Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Báo cáo thực tập tại nhà thuốc thành vinh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Qua ba năm học tập ở Trường Cao đẳng Nghề Nguyễn Văn Trỗi,
được sự giúp đỡ của nhà trường, em đã trải qua đợt thực tế ở nhà thuốc.
Nhà thuốc là nơi em thực tập vô cùng quan trọng, bởi vì Nhà thuốc là nơi
giúp em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn và bán
thuốc cho bệnh nhân. Vì thế, Nhà thuốc là nơi tạo điều kiện thuận lợi, quan
trọng để em sau này tốt nghiệp ra trường làm việc trong chuyên ngành của
mình, đặc biệt là Nhà thuốc.
Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người. Một người Dược sĩ biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp
thuốc và biết các tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ khỏi
bệnh. Ngược lại, nếu người Dược sĩ bán thuốc không đúng cách thì bệnh
nhân sẽ không khỏi bệnh. Có thể nói vai trò của người Dược sĩ trong Nhà
thuốc là rất quan trọng, quyết định sinh mạng con người, cho nên người
Dược sĩ cần phải nắm vững những kiến thức cần thiết về thuốc cho chuyên
ngành của mình. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp ra trường, chúng ta cần phải
trải qua các đượt thực tập ở các cơ sở khác nhau, đặc biệt là Nhà thuốc.
Bài báo cáo thực tập ở Nhà thuốc là một quyển tóm tắt lại quá trình
học tập ở nhà trường và ở Nhà thuốc. Với những kiến thức còn hạn chế nên
bài bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các quý thầy cô.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
3
Lời Cảm Ơn
Tôi xin được cảm ơn thầy cô giáo trường Cao Đẳng Nghề
Nguyễn Văn Trỗi Đà Nẵng, các thầy cô bộ môn của khoa
Dược đã hướng dẫn, giảng dạy tôi một cách tận tình trong
thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cám ơn
sâu sắc nhất của mình đến cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị
Ái Hà , giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp: cô Trần
Thị Hường.


Tôi cũng xin được gởi lời cảm ơn của tôi tới chú Ngô Văn Vinh,
chị Nguyễn Thị Sen đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ cho tôi trong
thời gian thực tập tại nhà thuốc Thành Vinh số 167 Nguyễn
Lương Bằng - Hòa Khánh Bắc - Quận Liên Chiểu.
Trong thời gian vừa qua, Chú đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đợt thực tập này. Qua đó, giúp tôi
nắm vững hơn những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ
để sau này khi ra trường dù công tác ở vị trí nào tôi cũng đủ tự tin
để hoàn thành tốt công việc .
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế do đó trong thời gian thực tập
không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vây, tôi mong nhận được
sự hướng dẫn giúp đỡ của Thầy Cô và các anh chị tai hiệu thuốc
để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà
trường cùng các giáo viên hướng dẫn và cán bộ dược phụ trách tại
hiệu thuốc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành
tốt đợt thực tập này
Sinh viên : Nguyễn Thị Cẩm Loan
MỤC LỤC
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
4
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC
hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và
Nhà Nước, Trong ngành Dược đã có những bước phát
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
5
triển cơ bản về tổ chức, quản lý và cung cấp thuốc đáp ứng
cho nhu cầu về thuốc trong công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân.
Hoạt động cung ứng, sản xuất thuốc sớm thích hợp với cơ

chế thị trường.Nhiều đơn vị đã tận dụng nguồn lực, đầu tư
cải tạo, phát triến cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để bào chế các dạng
thuốc.
Bên cạnh các loại thuốc có xuất sứ từ nước ngoài, đã xuất
hiện ngày càng nhiều thuốc sản xuất trong nước có chất
lượng cao, ngày càng đa dạng và chất lượng, mẫu mã
phong phú.Cho đến nay thuốc sản xuất trong nước đã đáp
ứng trên 60% nhu cầu. Đến nay, tất cả các cơ sở sản xuất
thuốc trong nước đều đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, các
phòng kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn GLP, các cơ sở tồn
trữ đều đạt tiêu chuẩn GSP.
Hệ thống phân phối thuốc được sắp xếp lại, mạng lưới bán
lẻ được mở rộng đến tận vùng sâu, vùng xa.Thuốc được
cung cấp đủ cả về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất
lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân kể
cả thuốc chuyên khoa đặc trị. Luật dược 2005 ra đời là
nhũng chuẩn mực trong tất cả lĩnh vực hoạt động của
ngành Dược phù hợp với hệ thống, Luật chung trong nước
và thông lệ quốc tế.
Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc từ trung ương đến địa
phương được phát huy khả năng giám sát chất lượng
thuốc trên thị trường. Chất lươngj thuốc ngày được nâng
cao, thuốc giả trên thị trường cơ bản được ngăn chặn…
Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá là nước
quản lý chất lượng thuốc hợp lý an toàn và có hiệu quả.
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
6

