Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

đồ án không khí trường đại học công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.42 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
i
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay môi trường không khí của Việt Nam và các nước trên thế giới đang bị ô
nhiễm nặng nề. Việc khắc phục đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các nước đang phát
triển và các nước nghèo. Việt Nam là 1 trong số 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí
cao nhất thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe. Đây là kết quả
nghiên cứu vừa được công bố mới đây tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sỹ).
Thông tin này cũng đã được nhiều chuyên gia môi trường khẳng định trong nhiều nghiên
cứu và vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt đáng báo động tại các đô thị
lớn.Như chúng ta biết thì ô nhiễm không khí có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tác
nhân chính là do công nghiệp khi các nhà máy sản xuất không xử lý mà thải trực tiếp ra
môi trường làm cho môi ô nhiễm nặng như hiện nay. Nếu không có biện pháp phòng
chống thích đáng và kịp thời thì môi trường tự nhiên nói chung và môi trường không khí
nói riêng, xung quanh các nhà máy, khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy cơ ô
nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Ô nhiễm không khí là
sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm
cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa Ô
nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm của Việt Nam cũng như toàn thế
giới. Việc xử lý bụi và khí thải trong quá trình sản xuất là điều tất yếu phải có trong các
khu công nghiệp, nhà máy để bảo vệ môi trường không khí.
Trong những năm gần đây, nhiều tỉnh thành ở nước ta đã và đang đầu tư đẩy mạnh
phát triển công nghiệp, trong đó Ninh Thuận là một trong những tỉnh thuộc cực Nam
Trung Bộ có khá nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp ở thành phố Phan Rang tại
cụm công nghiệp Tháp Chàm. Với sự hoạt động hiệu quả của nhiều nhà máy như công ty
TNHH công nghệ sinh học Duy Ninh An chuyên sản xuất men vi sinh và thức ăn gia súc


đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng được nhu cầu thị trường ở địa
phương và các vùng lân cận.Tuy nhiên, với hiện trạng hiện nay của Công ty, dây chuyền
công nghệ với quy mô còn mang dáng dấp thủ công đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trong đó đặc biệt khí thải của nhà máy chứa nồng bụi cao trong đó là bụi than trong
quá trình đốt . Nếu lượng khí thải này không được xử lý trước khi thải ra môi trường thì sẽ
gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và người dân trong
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 2
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
khu vực xung quanh. Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi trong nhà máy trước khi
lượng khí thải này được đưa vào khí quyển là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để quá trình xử
lý bụi đạt hiệu quả tối ưu Nhà máy cần lựa chọn phương pháp và thiết bị lọc bụi phù hợp.
I.2. MỤC TIÊU ĐỒ ÁN
Với lưu lượng bụi thải ra từ quy trình sản xuất ta tính toán và thiết kế hệ thống xử lý
bụi khi phát thải ra môi trường bên ngoài và đảm bảo lượng bụi khi phát thải ra nằm trong
khoảng cho phép của quy chuẩn Việt Nam để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường xung
quanh cũng như sức khoẻ của người dân.
I.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Tìm hiểu thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội của nhà máy sản
xuất men vi sinh và thức ăn gia súc.
- Xác định nguồn thải của Nhà máy sản xuất.
- Thu thập số liệu về nguồn thải.
- Các phương pháp xử lý bụi.
- Lựa chọn thiết bị và tính toán thiết kế hệ thống xử lý bụi cho Nhà máy.
I.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập tài liệu liên quan tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học
và từ các web Thu thập số liệu từ DTM “Nhà Máy Sản Xuất Men Vi Sinh và Chế Biến
Thức Ăn Gia Súc” tại cụm công nghiệp Tháp Chàm phường Đô Vinh, thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận về các chỉ tiêu khí thải và các loại khí thải để đảm
bảo cho quá trình tính toán chính xác.

 Phân tích số liệu
Phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, tiến hành phân tích, chọn
lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra
Dựa vào lượng khí thải phát thải tính toán để biết lượng khí sinh ra bao nhiêu và khu vực
bị ảnh hưởng để có biện pháp xử lý sau cho phù hợp.
 Phương pháp tính toán và thiết kế hệ thống và xử lý bụi.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 3
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
II.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY
II.1.1. Vị trí địa lý
Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc.Dự án được xây dựng ở
cụm công nghiệp Tháp Chàm, TP Phan Rang – Tháp Chàm. Các trị số tọa độ mốc
giới của dự án theo hệ tọa độ VN 2000 như sau:
A (1284269,52; 575516,76);
B (1284140,23; 575504,98);
C (1284153,97; 575362,47);
D (1284194,14; 575382,36).
Vị trí tiếp giáp của dự án:
- Phía Bắc giáp: Kênh Bắc;
- Phía Nam giáp: lô số N4b;
- Phía Đông giáp: Đường giao thông nội bộ của cụm công nghiệp;
- Phía Tây giáp: Kênh Bắc.
Tổng diện tích sử dụng là 11.387m
2
(Theo quyết định số 2097/QĐ-UBND ngày
10/11/2010 của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận).
(Có Bản đồ trích lục địa chính khu đất kèm theo)

