Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.88 KB, 112 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là trong xu thể hội nhập kinh tế
quốc tế có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành,
nghề của đât nước. Mức tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao, GDP ngày càng
cao, khối lượng đóng góp của các ngành nghề vào GDP ngày càng lớn và theo
xu hướng giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Điều này đã mở
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam nói
riêng và thành phần kinh tế khác nói chung với thị trường rộng mở, đầu tư
nước ngoài sẽ tốt hơn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức để các
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh mà
các đối thủ sẽ hơn hẳn chúng ta về cả vốn, công nghệ, cả trình độ quản lý....
Hiện nay, với 6 nhà cung cấp cùng nhau chia sẻ thị trường thông tin di
động Việt Nam. Bằng các chiến lược, chính sách chương trình khác nhau đã
và đang làm nên một cuộc chiến cạnh tranh giành giật thị trường vô cùng sôi
động và hứa hẹn sẽ còn sôi động hơn khi có thêm sự tham gia của các nhà đầu
tư nước ngoài trong thời gian tới.
Công ty thông tin di động VMS MobiFone, đơn vị dẫn đầu ngành thông
tin di động Việt Nam, mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất Việt
Nam, với lịch sử 14 năm hoạt động và phát triển, cũng đã và đang nỗ lực hết
minh để củng cố địa vị của mình trên thị trường. Nhưng, chúng ta đang sống
trong môi trường hội nhập và phát triển. Vị trí giành được hôm nay nhưng có
thế sẽ bị đối thủ giành giật mất vào ngày mai. Nhất là khi phải đối mặt cùng
các nhà đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư mà từ lâu đã coi Việt Nam là
mảnh đất màu mỡ để phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ thực tiễn thị trường, sau một thời gian thực tập tại công ty thông


tin di động VMS MobiFone, tôi quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao khả
năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone trong hội
nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của
mình.
Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh,
phân tích khả năng cạnh tranh của công ty trước các đối thủ hiện tại và tương
lai, Từ đó, có những đề nghị về phương hướng phát triển và giải pháp để
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập
kinh tế quốc tế
Phương pháp nghiên cứu: Để có thể thu thập thông tin làm cơ sở đưa ra
những giải pháp, chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
thống kê, phân tích kinh doanh, dự báo, đọc tài liệu..
Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề của mình tôi nghiên cứu về khả
năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS trên thị trường đồng thời
đề nghị những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh này trong môi
trường hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung của chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty thông
tin di động VMS MobiFone
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty thông tin di động VMS MobiFone.
Trong phạm vi của một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, các vấn đề về
cạnh tranh mà em có thể nghiên cứu chỉ ở trong một phạm vi nhất định. Em
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thấy cô đê em có thể hoàn thiện
chuyên đề của mình hơn nữa.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chương I
Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh
nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.
I, Hội nhập kinh tế quốc tế và sự cần thíêt phải nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp
1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm
2006.
Năm 2006, kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện trong nước và thế
giới có những sự kiện nổi bật: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị
APEC 2006 tại Hà Nội thành công tốt đẹp, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thông qua quy chế bình
thường vĩnh viễn với Hoa Kì( PNTR).... Bên cạnh đó, cũng có không ít các
yếu tố khó khăn tác động không thuận đến sản xuất và đời sống dân cư: Ở
trong nước là ảnh hưởng của bão số 1, bão số 6, bão số 9 và các bất thường về
thời tiết khác; dịch bệnh trong nông nghiệp..., trên thị trường quốc tế, giá cả
nói chung, đặc biệt là giá xăng dầu diễn biến phức tạp và có chiều hướng
tăng. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính phủ thông
qua các chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các
cấp, các doanh nghiệp và toàn dân, kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị, xã hội
ổn định. Có thể đánh giá tình hình phát triển kinh tế năm 2006 như sau:
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng
8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch
vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần
trăm.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên
41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%. Trong đó:
 Giá trị sản xuất nông nghiệp:
- Giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo
giá cố định) ước tính tăng 4,4% so với năm 2005, trong đó nông nghiệp tăng
3,6%; lâm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%.
- Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2006 ước tính đạt 3695,9 nghìn tấn, tăng
6,6% so với năm trước, trong đó nuôi trồng tăng 14,6% và khai thác tăng
0,7% (khai thác biển tăng 0,9%). Trong tổng sản lượng thuỷ sản, cá 2633,1
nghìn tấn, tăng 6,6% ; tôm 459,3 nghìn tấn, tăng 5,6%.
 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 490,82
nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực doanh
nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản
lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 18,8% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 6,5%, các ngành khác tăng 25,4%).
Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp hơn, chủ yếu do giảm
số doanh nghiệp, giảm nhiều nhất là doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý
do tiếp tục thực hiện triệt để hơn chủ trương của Nhà nước về đổi mới, sắp xếp
lại doanh nghiệp Nhà nước.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
 Đầu tư
- Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giá thực tế ước tính đạt 398,9
nghìn tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ
trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%;

