Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tác giả tác phẩm Ngữ Văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.59 KB, 10 trang )

Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
HAI ĐỨA TRẺ VÀ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam).
Hướng dẫn làm bài
1. Tìm hiểu đề:
Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức, phương pháp triển khai chủ đề
đó. Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Về thực chất,
có thể hiểu, đề bài yêu cầu phân tích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong
việc tạo nên dấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Để thực hiện yêu
cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chất thơ trong truyện ngắn để trên
cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiện cũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai
đứa trẻ".
2. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt, thậm chí đôi khi đơn giản đến
như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội.
Vậy mà tác phẩm vẫn có được một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo
nên một sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả
từ những trang văn.
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu chất thơ.
b. Thân bài:
b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn:
- "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng,
tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn.
- Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch
cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh
đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.
- Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không
đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc


của tâm hồn con người.
b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ":
b.2.1. Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm:
- ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu
một tác động tiêu cực nào của cuộc sống:
+ Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến
Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên
để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi
chiều quê đó; khi đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con vịt
theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm hồn Liên trong sáng và nhạy
cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập
loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo…
+ Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với gánh nặng mưu sinh không thể
xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy
thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi
quang rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ luôn
thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ
tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô.
+ Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống một cuộc sống nghèo khó,
Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng
kín tâm hồn đối với con người và cuộc sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm
kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một
tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong em không phải không có
cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diện với một người không hoàn toàn bình thường.
Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để
trở về với những gì tự nhiên thuần khiết nhất.
- ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa tre" bằng
chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu
yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật. Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu
thương mà người lớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh

của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để tạo cho những
Trang Nguyễn Thanh Phúc
9
9
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu
của tác phẩm.
b.2.2. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng
gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó.
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở
mọi vật bình thường".
+ Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê
song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng đã nhiều hơn tính chất phố.
+ Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút Thạch Lam gợi ra đều chan
chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây "ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu
không "vang xa để gọi buổi chiều", đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn
ngôi sao ganh nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào những cành cây", bóng
bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là
những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong
những câu văn Thạch Lam bởi nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống
đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi bút Thạch
Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều thân thuộc "Chợ họp giữa phố
vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là
mùi riêng của đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm
giác ấu thơ của rất nhiều người Việt.
- Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm
giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen

lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng
như thuộc về vũ trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm… Trong số
đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm hồn người. Với hai chị
em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảo ảnh trong cái nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi
rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn
còn vang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai" (Nguyễn Tuân). ánh sáng
của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những
đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá
trị nhân văn đáng quý.
- Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình:
+ Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và
cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái
hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của
tâm hồn con người.
+ Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự
kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn
trần thuật vào nhân vật Liên - một cô gái chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn
thuần khiết và nhạy cảm. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và
xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của
mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ từ chính cái hình ảnh đang hiện diện trong thực tại -
hình ảnh đoàn tàu. Triển khai mạch truyện theo hướng này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi
vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng qua, những biến
thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, những hoài
niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, những cảm giác xa xôi không biết…
- Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời
kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như
một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
+ Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văn của ông nhuần nhuyễn, tinh
tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâm hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi
một nhịp điệu chậm buồn nhưng có sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên

thơ của phố huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái
kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả cảnh đêm tối sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm
tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng".
+ Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xao động của sự sống khẽ vang
lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái thanh thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên
Trang Nguyễn Thanh Phúc
10
10
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh, mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với
nhau như một dải lụa nhẹ bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.
+ Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả. Dù diễn tả cái náo nức bên
trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt
qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên
náo". Đây là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo điểm nhấn và ngay
câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm xúc động: "Con tàu như đem một chút thế
giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử dụng kiểu cú pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh
mà vẫn gây những chấn động nhẹ nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra trong
những câu văn.
c. Kết luận:
- Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ - cái
chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ
toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con
người…
- Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai đứa trẻ" tựa như một bài
thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ
nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn
chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả
Anh (chị) hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

1. Giới thiệu đôi nét về tác giả và truyện ngắn Hai đứa trẻ:
2. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ:
- Xây dựng thành công truyện không có cốt truyện: toàn bộ tác phẩm chỉ kể về tâm trạng chờ tàu của hai đứa
trẻ và khung cảnh phố huyện về đêm hiện lên qua tâm hồn thơ ngây của hai chị em Liên và An. Nhà văn không
khắc hoạ những hành động, xung đột, mâu thuẫn giai cấp hay xã hội nào mà chỉ tập trung miêu tả thế giới nội
tâm nhân vật, nhất là tâm trạng của một cô gái mới lớn như Liên với cảm giác mơ hồ, man mác, mong manh
- Giọng điệu trữ tình êm ả, man mác buồn cùng với ngôn ngữ giàu chất thơ làm nên một áng văn trữ tình đầy
lòng trắc ẩn về những người nghèo trong xã hôị cũ
- Nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái tịch mịch của đường phố và tiếng còi tàu xé tan
màn đêm của phố huyện; không gian thu hẹp dần rồi ngưng tụ ở những sự vật bé nhỏ, đơn sơ; thời gian nghệ
thuật vận động từ chiều tối về tới đêm khuya, tương ứng với tâm trạng chờ tàu của hai đứa trẻ.

