Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận quản trị kinh doanh Rủi ro tại bộ phận R&D của công ty i³ International Inc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.84 KB, 23 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Đề tài: Rủi ro tại bộ phận R&D của công ty i³ International Inc.
1
Sinh viên: Nguyễn Nhị Đông Quân
MSSV: 1088210304
GV:
2
Nội dung
Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh 1
Khoa Quản Trị Kinh Doanh 1
Đề tài: Rủi ro tại bộ phận R&D của công ty i³ International Inc 1
I.Giới thiệu về công ty i³ International Inc 4
II.Các phương pháp nhận dạng rủi ro 5
III.Các rủi ro tại công ty 8
IV.Các biện pháp kiểm soát rủi ro 12
V.Kết luận 23
3
I. Giới thiệu về công ty i³ International Inc.
Công ty i³ International Inc. là một công ty đi đầu trong công nghệ
video kỹ thuật số. Được thành lập vào năm 1990, i³ International Inc. bắt
đầu như một công ty lắp đặt và phát triển thành một nhà sản xuất của
công nghệ video IP (IP camera), phân tích video (VA – Video analytic),
và quản lý dữ liệu POS. Kể từ đó, công ty i³ International Inc. đã nổi
tiếng là một trong những công ty linh hoạt và sáng tạo nhất trong ngành
công nghiệp bảo mật, tích hợp những công nghệ mới nhất vào phần
mềm phức tạp của nó và đứng đầu trong nghiên cứu phân tích video.
Công ty i³ International Inc. ưu tiên nghiên cứu và phát triển ở lại
trên các cạnh cắt của công nghệ. Công ty i³ International Inc. cũng nhấn
mạnh vào việc cung cấp nhà nước những công nghệ và giải pháp hỗ trợ
đáp ứng cho cả hai lĩnh vực an ninh công cộng và tư nhân.


Trụ sở chính của công ty được đặt tại Toronto, Ontario, Canada,
công ty i³ International Inc. đã thành lập một mạng lưới rộng lớn của các
4
đối tác, đại diện các công ty, và các đại lý khắp Bắc Mỹ, châu Âu, Trung
Đông và châu Á.
Ứng dụng phần mềm phân tích: Human & Object Recognition
(nhận dạng), License Plate Recognition (nhận dạng bản số xe), and Point
of Sale (POS) và các công cụ hiện đại dễ dàng tương tác và quản lý dữ
liệu video.
II. Các phương pháp nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản
chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và
các biến cố có thể gây ra rủi ro.
1. Cách làm rõ bản chất của rủi ro
 Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi
ro.
 Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro.
5
 Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ
thuộc vào biến cố nào khác hay không?
2. Mục đích nhận dạng rủi ro
Mục đích nhận dạng rủi ro là nhận ra các hiểm họa càng nhiều
càng tốt. Hiểm họa là bất kỳ điều kiện tiềm năng hay thực tế nào có thể
làm suy giảm sứ mạng, gây ra tổn thất hay thiệt hại vật chất, tài sản và
cả con người.
3. Phương pháp và công cụ để nhận dạng rủi ro
Công cụ Mục đích Phương pháp
Phân tích vận hành Hiểu các dòng sự kiện Sơ đồ khối, biểu đồ
phát triển, hay mô tả
vận hành theo thời

gian
Phân tích hiểm họa sơ
cấp
Thăm dò nhanh tất cả
các bước trong vận
hành
Xem xét các nguồn
hiểm họa, thường liên
quan đến năng lượng
6
Phân tích “Nếu … thì” Nắm các yếu tố đầu
vào
về nhân lực, vận hành
trong môi trường
Kỹ thuật động não
theo nhóm (Nếu điều
này xảy ra thì sao?)
Xử lý tình huống Tưởng tượng và hình
dung ra các hiểm họa
bất thường
Dùng phân tích vận
hành,
hình dung dòng các sự
kiện
Biểu đồ Logic Thêm các chi tiết
chính xác vào quá
trình bằng các cây,
biểu đồ
Ba loại biểu đồ - tích
cực,

