Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng của khách san bamboo green central

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.17 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể quý thầy cô trường
Cao Đẳng Thương Mại, quý thầy cô khoa Thương Mại- Du lịch đã dạy dỗ truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em suốt 3 năm học và rèn luyện tại trường. Em xin cảm
ơn cô Nguyễn Thị Ánh Ly người đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện bài báo cáo tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị trong khách
sạn Bamboo Green central đã tạo điều kiện cho em thực tập tại khách sạn, được tiếp
xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về các công việc tại nhà
hàng, khách sạn trong suốt quá trình thực tập.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại khách sạn có hạn nên em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận những đóng góp, ý kiến phê bình
của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong khách sạn Bamboo Green central. Đó sẽ
là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện hành trang kiến thức quý giá sau này.
SVTH : Lê Thị Hồng
i
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
_ Mức CL: Mức chênh lệch
_ TC-KT: Tài chính- kế toán
_ KT-DV: Kỹ thuật- dịch vụ
_ TĐTT: Tốc độ tăng trưởng
_ STT: Số thứ tự
_ TTB: Trang thiết bị
_ ĐVT: Đơn vị tính
SVTH : Lê Thị Hồng
ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bamboo
Green central


14
2 Bảng 2.2: Cơ cấu loại phòng của khách sạn Bamboo Green central 17
3 Bảng 2.3: Cơ cấu giá phòng của khách sạn Bamboo Green central 18
4 Bảng 2.4: Bảng kê khai dụng cụ và trang thiết bị làm buồng 21
5 Bảng 2.5: Bảng kê khai dụng cụ và trang thiết bị ở bộ phận giặt là 22
6
Bảng 2.6: Bảng danh mục các trang thiết bị và dụng cụ thay thế cho
quá trình làm buồng cần mua trong năm 2015
23
7
Bảng 2.7: Bảng danh mục các trang thiết bị và dụng cụ trong buồng
cần mua trong năm 2015
24
8
Bảng 2.8: Bảng kê khai các trang thiết bị và dụng cụ cần thanh lý
trong năm 2014
28
SVTH : Lê Thị Hồng
iii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ, cơ cấu tổ chức khách sạn Bamboo Green central 13
2
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ phận buồng khách sạn Bamboo
Green central
16
SVTH : Lê Thị Hồng
iv
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU v

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: xvi
LỜI MỞ ĐẦU
Với công cuộc đổi mới nền kinh tế và cùng xu hướng hòa nhập của thế giới, phát
triển chung của nhân loại, đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những bước thay đổi
trong mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực Thương mại-Du lịch-Dịch vụ. Du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia phát triển khoa học- kỹ thuật, thu
nhập của người dân ngày một tăng, con người có nhiều thời gian nghĩ ngơi, vì thế nhu
cầu về du lịch ngày càng phát triển với tốc độ cao. Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng
hợp, phát triển du lịch sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy đổi mới và phát triển nhiều
SVTH : Lê Thị Hồng
v
ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa và xã hội giữa các
vùng miền trong nước và quốc tế.
So với cả nước, miền trung là nơi có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhất, mặt
khác chúng được phân bố rất tập trung. Đó chính là điều kiện thuận lợi để ngành du
lịch miền trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng phát triển. Để đáp ứng các điều kiện
đó thì ngành kinh doanh khách sạn cũng đóng một vai trò rất quan trọng và mang tính
sống còn đối với một khách sạn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi số lượng khách lưu trú tăng nhanh thì
việc các cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách sạn nói chung và bộ phận buồng nói riêng bị
hào mòn và hư hỏng là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh, ngoài ra còn làm giảm uy tín của khách sạn. Vì vậy, việc em chọn đề
tài nghiên cứu “ Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng” của
khách san Bamboo Green central mang ý nghĩa thực tiễn cao và nhiệm vụ của việc
nghiên cứu đề tài này là đưa ra các giải pháp để công tác quản lý cơ sở vật chất của
khách sạn nói chung và bộ phận buồng nói riêng để nâng cao và có hiểu quả hơn nhằm
khẳng định uy tín của khách sạn và đưa khách sạn ngày càng phát triển hơn, góp phần
phát triển ngành du lịch Đà Nẵng- ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố hiện nay.
Cấu trúc chuyên đề gồm 3 chương:
-Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ

phận buồng.
-Chương 2: Thực trạng công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận
buồng của khách sạn Bamboo Green central.
-Chương 3: Kết luận và kiến nghị.
Do hạn chế về kiến thức và tiếp cận chưa sâu sắc về vấn đề tại doanh nghiệp mặc
dù đã cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và tập thể lãnh đạo khách sạn
Bamboo Green central.
Em xin chân thành cảm ơn ban quản lý khách sạn cùng các nhân viên đang công
tác tại khách sạn đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và đặc biệt em xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Ánh Ly đã tận tâm hướng dẫn em trong quá
trình làm bài để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này!
SVTH : Lê Thị Hồng
vi
SVTH : Lê Thị Hồng
vii
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT
KỸ THUẬT TẠI BỘ PHẬN BUỒNG
1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn là những phương tiện và điều kiện vật
chất để sản xuất và bán dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống, nghỉ
ngơi và các dịch vụ bổ sung khác của khách du lịch.
Theo khái niệm trên, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:
+ Cơ sở lưu trú: hệ thống buồng ngủ và các trang thiết bị tiện nghi.
+ Cơ sở ăn uống: hệ thống nhà hàng bàn-bar, bếp,…
+ Các dịch vụ bổ sung như sân chơi, giặt là, khu vui chơi, tắm gội, massage, cắt
tóc, thông tin liên lạc, đổi tiền,….
+ Cơ sở hạ tầng trong khách sạn: hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, bưu