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%.
-Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước
tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó
vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn
do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển. Tính
từ đầu năm đến 18/12/2006, cả nước có 797 dự án đầu tư nước ngoài được cấp
giấy phép với tổng số vốn đăng ký 7,57 tỷ USD, bình quân 1 dự án đạt 9,5 triệu
USD.
 Thương mại
-Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính
đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước và
tăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với
mức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên.
Trong tổng mức, kinh tế nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh
tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 21,5%
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính
đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%;
nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất
khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%).
-Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt
4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
20,5% so với năm trướ Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD,
tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức
tăng trên 20% như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch
vụ hàng hải tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%. Nhập khẩu hàng hoá

năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và
tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ
USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%.Nhập khẩu dịch vụ
năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du
lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220
triệu USD).
 Bưu chính, Viễn thông 2006 tiếp tục là năm sôi động. Trên thị trường
thông tin di động, có thêm mạng điện thoại di động EVN từ tháng 3/2006, thử
nghiệm dịch vụ điện thoại di động CDMA của Viễn thông Hà Nội từ tháng
11/2006; các nhà cung cấp không ngừng đưa ra các loại hình dịch vụ mới và đa
dạng để thu hút khách hàng; kết cấu hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn thiện.
Mạng lưới bưu chính được củng cố. Ước tính đến hết tháng 12/2006, trên cả
nước đã có 25,4 triệu thuê bao điện thoại, tăng 60,5% so với cùng thời điểm
năm 2005, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tới 67,4% thị phần
với 17,1 triệu thuê bao (7,6 triệu thuê bao cố định và 9,5 triệu thuê bao di
động). Số thuê bao internet phát triển năm 2006 của toàn mạng ước tính đạt
1,19 triệu thuê bao, bằng 95,9% so với năm 2005, do khách hàng chuyển sang
sử dụng thuê bao băng rộng (ADSL). Ước tính đến cuối năm 2006, cả nước
có 4,1 triệu thuê bao internet (với 1,77 triệu thuê bao thuộc Tập đoàn Bưu
chính, Viễn thông). Tổng doanh thu bưu chính, viễn thông năm 2006 ước tính
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 34,8 nghìn
tỷ đồng.
Năm 2006 đã khép lại với nhiều những sự kiện quan trọng, cả trong
nước và quốc tế. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển của Việt Nam là xu
hướng toàn cầu hoá đang trở nên phổ biến trên thế giới thì mở cửa, hội nhập

và cạnh tranh là vấn đề đang trở nẻn ngày càng khách quan hơn. Cùng với xu
thế đó, ngành bưu chính viễn thông mà cụ thể là lĩnh vực thông tin di động đã
và đang có nhiều biến đổi sâu sắc. Các nhà cung cấp mới xuất hiện, các dịch
vụ đưa ra ngày càng đa dạng đang làm cho cuộc chiến cạnh tranh giữa các
mạng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
2. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Gia nhập vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là việc trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa vị trí
của Việt Nam lên một tầm cao mới khẳng định vị thế đất nước ta, dân tộc ta
đối với cộng đồng quốc tế, là một minh chứng hùng hồn về quyết tâm và nghị
lực của nhân dân ta xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ, ổn định về chính
trị, công bằng, gắn kết về xã hội, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xứng đáng là
một trong những nền kinh tế phát triển năng động, sẵn sàng thực hiện các cam
kết chung với cộng đồng quốc tế. Thêm vào đó là chủ trương cải cách mở cửa
kêu gọi đầu tư nước ngoài, tích cực xây dựng phát triển kinh tế theo xu hướng
đa dạng hoá đa phương hoá đã tạo ra cho các doanh nghiệp rất nhiều những
cơ hội và thách thức:
Các cơ hội khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.:
Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt của nước ta có thể nói đã thay đổi hoàn
toàn, được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vào hàng nhanh
nhất trên thế giới, Việt Nam đang từng ngày từng giờ nỗ lực vì sự phát triển
phồn thịnh quốc gia. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đựoc đánh giá
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có nguồn nhân lực
dồi dào, thì trường tiêu thụ rộng lớn với dân số hơn 83 triệu người , có thành
phần là dân số trẻ, sức mua lớn, khả năng tiêu thụ hàng hóa là rất lớn, thêm
vào đó là các chính sách khuyến khích đầu tưmỏ cửa thị trường của nhà nước,
xu thế hội nhập càng mở ra cho nước ta nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư

lớn, uy tín trên thế giới đến với Việt Nam. Hiện nay, nhiều tập đoàn đa quốc
gia cũng đã có mặt ở Việt Nam, và số lượng sẽ ngày càng tăng lên kể từ năm
2007 này khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của WTO.
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thì chúng ta cũng có
nhiều cơ hội được tiếp xúc, sử dụng tận dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến
hiện đại của nước ngoài nhằm rút ngắn quá trình hiện đại hóa, các dây chuyền
hiện đại sẽ đưa lại những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng. Song song với việc hiện đại hóa quy trình sản xuất
thì vốn cũng là một lợi thế khi chúng ta hội nhập. Thị trường Việt Nam rộng
lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ dừng lại ở quy mô vừa và nhỏ, vốn
ít, nên các dự án đầu tư lớn khó lòng thực hiện nếu không có sự đầu tư từ
nước ngoài, việc thu hút vốn từ bên ngoài sẽ giúp Việt Nam không chỉ giảm
bớt các khoản nợ nước ngoài mà còn có cơ hội thực hiện các dự án lớn. Đặc
biệt, việc xuất hiện các ngân hàng lớn mở ra cơ hội đầu tư lớn hơn cho mọi
người, cho các doanh nghiệp cho cá nhân và cho xã hội.
Việc gia nhập WTO cũng như gia nhập các tổ chức diễn đàn kinh tế lớn
trên thế giới tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa, cơ hội được thế giới biết đến Việt Nam với những sản
phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu câu khách hàng đang mở ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được chơi
trong 1 sân chơi với các anh lớn mà ở đó sự bình đẳng được tôn trọng tuyệt
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đối. Cạnh tranh bình đẳng , đầu tư bình đẳng và cơ hội dành cho tất cả các
doanh nghiệp là như nhau.
Đối với ngành viễn thông, thì công nghệ là yếu tố sẽ được nhiều nhất.
Chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được tiếp xúc vơí các công nghệ tiên tiến
hiện đại trên thế giới. Đây là một yếu tố rất quan trọng để ngành viễn thông
nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đem lại cho khách hàng

chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao, đem lạio nhiều các dịch vụ tiện
ích, các dịch vụ giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.
Các thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam:
Trên thực tế, các cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở
dạng tiềm năng, còn các thách thức thì đã là rất hiện thực. Khi đã trở thành
thành viên của WTO, sự cạnh tranh chắc chắn sẽ khốc liệt hơn hiện nay rất
nhỉều, đặc biệt với phần kinh doanh dịch vụ,vì theo cam kết, thị trường dịch
vụ không có hạ tầng mạng sẽ mở rộng hơn so với cam kết trong BTA.
Bên nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức vốn góp lên cao hơn,
khả năng kiểm soát của nước ngoài đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ
cũng lớn hơn... đây cũng là nguy cơ mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Quy mô mạng lưới của chúng ta còn nhỏ bé, năng lực của doanh nghiệp
còn chưa cao, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính viễn thôn còn
yếu. Cách thức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ cao của
các đối tác sẽ tạo nên một áp lực ghê gớm đối với hoạt động dịch vụ vốn còn
khá non trẻ của các doanh nghiệp trong nước.
Hệ thống luật pháp cũng là một nguy cơ đối với các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực thông tin di động. Hệ thống luật pháp của chúng ta chưa
đồng bộ, thêm vào đó là các thông lệ điều ước quốc tế. Gây cho các doanh
nghiệp không ít các khó khăn.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế, đã đem laị cho các doanh nghiệp Việt
Nam noí chung và các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông nói
riêng nhiều các cơ hội để tăng khả năng kinh doanh trong thời đại mới nhưng
đồng thời cũng đưa lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp để có thể tồn
tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng trỏ nên khốc liệt hơn.
II. Khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp

1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của 1 doanh nghiệp
1.1 Khái niệm cạnh tranh
Có nhiều quan điểm khác nhau diễn đạt khái niệm cạnh tranh. Khó khăn
không chỉ ở chỗ nó được diễn đạt khác nhau mà còn vì không có sự nhất trí
rộng rãi đối với các khái niệm này. Cạnh tranh là khái niệm được sử dụng
rộng rãi, trên cả bình diện vi mô và vĩ mô. Cạnh tranh không chỉ ở trong
doanh nghiệp mà còn cạnh tranh giữa các ngành, các quốc gia, khu vực. Trên
mỗi phương diện lại xem xét cạnh tranh trên góc độ khác nhau, sử dụng các
tiêu chí khác nhau để đánh giá về khả năng cạnh tranh. Nhưng xét trong phạm
vi 1 doanh nghiệp, thì cạnh tranh cuối cùng cũng nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị
thế, an toàn, trong khuôn khổ luật pháp và định hướng quốc gia.
Cạnh tranh xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất
hàng hoá. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, người ta không coi là một quá
trình cũng như không quan sát và phân tích những tác động của chúng trong
nền kinh tế. Chỉ đến khi các khái niệm giá trị, giá bán được nghiên cứu một
cách nghiêm túc thì khi đó vấn đề mới được đặt đúng vị trí vốn có của nó.
Vào đầu những năm 20 của thế kỷ 20, nhiều nhà kinh tế học đã bỏ nhiều
công sức để nghiên cứu để vượt qua sự tách bạch giữa độc quyền thuần tuý và
cạnh tranh không hoàn hảo.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cạnh tranh độc quyền, theo nghĩa rộng , có thể hiểu là cạnh tranh giữa
nhiều đơn vị cung với những hàng hoá khác biệt cạnh tranh lẫn nhau trên thị
trường với một số lượng các nhà cung cấp nhất định, cạnh tranh độc quyền
tạo cơ sở cho các doanh nghiệp có thêm những phương pháp để xây dựng
chiến lược Marketing khác nhau phù hợp với vị trí của mình trên thị trường
đồng thời ohù hợp với hình thái thị trường. Nhà kinh tế học áo
Schumpeter( 1883-1950) đưa ra luận điểm về cạnh tranh bằng sản phẩm mới,
bằng kỹ thuật mới, bằng nguồn cung ứng mới, theo ông, đổi mới chính là sự

phá huỷ mang tính sáng tạo. Các nhà tư tưởng mang trường phái trọng nông
là những người đầu tiên phát hiện ra ý ngĩa của cạnh tranh thông qua việc
nghiên cứu biến động về giá cả. Họ cho rằng, giá cả tự nhiên bao gồm lao
động chứa trong sản phẩm và địa tô, nếu có bất thường nào đó xảy ra thì giá
thị trường này có thể chênh lệch với giá tự nhiên trong một thời gian ngắn.
Khi đó, cạnh tranh sẽ hoạt động tích cực để điều chỉnh cho giá thị trường trở
về giá tự nhiên. Adam Smith là người đã tiếp thu và hoàn thiện nội dung này
và bổ sung vào đó các yếu tố cạnh tranh của bên cầu, và như vậy, ông được
coi là người đầu tiên đưa ra luận điểm tương đối đầy đủ hoàn thiện về lý
thuyết cạnh tranh.C. Marx định nghĩa: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu
tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Theo cuốn từ điển kinh doanh(xuất bản năm 1992 ở Anh), cạnh tranh
trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: Sự ganh đua kình địch giữa các
nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng 1 loại về phía
mình
Trong Đại từ điển tiếng Việt có ghi: Cạnh tranh là 1 khái niệm được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đơn giản hoá, có thể hiểu cạnh tranh
là một sự ganh đua giữa 1 nhóm người mà sự nâng cao vị thế của người này
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sẽ làm giảm vị thế của người kia. Điều kiện cho sự cạnh tranh trên 1 thị
trường là : có ít nhất 2 chủ thể quan hệ đối kháng và có sự tương ứng giưa sự
cống hiến và phần được hưởng của mỗi thành viên trên thị trường…
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghịêp của tổ chức hợp tác và Phát
triển kinh tế( OECD) đã đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau: Là khả năng
của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, và vùng trong việc tạo ra việc làm và
thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa như

sau: là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một
cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện
một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu
của doanh nghiệp , đồng thời đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh càng trở nên quan
trọng và có ý nghĩa. Nó trở thành động lực, và là điều kiện cần thiết để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển.
Trong cuốn sách “ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện
toàn cầu hoá của tác giả Trần Siêu, đưa ra khái niệm cạnh tranh trong điều
kiện hội nhập kinh tế như sau: Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu vươn lên
không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong 1 lĩnh vực hoạt động nào đó
bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra nhiều lợi thế
nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất hiệu quả và hiệu quả cao nhất.
Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản
phẩm ( hàng hoá và dịch vụ ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau
như kỹ thuật , kinh tế chính trị, quân sự, tâm lý xã hội.
Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá,
là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển
hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
càng gay gắt, kết quả của cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn
kém hiệu quả.
1.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vì trí của nó một cách lâu dài và có ys chí trên thị
trường cạnh tranh , đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ
đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện
các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra .

Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt,
một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường thì phải có một
tiềm lực đủ mạnh và sử dụng các nguồn lực đang có một cách hiệu quả để có
thẻ cạnh tranh được trên thị trường, đó chính là sức cạnh tranh của doanh
nghiệp( hay còn được gọi là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp)
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều mặt. Các doanh
nghiệp phải luôn luônn đưa ra các phương án , các giải pháp tối ưu nhất để giảm
chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành, giá bán, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất , nâng cao hiệu quả quản l để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ
chức tốt mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút
được khách hàng , mở rộng thị trường.
Chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là
thị phần mà doanh nghiệp đã chiếm được. Thị phần càng lớn thể hiện rõ khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh , doanh
nghiệp phải có sức cạnh tranh , doanh nghiệp phải chiếm giữ được thị trường bất
kể nhiều hay ít, chính điều này đã phản ánh được quy mô tiêu thụ của doanh
nghiệp. Qua đó, ta cũng có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh yếu tương đối của doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nâng cao khả năng cạnh tranh là một điều tất yếucủa mỗi doanh nghiệp hoạt
động trong cơ chế thị trường nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm
ngặt một chu trình chất lượng và đảm bảo các yếu tố của chất lượng tổng hợp
Để tăng cường khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không thể không chú đến
các yếu tố về giá và các dịch vụ sau bán. Đó là những yếu tố mà khách hàng nào
cũng quan tâm khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ.
2. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Với mỗi quan điểm về cạnh tranh thì lại có các tiêu thức khác khau để
đánh giá về khả năng cạnh tranh nhưng xét trên góc độ nghiên cứu về cạnh
tranh của doanh nghiệp thông tin di động thì có thể đánh giá khả năng cạnh
tranh theo các tiêu thức sau:
 Chỉ tiêu định lượng:
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:
- Lợi nhuận là một yếu tố căn bản để đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu của doanh
nghiệp trừ đi tổng chi phí của doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận: Là chỉ tiêu định lượng tổng quát đánh gía sức cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận có thể được tính theo các cách sau:
+ M= (P/ DT)*100
Trong đó: + M : Tỷ suất lợi nhuận
+ P : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
+ DT: Doanh thu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận
trên mỗi đồng doanh thu.
+ M = (P/V)*100
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong đó : + V : Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này tính trên vốn kinh doanh phản ánh cứ mỗi đồng vốn doanh
nghiệp bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
+ M = ( P/CF)* 100
Trong đó: + CF : Tổng chi phí của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận được tính trên chi phí kinh doanh cho thấy doanh
nghiệp cứ bỏ ra một đồng chi phí thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Sự tăng giảm của tỷ suất lợi nhuận hàng năm thể hiện hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp trong cạnh tranh.
- Phạm vùng phủ sóng: được đánh giá qua các tiêu thức sau:
+ Số lượng trạm thu phát sóng
+ Diện tích vùng phủ sóng
Phạm vi vùng phủ sóng càng rộng , số lượng trạm thu phát sóng càng
nhiều, chứng tỏ quy mô đầu tư của doanh nghiệp càng lớn.
- Thị phần và số lượng thuê bao: Thị phần là số phần trăm thị trường
doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Đối với doanh nghiệp Thông tin di động, thị
phần được đo bằng số lượng thuê bao doanh nghiệp phát triển được. Số lượng
thuê bao thì đựơc đánh giá qua 2 tiêu thức là số lượng thuê bao đang hoạt
động và số lượng thuê bao trên mạng.
- Lãi suất trên mỗi một thuê bao: Lãi suất trên mỗi thuê bao được đánh
giá qua hành vi tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng tiêu dùng nhiều dịch
vụ của doanh nghiệp thì lãi suất trên mỗi thuê bao cao và ngược lại. Sự tiêu
dùng nhiều hay ít của khách hàng thể hiện trên sản lượng đàm thoại và các
sản lượng giá trị gia tăng của dịch vụ theo thời gian. Với chi phí cố định
không thay đổi, tỷ lệ tổng doanh thu trên tổng số thuê bao cũng thể hiện rõ nét
chỉ tiêu này.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Chất luợng mạng lưới: được đánh giá qua 2 chỉ tiêu
+ Tỷ lệ ngẽn mạng: là tỷ lệ số cuộc gọi không thực hiện được trên tổng
số cuộc gọi đã thực hiện
+ Tỷ lệ rớt cuộc gọi: Là số phần trăm số cuộc gọi đang thực hiện thì bì
ngắt giữa chừng trên tổng số cuộc gọi đã thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể đo được chính xác nhờ các
thiết bị chuyên dùng.
 Chỉ tiêu định lượng:
- Chăm sóc khách hàng: Công tác chăm sóc khách hàng là dịch vụ hậu

