Hình nền, thêm Thông tin bản quyền

1.1. Đổi Tiêu đề

Thầy cô có thể đổi lại tiêu đề cho thư viện bằng cách nhập Tiêu đề vào ô:
Tiêu đề thư viện.
24
Ví dụ tôi sửa Tiêu đề thư viện lại là: Tư liệu- Hồ sơ/ Thầy LÊ UY
PHONG-THCS Lê Ngọc Hân-,Mỹ Tho-Tiền Giang
1.2. Đổi Banner
Trước hết thầy cô phải có một file ảnh làm Banner có chiều rộng là 750
pixels, chiều cao tùy ý để trong máy. Ví dụ: Baner tôi tạo có kích thước 750x
150 pixels
Muốn đổi Banner, thầy cô click vào nút Browse để chọn Banner cần thay đổi
25

×