chính viễn thông,…
1.1.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận buồng là toàn bộ những tư liệu lao động
của bộ phận buồng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách.
Các cơ sở vật chất trong bộ phận buồng bao gồm:
+ Dành cho khách (buồng ngủ): giường ngủ, ti vi, quầy mini-bar, buồng tắm, điện
thoại, tủ đựng quần áo, các loại bàn: bàn làm việc, bàn đựng vali,… ngoài ra còn có
các việc bổ sung nước uống miễn phí hằng ngày (tùy từng khách sạn).
+ Dành cho nhân viên buồng (phục vụ cho việc làm buồng của nhân viên): xe
đẩy, máy tính ở phòng nghỉ ngơi của nhân viên dùng để lưu trữ dữ liệu tại bộ phận, các
dụng cụ để lau dọn phòng tắm, chổi và khăn lau bụi, các loại khăn: khăn tắm, khăn lau
mặt, các đồ dùng: dầu gội, sữa tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng,…dùng để
thay thế cho khách hằng ngày. Ngoài ra còn một số cơ sở vật chất khác.
1.1.2. Vai trò
Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của khách sạn nói chung và trong hoạt động kinh doanh của bộ phận
buồng nói riêng:
+ Là yếu tố không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của bộ phận buồng.
+ Quyết định đến chất lượng phục vụ và góp phần to lớn vào việc nâng cao năng
suất lao động phục vụ trong khách sạn.
+ Góp phần quan trọng vào việc quyết định loại sản phẩm, chất lượng, giá cả,
… của hàng hóa và dịch vụ.
SVTH : Lê Thị Hồng
viii
1.1.3. Đặc điểm
1.1.3.1. Tính phụ thuộc vào nguồn tài nguyên du lịch sẵn có
Cơ sở vật chất kỹ thuật phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên du lịch sẵn có tại
địa điểm đóng của khách sạn.
+ Tài nguyên du lịch thu hút được loại khách nào, khoảng bao nhiêu khách vào

mùa du lịch hay trái mùa nó đều quy định đến loại hình khách sạn, nhà hàng tại đó.
+ Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất thể loại, thứ hạng của hấu hết các
thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng tiếp cận của tài nguyên du lịch là cơ
sở để xây dựng công suất của các công trình phục vụ cho ngành du lịch nói chung và
ngành khách sạn nói riêng và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ ảnh hưởng đến thứ
hạng của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn .
+Ví trí của tài nguyên du lịch là cơ sở để bố trí hợp lí các cơ sở vật chất kỹ thuật
trên của vung lãnh thổ của đất nước và cũng là tiền đề cơ bản để hình thành các trung
tâm du lịch.
+ Sự phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn
ra theo một chiều mà ngược lại các cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định
tới mức độ cơ sở tài nguyên du lịch vào việc giữ gìn, tồn tại và bảo vệ chúng.
1.1.3.2. Tính đồng bộ trong cơ cấu
Tính đồng bộ trong cơ cấu, đặc điểm này xuất phát từ tính đồng bộ của nhu cầu
du lịch, bao gồm nhu cầu đặc trưng, nhu cầu thiết yếu và các nhu cầu khác của khách
du lịch cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có cơ cấu đồng bộ và cân đối
sản xuất ra các dịch vụ đa dạng, đồng bộ và chất lượng cao.
Tính đồng bộ và cân đối của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được thể hiện ở tỉ lệ
hợp lí về số lượng và chất lượng giữa các thành phần của nó. Trong đó sự phân bố,
công suất và cơ cấu chất lượng giữa các thành phần của nó. Trong đó sự phân bố, công
suất và cơ cấu chất lượng, chủng loại của các thành phần cơ sở lưu trú có ảnh hưởng
đến sự phân bố, công suất, chất lượng chủng loại và chu kỳ sử dụng trong năm của các
cơ sở khác như nhà hàng, cơ sở vui chơi, giải trí,…
1.1.3.3. Giá trị của một đơn vị công suất sử dụng cao hơn so với các lĩnh vực khác
Để có cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu cao cấp, để sản xuất ra các
dịch vụ có chất lượng cao thì phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật có giá trị lớn hoặc
phải có vốn đầu tư lớn.
Tính thời vụ trong du lịch cũng làm cho giá trị đầu tư hoặc giá trị thu hồi cao hơn
( chỉ sử dụng vào những ngày của mùa du lịch nhưng những ngày trái mùa vẫn phải
chi phí).