mãi, chỉ tiêu này là chỉ tiêu định tính vì nó đuợc đánh giá dựa trên cảm nhận
của khách hàng về dịch vụ mà mình dang sử dụng. Mỗi khách hàng có cảm
nhận riêng biệt về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, song, bên cạnh đó doanh
nghiệp cũng cần quan tâm có những đầu tư thích đáng cho công tác chăm sóc
khách hàng. Sự đầu tư này có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của khách hàng về
hình ảnh của doanh nghiệp.
- Trình độ nhân viên: Có thể đánh giá trình độ của nhân viên qua trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không thể
phản ánh một cách đầy đủ. Trình độ của nhân viên còn thể hiện qua việc đào
tạo của doanh nghiệp. Mặt khác , trình độ của nhân viên còn thể hiện ở nhận
thức được giáo dục, về thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng của mỗi người.
- Tâm lý tiêu dùng của khách hàng: Tâm lý tiêu dùng của khách hàng là
nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới một loạt khách hàng( hay
nhóm hàng) khác. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng bị ảnh hưởng bởi các chỉ
tiêu liên quan như: Chất lượng mạng lưới , vùng phủ sóng, các dịch vụ giá trị
gia tăng… Tuỳ theo từng loại khách hàng mà các chỉ tiêu này được đánh giá ở
các mức độ khác nhau. Chẳng hạn đối với những người th ường xuyên đi lại
thì chỉ tiêu vùng phủ sóng rất quan trọng. Đối với khách hàng thường xuyên
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đi lại trong vùng thì chỉ tiêu chất lượng mạng lưới lại là yếu tố quan trọng
hơn.
3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế
đang ngày càng mở rộng như hiện nay thì cạnh tranh trở thành một điều tất
yếu khách quan khẳng định vai trò ngày càng trở nên quan trọng. Cạnh tranh
được coi là động lực của sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà
của cả nền kinh tế.
3.1 Đối với doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
thì cạnh tranh trở nên cần thiết vì:
- Cạnh tranh được coi như cái sàng để lựa chọn và đào thải các doanh
nghiệp. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực
kỳ to lớn.
- Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh
tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh
nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Cạnh tranh đưa lại cho khách hàng các loại sản phẩm tốt hơn , đáp ứng
ngày càng cao hơn nhu cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển, không còn cách nào khác phải ngày càng hoàn thiện mình, đưa ra các
loại hình dịch vụ có chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị
trường. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên
tiến, cung ứng các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao hơn.
- Trong xu thế hội nhập và phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp
trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp
nước ngoài có tiềm lực lớn hơn các doanh nghiệp trong nước cả về vốn, kỹ
thuật, công nghệ… thì đòi hỏi các doanh nghiệp trong nướccàng phải quan
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tâm hơn nữa đến vấn đề làm như thế nào để cạnh tranh khi mà đối thủ hơn
mình về mọi mặt…
3.2 Đối với người tiêu dùng
Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng cao hơn, số lượng chủng loại
nhiều hơn, mẫu mã phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh sẽ có các
tác dụng sau:
- Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm mà theo họ là phù
hợp với yêu cầu và khả năng chi trả của họ

- Cạnh tranh làm cho lợi ích của người tiêu dùng tăng lên, chất lượng
hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả màn ngày càng tốt hơn. Cạnh tranh
làm cho các doanh nghiệp phải nâng cao hơn các hoạt động xúc tiến, nhờ đó
người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn từ sản phẩm mà họ được cung
cấp. Họ không chỉ đựơc cung cấp đơn thuần là sản phẩm mà còn được cung
cấp nhiều hơn thế, như các chính sách về bảo hành , bảo hiểm , chăm sóc
khách hàng, khuyến mại, giúp khách hàng hiểu hơn về nhóm sản phẩm mà họ
đang sử dụng , từ đó họ tìm được cho mình sự lựa chọn tốt nhất đối với sản
phẩm.
3.3 Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh được coi là linh hồn của nền kinh tế. Cạnh tranh là môi
trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, góp
phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
Cạnh tranh đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân
công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa
dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu
cầu ngày càng phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng
cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển kinh tế.
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh , tạo khả năng cho
doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có tầm nhìn nhận đúng hơn về nền kinh
tế thị trường, vào hội nhập và phát triển, rút ra bài học thực tiễn bổ xung vào
l luận kinh tế thị trường của nước ta.
Bên cạnh những tác dụng tích cực , cạnh tranh cũng làm xuất hiện
những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả , buôn lậu trốn thuế .. gây nên sự
bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích cảu nhà nước và của người tiêu
dùng.