tiêu cực, và sự cố rủi
ro
Phân tích sự thay đổi Khám phá các gợi ý từ
hiểm họa về các thay
đổi được hoạch định
cũng như không được
hoạch định
So sánh tình trạng hiện
nay và trước đây
7
III. Các rủi ro tại công ty
R&D(Research and Development) là bộ phận vô cùng quan trọng
trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Bộ phận trên góp phần tạo ra
những ý tưởng, nghiên cứu công nghệ, ứng dụng ý tưởng vào thực tiển.
Đây là bộ phận trung tâm trong việc tạo ra những sản phẩm chính thức
của công ty i³ International Inc.
Do đó, bộ phận này hoàn toàn gánh chịu trách nhiệm và mọi tổn
thất nếu như xảy ra bất kỳ sự cố. Rủi ro ở bộ phận này cũng ngang ngửa
với việc kiểm tra chất lương của sản phẩm cũng như sự tồn tại và phát
triển của công ty.
1. Các rủi ro của R&D:
Các rủi ro có thể có của bộ phận R&D của công ty i³ International
Inc.:
 Rủi ro về tài chính:
8
Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng to lớn
đến hoạt động kinh doanh cua công ty. Những dạng rủi này
thường khó kiểm soát và khó dự đoán. Ví dụ như tình hình
kinh tế suy thoái nghiêm trọng vào năm 2008 đã gây ra ảnh
hưởng mạnh đến vấn đề kinh doanh của công ty, nó đã làm

sụt giảm một lượng khách hàng lớn và gây tình trạng thiếu
việc làm, thiếu dự án, công trình; từ đó dẫn đến cắt giảm chi
phí của bộ phận R&D.
 Rủi ro dự án và sản xuất:
Rủi ro này là loại rủi ro thường trực của bộ phận R&D. Rủi
ro này đã tạo một áp lưc rất lớn và được tạo nên do qua trình
thiết lập, đánh giá và quản trị dự án không tốt hoặc không
hiệu quả.
 Rủi ro về nguồn nhân lực:
Đã từng có những khoảng thời gian, nguồn nhân lực trở
thành một vấn đề gây đâu dầu cho bộ phận R&D. Đối với
một công ty tương đối mạnh về lĩnh vực này thì R&D mang
9
tính sống còn. Do đó nhu cầu về nhân lực đòi hỏi tương đối
cao. Cần phải có quá trình tuyển dụng và đào tạo tương đối
chặc chẻ để R&D trở thành thế mạnh chứ không phải là gánh
nặng cho công ty.
 Rủi ro về công nghệ:
Rủi ro này cũng ảnh hưởng to lớn đến bộ phận R&D. Như ta
đã biết qua phần giới thiệu về công ty thì thế mạnh chủ yếu
của công ty là về mặt xử lý video và các công nghệ nhận
dạng. Những thế manh này có sự phu thuộc rất lớn đối với
phần cứng của hệ thống. Khi mà hê thống phần cứng của hệ
thong có sự thay đổi lớn sẽ có thể gây ra những thiệt hại và
cần có thời gian để thich nghi cho phù hợp.
 Rủi ro về chiến lược:
Rủi ro về chiến lược có mọt sự ảnh hưởng vô cùng to lớn đối
với công ty. Chiến lược của công ty được đưa ra nhằm mục
đích định hướng rõ ràng cụ thể để công ty có thể theo đó mà
hoạt động, phát triển. Ví dụ: công ty đã từng có một sai lầm

10
mang tính chiến lược to lớn. Khi đó công ty đã quyết định
đầu tư phát triển với phương châm phục vụ va cung cấp tất cả
mọi dich vụ từ A-Z cho khách hàng. Nhưng khi làm như thế,
công ty vô tình đã đặt mình vào thế phụ thuộc vào những yếu
tố khác và đã bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dù
những sai lầm không phải do phía công ty hoàn toàn.
2. Tầm quan trọng của các rủi ro
Xét về mặt tổng thể, bất kỳ một rủi ro nào cũng có tác động đến
quá trình tồn tại, phát triển cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty i³ International Inc. Do đó chúng ta không thể nói rủi ro nào la
quan trọng nhất hay rủi ro nào ảnh hưởng lớn nhất.
Nhưng xét về một khía cạnh cụ thể hay một bộ phận nào đó thì
những rủi ro đó có những tác động và ảnh hưởng khác nhau đối với
những mục đíc khác nhau.
Giả dụ như đối với bộ phận R&D của công ty i³ International Inc.
thì những rủi ro sau đây có tác động tương đối to lớn và ảnh hưởng
mạnh đến bản thân bộ phận này nói riêng và cả toàn bộ công ty nói
11
chung: đó là rủi ro về chiến lược, đó là rủi ro về nguồn nhân lực, đó la
rủi ro về tài chính.
Tại sao ta có thể nói những rủi ro này mang tầm quan trọng đặc
biệt. Đó là vì những rủi ro này ảnh hưởng một cách trực tiếp đến năng
suất, khả năng làm việc và hiệu suất của bộ phận R&D. Ảnh hưởng và
tác động trươc mắt là bộ phận này nhưng nó có ảnh hưởng sâu và rộng
đến toàn bộ công ty vì bộ phận này chính là đầu não chất xám, là tương
lai và là thế manh của công ty i³ International Inc.
IV. Các biện pháp kiểm soát rủi ro
Bất kỳ công ty nào cũng phải đối mặt với những rủi ro trong quá
trình hoạt động kinh doanh của mình. Những rủi ro đem đến cho doanh