1.1.3.4. Thời gian hao mòn thành phần chính trong cơ sở vật chất tương đối dài
Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu đổi mới trong quá trình kinh doanh dễ gây
nhàm chán với các khách đến khách sạn lần thứ hai trở lên. Việc xây dựng và trang bị
SVTH : Lê Thị Hồng
ix
cơ sở vật chất kỹ thuật có giá trị lớn dẫn đến phần lớn các bộ phận của chúng có thể
được khai thác sử dụng lâu dài.
Khi quy hoạch, thiết kế nhà quản trị cần phải thận trọng để đảm bảo tính lâu dài
và hiệu quả của các cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.1.3.5. Tính không cân đối trong sử dụng
Do tính thời vụ trong du lịch gây nên việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật không
được thường xuyên. Công suất sử dụng của các cơ sở vật chất kỹ thuật bị thay đổi theo
tháng, tuần, ngày trong năm tùy theo thời vụ du lịch của nơi du lịch và lĩnh vực của
doanh nghiệp.
Tính không cân đối trong việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật là tồn tại khách
quan và ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả sử dụng chúng. Tuy nhiên sử phát triển của cơ
sở vật chất kỹ thuật có thể hạn chế tính không cân đối trong sử dụng chúng. Vì vậy để
tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật nhà quản trị có thêm những hướng kinh doanh và
khoảng thời gian cân đối.
1.2. Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Quản trị cơ sở vật chất trong khách sạn
Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn là việc lựa chọn, đưa ra và tổ
chức thực hiện các quyết định có liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ
cho mục tiêu hoạt động của khách sạn.
1.2.1.2. Quản trị cơ sở vật chất tại bộ phận buồng
Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng là việc lựa chọn, đưa ra và tổ
chức thực hiện các quyết định có liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vu
cho mục tiêu hoạt động của bộ phận buồng.
1.2.2. Vai trò

Quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật có những vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động kinh doanh, phục vụ khách du lịch :
+ Đảm bảo yếu tố vật chất về mặt chất lượng, số lượng tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình kinh doanh tại bộ phận buồng.
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư, mua sắm và sửa chữa các trang thiết bị và đồ dùng
tại bộ phận buồng.
+ Khai thác tối đa các nguồn cơ sở vật chất kỹ thuật để góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại bộ phận buồng.
SVTH : Lê Thị Hồng
x
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật
tại bộ phận buồng
1.2.3.1. Con người
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại
bộ phận buồng nhưng nhân tố con người có thể là một nhân tố ảnh hưởng và quyết
đinh trực tiếp đến công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng.
Nhân tố con người ở đây bao gồm hai yếu tố đó là: khách du lịch đến nghỉ ngơi
tại khách sạn và các nhân viên lao động tại bộ phận buồng của khách sạn:
+ Khách du lịch là người trực tiếp sử dụng đến các cơ sở vật chất trong buồng
ngủ, họ tác động trực tiếp đến chúng. Việc sử dụng của họ trong quá tình lưu trú tại
khách sạn cũng ảnh hưởng đến hao mòn và thời gian sử dụng các cơ sở vật chất tại nơi
đây.
+ Yếu tố thứ hai trong nhân tố con người đó chính là các nhân viên lao động tại
bộ phận này. Họ là những người tác động trực tiếp lên các cơ sở vật chất kỹ thuật ở
nơi đây. Là những người hằng ngày phải thường xuyên lau chùi và quét dọn những thứ
đó góp phần làm tăng tuổi thọ sử dụng của chúng cũng như làm tăng lên vẻ đẹp và sự
sang trọng của những cơ sở vật chất trong buồng ngủ của khách đã qua thời gian sử
dụng. Ngoài ra, họ cũng là những người thường xuyên sử dụng những cơ sở vật chất
nơi đây nên việc sử dụng tiết kiệm hay sử dụng một cách cẩn thận hơn những trang
thiết bị và đồ dùng tại đây góp phần tiết kiệm và tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Chính vì những lý do trên nhân tố con người ảnh hưởng rất nhiều đến công tác
quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại khách sạn.
1.2.3.2. Môi trường tự nhiên
Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố khí hậu là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại
khách sạn nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng nói riêng.Khí hậu
đặc trưng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng khí hậu ở Việt Nam nói chung và khí
hậu ở Đà Nẵng nói riêng nổi bật với hai mùa là mùa khô và mùa mưa.Với đặc trưng
của từng mùa thì người quản lí sẽ có phương pháp và công tác quản trị cơ sở vật chất
kỹ thuật riêng
+ Vào mùa khô với tính chất khí hậu khô, nóng mà các cơ sở vật chất kỹ thuật
trong buồng ngủ của khách chủ yếu là đồ gỗ nên dễ tạo sự bong tróc; nhiệt độ ngoài
trời nóng thì khách sẽ phải liên tục dùng điều hòa ở nhiệt độ cao với mức hoạt động
liên tục điều này cũng làm giảm tuổi thọ của điều hòa hay các sản phẩm đồ điện khác,

+ Vào mùa mưa với tính chất khí hậu lạnh và ẩm ướt sẽ dễ tạo ẩm mốc đối với
sản phẩm đồ gỗ hay vào mùa mưa thì việc giặt giũ và phơi khô các rèm cửa, ga gối,
chăn nệm,… cũng khó khăn hơn. Dễ tạo sự ẩm mốc đối với các đồ vải và việc sử dụng
máy sấy với cường độ liên tục hơn so với mùa khô.
SVTH : Lê Thị Hồng
xi
1.2.3.3. Khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì nhu cầu của con người cũng ngày càng
tăng cao nó cũng phải đòi hỏi các khách sạn phải đầu tư và trang bị một khoản lớn để
có thể thay đổi các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hơn để theo kịp nhu cầu của khách
du lịch và cũng như của xã hội ngày càng hiện đại này.
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì đòi hỏi các nhà quản lí phải có những
chính sách, chiến lược trong sự thay đổi các cơ sở vật chất kỹ thuật, phải tận dụng tối
đa các cơ sở vật chất hiện có của khách sạn mà vẫn có thể đáp ứng tốt nhất các nhu
cầu cao và ngày càng hiện đại của khách du lịch.