Phát huy những yếu tố tích cực , hạn chế những mặt tiêu cực không chỉ
là nhiệm vụ của nhà nước , doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ
cá nhân.
III, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung và khả
năng cạnh tranh của công ty thông tin di động VMS MobiFone nói riêng
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nói chung
1.1 Các nhân tố thuộc về doanh ngiệp
 Yêú tố về sản phẩm
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gian sản xuất kinh doanh đều phải trả
lời 3 câu hỏi: sản xuất cái gi? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Và
như vậy doanh nghiệp đã xây dựng cho mình chính sách về sản phẩm. Không
một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có chính sách
về sản phẩm cho dù doanh nghiệp đó kinh doanh sản phẩm hữu hình hay vô
hình. Vấn đề doanh nghiệp cần giải quyết là làm như thế nào để sản phẩm của
mình đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thị trường , doanh
nghiệp phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp
luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu của thị trường
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bằng cách cải tiến các thông số của sản phẩm, thực hiện việc hoàn thiện mẫu
mã sản phẩm, phát huy thế mạnh các loại sản phẩm mà doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh đồng thời tìm kiếm các sản phẩm mới. Thực hiện đa dạng
hoá sản phẩm không chỉ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhu
cầu thị trường, bảo đảm doanh thu có lãi mà còn là biện pháp tốt để phân tán
rủi ro trong kinh doanh khi cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và
quyết liệt.
Cùng với đa dạng hoá sản phẩm, doanh nghiệp có thể dùng phương pháp
trọng tâm,tập trung vào các sản phẩm mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh,

có uy tìn chất lượng, hoặc các loại sản phẩm chuyên biệt sử dụng để cung cấp
riêng cho 1 đối tượng khách hàng hay một vùng miền nào đó nhất định. Trong
phạm vi này, doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, có
hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh và như vậy doanh nghiệp cũng có thể xây
dựng được cho mình một bức tường rào chắn hiệu quả hơn so với đối thủ
Một chiến lược mà doanh nghiệp cúng rất cần thiết phải làm đó là
thực hiện sự khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại ,
tìm ra các tính năng, các nét độc đáo riêng cho sản phẩm của mình để thu hút
sự chú ý của khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín của
doanh nghiệp.
Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, tối ưu là một
trong những vũ khí quan trọng bậc nhất quyết định đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường.
 Chất lượng
Đã có một thời , người ta coi yếu tố giá cả là yếu tố quan trọng bậc nhất
quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì họ cho rằng khách
hàng luôn yêu thích các sản phẩm có chất lượng cao mà giá lại hạ. Tuy nhiên
trong thời đại ngày nay, nếu sản phẩm có giá rẻ thì không thẻ có chất lượng
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cao được. Khách hàng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của sản
phẩm vì thế yếu tố giá trong cạnh tranh đã nhường chỗ cho các yếu tố vè chất
lượng. Tiêu chí của ngưòi tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm bây giờ là sản
phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Chât lượng sản phẩm là hệ thống
nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được hoặc so
sánh được thoả mãn những điều kiện kỹ thuật là những yêu cầu nhất định của
người tiêu dùng và xã hội.
Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát
triển của một doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước ở Việt

Nam. Một khi chất lượng không còn được đảm bảo thì cũng có nghĩa là doanh
nghiệp bị mất khách hàng mất thị trường , nhanh chóng đi tới chỗ bị suy yếu
và phá sản,
Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng sản lượng bán hàng
đồng thời thu hút đựoc khách hàng gắn bó lâu dài với sản phẩm, mở rộng thị
trưóng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp
 Yếu tố giá cả
Giá cả của một sản phẩm trên thị trường đã được hình thành thông qua
quan hệ cung cầu. Giá cả đóng vai trò quyết định mua hay không mua của
khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh , “ khách hàng là
thượng đế” họ có quyền lựa chọn những gì mà họ cho là tốt nhất và cùng một
loại sản phẩm có mức giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêu thụ của doanh
nghiệp sẽ tăng lên.
Giá cả được thể hiện như một vũ khí cạnh tranh thông qua việc đánh giá
của sản phẩm: định giá thấp , định giá ngang thị trường hay chính là chính
sách giá cao. Với một mức giá ngang thị trường giúp doanh nghiệp giữ được
khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra những giải pháp giảm gía thành lợi
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhuận thu được sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Ngược lại, với một
mức giá thấp hơn giá thị trường thì sẽ thu hút được khách hàng và tăng sản
lưọng tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị
trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá thị trường chỉ sử dụng
với các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp doanh nghiệp thu được
nhiều lợi nhuận( lợi nhuận siêu ngạch)
Để chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa
chọn các chính sách phù hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn trong
chu kỳ sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.