Anh / chị hãy trình bày những nét chính về đặc điểm con người nhà văn Nguyễn Tuân
.
Bài làm cần trình bày được những ý cơ bản sau về đặc điểm con người Nguyễn Tuân:
a - Một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. (Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân thể hiện theo một
cách riêng: Yêu tiếng Việt; trân trọng nâng niu nền văn hoá dân tộc, từ những kiệt tác văn chương của
Nguyễn Du, Tú Xương, Tản Đà…đến những điệu hò, những danh lam thắng cảnh của đất nước…)
b - Có ý thức cá nhân mạnh mẽ. (Ông chủ trương khẳng định cái tôi một cách cao độ. Cho nên, với Nguyễn
Tuân, sáng tác văn chương trước hết là để khoe tài, để chơi ngông với đời. Trong lối sống, ông ưa phóng túng,
thích tự do, không chấp nhận những khuôn khổ chật hẹp…).
c- Một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác. (Ông am hiểu nhiều ngành văn hoá nghệ thuật. Vì thế ông có thể vận dụng
một cách sáng tạo những thủ pháp, kĩ thuật của những ngành văn hoá nghệ thuật đó khi viết văn. Ông cũng là
diễn viên kịch có tài).
d- Một cây bút quí trọng và đề cao nghề văn. (Ông được coi là mẫu mực về tinh thần lao động nghệ thuật.
Ông quan niệm: “Ở đâu có đồng tiền, ở đó cái đẹp không tồn tại”…).
Nhà văn Thạch Lam từng nói về mục đích của việc sáng tác văn chương là “…làm cho lòng người được
thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Giải thích ý kiến trên. Điều tâm niệm ấy của ông được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Hai đứa
trẻ?

Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, song cần nêu được những nét chính như sau:
Trang Nguyễn Thanh Phúc
11
11
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
1. Giải thích: Quan niệm của Thạch Lam thể hiện mục đích sáng tác đúng đắn và cao đẹp; thể hiện sự trân
trọng và đề cao vai trò của văn chương: Văn chương phải vì con người, phải góp phần làm cho con người trở
nên tốt đẹp hơn (trong sạch là tâm hồn con người được thanh lọc; phong phú là tâm hồn con người được bồi
đắp thêm những tình cảm mới, nhận thức mới).
2. Phân tích truyện Hai đứa trẻ để thấy được phần nào quan niệm đó:
a- Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam, sự nghiệp sáng tác của ông và truyện Hai đứa trẻ .
b-Thông qua việc miêu tả bức tranh đời sống phố huyện, miêu tả hình ảnh con người, đặc biệt là nhân vật
Liên, tác phẩm đã:
- Góp phần thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình yêu và trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống
xung quanh mỗi con người.
- Nâng cao lòng cảm thông, chia sẻ của mỗi người; con người cần có lòng trắc ẩn trước cuộc sống của đồng
loại, có sự yêu thương, nâng đỡ nhau trong cuộc sống.
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng không được từ bỏ ước mơ; phải luôn biết hướng đến những
điều cao đẹp trong cuộc sống…
3. Đánh giá chung
- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của Thạch Lam;
- Khẳng định điều tâm niệm của Thạch Lam đã được thể hiện khá cụ thể trong Hai đứa trẻ;
- Từ đó, đánh giá về vai trò của văn chương nói chung đối với đời sống.
ĐỀ: Nghệ thuật miêu tả tương phản của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù
và Hai đứa trẻ.
Gợi ý:
MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
THÂN BÀI:
1. Làm rõ yêu cầu của đề:

a. Giải thích: Đặc điểm của sáng tác lãng mạn và yêu cầu sử dụng nghệ thuật tương phản:
- Đặc điểm của sáng tác lãng mạn:
+ Biểu hiện cái nhìn chủ quan của nhà văn trước cuộc đời- hình tượng nhân vật ít nhiều mang phảng
phất bóng dáng cái tôi tác giả.
+ Hướng tới khám phá và thể hiện những gì độc đáo, khác thường, kì lạ.
- Yêu cầu sử dụng nghệ thuật miêu tả tương phản:
+ Hiệu quả của miêu tả tương phản: làm nổi bật các đặc điểm của từng đối tượng, gây ấn tượng mạnh
mẽ- phù hợp với yêu cầu của sáng tác lãng mạn.
+ Trở thành biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn.
b. Phân tích nghệ thuật miêu tả tương phản trong hai tác phẩm:
* Làm rõ đối tượng thứ nhất:
- Chữ người tử tù:
+ Tính cách và hoàn cảnh:
. Hoàn cảnh: Môi trường tù ngục đen tối, xấu xa, cảnh ngộ éo le với những áp lực nặng nề phải đối
mặt dễ khiến con người ta tha hoá.
. Tính cách: Có nhân cách, lương tâm- khác biệt với thế giới đen tối, tội lỗi; có dũng khí- ở Huấn Cao
là dũng khí của bậc anh hùng, ở quản ngục là dũng khí của bậc hiền nhân. Chính nhân cách, lương tâm và
dũng khí giúp họ chiến thắng hoàn cảnh.
=> Nguyễn Tuân luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
+ Ánh sáng và bóng tối:
. Bóng tối: Theo nghĩa thực là của đêm khuya, của buống giam tử tù- nơi ánh sáng không thể lọt qua
được; theo nghĩa tinh thần lại chính là cảnh ngộ éo le mà con người phải đối mặt( Huấn Cao- án tử hình, quản
ngục- môi trường sống không phù hợp với tính cách con người ông). Là biểu tượng cho cái xấu xa.
. Ánh sáng: Theo nghĩa thực là bó đuộc tẩm dầu khói toả như đám cháy nhà- thứ ánh sáng khá mờ
nhạt; theo nghĩa tinh thần là ánh sáng toả ra từ cái đẹp của nghệ thuật ( chữ Huấn Cao) và của tư thế tâm hồn
con người. chính thứ ánh sáng này soi sáng con đường để những kẻ tri âm đến với nhau.
=> Đó là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu xa.
* Làm rõ đối tượng thứ 2:
- Hai đứa trẻ:
+ Hoàn cảnh và tính cách:

. Hoàn cảnh: Nghèo khó, tù túng, đơn điệu, buồn tẻ-một kiểu hoàn cảnh có thể tạo ra sự chết mòn về
tinh thần.
Trang Nguyễn Thanh Phúc
12
12
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
. Tính cách: sự hồn nhiên, ngây thơ trong cách nhìn và rung động; sống với một tấm lòng nhân hậu và
thế giới tâm hồn trong sáng, phong phú.
=> Tấm lòng yêu thương, cái nhìn trìu mến của nhà văn dành cho những tâm hồn trẻ thơ.
+ Bóng tối và ánh sáng:
. Bóng tối: Theo nghĩa thực là của phố huyện trong thời khắc chiều muộn và đêm khuya; theo nghĩa
tinh thần là nỗi buồn đang lan toả, thấm thía và trĩu nặng dần trong tâm hồn nhân vật.
. Ánh sáng: Theo nghĩa thực là của thiên nhiên( ráng chiều, vì sao đom đóm) và của cuộc sống con
người ( các loại đèn, bếp lửa); theo nghĩa tinh thần là hồi quang kí ức về một thiên đường đã mất và niềm hi
vọng dù le lói, mong manh.
=> Đó là sự đối lập, tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát vọng trong tâm hồn con người.
* So sánh:
- Điểm giống:
+ Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh.
+ Cả hai tác phẩm đều phát hiện và miêu tả sự đối lập, tương phản giữa ánh sáng và bóng tối mà cả
ánh sáng và bóng tối đều hiện diện với nghĩa thực và nghĩa tinh thần.
- Điểm khác: Cách xử lí mối quan hệ cụ thể của tương quan bóng tối- ánh sáng, tính cách- hoàn cảnh:
+ Ánh sáng và bóng tối:
. Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa.
. Hai đứa trẻ; Ở cảnh thực, ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng, đè bẹp để rồi thay thế hoàn
toàn. Ở đời sống tinh thần, ánh hồi quang kí ức có rực rỡ nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt, hi vọng có tồn tại
song rất mong manh.
+ Tính cách và hoàn cảnh:
. Chữ người tử tù: Sự chiến thắng tuyệt đối của tính cách với hoàn cảnh:

Quản ngục dù sống trong hoàn cảnh đen tối vẫn giữ niềm đam mê cái đẹp và một thiên lương
trong sáng.
Huấn Cao dù phải đối diện với án tử hình, với cả một hệ thống hiện thân của thế lực đen tối vẫn
hiên ngang bất khuất, vẫn bộc lộ tài năng và tấm lòng đáng quý.
. Hai đứa trẻ: hoàn cảnh có sự tác động ở mức độ nhất định:
Cuộc sống nghèo khó, buồn tẻ và không khí buồn lặng của cảnh ngày tàn, chợ tàn thấm vào tâm
hồn Liên nỗi buồn man mác.
Những khó khăn trong cuộc sống khiến Liên già trước tuổi- đảm đang tháo vát khi vẫn đang còn
tuổi trẻ con.
* Lí giải sự khác biệt:
- Do bối cảnh xã hội, văn hoá đặc biệt và quan điểm sáng tác khác nhau của các nhà văn cùng thời
nên tạo nên những nét vừa tương đồng, vừa dị biệt của Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ trong sử dụng nghệ
thuật miêu tả tương phản.
- Với Nguyễn Tuân, cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả, bi hùng
hoặc mô tả những nhân cách lớn nên thủ pháp nghệ thuật cũng xây dựng dựa trên sự đối lập gay gắt, ánh
sáng và bóng tối; tính cách và hoàn cảnh cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ,
những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn
dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác.
- Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên tính cách
và hoàn cảnh; ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.
KẾT LUẬN:
- Cả hai tác phẩm đều mang màu sắc lãng mạn, thể hiện cái nhìn và những ấn tượng riêng- chủ quan
của nhà văn về cuộc sống và con người.
- Xét về mức độ và những biểu hiện cụ thể, có thể thấy Chữ người tử tù làm mẫu mực của kiểu sáng
tác lãng mạn còn Hai đứa trẻ dường như đi chênh vênh trên ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn nên tuy có
gieo vào lòng người đọc những cảm xúc bâng khuâng, những tình cảm man mác và trí tưởng tượng bay bổng,
song đồng thời nó cũng đem đến những cảm nhận thấm thía về đời sống hiện thực của con người.

Có ý kiến cho rằng: Nhân vật của Nguyễn Tuân thường là những bậc tài hoa nghệ sĩ.
Phân tích vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện ngắn Chữ người tử tù để làm sáng tỏ

.
a. Giới thiệu chung:
- Về tác giả, Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc, in trong tập Vang bóng một thời, (1940) tiêu biểu cho đặc điểm văn
Nguyễn Tuân.
Trang Nguyễn Thanh Phúc
13
13
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
- Nét nổi bật của nhân vật Nguyễn Tuân là chất tài hoa nghệ sĩ. Đặc điểm này thể hiện khá rõ qua các nhân
vật trong Chữ người tử tù .
b. Giới thiệu chung về thế giới nhân vật Nguyễn Tuân: vì Nguyễn Tuân thường quan sát cảnh vật và con
người ở góc độ văn hóa, thẩm mỹ nên các nhân vật của ông, dù nghề nghiệp gì, dù trước hay sau cách
mạng…đều toát lên chất nghệ sĩ tài hoa. Đây là một nét khá tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của nhà
văn.
c. Phân tích chất tài hoa nghệ sĩ của nhân vật quản ngục và thầy thơ lại .
- Nhân vật quản ngục: chất tài hoa nghệ sĩ thể hiện ở những điểm chính sau:
+ Yêu cái đẹp, yêu đến mức sẵn sàng đổi cả mạng sống của mình (qua hành động quyết tâm xin chữ và biệt
đãi tử tù)….
+ Trân trọng cái tài và nhân cách của Huấn Cao (thể hiện qua thái độ khúm núm khi vào yết kiến Huấn Cao
và đặc biệt là khi xin chữ cuối truyện).
- Nhân vật thầy thơ lại: chất tài hoa nghệ sĩ thể hiện ở thái độ cảm thấy tiếc khi những người có tài phải chết
và cử chỉ run run bững chậu mực trong cảnh Huấn Cao cho chữ.

=>Tóm lại: Tuy là nhân vật phụ nhưng cả hai đều là những thanh âm trong trẻo…là cái thuần khiết…Không
phải là nghệ sĩ nhưng cả hai đều có chất nghệ sĩ, có tâm hồn nghệ sĩ.
d. Phân tích nhân vật Huấn Cao để làm nổi bật chất nghệ sĩ đích thực. Cần làm nổi bật những ý sau:
+ Tài hoa (Viết chữ nhanh và đẹp, chữ thể hiện hoài bão và nhân cách “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”.
Cần làm rõ viết chữ là tài hiếm hoi vì người viết chữ vừa phải là nghệ sĩ, vừa phải có tri thức, văn hoá, tâm