I. Vị trí địa lí:
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Nhà thuốc Thành Vinh II
167 Nguyễn Lương Bằng - Liên Chiểu - Đà Nẵng
2. Nhân sự:
- Dược sĩ Đại học phụ trách : Huỳnh Thị Anh Thư
- Dược sĩ Trung cấp bán thuốc : Huỳnh Thị Bích Sen
- Diện tích tối thiểu theo quy định tối thiểu là 10m
2
(Diện tích cư sở
thực tập - Nhà thuốc Thành Vinh II) là 20m
2
, phù hợp với quy mô kinh
doanh), có khu vực trưng bày bảo quản, giao tiếp khách hàng, có nơi rửa
tay dành cho người bán thuốc, khu vực danh riêng cho tư vấn khách hàng
và ghế ngồi chờ, có khu vực dành riêng cho những sản phẩm không phải là
nhà thuốc.
- Địa điểm cố định riêng biệt, cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa
nguồn ô nhiễm, xây dựng chắc chắn có trần ngăn bụi, nền dễ làm vệ sinh và
đủ độ sáng.
- Trần nhà được bê tông hóa có lớp trần chắc chắn để tránh mưa,
nắng, bụi từ mái nhà đồng htời tạo khoảng không chống nóng.
3. Trang thiết bị, cơ sở vật chất:
3.1. Xây dựng và thiết kế
a. Địa điểm cố đinh, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an
toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;
b. Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ
làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của
ánh sáng mặt trời.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng

7
3.2. Diện tích:
a. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh của nhà thuốc Thành
Vinh II là 20m
2
, có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để
người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với
người bán lẻ;
b. Có bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc;
- Kho bảo quản thuốc riêng
- Có phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho
người mua thuốc trong thời gian chờ đợi.
c) Kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có
khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến
thuốc.
- Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế;
- Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
3.3. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
a. Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi
của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao
gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho
bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc.
Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
- Trong đó có nhiệt kế, nhiệt ẩ , hiệu SHINWA 72615, đã được hiệu
chuẩn bởi cục quản lý đo lường chất lượng.
b. Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên
nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới

30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
8
c. Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo
quản thuốc, bao gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói
cứng, có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc Có sử
dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì;
Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc
khác để làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần
được đóng trong bao bì dễ phân biệt;
- Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để
không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm
không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
d. Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của
thuốc thì ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc;
trường hợp không có đơn thuốc đi kèm ghi thêm liều dùng, số lần dùng và
cách dùng;
- Thuốc pha chế theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định
trên có ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa chỉ
cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em .
3.4. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
a. Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện
hành để các người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
b. Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao
gồm:
- Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi

số lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan nhà thuốc bán lẻ
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
9
Thành Vinh II có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động
và lưu trữ các dữ liệu;
- Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân
(bệnh nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm
để có thể tra cứu kịp thời khi cần;
- Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán
thuốc, bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế
quản lý thuốc hướng tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ
chức pha chế theo đơn;
- Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn
dùng.
c. Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới
dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp
dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau:
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng
- Quy trình bán thuốc theo đơn
- Quy trình bán thuốc không kê đơn
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại thu hồi
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha
chế theo đơn
- Các quy trình khác có liên quan:
3.5. Các hoạt động kinh doanh của Nhà thuốc
* Mua thuốc:
- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp,
uy tín và đáng tin cậy vì Công ty TNHH Thiết bị Y tế Đà nẵng (Daphaco),

