Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Kế toán tài sản cố định hữu hình tại tổng công ty CP đầu tư xây dựng hoàng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.8 KB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta hiện
nay.Việc tập trung đầu tư để có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và ổn định luôn là
một trong những yếu tố được nhà nước ta quan tâm và đặt lên hàng đầu. Xác định được
vai trò quan trọng của các thành phần kinh tế Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp
cũng như chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có thể phát
huy tối đa tầm ảnh hưởng của mình.
Trong thời gian đầu thực tập tại “Tổng Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hoàng
Long”, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên trong phòng kế toán Công ty và
sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Đỗ Thị Hương Thanh. Em đã nhận thức được tầm quan
trọng của tài sản cố định cũng như công tác kế toán tài sản cố định trong một doanh
nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao
thông thủy lợi thì tài sản cố định là tư liệu sản xuất chủ yếu, nó giúp cho doanh nghiệp
khẳng định được năng lực cũng như thương hiệu của mình trên thị trường, mặt khác đối
với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì việc quản lý và sử dụng tài
sản cố định có hiệu quả cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc quyết
định nên chất lượng sản phẩm cũng như việc tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm
từ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao hơn trong quá trình sản xuất kinh
doanh của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tài sản
cố định nên em đã chọn đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại “Tổng Công ty CP
đầu tư xây dựng Hoàng Long” để nghiên cứu viết khóa luận tốt nghiệp.
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
xây lắp
Chương 2: Tìm hiểu chung và thực trạng kế toán tài sản cố định tại tổng công ty
cổ phần đầu tư xây dựng hoàng Long
Chương 3: Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố
định tại tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng hoàng Long
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm, nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp xây
lắp
1.1.1. Đặc điểm tài sản cố định trong doanh nghiệp xây lắp
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh không thay đổi hình
thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng
- Giá trị của TSCĐ sẽ bị hao mòn dần và sẽ chuyển dịch từng phần vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
Về mặt hiện vật : Đòi hỏi phải ghi chép,phản ánh đầy đủ số lượng TSCĐ cũng
như việc bảo quản và sử dụng chúng ở các đặc điểm khác nhau.
Về mặt ghá trị : Đòi hỏi kế toán phải tính toán ,xác định giá TSCĐ,hao mòn và
giá trị còn lại của TSCĐ và kết quả kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ.
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
1.1.2.1 Vai trò
Thông qua công tác hoạch toán TSCĐ các nhà quản lý và những người quan tâm
nắm bắt được tình hình thực tế về TSCĐ trong doanh nghiệp
Công tác hoạch toán TSCĐ phản ánh được tình hình tăng giảm hiệu quả của
TSCĐ tại công ty.Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược cho công ty
một cách chính xác và hiệu quả.
1.1.2.2 Nhiệm vụ
TSCĐ là tư liệu sản xuất chủ yếu,có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp ,TSCĐ thường có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong
tổng số giá trị tài sản của doanh nghiệp .Quản lý và sử dụng tốt tài sản của doanh nghiệp
không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ đọng tốt trong kế hoạch sản xuất mà còn
là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hạ giá thành sản phẩm.Để góp phần quản lý
và sử dụng TSCĐ tốt, hoạch toán TSCĐ phải thực iện theo các nhiệm vụ sau:
Theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng và thay đổi từng TSCĐ trong doanh
nghiệp.

-Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng
-Tham gia lập kế hoạch và theo dõi tình hình sữa chữa TSCĐ
1.2. Phân loại, đánh giá tài sản cố định
1.2.1. Phân loại tài sản cố định
Các DN sử dụng nhiều loại TSCĐ với những công dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật
khác nhau trong từng lĩnh vực KD. Do đó để phục vụ cho yêu cầu quản lý, hạch toán thì
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
2
cần thiết phải tiến hành phân loại. Việc phân loại cũng nhằm mục đích để hạch toán
chính xác TSCĐ, phân bổ đúng số khấu hao vào chi phí SXKD để thu hồi đủ vốn TSCĐ
đã sử dụng. Có những tiêu thức phân loại TSCĐ như sau:
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
- TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng,
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vườn cây lâu năm
- TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất thể hiện một lượng
chi phí mà DN đã đầu tư nhằm thu được lợi ích KT trong tương lai bởi những đặc quyền
của DN như quyền sử dụng đất, quyền phát hành, nhãn hiệu hàng hoá
Phân loại theo hình thái biểu hiện giúp cho người quản lý có cách nhìn tổng thể
về cơ cấu đầu tư của DN và đó là căn cứ quan trọng để ra phương hướng xây dựng hay
có một quyết định đầu tư phù hợp với tình hình thực tế DN, giúp cho DN có biện pháp
quản lý, tính toán khấu hao một cách khoa học đối với từng loại tài sản.
* Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia ra làm hai loại:
TSCĐ tự có: là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hình thành từ các nguồn
vốn do ngân sách, do cơ quan quản lý cấp trên cấp, do liên doanh, do nguồn vốn đi vay
và các loại vốn trích từ các quỹ của doanh nghiệp.
TSCĐ thuê ngoài: là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo
hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được
chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
TSCĐ thuê tài chính: là TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát

và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê.
+ Theo thông lệ Quốc tế, các tài sản cố định được gọi là thuê tài chính nếu thoả
mãn một trong những điều kiện sau đây:
+ Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn HĐ.
+ Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp
hơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn thuê theo HĐ ít nhất bằng 3/4 thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê.
+ Giá trị hiện tại của khoản chi theo HĐ ít nhất bằng 90% giá trị TSCĐ thuê.
TSCĐ thuê hoạt động: là những TSCĐ không cần thoả mãn bất cứ một điều kiện
nào như là TSCĐ thuê tài chính. Bên đi thuê được quyền sử dụng, quản lý và khi hết
hạn hợp đồng thì hoàn trả lại cho bên cho thuê.
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu giúp cho công tác quản lý, hạch toán TSCĐ
được chặt chẽ, chính xác và thúc đẩy việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao nhất.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
3
Phân loại TSCĐ theo công dụng và đặc trưng kỹ thuật
TSCĐ hữu hình được chia thành:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của DN được hình thành sau quá trình thi
công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,
- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động KD
của DN như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ,
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm
phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường ống và các thiết bị truyền
dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản
lý hoạt động KD của DN như máy vi tính, thiết bị điện, dụng cụ đo lường,
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm
như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh ,
súc vật làm việc và cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa
- Các TSCĐ khác: là toàn bộ các tài sản khác chưa liệt kê vào năm loại trên như

tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật
TSCĐ vô hình được phân loại như sau:
- Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực
tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử
dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng
- Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế
doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.
- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế
chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên
quan tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.
- Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí
thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các
khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện
công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới
- TSCĐ vô hình khác: bao gồm các loại TSCĐ vô hình khác chưa được quy định
phản ánh ở trên như bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng
- Phân loại TSCĐ theo công dụng và đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và
hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ; thông qua đó biết được tỷ trọng
từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp để có sự đầu tư, trang bị thích hợp và thực hiện yêu
cầu đổi mới về TSCĐ cho phù hợp với chiến lược phát triển SXKD.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
4
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có cách phân loại khác để phục vụ nhu cầu quản lý
như: phân loại TSCĐ theo tính chất sử dụng, phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế,
phân loại TSCĐ theo nguồn vốn hình thành
1.2.2 Đánh giá tài sản cố định
Đánh giá tài sản cố định là biểu hiện giá trị tài sản cố định bằng tiền theo những
nguyên tắc nhất định. tài sản cố định được phản ánh theo giá trị sau:

-Nguyên giá (giá trị ban đầu): theo giá thực tế mua sắm, xây dựng hoặc cam kết
nhận vốn, đánh giá.
-Giá trị bao mòn: Xác định theo nguyên tắc cộng dồn hao mòn sau mỗi năm hoặc
số khấu hao đã tính mỗi kỳ hạch toán.
-Giá trị còn lại bằng nguyên giá - giá trị hao mòn lũy kế.
* Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá
Tài sản cố định của đơn vị HCSN được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do
vậy việc xác định nguyên giá tài sản cố định trong trường hợp cụ thể có khác nhau,
nguyên gía được tính khi có đủ chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.
1.2.2.1 Tài sản cố định hữu hình:
Tài sản cố định mua sắm (kể cả mua mới và cũ)
Nguyên giá bằng giá mua thực tế trừ giảm giá cộng với chi phí vận chuyển, bốc
dỡ, chí phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng, chi
phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Đối với tài sản cố định mua sắm dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ,
nguyên giá tính giống như các doanh nghiệp sản xuất, tức là phụ thuộc vào phương
pháp tính thuế GTGT đầu vào mà bộ phận sản xuất kinh doanh này phải áp dụng.
-Nguyên giá tài sản cố định xây dựng mới hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
là giá thực tế của công trình xây dựng được duyệt y quyết toán theo quy định.
-Nguyên giá tài sản cố định được cấp hoặc chuyển đến là giá trị ghi trong Biên
bản giao nhận tài sản cố định của đơn vị cấp và chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có)
-Nguyên giá tài sản cố định được tài trợ, viện trợ, được cho, được biếu được tăng
là giá được cơ quan tài chính tính để ghi thu, ghi chi Ngân sách, hoặc giá trị theo đánh
gián thực tế của khi giao nhận cộng (+) với chi phí sửa chữa , cải tạo, nâng cấp tài sản
cố định , cácchi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa tài
sản cố định vào sử dụng.
-Các tài sản đặc biệt (tài sản vô giá) được sử dụng giá quy ước làm căn cứ để ghi
sổ kế toán, nhưng không cộng (+) vào tổng giá trị tài sản cố định của đơn vị . Giá quy
ước được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc giá trị các tài sản tương đương.
1.2.2.2. Tài sản cố định vô hình