II.1.2. Điều kiện tự nhiên
a) Khí tượng
CCN Tháp Chàm nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng là khô
nóng và gió nhiều.
Theo Báo cáo Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Thuận của Bùi Đức Tuấn và số
liệu của Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phía nam cho thấy đặc trưng khí hậu
khu vực dự án như sau:
 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các
chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hóa
học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 4
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt
của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Nhiệt độ không khí bình quân nhiều năm khu vực Phan Rang là 27,2
0
C. Nhiệt độ
không khí cao nhất quan trắc được là 39,4
0
C. Nhiệt độ không khí thấp nhất quan trắc được
là 16,1
0
 Tốc độ gió
Tốc độ gió trung bình của Trạm Khí tượng Phan Rang khoảng từ 2,3 đến 2,4 m/s.
 Mưa
Lượng mưa bình quân năm tại khu vực xấp xỉ 730 mm và lượng mưa năm biến động
khá lớn theo các năm.
b) Địa hình
Theo báo cáo kết quả khảo sát địa kỹ thuật CCN Tháp Chàm lập vào năm 2002 cho

thấy cụm công nghiệp Tháp Chàm có địa hình tương đối bằng phẳng. Qua khảo sát thực tế,
khu vực dự kiến triển khai dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cần san lấp một vài
khu vực là có thể triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án được.
II.1.3. Mục đích của dự án
 Tạo ra các sản phẩm men vi sinh ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và
bảo vệ môi trường.
 Sản xuất thức ăn gia súc dạng bột và dạng viên cung cấp cho nhu cầu nuôi trồng trong
nông nghiệp và nhất là trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương và các tỉnh trên toàn quốc.
II.1.4. Nội dung đầu tư
Xây dựng xưởng sản xuất men vi sinh dạng lỏng, dạng rắn và chế biến thức ăn gia
súc có hệ thống hạ tầng liên hoàn và hoàn chỉnh, đảm bảo đáp ứng mọi hoạt động theo yêu
cầu nhiệm vụ của dự án đề ra.
Cấp công trình: Công trình cấp IV, nhóm C.
Công suất:
- Vi sinh E.M: 1.200.000 lít/năm;
- Vi sinh EM.AFM: 600.000 lít/năm;
- Vi sinh EM.FPE: 600.000 lít/năm;
- Thức ăn gia súc: 10.000 tấn/năm;
a. Thiết bị
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 5
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Một số thiết bị chính của dự án như sau:
Bảng 2. 1: Một số thiết bị chính của dự án Bảng
STT Loại thiết bị Số lượng Công suất Công
suất
động cơ
(kW)
1 Lò hơi 01 cái 700kg/h Sử dụng
than đá
2 Máy sấy 01 cái 5 tấn/h 14

3 Máy nghiền 01 cái 3,5 tấn/h 30
4 Sàng 02 cái 2,5 tấn/h 0,75
5 Thiết bị lọc ly
tâm
01 cái 1.000 lít/h 5,5
6 Máy phối trộn 01 cái 5 tấn/h 1,75
7 Máy định lượng
chất lỏng
01 cái 1.000 lít/h 1,5
8 Máy định lượng
chất rắn
01 cái 5 tấn/h 2,5
9 Các dụng cụ và
thiết bị nuôi cấy

- 500.000 cây
giống/năm
10 Trạm biến áp 01 trạm 1x250KVA-
22/0,4 KV
b. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu sản xuất của dự án như sau:
Bảng 2. 2: Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu sản suất của dự án
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 6
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
ST
T
Loại nguyên nhiên liệu và phụ liệu Nhu cầu hàng năm
1 EM gốc 2.400 lít/năm
2 Rỉ đường 24.000 lít/năm
3 Thảo dược các loại (tỏi, ớt, lô hội, lá

neem và các cây có giá trị y học khác)
10 tấn/năm
4 Gạo, bắp, bánh dầu, bột cá, bột vỏ sò Gần 10.000 tấn/năm
5 Than đá 250 tấn/năm
6 Nước 25 m
3
/ngày
c. Các sản phẩm chủ yếu của dự án
* Sản phẩm thứ nhất của dự án là: E.M (Vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản).
Là chế phẩm sinh học, bao gồm các vi sinh vật hữu ích hoạt động tích cực trong
môi trường nước mặn, ngọt và lợ, thúc đẩy quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ, các
khí độc (H
2
S, CH
4
, NH
3
) gây ô nhiễm thành các chất dễ tan trong nước tạo điều kiện cho
các sinh vật trong nước hấp thụ và phát triển.
Thành phần chính: vi sinh vật hữu ích phân hủy, khử mùi, acid lactid, các khoáng
chất và vitamin.
* Sản phẩm thứ hai của dự án là:EM.FPE (Vi sinh lên men thảo dược)
Là dịch chiết xuất từ thảo dược, cây cỏ có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng phòng
ngừa bệnh, sâu hại, tăng sức đề kháng cho cây.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 7
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Thành phần: vi sinh hữu ích, alkaloid, acetid, khoáng vi lượng và vitamin.
* Sản phẩm thứ ba là: EM.AFM (Vi sinh lên men dấm, rượu)
Là dịch lên men từ rượu, dấm và các loại chất hữu cơ có hàm lượng chất chống oxy
hóa cao (tỏi, ớt, lô hội, lá neem và các cây có giá trị y học).

