Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chuyên đề Tổng quan về ngành xây dựng và quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn xã khu vực đồng bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.5 KB, 24 trang )

6




Chuyên đề 1

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG


Phần 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG
Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như sau:
I.1. Chức năng
Ngành Xây dựng bao gồm hệ thống các cơ quan của chính quyền các cấp
từ trung ương tới địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: Xây dựng; Kiến trúc, quy hoạch xây dựng; Hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông
thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Phát triển đô thị; Nhà ở
và công sở; Kinh doanh bất động sản; Vật liệu xây dựng.
I.2. Nhiệm vụ:
1. Đối với Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng (Sở Quy hoạch - Kiến trúc):
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, Sở Xây dựng (riêng thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao gồm cả Sở Quy hoạch - kiến trúc) là cơ
quan của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tùy thuộc vào chức năng được giao có trách
nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
1.1. Nghiên cứu, soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành


theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý
ngành.
7

1.2. Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lýợc, quy hoạch, kế hoạch đã được phê
duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
1.3. Đối với lĩnh vực xây dựng:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong
lĩnh vực xây dựng.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép
xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều
kiện năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của tổ chức tham gia trong các hoạt động xây;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề
hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây
dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, thu hồi giấy phép cho các nhà thầu nước
ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế Thuê tư vấn nước ngoài
trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
h) Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lýợng công trình xây dựng;
i) Công bố định mức xây dựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng,
phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
k) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp
đồng trong hoạt động xây dựng;

l) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao nộp và lýu trữ
hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công
công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
m) Thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình theo phân cấp, thẩm
định thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình xây dựng theo phân công của cấp có
8

thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công
trình, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình xây
dựng theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
n) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
theo phân công phân cấp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chủ đầu tư đối với các
dự án đầu tư xây dựng theo quy định hoặc được cấp có thẩm quyền giao.
1.4. Đối với lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng:
a) Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam phù hợp với từng giai
đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các
quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch xây dựng; hướng
dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế Quản lý kiến trúc đô thị;
d) Tổ chức lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đồ án
quy hoạch xây dựng cụ thể theo phân công phân cấp; chỉ đạo việc thực hiện sau
khi được phê duyệt;
đ) Tổ chức thẩm định hoặc thoả thuận để cấp có thẩm quyền phê duyệt
các loại đồ án quy hoạch xây dựng theo phân cấp;
1.5. Đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao (gọi chung là hạ tầng kỹ thuật):
a) Chỉ đạo thực hiện các định hướng, chiến lýợc, chương trình, dự án quốc
gia về phát triển hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương theo từng giai
đoạn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các quy
định, quy trình về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch lĩnh vực
hạ tầng kỹ thuật; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
9

c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát
triển và quản lý các dịch vụ về hạ tầng kỹ thuật; hướng dẫn việc lập và quản lý
chi phí các dịch vụ về hạ tầng kỹ thuật;
d) Tổ chức lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê
duyệt theo phân cấp, uỷ quyền các đồ án quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ
thuật; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
đ) Tổ chức thẩm định hoặc thoả thuận để cấp có thẩm quyền phê duyệt
các loại đồ án quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp.
1.6. Đối với lĩnh vực phát triển đô thị:
a) Chỉ đạo thực hiện chiến lýợc, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô
thị, các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, địa phương về phát triển đô thị
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách,
giải pháp về đầu tư xây dựng và phát triển các đô thị đồng bộ, các chính sách,
giải pháp quản lý quá trình đô thị hoá, các mô hình quản lý đô thị;
c) Xây dựng các tiêu chí đánh giá, phân loại đô thị theo từng giai đoạn
phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã
được Chính phủ quy định; quyết định công nhận loại đô thị theo phân cấp của
Chính phủ;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng và phát
triển đô thị theo quy hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế khu đô

thị mới; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị theo
quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt;
e) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng và phát triển đô thị; tổ
chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc
đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị quốc gia theo phân công phân cấp;
g) Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông
tin về phát triển đô thị.
1.7. Đối với lĩnh vực nhà ở và công sở:
10