Nguyên giá được xác định như sau:
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
5
-Giá trị quyền sử dụng đất: là toán bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quan tới đất
sử dụng.
-Bằng phát minh sáng chế: Nguyên giá là toàn bộ chi phí đơn vị phải trả cho
công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
-Bản quyền tác giả: Nguyên giá bản quyền tác giả là tổng số tiền chi thù lao cho
tác giả và được nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm
của mình.
-Chi phí phần mềm máy tính: là số tiền chi trả cho việc lập trình hoặc mua phần
mềm máy tính theo các chương trình của đơn vị.
Giá trị hao mòn tài sản cố định : Là phần giá trị tài sản cố định đã bị mất đi do sử
dụng đã được
kết chuyển để ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định của đơn vị,
hoặc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh (đối với tài sản cố định dùng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh ).
1.3 Công tác tính khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.1. Đối tượng tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp xây lắp
Theo quy định chế độ tài chính hiện hành cụ thể là các quy của bộ trưởng bộ tài
chính quy định 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, phạm vi TSCĐ phải trích khấu hao
được xác định như sau:
-Toàn bộ doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích
khấu hao và được tính vào CPSXKD trong kỳ.
-Những TSCĐ còn lại không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích
khấu hao,bao gồm: TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng,TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước
giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý hộ, TSCĐ được dùng cho hoạt động phúc lợi
tập thể,dự án ;TSCĐ dùng chung cho cả xã hội mà nhà nước giao cho doanh nghiệp
quản lý,quyền sử dụng đất lâu dài.

Tuy nhiên, thông tư số 45/2013/TT-BTC ngàu 25/4/2013 của bộ trưởng bộ tài chính quy
định :
Mọi TSCĐ hiện có của công ty(gồm cả TSCĐ chưa dùng ,không cần dùng
chờ thanh lý)đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành.Khấu hao TSCĐ dùng
trong sản xuất kinh doanh hoạch toán vào chi phí kinh doanh; Khấu hao TSCĐ chưa
dùng, không cần dùng,chờ thanh lý hoạch toán vào chi phí khác.
1.3.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
1.3.2.1. Tính khấu hao TSCĐ
*Tính khấu hao đường thằng
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
6
12 tháng
-Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
-Theo phương pháp này mức KH bình quân được tính như sau:
Giá trị phải KH
Mkhbq= (1.1)
Số năm sử dụng
* Mức khấu hao Mức khấu hao bình quân năm
(1.2)
bình quân tháng
Mức KH Mức KH Mức KH KH TSCĐ
TSCĐ tính = TSCĐ
+
TSCĐ tăng - giảm trong (1.3)
trong tháng tháng trước trong tháng tháng
((Mức KH b Mức KH bình quân tháng Số ngày còn
s lại của
tháng (1.4)


*Khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh
-Là phương pháp mà khấu hao số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm
dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
-TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thõa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+TSCĐ đầu tư mới
+TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải
thay đổi,phát triển nhanh.
-Tỷ lệ HK ổn định trong thời gian sử dụng TSCĐ
*Khấu hao theo sản lượng
MKH tháng =Số lượng SP sản xuất trong tháng x Mkh cho 1đơn vị SP (1.5)
Giá trị phải KH
Mkh cho 1 đơn vị SP= (1.6)
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
7
=
* Khấu hao TSCĐ
tăng (hoặc giảm ) trong
tháng
Tổng số ngày của
tháng có phát sinh
tăng (hoặc giảm) TSCĐ
= x
Sản lượng thiết kế
MKHnăm = Số lượng SP sản xuất trong năm X Mkh cho 1đơn vị SP (1.7)
1.3.2.2 Phân bổ khấu hao TSCĐ
Trong quá trình hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, tài sản cố định bị hao mòn
dưới tác dụng của các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khấu hao tài sản cố định
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người quản lý.
Nếu khấu hao tài sản cố định cao sẽ làm giá trị tài sản cố định dịch chuyển sang

chi phí sản xuất tăng lên làm giá thành sản phẩm tăng lên một cách không tương xứng
với hao mòn tài sản cố định. Từ đó làm cho giá bản của sản phảm cao, trong nền kinh tế
thị trường giá cả xác định quy luật cung cầu, giá bản lớn hơn giá trị thường gây ứ đọng
vốn.
Nếu khấu hao giảm làm chi phí sản phẩm giảm, giá thành sản phẩm giảm dẫn
đến lỗ lãi khi sản phẩm tiêu thụ.
Nếu khấu hao tài sản cố định chính xác, hợp lý làm cho giá thành sản phẩm hợp
lý với chi phí sản xuất đã bỏ ra, tạo cơ sỏ thu hồi vốn.
1.3.3 Kế toán khấu hao TSCĐ
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ,
- TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
- TK 2143 : Hao mòn TSCĐ vô hình
* Phương pháp hoạch toán
TK 211,213 TKv214 (2141,2143) TK627
Thanh lý,nhượng bán TSCĐ
TK811 KH dùng cho HĐ SXKD
dịch vụ
(Giá trị còn lại) TK 641
KH TSCĐ dùng cho HĐ bán hàng
TK 623,627,641,642
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
8
TK 642
Điều chỉnh giảm KH
KH dùng cho HĐ quản lý
TK 466
KH dùng cho HĐ sự nghiệp,dự án
TK 431(4313)
KH TSCĐ dùng cho HĐ