 Tổ chức hoạt động bán hàng:
Bán hàng là khâu hoạt động cuổi cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bán hàng là hoạt động đưa sản phẩm tới tay của
khách hàng, bán được hàng thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, bù đắp
đựoc chi phí và thu lợi nhuận.
Để sản phẩm của doanh nghiệp đến được với khách hàng , doanh nghiệp
cần tổ chức hoạt động bán hàng khoa học có hiệu quả, nhằm đáp ứng một
cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Xây dựng được một hệ thống bán
hàng tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc để phát triển thị
trường, bảo vệ thị phần có được của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
bán như khuyến mại , quảng cáo, chăm sóc khách hàng, hoạt động sau bán,
các dịch vụ hậu mãi… đây là một hình thức cạnh tranh phi giá cả , gây sự chú
ý và càng ngày thì đây càng được coi là công cụ để cạnh tranh có hiệu quả.
 Dịch vụ khách hàng:
Dịch vụ khách hàng là khâu tối quan trọng đối với các doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đây chính là biện pháp để doanh
nghiệp sử dụng để nâng cao hình ảnh, thu hút sự quan tâm chú ý của khách
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàng. Trước đây, công cụ này ít đựơc quan tâm, có thể do môi trường cạnh
tranh chưa thực sự gay gắt, tuy nhiên , trong những năm gần đây thì đây được
coi là tất yếu nếu doanh nghiệp muốn lôi kéo thêm sự chú ý của khách hàng
đối với doanh nghiệp mình.
Để thu hút đựoc sự quan tâm chú ý của khách hàng, doanh nghiệp cần
linh hoạt các hoạt động dịch vụ, đơn giản hoá các thủ tục, nâng cao chất
lượng dịch vụ phục vụ khách hàng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
 Các nguồn lực:

Nhân lực: Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để
đảm bảo thành công. Kennichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên
cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con
người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng
đúng được các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công
nghệ…một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội. Đánh giá và
phát triển tiềm năng con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính
chiến lược trong kinh doanh. Các yếu tố nên quan tâm là:
- Lực lượng lao động có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo:
liên quan đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động
có khả năng đáp ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Để có khả
năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, một con người phải có thể hội
tụ đủ các yếu tố: tố chất- kiến thức- kinh nghiệm. Tố chất là yếu tố bẩm sinh,
kiến thức do học tập, ngiên cứu mà có, kinh nghiệm do quá trình tích luỹ cá
nhân trong lao động mà thành. Sự khác biệt về các yếu tố trên hình thành nên
những cá nhân có khả năng khác nhau: Người quản lý, người tham mưu,
người sáng tạo, ngưòi thừa hành… Một doanh nghiệp có sức mạnh về con
ngưòi là doanh nghiệp có khả năng và thực hiện lựa chọn đúng và đủ số lượng
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lao động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng ngưòi trong một thể thống
nhất theo yêu cầu của công việc.
- Chiến lược con ngưòi và phát triển nguồn nhân lực: Liên quan đến sức
mạnh tiềm năng của doanh nghiệp về con người. Chiến lược con người và
phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh
con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưỏng và đổi mới
thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của kinh tế thị trường. Chiến lược này
liên quan không chỉ đến những vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn
khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh

nghiệp một đội ngũ lao động:
+ Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp
+ Có khả năng chuyên môn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo
+ Có sức khoẻ, có khả năng hoà nhập và đoàn kết
Vốn: là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông
qua khối lượng( nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào khả năng
kinh doanh, khả năng phân phối(đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh
doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu hay
phân phối quảng cáo …. đều phải tính đến thực trạng tài chính của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có đủ khả năng
để trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng,
hạ gía thành, giá bán sản phẩm và tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến
mại mạnh mẽ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, với
một khả năng tài chính hùng mạnh, một doanh nghiệp cũng có khả năng chấp
nhận lỗ một thời gian ngắn, hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ và mở rộng thị
phần của doanh nghiệp để sau đó lại tăng giá, thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Công nghệ: Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một
công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sẽ lảm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp lên rất nhiều.Với công nghệ hiện
đại, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao hơn, theo đó, giá thành sản phẩm
hạ, kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường, khả năng chiến thắng trong cạnh
tranh của doanh nghiệp sẽ là rất lớ. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào
lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc
thiết bị cũ kỹ vì chính nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí
sản xuất.
Tóm lại, các nhân tố thuộc về doanh nghiệp tác động trực tiếp đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: Sản phẩm, giá cả, tổ chức bán hàng,

dịch vụ khách hàng, và các nguồn lực của doanh nghiệp. Các nhân tố này, nếu
được lượng hoá thì chúng chính là yếu tố để đánh giá, đo lường khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ
cũng gắn liền với môi trường kinh doanh đó là các yếu tố ngoài doanh nghiệp
và do vậy , nó chịu sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố này:
 Phát triển kinh tế:
Đây là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế có tác động
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc
gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Nền kinh tế được ổn định sẽ là điều
kiện tốt để tăng trưởng. Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao sẽ kéo
theo sự tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân cũng tăng
lên. Mặt khác, nền kinh tế phát triển mạnh có ý nghĩa là khả năng tích tụ tư
bản lớn, và như vậy- tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên.
Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp nào có
Đỗ Thị Thu Thuỷ QTKD Thương mại 45B- ĐH KTQD
25

×