Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

3Đề+3HDC HS giỏi Địa cấp huyên 10-11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.17 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Ngày thi: 21/10/2010
Môn thi: Địa Lý
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)

( Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi )
ĐỀ :
Câu 1: (4 điểm)
Nêu đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp nước
ta? Chính sách phát triển công nghiệp hiện nay có gì mới? Thị trường có tầm quan
trọng như thế nào đối với sự phát triển công nghiệp? Kể tên các ngành công nghiệp
trọng điểm? Em hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu 2: (3 điểm).
Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979 – 1999 (%o )
Năm
Tỉ suất
1979 1999
Tỉ suất sinh (%o) 32,5 19,9
Tỉ suất tử (%o) 7,2 5,6
a. Tính tỉ lệ ( %) gia tăng tự nhiên của dân sô qua các năm và nêu nhận xét.
b. Vẽ biểu đồ đường theo bảng số liệu.
Câu 3: (4 điểm)
Sông là gì? Sông có tác dụng về kinh tế như thế nào? Hệ thống sông bao gồm
những phần nào? Nêu tên hai hệ thống sông lớn nhất của nước ta? Trình bày đặc
điểm sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông chảy qua địa phận Tây Ninh.
Câu 4: (3 điểm)
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện rõ nét ở nước ta như thế nào? Hãy giải
thích vì sao cùng một vĩ độ mà nhiệt độ ở Việt Nam và Ấn Độ khác nhau như:


Tháng giêng:
Hà Nội (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Nac-pơ (Ấn Độ) là 4,4
o
C.
Vinh (Việt Nam) nhiệt độ thấp hơn Mum-Bai (Ấn Độ) là 6,3
o
C.
Câu 5: (2 điểm)
Hãy tính 1km
2
đất liền tương ứng với bao nhiêu lần mặt biển. Biết rằng diện tích
đất liền S
1
= 330.991km
2
, diện tích biển Việt Nam S
2
= 1.000.000 km
2
Câu 6: (4 điểm)
Ô nhiễm không khí là gì? Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp? Hàng năm
nước ta chịu ảnh hưởng của những khối khí nào? Làm cho thời tiết nước ta có đặc
điểm gì?
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Môn thi: Địa Lý
Câu 1: (4 điểm)
* Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp nước

ta. (1 điểm)
Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp nước ta có từ thời kỳ
thuộc địa, đã bị tàn phá trong chiến tranh vừa có những cơ sở mới xây dựng với
công nghệ hiện đại, nhìn chung:
+ Trình độ công nghệ còn thấp
+ Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao
+ Mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu lớn
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng.
* Chính sách (1 điểm)
Chính sách phát triển công nghiệp của nước ta trong giai đoạn hiện nay: Chính
sách công nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính sách đầu tư
nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, chính sách kinh tế đối
ngoại.
* Thị trường (1 điểm)
- Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.
- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá lớn nhưng bị cạnh tranh
quyết liệt với hàng ngoại nhập nhất là hàng nhập lậu.
- Hàng công nghiệp nước ta cũng có lợi thế ở thị trường các nước công nghiệp phát
triển nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
* Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta (0,5 điểm)
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Than đá, dầu mỏ.
- Công nghiệp điện: Nhiệt điện và thủy điện
- Các ngành công nghiệp nặng: Cơ khí – điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm
- Công nghiệp dệt may
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta được thể hiện ở 3 mặt: (0,5 điểm)
- Chuyển dịch cơ cấu ngành
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
- Chuyển dịch theo thành phần kinh tế
Câu 2: (3 điểm)