văn hóa, phúc lợi
Sơ đồ hoạch toán khấu hao TSCĐ
1.4. Kế toán chi tiết tài sản cố định
Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, số TSCĐ theo đơn vị sử dụng là các
chứng từ về tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan trong hướng
dẫn về chứng từ kế toán hệ thống kế toán doanh nghiệp, đó là:
- Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01 – TSCĐ)
– Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 012- TSCĐ).
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu sổ 04-TSCĐ).
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ).
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan (hồ sơ TSCĐ).
Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để lập
thẻ TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó ghi vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ rồi bảo
quản thẻ vào hòm thẻ. Đồng thời, kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến tăng
TSCĐ để ghi vào sổ TSCĐ (phần ghi tăng TSCĐ).
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ giảm TSCĐ để
ghi vào phần giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ liên quan. Đồng thời, ghi giảm ở sổ đăng ký
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
9
thẻ TSCĐ và lưu thẻ TSCĐ giảm vào ngăn riêng trong hòm thẻ. Mặt khác, căn cứ vào
chứng từ liên quan để ghi vào phần giảm TSCĐ và xác định số khấu hao luỹ kế của
TSCĐ giảm để ghi vào các cột liên quan trên sổ TSCĐ .
Căn cứ vào số liệu trên các bảng tính và phân bổ khấu hao, nhân viên kế toán
tổng hợp số khấu hao hàng năm của từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định giá trị hao
mòn cộng dồn để ghi vào phần liên quan trong thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn doanh
nghiệp.
Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá
lắp và phụ tùng kèm theo.Đối tựng ghi TSCĐ có thể là 1 vật thể riêng biệt về mặt kết
cấu có thể thực hiện những chức năng độc lập nhất định hoặc là một hệ thống gồm

nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặc
một số chức năng nhất định
Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dung chi phí
và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt, có thể
kiểm soát riêng biệt mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh từ việc
nắm giữ tài sản
1.5. Kế toán tổng hợp TSCĐ
Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế toán, giúp
cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh kịp thời, chặt
chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ trên sổ kế toán bằng việc hạch toán tổng
hợp TSCĐ để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản
chính sau:
- Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình.
- Tài khoản 212: Tài sản cố định thuê tài chính.
- Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình.
- Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ.
Ngoài ra, để phản ánh sự biến động TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ người ta còn
quy định sử dụng các tài khoản có liên quan như tài khoản 111, 112, 241, 331, 341, 342,
411.
*Nguyên tắc chung trong kế toán TSCĐ là:
+ Việc ghi chép trên các tài khoản phản ánh giá trị tài sản (TK 211, 212, 213) là
ghi theo nguyên giá.
+ Trường hợp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ xí nghiệp để đầu tư
TSCĐ thì đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ là việc ghi chuyển nguồn để tăng nguồn
kinh doanh. Còn việc sử dụng vốn từ khấu hao, vốn kinh doanh thì không hạch toán
tăng nguồn vốn.
+ Việc hạch toán khấu hao đồng thời với hạch toán hao mòn TSCĐ trên TK 214.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
10
+ Chỉ điều chỉnh nguyên giá TSCĐ khi quyết định đánh giá lại TSCĐ của cấp

trên có thẩm quyền.
* Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
Trong các doanh nghiệp hiện nay có nhiều trường hợp tăng TSCĐ như: xây dựng
nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, các đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng
TSCĐ, được biếu tặng từng trường hợp tăng TSCĐ đều được kế toán phản ánh đầy đủ
kịp thời trên cơ sở các chứng từ như hoá đơn mua sắm TSCĐ, các hoá đơn chi tiết về
các chi phí lắp đặt chạy thử và các tài liệu khác có liên quan.
*Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình của doanh nghiệp giảm đi do nhiều nguyên nhân
khác nhau như: nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp
vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác mọi trường hợp giảm đều phải làm đầy
đủ tủ tục xác định đúng các khoản thiệt hại, chi phí thu nhập (nếu có) và tuỳ trường hợp
cụ thể để kế toán ghi sổ.
CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU CHUNG VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ
ĐINH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HOÀNG LONG
2.1. Tìm hiểu chung về tổng công ty CP đầu tư và xây dựng Hoàng
Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư và xây dựng
Hoàng Long
Tổng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng được thành lập ngày 15 tháng 03 năm
1994 (trước đây gọi là Công ty giao thông thủy lợi). Có trụ sở tại: Số 07. Cao Sơn -
P.An Hoạch - TP.Thanh Hoá - Thanh Hóa
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
11
Ngày 28 tháng 8 năm 2003 Công ty đổi tên thành Công ty xây dựng đầu tư và
phát triển hạ tầng Hoàng Long.
Đến ngày 27/12/2007 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP đầu tư xây dựng
Hoàng Long theo giấy phép kinh doanh số: 2603000702 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh

Thanh Hóa cấp. Với ngành nghề kinh doanh chính là: Xây dựng các công trình giao
thông, thủy lợi, dân dụng, san lấp mặt bằng; Kinh doanh nhà, đất; Xây dựng cơ sở hạ
tầng; Xây dựng các công trình cấp thoát nước, công trình điện; Khai thác mỏ, đất và sản
xuất vật liệu xây dựng; Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư và phụ tùng cơ khí; Kinh
doanh dịch vụ thương mại tổng hợp; Kinh doanh xăng dầu, các loại dầu nhớt, mỡ; Sản
xuất, chế biến đá ốp lát, đá mỹ ngh, đá xây dựng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; Sản xuất
gia công cơ khí; Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình; Lập dự toán xây dựng
các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi; Dịch vụ thí nghiệm VLXD; thí nghiệm
kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.
- Tên giao dịch: Tổng Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hoàng Long
- Điện thoại : 0373.942757 Fax: 0383.692747
- Địa chỉ : Số 07. Cao Sơn - P.An Hoạch - TP.Thanh Hoá - Thanh Hóa
- Vốn điều lệ: 90.000.000.000.000 VNĐ.
- Số tài khoản: 501.10 00 000039.3 Tại NH Đầu tư và phát triển T.Hoá
Từ khi đất nước ta chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành
phần kinh tế đa dạng. Nhất là đối với nhu cầu chung của nền kinh tế đất nước. Tổng
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hoàng Long đã mở rộng thêm các ngành nghề kinh
doanh, bằng những sản phẩm đạt chất lượng có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường, để
khẳng định mình trong và ngoài nước. Đặc biệt trong những năm qua do sự phát triển
kinh tế của đất nước Công ty là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng
các công trình giao thông thủy lợi, đã được chủ đầu tư tín nhiệm, Công ty đã trúng thầu
nhiều dự án có quy mô và giá trị lớn trong và ngoài tỉnh đã đưa kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty tăng cao trong nhiều năm qua. Mặc dù đã đạt được những kết quả
đáng kể nhưng Tổng Công ty cũng còn gặp không ít những khá khăn như: Nguồn vốn
đầu tư còn hạn hẹp nên việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất còn hạn chế điều này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của Công ty trong những năm qua. Do
đó nhiệm vụ đặt ra cho Công ty là phải mở rộng kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau
và lấy xây dựng, giao thông, thuỷ lợi làm then chốt. Nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu
không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty đã
tạo sự bền vững và đạt được nhiều thành tích cao. đến nay qua nhiều năm hoạt động.

Tổng công ty đã có uy tín và vị thế khá vững mạnh góp phần nâng cao vai trò phát triển
của nền kinh tế đất nước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP đầu tư và xây dựng Hoàng Long
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
12
Là doanh nghiệp thi công công trình xây dựng các công trình mà công ty tự nhận
thầu .
Địa bàn hoạt động của công ty là trong và ngoài tỉnh
Tổ chức cán bộ công nhân viên chức thi đua, quản lý doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật .
Đảm bảo việc làm, cải thiện cải thiện nâng cao đời sống tinh thần nâng cao thu
nhập và phúc lợi của của công nhân lao động
Phát hiện đấu tranh,ngăn chặn hoạt động tiêu cực, vận động cán bộ công nhân
viên học tập,nâng cao trình độ chính trị, kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ tổ chức hoạt
động xã hội.
Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty
Góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1.3. Đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của công
ty CP đầu tư và xây dựng Hoàng Long
Địa bàn hoạt động của công ty là trong và ngoài tỉnh
+ XD các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, san lấp mặt bằng.
+ Kinh doanh nhà, đất; Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Xây dựng các công trình cấp thoát nước, công trình điện.
+ Khai thác mỏ, đất và sản xuất vật liệu xây dựng
+ Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư và phụ tùng cơ khí
+ Kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp
+ Kinh doanh xăng dầu, các loại dầu nhớt, mỡ
+ Sản xuất, chế biến đá ốp lát, đá mỹ nghệ, đá xây dựng xuất khẩu và tiêu thụ nội
địa.

+ Sản xuất gia công cơ khí
+ Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình
+Lập dự toán xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi
+ Dịch vụ thí nghiệm VLXD; thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình xây
dựng.
2.1.4. Công tác tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP đầu tư và xây dựng
Hoàng Long
Mô hình tổ chức quản lý của Tổng Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng gọn nhẹ chuyên sâu, trong đó:
- Chủ tịch HĐQT(kiêm Tổng giám đốc): Là người đại diện hợp pháp cao nhất
của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Công ty về toàn bộ
hoạt động SXKD của Tổng Công ty và là người nắm giữ phần vốn góp cao nhất.
- Các Phó tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ đã
được giao phó, phân công uỷ quyền.Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
13
- Phòng tổ chức - hành chính: Có chức năng quản lý và giám sát các hoạt động
quản trị tổ chức, quản trị nhân lực, quản trị đầu tư, quản trị hành chính. Trách nhiệm
được giao cho từng cá nhân, có trường hợp kiêm nhiệm theo chức trách.Chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
- Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm về thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
của Tổng Công ty, mọi vật tư nguyên liệu đưa vào sản xuất, điều động sản xuất đúng
theo tiến độ giao hàng với hợp đồng đã ký kết, quyết toán vật tư với khách hàng.Chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng sản phẩm của Công ty
đối với khách hàng và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá trước khi xuất kho.Chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức công tác hạch toán kế toán, xây dựng các kế
hoạch tài chính, chuẩn bị nguồn vốn theo dõi thanh toán, thống kê và kinh doanh vốn
nhàn rỗi, kiểm soát chi phí, thanh toán lương cho công nhân và giám sát hợp đồng kinh

tế. Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông
qua tập hợp, tính toán đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện thu chi,
thanh toán đúng chế độ, đúng đối tượng giúp cho giám đốc quản lý, sử dụng một cách
khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ với các bên, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi
vốn, thanh toán đúng thời gian quy định, hướng dẫn và kiểm tra các đội xây dựng mở
sổ sách thu thập chứng từ ban đầu. Kế toán thống kê pháp lệnh kế toán và quy chế quản
lý tài chính trong doanh nghiệp.Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và các phó
tổng giám đốc.
- Phòng kinh doanh: Tìm kiếm thị trường và tiêu thụ hàng hoá, quản lý hàng hoá,
tìm kiếm và phát triển các đại lý tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.Chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
14
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
TÀI

CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
KINH
DOANH
CHỦ TỊCH HĐQT
(KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC)
Sơ đồ 2.1 tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Hoàng Long
2.1.5. Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP đầu tư và xây dựng
Hoàng Long
2.1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Tổ chức công tác kế toán:
* Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán: Chứng từ gốc được phát sinh tại các công
trường được kế toán các công trường tập hợp lên bẳng kê và chuyển về phòng kế toán;
phòng kế nhận chứng từ của các công trường và các chứng từ phát sinh tại phòng kế
toán tiến hành tổng hợp vào sổ sách chi tiết, sổ sách tổng hợp và các chứng từ tổng hợp
có liên quan.
* Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán: Công ty áp dụng đúng hệ thống tài khoản
kế toán được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp đã được ban hành theo quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính; các tài khoản cấp
2, cấp 3 chi tiết được mở phù hợp và đúng chế độ kế toán doanh nghiệp.
* Tổ chức lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin một cách toàn diện, có
hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả và trình độ sử dụng vốn của doanh
nghiệp và là cơ sở cho các quyết định các phương án kinh doanh của công ty.
Cuối mỗi kỳ kế toán, (tháng, quý, năm) kế toán phải tiến hành khoá sổ kế toán
và lập báo cáo theo quy định. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006
1- Bảng cân đối kế toán Mẫu số: B01-DN

2- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: B02-DN
3- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: B03-DN
4- Thuyết minh báo cáo tài chính: B09-DN
* Hệ thống báo cáo nội bộ
Hệ thống báo cáo nội bộ của Công ty được lập phục vụ cho yêu cầu quản lý và
các nhu cầu nội bộ khác trong công ty. Báo cáo nội bộ cung cấp thông tin một cách
nhanh chóng phục vụ cho các chiến lược kinh doanh ngắn hạn hay các hoạt động tác
nghiệp trong nội bộ công ty.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
15
Tuỳ theo từng thời điểm phát sinh nhu cầu về thông tin mà các báo cáo nội bộ
được lập để sử dụng trong công ty.
1- Báo cáo doanh thu tiêu thụ theo từng mặt hàng.
2- Báo cáo số lượng hàng bán ra theo từng mặt hàng.
3- Báo cáo lợi nhuận theo từng mặt hàng.
3- Báo cáo chi tiết công nợ.
4- Báo cáo lợi tức trên vốn cổ phần.
* Tổ chức kiểm tra kế toán:
Để đảm bảo công tác kế toán trong doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu,
nhiệm vụ và chức năng của mình, nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau
những thông tin về báo cáo tài chính một cách trung thực, minh bạch công khai và chấp
hành tốt những chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính nói chung, các chế độ, thể
lệ quy định về kế toán nói riêng, cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác kế
toán trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng nội dung, phương pháp kiểm tra.
- Bộ phận kiểm tra: Công tác kiểm tra kế toán do giám đốc và kế toán trưởng
chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo tuỳ theo yêu cầu có thể kiểm tra định kỳ hay đột suất,
bất thường
- Phương pháp kiểm tra: Phương pháp kiểm tra được áp dụng là phương pháp
đối chiếu, đối chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán với
nhau, giữa số liệu kế toán của doanh nghiệp với các đơn vị có liên quan, giữa số liệu kế

toán với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với chế độ, thể lệ kế toán
hiện hành.
- Cơ sở kiểm tra: Căn cứ để tiến hành kiểm tra kế toán là các chứng từ kế toán, sổ
kế toán, báo cáo kế toán và chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính, chế độ thể lệ kế
toán cũng như số liệu kế toán của đơn vị có liên quan.

GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
16
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
NVL,
CCDC,
TSCĐ
Kế
toán
Tiền
lương
BH
Kế
toán
giá
thành
doanh
thu

Thủ
quỹ
Kế toán tổng hợp
Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán tại Tổng Công ty Hoàng Long
Ghi chú: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.
Trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp.
* Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán Công ty:
- Kế toán Trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng giám đốc
công ty thực hiện pháp lệnh kế toán, tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý tiền vốn, các
chế độ chính sách có liên quan đến tài chính doanh nghiệp.
- Kế toán tổng hợp: Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện chỉ đạo giám
sát các các phận kế toán. hướng dẫn, kiểm tra số liệu của các bộ phận kế toán khác. Cuối
kỳ nhận số liệu từ các nhân viên kế toán lập Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
- Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình
hình biến động vốn bằng tiền của công ty.
- Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ: Chịu trách nhiệm theo dõi phản ánh kịp thời giá
trị NVL, CCDC, TSCĐ hiện có và tình hình tăng giảm. Tính đúng, đủ số khấu hao
TSCĐ, số lượng, chất lượng và giá thực tế của từng loại vật liệu, CCDC.
- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: Kiểm tra tính đối tượng,
trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTNvào giá thành sản phẩm, lập sổ và ghi chép các sổ
kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp về tiền lương.
- Kế toán giá thành doanh thu: Chịu trách nhiệm tổng hợp đầy đủ các khoản mục
chi phí để tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi trả các khoản tiền mặt của Công ty và ghi chép vào
sổ quỹ.
2.1.5.2 Chế độ kế toán và phương pháp kế toán công ty áp dụng
* Niên độ kế toán: Niên độ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12 năm.
* Đơn vị sử dụng tiền tệ trong kế toán: Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi
chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).

* Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ−BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.
* Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp tính thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
17
* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng theo phương pháp kê
khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Phương pháp định giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
* Ghi nhận và khấu hao TSCĐ hữu hình:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐHH: Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo
nguyên giá và chi phí lắp đặt chạy thử. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định hữu
hình, tài sản được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao TSCĐHH: Khấu hao được tính theo phương pháp
đường thẳng, thời gian sử dụng và khấu hao được tính theo Thông tư số 203/2009/TT-
BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính.
+ Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định
được xác định như sau:lương sản phẩm, lương thời gian, lễ tết, các khoản phụ cấp, lập
bảng phân bổ tiền lương theo từng
(2.1)
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay Công ty đang sử dụng Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ. Sau đây là
mô hình ghi sổ kế toán TSCĐ:
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
18
Thời gian sử
dụng của tài sản
cố định

=
Giá trị hợp lý của
TSCĐ
Giá bán của TSCĐ
cùng loại mới 100% (hoặc
của TSCĐ tương đương
trên thị trường)
x
Thời gian sử
dụng của
TSCĐ mới
cùng loại xác
định theo phụ
lục 1 (ban
hành kèm
theo
TT203/2009)
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
19
Thẻ tài sản cố
định, sổ kế
toán chi tiết
TSCĐ
CHỨNG TỪ GỐC
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Biên bản nghiệm thu
- - Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Quyết định tăng tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định

- Quyết định giảm tài sản cố định
và các chứng từ liên quan khác
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản
211, 214
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi chép theo hình thức Chứng từ ghi sổ
GHI CHÚ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm
* Trình tự ghi chép của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cụ thể như sau:
Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào sổ chứng từ ghi sổ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán vốn bằng tiền
theo dõi trên sổ quỹ và ghi sổ chi tiết có liên quan.
Sau đó kế toán căn cứ vào các số liệu đã ghi chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái
các tài khoản. Đồng thời đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp
chi tiết của các tài khoản yêu cầu chi tiết. Đồng thời đối chiếu với sổ cái của tài khoản
đó.
Cuối năm kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. số phát
sinh trên bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trước khi
lập báo cáo tại chính. Cuối cùng là công tác lập báo cáo tài chính: kế toán căn cứ vào sổ
cái, bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết trong kỳ kế toán và báo cáo tài

chính của kỳ trước hoặc năm trước.
2.2. Thực trạng kế tài sản cố đinh tại công ty CP đầu tư và xây dựng
Hoàng Long
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
20
2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty CP đầu tư và xây dựng
Hoàng Long
Trước hết TSCĐ được xác định đúng nguyên giá khi nhập về hoặc khi xây dựng
cơ sở bàn giao.Đây là bước khởi đầu quan trọng để công ty hoạch toán chính xác TSCĐ
theo đúng giá trị của nó.Sau đó mọi TSCĐ được đưa vào quản lý theo hồ sơ ghi chép
trên sổ sách cả về số lượng và giá trị.TSCĐ không chỉ theo dõi trên tổng số mà còn
được theo dõi riêng tường loại.Không những thế mà còn được quản lý theo địa điểm sử
dụng, thậm chí giao trực tiếp cho nhóm đội sản xuất. TSCĐ khi có sự điều chuyển trong
nội bộ đều có biên bản giao nhận rõ rang.
Do đặc thù của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên TSCĐ của công
ty chủ yếu là máy móc thiết bị thi công công trình như: Ôtô, máy xúc, máy lu, máy ủi,
máy trộn bê tông……hiện đang thi công tại các công trình; và các dây truyền sản xuất
vật liệu xây dựng như: máy nghiền, máy xe đá và cột bơm xăng dầu….
2.2.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Công ty CP đầu tư và xây dựng
Hoàng Long
2.2.2.1 Phân loại TSCĐ theo mục đích kinh doanh:
- Tài sản cố định hữu hình bao gồm :
+ Nhà cửa, vật kiến trúc như: Nhà trụ sở công ty tại Số 07. Cao Sơn - P.An
Hoạch - TP.Thanh Hoá - Thanh Hóa; Văn phòng các xí nghiệp sản xuất của công ty
như: XN sản xuất đá tại Núi Thiều; XN sản xuất đá tại Yên Lâm; Cửa hàng xăng dầu
Hoàng Long …
+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ máy móc thiết bị thi công như: Máy xúc, máy lu,
máy ủi, máy cẩu, máy trộn bê tông ….hiện đang thi công tại các công trường và các dây
truyền máy nghiền, máy xẻ đá, cột bơm xăng dầu tại các xí nghịêp của công ty.
+ Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn: đó là toàn bộ số ôtô con phục vụ cho công