a) Xây dựng các định hướng phát triển nhà ở quốc gia, địa phương cho
từng giai đoạn 10 năm, chương trình nhà ở 5 năm, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế
hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, của địa phương theo từng giai đoạn; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được
cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng các chương trình phát triển nhà ở địa
phương, chỉ tiêu phát triển nhà ở và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lập, thẩm định
quy hoạch phát triển hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở
làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các
đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương và địa phương; tổ chức thực hiện sau
khi được phê duyệt;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch phát triển công sở các cơ quan
hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ
chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập ở địa phương;
đ) Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn
xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở làm việc; ban hành quy định về tiêu chí phân loại,
thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì

nhà ở, công sở, trụ sở làm việc từ Trung ương đến địa phương;
e) Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính xây dựng, trình ban hành tiêu
chuẩn sử dụng nhà công vụ, khung giá cho thuê nhà ở công vụ, khung giá cho
thuê, thuê mua nhà ở xã hội áp dụng cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các tiêu chí
điều tra, thống kê, đánh giá về nhà ở; chỉ đạo, hướng dẫn công tác điều tra,
thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ
liệu và cung cấp thông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà
nước; tổng hợp, công bố định kỳ năm năm thông tin về nhà ở trên phạm vi cả
nước;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
11

1.8. Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản:
a) Chỉ đạo thực hiện các chiến lýợc, chính sách phát triển và quản lý thị
trường bất động sản sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trong việc quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản;
c) Hướng dẫn các quy định về bất động sản được đưa vào kinh doanh;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều
kiện năng lực của chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ
tầng kỹ thuật khu công nghiệp;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt
động mua bán nhà, công trình xây dựng, hoạt động chuyển nhượng các dự án khu
đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp;
e) Ban hành chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới,
định giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; ban hành
mẫu chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản; hướng

dẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ
định giá bất động sản;
g) Thành lập và quản lý vận hành hệ thống thông tin về thị trường bất
động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản.
1.9. Đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng,
quy hoạch phát triển xi măng, các chương trình quốc gia, về vật liệu xây dựng
sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Tổ chức lập, phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các quy hoạch phát triển: vật liệu ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh;
c) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển
vật liệu xây dựng địa phương;
12

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi
măng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
đ) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: công nghệ khai thác,
chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công
nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lýợng sản phẩm vật liệu xây dựng;
e) Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng và các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh
vực công nghiệp vật liệu xây dựng theo phân cấp của Chính phủ;
g) Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an
toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;
h) Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn vật liệu xây dựng được
xuất khẩu, vật liệu xây dựng hạn chế xuất khẩu, vật liệu xây dựng kinh doanh

phải có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
1.10. Về an toàn kỹ thuật xây dựng:
a) Hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn kỹ thuật trong ngành Xây dựng;
b) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn áp dụng trong ngành xây dựng, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội thống nhất ban hành;
c) Ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ,
sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện kỹ thuật đối với các tổ chức
kiểm định khi thực hiện kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý
kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an
toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
1.11. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường:
13

a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch, chương
trình bảo vệ môi trường trong các chiến lýợc, quy hoạch, kế hoạch, chương trình
phát triển các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Nghiên cứu, đề xuất việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các tiêu
chuẩn về môi trường; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy chuẩn kỹ
thuật về chất lýợng môi trường, chất thải môi trường trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc lập báo cáo đánh giá môi trường
chiến lýợc, báo cáo đánh giá tác động môi trường; tổ chức thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền, quan trắc các tác động tới môi
trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực, lập báo cáo tình hình tác động môi

trường của ngành, lĩnh vực; quản lý và kiểm soát chất thải, tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng, bức xạ; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm
môi trường, phục hồi môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
ngành theo quy định của pháp luật;
d) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.
1.12. Những nhiệm vụ khác:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lýợc phát triển khoa học công
nghệ ngành Xây dựng; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động nghiên cứu
khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về các lĩnh vực quản lý nhà
nước của ngành.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lýợc Đào tạo phát triển nguồn
nhân lực ngành xây dựng; phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo xây dựng
chương trình đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư và các cấp bậc nghề nghiệp khác thuộc
các chuyên ngành xây dựng; xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức
ngành xây dựng; xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
về quản lý xây dựng cho cán bộ chính quyền các cấp.
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,
tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản
lý nhà nước.
14