a.Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm (0,5 điểm)
(32,5 – 7,2 ) : 10 = 2,5%
(19,9 – 5,6) : 10 = 1,4%
* Nhận xét: (0,5 điểm)
Tỉ suất sinh, tử từ năm 1979 1999 của nước ta có xu hướng giảm, nhưng vẫn
còn cao: Từ 2,5% năm 1979 giảm xuống còn 1,4% năm 1999. Điều đó là do tỉ suất
sinh giảm nhanh (nhanh hơn giảm tử). Nhờ thành tựu trong chính sách dân số kế
hoạch hóa gia đình.
b. Vẽ biểu đồ (2 điểm)
32,5%
30
25
20 ……… tỉ lệ tử
tỉ lệ gia tăng tự nhiên tỉ lệ sinh
19,9
15
10
7,2 5,6
1979 1999 Năm
Biểu đồ tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 - 1999
Câu 3: (4 điểm)
- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được
các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan cung cấp cho nó (1 điểm)
- Sông có giá trị về kinh tế rất lớn: Giao thông vận tải, thủy điện, thủy lợi, cung
cấp phù sa hình thành đồng bằng… (0, 5 điểm).
- Hệ thống sông gồm: Sông chính, các phụ lưu và chi lưu.
- Hai sông lớn nhất ở nước ta là sông Hồng, sông Cửu Long (Mê Công) (0, 5điểm)
- Đặc điểm sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
+ Sông Sài Gòn: Bắt nguồn từ Sroc- Buten (huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước)
đoạn thượng lưu và trung lưu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam (đây là ranh

giới tự nhiên giữa Tây Ninh và tỉnh Bình Phước, Bình Dương) đoạn hạ lưu chảy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến Tân Thuận (thành phố Hồ Chí Minh) hợp với
sông Đồng Nai chảy ra biển, chiều dài của sông qua tỉnh là 135 km. Những phụ lưu
chính của sông thuộc địa phận Tây Ninh gồm: suối bà Chiêm (suối Ngô), suối Sanh
Đôi (1 điểm)
+ Sông Vàm Cỏ Đông: Bắt nguồn từ Thôn Suông tỉnh Công Pông Chàm (Cam-pu-
chia) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến Quảng Xuyên (Long An) hợp với
sông Vàm Cỏ Tây đổ ra biển. Độ dài của sông chảy qua tỉnh 151 km, chảy qua các
huyện thị như: Tân Biên, Châu Thành, Hòa Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng.
Các phụ lưu chính của sông gồm: Rạch Bến Đá, rạch Tây Ninh, rạch Trảng Bàng.
(1 điểm)
Câu 4: (3 điểm)
- Tính chất nhiệt đới: Bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng, cung cấp cho nước
ta một nguồn nhiệt năng rất lớn: 1 triệu ki lô Calo/ 1m
2
và số giờ nắng từ 1400-
3000 giờ/ năm (1 điểm)
- Tính chất gió mùa ẩm: Khí hậu chia ra 2 mùa phù hợp với 2 mùa gió. Mùa đông
lạnh khô có gió mùa Đông Bắc. Mùa hạ nóng ẩm có gió mùa Tây Nam. Chính gió
mùa đã mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn và độ ẩm cao (lượng mưa trung
bình 1500- 2000mm/ năm). (1 điểm)
- Giải thích: (1 điểm)
Khí hậu ở Việt Nam có nét khác biệt rõ rệt so với các nước cùng vĩ độ trong đai
nội chí tuyến như Ấn Độ. Vì Việt Nam mưa nhiều, ẩm hơn, tính chất đó do gió mùa
đem lại.
Câu 5: (2 điểm)
Tính tỉ lệ tương ứng biển với đất liền là
S
2
: S

1
= 1.000.000 : 330.991 = 3,02 (1, 5 điểm)
Vậy 1 km
2
đất liền tương ứng với 3,02 km
2
mặt biển (0,5 điểm)
Câu 6: ( 4điểm)
- Ô nhiễm không khí là bầu không khí xung quanh con người đang sống bị ô
nhiễm độc do bụi, khói, các chất độc hại từ ống khói các nhà máy công nghiệp thải
ra, khói bụi cùa các phương tiện giao thông vận tải: Tàu lửa, ô tô, xe máy…(1 điểm)
- Nguyên nhân: (1 điểm)
Công nghiệp phát triển, mức sống người dân cao, sử dụng nhiều chất đốt thải ra
nhiều khói.
Các nhà máy xe cộ thải ra khí độc
Do bất cẩn các nhà máy nguyên tử để rò rỉ chất độc
- Hậu quả: (1 điểm)
Các chất độc và khí thải ra trong không khí.
Tạo ra mưa a xít làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các
bệnh về hô hấp cho con người.
Tạo ra hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Biện pháp: Có hành vi bảo vệ môi trường
- Hàng năm nước ta chịu ảnh hưởng: (1 điểm)
+ Về mùa đông (tháng 11 đến tháng 4 dương lich) chịu ảnh hưởng của khối khí
lạnh phương Bắc (Bắc Á) tràn xuống làm cho thời tiết lạnh, khô, ít mưa.
+ Về mùa hạ (tháng 5 đến tháng 10 dương lịch) chịu ảnh hưởng của các khối khí
nóng phương Nam (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương) tràn vào thời tiết nóng,
ẩm, mưa nhiều.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Ngày thi: 21/10/2010
Môn thi: Địa Lý
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)

( Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi )
ĐỀ :
Câu 1: (2điểm)
Ngành công nghiệp điện có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội nước ta hiện nay?
Câu 2 : (2điểm)
Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta? Các loại hình quần cư trên có
những ưu điểm và nhược điểm gì?
Câu 3: ( 4 điểm)
Trình bày vai trò của các trung tâm công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta? Việc xây dựng hành lang kinh tế Đông – Tây có ý nghĩa như thế nào
trong thời kỳ hội nhập?
Câu 4: (4 điểm)
Nước ta có mấy miền khí hậu? Nguyên nhân nào tạo ra các miền khí hậu? Để
giảm bớt nguy cơ ô nhiễm khí hậu theo em cần phải làm gì?
Câu 5: (4 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau: (trạm Sơn Tây sông Hồng)
Tháng
chỉ số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lưu
lượng
m
3

/s
1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746
a. Vẽ biểu đồ lưu lượng dòng chảy.
b. Nhận xét về lưu lượng dòng chảy trong năm.
Câu 6: ( 2 điểm)
Một bức điện được đánh từ Đà Nẵng (múi giờ số 7) đến Paris (múi giờ số 1) hồi 2
giờ sáng ngày 01/10/2010. Hai giờ sau trao cho người nhận. Hỏi lúc đó là mấy giờ ở
Paris?
Câu 7: (2 điểm)
Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở Tây Ninh có vị trí quan
trọng như thế nào? Nêu tình hình phát triển và phân bố?
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Môn thi: Địa Lý
Câu 1: (2 điểm)
Vai trò của ngành điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
- Vận hành máy móc trang thiết bị góp phần cải thiện được sức lao động. Mang
lại hiệu quả kinh tế cao.(1 điểm)
* Ý nghĩa của ngành điện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội:
- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường (thủy điện, phong điện, điện mặt trời)
- Đưa ánh sáng đến với người nghèo, vùng xa, vùng sâu, biên giới. (1 điểm).
Câu 2: (2 điểm)
Nước ta có hai loại hình quần cư:
- Quần cư nông thôn.

- Quần cư thành thị.
* Đặc điểm của quần cư nông thôn:
- Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau.
- Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như:
làng, ấp (người Kinh) bản (người Tày, Mường…) Phum, sóc (người Khơ me)…
- Hoạt động chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp (0,5 điểm).
* Ưu điểm:
- Giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán.
- Môi trường tự nhiên còn trong lành, sạch sẽ …
* Nhược điểm:
- Số người tham gia vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp còn cao, làm chậm đi
quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn ở mức cao … (0,5 điểm)
* Quần cư thành thị:
- Dân cư sống tập trung với mật độ cao, nhà ở san sát nhau.
- Các điểm dân cư thường được gọi là: Thành Phố, Thị xã, Quận, Phường.
- Hoạt động chủ yếu: công nghiệp, thương mại, dịch vụ.(0,5điểm)
*Ưu điểm:
- Trinh độ dân trí cao, văn minh, hiện đại.
- Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, công nghệ…
* Nhược điểm:
- Môi trường có nguy cơ ô nhiễm( khói bụi, kẹt xe…)
- Thiếu việc làm…
Câu 3: (4 điểm)
Nước ta có 2 trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
* Vai trò của các trung tâm công nghiệp:
+ Thành phố Hồ Chí Minh:
- Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 50% cả nước.
- Tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước như: Chế biến lương
thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, cơ khí, điện tử, dệt may…

- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
- Là động lực để phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Chuyển giao công nghệ cho toàn vùng và cả nước… (1 điểm)
+ Thành phố Hà Nội:
- Là cửa ngõ giao lưu kinh tế của nước ta ở phía Bắc.
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở đây.
- Nơi sản xuất và chuyển giao công nghệ cho toàn vùng.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển cho toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. (1 điểm)
* Ý nghĩa của việc xây dựng hành lang kinh tế Đông – Tây:
- Là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển (Lào, Mianma, Thái
Lan)
- Nối liền mạng lưới giao thông của nước ta theo hướng Đông – Tây. Là cửa ngõ
của Tây Nguyên ra biển (1 điểm)
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của miền Trung và cả nước.
- Tạo mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trong khu vực (1 điểm).
Câu 4: (4 điểm)
Nước ta có hai miền khí hậu:
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh tương đối ít
mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, có
một mùa mưa và một mùa khô (1,75 điểm)
* Nguyên nhân:
- Sự đa dạng của địa hình nước ta
- Độ cao và hướng chảy của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng trong việc
hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu (1,75 điểm).
* Để giảm bớt nguy cơ ô nhiễm khí hậu cần:
- Đồng tình và hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường.
- Tích cực tham gia trồng cây tăng độ che phủ cho đất.
- Không xả rác bừa bãi trong trường học và nơi công cộng.
- Tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh tích cực tham gia bảo vệ môi

trường… (0,5 điểm)
Câu 5: (4 điểm)
a. vẽ biểu đồ: (2 điểm)

Biểu đồ lưu lượng dòng chảy trạm Sơn Tây sông Hồng
b.Nhận xét lưu lượng dòng chảy trong năm:
- Lưu lượng dòng chảy không đều giữa các tháng trong năm:
- Tháng có lưu lượng dòng chảy cao nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 3 chênh
lệch nhau 8322 m
3
/s.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. (2 điểm)
Câu 6: (2 điểm)
Paris và Đà Nẵng cách nhau (7-1) = 6 múi giờ (0,25 điểm)
Khi Đà Nẵng là 1 giờ ngày 01/10/2010 thì Paris sẽ là 30/9/2010 (1,25 điểm)
Hai giờ sau đến tay người nhận lúc đó sẽ là: 20 giờ + 2 giờ = 22 giờ ngày
30/9/2010. (0,5 điểm)
Câu 7: (2 điểm)
- Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm là ngành sản xuất có thế mạnh
hàng đầu của tỉnh, phát triển trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương
như: Lúa, mì, mía, đậu phộng … (0,75 điểm)
* Tình hình phát triển và phân bố:
- Xay xát gạo: Chủ yếu là của tư nhân tập trung ở các huyện như: Trảng Bàng, Gò
Dầu, Bến Cầu, Châu Thành, Hòa Thành.
- Chế biến mía đường: là ngành mũi nhọn nổi bật của Tây Ninh phân bố chủ yếu ở
Tân Châu, Hòa Thành. (0,5 điểm)
- Chế biến củ mì: Chủ yếu là các cơ sở liên doanh với Thái Lan, Singapo và một số
cơ sở của tư nhân. Tập trung ở các huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành,
Dương Minh Châu.
- Chế biến đậu phộng: Năng suất thấp. Tập trung chủ yếu ở Gò Dầu.

- Chế biến hạt điều: Nhìn chung chưa phát triển phân bố rải rác ở một số địa
phương trong tỉnh. (0,75 điểm)
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Ngày thi: 21/10/2010
Môn thi: Địa Lý
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)

( Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi )
ĐỀ :
Câu 1: (4 điểm)
a. Quan sát lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên (kèm theo). Hãy cho biết tác giả đã
sử dụng các loại kí hiệu nào và cho ví dụ. Nếu lược đồ nói trên có tỉ lệ 1: 400.000
thì 4 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
b. Trên bề mặt Trái Đất người ta chia làm mấy vành đai nhiệt? Dựa vào các yếu tố
nào?
Câu 2: (3 điểm)
a. Trình bày một số biện pháp khai thác tổng hợp các dòng chảy của sông ngòi
Việt Nam? Để dòng chảy của sông ngòi không bị ô nhiễm ta phải làm gì? Liên hệ
địa phương.
b. Nêu giá trị kinh tế của vùng biển Việt Nam.
Câu 3: (3 điểm)
a. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
b. Trình bày hoạt động gió mùa ở nước ta (nguồn gốc, hướng, phạm vi tác động,
tính chất) và nêu hệ quả.
Câu 4: (4 điểm)
a. Quan sát bảng số liệu về mật độ dân số các vùng của nước ta năm 2006. Hãy
nêu nhận xét và so sánh về mật độ dân số giữa các vùng, từ đó rút ra đặc điểm phân

bố dân cư của nước ta.
Vùng Mật độ dân số (người/km
2
)
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
1225
108
207
205
89
396
429
b. Nêu các giải pháp để phân bố lại dân cư và lao động ở nước ta.
Câu 5: (2 điểm)
Phân tích giá trị kinh tế quốc lộ 22A, 22B.
Câu 6: (4 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tì suất sinh, tử, gia tăng dân số tự nhiên năm 2000
Các vùng Tỉ suất sinh
%o
Tỉ suất tử
%o
Gia tăng dân số tự
nhiên %