hồn…)
+ Khí phách (Vào tù với thái độ ngang tàng; trả lời quản ngục với thái độ “khinh bạc đến điều”; tư thế “cổ đeo
gông, chân vướng xiềng” những tâm hồn lại hoàn toàn tự do khi cho chữ…)
+ Tấm lòng (Không sợ vàng ngọc, quyền thế nhưng lại trân trọng tấm lòng, sợ phụ một tấm lòng; những lời
khuyên tâm huyết đối với quản ngục…).
=> Huấn Cao là nhân vật lí tưởng, được xây dựng theo bút pháp lãng mạn hóa, kết tinh quan niệm và lí tưởng
thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. Vẻ đẹp độc đáo của nhân vật này tiêu biểu cho chất tài hoa và nghệ sĩ của thế giới
nhân vật Nguyễn Tuân.
e. Đánh giá chung
- Khẳng định: Cả ba nhân vật đều toát lên chất tài hoa nghệ sĩ; đều có những vẻ đẹp tâm hồn cao quí giữa một
xã hội xô bồ, cặn bã xấu xa.
- Nâng cao: Ca ngợi cái đẹp, lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC DẠNG ĐỀ LIÊN QUAN
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả:
( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân )
1. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp của ông trải ra trên hai chặng đường:
trước và sau CM T8 năm 1945 : trước năm 1945, là nhà văn lãng mạn; sau năm 1945, chuyển biến thành nhà
văn cách mạng.
2. Trước năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính:
a. Chủ nghĩa xê dịch: Viết về cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó hiện ra cảnh sắc và phong vị quê
hương, cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương…
b. Vẻ đẹp “ vang bóng một thời”: Là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với
lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bóng một thời
c. Đời sống truỵ lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và
hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niêm đương thời. Tác phẩm chính:
Chiếc lư đồng mắt cua, ngọn đèn dầu lạc,…
3. Sau năm 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ đẹp
của người Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa. Tác phẩm chính: Tình chiến dịch, Đường vui, Hà Nội ta đánh
Mỹ giỏi,…Ông cũng viết về công cuộc xây dựng đất nước, trong đó hiện lên con người Việt Nam với vẻ đẹp

cần cù mà rất mực tài hoa. Tác phẩm chính: Sông Đà, ký Nguyễn Tuân,…
4. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm cái đẹp và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với
những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển,…Ông có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt,…
II. Tác phẩm:
“Chữ người tử tù” ( đăng báo 1939, in trong tập “ Vang bóng một thời” (1940) ) là truyện ngắn đặc sắc nhất
của Nguyễn Tuân. Cốt truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ và éo le của hai nhân vật chính: Ông Huấn Cao có
tài viết chữ đẹp, có thiên lương và khí phách đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa và bị bắt giam vào trại giam
Trang Nguyễn Thanh Phúc
14
14
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
tỉnh Sơn. Viên quản ngục lại là một kẻ say mê chữ đẹp của ông Huấn Cao, quyết tâm tìm mọi cách để xin chữ
của Huấn Cao.
Truyện kết thúc bằng cảnh cho chữ - Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
B. Kiến thức cho các dạng đề thi đại học.
I. Tình huống chuyện độc đáo
Tình huống là hoàn cảnh có vấn đề nhà văn tạo dựng để các nhân vật buộc phải thể hiện đúng tính cách của
mình. Hoàn cảnh điển hình sẽ làm nảy sinh tính cách điển hình. Nguyễn Tuân đã tạo dựng một tình huống
vừa kì lạ vừa oái oăm: ( Có lẽ chứ hề xảy ra trong thực tế ). Nơi gặp gỡ là nhà ngục và sự gặp nhau giữa hai
con người thộc về hai phía đối lập nhau: Huấn Cao – kẻ tử tù bất đắc dĩ và viên quản ngục.
- Xét trên bình diện xã hội họ không thể tồn tại chung, Huấn Cao đại diện cho những kẻ cầm đầu cuộc nổi
loạn chống lại triểu đình, quản ngục đại diện cho hệ thống và trật tự của giai cấp cầm quyền đương thời.
Nhưng éo le thay, Huấn Cao lại là người có tài viết chữ đẹp, còn quản ngục lại lả kẻ tôn thờ những con chữ,
hàng ngày khát mong có được chữ của Huấn Cao.
- Xét trên bình diện nghệ thuật họ hoàn toàn có thể trở thành tri âm, tri kỉ. Huấn Cao – người sáng tạo ra cái
đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thư pháp, quản ngục người gìn giữ và tôn thờ cái đẹp. Nếu gặp nhau trong một
hoàn cảnh khác, hay một bầu trời chỉ có nghệ thuật thì họ lại trở thành Bá Nha và Tử Kì thuở trước.Cuộc gặp
gỡ đã tạo dựng một tình huống kịch tính, từ cuộc gặp gỡ này hai nhân vật sẽ bộc lộ tính cách. Huấn Cao: tài