Phòng và trị một số bệnh cho tôm cá, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ trong
nước, ức chế mạnh các vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần: chất hữu cơ, axit lactid, aloin, etylic, axit acetid và một số vitamin.
* Sản phẩm thứ tư của dự án là:Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp.
Được lên men bởi nhóm nấm men, mấm mốc, thành phần chủ yếu gồm có: cám gạo,
bánh dầu, bột cá, bột vỏ sò và một số vitamin. Dùng làm thức ăn chính cho tôm cá, thức ăn
bổ sung cho heo, gà vv…
* Sản phẩm thứ năm của dự án là: Phân bón lá (Hữu cơ vi sinh dạng nước)
Thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển, ra hoa, tăng khả năng quang hợp, cải thiện môi
trường đất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất, bổ sung các khoáng vi lượng, chất điều
hòa sinh trưởng qua lá.
* Sản phẩm thứ sáu của dự án là: EM.E (Vi sinh dùng để xử lý môi trường)
Khử mùi, phân hủy, làm giảm thiểu các khí độc hại trong môi trường ô nhiễm.
Thành phần: Nhóm vi sinh khử mùi (H
2
S, CH
4
, NH
3
, SO
2
…) hydrocacbon thơm, acid
lactid
II.1.5. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất của dự án
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất men vi sinh dạng lỏng
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 8
Rỉ đường
Thảo dược
Hơi nước quá
nhiệt

Phụ giaThanhtrùn
g
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Thiết minh quy trình
Rỉ đường, thảo dược (tỏi, ớt, lá lô hội và các cây có giá trị y học khác) cùng với một
số phụ gia trước khi cho lên men bằng EM được đem thanh trùng bằng hơi nước quá nhiệt.
Hỗn hợp sau khi khử trùng xong được chuyển vào các bể (xây bằng gạch, nền và đáy lát
bằng gạch men) để lên men bằng dung dịch EM trong khoảng thời gian khoảng 30 ngày.
Dung dịch sau khi lên men được chuyển sang công đoạn lọc để tách cặn. Dung dịch sau
khi lọc, tách cặn là vi sinh dạng lỏng thành phẩm, được cho vào chai, dán nhãn. Còn chất
rắn, sau khi lên men và phát sinh từ quá trình lọc được thu gom làm nguyên liệu sản xuất
thức ăn gia súc.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 9
Dung dịch EM Khí CO
2
Lên mên
Chất rắn
(Hợp chất chất hữu cơ)
Lọc
Làm nguyên liệu sản xuất
thức ăn gia súc
Đóng can
Thành phẩm
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất
Thuyết minh quy trình
Rỉ đường, thảo dược (tỏi, ớt, lô hội, lá nem và các cây có giá trị y học khác), phụ gia
trước khi cho lên men được thanh trùng bằng hơi nước quá nhiệt. Hỗn hợp sau khi được
thanh trùng, được cho vào các bể chứa (xây bằng gạch, thành và đáy lát bẳng gạch men)
cho lên men bằng dung dịch EM trong khoảng thời gian khoảng 30 ngày. Hỗn hợp sau khi

lên men xong, được chuyển sang công đoạn sấy để hạ độ ẩm (xuống còn 2-3%). Sản phẩm
sau khi sấy hạ độ ẩm xong đem đóng gói được vi sinh dạng rắn.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 10
Thảo dượcRỉ đường
Thanh trùng
Hơi nước
quá nhiệt
Phụ Gia
Dung dịch EM Lên men
Khí CO
2
Khí nóng
Khí nóng sau sấy có
lẫn bụi
Sấy
Thiết bị lọc
bụi tayáo
Lò sấy
Đóng gói
Khí sạch
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc gồm: gạo, bánh dầu, bắp, cám, đậu, vỏ sò, vỏ
ốc, chất thải rắn thải ra từ dây chuyền sản xuất men vi sinh dạng lỏng cùng với một số phụ
gia khác được phối trộn với nhau, rồi chuyển vào lò sấy để tách ẩm (hạ độ ẩm còn 3-5%).
Hỗn hợp sau khi sấy xong được chuyển sang công đoạn nghiền, sàng và tạo thành khối
đồng nhất về kích thước. Sau đó xong đem đóng gói, ta được thức ăn gia súc thành phẩm.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 11
Chất