Cả nước
Trung du và miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
28,5
30,6
22,8
31,1
31,4
38,7
25,9
27,5
6,7
7,1
5,9
7,5
7,1
8,9
5,5
6,8
25,8
3,49
1,11
1,47
2,16
2,11

1,37
1,39
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp về tỉ suất sinh phân theo vùng.
b. Hãy nhận xét về sự phân hóa của tỉ suất sinh, tử, gia tăng dân số tự nhiên theo
các vùng ở nước ta.
Hết
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN BIÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Môn thi: Địa Lý
Câu 1: (4 điểm)
a. Các loại kí hiệu trên lược đồ (1,5 điểm)
- Ký hiệu điểm: Nhà máy thủy điện, vườn quốc gia…
- Ký hiệu đường: Ranh giới tỉnh, các con sông…
- Ký hiệu diện tích: Đất Bazan, độ cao…
- Nếu lược đồ nói trên có tỉ lệ 1: 400. 000 thì 4 cm trên bản đồ ứng với 16 km trên
thực địa.
b. Các vành đai nhiệt.(2,5 điểm)
Dựa vào các chí tuyến và vòng cực, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 5 vành đai
nhiệt.
- Vành đai nóng: Khu vực giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam có góc chiếu
sáng Mặt Trời lớn, nhiệt độ cao quanh năm.
- Hai vành đai ôn hòa: Hai khu vực chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và chí tuyến
Nam đến vòng cực Nam, có góc chiếu sáng Mặt Trời vừa (không lớn, không nhỏ),
nhiệt độ trung bình.
- Hai vành đai lạnh: Hai khu vực từ vòng cực Bắc đến cực Bắc đến cực Bắc và từ
vòng cực Nam đến cực Nam, có góc chiếu sáng của Mặt Trời nhỏ nhiệt độ thấp.
Câu 2: (3 điểm)
a. Biện pháp khai thác dòng chảy: (2 điểm)
- Xây hồ chứa nước dùng cho thủy lợi, thủy điện, chống lũ lụt, nuôi thủy sản và là

nơi du lịch.
- Chung sống với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Tận dụng nguồn nước để thau chua, rửa mặn, nuôi thủy sản.
- Tận dụng phù sa bón ruộng, mở rộng đồng bằng.
- Đánh bắt thủy sản tự nhiên.
* Liên hệ địa phương: Sông ngòi địa phương bị ô nhiễm do chất thải các nhà máy,
xí nghiệp, chất thải sinh hoạt …
- Biện pháp: Nâng cao ý thức, thực hiện luật tài nguyên môi trường.
* Để dòng chảy không bị ô nhiễm:
- Vớt tất cả vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy để nước lưu thông dể dàng.
- Không đánh thủy sản trên sông bằng hóa chất hay bằng điện.
- Tránh đưa vào dòng chảy sông ngòi nước thải, rác thải của sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ sinh hoạt chưa qua xử lí.
b. Giá trị kinh tế biển: (1điểm)
- Thềm lục địa và đáy biển: có khoáng sản như dầu khí, kim loại, phi kim loại.
- Lòng biển: Có hải sản như tôm, cá, rong biển.
- Mặt biển: Thuận lợi giao thông với các nước bằng tàu thuyền.
- Bờ biển: nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh sâu rất thuận lợi cho du lịch và xây
dựng hải cảng.
- Điều hòa khí hậu, tăng tính hải dương, giảm tính lục địa
Câu 3: (3điểm)
a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: (0,75 điểm)
Vị trí địa lý: Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên mang tính
chất nhiệt đới.
- Do tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu nước ta được tăng cường tính chất ẩm từ
biển vào.
- Do nằm khu vực hoạt động điển hình của gió mùa thế giới.
b. Hoạt động của gió mùa Việt Nam và hệ quả (2,25 điểm)
* Hoạt động gió mùa: (1 điểm)
- Gió mùa mùa đông:

+ Nguồn gốc: Xuất phát từ trung tâm cao áp Xi – bia
+ Hướng gió: Đông Bắc
+ Phạm vi tác động: Từ 16
o
B (Bạch Mã) trở ra
+ tính chất: Nửa đầu mùa đông lạnh và khô, nửa sau mùa đông lạnh, ẩm, mưa
phùn.
- Gió mùa mùa hạ: (1 điểm)
+ Nguồn gốc: Xuất phát từ khối khí chí tuyến vịnh Ben-gan.
+ Hướng gió: Tây Nam
+ Phạm vi tác động: Cả nước
+ Tính chất: Đầu mùa hạ gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây khô nóng cho
đông Trường Sơn và phần nam của đồng bằng sông Hồng, cuối mùa hạ gây mưa
cho đồng bằng Bắc Bộ.
* Hệ quả: Miền Bắc có một mùa đông lạnh, miền nam có một mùa mưa và một
mùa khô rõ rệt. (0,25 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
a. Mật độ phân bố dân cư: (2 điểm)
- Mật độ dân số không đều giữa các vùng.
- Mật độ dân số cao nhất ở đồng bằng sông Hồng, sau đó là đồng bằng sông Cửu
Long…, thấp nhất là ở Tây Nguyên.
- Mật độ dân số ở đồng bằng cao hơn ở miền núi.
- Mật độ nơi cao nhất gấp hơn 13,76 lần nơi thấp.
Tóm lại: Dân số phân bố không đều.
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi, trung du.
b. các giải pháp phân bố dân cư và lao động: (2 điểm)
- Phân bố hợp lý dân số và nguồn lao động phù hợp với phân bố tài nguyên và
chiến lược kinh tế xã hội.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước. Trong những năm
qua hàng chục vạn lao động chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ đã

được đi xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi và trung du phía Bắc và mới đây là ở
Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Trong những năm tới sẽ tiếp tục di dân, hướng nhiều hơn với phát triển công
nghiệp.
- Tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
- Phân bố lại dân cư và lao động nội vùng.
Câu 5: (2 điểm)
Giá trị kinh tế quốc lộ 22A, 22B.
Quốc lộ 22 nối từ thành phố Hồ Chí Minh qua Tây Ninh sang Cam-pu-chia bao
gồm:
* Quốc lộ 22A: Bắt đầu từ Suối Sâu (huyện Trảng Bàng) đến cửa khẩu Mộc Bài
(huyện Bến Cầu) dài 28 km là tuyến nâng cấp thành tuyến quốc tế xuyên Á. Đây là
tuyến huyết mạch lưu thông quốc gia, quốc tế cũng như của tỉnh.
* Quốc lộ 22B: Nối quốc lộ 22A (tại thị trấn Gò Dầu) qua Hòa Thành, thị xã Tây
Ninh đến cửa khẩu Xa Mát (Tân Biên). Tuyến này có ý nghĩa chiến lược trong việc
phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đối với tỉnh ta, có chiều dài 77 km, dự
án thành lập khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát.
Câu 6: (4 điểm)
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ suất sinh theo vùng có thêm đường trung bình thể
hiện tỉ suất sinh của cả nước.(2 điểm)

Biểu đồ tỉ suất sinh theo vùng năm 2000
b. Nhận xét: (2 điểm)
Nước ta năm 2000 có tỉ suất sinh là (28,5 %o). Đó là mức sinh cao hơn thế giới.
- Tỉ suất sinh cao nhất là ở tây Nguyên (38,7%o) thấp nhất là ở đồng bằng sông
Hồng (22,8%o).
Qua bảng thống kê ta thấy tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp, tỉ lệ gia tăng tự nhiên
cao (25,8%o). Gia tăng dân số tự nhiên cao nhất là ở Tây Nguyên (2,11%) thấp nhất
là ở đồng bằng sông Hồng (1,11%) .

Kết luận: Sức ép của gia tăng dân số lại càng lớn hơn đối với sự phát triển kinh tế
của những vùng còn khó khăn như Tây Nguyên và các vùng trung du miền núi.
Hết
28,5


×