2. Đối với Phòng Kinh tế và hạ tầng:
2.1. Chức năng:
Trong lĩnh vực xây dựng: Phòng Kinh tế và hạ tầng là cơ quan chuyên
môn của Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân
dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: xây dựng; kiến trúc, quy
hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu
xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

2.2. Nhiợ̀m vụ:
a) Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các
quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình,
dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây
dựng trên địa bàn huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc
ngành xây dựng.
b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
c) Giúp và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lýợng
công trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và
phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều
chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công
trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp
của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
đ) Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lýu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc
thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp
luật.
e) Tổ chức lập, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt,
hoặc tổ chức lập để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm
15

định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định
của pháp luật.
g) Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để Uỷ

ban nhân dân cấp huyện trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc Uỷ ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt theo phân cấp.
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản
lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
tổ chức công bố, công khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây
dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc
giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp.
i) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo,
sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
k) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ
chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng
công sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức
thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên
địa bàn huyện.
l) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp tình hình đăng
ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa
bàn huyện.
m) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức
phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây
dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
o) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng
đối với các công chức chuyên môn nghiệp vụ về Địa chính - Xây dựng thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp xã; phối hợp với Thanh tra xây dựng cấp huyện hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ đối với các công chức Thanh tra xây dựng thuộc Uỷ ban
16


nhân dân cấp xã (áp dụng tại các thành phố có thí điểm thành lập Thanh tra
chuyên ngành xây dựng đến cấp xã);
p) Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ của Phòng.
q) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với
tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, báo cáo
Uỷ ban nhân dân cấp huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường
hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống
tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân
công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
r) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây
dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (tại các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc)
và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
s) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ,
chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của
Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
t) Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và
phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
u) Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc
ngành xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân
dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
3. Đối với UBND xă:
UBND xă có nhiệm vụ, quyền hạn về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc
ngành xây dựng trong phạm vi địa bàn xã như sau:
3.1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành
xây dựng cho các tổ chức và nhân dân trên địa bàn xã.

3.2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc ngành xây dựng theo thẩm quyền.
17

3.3. Tổ chức lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã.
3.4. Cấp, thu hồi giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc các điểm dân cư
nông thôn; kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa
bàn xã; tiếp nhận, xác nhận hồ sơ để cấp có thẩm quyền thực hiện việc xác lập
quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật.
3.5. Quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn xã theo Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; cung cấp thông tin về lĩnh vực kiến trúc,
quy hoạch xây dựng theo phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3.6. Tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo
trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ
thuật thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của
pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
3.7. Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lýu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây
dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc
thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
3.8. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc ngành xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử
lý các trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực
hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của
pháp luật.
3.9. Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất với Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, Phòng Quản lý đô thị (đối với các quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh), Phòng Kinh tờ́ và hạ tầng (đối với các huyện) về tình hình phát triển

và quản lý các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng trên địa bàn xã.
3.10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về các lĩnh vực quản lý
nhà nước thuộc ngành xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.


18

II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
1. Bộ Xây dựng:
Các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh
vực gồm:
1.1.Vụ Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng: về lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc;
1.2. Vụ Quản lý hoạt động Xây dựng: về lĩnh vực hoạt động xây dựng;
1.3. Vụ Vật liệu Xây dựng: về lĩnh vực vật liệu xây dựng;
1.4. Vụ Kinh tế Xây dựng: về quản lý chi phí và hợp đồng trong xây
dựng;
1.5. Vụ Khoa học cụng nghệ và Mụi trường: về khoa học công nghệ và
môi trường trong xây dựng;
1.6. Vụ Kế hoạch - Tài chớnh: về kế hoạch, thống kê và công tác tài
chính, kế toán đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
1.7. Vụ Phỏp chế: về xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật thuộc ngành xây dựng;
1.8. Cục Giỏm định nhà nước về chất lýợng cụng trỡnh Xây dựng: về
quản lý chất lýợng công tŕnh xây dựng;
1.9. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản: về lĩnh vực nhà ở, công
sở và thị trường bất động sản;
1.10. Cục Hạ tầng kỹ thuật: về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
1.11. Cục Phỏt triển đô thị: về lĩnh vực phát triển đô thị;
1.12. Thanh tra Bộ: thanh tra, kiển tra các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng;