hoa, thiên lương và khí phách anh hung, quản ngục là kẻ dịu dàng, biết giá người, biết trọng người ngay.
Hành rình gian nan và có lúc tưởng như ngục tù ấy không chỉ giam giữ Huấn Cao mà còn là tiêu tan đi cái đẹp
bởi cái nhơ bẩn và cái ác. Thế nhưng những tấm lòng trong thiên hạ đã gặp nhau, sự thành tâm và sở thích cao
quý của quản ngục đã làm Huấn Cao cảm động.
II. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
- Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng từ nguyên mẫu người anh hùng Cao Bá Quát đầu thế kỷ
XIX.
- Nguyễn Tuân đã tạo ra tình huống éo le để tô đậm những vẻ đẹp khác thường của nhân vật. ( Tình huống
điển hình lảm nảy sinh những tính cách điển hình).
1. Huấn Cao – Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:
- Tài viết chữ của ông Huấn qua lời đồn của dân vùng tỉnh Sơn và qua những lời nhận xét của viên quản ngụ c
và thầy thơ lại.
- Niềm ao ước cháy bỏng của quản ngục và tấm chân tình, sự đối đáp của quản ngục để xin chữ Huấn Cao. “
Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm ( …). Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời”.
Cho nên , “ Sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do
tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ của ông Huấn Cao, viên quản ngục không chỉ phải kiên trì, mà còn
phải liều mạng. Bởi quản ngục cũng biết thế nào là cái giá phải trả cho kẻ bỏ qua lệnh triều đình biệt đãi tội
phạm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạnh của mình.
- Chữ Huấn Cao vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của cả một đời con người.
2. Huấn Cao – Một con người có thiên lương trong sáng:
- Ông chỉ cho chữ chỗ bạn thân và tri kỉ, không vì bạc vàng hay quyền thế mà ép mình viết chữ bao giờ “ta
nhất sinh không vì vàng ngọc hay vì quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
- ý thức tự trọng, tinh thần nghĩa khí qua hành động đuổi viên quản ngục
- Trọng thiên lương, Huấn Cao đã thực sự cảm động trước “tấm lòng trong thiên hạ” và sở thích cao quý của
quản ngục
- Muốn người khác giữ trọn thiên lương, bằng việc gửi lại cái đẹp, cái ân tình của nhữngc người tri kỉ Huấn
Cao đã khuyên quản ngục và quản ngục cảm động, tỉnh ngộ. Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục không chỉ vì
mục đích chơi chữ mà chủ yếu để cữu người, cứu một thiên lương lầm đường lạc lối quá lâu ngủ quên trong
lớp tro tàn nguội lạnh của ngục tù phong kíên.
3. Huấn cao – Một khí phách anh hùng.

- Lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống triều đình, chấp nhn tội danh “ cầm đầu bọn phản nghịch”
- Ngục tù chỉ gông cùm được thể xác, Huấn Cao vẫn sống tự do về tinh thần, vẫn những hứng sinh bình mà
ông từng làm: Rỗ gông, nhận rượu thịt thảm nhiên, đuổi quản ngục…lạnh lùng, thảm nhiên trước cái chết
đang đến gần
- Một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường mà không hề nao núng, vẫn ung dung, đàng hoàng “ Đến cái cảnh
chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là…”. Đối với viên quản ngục, ônh chẳng những không sợ mà còn tỏ ra
khinh bạc đến điều”.
- Sáng tạo thư pháp và truyền lại cái đẹp trước khi lĩnh án tử hình mà vẫn ung dung, đường hoàng chứng tỏ
trong con người tài hoa ây là một khí phách vô cùng cứng cỏi và vượt trên hoàn cảnh.
4. Cảnh cho chữ - Nơi hội tụ và thăng hoa tất cả những vẻ đẹp của hình
tượng Huấn Cao
- Cảnh xưa nay chưa từng có: Thời gian, không gian đặc biệt, tư thế cuả kẻ xin người cho. Cái đẹp, cái thiện
đã chiến thắng cái ác và cái xấu, thiên lương và nhân cách con người đã làm cảm động và thanh lọc tâm hồn
một con người.
Trang Nguyễn Thanh Phúc
15
15
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
5. Tư tưởng của nhà văn gửi gắm.
- Một tinh thần dân tộc sâu sắc: Yêu mến và trân trọng nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc.
- Lòng say mê cái đẹp và đi tìm cái đẹp ở tài năng, đạo đức và nhân cách con người.
- Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương và nhân cách ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo, ngay ở
môi trường của cái ác và bóng tối.
III. Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân ) để làm sáng
tỏ nhận xét : “ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng
biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” ( Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân )
- Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ mãy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục
lại có thú chơi thanh cao- thú chơi chữ.

Ngay từ thời trẻ khi mới “ biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” ông đã có sở nguyện “ một ngày kia được treo ơ
rnhà riêng của mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết
- Quản ngục trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động “ biệt đãi” của ông đối với Huấn
Cao: Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là Huấn Cao, Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục; Kiên trì,
nhẫn nhục để có được một bức chữ như sở nguyện
- Sở nguyện thanh cao muốn có được chữ Huấn Cao để treo ở nhà riêng của mình bất chấp nguy hiểm, cùng
thái độ thành kính đón nhận chữ của Huấn Cao cho thấy tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài”, biết trân trọng những
giá trị văn hoá của viên quản ngục.
- Diễn biến nội tâm, hành động và cách ững xử của viên quản ngục cho ta thấy không chỉ Huấn Cao mà cả
viên quản ngục cũng có một nhân cách đẹp đẽ “ một tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó
là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
- Viên quan ngục là một người biết chữ thiên lương, biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có tâm
hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng cái đẹp.
IV. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ. Tại sao có thể nói là “đây là
một cảnh xưa nay chưa từng có”?
- Hoàn cảnh cho chữ: thời gian, địa điểm, ánh sáng
- Tư thế của người xin và người cho xưa nay chưa có: Sự đổi ngôi giữa Huấn Cao và Quản ngục
- Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng
- Giá trị, ý nghĩa: cái đẹp không thể chung sống với cái ác, muốn tôn thờ cái đẹp phái có thiên lương,
Khẳngđịnh sự bất tử của cái đẹp và cái thiện, của thiên lương
- Nghệ thuật tạo hình, tương phản
CHÍ PHÈO – NAM CAO
Hãy xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của
nhà văn Nam Cao? Nêu ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không.
Các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo
- Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến.
- Nhà tù - Làng Vũ Đại – Vườn chuối ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không.
Ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không
- Cái lò gạch bỏ không là nơi ẩn giấu những sinh linh vô thừa nhận, nơi sinh ra những Chí Phèo. Và đó chính
là sự luẩn quẩn của xã hội; xã hội ấy sẽ vẫn còn những Chí Phèo con nối nhau ra đời, sống cuộc sống bi kịch