1.2.4. Ý nghĩa của công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
Trong các yếu tố vật chất của ngành du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành
khách sạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói
riêng tạo điều kiện để khai thác triệt để tài nguyên du lịch của một vùng, một điểm du
lịch, do vậy nó quyết định đối với sự phát triển du lịch của một điểm, một vùng đó.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định đến hình thức phân công lao động, đặt ra
yêu cầu chuyên môn hóa, phân công, hợp tác giữa các đơn vị.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định đến mức độ của chất lượng phục vụ góp
phần to lớn vào việc nâng cao năng suất lao động phục vụ trong khách sạn.
+Đặc điểm của nguyên vật liệu xây dựng, trang thiết bị quyết định đến phương
thức bảo trì, bảo dưỡng của chúng.
1.2.5. Nội dung công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
1.2.5.1. Lập kế hoạch mua sắm
a. Khái niệm
Lập kế hoạch mua sắm là việc phác thảo những vật dụng, trang thiết bị cần mua
với số lượng cụ thể, tiêu chuẩn rõ ràng để tránh việc thiếu sót và không đúng so với
tiêu chuẩn đề ra . Và co thể dự đoán được kinh phí mà khách sạn sắp phải chi ra cho
việc mua sắm sắp tới.
b. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch mua sắm
Việc mua sắm có kế hoạch giúp nhà quản trị sẽ biết rõ ràng những vật dụng cần
mua, số lượng cụ thể, chất lượng cũng như nguồn gốc của những vật dụng đó, giúp họ
rút ngắn được nhiều thời gian cho việc mua sắm.
c. Nội dung của việc lập kế hoạch mua sắm
+ Xác định những vật dụng, trang thiết bị tiện nghi cần mua trong thời gian tới
+ Lập bảng phác thảo những vật dụng, trang thiết bị cần mua
+ Xác định số lượng và tiêu chuẩn của những vật dụng, trang thiết bị tiện nghi đó
+ Dự đoán giá thành của từng sản phẩm để có thể dự đoán được chi phí mà khách
sạn phải chi ra để mua chúng
SVTH : Lê Thị Hồng

xii
+ Trình lên ban giám đốc kế hoạch mua sắm đó để ký duyệt và để chuẩn bị cho
việc tiến hành mua sắm
1.2.5.2. Tiến hành mua sắm
Sau khi lên và lập kế hoạch mua sắm thì khách sạn sẽ tiến hành việc mua các
trang thiết bị, dụng cụ đã nêu trong bảng lập kế hoạch.
Trong quá trình mua sắm thì người quản trị cũng cần lưu ý:
+ Tìm hiểu giá thị trường các trang thiết bị cần mua
+ Xem rõ nguồn gốc và đúng tiêu chuẩn đã đề ra trên bảng lập kế hoạch mua
sắm
+ Thời hạn sử dụng của từng sản phẩm
+ Đảm bảo việc nhập kho đúng thời gian như trên bảng lập kế hoạch mua sắm
1.2.5.3. Kiểm soát quá trình sử dụng
a. Nội dung công tác kiểm soát quá trình sử dụng
_ Kiểm soát trang thiết bị, tiện nghi trong buồng ở
Trang thiết bị tiện nghi cho buổng ở là những vật dụng trang bị cho phòng ngủ
của khách lưu trú. Số lượng, chất lượng, chủng loại của các trang thiết bị, tiện nghi
trong một phòng ở phụ thuộc vào cấp hạng khách sạn và loại hạng của phòng đó, đây
là những trang thiết bị tiện nghi trực tiếp phục vụ khách hàng. Dưới góc độ phục vụ
khách thì đây là loại tài sản có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phục
vụ khách lưu trú. Chính vì vậy, người quản trị cần phải có một công tác quản trị tốt các
cơ sở vật chất này để khỏi phải ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cũng như uy tín của
khách sạn.
_ Kiểm soát thiết bị, hóa chất, dụng cụ làm vệ sinh
+ Các thiết bị, hóa chất, dụng cụ làm vệ sinh là những vật dụng hằng ngày không
thể thiếu đối với một nhân viên làm buồng. Vì vậy cũng cần phải có một công tác quản
lý đối với những vật dụng này.
+ Người quản lý cần phải kiểm soát nguồn cung cấp, số lượng, chất lượng khi
nhận những vật dụng này hay phải kiểm soát được kỹ thuật bảo quản, sửa chữa bảo
dưỡng, kỹ thuật sử dụng, mức độ sử dụng của nhân viên hay kiểm soát việc dự trữ hay