1.13. Các đơn vị khác gồm: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tỏc quốc tế; Văn
phũng Bộ; Cơ quan đại diện Bộ Xây dựng tại thành phố Hồ Chớ Minh;
1.14. Các đơn vị sự nghiệp gồm: Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và
nụng thụn; Viện Kinh tế Xây dựng; Viện Khoa học cụng nghệ Xây dựng; Học
viện Cỏn bộ quản lý Xây dựng và đô thị; Trung tâm Thông tin; Bộ Xây dựng;
Tạp chớ Xây dựng; các đơn vị khác.
2. Sở Xây dựng:
19

2.1. Các tổ chức hành chính được thành lập thống nhất ở các Sở, gồm:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra.
2.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ được thành lập phù hợp với đặc
điểm của từng địa phương và từng loại Sở để giúp Giám đốc Sở quản lý các lĩnh
vực: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; phát triển đô
thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng (có thể thành
lập các phòng như: Phòng Quản lý hoạt động xây dựng; Phòng Kinh tế xây
dựng; Phòng Quản lý chất lýợng công trình xây dựng; Phòng Kiến trúc, quy
hoạch xây dựng; Phòng Hạ tầng kỹ thuật; Phòng Phát triển đô thị; Phòng Quản
lý nhà và thị trường bất động sản; Phòng Vật liệu xây dựng ).
2.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
a) Trung tâm Kiểm định chất lýợng xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng;
b) Trung tâm (hoặc Viện) Quy hoạch xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng,
hoặc trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (tại các thành phố có Sở Quy hoạch -
Kiến trúc); trường hợp thành lập Viện phải đảm bảo các tiêu chí của tổ chức
khoa học công nghệ công lập do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
c) Các đơn vị sự nghiệp khác (nếu có).
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ phục vụ công tác quản
lý nhà nước và phát triển các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng tại địa phương,
Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Giám

đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc theo quy định của
pháp luật.
3. Pḥng Kinh tế và hạ tầng:
Pḥng Kinh tế và hạ tầng có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng của Sở Xây dựng và Sở Quy
hoạch - Kiến trúc (tại các thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc).
4. UBND xã:
20

Bộ phận phụ trách địa chính - xây dựng và môi trường giúp UBND xă
thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực về xây dựng trên địa bàn xă;
thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngành xây dựng thuộc trách nhiệm của
UBND xă theo phân cấp hoặc được ủy quyền.

























21

Sơ đồ hệ thống quản lý ngành xây dựng









PHÒNG
KINH TẾ VÀ
HẠ TẦNG
SỞ XÂY DỰNG
(SỞ QH - KT)
Các
pḥ
ng


UBND HUYậ́N
Quy
hoạc
h

Hạ
tầng
KTh
Phát
triển
ĐT
Nhà
ở và
CSở
Kinh
doan
h

Vật
liệu
XD

Xây
dựng
CHÍNH PHỦ
Thủ tướng CP
Bộ XÂY DỰNG
Các đơn vị chức năng
UBND TỈNH

UBND


Cán bộ địa chính -
xây dựng
22

Phần II
QUẢN Lí NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG TRấN ĐỊA BÀN XÃ

Ủy ban nhân dân xă có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về
các lĩnh vực thuộc ngành xây dựng theo Thông tư liên tịch số
20/2008/TTLT/BXD-BNV ngày 16/12/2008 giữa Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ
như sau:
A. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC LĨNH VỰC
I. LĨNH VỰC XÂY DỰNG
I.1. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn thuộc quyền quản lý của
UBND xă:
1. Các dự án do UBND xă quyết định đầu tư hoặc làm chủ đầu tư:
1.1. Trường hợp dự án do UBND xă quyết định đầu tư:
UBND xă có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định, phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh dự án (hoặc Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật);
b) Thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
c) Giám sát, đánh giá đầu tư;
d) Thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
1.2. Trường hợp dự án do UBND xă là chủ đầu tư:
UBND xă có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập dự án (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật), tŕnh cấp quyết định đầu
tư thẩm định, phê duyệt;

b) Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tŕnh cấp quyết định đầu tư phê duyệt;
c) Tổ chức lập, thẩm định phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng, thiết kế
xây dựng;
d) Tổ chức lựa chọn nhà thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu; kư kết hợp đồng tư vấn xây dựng, thi công xây dựng;
23

e) Tổ chức quản lý thực hiện dự án (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) bao gồm:
quản lý chất lýợng; quản lý chi phí; quản lý tiến độ; quản lý an toàn, vệ sinh môi
trường;
g) Lập quyết toán tŕnh cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
2. Các dự án có nguồn gốc từ vốn nhà nước thuộc quyền quản lý của
UBND xă:
UBND xă có trách nhiệm:
2.1. Quản lý về chủ trương đầu tư thông qua việc chấp thuận đầu tư;
2.2. Kiểm tra việc thực hiện sự tuân thủ theo quy định của các dự án trong
các bước: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công tŕnh (hoặc
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật); khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng; lựa chọn nhà
thầu; hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng; quản
lý chi phí đầu tư xây dựng.
I.2. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn không thuộc quyền quản lý
trực tiếp của UBND xă:
UBND xă thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
1. Sự tuân thủ quy hoạch, kiến trúc hoặc các quy định của UBND huyện;
2. Các điều kiện khởi công xây dựng công tŕnh theo quy định tại Điều 72
Luật Xây dựng;
3. Thực hiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn;
4. Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn;
5. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động
xây dựng trên địa bàn.

Nội dung quản lý cụ thể lĩnh vực này sẽ được tŕnh bày tại chuyên đề về
"Quản lý dự án đầu tư xây dựng công tŕnh trờn địa bàn xă".
II. LĨNH VỰC KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH XÂY DỰNG
II.1. Lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch điểm dân cư nông thôn:
1. UBND xă tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch mạng lưới
các điểm dân cư nông thôn, quy hoạch điểm dân cư nông thôn tŕnh UBND
huyện thẩm định, phê duyệt;
24

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch
xây dựng điểm dân cư nông thôn sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông
qua bằng Nghị quyết và có Tờ trình xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã.
II.2. Quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
1. Cụng bụ́ quy hoạch:
1.1. Ủy ban nhân dân huyện, UBND xã trong vùng quy hoạch tổ chức
công bố quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh;
1.2. Nội dung công bố quy hoạch xây dựng vùng theo quy định của người
có thẩm quyền phê duyệt.
1.3. Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
a) Ủy ban nhân dân xã tổ chức công bố quy hoạch xây dựng các điểm dân
cư nông thôn;
b) Nội dung công bố quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: công bố
toàn bộ nội dung quy hoạch và Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng của đồ
án quy hoạch xây dựng.
1.4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng, Ủy ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm tổ chức công bố quy hoạch xây dựng.
1.5. Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng nếu không tổ
chức công bố, tổ chức công bố chậm, công bố sai nội dung quy hoạch xây dựng

đã được phê duyệt thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm kỷ luật, bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
2. Hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng:
Tuỳ theo loại quy hoạch xây dựng, người có thẩm quyền công bố quy hoạch
xây dựng quyết định các hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng như
sau:
2.1. Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện
các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc, đại diện nhân dân trong
vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí.
25

2.2. Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô
hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban
nhân dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng.
2.3. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.4. Bản đồ quy hoạch xây dựng, Quy định về quản lý quy hoạch xây
dựng có thể in ấn để phát hành rộng rãi.
3. Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa:
3.1. Căn cứ vào hồ sơ mốc giới được duyệt, việc cắm mốc giới xây dựng
ngoài thực địa bao gồm: chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng,
ranh giới các vùng cấm xây dựng. Chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày quy hoạch
xây dựng được công bố thì việc cắm mốc giới phải được hoàn thành.
3.2. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc chỉ giới:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cắm mốc giới xây
dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính
do mình quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc
giới xây dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới
hành chính do mình quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện cắm mốc giới xây

dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính
do mình quản lý.
d) Các mốc giới phải đảm bảo độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn
và được ghi các chỉ số theo quy định.
đ) Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm bảo vệ các mốc giới thực địa.
e) Người nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí; di dời,
phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, bị
xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại do
lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng:
4.1. Bộ phận quản lý xây dựng thuộc UBND xã có trách nhiệm cung cấp
thông tin về địa điểm xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây
26