cho chính mình và reo rắc bi kịch cho người xung quanh.
Cảm nhận của anh( chị) về bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác
phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó
hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ và nghệ
thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao giai đoạn trước cách mạng, ra đời
năm 1941.
Chí Phèo là nhân vật trung tâm, là linh hồn của tác phẩm. Qua hình tượng Chí Phèo, một người nông dân
điển hình tiêu biểu cho thân phận bị đầy đoạ, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người, Nam Cao chẳng những
thể hiện một cái nhìn hiện thực có chiều sâu mà còn thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo vừa phong phú vừa mới
mẻ với bút pháp nghệ thuật đặc sắc.
- Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi tỷong cái lò gạch bỏ không, được anh thả ống lươn rước
lấy và đem cho một người đàn bà goá mù. Người đàn bà goá mù lại bán hắn cho bác phó cối không con. Bác
phó cối chết, hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi Chí làm canh điền cho
nhà Bá Kiến Thời đó Chí hiền lành như đất; Ước mơ giản dị: Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc
Trang Nguyễn Thanh Phúc
16
16
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
mướn Vợ dệt vái Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, khoẻ mạnh về thể xác, lành mậnh về tâm
hồn.
- Vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến nhẫn tâm đẩy người thanh niên này vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên
cường hào, sau 7,8 năm đã biến một người nông dân khoẻ mạnh thành "con quỷ dữ làng Vũ Đại":
+ Nhân hình " Trông gớm chết"
+ Nhân tính là một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, đập đầu ăn vạ, đập phá, đâm chém, triền miên trong
những cơn say
+ Trở thành "con dao trong tay đồ tể", anh đầy tớ mới của lão Bá Kiến: Đập phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập
nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao người lương thiện.

+ Mọi người đều "sợ và tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua". Chí đã bị khai trừ ra khỏi cộng đồng người.
- Bước ngoặt cuộc đời và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
+ Chí gặp Thị Nở, ân ái với thị rồi nôn mửa. Thị Nở dìu Chí vào nhà và đi "nhặt nhạnh những manh chiếu
rách đắp cho hắn".
+ Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh dậy và những cảm giác thuộc về con người trong Chí cũng được thức tỉnh
cũng chính là bản chất người lao động lương thiện trong Chí đã được thức tỉnh: Bâng khuâng, mơ hồ
buồn Rồi nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ và dừng lại ở hiện tại, hắn thấy mình đã già, " đã sang cái
dốc bên kia của cuộc đời" Tương lai đáng buồn hơn, bởi " đói rét và cô độc" đang chờ đợi hắn. Nhận sự
chăm sóc tận tình của Thị Nở, " mắt Chí Phèo ươn ướt" và hắn cười " cái cười nghe thật hiền". Cuộc gặp gỡ
với Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tăm tối triền miên của Chí Phèo. Hắn "thèm lương
thiện, hắn muốn dàn hoà với mọi người biết bao". Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, sẽ là chiếc cầu nối, là niềm
hi vọng cuối cùng để hắn trở lại làm người lương thiện.
+ Niềm hi vọng vừa hé mở đã bị dập tắt. Bà cô Thị Nở(đại diện cho định kiến xã hội) kiên quyết ngăn cản
mối tình này. Bà không đồng ý cho cháu bà " đâm đầu" đi lấy thằng Chí Phèo- " con quỷ dữ của làng Vũ Đại"
bấy lâu nay chỉ có một nghề " rạch mặt ăn vạ". Chí Phèo thực sự rơi vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn: bi kịch
bị xã hội dứt khoát cự tuyệt quyền làm người.
+ Nghe những lời trút giận của Thị Nở, lúc đầu Chí cười ngặt nghẽo nhưng khi hiểu ra hắn " ngẩn người",
hắn như " hít thấy hơi cháo hành". Khi thị ra về hắn " đuổi theo thị, nắm lấy tay thị". Như vậy, chứng tỏ Chí
khao khát tình yêu, thiết tha đến với Thị Nở- đến với cuộc đời lương thiện biết chừng nào.
+ Chí Phèo rơi vào tình thế tuyệt vọng, thấm sâu bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người nhưng lại
không được làm người Vật vã, đau đớn, Chí lại lôi rượi ra uống. Nhưng thật lạ, hôm nay " hắn càng uống
càng tỉnh ra", lại thoảng hơi cháo hành " hắn ôm mặt khóc rưng rức" )Quá trình diễn biến tâm trạng phức
tạp: ngạc nhiên (vì sao mọi người không chấp nhận Chí) ® chợt hiểu (một người như Thị Nở mà vẫn không
chấp nhận mình) ® thức tỉnh ® hi vọng ® thất vọng ® đau đớn ® phẫn uất ® tuyệt vọng).
+ Chí Phèo xách dao đi. Nhưng không rẽ vào nhà Thị Nở như dự định ban đầu, mà lại đến nhà Bá Kiến.
Trong cơ đau khổ tuyệt vọng, Chí Phèo thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn mình là Bá
Kiến. Đứng trước Bá Kiến, Chí Phèo chỉ tay vào mặt lão dõng dạc đòi quyền làm người, đòi được làm lương
thiện. Chí Phèo vung dao giết chết Bá Kiến và quay lại kết liễu cuộc đời mình. Chí Phèo chết vì chỉ có cái
chết mới giúp nhân vật thoát khỏi kiếp sống quỷ dữ. Trước đây để tồn tại, Chí Phèo phải bán bộ mặt người,
linh hồn người cho quỷ. Đến nay khi linh hồn đã về, Chí Phèo phải đổi cả sự sống của mình. Như vậy, rõ ràng