Công ty TNHH Zue Urg Pharma, Công ty DKSH, Công ty TNHH Hoàng
Đức
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
10
- Thuốc mua phải còn nguyên vẹn bao bì đóng gói của nhà sản xuất,
nhạn đúng theo quy định cơ chế hiện hành, có tư đủ hóa đơn chứng từ hợp
lệ.
- Khi nhập thuốc: Kiểm tra nhãn, hạn dùng và chất lượng bằng cảm
quan nhất là thuốc dễ có biến đổi chất lượng và kiểm soát trong suốt quá
trình bảo quản.
- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Sở y
tế địa phương quy định.
* Bán thuốc:
- Bán đúng thuốc, đúng nhu cầu và đúng giá
- Bán đúng toa, đúng số lượng người mua cần.
- Tư vấn về cách sử dụng thuốc.
- Đối với những bệnh nhân chưa cần thiết dùng thuốc thì người bán
tư vấn họ tự chăm sóc và theo dõi triệu chứng bệnh.
- Đối với người nghèo, không đủ khả năng chi trả, người bán lẻ tư
vấn và lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo điều trị
bệnh.
- Không tiến hành các hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại nơi
bán trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc.
- Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một
thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng
ý của người mua.
- Đối với thuốc gây nghiện: sau khi bán nhân viên phải lưu vào sổ,
lưu đơn thuốc bản chính.
* Bảo quản thuốc:
- Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi hết nhãn.

- Sắp xếp thuốc đảm bảo 5 chống:
+ Chống ẩm nóng
+ Chống mối, mọt, chuột, nấm mốc
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
11
+ Chống chảy nổ
+ Chống nhầm lẫn, để vỡ, mất mát
+ Chống quá hạn dùng
- Đảm bảo 3 yêu cầu: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
- Phân loại sắp xế theo từng nhóm bệnh.
- Nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc dị ứng, nhóm giảm đau, hạ
sốt, nhóm tim mạch, cao huyết áp, nhóm thuốc nội tiết, nhóm thuốc phụ
khoa, nhóm thuốc dùng ngoài, vitamin và khoáng chất. Thực phẩm chức
năng
- Thuốc độc A, B, gây nghiện và hướng tâm thần phải có tủ, kệ để
riêng biệt và bảo quản theo đúng quy định của mỗi loại.
- Lưu ý khi xuất phải kiểm tra hạn dùng, bao bì và chất lượng.
- Theo dõi thường xuyên nhiệt độ, độ ẩm trong nhà và phải có biện
pháp phòng chống ẩm kịp thời bằng những biện pháp thích hợp.
* Đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi:
- Có thông báo thu hồi cho khách hàng, kiểm tra và trực tiếp thu hồi,
biệt trữ các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý.
- Có hồ sở ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người
mua về khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.
- Nếu hủy thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng
thuốc.
- Có báo cáo các cấp quy định.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
12
Vẽ sơ đồ bố trí Nhà thuốc

SVTH: Trần Thị Thanh Phượng 14
Chương 2:
TÌM HIỂU VỀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH ĐỂ MỞ
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
15
MỘT CƠ SỞ BÁN THUỐC ĐẠT TIÊU CHUẨN GPP
Các bước tiến hành để mở một cơ sở bán lẻ thuốc:
2.1. Bước 1: Xin cấp Giấy chứng chỉ hành nghề Dược.
- Chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Nộp hồ sơ tại Sở Y tế tỉnh (Thành phố) nơi người đề nghị cấp
chứng chỉ cư trú.
- Điều kiện cấp chứng chỉ có :
+ Bằng cấp chuyên môn về dược
+ Chứng chỉ chuyên môn để đối chiếu
+ Có thâm niên trong nghề ( 02 năm đối với hệ cao đẳng )
- Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược
+ Bản sao hợp pháp các văn bằng chuyên môn
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp chứng chỉ cư trú.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám, chữa
bệnh theo quy định của Bộ Y tế cấp trong 06 tháng kể từ ngày cấp.
+ Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở cơ sở.
2.2. Bước 2 : Xin cấp Giấy phép ĐKKD.
- Trực tiếp đến tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề
nghị cấp chứng chỉ cư trú hoặc Bộ KHĐT để xin cấp giấy phép.
- Chuẩn bị mặt bàng, cơ sở vật chất đạt chuẩn GPP.
- Lên Sở Y tỉnh (Thành phố) nơi người đề nghị cấp chứng chỉ cư trú
đế mua hồ sơ gồm có :
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