dựng, chứng chỉ quy hoạch xây dựng và các thông tin khác liên quan đến quy
hoạch khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng
do mình quản lý.
4.2. Thời gian cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản tối đa là 20
ngày làm việc, kể từ khi có yêu cầu.
4.3. Người có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản phải chịu toàn bộ
chi phí về tài liệu thông tin do mình yêu cầu.
4.4. Người có trách nhiệm cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu
cung cấp.
4.5. Viợ̀c cung cấp thông tin về lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng
theo phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
5. Quản lý việc triển khai thực hiện quy hoạch đă được phê duyệt và công
bố:
5.1. Căn cứ và nội dung quản lý: Đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt;
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị;

5.2. Người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân
cư nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn.
5.3. UBND xă có trách nhiệm quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng và
quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã theo quy hoạch được duyệt; quản lý các
mốc giới, chỉ giới xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã theo quy
hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Nội dung, quy tŕnh lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch
mạng lýới, đồ án quy hoạch điểm dân cư nông thôn và công tác quản lý quy
hoạch được tŕnh bày chi tiết tại chuyên đề 2 "Quản lý quy hoạch xây dựng trên
địa bàn xă"
III. LĨNH VỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
III.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
1. Hệ thống công tŕnh giao thụng;
27

2. Hệ thống thông tin liên lạc;
3. Hệ thống cấp nước, thoát nước
4 Hệ thống thu gom rác thải, xử lý rác thải
5. Hệ thống chiếu sáng
6. Hệ thống hạ tầng khác như: Cây xanh, nghĩa trang,
III.2. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật được thực hiện trong các giai đoạn sau:
1. Giai đoạn lập quy hoạch;
2. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng mới, sữa chữa,
cải tạo;
3. Giai đoạn khai thác, sử dụng.
Nội dung quản lý từng giai đoạn của lĩnh vực này sẽ được tŕnh bày chi tiết
tại chuyên đề 4 về "Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường trên địa bàn xă".

IV. LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG
VI.1. Vật liệu xây dựng bao gồm các loại vật liệu chủ yếu sau:
1. Gạch, ngói các loại;
2. Vật liệu ốp, lát;
3. Vôi xây dựng;
4. Xứ vệ sinh;
5. Kính xây dựng;
6. Xi măng;
7. Cát, đá, sỏi.
VI.2. Quản lý khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
UBND xă có trách nhiệm:
1. Tham gia ư kiến trong quá tŕnh lập quy hoạch phát triển và khai thác
vật liệu xây dựng trên địa bàn xă.
28

2. Kiểm tra việc sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng theo quy định của
pháp luật: việc sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng phải có giấy phép; theo
đúng quy hoạch, bảo đảm môi trường, an toàn.
3. Xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm
quyền xử lý các vi phạm trong việc sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng

B. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHỦ YẾU ĐIỀU CHỈNH CÁC
LĨNH VỰC
1. Luật Xây dựng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
2. Luật Đấu thầu năm 2005
3. Luật Nhà ở năm 2005
4. Luật kinh doanh bất động sản năm 2006
5. Luật Quy hoạch xây dựng đô thị năm 2009
6. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quản

lý quy hoạch xây dựng (viết tắt là Nghị định 08/CP)
7. Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản
lý chất lýợng công tŕnh xây dựng (viết tắt là Nghị định 209/CP)
8. Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 209/CP
9. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công tŕnh (viết tắt là Nghị định 12/CP)
10. Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 12/CP
11. Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng
dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng
12. Nghị định 23/2009/NDD-CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ về Xử lý
vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng,
13. Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công tŕnh
29

14. Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về Hợp
đồng trong hoạt động xây dựng
15. Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn một số nội dung của Nghị định 12/CP;
16. Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn một số nội dung về quản lý chất lýợng công tŕnh xây dựng
17. Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng Quy
định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch vờ̀ quản lý quy hoạch xây dựng xó
nông thôn mới.
18. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công tŕnh
19. Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn về Mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng

20. Thông tư 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về Mẫu hợp đồng thi công xây dựng



×