tác quản lý và ôtô tải hiện đang phục vụ thi công tại các công trường
+ Thiết bị dụng cụ quản lí: như toán bộ Hệ thống máy vi tính, máy phô tô Coppy
và các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý…
- Tài sản cố định vô hình bao gồm :
+ Quyền sử dụng đất thuộc văn phòng công ty
+ Quyền sử dụng đất thuộc nơi chế biến , kho bãi thuộc quyền sở hữu của công ty
……………
2.2.2.2 Đánh giá tài sản cố định hữu hình công ty
Việc đánh giá tài sản cố định trong công ty là vô cùng quan trọng và cần thiết bị
nó là điều kiện quan trọng để hạch toán tài sản cố định. Tính phân bố khấu hao chính
xác, phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty. Vì vậy muốn thực hiện công việc đó cần
phải đánh giá tài sản cố định.
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
21
Hiện tại công thực hiện việc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Đánh giá TSCĐ hữu hình theo nguyên giá:
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để
có được tài sản cố định và đưa vào tài sản cố định.
Nguyên giá giá mua các khoản thuế chi phí liên quan
TSCĐ thực tế còn lại trực tiếp (2.2)
* Đánh giá TSCđ hữu hình theo giá trị còn lại:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ hữu hình bị hao mòn, hư hỏng vì vậy trong quá
trình quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình ngoài việc đánh giá theo nguyên giá công ty
còn đánh giá theo giá trị còn lại.
Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình = NG TSCĐ hữu hình - Giá trị hao mòn TSCĐ
hữu hình
Tháng 02/2013 Công ty mua 01 ôtô Hoyun có nội dung ghi trên hóa đơn GTGT
như sau:
- Tiền hàng (giá chưa có VAT): 800.000.000 đ
- Tiền thuế GTGT (10%) : 80.000.000 đ

- Tổng tiền thanh toán : 880.000.000 đ
Nguyên giá của xe ôtô được xác định, số tiền là: 800.000.000 đ
Việc xác định nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình tại tháng
02/2013 của Công ty Hoàng Long như sau:

BẢNG 2.1 THEO DÕI GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TSCĐ HỮU HÌNH
Tháng 02/2013
S
T
T
Tên tài sản Số hiệu NG TSCĐ KH lũy kế Giá trị còn lại
1
Nhà VP làm việc
3 tầng
NVP001 2.978.982.794 206.873.800 2.772.108.994
2
Ô tô tải Hoyun
36M-7401
OT030 782.766.666 91.322.784 691.443.882
3
Máy xúc Hitachi
EX 400-1
MX012 914.285.714 307.636.561 606.649.153
4
Máy lu Liugong
CLG614
ML019 457.142.857 95.238.100 361.904.757
5
Máy in laze
canon

LBP
1120
40.000.000 25.000.000 15.000.000
6 Ô tô con kiafote OT015 3.660.000.000 405.000.000 3.255.000.000
7 Máy xúc
KOMATSU
MX013 1.560.800.000 445.332.000 1.115.468.000
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
22
=
+ +
8 Máy trộn bê tông MT045 770.000.000 150.000.000 620.000.000
9 Ô tô tải Huynđai
36C-00159
OT031 966.860.000 433.330.000 533.530.000
10 Ô tô tải Huynđai
37V-6647
OT014 855.500.000 413.000.000 712.500.000
11 Máy san
KOMATSU
MS015 1.345.500.000 555.580.000 789.920.000
12
Xe ôtô tải IFA
36L-7535
OT016 124.800.000 94.900.000 29.900.000
Tổng 15.256.638.031 3.229.879.912 12.026.868.119
2.2.3. Kế toán chi tiết tài sản cố đinh tại công ty
*) Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại nơi sử dụng
Tổ chức kế toán chi tiết tại nơi sử dụng, tại bộ phận sử dụng và bảo quản tài sản
cố định của đơn vị: sử dụng sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ để phản ánh

tình hình tăng giảm tài sản cố định của bộ phận đó (theo dõi về mặt hiện vật, nước sản
xuất, thời gian ước tính sử dụng tài sản…)
*) Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại phòng kế toán
Tại phòng kế toán sử dụng thẻ tài sản cố định và sổ tài sản cố định để theo dõi
tình hình tăng giảm tài sản cố định.
- Thẻ tài sản cố định: do kế toán mở cho từng đối tượng, cụ thể cho từng tài sản
cố định của doanh nghiệp theo dõi về các chỉ tiêu giá trị (nguyên giá tài sản cố định, hao
mòn tài sản cố định)
Công ty trích thẻ tài sản cố định của xe ôtô tải IFA 36L-7535; số hiệu: OT023 tại
Tổng công ty Hoàng Long
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số 45
Ngày 01/01/2006
- Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định ngày 01/01/2006
1- Tên, ký mã hiệu TSCĐ: Xe ôtô tải IFA 36L-7535; số hiệu: OT023
- Nuớc sản xuất: Đức Năm sản xuất: 1999
- Bộ phận quản lý sử dụng: Đội xe công ty Năm đưa vào SD: 2006
- Lý do tăng: mua sắm
Shiệu
chứng
từ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ
Ngày,
tháng,
năm
Diễn giải Nguyên giá
Năm
Sử
dụng
GTHM Cộng dồn

A B C 1 2 3 4
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
23
02 01/1/2006 Xe ôtô tải IFA
36L-7535
124.800.000 2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
15.600.000
15.600.000
15.600.000
15.600.000
15.600.000
15.600.000
1.300.000
15.600.000
31.200.000
46.800.000
62.400.000
78.000.000
93.600.000
94.900.000
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng đấu)
- Sổ tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm và tình hình khấu hao của tài
sản cố định. Mỗi trang được ghi một dòng trên trang

GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
24
GVHD: Th.s Đỗ Thị Hương Thanh SVTH: Lê Thị Ngọc Hoa
25

×