phụ
gia
Chất thải rắn (xác hữu
cơ) từ dây chuyền sản
xuất men vi sinh dạng
lỏng
Nguyên liệu
chính
(gạo, bánh dầu,
bắp, cám, bột cá
vv…)
Vật liệu sinh
học (vỏ sò,
vỏ ốc,…)
Phối trộn
Khí nóng
Thiết bị lọc
bụi tay áo
Sấy
Bụi
BụiNghiền, sàng
Cyclon
tách bụi
Lò sấy
Không khí
sạch
Đóng bao
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô
Giải thích quy trình công nghệ nuôi cấy mô:

Đầu tiên chọn các tế bào thực vật tại các vùng sinh trưởng như rễ, thân, lá, cành
của các cây rồi đem phân cắt và khử trùng bằng cồn 70
0
. Các tế bào sau khi khử trùng
xong được tạo mô sẹo. Sau đó, đem cấy vào trong môi trường nhân tạo để tạo chồi và rễ.
Khi rễ chồi của cây đạt yêu cầu về sinh trưởng thì chuyển ra ngoài vườn ươm để ươm
thành cây giống
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 12
Chọn các đỉnh sinh trưởng
là thân, rễ, lá của cây cần
nuôi cấy mô
Tách và khử trùng
Tạo mô sẹo
Cấy vào môi trường nhân
tạo
Chuyển ra
vườn ươm
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
II.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC CÔNG TRÌNH VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
II.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại và quanh cụm công nghiệp
tại Báo cáo đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Tháp Chàm như sau:
Bảng 2. 3: Chất lượng môi trường không khí tại và xung quanh cụm công nghiệp
TT Mẫu
Hàm lượng (mg/m
3
)
Bụi CO NO
2

SO
2
1 K1 0,33 4,2 0,175 0,152
2 K2 0,19 2,3 0,085 0,055
3 K3 0,21 2,8 0,098 0,042
4 K4 0,20 2,5 0,081 0,060
5 K5 0,24 3,0 0,124 0,127
QCVN 05:2009/BTNMT
0,20 5 0,10
0,125
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích trên cho thấy môi trường không khí tại một số khu vực bên
trong và bên ngoài cụm công nghiệp hiện tại đã bị ô nhiễm bụi (tại điểm K1 và K5), NO
2
(tại điểm K1 và điểm K5) và SO
2
(tại điểm K1 và điểm K5).
II.2.2. Tác động do hoạt động của nhà máy đến môi trường không khí
Nguồn phát sinh khí thải giai đoạn này chủ yếu là từ lò hơi và lò sấy.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 13
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Lò hơi
- Lượng thải và thành phần:
Dùng công thức tính toán tổng lượng khí sinh ra khi đốt cháy 01 đơn vị nhiên liệu
lỏng và nhiên liệu rắn tại Tập tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường và
tính toán nguồn ô nhiễm không khí của PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hương do Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội xuất bản năm 2010, xác định được tổng lượng khí sinh ra khi lò hơi
đốt cháy 01kg than cám số 4 của Quảng Ninh có hàm lượng:
Bảng 2. 4: Tổng lượng khí sinh ra khi lò hơi đốt cháy 1kg than đá
STT Thành phần Hàm lượng (%)

1 Carbon (C) 64,8
2 Ô xy (O
2
) 6
3 Hydro (H
2
) 3,8
4 Nitơ (N
2
) 0,9
5 Lưu huỳnh (S) 0,8
6 Độ tro (A) 15
7 Độ ẩm (W) 8,0
(Với hệ số không khí thừa của lò đốt α = 1,4, nhiệt độ khí thải là 200
o
C và 17,37 m
3
khí thải /kg than đá).
Tính toán được tổng lượng khí sinh ra: 0,4 m
3
/s.
Với lượng khí thải như trên, căn cứ vào hệ số phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy
01 tấn than đá tại tập tài liệu: “Hướng dẫn đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm môi
trường” của Tổ chức Y tế thế giới, xác định được nồng độ các chất ô nhiễm trong hỗn hợp
khói thải của lò hơi này như sau:
Bảng 2. 5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong hổn hợp khói thải của lò hơi dự án
STT Thông số Đơn vị tính Nồng độ
Quy chuẩn cho phép cột B theo QCVN
19: 2009/BTNMT
1 SO

2
Mg/m
3
898 500
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 14
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
2 NO
2
Mg/m
3
518 850
3 CO Mg/m
3
17 1000
4 Bụi Mg/m
3
2.878 200
Ghi chú:
- Nồng độ SO
2
và tro tại bảng trên tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong
than đá là 0,8 % và hệ số tro bay theo khói thải khoảng 10 %.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia so sánh tại bảng trên là QCVN 19: 2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- Đánh giá mức độ tác động của khí thải lò hơi đến môi trường: Từ kết quả tính toán tại
bảng trên cho thấy: nồng độ SO
2
và bụi trong hỗn hợp khí thải lò hơi vượt tiêu chuẩn cho
phép từ 1,9 đến 14 lần. Vì vậy, nếu không xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho khu vực xung
quanh.