do Bộ Y tế quy định
+ Bản chính chứng chỉ hành nghề của người quản lý chuyên môn về
Dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
16
+ Tài liệu kỹ thuật tương ứng với điều kiện kinh doanh đề nghị kiểm:
tra theo quy định của Bộ Y tế đối với trường hợp phải thẩm định cơ sở kinh
doanh thụốc.
+ Đối với đại lý bán thuốc của doanh nghiệp kinh doanh thuốc, đại lý
bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế, ngoài các giấy tờ nêu trên cần phải có
bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu
xác nhận (nếu là doanh nghiệp ) hợp đồng đại lý giữa doanh nghiệp mở đại
lý và người đúng đầu đại lý.
2.3. Bước 3 : Xin cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP.
- Lên Sở Y tể tỉnh (Thành phố) nơi người đề nghị Giấy chứng nhận
cư trú để mua hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký thực hành tốt nhà thuốc
+ Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề Dược của người quản lý
chuyên môn về Dược;
Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
của cơ sở.
+ Tài liệu huấn luyện “thực hành tốt nhà thuốc”
+ Sơ đồ tổ chức của Nhà nước.
+ Sơ đồ vị trí địa lý và thiết kế Quầy thuốc.
+ Danh mục các trang thiết bị của Quầy thuốc.
+ Danh mục các mặt hàng bán lẻ tại Quầy thuốc.
+ Biên bản tự kiểm tra “thực hành tốt nhà thuốc”
+ Báo cáo tóm tắt đào tạo GPP.
2.4. Bước 4 : Xin cấp Giấy đủ điều kiện hành nghề.
- Điều kiện để cấp Giấy đủ điều kiện hành nghề

+ Có Giấy chứng chỉ hành nghề Dược.
+ Có Giấy phép ĐKKD
+ Có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP
2.5. Cách lập hồ sơ để xin thẩm định cơ sở đạt tiêu chuẩn GPP
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
17
2.5.1. Xây dựng và thiết kế
a. Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an
toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;
b. Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ
làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của
ánh sáng mặt trời
2.5.2. Diện tích
a. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m
2
,
phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua
thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ;
b. Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
- Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn;
- Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh;
- Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc;
- Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần);
- Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người
mua thuốc trong thời gian chờ đợi.
c. Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,
dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và
không gây ảnh hưởng đến thuốc;
d. Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không

còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
- Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc thuốc không còn
bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tường nhà
bằng vật liệu dễ vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy
trùng;
- Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế;
- Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
18
2.5.3. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
a. Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi
của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao
gồm:
- Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho
bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;
- Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc.
Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
b. Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên
nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới
30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.
c. Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo
quản thuốc, bao gồm:
- Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với
thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói
cứng, có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt
nhất là dùng đồ bao gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao
gói sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì;
- Không dùng các báo bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các
thuốc khác để làm túi đựng thuốc;
- Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần

được đóng trong bao bì dễ phân biệt;
- Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để
không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm
không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn/sản phẩm gia dụng.
d. Ghi nhãn thuốc:
- Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của
thuốc thì phải ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc;
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
19
trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần
dùng và cách dùng;
- Thuốc pha chể theo đơn: ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định
trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn; tên bệnh nhân; tên và địa
chỉ cơ sở pha chế thuốc; các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
đ. Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hoá chất, các dụng
cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp),
bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa.
2.5.4. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
a. Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện
hành để các người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
b. Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao
gồm:
- Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi
số lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích
các cơ sở bán lẻ có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt
động và lưu trữ các dữ liệu;
- Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân
(bệnh nhân có đơn thuốc hoặc các trường họp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm
để có thể ừa cứu kịp thời khi cần;
- Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán

thuốc, bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế
quản lý thuốc hướng tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ
chức pha chế theo đơn;
- Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn
dùng.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
20
- Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng
văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối
thiểu phải có các quy trình sau:
- Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng;
- Quy trình bán thuốc theo đơn;
- Quy trình bán thuốc không kê đơn;
- Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng;
- Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi;
- Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha
chế theo đơn;
- Các quy trình khác có liên quan.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
21
Chương 3:
CÁC LOẠI SỔ SÁCH CÓ TẠI CƠ SỞ BÁN LẺ CÁCH GHI
CHÉP VÀ LƯU TRỮ
TÊN NHÀ THUỐC THÀNH VINH II
S.O.P
NHẬP THUỐC
Số : SOP 01.GPP
Lần ban hành : 01
Ngày :

