Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thảo luận môn quản trị học: Tư tưởng quản trị định lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.05 KB, 5 trang )

Trường phái Quản trị định lượng
• Lịch sử hình thành:
- Trường phái ra đời vào thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh thế giới T2, xuất
phất từ nhu cầu giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản trị, lãnh đạo
thời kỳ chiến tranh.
- Sau khi chiến tranh thế giới T2 kết thúc, vào những năm 50 của TK XX.
Các kỹ thuật định lượng đã được các nhà Công nghiệp Mỹ quan tâm, áp
dụng, nghiên cứu tạo điều kiện để nâng cao tính chính xác trong các
quyết định quản trị. Từ đó Lý thuyết Quản trị đinh lượng được nghiên
cứu phát triển và hoàn thiên hơn.
• Một số nét chính về lý thuyết quản trị định lượng
- Được xây dựng dựa trên nề tảng “quản trị là quyết định”. Muốn quản trị
có hiệu quả thì các quyết định phải đúng đắn.
- Xây dựng lý thuyết dựa trên suy đoán là tất cả các vấn đề đều có thể giải
quyết bằng mô hình toán.
- Coi máy tính điện tử là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các vến đề
quản trị.
• Các bước tiến hành phân tích định lượng
Xác định vấn đề=>Thu thập dữ liệu=>Xây dựng mô hình=>Tính toán=>Phân
tích kết quả=>Áp dụng
• Áp dụng phương pháp lượng trong quá trình quản trị định lượng
Nguyên tắc: quản trị suy cho cùng là quá trình ra quyết định và tổ chức thực
hiện quyết định.
Quá trình phân tích quyết định được mô hình hóa như sau:
Phân tích vấn
đề
Có vấn đề gì
không?
Có cần có quyết
định không? Nếu
không=>hậu quả?


Nguyên nhân của
vấn đề là gì?
Cơ hội? thách
thức? Điểm
mạnh? Điểm yếu?
(SWOT)
Phân tích mục
tiêu
Mục tiêu cần có?
Mục tiêu có thể
có? (nguồn lực,
tiềm năng sẵn có,
có thể có)
Đưa ra các lựa
chọn
Có thể/cần phải
làm gì? Làm như
thế nào?
Có nguồn lực nào
hỗ trợ? Làm bằng
gì?
Lựa chọn
quyết định tối
ưu
Đánh giá để đưa
ra lựa chọn tối ưu
Như vậy, sản phẩm của việc phân tích quyết định sẽ đưa ra lời khuyên về
phương án và các quyết định tối ưu mà nhà quản trị có thể lựa chọn.
Áp dụng các phương
pháp lượng

Việc phân tích vấn
đề
Phương pháp xác
suất thống kê
Việc phân tích mục
tiêu
Phương pháp dự
báo định tính – định
lượng
Phân tích hồi quy
Việc phân tích hành
động quyết định
Phân tích hồi quy,
tương quan
Pp xác suất thống
kê: ước lượng, kiểm
định giả thuyết.
Các phương pháp lượng được áp dụng trong quá trình
ra quyết định
Đặc trưng cơ bản, ưu điểm, hạn chế và cách khắc phục hạn chế
của lý thuyết quản trị định lượng
• Đặc trưng cơ bản:
- Trọng tâm chủ yếu là phục vụ cho việc ra quyết định. Giải pháp tốt nhất
theo lý thuyết này là nhờ các kỹ thuật phân tích định lượng từ đó chỉ rõ
các cách thức mà nhà quản trị phải làm.
- Lượng hóa các tiêu chuẩn Kinh Tế để có hành động lựa chọn các phương
án tối ưu, như lượng hóa chi phí, doanh thu, tác động của thuế…
- Dùng các mô hình toán để tìm các giải pháp tối ưu. Các tình huống được
giải định và các vấn đề được phân tích theo mô hình toán học.
- Phải sử dụng máy tính điện tử vì các bài toán rất phức tạp, nếu tính

bằng tay sẽ rất tốn kém chi phí và thời gian.
• Ưu điểm:
- Giải quyết được các vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác=> chớp
được thời cơ.
- Thích hợp với những công ty, tổ chức lớn, việc tổng hợp phân tích số
liệu tính toán để ra quyết định gặp nhiều khó khăn.
• Hạn chế:
- Không chú trọng đến vấn đề con người trong quản trị.
- Quan tâm đến các yếu tố kinh tế kỹ thuật hơn các yếu tố tâm lý xã hội.
- Không thể áp dụng để đưa ra các quyết định mang tính định tính, các
vấn đề liên quan đến con người vì khó có thể lượng hóa.
- Lý thuyết đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, các nhà quản trị gặp khó khăn
trọng quá trình áp dụng.
- Trong điều kiện môi trường luôn biến động, các mô hình toán học có thế
không chính xác, gây ra những quyết định sai lầm cho nhà quản trị.
• Cách khắc phục:
- Tất cả những công cụ trên chỉ là hỗ trợ cho quá trình ra quyết định, với
mỗi sự việc, phân tích môi trường không chỉ về mặt lượng và các quy
luật mà còn về mặt chất, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trái với quy
luật tự nhiên=> Cần phải linh hoạt khi áp dụng
- Với các yếu tố định tính và con người, sử dụng các phương pháp quản trị
phù hợp: nhân trị, pháp trị, quản trị hành vi, theo nền văn hóa…
- Đối với nhà quản trị, việc có được một phong cách quản trị theo một
trường phái, tư tưởng nào đó là rất tốt. Nhưng không nên quá cứng
nhắc với nó, một nhà quản trị gỏi là biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp để đưa ra quyết định đúng đắn có hiệu quả, đem lại lợi ích cho tổ
chức và cho xã hội.

×