Khí thải lò sấy
Do nhiên liệu dùng cho lò sấy thức ăn gia súc của nhà máy là gas nên thành phần khí
thải của lò sấy chủ yếu là khí CO
2
và hơi nước là chính nên không gây ô nhiễm môi
trường. Nguồn gây ô nhiễm chính của hoạt động sấy là bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động này
là do dòng khí nóng khi tiếp xúc với nguyên liệu (cám, bánh dầu, bột cá, ) đưa vào sấy lôi
cuốn các hạt có kích thước nhỏ theo nên phát sinh bụi. Căn cứ vào công suất sản xuất thức
ăn gia súc (28 tấn/ngày), độ ẩm của nhiên liệu đầu vào là 12% và yêu cầu độ ẩm đầu ra là
3% sau khi sấy khô, xác định được lượng gas cần dùng mỗi ngày của nhà máy này là 80kg
gas/ngày. Với lượng nhiên liệu sử dụng như trên, tính được tổng lượng khí sinh ra đối với
dự án này là 0,1m
3
/s.
Bụi
- Nguồn phát sinh bụi: Chủ yếu từ hoạt động nghiền cám, bánh dầu, bột cá, làm
thức ăn gia súc tại phân xưởng chế biến thức ăn gia súc là chính.
Lượng bụi từ lò sấy của sản xuất men vi sinh dạng rắn không nhiều.
- Tải lượng: Căn cứ theo số liệu thống kê về lượng bụi phát thải đối với hoạt động
nghiền ngũ cốc tại tập tài liệu Assessment of sources of air, water and land pollution do Tổ
chức Y tế Thế giới xuất bản tại Geneva vào năm 1993, tính được với công suất máy nghiền
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 15
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
của nhà máy này là 3,5 tấn/giờ, thì mỗi giờ máy nghiền này phát sinh một lượng bụi là
12,5 kg/giờ (gần bằng 3,5g/s).
- Đánh giá mức độ tác động: Với tải lượng bụi phát sinh như trên, nếu không được
thu gom, xử lý đạt yêu cầu theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5509-1991 -
Giới hạn tối đa cho phép bụi trong không khí khu vực sản xuất, sẽ là nguồn ảnh hưởng đến
sức khoẻ công nhân tại phân xưởng sản xuất này.
Mùi hôi

- Theo quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh dạng rắn và chế phẩm vi sinh dạng lỏng
thì nhà máy này có 02 công đoạn lên men thảo dược (tỏi, ớt, lá lô hội, lá neem và các cây
có giá trị y học khác) bằng chế phẩm sinh học EM. Do đây là hoạt động lên men thực vật
và tác nhân dùng để lên men là chế phẩm EM xử lý môi trường và khử mùi hôi nên cả hai
công đoạn lên men thảo dược của nhà máy đều không phát sinh mùi hôi như các hoạt động
lên men khác. Và để hoàn thiện quy trình sản xuất, thời gian qua cũng đã nhiều lần tổ chức
lên men các loại thảo dược này trong phòng thí nghiệm. Kết quả, cả 02 loại hình lên men
thảo dược này đều không có phát sinh mùi hôi. Như vậy, hoạt động len men thảo dược của
nhà máy không phát sinh mùi hôi và không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
- Quá trình sản xuất thức ăn gia súc cũng không gây ra mùi hôi.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 16
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
II.3. SỰ CẦN THIẾT CẦN PHẢI XỬ LÝ CÁC TÁC NHÂN Ô NHIỄM
II.3.1. Thực trạng
Nguồn phát sinh khí thải giai đoạn này chủ yếu là từ lò hơi và lò sấy.
a. Lò hơi
- Lượng thải và thành phần:
Dùng công thức tính toán tổng lượng khí sinh ra khi đốt cháy 01 đơn vị nhiên liệu
lỏng và nhiên liệu rắn tại Tập tài liệu hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường và
tính toán nguồn ô nhiễm không khí của PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hương do Trường Đại
học Xây dựng Hà Nội xuất bản năm 2010, chúng tôi xác định được tổng lượng khí sinh ra
khi lò hơi đốt cháy 01kg than cám số 4 của Quảng Ninh có hàm lượng:
Bảng 2. 6: Tổng lượng khí sinh ra khi lò hơi đốt cháy 1kg than đá
STT Thành phần Hàm lượng (%)
1 Carbon (C) 64,8
2 Ô xy (O
2
) 6
3 Hydro (H
2

