Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thảo luận môn quản trị học: Thuyết hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 3 trang )

Thảo luận môn quản trị học
Thuyết hành vi
1/Ra đời:
Vào những năm 20,30 của thế kỉ trước do sự thay đổi của bối cảnh nền kinh tế.
2/Đại diện:
Herbert Simmon
Douglas MC Gregor
a/ Herbert Simmon
Ông là 1 trong những đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi, ông coi sự tiếp
cận hành vi ứng xử là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề quản lý hiện đại
Ông nhấn mạnh “ quản lý chính là quyết sách” và đặt nền móng cho việc
hoạch định quyết sách 1 cách khoa học.
b/ Douglas Simmon:
Ông đã dành cả cuộc đời mình cho nghiên cứu hành vi của con người trong 1
tổ chức. Thuyết hành vi nổi tiếng của ông là thuyết X và sau đó là thuyết Y.
-Thuyết X:
được đưa ra vào những năm 60 của thế kỉ trước, là kết quả của quá trình tổng
hợp các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong xí nghiệp phương tây.
Thuyết X cho rằng: 1 người bình thường thường có ác cảm với công việc và sẽ lẩn
tránh nó nếu có thể, từ đó thích bị điều khiển ( ép buộc, trừng phạt), muốn né tránh
công việc và chỉ muốn an phận, ít hoài bão.
Từ những cái nhìn tiêu cực về con người như trên, Douglas cũng đưa ra những
phương pháp quản lý truyền thống là Quản trị nghiêm khắc dựa vào sự trừng phạt,
quản trị ôn hòa dựa vào sự khen thưởng và quản trị nghiêm khắc và công bằng dựa
trên cả trừng phạt lẫn khen thưởng.
-Thuyết Y:
có thể được coi là học thuyết sửa sai hay tiến bộ hơn về lý thuyết quản trị
nhân lực.
Học thuyết Y đã đưa ra cái nhìn tích cực hơn về con người, thể hiện bản chất
tốt đẹp và khả năng sáng tạo của con người, thể hiện tính nhân văn trong quản lý.
Từ đó học thuyết Y chủ trương sử dụng biện pháp tự chủ, tạo ra những điều kiện


phù hợp để các thành viên trong tổ chức có thể đạt được những mục tiêu của chính
mình dựa 1 cách tốt nhất bằng cách cố gắng hết sức vì sự thành công của tổ chức.
3/ Cốt lõi:
- Quản trị suy cho cùng là quản lý các cá nhân trong 1 tổ chức
- Xoay quanh việc điều chỉnh hành vi của con người, lấy con người là
trung tâm của mọi lý thuyết.
- Coi con người là con người – xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã
hội.
4/ Nhược điểm
Xem xét hành vi của con người trong 1 tổ chức với tư cách là 1 phần tử của 1
hệ thống khép kín,trong khi mọi hệ thống không bao giờ là khép kín. Mỗi tổ chức
đều chịu tác động của những yếu tố bên trong và bên ngoài như chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Do đó, con người chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác ở bên
ngoài mà không nằm trong phạm vi nhà quản lý.

×