thanh lý những vật dụng này,…
Ngoài ra, người quản lý cũng cần phải kiểm soát các cơ sở vật chất kỹ thuật tại
khu vực công cộng (khu vực do bộ phận buồng phụ trách). Vì những tài sản thuộc khu
vực này cũng góp phần quan trọng vào chất lượng phục vụ khách.
b. Công cụ hổ trợ kiểm soát
Để việc kiểm soát quá trình sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
của người quản lý được diễn ra một cách chuyên môn hóa, rõ rang và không phức tạp
thì ngoài việc có một công tác quản trị tốt thì người quản lý cũng cần sự hổ trợ gián
tiếp của các công cụ như:
+ Sổ theo dõi
SVTH : Lê Thị Hồng
xiii
+ Bảng tổng kết
+ Bút ghi chép
1.2.5.4. Bảo quản, bảo dưỡng
a. Bảo quản
Để một cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng lâu dài hơn, tiết kiệm được một
phần lớn chi phí thì cần phải có một công tác bảo quản hợp lý những cơ sở vật chất kỹ
thuật đó.
Công tác bảo quản các cơ sở vật chất kỹ thuật là việc phải bảo quản các cơ sở vật
chất đó ở nhiệt độ như thế nào, môi trường nào là thích hợp nhất để phù hợp với
nguyên liệu chính của nó cũng như tùy vào từng mùa sẽ có chế độ bảo quản khác
nhau.
Tại mỗi khách sạn và đặc biệt là ở bộ phần buồng việc bảo quản các dụng cụ và
trang thiết bị là một việc hết sức cần thiết. Việc bảo quản đúng hay sai nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến thời hạn sử dụng của sản phẩm. Nếu có phương pháp bảo quản tốt
thì thời hạn sử dụng của các dụng cụ và trang thiết bị tại bộ phận này có thể phát huy
hết tốt đa, có thể dụng thêm được một khoản thời gian và kéo dài tuổi thọ của sản
phẩm; còn nếu không có phương pháp bảo quản phù hợp thì nó sẽ hoàn toàn ngược lại,
đó là các dụng cụ và trang thiết bị cơ sở vật chất sẽ nhanh hư hỏng hơn và tuổi thọ của

sản phẩm sẽ bị rút ngắn và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khách sạn_ khách sạn sẽ
tốn một khoản chi phí cho việc mua sắm lại các dụng cụ và trang thiết bị bị hư hỏng
đó. Và công tác quản trị cở sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng sẽ không được đánh
giá cao và đánh giá đến nâng lực quản lí của người quản trị bộ phận buồng của khách
sạn đó.
b. Bảo dưỡng
Bảo dưỡng là những hoạt động kỹ thuật nhằm duy trì hiệu quả sử dụng cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Các loại hình bảo dưỡng:
+ Tùy theo mức độ: bảo trì, nâng cấp và sửa chữa
+ Tùy theo thời gian có bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng đôt xuất
Quy trình hoạt động bảo dưỡng:
+ Lập kế hoạch bảo dưỡng: bảo trì, nâng cấp và sửa chữa
+ Đưa ra quy trình bảo dưỡng
+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo dưỡng
Ngoài việc có phương pháp bảo quản các trang thiết bị tiện nghi tốt thì người
quản trị tại bộ phận buồng cũng phải có phương pháp bảo dưỡng các trang thiết bị tiện
nghi nơi đây phù hợp thì việc sử dụng các trang thiết bị tiện nghi có hiệu quả hơn.
+ Nếu có phương pháp bảo quản tốt cộng với việc có phương pháp nâng cấp và
trình độ tay nghề sửa chữa cao của đội ngũ nhân viên tại bộ phận kỹ thuật của khách
sạn thì việc kéo dài thời gian sử dụng và tăng tuổi thọ của các trang thiết bị tiện nghi là
SVTH : Lê Thị Hồng
xiv
điều đương nhiên. Và có thể tận dụng được một khoản chi phí lớn cho việc thay thế hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật bằng việc nâng cấp hệ thống đó vào các khoản chi phí
khác. Và như vậy thì công tác quản lý cơ sở vật chất tại bộ phận buồng cũng người
quản trị sẽ được đánh giá cao và hiệu quả.
+ Còn ngược lại nếu cũng có phương pháp bảo quản tốt nhưng không có phương
pháp bảo dưỡng hợp lý thì nó cũng sẽ không phát huy được hết hiệu quả phương pháp
bảo quản đó. Và công tác quản lý cơ sở vật chất nơi đây sẽ không được đánh giá cao.