) 3,8
4 Nitơ (N
2
) 0,9
5 Lưu huỳnh (S) 0,8
6 Độ tro (A) 15
7 Độ ẩm (W) 8,0
(Với hệ số không khí thừa của lò đốt α = 1,4, nhiệt độ khí thải là 200
o
C
là 17,37 m
3
khí thải /kg than đá).
Tính toán được tổng lượng khí sinh ra: 0,4 m
3
/s.
Với lượng khí thải như trên, căn cứ vào hệ số phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy
01 tấn than đá tại tập tài liệu: “Hướng dẫn đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm môi
trường” của Tổ chức Y tế thế giới, chúng tôi xác định được nồng độ các chất ô nhiễm
trong hỗn hợp khói thải của lò hơi dự án này như sau:
Bảng 2. 7: Nồng độ chất ô nhiểm trong hổn hợp khói thải của lò hơi dự án
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 17
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
STT Thông số Đơn vị tính Nồng độ Quy chuẩn cho phép cột B
theo QCVN 19:
2009/BTNMT
1 SO
2
Mg/m
3

898 500
2 NO
2
Mg/m
3
518 850
3 CO Mg/m
3
17 1000
4 Bụi Mg/m
3
2.878 200
Ghi chú:
o Nồng độ SO
2
và tro tại bảng trên tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh
trong than đá là 0,8 % và hệ số tro bay theo khói thải khoảng 10 %.
o Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia so sánh tại bảng trên là QCVN 19:
2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
o Đánh giá mức độ tác động của khí thải lò hơi đến môi trường: Từ kết quả
tính toán tại bảng trên cho thấy: nồng độ SO
2
và bụi trong hỗn hợp khí thải
lò hơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,9 đến 14 lần.
Vì vậy, nếu không xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 18
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG III
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

III.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ
III.1.1 Phương pháp 1
Buồng thu bụi cyclone:
Quy trình công nghệ:
Cho dòng khí lẫn bụi đi vào trong thiết bị ở phía trên theo phương tiếp tuyến với
thành thiết bị. Nhờ đó, dòng khí sẽ chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ dần
về phía dưới. Khi gặp phần đáy hình phễu, dòng khí sạch bị đẩy ngược về phía trên và vẫn
chuyển động theo dạng xoắn ốc trong ống hình trụ nhỏ thoát ra ngoài. Trong quá trình
chuyển động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng tiến dần về
phía vỏ hình trụ và đáy hình phễu rồi chạm vào thành thiết bị, giảm động năng, kết dính
thành hạt lớn rồi bám vào thành thiết bị hoặc rơi xuống dưới đáy phễu. Hiệu suất cao đối
với bụi từ 5μm đạt 90%, năng suất tối đa 170000m
3
/h.
Ưu điểm:
+ Không có phần chuyển động
+ Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 500
0
C)
+ Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt
cyclone
+ Thu hồi bụi ở dạng khô
+ Trở lực hầu như cố định và không lớn ( 250 – 1500N/m
2
)
+ Làm việc tốt ở áp suất cao
+ Chế tạo đơn giản
+ Hiệu suất cao
+ Năng suất cao, rẻ

+ Hiệu quả không phụ thuộc vào sự thay đổi nồng độ Hình 1: Sơ đồ lọc bụi bằng cyclone
- Nhược điểm:
+ Hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5μm.
+ Không thể thu hồi bụi kết dính
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 19
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
III.1.2 Phương pháp 2
Lọc túi vải:
Quy trình công nghệ:
Hệ thống này bao gồm những túi vải hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có thể lẫn bụi
được hút vào trong ống nhờ một lực hút của quạt li tâm. Những túi này được đan lại hoặc
chế tạo cho kín một đầu. Hỗn hợp khí bụi đi vào trong túi, kết quả là bụi đươc giữ lại trong
túi.
Bụi càng bám nhiều vào các sợi vải thì trở lực do túi lọc càng tăng. Túi lọc phải
làm sạch theo định kỳ, tránh quá tải cho các quạt hút, làm cho dòng khí có lẫn bụi không
thể vào túi lọc. Để làm sạnh túi có thể dùng biện pháp rũ túi để làm sạch bụi ra khỏi túi
hoặc có thể dùng các sóng âm truyền trong không
khí hoặc rũ túi bằng phương pháp đổi ngược chiều
dòng khí, dùng áp lực hoặc ép từ từ.
- Ưu điểm:
+ Hiệu suất rất cao
+ Có thể tuần hoàn khí
+ Bụi thu được ở dạng khô
+ Chi phí vận hành thấp, có thể thu hồi bụi dễ cháy
+ Dễ vận hành
- Nhược điểm:
+ Cần vật liệu riêng ở nhiệt độ cao
+ Cần công đoạn rũ bụi phức tạp
+ Chi phí vận hành cao do vải dễ hỏng
+ Tuổi thọ giảm trong môi trường axit, kiềm