nghiệp những thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín. Do đó công ty nào cũng
phải có quá trình quản trị rủi ro để có thể phát hiện rủi ro khi chưa phát
hiện, đánh giá tầm ảnh hưởng nếu phát hiện rủi ro để có thể kiểm soát,
khắc phục thiệt hại có thể có.
Và cũng không có sự ngoại lệ cho công ty i³ International Inc., đặc
biệt là từng bộ phận của công ty.
12
Trước những rủi ro có thể có nêu trên, ta đề ra những biện pháp để
kiểm soát nó.
 Rủi ro về tài chính:
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính như hiện nay, cùng với tình
trạng lạm phát không ngừng tiếp diễn, công ty nên cân nhắc những yếu
tố sau đây trong hoạt động để có thể kiểm soát rủi ro về tài chính:
- Nhận diện và quản lý chặt chẽ các khách hàng có rủi ro cao về
khả năng vi phạm quan hệ hợp đồng,
- Chủ động củng cố quan hệ để chia sẻ và nắm bắt được tình hình
tài chính của các khách hàng quan trọng;
- Tích cực quản lý và giám sát các áp lực giảm giá từ phía khách
hàng quan trọng hoặc toàn mạng lưới khách hàng;
- Thắt chặt chính sách đối với các khoản chi tiêu tùy nghi - không
dựa vào ngân sách đã được duyệt. Bằng giải pháp hợp lý, giảm thiểu tới
mức có thể các khoản định phí;
13
- Cố gắng ở mức tối đa thực thi việc tuân thủ các điều khoản
thương mại đã cam kết với đối tác.
- Cân đối khả năng thanh khoản và cơ cấu nợ nhằm giảm thiểu khả
năng lệ thuộc tài chính, đặc biệt là trong ngắn hạn;
- Lập hoặc điều chỉnh kế hoạch quản lý ngân quỹ hiệu quả nhất.
Trong quá trình kiểm soát rủi ro tài chính, công ty nên tôn trọng
những nguyên tắc sau:

- Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập kế hoạch KD hoặc dự án
đầu tư: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính trong KD, đầu tư. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không tạp quá lớn.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu
nhập.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và
chi phí.
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng
14
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được
ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
+ Thường xuyên phân tích tình hình tài chính nhằm nhận diện
những điểm mạnh và điểm yếu của công ty tại từng thời điểm.
+ Quản lý chặt chẽ nợ phải trả và nợ phải thu: Biện pháp này
đòi hỏi công ty phải thường xuyên nắm chắc danh mục các khoản nợ
phải trả và nợ phải thu; có kế hoạch thanh toán nợ và thu nợ; không để
nợ phải trả cộng dồn quá lớn và không để phát sinh nợ phải thu khó
đòi
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về thời hạn trong kinh
doanh, đầu tư: Trong kinh doanh, cố gắng thực hiện các thương vụ với
thời hạn ngắn; trong đầu tư, tập trung giải quyết dứt điểm từng phần
công việc theo đúng tiến độ… Điều đó sẽ giúp công ty tránh được sự
biến động bất khả kháng của thị trường.
 Rủi ro dự án và sản xuất:
- Rà soát lại danh mục dự án, nhằm tìm ra cơ hội tạm dừng hoặc
thúc đẩy việc thực hiện;
15
- Lập một kế hoạch dự phòng để xác định các phương án đảm bảo
hoạt động liên tục. Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh

doanh của công ty phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng
trước.
- Đề nghị với khách hàng chấp nhận và chia sẻ rủi ro (tăng thời
gian, chi phí, )
 Rủi ro về nguồn nhân lực:
- Có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nhờ vào chính sách tuyển
dụng hợp lý.
- Phân công công việc rõ ràng.
- Lập hệ thống đánh giá năng lực thực tế có nhân viên hợp lý và có
hiệu quả áp dụng cao.
- Thiết lập hệ thống động viên hiệu quả
- Tạo ra cơ hộ thăng tiên nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh
trong nội bộ.
- Huấn luyện, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
16
- Cần có một hệ thống bù đắp cho nhân viên như:
+ Các chương trình phúc lợi
+ Bảo hiểm nhân thọ
+ Các biện pháp khuyến khích gắn với lương.
+ Các biện pháp giúp nhân viên cải thiện cuộc sống.
 Rủi ro về công nghệ:
Một thực trạng được nêu lên ngày nay chính là việc công nghệ
càng phát triển thì tính an toàn càng thấp. Vì vậy, gắn liền với quá trình
sản xuất, chiến lược nhằm tối thiểu những rủi ro công nghệ phải bao
gồm việc liên tục phát triển những công nghệ hiện tại, cấp phép cho
những công nghệ cạnh tranh hoặc thiết lập một bức tranh tòan cảnh
vững mạnh.
Việc kiểm soát rủi ro công nghệ được thể hiện qua các nhiệm vụ
sau:
- Định hướng, xây dựng chiến lược và các chương trình bảo mật an

toàn thông tin.
17
- Phân tích và thiết kế chương trình bảo mật sao cho phù hợp với
các chính sách được nhà nước quy định.
- Giám sát các hoạt động hàng ngày, tình trạng an ninh trong công
ty. Cụ thể là nghiên cứu, tìm hiểu các lỗ hổng bảo mật, theo dõi, kiểm
tra, phản hồi, đánh giá và báo cáo hoạt động cho lãnh đạo công ty.
Hiện nay, việc quản lý rủi ro về công nghệ có khuynh hướng được
trao về tay các CSO (Chief Security Officer – Giám đốc an ninh thông
tin), như vậy việc kiểm soát rủi ro công nghệ có thể được thực hiện một
cách chuyên nghiệp hơn.
 Rủi ro về chiến lược:
Các rủi ro kể trên đề rất được chú trọng bởi ban lãnh đạo các công
ty, thể hiện qua việc hầu hết các công ty đều có những nhà quản lý rủi ro
chuyên giải quyết các loại rủi ro này. Họ làm việc với các công ty bảo
hiểm, các chuyên gia an ninh và tài chính, cũng như những chuyên gia
khác nhằm hạn chế các mức độ rủi ro và phát triển những chiến lược
phòng bị nhằm giảm tới mức tối thiểu các khoản lỗ tiềm ẩn.
18
Những loại rủi ro này cực kỳ quan trọng, nhưng một loại rủi ro
khác thậm chí còn nguy hiểm hơn đó chính là rủi ro chiến lược. Rủi ro
chiến lược thường nhắm tới một hoặc nhiều yếu tố chủ chốt trong việc
thiết kế mô hình kinh doanh. Trong một vài trường hợp, nó phá vỡ mối
quan hệ giữa công ty với các khách hàng. Hay trong những trường hợp
khác, nó làm suy yếu mục đích giá trị duy nhất vốn là cơ sở cho hoạt
động kinh doanh của công ty. Còn trong một vài trường hợp khác thì nó
lại rút hết những khoản lợi nhuận mà công ty đang thu được. Đôi khi,
chính nó phá hủy việc kiểm soát chiến lược vốn giúp công ty tránh được
sự cạnh tranh. Và trong tình huống xấu nhất, một rủi ro chiến lược
nghiêm trọng có thể đe dọa tất cả những cột trụ này của công ty.