+ Và nếu cả phương pháp bảo quản và bảo dưỡng đều không đạt hiệu quả thì tất
nhiên công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng của khách sạn sẽ
được đánh giá là không đạt hiệu quả.
1.2.5.5. Đánh giá và thanh lý
a. Đánh giá
Sau một chu kỳ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật thì người quản lý bộ phận buồng
có trách nhiệm phải nhìn nhận và đánh giá lại tất cả các cơ sở vật chất đã mua và thay
thế có chu kỳ trước để rút ra kinh nghiệm cho chu kỳ mua sắm lần sau. Để từ đó có thể
đặt mối quan hệ với các nhà cung ứng cơ sở vật chất có uy tín tạo điều kiện thuận lợi
cho những lần mua sắm kế tiếp.
Việc nhìn nhận đánh giá tốt các cơ sở vật chất và quá trình sử dụng chúng của
người quản trị sẽ giúp công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận diễn ra theo
chiều hướng tích cực hơn, góp phần to lớn vào việc tiết kiệm được một khoản chi phí
lớn cho việc đầu tư và mua sắm dụng cụ, trang thiết bị ở buồng.
b. Thanh lý
Hằng năm, các quản lý của bộ phận buồng thường lên kế hoạch cho việc thanh lý
các cơ sở vật chất kỹ thuật (thường là 1 hoặc 2 lần trong 1 năm tùy khách sạn) để
thanh lý các cơ sở vật chất kỹ thuật không còn sử dụng được nữa để thay thế thành các
cái mới hay những trang thiết bị dụng cụ cần phải tu bổ để đảm bảo việc đáp ứng tốt
nhất các nhu cầu của khách du lịch và theo kịp tiến độ sự phát triển khoa học kỹ thuật
ngày càng hiện đại của đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Việc thanh lý của khách sạn nói chung và của bộ phận buồng nói riêng phải được
diễn ra thường xuyên, phải báo lên với cấp trên những trang thiết bị cần thiết để có kế
hoạch mua sắm trang thiết bị thay thế kịp thời để đáp ứng kịp thời nhu cầu của du
khách, tránh trường hợp khách vào ở buồng có trang thiết bị bị hư hỏng. Và đối với
những vật dụng cần thay thế thường xuyên cần phải thanh lý sớm để có diện tích sử
dụng chứ diện tích của khách sạn là có giới hạn nhất định.
SVTH : Lê Thị Hồng
xv
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận buồng là toàn bộ những tư liệu lao động
của bộ phận buồng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch. Cơ sở vật chất của bộ phận buồng có vai trò rất quan
trọng và một ý nghĩa to lớn đối với một khách sạn. Bởi vì bộ phận buồng là nguồn thu
nhập chính của khách sạn bởi lẽ du khách đến đây với mục đích là tìm chỗ nghỉ mát,
tiện nghi ít nhất là tương đương với điều kiện hằng ngày của họ và mặt khác du khách
đến khách sạn phần lớn với mục đích là có phòng ngủ và nghỉ ngơi.
Để cơ sở vật chất luôn được đổi mới và phát huy tối đa vai trò của nó thì khách
sạn cần phải có một chiến lược, chính sách cụ thể rõ ràng trong việc quản lý, bảo trì,
bảo dưỡng và sửa chữa hợp lí. Vì vậy cần phải có công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ
thuật tại bộ phận buồng hợp lý để có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu của du khách và
có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho khách sạn.
Chính vì những điều trên, chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị cơ sở vật
chất kỹ thuật tại bộ phận buồng được xem là tiền đề cơ sở lý luận để viết chương 2:
Thực trạng cở sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng của khách sạn Bamboo Green
central.
SVTH : Lê Thị Hồng
xvi
Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CƠ SỞ
VẬT CHẤT KỸ THUẬT TẠI BỘ PHẬN BUỒNG CỦA KHÁCH SẠN
BAMBOO GREEN CENTRAL
2.1. Sơ lược về khách sạn Bamboo Green central
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn
 Thông tin liên lạc:
- Địa chỉ: 158 Phan Châu Trinh- Đà Nẵng
-Điện thoại: 0511 3 822996- 3 822997- 3 871249
- Fax: 0522 3822998
-Email:
-Website: www.vitours.com.vn
 Vị trí: Khách sạn Bamboo Green central 3 sao tọa lạc ở vị trí ngay giữa trung

tâm thành phố Đà Nẵng, là nơi giao nhau của con đường Hoàng Văn Thụ và Phan
Châu Trinh. Với vị trí gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhà ga Đà Nẵng, gần sông Hàn
thơ mộng, từ các phòng ngủ trên khách sạn quí khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh
thành phố, ngắm dòng sông Hàn thơ mộng, núi Ngũ Hành Sơn, và các dãy núi ôm sát
biển,… và với vị trí này của khách sạn rất thich hợp cho việc đi lại, tham quan, mua
sắm, tổ chức hội nghị, hội thảo, các cuộc họp quan trọng của khách, …
 Khách sạn Bamboo Green central được xây dựng vào năm 1996, được sửa sang
lại vào năm 1998, đến năm 2004 thì được nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
với số lượng 42 phòng cùng với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Khách sạn thuộc
công ty du lịch Việt Nam (Vitour) tại Đà Nẵng. Vào năm 2000, sau hơn 2 năm hoạt
động khách sạn xác nhập với 2 khách sạn khác cùng thuộc công ty du lịch Việt Nam là
khách sạn Hải Âu và khách sạn Tiên Sa, nhưng vào năm 2003 khách sạn Tre Xanh
tách ra hoạt động với tên gọi là Bamboo Green central và đã hoạt động cho đến nay.
Với sự nổ lực của toàn bộ nhân viên trong khách sạn và đầu tư hợp lý về cơ sở vật chất
kỹ thuật cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, khách sạn ngày càng
khẳng định vi thế trên thương trường.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của khách sạn
2.1.2.1. Chức năng của khách sạn
Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Bamboo Green central cũng có các
chức năng chính là:
+ Kinh doanh dịch vụ lưu trú
+ Kinh doanh dịch vụ nhà hàng
+ Kinh doanh dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo
+ Kinh doanh dịch vụ message
+ Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác
SVTH : Lê Thị Hồng
xvii
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của khách sạn
+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
+ Tổ chức kinh doanh, cung ứng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ

sung khác.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên nhằm nâng
cao năng suất làm việc và chất lượng phục vụ
+ Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, tài chính, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy
định của Nhà nước.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý lực lượng lao động và nguồn vốn theo đúng
nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước của ngành du lịch.
+ Quản lý và đào tạo cán bộ, nhân viên theo phân cấp của tổng công ty, có kế
hoạch tu dưỡng và rèn luyện không ngừng để nâng cao mọi mặt về trình độ, chuyên
môn và nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên trong khách sạn.
SVTH : Lê Thị Hồng
xviii
2.1.3. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của khách sạn
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ và cơ cấu tổ chức trong khách sạn Bamboo Green central

*Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Bamboo Green central rất rõ ràng và
hợp lý, đảm bảo khả năng tạo ra sự liên kết chặt chẽ cũng như sự phân công nhiệm vụ
rõ ràng giữa các bộ phận.
Cơ cấu của khách sạn được phân làm ba cấp. Người có quyền hạn cao nhất là
giám đốc. Bên cạnh giám đốc là bộ phận Tài chính- Kế toán, đây là bộ phận tham
mưu cho giám đốc về các chi phí và giúp công ty quản lý tốt ngân sách. Tiếp theo là
phó giám đốc chịu sự điều hành và quản lý của giám đốc. Cấp hai là quản lý của các
bộ phận, dưới họ có nhân viên các bộ phận. Các quản lý bộ phận và phó giám đốc là
những người tham mưu cho giám đốc trong việc hoạch định các chiến lược và hoàn
thành tốt công việc. Nhân viên là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng họ là
những người trực tiếp phục vụ khách và có cơ hội nhận thông tin phản hồi từ phía
khách hàng báo lên cho cấp trên để xử lý các thắc mắc đó, đem lại cho khách hàng sự
hài long và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
SVTH : Lê Thị Hồng
xix

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Quản lý
bộ phận
Lễ Tân
Quản lý
bộ phận
Nhà
Hàng
Quản lý
bộ phận
nhà
buồng
Quản lý
bộ phận
KT-DV
Quản lý
bộ phận
An Ninh
Trưởng
phòng
nhân sự
Quản lý
bộ phận
TC_KT
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân

viên
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên
Nhân
viên
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bamboo Green
central
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Mức
CL
TĐTT
(%)
Mức CL
TĐTT
(%)
Tổng
doanh thu
7513 8536 8812 1023 13,6 276 3,2
Tổng chi
phí
7095 7923 8173 828 11,7 250 3,2
Lợi nhuận 418 613 639 195 46,7 26 4,2
Nguồn: phòng kinh doanh
 Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng dương qua các năm. Từ 2012 –
2014, tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của khách sạn đều tăng qua mỗi năm.
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế , kết quả kinh doanh như trên được xem là
khả quan. Cụ thể:
Tổng doanh thu tăng mạnh từ 2012 đến 2014. Tốc độ tăng doanh thu năm 2013
so với năm 2012 cao gần gấp 3 lần tốc độ tăng doanh thu năm 2014 so với năm 2013.
Tổng chi phí có xu hướng tăng. So với năm 2012, chi phí năm 2013 tăng 11.7%,
tương ứng 828 triệu đồng. So với năm 2013, chi phí năm 2014 tăng 4.2%, tương ứng
26 triệu.
Qua đó ta thấy, trong thời gian này khách sạn đang có xu hướng cắt giảm chi
phí. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, đây là điều cần thiết.
Tổng lợi nhuận tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có xu hướng
giảm mạnh. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 là 46.7%,
nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 chỉ còn 4.2 %.
2.2. Sơ lược về bộ phận buồng của khách sạn Bamboo Green central
2.2.1. Giới thiệu chung về bộ phận buồng
Buồng ngủ trong khách sạn Bamboo Green central là nơi khách lưu trú đến để
ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí trong một khoảng thời gian nhất định.
SVTH : Lê Thị Hồng
xx
Phục vụ buồng ngủ trong khách sạn Bamboo Green central có nhiệm vụ chăm lo
cho sự nghỉ ngơi của khách bằng việc: làm vệ sinh, bảo dưỡng các buồng khách, làm
đẹp diện mạo của khách sạn (làm sạch các khu vực trong khách sạn, cắm hoa, trang
trí,…), phục vụ đầy đủ các dịch vụ bổ sung mà khách yêu cầu.
Tính chất công việc: rất phức tạp, cần sự thận trọng, chu đáo và ý thức tiết kiệm.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận buồng
Bộ phận buồng đóng vai trò rất quan trọng trogn việc kinh doanh của khách sạn
nên chức năng và nhiệm vụ của nó luôn đặt lên hàng đầu.
2.2.1.1. Chức năng của bộ phận buồng
+ Kinh doanh và phục vụ khách lưu trú

+ Bộ phận buồng là nơi lo liệu đón tiếp và phục vụ cho nhiều đối tượng khách
+ Bộ phận buồng còn quản lý việc cho thuê buồng và quán xuyến quá trình
khách ở
+ Có chức năng tuyên truyền, quảng cáo
+ Ngoài ra còn có chức năng bảo vệ an ninh
2.2.1.2. Nhiệm vụ của bộ phận buồng
+Quản lý tốt về nguồn khách về tiện nghi, trang thiết bị
+ Kiểm tra các dịch vụ trước khi cung cấp
+ Tổ chức lao động hợp lý
+ Lo liệu đồ vải cho bộ phận của mình
+ Tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cho bộ phận mình
+ Thực hiện công việc hoạch toán kinh tế cho bộ phận lưu trú
SVTH : Lê Thị Hồng
xxi
2.2.2. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của bộ phận buồng
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ và cơ cấu tổ chức bộ phận buồng của khách sạn Bamboo
Green central
2.3. Công tác quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng của khách sạn
Bamboo Green central
2.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận buồng
2.3.1.1. Giới thiệu cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận buồng
Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận buồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh khách sạn. Bởi lẽ doanh thu từ hoạt động buồng ngủ chiếm tỷ trọng
rất lớn trong tổng doanh thu. Vì vậy, cần phải quan tâm, nghiên cứu cơ sở vật chất kỹ
thuật của bộ phận buồng. Để phân tích và đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận
buồng trong khách sạn người ta thường dùng cái chỉ tiêu như: số lượng buồng, số
lượng giường. Ngoài ra, ta có thể bổ sung một số tiêu chí như: diện tích sử dụng, trang
thiết bị trong từng loại buồng.
Để đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Bamboo Green central ta dưa