+ Thay thế túi vải phức tạp.
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 20
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
III.1.3. Phương pháp 3
Tháp rữa khí trần( rỗng )
Quy trình công nghệ
Cho dòng khí dẫn bụi đi từ dưới lên, dung môi
phun thành những hạt nhỏ từ trên xuống. Quá
trình tiếp xúc giữa bụi và dung môi xảy ra trong
toàn bộ thể tích. Các hạt bụi hoặc khí độc sẽ hòa
tan hoặc không hòa tan trong dung môi sẽ rơi
xuống đáy; khí bay lên trên Dung môi bơm sau
khi tuần hoàn nhiều vòng vòng tùy thuộc vào
nồng độ của bụi, người ta sẽ xả bỏ đi.
Ưu điểm
Cấu tạo đơn giản giá thành thấp
Có thể lọc được bụi có kích thước nhỏ
Làm việc với khí có nhiệt độ độ ẩm cao
Nhược điểm
Hiệu suất hấp thụ không cao
Thể tích điền đáy chất lỏng phun bằng vòi thấp.
 Dựa vào các thông số như lưu lượng bụi 1440 , nồng độ bụi là 2878 g/s và nhiệt độ làm
việc của khí thải là 200 thích hợp lựa chọn phương pháp xử lý bụi bằng hệ thống túi vải
đồng thời thiết bị lọc túi vải có thể thu hồi được bụi khô, chi phí thấp dễ vận hành hiệu
suất lọc bụi cao và thích hợp với bụi than có đường kính lớn
 Nên ta sẽ chọn phương pháp xử lý cho khí thải của Nhà máy là phương án 2 (lọc bụi bằng
hệ thống túi vải)
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 21
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
CHƯƠNG IV

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KÉ HỆ THỐNG XỬ LÝ
IV.1. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÚI VẢI.
IV.1.1. Thiết bị lọc bụi túi vải.
Các thiết bị này phổ biến nhất, Đa số thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình
trụ được giữ chặt trên lưới ống và được trang bị cơ cấu giũ bụi.
Đường kính tay áo có thể khác nhau, phổ biến nhất là (120÷300)mm và chiều
dài (2200÷3000) mm. Tỉ lệ chiều dài và đường kính tay áo thường vào khoảng
(16÷20):1.
2.1. Nguyên lí làm việc.
Cho dòng khí lẫn bụi đi qua vải màng xốp hoặc các vách ngăn xốp, các hạt rắn được
giữ lại còn các phần tử khí chui qua các lỗ rỗng của vải hoặc của màng xốp ra
ngoài.
a) Vải lọc phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây
- Khả năng chứa bụi cao và ngay sau khi phục hồi bảo đảm hiệu quả lọc cao;
- Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu;
- Độ bền cơ học cao khi ở nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn;
- Có khả năng được phục hồi;
- Giá thấp.
b) Đặc điểm một số vải lọc:
Vật liệu lọc phổ biến nhất là vải bông, len, vải tổng hợp và vải thủy tinh.
Vải bông có tính lọc tốt và giá thấp nhưng không bền hóa học và nhiệt, dễ cháy và
chứa ẩm cao;
Vải len có khả năng cho khí xuyên qua lớn, bảo đảm độ sạch ổn định và dễ phục hồi
nhưng không bền hóa và nhiệt, giá cao hơn vải bông; khi làm việc lâu ở nhiệt độ
cao, sợi len trở nên giòn, chúng làm việc đến 90
0
C;
Vải tổng hợp bền nhiệt và hóa, giá rẻ hơn vải bông và vải len. Trong môi trường
axit độ bền của chúng cao, còn trong môi trường kiềm độ bền giảm;
Vải thủy tinh bền ở (150÷350)

0
C. Chúng được chế tạo từ thủy tinh nhôm silicat
không kiềm hoặc thủy tinh magezit.
c) Vải có thể phục hồi bằng hai phương pháp cơ bản:
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 22
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
Rung vật liệu lọc (cơ học, khí động học);
Thổi ngược vật liệu lọc bằng khí sạch hoặc không khí.
Ưu điểm:
Cấu tạo đơn giản .
Hiệu suất lọc bụi cao (98÷99)%, phù hợp với các loại bụi có đường kính nhỏ.
Vận hành và bảo dưỡng dễ dàng.
Lọc được nhiều loại bụi có kích thước khác nhau.
Nhược điểm:
Giá thành và chi phí quản lý cao vì đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc, thiết bị rũ
bụi;
Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm.
Bảng 3. 1: Vận tốc lọc bụi đối với một số dạng bụi
Dạng bụi Vận tốc lọc (m/ph) và phục hồi vải lọc bằng
Rung
thổi
Thổi
xung
Thổi
ngược
Bồ hóng; chì, kẽm thăng
hoa, thuốc nhuộm, bột,
mỹ phẩm, chất tẩy rửa,
bột sữa, than hoạt tính,
xi măng từ lò nung, bụi