Trang : 1/3
Người viết Người kiểm tra Người duyệt
Huỳnh Thị Anh Thư Huỳnh Thị Bích Sen Huỳnh Thị Anh Thư
Những thay đổi đã có
Ngày tháng Nội dung thay đổi Lần đầu ban hành
Ban hành lần đầu 01
TÊN CƠ SỞ:
NHÀ THUỐC
QUY TRÌNH THAO
TÁC CHUẨN
Số : SOP 01. GPP
Lần ban hành : 01
NHẬP THUỐC
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
22
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đảm bảo thuốc mua đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng kịp thời,
đúng đủ theo nhu cầu, đúng quy chế hiện hành.
2. VI PHẠM ÁP DỤNG:
Các loại thuốc nhập vào nhà thuốc
3. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:
- Dược sĩ phụ trách nhà thuốc: Huỳnh Thị Anh Thư
- Nhân viên bán hàng tại nhà thuốc: Trần Văn Minh
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH:
4.1. Lập kế hoạch mua thuốc:
- Kế hoạch mua thuốc bao gồm:
+ Các kế hoạch mua hàng thường kỳ (Hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý, đột xuất).
+ Đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất (gọi
tắt là thuốc hướng tâm thần). Khi lập kế hoạch phải căn cứ vào:

• Danh mục thuốc thiết yếu.
• Lượng hàng tồn kho tại nhà thuốc.
• Khả năng tài chính của nhà thuốc.
• Cơ cấu bệnh tật, nhu cầu thị trường trong kỳ kinh doanh.
4.2. Giao dịch mua thuốc:
4.2.1. Lựa chọn nhà phân phối:
- Các nguồn để nắm bắt thông tin về nhà phân phối:
+ Các,cơ quan quản lý Nhà nước về y tế: Bộ Y tế, Sở Y tế TP,
+ Các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, đài, truyền hình, tờ
rơi,
+ Qua người giới thiệu thuốc, nhân viên bán hàng, người trung gian.
+ Qua kiểm tra điều kiện kinh doanh thực tế.
+ Qua liên lạc điện thoại hoặc tham quan trực tiếp.
- Những thông tin về nhà sản xuất, nhà cung ứng cần được tìm hiểu:
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
23
+ Có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín trên thị trường.
+ Chính sách giá cả, chính sách phân phối, phương thức thanh toán
phù hợp.
+ Chất lượng dịch vụ:
• Đáp ứng được yêu cầu bảo quản hàng hóa;
• Có đủ các điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển;
• Thái độ dịch vụ tốt (đáp ứng đơn hàng nhanh, dịch vụ chăm sóc
khách hàng chu đáo).
- Lập “Danh mục các nhà phân phối”: Điện thoại, địa chỉ, người liên
hệ, (Danh mục nhà phân phối được dùng kèm sề theo dõi các nhà
phân phối).
- Các thông tin về sản phẩm do nhà cung cấp giới thiệu cần được tìm
hiểu:
+ Phải được phép lưu hành trên thị trường.

+ Có chất lượng đảm bảo: Đã qua kiểm nghiệm, có công bố tiêu
chuẩn chất lượng,
4.2.2. Đàm phán, thỏa thuận, và ký hợp đồng (nếu cần thiết). Nếu là
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, phải gửi bản chính dự trù cho
nhà phân phối.
4.2.3. Lập dự trù đặt hàng vào sổ đặt hàng
4.2.4. Điện thoại trực tiếp để đặt hàng
4.2.5. Lưu sổ đặt hàng
4.2.6. Lập “Sổ theo dõi các nhà phân phối”.
- Theo dõi số lượng, chủng loại hàng nhập về kho so với đơn đặt
hàng để liên lạc với nhà phân phối.
- Nắm được thông tin về các mặt hàng đang hết hoặc không có hàng,
thông báo cho người bán hàng biết để thông tin lại cho khách hàng khi cần
và có kế hoạch dự trù các mặt hàng thay thế.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
24
4.27. Khi hàng nhập về phải kiểm tra kiểm soát chất lượng theo quy
trình “Bảo quản và theo dõi chẩl lượng”
- Hàng đảm bảo chất lượng, dược sĩ phụ trách nhà thuốc đồng ý cho
nhập và nhân viên kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính.
- Hàng không đảm bảo chất lượng được để riêng và trả lại cho nhà
cung cấp.
5. BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM:
Biểu mẫu SOP 01.GPP-01: sổ theo dõi các nhà phân phối.
6. HÌNH THỨC LƯU TRỮ:
SOP này được lưu trong tập hồ sơ “GPP” của nhà thuốc
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
25