vào bảng số liệu sau:
SVTH : Lê Thị Hồng
xxii
Trưởng bộ phận
Phó bộ phận buồng
Nhân viên Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Bảng 2.2: Cơ cấu loại phòng của khách sạn Bamboo Green Central
Tầng Tổng số phòng Loại phòng
Suite (56m2) Deluxe (36m2) Superior
(28m2)
1 Nhà hàng
2 Hội nghị và dịch vụ massage, tắm hơi, Jacuzzi, cafe Terrace
3 6 0 1 5
4 6 0 1 5
5 6 0 1 5
6 6 0 1 5
7 6 0 1 5
8 6 0 1 5
9 6 1 1 4
Tổng 42 1 7 34
Tỷ trọng (%) 100 2.38 16,67 80,95
Nguồn: Bộ phận lễ tân khách sạn Bamboo Green central
 Nhận xét: Khách sạn có 42 buồng ngủ được đưa vào sử dụng và bố trí 7 tầng từ
tầng 3 lên tầng 9.
_ Ta thấy khách sạn chủ yếu kinh doanh phòng Superior với số lượng 34/42
phòng với diện tích mỗi phòng là 28m2 trong khi đó các loại hạng phòng sang trọng
như Suite hay Deluxe chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng số phòng của khách sạn thì có
thể không đảm bảo chỗ nghỉ ngơi cho các đoàn khách Vip.

_ Mặt khác, hiện nay khách sạn Bamboo Green central đang hoạt động chỉ 42
phòng thì với các đoàn khách hội nghị với số lượng đông thì không đảm bảo chỗ nghỉ
ngơi cho khách được. Tuy nhiên với tiêu chuẩn 3 sao với 42 phòng thì khó có thể đáp
ứng được mùa đông khách. Vì vậy, khách sạn cần xây thêm một số phòng để có thể
đáp ứng nhu cầu cho du khách và tăng tính cạnh tranh trên thương trường khách sạn.
SVTH : Lê Thị Hồng
xxiii
Bảng 2.3: Cơ cấu giá phòng của khách sạn Bamboo Green Central
Loại phòng Giá (ĐVT: đồng)
Khách quốc tế Khách nội địa
Đơn (USD) Đôi (USD) Đơn Đôi
Suite 90 100 1.000.000 1.200.000
Deluxe 60 70 700.000 850.000
Superior 45 55 600.000 750.000
Nguồn: Bộ phận lễ tân khách sạn Bamboo Green central
 Nhận xét:
Như đã nhận xét ở trên khách sạn chủ yếu kinh doanh phòng Superior với số
lượng 34/42 phòng với diện tích 28m2 và giá mỗi phòng chỉ có 45 USD phòng đơn và
55 USD phòng đôi đối với khách quốc tế và 600.000 VNĐ phòng đơn và 750.000
phòng đôi đối với khách nội địa. Điều này sẽ rất phù hợp cho việc chi trả và không
gian sinh hoạt cho khách.
Như số liệu đã đưa ở trên, ta thấy khách sạn Bamboo Green central có 42 phòng
với 3 loại phòng: Suite, Deluxe và Superior trong đó có tới 34 phòng Superior, 7
phòng Deluxe và 1 phòng Suite.
Trang thiết bị trong các phòng rất hiện đại, tiện nghi và đồng bộ với bộ giường
ngủ bàn làm việc từ đầu giường, tủ để quần áo và bộ bàn ghế được đặt gần cửa sổ đều
được làm bằng một loại gỗ. Sàn phòng được trải thảm nhưng lúc nào cũng sạch sẽ.
Ngoài những thiết bị cần thiết trong phòng thì mỗi phòng đều có một minibar để khách
sử dụng. Nhìn chung tất cả các phòng đều thiết kế sang trọng và đều có một không
gian mở, từ phòng của mình khách có thể quan sát được thành phố.

Tuy nhiên, mỗi loại phòng cũng có những trang thiết bị riêng để có thể căn cứ mà
phân loại phòng khác nhau.
SVTH : Lê Thị Hồng
xxiv
a. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong loại phòng Superior
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy khách sạn Bamboo Green central kinh doanh
chủ yếu là phòng Superior với 34/42 phòng.
Cơ sở vật chất của một phòng Superior bao gồm 1 giường đơn (với kích thước là
1m4) và 1 giường đôi (với kích thước là 1m6) hoặc là 3 giường đơn, một bàn làm việc,
tủ để quần áo, một tủ đựng ti vi và ti vi, một bộ bàn ghế được đặt gần cửa sổ, một bàn
kê để đựng vali và hành lý của khách. Sàn phòng được trải bằng thảm gỗ lúc nào cũng
sạch sẽ. Ngoài ra thì tất cả các phòng đều có một minibar, và trên giường thì luôn bao
gồm gối, chăn nệm, gối và thảm trang trí luôn được các nhân viên buồng thường
xuyên làm sạch và chỉnh trang hợp lý.
SVTH : Lê Thị Hồng
xxv

×