đối với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng.
- Giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm:
+ Nhà văn Nam Cao đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ
đã bị xã hội thực dân nữa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ. Người nông dân trong xã hội cũ dù có bị vùi
dập, bị bóc lột cả nhân hình, nhân tính vẫn âm ỉ bản chất tốt đẹp bên trong. Chỉ cần một chút tình thương, bản
chất ấy sẽ thức tỉnh, hồi sinh.
+ Tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân nữa phong kiến không những thúc đẩy người nôn dân lương thiện vào
con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
- Đặc sắc về nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả.
+ Kết cấu mới mẻ, phóng túng không tuân theo trật tự thời gian nhưng rất chặt chẽ, lôgic.
+ Cốt truyệnn và các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và và luôn biến hoá càng về sau càng gây cấn với
những tình huống quyết liệt bát ngờ.
+ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa nghệ thuật vừa gần với lời ăn tiếng nói của đời sống. Giọng
điệu phong phú, biến hoá. Trần thuật linh hoạt
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có những tên gọi nào? Anh (Chị) hãy nhận xét những tên gọi
đó.
- Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: Nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa
vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn
Trang Nguyễn Thanh Phúc
17
17
Văn học là nhân học Trang TÁC GIẢ VÀ TÁC
PHẨM
mạnh tính chất quy luật của của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan
đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân.
- Sau đó Nhà xuất bản Đời mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: Nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo- thị Nở,
gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm.
- Cuối cùng tác phẩm có tên Chí Phèo: Cách gọi này đã thể hiện được đầy đủ chủ đề và ý nghĩa tư tưởng của
tác phẩm.

Từ câu chuyện về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao
anh (chị) hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương con người.
1. Mở bài:
- Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”.
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Sức mạnh của tình yêu thương con người.
2. Thân bài:
a) Ý nghĩa về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao:
- Chí Phèo bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh, hồi
sinh sau khi gặp thị Nở.
- Thị Nở vốn là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờnnhưng lại mang trong mình một tài sản vô giá mà cả
làng Vũ Đại không ai có được đó là lòng tốt bình thường. Chính tình người thô mộc, chân thành của thị đã
đánh thức phần người lương thiện bị vùi lấp bấy lâu nay trong Chí Phèo.
- Qua câu chuyện về sự thức tỉnh của Chí Phèo, NamCao đã khẳng định: sức mạnh của tình yêu thương con
người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực. Tình người người sẽ cứu được tính người.
b) Bàn về sức mạnh của tình yêu thương con người:
- Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất của con người, là cái gốc của đạo đức, là nền tảng của luân lý xã
hội.
- Biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ, dạy dỗ, giữa người với
người trong cuộc sống.
- Tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh lớn lao có khả năng cảm hoá, giáo dục con người nhanh
chóng, mạnh mẽ khiến cho cuộc sống nhân loại trở nên tốt đẹp hơn.
- Bài học nhận thức và hành động: Hãy biết yêu thương và nhân lên trong mọi trái tim lòng yêu thương để
phát huy sức mạnh của nó.
3. Kết bài:
Khẳng định lại sức mạnh của lòng yêu thương.
Trang Nguyễn Thanh Phúc
18
18

×