Tất nhiên là không phải rủi ro chiến lược mà mọi công ty gặp phải
đều như nhau, vì trên thực tế, rủi ro chiến lược chứa đựng gần như toàn
bộ rủi ro mà hầu hết các công ty đều đối mặt.
Có bảy loại rủi ro chiến lược chính mà công ty có thể phòng tránh.
Trong khi công ty có thể gặp phải những rủi ro khác, chẳng hạn như các
19
rủi ro nguyên tắc hoặc địa chính trị, thì bảy loại này đã bao trùm toàn bộ
các rủi ro có thể đe dọa tới hầu hết những kế hoạch của công ty.
- Sáng kiến lớn thất bại
- Mất khách hàng.
- Ngành kinh doanh của công ty đứng giữa ngã ba đường.
Một đối thủ dường như không thể đánh bại xuất hiện.
- Thương hiệu của công ty mất đi sức mạnh.
- Ngành kinh doanh của bạn trở thành một vùng phi lợi nhuận.
- Công ty ngừng tăng trưởng.
Hai việc đầu tiên của quá trình quản lý rủi ro chiến lược chính là
để tránh những tai họa không cần thiết và làm giảm bớt những tai họa
không thể tránh khỏi. Chúng ta có thể tránh được những đòn đánh nặng
nề nhất vào giá trị của công ty thông qua một hệ thống quản lý rủi ro
chiến lược có áp dụng các nguyên lý và kỹ thuật được trình bày trong
phần sau của cuốn sách. Và hãy nhớ quy tắc số một của Warren Buffett,
20
đó là: Hãy bảo vệ nguồn vốn của công ty. Còn nguyên tắc số hai của ông
chính là: Hãy xem lại quy tắc số một.
Thực hiện tốt được điều này là đã giải quyết được một nửa khó
khăn phát sinh trong quá trình phát triển mà hầu hết mọi công ty đều gặp
phải:
Khả năng giải quyết được tình thế khi đương đầu với một rủi ro
nghiêm trọng tiềm ẩn là vô cùng quan trọng. Thậm chí còn quan trọng
hơn khi lường trước được rủi ro và phát triển một kế hoạch hành động

nhằm làm chệch hướng và chuyển đổi được rủi ro thành sự phát triển. Vì
vậy, khả năng lường trước được những rủi ro là chìa khóa để giải quyết
rủi ro một cách có hiệu quả nhất.
Trên đây là một số các biện pháp để kiểm soát các loại rủi ro mà
công ty có thễ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong quá
trình phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cho các rủi ro, cần ghi nhớ
các quy tắc chính trong việc quản lý rủi ro:
21
- Không mạo hiểm đầu tư nhiều hơn những gì mà số vốn riêng cho
phép.
- Cần phải suy tính đến các hậu quả của rủi ro trong kinh doanh.
- Không hy sinh nhiều cái lớn chỉ vì một điều nhỏ.
- Chỉ thông qua các quyết định tích cực khi đã chắc chắn.
- Không nghĩ là chỉ có duy nhất một phương án giải quyết, bởi vì
còn có rất nhiều phương án khác.
- Phân tích các cách kiểm soát bất cứ một rủi ro về các dữ liệu bảo
mật nào.
- Phát triển các chiến lược nhằm giảm thiểu tần suất và nguy cơ của
những rủi ro đó.
- Nhận ra những rủi ro trong hoạt động kinh doanh hằng ngày và từng
bước giảm thiểu chúng.
- Chuẩn bị để phản ứng lại nhanh chóng với những nguy hiểm và
các tình trạng nguy cấp. Hãy lên một kế hoạch để chắc chắn bạn có thể
tiếp tục tiến trình sản xuất ngay lập tức khi những sự cố có thể xảy ra.
22
V. Kết luận
Bộ phận R&D cua công ty i³ International Inc. là một bộ phận vô
cùng quan trọng và có một tầm ảnh hưởng sâu rộng đến sự thành công
cũng như thất bại trong việc tồn tại, phát triển, giữ vững vị trí cao trong
ngành công nghệ xử lý dữ liệu video anh ninh.

Để thực hiện được như thế thì việc phát hiện, đánh giá cũng như
kiểm soát và loại bỏ những rủi ro trong quá trình hoạt động đóng một vai
trò vô cùng quan trọng không kém.
Việc tìm hiểu, đánh giá những rủi ro giúp giảm thiểu những tổn
thất trong hoạt động. Nhưng việc đó cũng cần phải có một quá trinh
nghiên cứu và đánh giá chính xác để công ty có thể đưa ra nhưng biện
pháp kiểm soát và giải quyết thành công rủi ro.
Do đó để có thể thành công trong quá trình hoạt động kinh doanh
như: sản xuất, quản lý, … bất kỳ một công ty hay một doanh nghiệp nào
cũng cần phải có sự đầu tư đầy đủ và quản lý một cách có hiệu quả
những rủi ro tiềm ẩn trong nội bộ cũng như trong môi trường ngành.
23

×