silic oxit, bụi tạo thành
do ngưng tụ và phản ứng
hóa học.
0.45 – 0.6 0.8 – 2.0 0.33–
0.45
Sắt và hợp kim sắt thăng
hoa, bụi lò đúc, đất sét,
xi măng từ máy nghiền,
vôi, phân bón (Photphat
amoni), bụi đá mài,
nhựa, bột khoai tây.
0.6 – 0.75 1.5 – 2.5 0.45–
0.55
Hoạt thạch, than đá, bụi
sản xuất gốm, tro, bột
màu, cao lanh, CaCO
3
,
bụi quặng mỏ, boxit, xi
măng từ thiết bị làm
nguội, bụi tráng men.
0.7 – 0.8 2.0 – 3.5 0.6 – 0.9
Bụi amiang, vải sợi,
thạch cao, bụi sản xuất
cao su, muối, bột mì, bụi
từ các quá trình chế biến
kim hoàn, bụi mài bong.
0.8 – 1.5 2.5 – 4.5 -
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 23
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ

Thuốc lá, bụi da, thức ăn
tổng hợp bụi chế biến
gỗ, sợi thực vật khô.
0.9 – 2.0 2.5 – 6.0 -
IV.1.2. Các thông số tính toán.
- Lưu lượng khí Q(m
3
/h): 1440 m
3
/h
- Nồng độ ban đầu của khí bụi trước miệng thiết bị C(mg/m
3
): 2878(mg/m
3
).
- Nhiệt độ khí thải Tkt ở điều kiện làm việc (
0
C): 200
0
C
- Khối lượng riêng khí thải ở điều kiện làm việc.
Trong đó:
= 1,029 kg/m
3
: Khối lượng của khí thải ở điều kiện chuẩn (kg/m
3
)
= 101325 Pa : Áp suất của khí quyển, Pa (N/m
2
)

= 66661,2 Pa : Áp suất trong thiết bị, có thể làm việc là dương, Pa (N/m
3
)
= 200
o
C : Nhiệt độ làm việc của khí (
0
C )
- Lựa chọn vật liệu lọc : Loại vải thủy tinh có cường độ lọc là 90 m
3
/m
2
.h
- Chọn thiết bị tái sinh túi vải: Rung thổi
- Diện tích bề mặt cần lọc.
Trong đó :
Q: Lưu lượng khí cần lọc (m
3
/h).
F: Diện tích bề mặt cần lọc (m
2
).
: Hiệu suất làm việc của bề mặt lọc.
v: cường độ lọc (v= 15m
3
/m
2
.h)
số túi vải cần thiết:
Chọn 20 túi vải.

Trong đó :
n: Số túi vải cần thiết(cái).
F: Diện tích bề mặt cần lọc.
D: Đường kính túi vải (chọn đường kính túi vải 0,2-0,4)
L: Chiều dài túi vải ( chọn chiều dài túi 2-3,5 m)
- Tổng diện tích bề mặt túi vải
- Trở lực của thiết bị ( N/m
2
, đôi khi N/m
2
):
N/m
2
(N/m
2
)
Trong đó:
A: Hệ số thực nghiệm kể đến độ ăn mòn, độ bẩn (A=)
n: Hệ số thực nghiệm (n=)
v: Cường độ lọc
- Phân bố ống lọc tay áo theo hình chữ nhật
- Chọn số hàng: 4
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 24
ĐỒ ÁN KHÔNG KHÍ
- Số ống ở mỗi hàng : 5
- Chọn khoảng cách giữa các ống tay áo : 70 mm
- Chọn khoảng cách giữa các hàng: 70 mm
- Khoảng cách ống tay áo ngoài cùng đến mặt trong của thiết bị: 100 mm.
- Kích thước thiết bị:
- Chiều dài (mm) =

Trong đó:
D = 0,2 =200mm: Đường kính của túi vải
Sô khoảng cách giữa các ống tay áo là: 4
Chiều rộng (mm)=
Chiều cao = Phần thân + phần phễu thu bụi+ phần nóc thiết bị + chiều cao còn lại =
- Hiệu suất lọc bụi của túi vải là 95 % . Nên lượng bụi thu được khi xử lý 1
m3 khí
- Khối lượng bụi thu được sau 1 giờ :
- Khối lượng bụi sau một ca làm việc ( 8 giờ)
- Thể tích bụi thu được sao 1h làm việc
- Thể tích bụi thu được sau 1h làm việc:
- Thể tích bụi thu được sau một tuần làm việc 7 ngày
Thể tích hộp chứa bụi trong 4 tuần
Chọn
Chọn hộp chứa bụi là hình hộp chữ nhật có 3 kích thước 1 m,1m và 0,5 m
IV.1.3. Bảng vẽ thiết kế
SVTH: VÕ THỊ BÍCH NHI Trang 25

×