TÊN NHÀ THUỐC THÀNH VINH II

S.O.P
BÁN VÀ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC BÁN THEO ĐƠN
Số : SOP 02.GPP
Lần ban hành : 01
Ngày :
Trang : 1/3
Người viết Người kiểm tra Người duyệt
Huỳnh Thị Anh Thư Huỳnh Thị Bích Sen Huỳnh Thị Anh Thư
Những thay đổi đã có
Ngày tháng Nội dung thay đổi Lần đầu ban hành
Ban hành lần đầu 01
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
26
TÊN CƠ SỞ:
NHÀ THUỐC
QUY TRÌNH THAO
TÁC CHUẨN
Số : SOP 02. GPP
Lần ban hành : 01
BÁN VÀ TƯ VẤN
SỬ DỤNG THUỐC
BÁN THEO ĐƠN
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đảm bảo bán thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc bán theo đơn hợp
lý, an toàn và đúng quy chế chuyên môn.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Các mặt hàng có trong danh mục thuốc bán theo đom có tại nhà
thuốc.
3. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:
- Dược sĩ phụ trách nhà thuốc: Huỳnh Thị Anh Thư

- Nhân viên bán hàng của nhà thuốc. Trần Văn Vinh
4. NỘI DUNG QUY TRÌNH:
4.1. Tiếp đón và chào hỏi khách hàng
4.2. Kiểm tra đơn thuốc:
- Tính hợp lệ của đơn thuốc:
+ Đơn thuốc đúng theo mẫu đã quy định.
+ Có đủ tên, chữ ký, địa chỉ, đấu phòng khám/ bệnh viện của bác sĩ.
- Các cột, mục khác ghi đúng quy định:
+ Kiểm tra tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân và chẩn đoán bệnh.
+ Kiểm tra tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, cách dùng, liều
dùng, cách phối hợp.
4.3. Lựa chọn thuốc:
4.3.1. Trường hợp đơn thuốc kê tên biệt dược:
- Bán theo đúng biệt dược đã kệ trong đơn.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
27
- Trường hợp tại nhà thuốc không có biệt được kê trong đơn hoặc khi
khách hàng yêu cầu được tư vấn để lựa chọn thuốc phù hợp với điều kiện
của mình thì chuyển sang mục 4.3.2.
4.3.2. Trường hợp đơn thuốc kê tên gốc hoặc khỉ có yêu cầu tư vấn, giới
thiệu thuốc:
- Giới thiệu các biệt dược (cùng thành phần, hàm lượng, cùng dạng
bào chế, tác dụng, chỉ định) kèm theo giá của từng loại để khách hàng tham
khảo, và tự chọn loại thuốc phù hợp với khả năng kinh tế của mình.
4.4. Lấy thuốc theo đơn:
- Lấy thuốc theo đơn đã kê, cho vào các bao, gói, ghi rõ tên thuốc,
nồng độ, hàm lượng, cách dùng, thời gian dùng của từng thuốc theo đơn đã
kê.
- Ghi vào đơn: Tên thuốc, số lượng thuốc đã thay thế (nếu có).
- Ghi rõ số lượng thuốc đã bán vào đơn.

4.5. Hướng dẫn cách dùng:
Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng về tác dụng, chỉ định, chống
chỉ định, tác dụng không mong muốn, liều lượng và cách dùng thuốc.
4.6. Lưu các thông tin và số liệu:
Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào các sổ chuyên môn đối với các thuốc
4.7. Thu tiền, giao hàng cho khách:
- In hóa đơn, giao hóa đơn cho khách và thu tiền.
- Giao hàng cho khách.
- Cảm ơn khách hàng.
5. BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM:
- Sổ theo dõi xuất nhập thuốc gây nghiện do Sở Y tế Đồng Tháp phát hành.
- Sổ theo dõi xuất nhập thuốc hướng tâm thần do Sở Y tế Đồng Tháp
phát hành.
6. HÌNH THỨC LƯU TRỮ:
SOP này được lưu trong tập hồ sơ “GPP” của nhà thuốc.
SVTH: Trần Thị Thanh Phượng
28

×